Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp sử dụng khi dạy tiết trả bài viết trong phân môn tập làm văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.36 KB, 17 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KHI DẠY TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TRONG
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học Tập làm văn cho bậc tiểu học là: hình
thành cho học sinh thói quen tư duy độc lập, sáng tạo biết cách miêu tả, tường thuật
lại thế giới khách quan bằng hệ thống từ ngữ, câu văn. Từ đó các em sử dụng hệ thống
ngôn từ của cá nhân vào thực tế bài viết cho sinh động, gợi cảm, bằng cách nhìn nhận
sự vật, đánh giá sự vật theo cảm tính và dần dần các em nhìn nhận sự vật, đánh giá sự
vật bằng sự quan sát tinh tế, bằng sự cảm nhận của các giác quan. Ở lớp 5 các em dã
biết viết bài văn một cách chặt chẽ, logic và ít nhiều sử dụng được một số biện pháp
nghệ thuật tu từ cho cách viết qua cảm nhận cái đẹp được thể hiện trong văn học.
Tôi nghĩ rằng dạy Tập làm văn cho học sinh tiểu học là một nhiệm vụ mà mỗi
Thầy cô có tâm huyết đều thấy trăn trở và ai cũng mong muốn làm được, dạy được để
học sinh cảm thấy yêu thích môn học này. Vì vậy, trong phạm vi hẹp sáng kiến kinh
nghiệm này chỉ đề cập đến giai đoạn cuối của sản phẩm đó là: Tiết học trả bài viết.
Theo quy trình dạy và học, tiết học này là tiết học đánh giá sản phẩm để Thầy trò
cùng nhau trau chuốt, gọt giũa, hoàn thiện sản phẩm bằng cách: chữa từ sai - ý chưa
hoàn chỉnh, câu văn khô khan hoặc lủng củng… để Thầy Trò qua đó tìm cách thể hiện
tốt hơn cho bài viết. Và như thế tiết học trở thành tiết học tốt, cuốn hút học sinh. Học
sinh tự tin và thích học văn hơn. Nếu người Thầy tìm được cách giải quyết vấn đề hợp
lý, học sinh được trực tiếp tham gia vào quy trình trả bài viết với tư cách là một chủ
thể theo cách dạy học tích cực: Thầy thiết kế - Trò thi công thì ở trong tiết học Trò
không phải lĩnh hội kiến thức thụ động theo lối: Thầy giảng - Trò ghi mà theo một
chiều hướng tích cực đó là: từ kiến thức Tập làm văn Trò có được do chính các em
tích lũy, sáng tạo trong quá trình làm việc theo hướng tương tác: Thầy với Trò; Trò
với Trò.
Chính từ những trăn trở này, qua thực tế dạy - học tôi đã cố gắng tìm hiểu,
nghiên cứu sâu hơn về phương pháp tổ chức dạy Tiết học trả bài viết cho HS lớp 5
nhằm tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhất, vận dụng tốt nhất
trong quá trình giảng dạy của mình. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày cách dạy của mình
và mong muốn với sự góp ý của hội đồng khoa học, của đồng nghiệp thì sẽ có được giải


pháp tốt nhất trong quá trình giảng dạy tiết: Trả bài viết của phân môn Tập làm văn.

1


B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG.
1. Thực trạng từ tiết dạy.
Như phần đặt vấn đề đã đề cập, dạy Tập làm văn nói đã khó thì dạy tiết trả bài là
vô cùng khó. Nhiều khi tôi và những đồng nghiệp khác cứ trăn trở: với thời lượng 40
phút làm thế nào để dạy vừa đủ các bước (Trả bài - Sửa bài - Đọc bài hay) lại vừa
đảm bảo về mặt nội dung của một tiết dạy?
- Nếu sửa bài qua loa học sinh sẽ học theo lối “cưỡi ngựa xem hoa” thì không
thể rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- Nếu sửa bài kĩ, chi tiết thì thời gian lại quá ít.
- Sửa như thế nào để :
+ Học sinh giỏi phát huy năng lực viết văn.
+ Học sinh khá học tập cách viết của bạn.
+ Học sinh yếu khắcphục được khiếm khuyết.
- Sửa bài như thế nào để tôn trọng tinh thần đổi mới giáo dục là lấy học sinh làm
trung tâm. Trong khi đó yêu cầu của tiết trả bài là phải đảm bảo được 2 yêu cầu:
+ Sửa sai (lỗi về chính tả, lỗi về từ, lỗi về câu…)
+ Phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo và khả năng viết văn cho mỗi cá nhân học sinh.
Như thế, chỉ cần nhìn vào yêu cầu ta sẽ thấy ngay vai trò chủ đạo của người
Thầy trong tiết dạy tập làm văn. Vậy người thiết kế (Thầy) phải làm gì để đảm bảo
đủ, đúng về kiến thức của tiết học. Và làm thế nào để tiết dạy sinh động, lôi cuốn, tạo
tâm lý thoải mái, sự yêu thích môn học, ham học đối với học sinh.
2. Thực trạng về học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy: Đa số học sinh khi nghe cô giáo đọc,
bạn đọc những đoạn văn, bài văn hay hoặc được nghe cô giáo phân tích cái hay, cái

đẹp trong văn học các em cũng có cảm hứng. Thế nhưng khi yêu cầu viết đoạn văn
hay bài văn các em lại rất ngại.
Nguyên nhân: hầu hết học sinh trường tiểu học Nghĩa Phú sống ở nông thôn, các
em rụt rè, không mạnh dạn trước đông người, ngôn ngữ giao tiếp còn nhiều hạn chế.
Phát âm còn nặng về phương ngữ nên phát âm như thế nào viết như thế đó. Mặt khác
điều kiện kinh tế của gia đình còn khó khăn nên việc đầu tư tài liệu tham khảo chưa
đáp ứng theo yêu cầu. Bên cạnh đó, năng lực tiếp thu, ý thức học tập, sự chuẩn bị bài
của các em chưa cao…Từ những nguyên nhân trên dẫn đến kết quả bài làm của học
sinh còn thấp. Bài viết chưa sinh động; dùng từ không chính xác; câu văn viết còn
2


lủng củng; diễn đạt không trôi chảy;ít học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu
từ; bài văn chưa có hồn…
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ BIỆN PHÁP.
1. Chấm bài:
Chấm bài là yêu cầu đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu của người giáo viên. Bởi vì
nếu chấm kỹ, chấm đúng, sửa từng chi tiết nhỏ về từ, về ý, về diễn đạt và cách dùng
từ … cho học sinh thì sẽ giúp cho tiết trả bài đạt kết quả tốt.
 Biện pháp.
*Biện pháp 1: Sử dụng ký hiệu khi chấm bài, chữa bài.
Để học sinh nhận biết được bài viết của mình có những lỗi gì thì ngay từ tiết Tập
làm văn đầu tiên tôi đã hướng dẫn các em làm quen với những ký hiệu mà khi chấm
bài tôi thường sử dụng, cụ thể:
- Nếu ngoài lề có chữ T gạch chân và viết lại từ sửa: đó là lỗi chính tả.
- Nếu ngoài lề có chữ T gạch chân và dấu ?: đó là lỗi về từ.
- Nếu ngoài lề có chữ T gạch chân và dấu sổ dọc: đó là lỗi về câu.
Làm như thế khi đọc bài viết của mình học sinh sẽ dễ dàng nhận ra lỗi sai để từ đó các
em có cách sửa sai nhanh và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em.
*Biện pháp 2: Khi chấm bài giáo viên ghi lại các lỗi học sinh hay mắc phải.

Song song với việc chấm bài tôi ghi lại các từ, câu cần sửa. Việc này giúp các
em chọn được từ thay thế thích hợp hơn, hay hơn.
Những lỗi mà học sinh hay mắc phải đó là:
- Viết sai các từ do phát âm sai, sử dụng từ không phù hợp với văn cảnh.
- Câu sai ngữ pháp.
- Câu không rõ ý.
- Câu lặp; câu dài dòng; câu lủng củng; câu vụng.
2. Trả bài:
Phần trả bài gồm các bước sau:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc và nhắc lại yêu cầu của đề ra.
Bước 2: Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh rồi trả bài cho các em.
Bước 3: Yêu cầu học sinh:
- Đọc lại toàn bộ bài viết của mình.
3


- Xem các lỗi sai mà mình đã mắc phải.
 Biện pháp.
Việc giáo viên cho học sinh đọc và nhắc lại yêu cầu của đề ra trong tiết trả bài là
cần thiết. Ở bước này tôi thường cho những học sinh có bài làm mà giáo viên phê
“Em chưa hiểu bài lắm” hoặc “Bài làm của em chưa thật đúng với yêu cầu của đề
ra” để biết các em hiểu đề ra ở mức độ nào từ đó có hướng để chữa bài cho những
học sinh này. Bước tiếp theo là giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh rồi
trả bài cho các em.
Theo tôi, việc đọc lại bài, xem các lỗi sai rồi chờ được sửa sẽ làm cho tâm lý học
sinh háo hức, hồi hộp. Điều này đã góp phần làm cho tiết học sinh động hơn và đây
chính là hoạt động học tập lấy học sinh làm trung tâm (vì khi đến phần sửa bài các em
sẽ tự nêu lỗi sai và cùng các bạn trong lớp sửa lỗi).
3. Sửa bài:
Phần này tôi chia bảng ra thành 3 cột và sửa theo trình tự sau:

Lỗi về chính tả
Ví dụ: khuôn mặc

Lỗi về từ

Lỗi về câu

Ví dụ: Mái tóc bà em bạc Ví dụ: Không những Lan
phếch theo thời gian.
học giỏi mà hát rất hay

 *Biện pháp:
*Biện pháp 1: Sửa lỗi về chính tả.
Khi sửa lỗi về chính tả, tôi cho học sinh nêu từ sai (từ đã được giáo viên chỉ ra
trong vở).
Ví dụ:
Từ học sinh viết : khuôn mặc
Giáo viên hỏi: Em hãy nhận xét về lỗi sai trong bài viết của bạn?
Học sinh nhận xét: Từ khuôn mặc bạn đã viết sai chữ mặc, sai ở phần vần, sai
âm cuối: âm “ t” bạn lại viết âm “ c”.
Vậy từ được dùng trong câu văn này phải là từ gì để thay cho từ khuôn mặc:
khuôn mặt
- Học sinh nêu từ: chái soan
- Học sinh nhận xét: Từ chái soan bạn đã viết sai cả hai chữ: chái và soan
4


sai âm đầu: “ tr”bạn viết “ch”
“x” bạn viết “s”
học sinh đọc lại: trái xoan

- Học sinh tiếp tục nêu từ sai: củng như
Giáo viên cho học sinh khác nhận xét: từ củng như bạn viết sai chữ củng
sai ở phần thanh điệu
thanh ngã (~) mà bạn viết thanh hỏi (,)
học sinh đọc lại: cũng như
Như vậy trong quá trình sửa lỗi chính tả, tôi cố ý để học sinh được sửa lỗi về âm
đầu - phần vần - thanh điệu. Sửa theo mô hình tiếng (vừa sửa vừa củng cố được mô
hình tiếng cho học sinh).
Thanh
âm đầu

âm đệm

âm chính

Âm

âm cuối

Vần

Với cách sửa này dần dần tôi đã xây dựng cho học sinh thói quen nhận biết lỗi
chính tả và các em biết nêu cách sửa nhanh gọn hơn. Từ đó các em viết chính tả đúng
hơn.
Lưu ý:
Trong quá trình sửa lỗi chính tả, song song với việc sửa lỗi về ngữ âm tôi thường
giúp học sinh xác định về nghĩa của từ. Việc hiểu nghĩa của từ sẽ giúp các em tránh
được lỗi chính tả một cách cơ bản và đây cũng là đặc trưng của môn Tiếng việt, để
khắc phục tình trạng học sinh mắc lỗi phát âm theo vùng, miền.
Ví dụ


t/c

l/n

tr/ch

Ví dụ: Cùng một cách phát âm: mặt, mặc (phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa
lại khác nhau) : - mặt (khuôn mặt - danh từ)
- mặc (hoạt động mặc quần,áo - động từ)
hoặc: củng - cũng
củng - dùng trong từ : củng cố (nhắc lại cho nhớ)
cũng - dùng trong : cũng như (so sánh)

5


Do nghĩa của hai từ khác nhau nên khi dùng từ cần chú ý đặt mỗi từ sao cho phù
hợp với văn cảnh.
Vì vậy nếu các em viết sai lỗi chính tả có thể dẫn đến sai nghĩa của từ.
*Biện pháp 2: Sửa lỗi về từ.
Khi sửa lỗi về từ giáo viên cho học sinh lần lượt nêu câu có từ sai và ghi bảng:
Ví dụ: Mái tóc của bà em bạc phếch theo thời gian.
Giáo viên: Câu văn bạn viết như thế đã hay chưa?
Nếu học sinh không phát hiện ra lỗi sai của bạn thì giáo viên có thể nêu câu hỏi
gợi ý cho học sinh.
Giáo viên: Trong câu văn trên bạn đã dùng từ phù hợp chưa? đó là từ nào?
Học sinh: Từ bạc phếch
Giáo viên: Em hãy giúp bạn tìm từ thay thế cho phù hợp?
Học sinh : bạc trắng, bạc phơ.

Tuy nhiên ở điểm này, tôi lưu ý học sinh không chỉ tìm từ đúng để thay thế mà
còn phải chú ý đến văn cảnh để chọn từ thay thế phù hợp với văn cảnh.
Trong trường hợp này thay từ bạc phếch bằng từ bạc trắng là hợp lý hơn cả: Mái
tóc của bà em bạc trắng theo thời gian.
Đó là hiện tượng sai từ gần nghĩa học sinh rất dễ sửa vì các em sẽ tìm được từ
thay thế kiểu như :
- Dáng người cô cao ráo.

- Dáng người cô cao cao.

- Mắt bà đã không sáng.

- Mắt bà đã không còn tinh tường như trước.

-Tính bạn An rất nhân từ.

- Tính bạn An rất hiền.

Tuy nhiên có những học sinh khi viết dùng từ sai khó giải thích, khó nhận biết.
Để học sinh hiểu được nghĩa văn bản, giáo viên cho học sinh đọc lại câu sai và gợi ý
bằng các từ liên quan.
Ví dụ: Tấm lòng từ cô phát ra làm em kính trọng cô.*
Giáo viên gợi ý : Từ nào em thấy không phù hợp ?
Học sinh : Từ không phù hợp là từ “ phát ra”.
Giáo viên : Đúng chính từ này đã làm cho câu văn không rõ nghĩa, em hãy tìm từ
thay thế ?
Học sinh : nói ra, lộ ra, sáng ra,...
6



Giáo viên: Vẫn không rõ nghĩa, vậy trong trường hợp này ta phải đặt các từ đó
vào trong câu và xét xem đã phù hợp với văn cảnh hay chưa.
Tấm lòng của cô như thế nào làm em kính trọng cô?
Học sinh : Tấm lòng nhân ái của cô làm em kính trọng cô.
Giáo viên : Như vậy ta phải thay: từ phát ra bằng từ nhân ái.
Cơ sở để các em tìm từ đúng trong trường hợp này là em phải tìm từ trung tâm,
từ xương sống quyết định nghĩa câu văn như ví dụ sau:
Đôi mắt cô lấp lánh như giọt nước luôn nhìn chúng em trìu mến.**
Giáo viên: Trong câu, cụm từ nào dùng không hợp lý ?
Học sinh : Cụm từ “ lấp lánh như giọt nước.”
Giáo viên: Cụm từ “lấp lánh như giọt nước” không hợp lý ở điểm nào?
Học sinh: So sánh không hợp lý. Đôi mắt lấp lánh - giọt nước
Học sinh: Từ sai

Đôi mắt → lấp lánh.

Học sinh đã chỉ ra được 2 lỗi sai:
- Sai từ : lấp lánh.
- Sai cách so sánh : Đôi mắt lấp lánh - như giọt nước.Vì thế các em sẽ nhanh
chóng tìm được từ thay thế.
Đôi mắt sáng, hiền từ của cô luôn nhìn chúng em trìu mến.
Giáo viên : Cơ sở để em dùng được từ hiền từ thay thế cụm từ sai ở trên là gì?
Học sinh: Là nhờ có ngữ nhìn chúng em trìu mến.
Giáo viên : Vậy chính từ trìu mến trong ngữ nhìn chúng em trìu mến là đốt
sống giúp các em tìm được từ hiền từ thay thế.
*Biện pháp 3: Sửa lỗi về câu.
Với đối tượng học sinh tiểu học hiện tượng viết câu sai về ngữ pháp, không rõ
nghĩa, câu dài dòng, câu không liên kết ý là phổ biến. Chúng ta rất dễ bắt gặp trong
bài văn của các em, kể cả bài văn của học sinh giỏi. Điều đó bắt nguồn từ thực tế, các
em “nghĩ gì viết ấy, nói sao viết vậy”. Vì thế sửa câu là giúp học sinh biết cách viết

câu đúng, biết trau chuốt câu qua cách diễn đạt, cách sử dụng hợp lý các biện pháp
nghệ thuật tu từ (nhân hóa, so sánh…). Tôi cũng cố ý chọn sửa câu theo hệ thống sau:
- Câu sai về ngữ pháp.
- Câu sai về diễn đạt (lủng củng, dài dòng, cộc lốc...)
- Câu sai về ý ( thiếu ý, không rõ ý )
7


Phần sai diễn đạt, thiếu ý, sai ý, không rõ ý, tôi giúp các em sửa sai bằng cách sử
dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ thường sử dụng cho bậc tiểu học.
* Sửa câu sai ngữ pháp:
Ví dụ:
Trong lớp em, em chơi thân với Nam. Là bạn tốt của em.*
Giáo viên: Em hãy chỉ ra câu sai?
Học sinh: Là bạn tốt của em.
Giáo viên : Nhận xét lỗi sai?
Học sinh : Sai về cấu trúc ngữ pháp, câu không có chủ ngữ.
Chủ ngữ ? là bạn tốt của em.
Giáo viên : Em hãy sửa lại.
Học sinh : Nam / là bạn tốt của em.
C

V

Vậy với cách sửa câu theo cấu trúc ngữ pháp sẽ giúp em có ý thức viết câu đúng
ngữ pháp, củng cố kiến thức ngữ pháp và lưu ý các em khi viết câu phải chú ý đến cấu
trúc C-V.
* Sửa về trật tự ngữ pháp trong câu.
Ví dụ:
Bạn Mạnh Tuấn năm nay bằng tuổi em cũng học lớp 5 với em.

Giáo viên : Em nhận xét câu trên: Về cấu trúc ngữ pháp ?
Học sinh: Cấu trúc ngữ pháp đúng :
Bạn Mạnh Tuấn năm nay (chủ ngữ)
Bằng tuổi em, cũng học lớp 5 với em.( vị ngữ ).
Giáo viên : Nhưng ở câu này có gì không ổn?
Học sinh : Không ổn ở trật tự câu.
Giáo viên : Em hãy sửa lại giúp bạn.
Học sinh : Năm nay, bạn Mạnh Tuấn.
Giáo viên: Vậy trường hợp này nên để năm nay làm trạng ngữ sẽ hợp lý hơn bổ
ngữ.
8


Giáo viên: Vị ngữ vẫn còn chưa hợp lý, em hãy thay đổi vị trí xem sao?
Học sinh: Học lớp 5 với em và cũng bằng tuổi em.
Giáo viên: Như vậy sau khi sửa ta có câu:
Năm nay, bạn Mạnh Tuấn học lớp 5 với em và cũng bằng tuổi em.
Giáo viên : Em hãy diễn đạt lại để câu gọn ý hơn.
Năm nay, cũng như em, Mạnh Tuấn đang học lớp 5.
Giáo viên : Vậy là bạn đã dùng một vị ngữ của câu làm trạng ngữ.
Thế nên: Ta có thể thay đổi trật tự của câu, hoặc thay đổi chức năng ngữ pháp
trong câu để sửa câu, làm cho câu rõ ý, gãy gọn và trong sáng hơn nhưng ý nghĩa của
câu vẫn không thay đổi.
* Lưu ý :
Với cách sửa câu sai ngữ pháp bằng cách cung cấp đủ kết cấu chủ ngữ - vị ngữ
hoặc thay đổi chức năng ngữ pháp của câu sai sẽ làm cho câu có ý tường minh hơn,
dễ hiểu hơn. Việc sửa bài trực tiếp tại bảng lớn với sự tham gia tích cực của cả lớp,
của mỗi cá nhân sẽ tạo cho học sinh hứng thú và không còn cảm thấy ngại trước một
câu tưởng như không sửa được.
* Sửa câu có lỗi về diễn đạt.

Ví dụ:
Vừa gặp bạn chưa nói câu nào miệng bạn đã cười, cái mũi bạn cao rất th,
nước da bạn trắng hồng và mịn như em bé mới sinh, mái tóc bạn đen láy buông
xõa xuống vai, bạn mặc không bị bẩn áo trắng.
Đây là một ví dụ thường gặp về lỗi diễn đạt của học sinh. Với những câu này tôi
sửa theo từng bước sau:
Bước 1: Sửa lỗi về diễn đạt.
Yêu cầu học sinh đọc to câu văn.
Giáo viên: Em có suy nghĩ như thế nào khi đọc câu văn này?
Học sinh: Câu văn dài dòng, luộm thuộm.
Học sinh: Em thấy câu văn không rõ ý…
Giáo viên: Đây là lỗi về diễn đạt
Bước 2: Sửa từng ý, từng câu.
Yêu cầu học sinh đọc lại câu văn.
Giáo viên : Em có nhận xét gì khi đọc câu văn trên ?
9


Học sinh : Bạn đã dùng từ lặp nhiều: miệng bạn, cái mũi bạn, nước da bạn, mái
tóc bạn.
Giáo viên : Em hãy giúp bạn khắc phục lỗi này ?
Học sinh: Vừa gặp bạn, chưa nói câu nào, bạn đã cười, mũi cao rất thính, da
trắng hồng như em bé mới sinh, mái tóc đen láy buông xõa xuống vai, bạn mặc
không bị bẩn áo trắng.
Yêu cầu học sinh đọc lại câu vừa mới sửa lỗi về dùng từ lặp.
Giáo viên : Em có nhận xét gì về sự liên kết giữa các vế câu ?
Học sinh: Câu văn không có sự liên kết (tả cách ăn mặc lạc lõng với khuôn mặt)
Giáo viên: Vậy em hãy sửa như thế nào để câu văn hay hơn ?
Học sinh: Bỏ vế tả cách ăn mặc.
Vừa gặp bạn, chưa nói câu nào, bạn đã cười, đôi mắt đen láy, rất hợp với cái

mũi cao và mái tóc dài xõa xuống vai, da trắng hồng như em bé mới sinh.
Giáo viên: Em hãy nhận xét về cách dùng từ miêu tả ?
Học sinh: Dùng từ miêu tả chưa phù hợp :
mũi thính (thính dùng cho con vật đánh hơi)
tóc đen láy (đen láy dùng tả đôi mắt phù hợp hơn)
Giáo viên : Em hãy sửa giúp bạn.
Học sinh: Vừa gặp bạn, chưa nói câu nào, bạn đã cười, đôi mắt đen láy, rất hợp
với cái mũi cao và mái tóc dài xõa xuống vai, da trắng hồng như em bé mới sinh.
Giáo viên : Em nhận xét vì sao câu vẵn chưa sinh động?
Học sinh: Bạn biết dùng từ so sánh nhưng so sánh sai:
Da trắng - như em bé
Giáo viên: Em hãy sửa bằng cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc liên tưởng?
Học sinh: Vừa gặp bạn, chưa nói câu nào, em đã thấy bạn cười, nụ cười thân thiện
nở thật tươi và đôi mắt cũng cười. Mái tóc đen, dài xõa xuống vai thật duyên dáng. Cái
mũi cao rất xinh được đặt trên làn da trắng mịn như da em bé làm bạn thêm đẹp.
Ví dụ:
Đọng lại trên những chiếc lá xanh thẫm, trên cái trán đã nổi nhiều vết nhăn
của ông là những giọt mồ hôi như muốn tưới cây giúp ông.

10


Khi đọc câu văn này chúng ta cảm thấy khó hiểu vì cách dùng từ và sắp xếp từ
không hợp lý nên đã tạo ra câu không rõ ý. Với kiểu câu này sửa như sau:
Giáo viên gọi học sinh viết câu sai và yêu cầu em đó đọc lại câu này.
Giáo viên: Em hãy cho biết ý em muốn viết gì?
Học sinh nêu ý của em muốn viết: Mồ hôi của ông rơi đọng trên lá, lẫn trong
những giọt nước ông tưới.
Giáo viên: Như vậy cả lớp đã hiểu ý của bạn, em nào có thể giúp bạn diễn đạt
lại cho hay hơn.

Học sinh: Đọng lại trên những chiếc lá xanh thẫm là những giọt nước mát,
trong vắt và cả những giọt mồ hôi rơi từ trán ông.
Với cách thức: giáo viên cho học sinh trực tiếp trình bày trước lớp ý các em
muốn viết và giáo viên khái quát ý diễn đạt của các em sẽ giúp các em dễ hiểu hơn
Qua thực tế giảng dạy, tôi luôn tìm cách sửa câu sai của học sinh theo cách
diễn đạt của các em, một mặt giúp các em biết diễn đạt đúng ý, mặt khác tạo thói quen
biết sử dụng từ, ngữ hợp lý; viết câu trọn vẹn ý, ngắn gọn nhưng sinh động. Vì vậy
giáo viên cũng cần lưu ý để sửa câu cụt ý, hướng cho các em biết dùng biện pháp
nghệ thuật tu từ nhằm nâng cao cách viết sinh động, gợi tả, gợi cảm cho học sinh giỏi.
Ví dụ:
Ông lấy tay, nhổ nhè nhẹ, nhổ xong vun gốc rồi quay sang cây khác.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc câu trên và nhận xét.
Học sinh: Câu viết đúng ngữ pháp, đủ ý nhưng chưa có hình ảnh gợi tả.
Giáo viên: em hãy giúp bạn viết câu gợi tả bằng cách sử dụng các biện pháp
nghệ thuật tu từ đã học?
Học sinh: Đôi bàn tay, to bè, gân guốc của ông nhẹ nhàng nhổ từng bụi cỏ.
Học sinh: Nhổ tới đâu, đôi tay ấy lại nhanh thoăn thoắt lùa đất vun gốc cây.
Cứ như thế, đều đặn, nhịp nhàng và cẩn thận từ cây này sang cây khác.
4. Đọc bài hay.
Thông thường bước đọc bài hay là bước hồi hộp nhất, vì qua đọc bài văn hay
học sinh sẽ thấy được thành quả lao động của mình được công nhận (đối với học sinh
có bài viết hay). Còn những học sinh khác lại được học tập cách viết của bạn sự phân
tích của cô. Từ đó các em có ý thức học tập bạn, dần dần các em sẽ cố gắng hơn trong
khi viết bài. Vì vậy để đọc trước lớp mà tôi chọn các bài theo kiểu sau:
A. Đọc bài có câu hay, ý sáng tạo.
11


b. Đọc bài có đoạn văn hay.
c. Đọc bài văn hay.

* Đọc bài có câu văn hay, ý sáng tạo: Đối với bài có câu hay, ý sáng tạo đó là
những câu sử dụng tốt biện pháp nghệ thuật tu từ: đọc, phân tích và khen ngợi học
sinh (những câu này đã được đánh dấu sẵn trong quá trình chấm bài)
Ví dụ 1:
Nhanh thật, mới năm trước em về, tóc ông chỉ điểm vài sợi bạc. Vậy mà năm
nay, mái tóc ấy chẳng còn mấy sợi đen.
Khi đọc đến câu văn này tôi thật sự bất ngờ vì khả năng quan sát tinh tế và khả
năng dùng từ viết câu rất tốt của em.
Năm trước - điểm vài sợi bạc (rất ít)
Năm nay - chẳng còn mấy sợi đen (rất ít)
Hai cái rất ít để làm nổi lên cái nhiều: Tóc ông đã bạc.
Ví dụ 2:
Mái tóc đen ngày xưa của cô giáo Hoa, nay đã ngả sang màu muối tiêu,
mái tóc ấy có bao nhiêu sợi bạc là bấy nhiêu năm tận tụy với nghề, với bụi phấn,
với trang vở tuổi thơ em.
Câu văn đã vượt quá tầm tuổi thơ của em nhưng đó là câu văn hay. Với cụm từ bao
nhiêu, bấy nhiêu đã nói lên sự cống hiến không mệt mỏi của cô giáo.
Với cách viết chân thật, sự quan sát tinh tế, em đã tả sự vật như cái nó vốn có,
không cách điệu, sáo rỗng và biết liên tưởng.
màu tóc bạc đến bụi phấn - trang vở...
*Đọc bài có đoạn văn hay: Với bài này tôi thường chọn đoạn văn có cấu trúc ngữ
pháp chặt chẽ, có sự liên kết ý tốt và có cách viết giàu hình ảnh để đọc và phân tích
cho học sinh cảm nhận đoạn văn hay.
Ví dụ:
Cảnh rừng núi bây giờ đã thấy rõ hơn, em đã nhìn thấy những tán lá thông
xanh mướt, những chùm quả thông nâu, to nhỏ đẹp mắt.Dưới tán lá xanh dày đặc
ấy, thấp thoáng một mái chùa cổ kính. Rồi Thiền Viện Trúc Lâm hiện ra trước mắt
em với mái vòm cong cong, với sự tĩnh lặng giữa thiên nhiên. Em bỗng chùn bước
trước vẻ uy nghi của nó.


12


Đoạn văn được viết theo lối miêu tả từ xa đến gần, rồì gần nữa làm nổi bật vẻ
đẹp uy nghi, tĩnh lặng giữa rừng thông của ngôi chùa với cấu trúc câu chặt chẽ theo
lối kết nối sự vật làm tăng giá trị gợi cảm rất nhiều…
* Đọc bài văn hay:
Công việc chọn và đọc bài hay tôi luôn làm rất cẩn thận, mỗi bài viết có những
nét khác nhau. Vì thế tôi thường chọn hai bài có cách viết trái ngược nhau nhưng
cùng thể hiện tốt một chủ đề.
Phần này tôi thường tự mình đọc cho học sinh nghe. (đọc nhấn giọng ở những
câu hay, đọc lại đoạn hay, ý hay và sáng tạo).
Sau phần đọc bài tôi phân tích cấu trúc bài, cấu trúc đoạn để giúp học sinh nắm
được cấu trúc chặt chẽ của bài văn. Từ đó các em học cách viết của bạn.
Sau mỗi lần đọc câu văn, đoạn, bài văn hay tôi đều khen ngợi học sinh để động
viên khích lệ các em.
Ngoài ra để khuyến khích học sinh yếu và học sinh trung bình, tôi thường chọn
một số bài viết của các em để đọc và so sánh với bài viết tốt, chọn ra điểm tốt để khen
ngợi và động viên các em. Việc này cũng phần nào động viên học sinh trung bình và
học sinh khá rất nhiều. Thông qua việc làm này đã tạo sự hứng thú trong tiết học và là
điểm tựa cho các em vươn lên trong bài viết sau.
 Tâm sự với học sinh :
Tâm sự với học sinh là để tạo sự gần gũi từ đó mà động viên mà khích lệ các
em, đây là việc làm rất cần thiết.
Bao giờ cũng vậy, sau khi đọc bài tôi thường hỏi học sinh một vài câu hỏi :
Em có cảm giác gì khi nghe bài viết của bạn?
Em thích nhất câu nào? đoạn nào? vì sao?
Qua việc trả lời của học sinh sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn bài viết, cách
viết của bạn và qua đó các em học được cách viết của bạn, học một cách tự nhiên về
phương pháp, điều vốn rất khó đối với học sinh. Đó là cách củng cố bài của tôi.

C. KẾT LUẬN.
Muốn có chất lượng giáo dục học sinh cao, người giáo viên tiểu học ngoài lòng
yêu nghề, mến trẻ tâm huyết với sự nghiệp trồng người thì người giáo viên phải
không ngừng tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với
đối tượng học sinh.Luôn trau rồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Dạy học Tập làm văn ở Tiểu học là một vấn đề rất khó. Việc hướng dẫn cho
học sinh kiến thức, kĩ năng dùng từ, viết câu, viết đoạn vô cùng quan trọng. Để dạy
13


tốt phân môn Tập làm văn Giáo viên phải tổ chức các việc làm cụ thể để tác động tới
học sinh một cách tốt nhất để các em tiếp thu, lĩnh hội kiến thức nhanh và đúng. Vậy
nên tiết dạy Trả bài viết phải được xây dựng thành một hệ thống lô gic thì khi thực
hiện tiết dạy sẽ đạt kết quả cao.... Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải sử
dụng khéo léo các phương pháp và các hình thức dạy học khác nhau để có thể phát
huy được tính tích cực và tạo sự hứng thú, lôi cuốn các em vào quá trình học tập. Giáo
viên gần gũi học sinh, phối kết hợp tốt mối quan hệ giữa gia đình học sinh cùng uốn
nắn dạy bảo các em. Kiên trì, luôn sáng tạo tìm tòi những phương pháp dạy học mới,
phù hợp với trình độ và đối tượng học sinh ; phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của mỗi
cá nhân học sinh để có biện pháp phù hợp. Với học sinh nên khen nhiều hơn chê, động
viên các em kịp thời để tạo sự phấn chấn, ham học cho các em từ đó nâng cao hiệu quả
dạy học.
Trên đây là một số biện pháp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá trình
giảng dạy. Mong rằng nhận được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí để giúp tôi hoàn
thiện hơn, tự tin hơn khi dạy tiết Trả bài viết của phân môn Tập làm văn.

Nghĩa Phú, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Người viết

14



15


Phòng Giáo dục và đào tạo nghĩa đàn
trờng tiểu học nghĩa phú

*** ***

MT S BIN PHP S DNG KHI DY TIT TR BI VIT
TRONG PHN MễN TP LM VN LP 5

Môn: Tiếng Việt

Năm học: 2010 - 2011

Họ và tên:
Giáo viên trờng tiểu học nghĩa phú
16


Tæ chuyªn m«n: 4,5

17



×