Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Định hướng XHCM nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ công bằng xã hội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.28 KB, 13 trang )

Đề tài: Định hướng XHCM nền kinh tế thị
trường xét dưới góc độ công bằng xã hội.
Mục lục
I. Lý luận
• Mục tiêu chủ nghĩa xã hội
• Kinh tế thị trường
• Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
• Thực hiện công bằng xã hội
II.Định hướng XHCN nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ
II.Định hướng XHCN nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ
công bằng xã hội
công bằng xã hội
1. Quan điểm nội dung
2. Kết quả sau tiến trình đổi mới
3. Những mặt hạn chế
III. Giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN trong trời gian tới
1. Cụ thể hoá hệ quan điểm
2. Giải pháp thực hiện công bằng xã hội
I.Lý luận
1
Công bằng xã hội từng là mơ ước của nhân loại tiến bộ từ rất lâu đời.
Trong thời đại ngày nay, công bằng xã hội đã trở thành một mục tiêu trực
tiếp của sự phát triển lành mạnh và bền vững mà các quốc gia trên thế giới
đều mong muốn đạt tới.
Tuy nhiên,trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải nước nào cũng
có thể tìm ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ, để biến mục tiêu đó thành hiện
thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết,
phải giải quyết nhiều mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ thường không
dễ điều hòa giữa thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện công bằng,trong một
mô hình kinh tế cụ thể.


Nước Việt nam chúng ta là một nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam .Nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tường Hồ Chí Minh được Đảng ta chọn làm kim chỉ nam cho mọi hành
động.Vấn đề thực hiện công bằng xã hội luôn được quan tâm và xuyên
suất mọi chính sách xã hội của Đảng, Đảng ta đã nhận định:
 XHCN là đích đến của sự phát triển ,là một xã hội có nền kinh tế
phát triển cao , nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con
người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, đạt được cuộc
sống ấm no, tự do hạnh phúc; nhân dân lao động làm chủ, đoàn kết
các dân tộc và hữu nghị với các nước .
 Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán
tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và
số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
 Bằng sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của nền
kinh tế thị trường , Đảng Cộng sản Việt Nam đã đúc rút từ kinh
nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ
trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sử dụng
kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế
thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có
thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định
2
hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” của Việt Nam, phù hợp với
điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam .
 Công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi về chình sách xã hội của Đảng,
nhằm hướng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi
mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

II. Định hướng XHCN nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ
công bằng xã hội.
1. Quan điểm , nội dung :
• Một là , trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể và cần phải làm tiền đề và
điều kiện cho nhau.
Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã
hội, ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội lại trở thành động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Hai là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tăng
trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy.
Không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao mới thực
hiện công bằng xã hội, càng không thể hy sinh công bằng xã hội để chạy
theo tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, mỗi chính sách kinh tế đều phải
hướng tới bảo đảm công bằng xã hội, đều phải góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ,dù trực tiếp hay gián tiếp …
• Ba là, thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần, đa sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế
độ phân phối bình quân,“cào bằng",
Chia đều các nguồn lực và của cải làm ra , bất chấp chất lượng ,hiệu quả
của sản xuất , kinh doanh và sự đóng góp công sức, trí tuệ , tài sản của
mỗi người cho sự phát triển chung của đất nước , như sai lầm của thời kì
trước đổi mới .Cũng không thể dồn phần lớn của cải làm ra để thực hiện
3
các chính sách bảo đảm công bằng xã hội vượt quá khả năng mà nền kinh
tế cho phép .Do đó trong mỗi bước đi , mỗi thời điểm cụ thể của quá trình
phát triển đất nước phải tìm ra đúng cái “độ ” hợp lí giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội sao cho 2 mặt này không cản trở , triệt tiêu lẫn
nhau mà hỗ trợ cho nhau cùng tiến tới .
• Bốn là, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời với phát triển
văn hóa .
Nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra : Phải làm sao đưa các nhân tố văn hóa
thấm sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ con người, tạo ra trên đất
nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát
triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt,
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phải tập trung xây dựng và hình
thành cho được một đội ngũ đông đảo những nhà kinh doanh có văn hóa.
• Năm là, để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức
quan trọng.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải biết tận dụng mặt mạnh của cơ chế thị
trường để giải phóng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch nhằm
thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững .Đồng thời, phải bảo đảm công
bằng xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân.
2. Những thành quả đã đạt đ ược
Thực tiễn của quá trình đổi mới từ cuối năm 1986 đến nay đã chứng tỏ, bên
cạnh nhiều nhân tố khác, chính việc thực hiện những chủ trương, chính sách
nói trên đã có tác dụng khơi dậy tính năng động và chủ động xã hội của mọi
tầng lớp dân cư, tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Xét trên phương diện công bằng xã hội ,Việt nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể.
 Thực hiện tốt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ
văn minh.
 Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất ,nâng
cao đời sống nhân dân ,đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo ,đồng thời
4
khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng và giúp đỡ tạo điều kiện

giúp người khác thoát nghèo,từng bước khá giả hơn.
 Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu ,nhiều thành phần kinh
tế,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và chính
sách phát triển ,tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá,y
tế,giáo dục…
 Giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người ,thực
hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động hiệu quả kinh
tế ,đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng với nguồn lực khác và
thông qua phúc lợi xã hội.
 Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân ,bảo đảm vai trò quản
lý ,điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh
đạo của Đảng.


 Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh giới của quốc gia có thu
nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát triển có thu nhập trung
bình cao Việt
Nhìn chung, kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong
nhiều năm liền, đời sống của đại đa số nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Riêng thời kỳ 1991 - 2005, GDP tăng 2,5 lần .Tốc độ tăng trưởng trung
bình khoảng 7% một năm.
Tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người 1năm cũng tăng lên đáng kể,từ 289
usd (năm1995 )lên thành 1000usd (năm 2009)

Tỷ lệ hộ nghèo đói theo chuẩn quốc tế giảm từ 58% xuống còn khoảng 25%.
Và như vậy, Việt Nam đã "hoàn thành sớm hơn so với mục tiêu Thiên niên
kỷ: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015" mà Liên hợp quốc đề ra. Trong
cùng thời gian, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập
giáo dục tiểu học, trên 30 tỉnh thành đã đạt phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ

người lớn biết chữ tăng từ 88% lên 94%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân có tiến bộ, tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 63 lên 71,5. Chỉ số
phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình: 0,498 năm 1991 tăng lên
mức trung bình: 0,709 năm 2004, xếp thứ 109/177 nước được thống kê.
Cơ cấu thành phần kinh tế
5

×