Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của khu du lịch sinh thái suối mỡ huyện lục nam tỉnh bắc giang full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

“ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN VÀ
GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI
SUỐI MỠ - HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

“ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN VÀ
GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI
SUỐI MỠ - HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG”
Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số ngành : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG
CHỮ KÝ PHÒNG
QLĐTSĐH



CHỮ KÝ KHOA
CHUYÊN MÔN

CHỮ KÝ GIÁO VIÊN
HƢỚNG DẪN

Thái Nguyên – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng
dạy tại các Khoa của Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những ngƣời
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình
hƣớng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá
trình thực hiện luận văn có
giai đoạn không đƣợc thuận lợi nhƣng những gì thầy đã hƣớng dẫn, chỉ bảo
đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cán cộ, công nhân viên trong
Ban Quản lý khu DLST Suối Mỡ đã tận tình giúp đỡ trong việc tham gia trả
lời phiếu phỏng vấn, cũng nhƣ góp ý về những ý kiến chuyên môn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn. Do
thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên luận
văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các
anh chị học viên.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNN-PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQL


Ban Quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CVM

Định giá ngẫu nhiên

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KT - XH

Kinh tế - Xã hội


NXB

Nhà xuất bản

OLS

Bình phương nhỏ nhất

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

TCM

Chi phí du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

VR

Tỷ lệ du khách mỗi vùng

VSMT


Vệ sinh môi trường

WTP

Sự bằng lòng chi trả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của Khu DLST

13

Hình 2.1: Đƣờng cầu du lịch

26

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí Khu DLST Suối Mỡ

30

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý Khu DLST Suối Mỡ


41

Hình 3.3: Biểu đồ đƣờng cầu giải trí

54

Hình 3.4: Biều đồ thể hiện các hoạt động chính của du khách

57

Hình 3.5: Biều đồ thể hiện một số điểm du khách chƣa

57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Thảm thực vật rừng hiện trạng sử dụng đất khu Suối Mỡ

38

Bảng 3.2: Thành phần thực vật


39

Bảng 3.3: Thành phần loài động vật có xƣơng sống trên cạn

40

Bảng 3.4: Lƣợng khách và số phí thu đƣợc trong giai đoạn 2009 – 2013

43

Bảng 3.5: Số công dọn VSMT và số cây trồng đƣợc của các năm

44

Bảng 3.6: Tỷ lệ du khách theo vùng xuất phát

48

Bảng 3.7: Phƣơng tiện du khách sử dụng đến khu DLST Suối Mỡ

49

Bảng 3.8: Chi phí đi lại của du khách

50

Bảng 3.9: Tổng hợp chi phí của du khách theo các vùng

51


Bảng 3.10: Kết quả ƣớc lƣợng hệ số của hàm cầu

53

Bảng 3.11: Tỷ lệ du khách sẵn sàng chi trả cho bảo tồn

54

Bảng 3.12: Mức chi trả trung bình cho bảo tồn của du khách

55

Bảng 3.13: Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách

55

Bảng 3.14: Số lƣợng du khách trong mỗi nhóm

56

Bảng 3.15: Mô tả các biến của mô hình

58

Bảng 3.16: Hệ số ƣớc lƣợng trong phân tích các yếu tố tác động đến WTP

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nguyên cứu của đề tài ...................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 4

1.1. Một số vấn đề cơ bản về Du lịch sinh thái ..................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về Du lịch sinh thái .................................................................. 4
1.1.2. Đặc trƣng của DLST .................................................................................. 5
1.2. Xác định giá trị của DLST ........................................................................... 8
1.2.1. Sự cần thiết định giá giá trị của DLST..................................................... 8
1.2.2. Tổng giá trị kinh tế của một khu Du lịch sinh thái .................................. 9
1.3. Tình hình và những nghiên cứu về DLST trên Thế giới và ở Việt Nam ....... 14
1.3.1. Tình hình và những nghiên cứu về DLST trên Thế giới ............................ 14
1.3.2. Tình hình và những nghiên cứu về DLST ở Việt Nam .............................. 16
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 21

2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 21
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 21

2.2.1. Khái quát về Khu DLST Suối Mỡ ......................................................... 21
2009 - 201321
2.2.3. Xác định giá trị cảnh quan của Khu DLST Suối Mỡ ............................. 21
.......................... 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2.2.5. Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa
hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn ........................................................... 22
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 22
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn .......................................................... 22
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 22
2.3.3. Phƣơng pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method) ................... 22
2.3.3.1. Mô hình lý thuyết hàm chi phí du lịch ............................................... 23
2.3.3.2. Phƣơng pháp tiếp cận chi phí du lịch ................................................. 24
2.3.4. Phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM).. 26
2.3.4.1. Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên ......................................... 27
2.3.4.2.Các bƣớc tiến hành định giá ngẫu nhiên ............................................. 28
2.3.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ......................................................................... 30

3.1. Khái quát về Khu DLST Suối Mỡ ........................................................... 30
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 30
3.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 30
3.1.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 31
3.1.4. Địa chất đất đai...................................................................................... 31
3.1.5. Dân số, lao động, việc làm .................................................................... 32
3.1.6. Sản xuất nông – lâm nghiệp .................................................................. 33
DLST Suối Mỡ

2009 - 2013 ...................................................................................... 33
........................... 33
3.2.1.1. Tiềm năng du lịch sinh thái Suối Mỡ .................................................. 33
3.2.1.2. Đa dạng sinh học ............................................................................... 37
3.2.1.3. Cơ sở vật chất ..................................................................................... 42
20092013 ................................................................................................................. 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

........... 43
............................................................................... 43
3.2.2.2. Tác đ

............................................................................... 44
- nhân văn ........................ 45
............................................................................... 45
............................................................................... 46

3.3. Xác định giá trị cảnh quan của Khu DLST Suối Mỡ ............................... 47
3.3.1. Phân vùng khách du lịch ........................................................................ 47
3.3.2. Xác định chi phí du lịch ......................................................................... 49
3.3.3. Xây dựng hàm cầu ................................................................................. 52
............................ 54
3.4.1. Xác định sự bằng lòng chi trả ................................................................ 54
3.4.2. Đề xuất mức phí vào cổng của Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ ............. 55
3.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách ................................................. 55
3.4.4. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách ............ 56
3.4.5. Sử dụng mô hình kinh tế lƣợng phân tích các yếu tố tác động đến WTP58
3.5.1. Định hƣớng phát triển DLST Suối Mỡ .................................................. 61

3.5.2. Giải phát phát triển DLST Suối Mỡ ....................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 65

1. Kết luận ....................................................................................................... 65
2. Đề nghị ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch sinh thái (DLST) đƣợc xem nhƣ là một hƣớng đi mới, một xu thế
phát triển mới và chiếm đƣợc sự quan tâm của xã hội, bởi đó là loại hình du lịch
thiên nhiên có trách nhiệm hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn tự nhiên, các giá trị văn hóa
bản địa, phát triển cộng đồng mà vẫn bảo đảm nguồn lợi kinh tế. Du lịch sinh thái
phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộng đồng.
Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo
về tổng thể một tƣơng lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái, với tƣ cách nhƣ là một
ngành kinh tế. Bên cạnh xu thế phát triển du lịch sinh thái do nhu cầu khách quan,
xu thế này còn không nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của loài ngƣời
khi các giá trị tài nguyên ngày càng bị suy thoái, khai thác cạn kiệt.
Việt Nam là một đất nƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm
hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa bán cầu Bắc, thiên về chí tuyến hơn là
phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, mƣa
nhiều. Việt Nam có đƣờng bờ biển dài hơn 3.000 km, lƣng dựa vào dãy Trƣờng
Sơn. Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một hệ động thực vật vô

cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết hợp vào đó có rất nhiều nét văn hoá dân
tộc đặc sắc, đậm đà. Những yếu tố đó đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lớn
trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai
thác phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hoá phục vụ phát triển kinh
tế thông qua du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Với tƣ cách là một ngành kinh tế
mũi nhọn - Du lịch trong đó có du lịnh sinh thái ngày càng khẳng định vị thế của
mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Du lịch sinh thái ở Việt Nam
cũng đó có những đóng góp lớn cho sự phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng. Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một số dân tộc, cƣ dân sinh
sống trong vùng đệm các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn có đƣợc việc làm, nâng cao
mức sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công đƣợc bảo tồn và phát triển.
Trong những năm gần đây các hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính, ELNino… liên
tục xảy ra và theo báo cáo của đài khí tƣợng thủy văn thì tình hình môi trƣờng nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2

chung đang là vấn đề toàn cầu quan tâm. Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng trong những năm qua đang trên đà phát triển nhanh. Việc phát triển
du lịch phải gắn với bảo vệ môi trƣờng, phát triển theo hƣớng bền vững. Bên cạnh
đó thì môi trƣờng cuộc sống của con ngƣời đặc biệt là tại các thành phố lớn ngày
càng trở lên ngột ngạt do đó theo quy luật tâm lý, con ngƣời có nhu cầu tìm về
những nơi có không khí trong lành và yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trƣờng
và Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của Khu Du lịch
sinh thái Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.

2. Mục tiêu nguyên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của Khu Du lịch sinh
thái Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng hàm cầu và xác định giá trị cảnh quan của Khu DLST Suối Mỡ.
- Đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách của Khu du
lịch sinh thái Suối Mỡ.
- Đánh giá sự bằng lòng chi trả (WTP) của du khách cho hoạt động bảo tồn
và đề xuất mức phí vào cổng của Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và
hoạt động bảo tồn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của Khu Du lịch sinh thái
Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định đƣợc chất lƣợng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách của
Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.
- Xác định đƣợc sự bằng lòng chi trả (WTP) của du khách cho hoạt động bảo
tồn.
- Đề xuất mức phí vào cổng của Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ .

- Đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và
hoạt động bảo tồn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề cơ bản về Du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm về Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có nguồn gốc từ du lịch thiên nhiên, gắn
liền giữa môi trƣờng tự nhiên với cộng đồng để phát triển bền vững. Trong suốt
những thập kỉ gần đây, mối lo ngại của công chúng về môi trƣờng ngày càng tăng lên
thì cũng là lúc DLST đƣợc quan tâm tới nhiều hơn. Đặc biệt, sau hội nghị thƣợng
đỉnh về môi trƣờng tổ chức tại Thụy Điển năm 1972, nhƣng nó chỉ thực sự đƣợc
nghiên cứu vào thập kỉ 80 của thế kỷ XX. DLST đƣợc Hector Cebalos Lascurain một nhà nghiên cứu tiên phong về loại hình du lịch này đƣa ra định nghĩa đầu tiên
vào năm 1987: “DLST là điểm du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi,
với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới
hoang dã và những giá trị văn hóa đƣợc khám phá”[20].
Theo Megan Epler Wood (1991): “DLST là du lịch đến các khu vực còn
tƣơng đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng và văn hóa mà
không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế
để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng”[20].
Theo Allen (1993): “DLST đƣợc phân biệt với các loại hình du lịch thiên
nhiên khác về mức độ giáo dục cao với môi trƣờng và sinh thái, thông qua những
hƣớng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo mối quan hệ giữa con ngƣời với
thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức đƣợc giáo dục để biến bản thân du khách thành

những ngƣời đi đầu trong công tác động bảo vệ môi trƣờng. Phát triển DLST sẽ giảm
thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trƣờng, đảm bảo cho địa
phƣơng đƣợc hƣởng nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên chính cho du lịch mang lại và
chú trọng đến những đóng góp tài nguyên thiên nhiên chính cho việc bảo tồn thiên
nhiên”[20].
Định nghĩa của hiệp hội DLST quốc tế: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện phúc lợi cho
ngƣời dân địa phƣơng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

* Tại Việt Nam
DLST mới đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam vào giữa thập kỷ 90 của thế kỉ XX.
Năm 1995, dự án thí điểm đầu tiên nằm trong khuôn khổ hợp tác Quốc tế về nghiên
cứu, lập quy hoạch cho những cơ hội phát triển du lịch thám hiểm thiên nhiên ở Việt
Nam giữa ta và các nhà chuyên môn New Zealand.
Khái niệm về DLST ở Việt Nam đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và
còn nhiều điểm chƣa thống nhất, nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đƣợc tổ chức với sự
tham gia của các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành đã đƣa ra nhiều khái niệm
khác nhau về DLST. Trong hội thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về
phát triển DLST ở Việt Nam” năm 1999, đi đến thống nhất về quan niệm DLST nhƣ
sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo
dục và môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”[17].
1.1.2. Đặc trưng của DLST
Phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đều thực hiện dựa trên cơ sở
khai thác và sử dụng tiềm năng về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn kèm theo cơ sở

hạ tầng và dịch vụ. Những sản phẩm du lịch đƣợc hình thành từ các tiềm năng về tài
nguyên đem lại lợi ích cho xã hội [1]. Vì vậy DLST vừa mang những đặc trƣng
chung của du lịch lại vừa mang đặc trƣng riêng của mình:
* Tính đa ngành: đối tƣợng đƣợc khai thác để phục vụ du lịch nói chung
và DLST nói riêng, đồng thời thu nhập của xã hội từ du lịch mang lại nguồn thu cho
nhiều ngành kinh tế khác thông qua sản phẩm du lịch dịch vụ cung cấp cho khách du
lịch nhƣ điện nƣớc, nông sản, hàng hóa...
* Tính đa thành phần: đƣợc thể hiện ở sự đa dạng của các bên tham gia vào
DLST, trong đó có cả khách du lịch, những ngƣời phục vụ trong ngành du lịch, cộng
đồng địa phƣơng, các tổ chức cá nhân và tổ chức phi chính phủ…
* Tính đa mục tiêu: DLST mang lại nhiều lợi ích về nhiều khía cạnh nhƣ bảo tồn
tự nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của khách du
lịch và ngƣời tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lƣu văn hóa, kinh tế, nâng cao
ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6

* Tính liên vùng: giữa các tuyến điểm du lịch với một quần thể các điểm
du lịch trong phạm vi một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia.
* Tính mùa vụ: mọi hoạt động du lịch nói chung đều mang tính mùa vụ, làm cho
cƣờng độ hoạt động du lịch tập trung cao vào một thời điểm nào đó trong năm, đặc
biệt là du lịch biển, giải trí cuối tuần hoặc thể thao theo mùa. Tính mùa vụ hình thành
do nhiều yếu tố vừa tác động riêng rẽ vừa tác động đồng thời.
* Tính chi phí: phụ thuộc vào mục đích đi du lịch của du khách đó là đi du lịch
để hƣởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải đi du lịch để kiếm tiền.
* Tính xã hội: thu hút đƣợc sự tham gia của đại bộ phận trong xã hội vào
hoạt động du lịch một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Theo Dowling, sự khác biệt giữa DLST với các loại hình du lịch khác là ở 5
đặc trƣng sau:
- Khi DLST phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và văn hóa, đối
tƣợng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa bản địa. Đặc
biệt, những khu tự nhiên còn tƣơng đối hoang sơ, ít bị tác động. Vì vậy hoạt động
DLST thích hợp với các khu bảo tồn tự nhiên, VQG.
- Giáo dục cao về môi trƣờng: DLST giúp con ngƣời tiếp cận gần gũi hơn với
các vùng tự nhiên, các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về ĐDSH. Giáo dục môi trƣờng
trong DLST có tác dụng làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng địa phƣơng
và ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn. Giáo dục môi trƣờng trong DLST còn đƣợc
coi là công cụ quản lý hữu hiệu tạo lên sự bền vững cho các khu bảo tồn tự nhiên. Do
đó, DLST là chìa khóa cân bằng giữa sự phát triển du lịch với bảo vệ môi trƣờng khi
mà hoạt động du lịch ngày càng gây áp lực lớn tới môi trƣờng.
- Đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn: DLST phát triển
trên môi trƣờng phong phú về tự nhiên nên hình thức và mức độ sử dụng cho các hoạt
động du lịch phải đƣợc duy trì và quản lý cho tính bền vững của HST và ngành du
lịch. Đặc trƣng này thể hiện ở quy mô nhóm khách tham quan thƣờng có số lƣợng
nhỏ, yêu cầu sử dụng tiện nghi thấp. Các hoạt động trong DLST thƣờng gây tác động
ít đến môi trƣờng và khi DLST hình thành đã nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ
các nguồn tài nguyên, du khách sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trƣờng, thúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

đẩy hoạt động bảo tồn và đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Cung cấp kinh nghiệm du lịch với chất lƣợng cao cho du khách: Nâng cao hiểu
biết và kinh nghiệm du lịch cho du khách, đó là sự tồn tại của ngành du lịch đặc biệt
là DLST. Vì vậy các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung vào để nâng cao nhận

thức và kinh nghiệm du lịch hơn là dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi.
- Khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tham gia và hƣởng lợi ích từ hoạt
động du lịch. DLST cải thiện đời sống, phát triển thêm lợi ích cho cộng đồng địa
phƣơng trên cơ sở về kiến thức, kinh nghiệm thực tế để ngƣời dân có khả năng tham gia
vào việc quản lý, vận hành dịch vụ DLST. Đây cũng chính là cách để ngƣời dân trở
thành những ngƣời hỗ trợ bảo tồn tích cực bởi họ chính là những ngƣời chủ sở hữu
các nguồn tài nguyên tại địa phƣơng. Khi đã thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân
địa phƣơng và trao cho họ những quyền lợi sẽ giúp cho các nhà quản lý trong công
tác bảo vệ tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó DLST sẽ tạo cơ hội việc làm cho ngƣời
dân cũng nhƣ các sản phẩm của địa phƣơng phục vụ du lịch. Giải quyết đƣợc vấn đề
việc làm cũng chính là giải quyết đƣợc sức ép của cộng đồng địa phƣơng lên môi
trƣờng, giảm dần việc lệ thuộc quá mức vào khai thác tự nhiên đồng thời nhận thức về
giá trị của môi trƣờng đƣợc nâng cao.
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST
* Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng qua đó tạo ý
thức tham gia vào các hoạt động bảo tồn, giảm thiểu các tác động tiêu cực[1].
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST đảm bảo sự
cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trƣờng, tạo ra sự khác biệt nổi bật
giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Khi tham gia DLST, du
khách đƣợc cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm và thông tin đầy đủ nhằm nâng
cao sự tôn trọng của du khách với môi trƣờng tự nhiên. Từ đó du khách không chỉ
đƣợc hiểu biết về giá trị của môi trƣờng tự nhiên mà còn hiểu biết về văn hóa bản địa.
Với những hiểu biết đó, thái độ cƣ xử của du khách sẽ thay đổi, đƣợc thể hiện
bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị
tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực.
* Bảo vệ môi trƣờng và duy trì HST.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


8

DLST là mục tiêu hàng đầu của hoạt động du lịch, bởi sự bảo tồn của DLST
gắn liền với môi trƣờng tự nhiên và các HST điển hình. Sự xuống cấp của môi trƣờng
tự nhiên, sự suy thoái các HST đồng nghĩa với sự đi xuống của DLST. Với nguyên
tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải đƣợc quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động
tới môi trƣờng, một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ đƣợc dùng để đầu tƣ
thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trƣờng và duy trì sự phát triển các HST.
* Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
Các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá
trị môi trƣờng của HST ở một không gian cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục,
sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phƣơng, dƣới tác động nào đó sẽ
mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực. Vì vậy, hậu quả của quá trình
làm thay đổi HST sẽ tác động trực tiếp đến DLST. Việc tôn trọng, bảo vệ và phát
huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phƣơng có ý nghĩa quan trọng và là quá trình
không thể thiếu trong hoạt động của DLST.
* Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng.
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hƣớng tới của DLST, bởi phần lớn các
hoạt động du lịch khác đều ít mang lại lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng, điều
này dẫn tới sự bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, DLST lại đặc biệt quan tâm tới
việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động DLST,
cùng chia sẻ lợi nhuận thu đƣợc nhằm cải thiện đời sống của ngƣời dân nơi đó. Cộng
đồng địa phƣơng là những ngƣời am hiểu các điều kiện cũng nhƣ tài nguyên tại khu
vực đó nên họ có thể là những hƣớng dẫn viên, ngƣời cung cấp các dịch vụ cho
DLST, bán hàng lƣu niệm cho khách, ngƣời tuyên truyền và thực hiện công tác bảo
tồn…Hơn nữa khi ngƣời dân tham gia công tác quy hoạch, quản lý DLST, họ sẽ
đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho những ngƣời làm du lịch. Ngƣợc lại, nếu không có
sự ủng hộ của ngƣời dân thì công tác bảo tồn sẽ không có hiệu quả.
1.2. Xác định giá trị của DLST
1.2.1. Sự cần thiết định giá giá trị của DLST

Định giá giá trị của một DLST hay khu bảo tồn là công việc khó khăn song
có ý nghĩa quan trọng và đã đƣợc thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

9

việc sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm lƣợng giá giá trị bằng tiền của các tài sản
môi trƣờng là các DLST làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về khai thác, sử
dụng và quản lý DLST[6].
Ở Việt Nam, việc định giá giá trị tài sản môi trƣờng của một DLST hay khu
bảo tồn thiên nhiên còn mới mẻ song nếu thực hiện đƣợc sẽ có ý nghĩa nhƣ sau:
Thứ nhất, Nhà nƣớc đang thực hiện đầu tƣ rất lớn bằng ngân sách cho hoạt
động bảo tồn các hệ sinh thái cảnh quan DLST song lợi ích thu đƣợc mới chỉ đƣợc
nhìn nhận định tính. Lƣợng giá giá trị của DLST hay khu bảo tồn thiên nhiên sẽ
giúp nhìn nhận lợi ích từ công tác bảo tồn đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
Thứ hai, định giá giá trị DLST giúp tránh gây thiệt hại tới vốn tài nguyên
thiên nhiên quan trọng, chẳng hạn tính đa dạng sinh học, sự tồn tại của các loài quý
hiếm… và cảnh báo những dự án có tác động tới DLST.
Thứ ba, trong một số trƣờng hợp việc lƣợng giá giá trị bằng tiền của tài sản
môi trƣờng là cơ sở để Nhà nƣớc cân nhắc khi đƣa ra một quyết định ảnh hƣởng
đến vốn tự nhiên; là cơ sở để Nhà nƣớc xác định mức đền bù hoặc bồi thƣờng khi
cá nhân, tổ chức gây tổn hại đến tài sản tự nhiên.
Thứ tư, khi tài sản môi trƣờng đƣợc định giá tức giá trị của chúng đƣợc thừa nhận
gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng từ đó nâng cao nhận thức về môi trƣờng của
cộng đồng và đƣa ra những chỉ dẫn trong quá trình ra quyết định kinh tế của Khu DLST.
1.2.2. Tổng giá trị kinh tế của một khu Du lịch sinh thái
Khu Du lịch sinh thái là một tài sản môi trƣờng nên tổng giá trị kinh tế của
một Khu DLST về nguyên tắc có thể xem xét thông qua các thành phần giá trị của

một tài sản môi trƣờng[5].
Các nhà kinh tế học đã rất thành công khi phân loại giá trị kinh tế của một tài
sản môi trƣờng. Mặc dù thuật ngữ có thể chƣa đƣợc thống nhất hoàn toàn, nhƣng
phƣơng pháp luận này đặt cơ sở cho việc giải thích về sự hình thành của giá trị trên
cơ sở sự tƣơng tác giữa chủ thể con ngƣời - ngƣời định ra giá trị và khách thể - vật
đƣợc đánh giá. Về tổng quan, để đo lƣờng tổng giá trị kinh tế của một tài sản môi
trƣờng nói chung và một Khu DLST nói riêng, các nhà kinh tế học bắt đầu bằng
việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

10

Giá trị sử dụng (giá trị cảnh quan) là những lợi ích thu đƣợc từ việc sử dụng
nguồn tài nguyên trên thực tế. Đôi khi cũng có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các
cá nhân gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do
nguồn tài nguyên cung cấp. Ví dụ, đối với một Khu DLST hay một khu rừng, con
ngƣời có thể thu đƣợc lợi ích từ gỗ làm nhà, củi đốt; dùng cây cỏ làm thuốc; đi dạo
trong rừng, ngắm nhìn các loài động thực vật hoặc chiêm ngƣỡng cảnh đẹp.
Giá trị sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng tài sản môi trƣờng, trên
thực tế nó bao gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cung
cấp mà chúng ta có thể tính đƣợc giá cả và khối lƣợng trên thị trƣờng.
Một quan điểm khác cho rằng giá trị sử dụng trực tiếp là các lợi ích nhận
đƣợc từ việc sử dụng trực tiếp tài sản và có thể đƣợc chia thành hai loại là sử dụng
tiêu hao và không tiêu hao. Chẳng hạn, giá trị sử dụng trực tiếp của rừng gồm giá trị
sử dụng tiêu hao nhƣ sản xuất gỗ, thực phẩm và các lâm sản ngoài gỗ khác; giá trị
sử dụng không tiêu hao bao gồm các hoạt động giải trí và các hình thái du lịch thậm
chí chỉ là xem hình ảnh phóng sự trên tivi.

Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ
sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trƣờng. Nói cách khác đây là các chức
năng cơ bản của môi trƣờng gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của con ngƣời.
Chẳng hạn, khả năng chống gió bão, khả năng hấp thụ cacbon là giá trị sử dụng gián
tiếp của rừng.
Giá trị tuỳ chọn là lƣợng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn
lực hoặc một phần nguồn lực để sử dụng cho tƣơng lai. Đây là giá trị do nhận thức,
lựa chọn của con ngƣời đặt ra trong hệ sinh thái. Giá trị tuỳ chọn không có tính
thống nhất chung và cũng phải đƣợc tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của
nó. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp ranh giới giữa giá trị tuỳ chọn và giá trị
không sử dụng là không rõ ràng.
Giá trị phi sử dụng còn gọi là giá trị không sử dụng hoặc giá trị chƣa sử dụng
và thƣờng trừu tƣợng hơn giá trị sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

11

Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của một tài sản môi trƣờng thu đƣợc
không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các hàng hóa dịch vụ
do tài sản môi trƣờng cung cấp. Nó thể hiện các giá trị phi thị trƣờng nằm trong bản
chất của sự vật, không liên quan đến việc sử dụng trên thực tế, hoặc thậm chí việc
chọn lựa sử dụng tài sản này. Thay vào đó các giá trị này đƣợc coi nhƣ những yếu tố
phản ánh sự lựa chọn của con ngƣời, sự lựa chọn có kể đến cả sự quan tâm đồng cảm
và trân trọng đối với quyền lợi hoặc sự tồn tại của các sinh vật không phải là con
ngƣời. Các giá trị này bao hàm cả nhận thức về giá trị tồn tại của các giống loài khác
hoặc của cả quần thể hệ sinh thái. Ví dụ, một cá nhân có thể cảm thấy hài lòng khi
biết Khu DLST Suối Mỡ tồn tại, các loài đặc hữu vẫn đƣợc bảo vệ mặc dù họ chƣa

tới đó bao giờ, và chắc chắn cũng không tới đó trong tƣơng lai.
Giá trị phi sử dụng bao gồm các thành phần:
Giá trị để lại (Bequest value) là thành phần giá trị thu đƣợc từ sự mong
muốn bảo tồn và duy trì nguồn tài nguyên cho lợi ích của các thế hệ hiện tại và
tƣơng lai. Chẳng hạn, ngƣời dân sống tại vùng cát Quảng Bình hiểu rằng cuộc sống
của họ và con cháu họ trong tƣơng lai phụ thuộc rất nhiều vào rừng phòng hộ chắn
cát bay. Họ sẵn sàng đóng góp tiền bạc và công sức để duy trì rừng vì lợi ích của họ
và con cháu họ. Trong trƣờng hợp này, mức sẵn sàng đóng góp của họ đƣợc xem là
giá trị để lại, giá trị lƣu truyền cho thế hệ sau.
Giá trị tồn tại (Existence value) là giá trị của tài sản môi trƣờng có đƣợc từ
nhận thức rằng tài sản đó còn tồn tại. Xét về tổng thể, xã hội cũng nhận đƣợc các lợi
ích từ hàng hoá môi trƣờng ngoài sự hữu dụng liên quan tới việc sử dụng trực tiếp
hay gián tiếp. Sự tiêu dùng không có một hàng hoá cụ thể nhƣng rõ ràng các cá
nhân cảm thấy hài lòng khi biết một nguồn tài nguyên nào đó vẫn còn tồn tại. Rất
khó giải thích tại sao xã hội lại đánh giá các lợi ích này. Tuy nhiên, chúng ta biết
rằng xã hội nói chung sẵn lòng chi trả để bảo tồn các tài sản này. Trong các trƣờng
hợp nhƣ vậy lợi ích cho xã hội đơn giản từ việc biết rằng các tài sản này đang tồn
tại và đang đƣợc bảo vệ. Thành phần này của tổng giá trị đƣợc biết đến nhƣ giá trị
tồn tại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12

Nhƣ vậy, giá trị tồn tại xuất phát từ nhận thức của con ngƣời về tài nguyên
và môi trƣờng mà ngƣời ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài
nào đó có ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trƣớc mắt mà còn cả lâu dài buộc ngƣời
ta phải duy trì giống loài đó bằng mọi giá. Trong việc tính toán giá trị này thì việc

xác lập tiền tệ là khó khăn nhƣng sự xác lập nhận thức về mặt giá trị rất dễ dàng.
Về nguyên tắc các giá trị tồn tại là một động cơ quan trọng của nhiều nỗ lực
bảo tồn và cũng là cơ sở ban hành chính sách môi trƣờng. Một ví dụ thực tế là Đạo
luật về bảo vệ và bảo tồn các loài chim và các giống loài cây đang bị đe dọa tuyệt
chủng đƣợc áp dụng tại nhiều nƣớc. Đạo luật của Mỹ năm 1973 về các loài đang bị
nguy hiểm là một điển hình về sự thừa nhận của Mỹ về giá trị tồn tại. Đạo luật đã
chính thức lên tiếng bảo vệ tính đa dạng sinh học của trái đất. Kết quả quan trọng
của nó là hình thành một danh sách chính thức về các sinh vật đang có nguy cơ
tuyệt chủng, bất kể chúng có giá trị sử dụng trực tiếp hay gián tiếp đối với con
ngƣời. Ngoài ra, một bằng chứng xác thực khác là sự sẵn lòng chi trả của xã hội cho
hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trƣờng mà chƣơng trình hành động của họ tập
trung vào việc bảo tồn các loài động thực vật.
Một nghiên cứu khá sớm khác về giá trị tồn tại của Krutulla (1967) cho rằng
“Khi đề cập đến một kỳ quan lộng lẫy hoặc một hệ sinh thái yếu ớt và duy nhất thì
việc bảo tồn và duy trì sự sẵn có là một phần quan trọng trong thu nhập thực của
nhiều cá nhân”. Điều này có nghĩa việc bảo tồn các giá trị của môi trƣờng là mong
muốn của nhiều ngƣời không vì mục đích tiêu dùng của họ mà có thể là vì mục đích
tiêu dùng của ngƣời khác hoặc giữ gìn cho thế hệ tƣơng lai.
Tiêu dùng của ngƣời khác nói đến ý niệm rằng các cá nhân đang đánh giá
một hàng hoá công cộng vì lợi ích nó mang lại cho ngƣời khác cho dù bản thân
những ngƣời đó có biết hay không. Điều này cho thấy những lợi ích nhận đƣợc có
tính phụ thuộc lẫn nhau. Một cá nhân có thể nhận đƣợc lợi ích từ sự nhận thức rằng
những ngƣời khác đang đƣợc hƣởng lợi từ hàng hoá đó. Còn giữ gìn cho thế hệ
tƣơng lai phát sinh từ ý thức phải bảo vệ môi trƣờng cho các thế hệ tƣơng lai, từ sự
công nhận giá trị tồn tại của tài nguyên môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


13

Một cách tổng quát, tổng giá trị kinh tế đƣợc hình thành từ giá trị sử dụng
trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp đƣợc minh họa bằng công thức và sơ đồ
sau[19]:
TEV = UV + NUV hay TEV = (DUV + IUV + OV) + ( BV + EV)
Trong đó:

OV:

Giá trị lựa chọn

DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp

BV:

Giá trị để lại (giá trị lƣu truyền)

IUV: Giá trị sử dụng gián tiếp

EV:

Giá trị tồn tại

Tổng giá trị kinh tế

Giá trị SD
trực tiếp

Giá trị SD

gián tiếp

Lợi ích có
thể SD trực
tiếp

Lợi ích từ
chức năng
của MT

- Thực phẩm
- Sinh khối
- Giải trí
- Sức khoẻ

- Chức năng
sinh thái
- Chống gió
bão

Giá trị
lựa chọn

Giá trị
để lại

Lợi ích trực tiếp
và gián tiếp của
thế hệ tƣơng lai


- Đa dạng
sinh học
- Bảo tồn
MT sống

Tính hữu hình giảm dần

Lợi ích từ mong
muốn bảo tồn
cho thế hệ sau

- MT sống
-

Giá trị
tồn tại

Lợi ích từ việc
biết rằng các giá
trị vẫn tồn tại

- Môi trƣờng
sống
- Sự sống của
các loài

ngƣợc

Hình 1.1: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của Khu DLST
(Nguồn: Giá trị của tài sản môi trường, Munasinghe, 1992)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14

1.3. Tình hình và những nghiên cứu về DLST trên Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình và những nghiên cứu về DLST trên Thế giới
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở
nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi của các tầng
lớp xã hội, đặc biệt đối với những ngƣời có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi.
Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to
lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng nhƣ cộng
đồng ngƣời dân các địa phƣơng, nhất là ngƣời dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các
khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần
vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi
trƣờng, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nƣớc trên thế giới và
trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn đƣợc xem nhƣ một
giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trƣờng sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép
khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của ngƣời dân địa
phƣơng khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào đƣợc cải thiện, thực
sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến
lƣợc và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc
gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu
lĩnh vực này, điển hình nhƣ:
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 nhƣ sau: "Du lịch sinh

thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với
những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thƣởng ngoạn phong cảnh và
giới động – thực vật hoang dã, cũng nhƣ những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện
tại) đƣợc khám phá trong những khu vực này”[19].
Năm 1994 nƣớc Úc đã đƣa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trƣờng thiên nhiên đƣợc
quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

15

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với
các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trƣờng,
không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển
kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa
phƣơng”.
Trên thế giới, đặc biệt là tại các nƣớc phát triển nhƣ Thuỵ Điển, Nhật Bản,
Mỹ… các KBT đƣợc xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du
lịch, nhiều loại hình du lịch đƣợc hình thành nhƣ leo núi, thăm động vật hoang dã
trong xe bảo vệ, theo dõi cuộc sống của các loài linh trƣởng, ngắm nhìn các loại
động thực vật biển…Gần đây, một số nƣớc Châu Phi cũng rất chú trọng phát triển
loại hình du lịch này, ở một số nƣớc nhƣ Uganda, Nigeria… việc phát triển du lịch
sinh thái đƣợc đƣa vào trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Indonesia (Masyarakat Ekowisata Indonesia),

.
ở Indonesia đã tăng

lên. Việc này đã khuyến khích MEI thực hiện cuộc họp đầu tiên vào năm 1997 tại
Flores, năm 1998 tại Tana Toraja, Sulawesi Selatan. Các tổ chức nhƣ: Tổng cục
Bảo vệ Thiên nhiên và Bảo tồn, Bộ Lâm nghiệp và trồng rừng, Bộ Du lịch và Nghệ
, MEI cũng nhƣ các tổ chức Phi chính phủ
đã và đang tham gia vào việc thiết lập các nguyên tắc cho sự phát triển của DLST ở
Indonesia.
Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bƣớc tiến đáng kể của ngành du
lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn
đề môi trƣờng. Du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại nhƣ một khái niệm hay một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×