Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chính sách hoạch định của chính phủ về tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội 2001 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.51 KB, 4 trang )

Chính sách hoạch định của chính phủ về tăng trưởng kinh tế gắn với công
bằng xã hội 2001-2005
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong bối cảnh loài người đã kết thúc thế kỷ XX
và bước sang thế kỷ XXI, dân tộc ta đứng trước những thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức
lớn. Đại hội nhận định: Khả năng duy trì hoà bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép
chúng ta tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đồng thời đòi hỏi phải đề cao
cảnh giác, chủ động đối phó với các tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra. Cách mạng khoa
học và công nghệ, đặc biệt và công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có bước phát
triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri
thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Đây là
xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa
tăng sức ép cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa
phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường,
phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch. Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan
liêu, “diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức,
phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong hoàn cảnh đó, phải hoạch định đường lối đúng đắn
cho sự phát triển của đất nước trong những năm 2001- 2005 và 2001-2010.
I. Mục tiêu tổng quát
Đại hội xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đường lối kinh tế của Đảng được Đại hội thông qua là: Đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng


kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Đại hội IX đã hoạch định Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
II. Các chỉ tiêu chủ yếu
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 7,5%/năm


Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,8%/năm
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,1%/năm
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 7,5%/năm
Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản trong GDP đạt 20-21%
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 38- 39%
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP đạt 41- 42%
Kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5%/năm
Dân số năm 2005 so với năm 2004 tăng 1,2 %
Tỷ lệ sinh giảm 0,05%/năm
Tạo việc làm và bổ sung việc làm mới cho khoảng 7,5 triệu người
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 30%
Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi năm 2005 đạt 80%
Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đi học trong độ tuổi năm 2005 đạt 45%
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ còn khoảng dưới 10%
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2005 xuống còn 25%
Thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 40% thị phần thuốc chữa bệnh
Tuổi thọ bình quân của người dân năm 2005 khoảng 70 tuổi
Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch năm 2005 khoảng 20%

III. ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 5 NĂM

2001 - 2005
Về kinh tế
1. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước
trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa; khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế cổ phần; nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.
2. Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Hoàn thiện và mở rộng nhanh thị trường
chững khoán để hình thành kênh dẫn vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển. Tiếp tục đổi mới
nhằm tăng tính cạnh tranh và lành mạnh hóa thị trường tài chính tín dụng. Khẩn trương hướng
dẫn thi hành luật đất đai và các văn bản có liên quan. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển
mạnh thị trường lao động. Phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ để góp phần nâng
cao sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
3. Tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc
tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
4. Đổi mới cơ bản công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và điều
chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế. Nâng cao chất lượng quy hoạch, tăng cường đầu tư cho công tác lập


và quản lý quy hoạch đô thị, nông thôn. Bên cạnh đó phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ,
phụ trợ cần thiết
Về giáo dục
Tiếp tục triển khai mạng trong thực tiễn quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo, khhoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu’ quán triệt sâu sắc hơn nữa ở các cấp, các ngành và trong toàn
xã hội về vai trò động lực của các yếu tố văn hóa, xã hội đối với sự phát triển nhanh, bền vững
của đất nước.
1. Nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo.
2. Đổi mới một cách cơ bản về cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; lấy
sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước làm mục tiêu chủ yếu của hoạt động khoa
học và công nghệ.
3. Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc

xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa văn minh; giữ gìn và phát triển các giá trị tốt đẹp của xã hội
và con người Việt Nam.
4. Làm tốt hơn nữa việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
5. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo trật tự an
toàn xã hội, giảm mạnh tai nạn giao thông và tích cực phòng chống tệ nạn xã hội.

Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy
dân chủ, tăng cường pháp chế, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội và cơ quan dân cử các cấp.
2. Đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp.
3. Thực hiện tốt hơn chính sách đại đoàn kết dân tộc
4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của măt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt nghị quyết trung ương 8 vè “Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới” trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đồng thời xây dựng, bổ
sung ngay các phương án, kế hoạch phòng ngừa, nhằm chủ động ngăn chặn và đối phó thắng lợi
mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch trong mọi tình huống; bảo đảm giữ
vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.


Về công tác xây dựng Đảng
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiên quyết khắc phục sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên.
2. Đẩy mạnh xây dựng, kiện toàn và tăng sức chiến đấu cho tổ chức cơ sở Đảng gắn với xây dựng
chính quyền, mặt trận và các đoàn thể cơ sở và phong trào cách mạng quần chúng.
3. Tiếp tục đổi mới cán bộ cả về quan điểm, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý, chế độ trách
nhiệm, bộ máy và con người làm công tác cán bộ, triển khai đồng bộ các mặt đánh giá, quy
hoạch, luân chuyển, đào tạo bố trí và bồi dưỡng, sử dụng cán bộ.

4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng.



×