Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập Làm Văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.43 KB, 46 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO DUY XUYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 DUY PHƯỚC
   
Tác giả : TRẦN THỊ THOẠI
Chức vụ : Giáo viên
Kiêm nhiệm : Chủ tịch công đoàn
Năm học : 2012 – 2013
1

I. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 5
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
Đầu năm học 2012-2013, thực hiện việc luân chuyển giáo viên qua các
khối lớp, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5. Đây là năm đầu tiên dạy
khối lớp này nên tôi biết rằng phải sẵn sàng đối mặt với nhiều khó khăn trong
dạy học, bởi lớp 5 là lớp thứ hai trong giai đoạn học tập sâu, số môn học nhiều
hơn, lượng kiến thức tăng nhiều, các em tiếp tục học các bài về lí thuyết một
cách có hệ thống chứ không còn là làm quen dưới hình thức luyện theo mẫu
từng mảng nhỏ như ở lớp 2-3, nhất là trong môn Tiếng Việt.
Sau khi tìm hiểu thực trạng và khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh
lớp 5B, nhận thấy yên tâm với chất lượng môn Toán của các em có khả quan
hơn là môn Tiếng Việt nên tôi xác định năm nay sẽ tập trung rèn kĩ năng viết
văn cho học sinh đại trà trong lớp và kĩ năng viết văn cho một số em có khá -
giỏi trong lớp có khả năng học nâng cao hơn so với chuẩn tối thiểu.
Kĩ năng viết văn của học sinh tiểu học là kết quả tổng hợp kiến thức của
nhiều phân môn không chỉ trong môn Tiếng Việt và là kết quả của nhiều kĩ
năng như nghe, nói, đọc, viết, cảm thụ văn học… Để đạt được mục tiêu đó, tôi
đã nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp có tính tổng hợp và thiết thực để tổ
chức cho học sinh rèn luyện một cách có ý thức và đã đạt được một số kết quả


khả quan. Tôi xin được đúc kết kinh nghiệm sau khi thực nghiệm đề tài : “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng Tập làm văn lớp 5” để Hội đồng nghiên cứu
khoa học các cấp xem xét.
2. Phạm vi nghiên cứu: Tập làm văn lớp 5 gồm 67 tiết, trong đó văn
miêu tả chiếm 45 tiết, còn 22 tiết chủ yếu là các dạng văn bản khác như báo
cáo thống kê, đơn, thuyết trình, tranh luận, biên bản, chương trình hoạt động,
chuyển đoạn văn thành kịch Trong đề tài này, tôi đi sâu vào các biện pháp
rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh.
3. Đối tượng thực nghiệm:
Học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước, năm học 2012 -
2013.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Theo U-sin-xki: “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người
xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế
giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ
này”. Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời
sống mỗi con người. Với cộng đồng, đó là một công cụ để giao tiếp và tư duy.
2

Theo tài liệu tập huấn thay sách, để tiếng mẹ đẻ trở thành công cụ đắc lực
như thế, việc dạy Tiếng Việt phải nhằm vào cả hai chức năng của ngôn ngữ
(công cụ tư duy và công cụ giao tiếp); phải chú trọng vào cả bốn kĩ năng (nghe,
nói, đọc, viết); phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao tiếp.
Trong tác phẩm “Dạy Tập làm văn ở Tiểu học” - Tiến sĩ Nguyễn Trí viết:
“Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc dạy
học Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Đây là nơi tiếp nhận và cũng là nơi
luyện tập càng ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức các phân môn
trên. Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hơp, là nơi trình bày kết quả đích
thực nhất của việc học Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ). Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì
quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng

đồng, đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ lại càng
có vai trò quan trọng hơn.”
Gần đây, trong buổi giảng về “Phương pháp dạy học” vào ngày
13/3/2013, khi bàn về tầm quan trong của việc sử dụng ngôn từ, Giáo sư Ngô
Bảo Châu – một người nổi tiếng thế giới về Toán cao cấp – nhưng ông vẫn
khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng viết lách, kĩ năng diễn đạt ý tưởng:
"Những gì mình nói, mình viết phải diễn đạt một cách mạch lạc
nhất, không dùng sáo từ, không dùng từ thừa", GS Ngô Bảo Châu
nói.
Ảnh: Hoàng Thùy.
3

- Là người nghiên cứu về toán nhưng từng viết sách và rất chăm chút khi
sử dụng câu từ, ông đánh giá thế nào về việc Bộ GD&ĐT cho thí sinh dự thi vào
10 trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật không phải thi môn Văn?
- Tôi chưa rõ lắm về quyết định của Bộ nên nếu suy luận có thể hồ đồ. Tôi
nghĩ rằng tất cả người làm khoa học và nghệ thuật, việc chăm chút câu từ là vô
cùng quan trọng. Những gì mình nói, viết ra phải tự đặt chuẩn để nỗ lực diễn đạt
một cách mạch lạc nhất, không dùng sáo từ, không dùng từ thừa. Điều đó không
chỉ tôn trọng bạn đọc, người đối thoại mà còn thể hiện sự tôn trọng chính mình.
Việc lựa chọn câu từ thích hợp, diễn đạt mạch lạc sẽ làm cho tư duy sáng
sủa hơn. Ngôn ngữ quyết định suy nghĩ của mình và những người tự bằng lòng
với cách diễn đạt mập mờ, ề à thì suy nghĩ cũng không được tốt lắm.
(Báo VnEpress ngày 13/3/2013)
Các đơn vị của ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu ở tiểu học được dạy trong
hoạt động giao tiếp. Từ được xem xét khi nó tham gia tạo cụm từ, tạo câu
Đoạn văn không chỉ được xem xét trong quan hệ với các câu mà còn được xem
xét trong quan hệ với các đoạn khác của bài văn. Các từ, câu, đoạn trong bài
văn lại được xem xét, tìm hiểu trong mối quan hệ với mục đích và nội dung giao
tiếp, trong quan hệ với nhân vật và các tình huống giao tiếp. Từ đó học sinh hiểu

được không chỉ cấu tạo, đặc điểm mà còn hiểu được ý nghĩa tác dụng của các
đơn vị tiếng Việt trên trong quá trình giao tiếp.
Kiến thức về từ, câu, dấu câu phải được rút ra qua phân tích các mẫu lời
nói: Các bài thực hành kĩ năng cần tuân thủ yêu cầu luyện tập theo hệ thống các
thao tác của hoạt động nói năng (xác định yêu cầu, lập dàn ý, viết đoạn và bài,
kiểm tra và sửa chữa lời nói, bài viết ); xây dựng hệ thống bài tập phản ánh cơ
chế sản sinh và lĩnh hội lời nói thông qua các tình huống giao tiếp
Chính vì thế, Bộ GD&ĐT yêu cầu người giáo viên tiểu học cần ghi nhớ
và thường xuyên thể hiện 3 quan điểm khi tổ chức dạy học tiếng Việt là: quan
điểm giao tiếp – quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh. (SGV Tiếng Việt 5/1, trang 5 - 8)
Mục đích cuối cùng của việc dạy học phân môn Tập làm văn ở trường
tiểu học là tổ chức cho học sinh được thực hành, vận dụng các kiến thức mang
tính tổng hợp từ các phân môn như tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, thông qua
việc thực hiện dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý một cách trôi chảy, mạch lạc để hình
thành nên đoạn văn, phát triển thành bài văn hoàn chỉnh.
Để đạt được điều đó, tôi thấy rằng mình phải biết tổ chức cho học sinh
được hoạt động dưới nhiều biện pháp mang tính đồng bộ và lồng ghép một cách
thường xuyên trong từng tiết học, nghĩa là tổ chức cho học sinh hoạt động gì
4

cũng đều đặt yếu tố diễn đạt bằng ngôn ngữ giao tiếp lên trên hết để trau dồi tư
duy ngôn ngữ.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Lớp 5B của tôi năm nay được hình thành do gộp số học sinh lớp 4A, 4B
và một số học sinh 4C lại. Tổng số hs đầu năm: 32 / 16 nữ. Trong đó:
Học đúng độ tuổi: 31/32
Số hs con gia đình cán bộ, công chức: 03 em
Số hs con gia đình lao động nông nghiệp: 29 em
Số em ở với ông bà (vì không có cha mẹ hoặc cha mẹ đi làm ăn xa): 03 em

* Ngày 06/9/2012, Tổ Chuyên môn thống nhất ra đề khảo sát đầu năm
nay về Tiếng Việt (Chính tả và Tập làm văn) như sau:
Trường Tiểu học ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Số 1 Duy Phước Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Thời gian làm bài: 60 phút
I Chính tả: (5 điểm – Thời gian 20 phút)
1. Điền vào chỗ dấu chấm (1,5 điểm):
a) s hay x:
- nhỏ íu, dòng ông, giọt ương, xôn ao.
b) d hay gi:
- cảm ác, hung ữ, ận hờn, gian ối.
c) êu hay iêu:
- kì d , m tả, đ đặn, k gọi.
2. Nghe – viết (3,5 điểm)
Đường đi Sa Pa (từ Hôm sau đến hết)
II. Tập làm văn (5 điểm - Thời gian 40 phút)
Tả một con vật nuôi trong nhà.
* Kết quả khảo sát đầu năm lớp 5B:
Môn TS G (9-10) K (7-8) TB (5-6) Y (3-4) Kém (1-2)
SL % SL % SL % SL % SL %
Viết 32 6 18,1 9 28,1 12 37,5 5 15,6
Toán 32 9 28,1 10 31,2 11 34,4 2 6,3
Sau vài tuần đầu dạy học ở lớp và qua bài khảo sát chất lượng đầu năm,
tôi nhận thấy nhiều học sinh trong lớp của tôi còn mắc khá nhiều lỗi chính tả
bình thường, một số em viết chữ chưa ngay ngắn, viết câu văn chủ yếu là đủ hai
thành phần chủ vị chứ chưa biết mở rộng câu, ý tưởng và vốn từ còn nghèo. mắc
nhiều lỗi diễn đạt, chưa biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh,
nhân hóa đã học vào bài làm, dù 2 biện pháp này các em đã được học từ lớp 2,
lớp 3


5

Tôi lập riêng danh sách học sinh giỏi và danh sách học sinh còn yếu trong
sổ chủ nhiệm để theo dõi sự tiến bộ theo từng giai đoạn kiểm tra định kì (xin
xem bảng thống kê ở trang 12).
Các hạn chế trên của học sinh chủ yếu là chưa có kĩ năng nghe – nhớ
được cả câu hoặc cụm từ cần viết. Các em này cũng có biểu hiện yếu trong kĩ
năng tập đọc và từ đó cũng yếu cả về kĩ năng viết văn. Còn các học sinh đạt
điểm Khá – Giỏi thì cũng cần quan tâm đến kĩ năng mở rộng kĩ năng dùng từ
gợi tả, gợi cảm, các thành phần phụ trong câu như trạng ngữ, hô ngữ, định ngữ,
bổ ngữ dưới hình thức “luyện theo mẫu” để có những câu văn diễn đạt ý tưởng
rõ ràng, trau chuốt hơn. Đó là những vấn đề mà tôi xác định phải quan tâm cho
học sinh.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Từ thực trạng rút ra trong quá trình giảng dạy và khảo sát chất lượng đã
phân tích ở trên, để thực nghiệm có kết quả, tôi tiến hành các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nghiên cứu chương trình Tập làm văn lớp 5 theo
“hướng dẫn điều chỉnh dạy học” của Bộ GD&ĐT:
Từ đầu năm học 2012 – 2013, trong chương trình phân môn Tập làm văn
lớp 5, Bộ GD đã hướng dẫn điều chỉnh giảm tải một số bài như sau:

Tuần Tên bài dạy Điều chỉnh
9
TLV: Luyện tập thuyết trình tranh luận (trang 91,
tập 1)
Không làm bài tập
2
16 TLV: Làm biên bản một vụ việc (trang 161, tập 1) Không dạy
25 TLV: Tập viết đoạn đối thoại (trang 77, tập 2)
Chọn nội dung gần

gũi với học sinh để
luyện tập kĩ năng
đối thoại.
29 TLV: Tập viết đoạn đối thoại (trang 113, tập 2)
Chọn nội dung gần
gũi với học sinh để
luyện tập kĩ năng
đối thoại.
Như vậy, trong 66 tiết Tập làm văn trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5,
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo không dạy 1 tiết và điều chỉnh một số bài tập như trên,
còn lại 66 tiết gồm các kiểu bài như sau:
Báo cáo thống kê: 02 tiết
Đơn từ : 3 tiết
Thuyết trình, tranh luận: 02 tiết
Biên bản: 03 tiết (có tiết giảm tải theo chương chình của Bộ GD)
Chương trình hoạt động: 03 tiết
6

Chuyển đoạn văn thành kịch: 03 tiết
Tập viết đoạn hội thoại: 03 tiết
Ôn tập văn kể chuyện: 03 tiết
Miêu tả: 45 tiết
Trong 45 tiết văn miêu tả, tôi nhận thấy có 3 loại bài được phân bố như sau:
Miêu tả đồ vật: 04 tiết (bắt đầu văn miêu tả từ tuần 14 đến tuần 21)
Miêu tả cây cối: 03 tiết (từ tuần 21 đến tuần 28)
Miêu tả con vật: 03 tiết
Miêu tả cảnh: 18 tiết
Miêu tả người: 17 tiết
Miêu tả cảnh (từ tuần 29 đến tuần 34).
Ba loại văn miêu tả trên là cơ sở để lên lớp 6 học sinh sẽ học văn tả cảnh

và tả người, vì tôi đã tham khảo sách Ngữ văn lớp 6 để tìm sự tương đồng và
khác biệt giữa 2 khối lớp 5 và 6 và thấy kết quả như sau:
TÍNH TÍCH HỢP - ĐỒNG TÂM GIỮA TV LỚP 5 VỚI NGỮ VĂN LỚP 6
Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự.
Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả. (Đã học ở lớp 4-5)
Tiết 83,84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong
văn miêu tả. (Đã học ở lớp 4-5, lên lớp 6 nâng cao hơn)
Tiết 92: Phương pháp tả người. (Đã học ở lớp 5)
Tiết 116: Trả bài kiểm tra Văn. Bài Tập làm văn tả người.
Tiết 121, 122: Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo. (Đã học ở lớp 4-5,
lên lớp 6 nâng cao hơn)
Tiết 124: Viết đơn (đã học ở lớp 5, lên lớp 6 nâng cao hoàn thiện hơn)
Trên cơ sở tìm hiểu phân phối chương trình, tôi thấy điểm chung nhất của
Tập làm văn lớp 5 với lớp 6 về các loại bài miêu tả, có thể kế thừa, bổ sung hiệu
quả cho nhau là:
a) Bố cục các loại bài miêu tả đều giống nhau, đều có 3 phần là Mở bài –
Thân bài – Kết bài.
b) Trong mỗi loại bài miêu tả trên, loại nào cũng có một số tiết giống
nhau như:
- “Luyện tập mở bài trực tiếp / gián tiếp”;
- “Luyện tập kết bài mở rộng / không mở rộng”;
- “Lập dàn ý của bài văn miêu tả cho sẵn”;
- “Viết một đoạn văn miêu tả…”
c) Trong mỗi loại bài ở phân môn tập làm văn lớp 5, tôi thấy luôn có một
số bài văn ở phân môn Tập đọc có cùng thể loại để hỗ trợ dạy lí thuyết và minh
họa cho việc dạy tập làm văn cho học sinh. Ví dụ:
Tuần Trong phân môn Tập đọc có bài Hỗ trợ cho Tập làm văn
về:
7


1 Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tả cảnh vật
2 Sắc màu em yêu Tả cảnh vật
5 Một chuyên gia máy xúc Tả người
7 Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Tả cảnh
8 Kì diệu rừng xanh Tả cảnh vật
8 Trước cổng trời Tả cảnh vật
9 Đất Cà Mau Tả cảnh
11 Chuyện một khu vườn nhỏ Tả cảnh
12 Mùa thảo quả Tả cảnh
15 Về ngôi nhà đang xây Tả cảnh
21 Tiếng rao đêm Tả người
22 Tả cảnh Tả cảnh
25 Phong cảnh đền Hùng Tả cảnh
25 Cửa sông Tả cảnh
26 Hội thổi cơm ở Đồng Văn Tả cảnh
27 Tranh làng Hồ Tả cảnh
27 Đất nước Tả cảnh
29 Một vụ đắm tàu Tả cảnh
30 Tà áo dài Việt Nam Tả đồ vật
32 Những cánh buồm Tả cảnh
Biện pháp 2: Lồng ghép củng cố kiến thức về Từ và câu, Cảm thụ
văn học qua mỗi bài Tập đọc, Học thuộc lòng lớp 5:
Đây không phải là việc chỉ dành cho học sinh giỏi mà rất cần cho học
sinh đại trà có dịp thực hành củng cố kiến thức đã học trong phân môn Luyện
từ và câu trong tuần hoặc của các tuần trước đó. Việc này được tiến hành ngay
từ đầu năm và bài nào tôi cũng làm như thế.
Ví dụ, vào ngày 20/8/2012, tiết 1 bài Tập đọc đầu tiên của lớp 5 là: “Thư
gửi các học sinh”, chúng tôi chọn vài câu để hỏi nhằm củng cố kiến thức về
“Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ” mà các em mới được học ở các tuần cuối lớp 4:
+ Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

a) Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các
em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
(Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em
một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.)
b) Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu
được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
8
TN
CN
TN
VN

(Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu
được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.)
Vào ngày 22/8/2012, khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, tôi
hỏi để củng cố về “Từ đồng nghĩa” mà các em vừa học ở tuần 1:
+ Tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu vàng có trong bài ?
(vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn,
vàng mượt).
Ngày 04/9/2012, sau khi dạy bài “Mở rộng vốn từ: Tổ quốc”, vì ngữ liệu
trong sách giáo khoa quá ít ỏi nên để mở rộng, củng cố, tôi viết sẵn bài tập sau
trên bảng phụ để học sinh thực hành:
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với Tổ quốc và đặt câu với các từ vừa tìm
được.
Đáp án: Các từ cùng nghĩa với Tổ quốc là: Quê cha đất tổ, quê hương bản
quán, quê mẹ, nơi chôn rau cắt rốn,
- Quê hương: Quê hương em ở tận ngoài Bắc.
- Quê hương bản quán: Dù đi đâu xa, chúng tôi vẫn luôn nghĩ về quê
hương bản quán của mình.
- Quê mẹ: Xa xứ, người ta thường nhớ về quê mẹ.

- Nơi chôn rau cắt rốn: Bố em nói: “Tết này bố sẽ đưa cả nhà về thăm nơi
chôn rau cắt rốn của mình.”
Hoặc ngày 11/9/2012, trong tiết dạy bài tập đọc “Lòng dân”, sau khi
hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung xong, tôi hỏi thêm một câu để củng cố về vốn từ
Tổ quốc: Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng ?
Đáp án: Từ bắt đầu bằng tiếng đồng: đồng bào, đồng chí, đồng lòng, đồng
hương, đồng thời, đồng bọn, đồng ca, đồng cảm, đồng điệu, đồng dạng, đồng
hành, đồng đội, đồng tình, đồng nghĩa, đồng môn, đồng loạt, đồng nghiệp, đông
tâm, đồng khởi, đồng diễn,
Các từ trên chưa xuất hiện trong bài “Từ đồng nghĩa” nên nó giúp củng
cố, mở rộng kiến thức một cách vừa sức cho học sinh”, chỉ tốn 1 phút mà đạt
hiệu quả cao.
* Về cảm thụ văn học: Tôi và các học sinh giỏi cùng sử dụng tên sách
nâng cao là “Rèn kĩ năng Cảm thụ thơ văn Tiểu học 5” của tác giả Tạ Đức Hiền
– Nguyễn Việt Nga – Phạm Đức Minh.
- Ngày 10/10/2012, khi dạy bài Hạt gạo làng ta, tôi ra bài cho học sinh
giỏi làm vào vở riêng: Trong bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, nhà
9
TN TN
CN
VN

thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên
công trường sông Đà như sau:
Lúc ấy, cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất ? Hình ảnh ấy cho ta thấy ý nghĩa

gì sâu sắc ?
- Ngày 28/11/2012, khi dạy bài Hạt gạo làng ta, tôi ra bài cho học sinh
giỏi làm vào vở riêng: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có
viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào ? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi
cho em những suy nghĩ gì ?
- Ngày 12/11/2013 khi dạy bài Mùa thảo quả, tôi cho học sinh giỏi làm
bài tập sau: Trong bài Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm
trong thảo quả như sau:
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền
núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.
Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương
thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm
của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
- Ngày 14/11/2012, khi dạy bài Hành trình của bầy ong, tôi ra bài cho
học sinh giỏi làm vào vở riêng: Kết thúc bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ
Nguyễn Đức Mậu có viết:
Bầy ong giữ hộ cho người
10


Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp
đẽ ?
Với mỗi câu trên, tác giả có phần gợi ý trả lời rất dễ hiểu. Tôi cho học
sinh khá giỏi đọc trong lúc học sinh diện Yếu, Trung bình, rèn đọc bài Tập đọc,
rồi yêu cầu học sinh cất sách tự diễn đạt nội dung trả lời theo cách của mình
vào vở dành riêng cho học bồi dưỡng. Có thể nói tiết tập đọc nào tôi cũng
nghiên cứu, tìm một vài câu trong sách Tiếng Việt nâng cao để lồng ghép để
giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học. Đồng thời tôi cũng thường xuyên
theo dõi lúc chấm chữa bài các học sinh giỏi để các em thấy được mức tiến bộ
của mình, đồng thời tôi cũng phát hiện được những kiến thức nào học sinh còn
chưa vững, những kiến thức nào các em đã khắc sâu mà có điều chỉnh hoặc bổ
sung các bài tập phù hợp.
Tương tự như thế, bài Tập đọc – Học thuộc lòng nào từ tuần 1 đến tuần
29 này tôi cũng tìm các ngữ liệu về từ và câu để lồng ghép hướng dẫn học sinh
ôn tập để củng cố và vận dụng vào Tập làm văn. Xin xem các nội dung ở Phụ
lục 1 trang 32 do tôi tự soạn để lồng ghép củng cố được đính kèm ở cuối đề tài.
Biện pháp 3: Làm giàu vốn từ cho học sinh:
Trong phân môn Tập đọc: Theo nội dung tập huấn thay sách, có 7 biện
pháp để cung cấp từ cho học sinh là:
1. Trực quan (bằng hình vẽ, tranh ảnh, vật thật)
2. Dùng động tác: ví dụ GV đứng nghiêm lúc giảng từ "nghiêm", hoặc cho một
học sinh làm động tác "sút bóng" lúc giảng từ "sút bóng"
3. Dùng vật thật, người thật - còn gọi là "trực quan sống"
4. Tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giảng. Ví dụ: Muốn giảng từ
"hối hả", GV cho HS tìm từ trái nghĩa (hoặc cùng nghĩa) với "hối hả". Nếu HS
tìm được từ "chậm rãi, đủng đỉnh " xem như đã hiểu từ "hối hả".
5. Dùng ví dụ, liên hệ thực tế hoặc nêu tình huống để minh hoạ cho từ cần giảng.
Ví dụ muốn giảng từ "nhẫn tâm" thì GV có thể nêu việc “con đuổi mẹ già ra
sống ở vỉa hè” vừa đăng trên báo để hs thấy người con “nhẫn tâm”.

6. Đặt câu với từ cần giảng, nếu HS dùng từ đó một cách phù hợp trong câu thì
xem như đã hiểu từ đó.
7. Định nghĩa theo từ điển, thường thoát li ngữ cảnh và thường dẫn học sinh đi
từ khái niệm khó hiểu nầy đến khái niệm khó hiểu khác.
Học sinh lớp 5 đã có vốn từ và vốn sống khá hơn các lớp 1-2-3-4 nên tôi
đã ưu tiên áp dụng biện pháp 4 và nhất là biện pháp 6 đã nêu trên để cung cấp từ
chủ điểm cho học sinh nhằm giúp học sinh có dịp rèn luyện “sản sinh ngôn bản”
là câu. Khi chọn từ, tôi thường chọn các từ ghép văn hóa hoặc từ láy mà học
sinh chưa được học trong Luyện từ và câu chứ không chọn những từ quen thuộc
11

mà các em đã từng sử dụng ở lớp 2-3-4 như “học sinh, chăm chỉ, siêng năng,
chuyên cần…”
Ví dụ trong bài tập đọc “Thư gửi các học sinh” ngày 20/8/2012, tôi không
hỏi học sinh “tưởng tượng là gì?” theo cách định nghĩa mà tôi yêu cầu học sinh
đặt câu với từ như: tưởng tượng; tựu trường; học hành; nước nhà ;…
Học sinh đặt câu như thế là các em đã sản sinh ra một sản phẩm của riêng
mình và có ích cho việc sử dụng vào bài tập làm văn.
Những việc như vừa nêu đem lại hiệu quả tổng hợp và thiết thực cho học
sinh đại trà trong việc rèn kĩ năng viết văn hơn là bắt học sinh tìm đại ý hoặc tổ
chức các trò chơi chỉ có vài học sinh giỏi tham gia. Nếu em yếu không trả lời
được thì tôi yêu cầu em đó nhắc lại câu trả lời đúng của bạn, cũng có tác dụng
nhất định.
Biện pháp 4: Biện pháp dạy học cá thể hóa cho nhóm đối tượng học
sinh giỏi:
Để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh đạt hiệu quả, tôi thấy rằng ngoài các
biện pháp chung cho các đối tượng trong lớp, tôi phải có thêm các biện pháp
dạy học cá thể hóa cho phù hợp đối tượng, đảm bảo em nào cũng được học theo
tinh thần “sức 9 học 10”, tránh dạy cái quá khó cho học sinh Trung bình – Yếu
hoặc tránh dạy cái quá dễ cho học sinh Khá-Giỏi. Nhưng cũng không thể chia

lớp thành quá nhiều nhóm đối tượng, nên tôi chia học sinh trong lớp thành 3
nhóm là “nhóm A” (Giỏi) – “nhóm B” (TB-Khá) và “Nhóm C” (Yếu).
Qua vài tuần dạy học và khảo sát chất lượng đầu năm, tôi xác định được
07 em có năng lực tự học tốt, có thể bồi dưỡng nâng cao (nhóm A), gồm:
STT Họ và tên học sinh Đặc điểm
1 Lê Trung Tài Giỏi đều 2 môn TV & Toán
2 Hồ Thị Lan Giỏi đều 2 môn TV & Toán
3 Phạm Đình Nam Giỏi Toán; cần rèn kĩ năng viết văn
4 Lê Đức Tuấn Giỏi Toán; cần rèn kĩ năng viết văn
5 Nguyễn Thị Thanh Trà Giỏi Toán; cần rèn kĩ năng viết văn
6 Nguyễn Thị My My Giỏi Toán; cần rèn kĩ năng viết văn
Danh sách 5 học sinh yếu (nhóm C), gồm:
STT Họ và tên học sinh Đặc điểm
1 Nguyễn Tam Hiếu Yếu đều 2 môn TV & Toán
2 Lê Hoàng Linh Yếu đều 2 môn TV & Toán
3 Nguyễn Quốc Huy Yếu Tiếng Việt; cần rèn kĩ năng viết văn
4 Hứa Văn Trường Vũ Yếu Tiếng Việt; cần rèn kĩ năng viết văn
5 Lê Đại Tới Yếu Toán; cần rèn kĩ năng viết văn
12

Hiện nay, sách Tiếng Việt nâng cao lớp 5 có nhiều loại đang lưu hành
như:
1. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 (Trần Mạnh Hưởng – Lê Hữu
Tỉnh (NXB Giáo dục)
2. Tiếng Việt nâng cao 5 (Lê Phương Nga – Trần Thị Minh Phương – Lê
Hữu Tỉnh (NXB Giáo dục)
3. Những bài văn hay lớp 5 (Trần Đức Niềm – Lê Thị Nguyên)
4. 155 Bài làm văn hay Tiếng Việt 5 (NXB TPHCM của nhiều tác giả)
5. Rèn kĩ năng Cảm thụ thơ văn Tiểu học 5 (Tạ Đức Hiền – Nguyễn Việt
Nga – Phạm Đức Minh)

Để tránh quá tải cho học sinh và nhất là giáo viên và học sinh giỏi phải
cùng sách thì GV mới dễ tổ chức, nên tôi chọn quyển “Tiếng Việt nâng cao 5”
của Lê Phương Nga – Trần Thị Minh Phương – Lê Hữu Tỉnh biên soạn vì đó
cũng là các tác giả viết sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học hiện hành.
Ví dụ: Ngày 21/8/2012, trong tiết 1 tuần 1 của phân môn Luyện từ và câu
lớp 5 là bài: “Từ đồng nghĩa”, tôi củng cố kiến thức qua bài tập sau:
+ Câu 2: Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hỏa, xe hỏa, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, nhỏ bé, rộng, rộng rãi, bao
la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát
ngát, mênh mông.
Đáp án: Các nhóm từ đồng nghĩa:
a) Chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên
b) Tàu hỏa, xe hỏa, xe lửa
c) Máy bay, phi cơ, tàu bay
d) Ăn, xơi, ngốn, đớp
e) Nhỏ, nhỏ bé, loắt choắt, bé bỏng
g) Rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông.
Ngày 23/8/2012, trong tiết 1 tuần 2, khi dạy bài “Luyện tập về từ đồng
nghĩa”, sau khi học chung phần lý thuyết, tôi viết bài tập sau trên bảng phụ để
học sinh thực hành thêm để củng cố nội dung Sách giáo khoa:
+ Câu 2: Tìm các từ đồng nghĩa:
a) Chỉ màu xanh c) Chỉ màu trắng
b) Chỉ màu đỏ d) Chỉ màu đen
Đáp án: Các từ dồng nghĩa:
a) Chỉ màu xanh: xanh, xanh xanh, xanh lơ, xanh lam, xanh biếc, xanh da
trời, xanh nước biển, xanh ngát, xanh ngắt, xanh rờn, xanh mướt
b) Chỉ màu đỏ: đo đỏ, đỏ cờ, đỏ au, đỏ chói, đỏ chóe, đỏ chót, đỏ hoe, đỏ
hỏn, đỏ lòm, đỏ ới ,đỏ quạch, đỏ rực, đỏ ửng
c) Chỉ màu trắng: trăng trắng, trắng trẻo, trắng tinh, trắng ngà, trắng nõn,
trắng phau, trắng lóa, trắng xóa, trắng toát, trắng muốt

d) Chỉ màu đen: đen đen, đen kịt, đen đúa, đen thui, đen ngòm, đen
nhánh, đen đủi (Xin xem phụ lục 2 – trang 36)
13

Biện pháp 5: Rèn viết câu sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và
nhạc điệu:
Trong phân môn Tập làm văn, tôi rèn cho học sinh cho học sinh kĩ năng
viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
Từ cách dẫn dắt, gợi mở của giáo viên và từ một ý cho trước hay từ một
câu đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), giáo viên hướng dẫn học sinh tập mở
rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ ngữ,
động từ, tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh,… Sử dụng các hình ảnh,
chi tiết sinh động biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh,
điệp từ, điệp ngữ, hoán dụ, phóng đại,… làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn
văn, thêm cụ thể, sống động giúp người đọc như cùng cảm nhận với mình.
Yêu cầu rèn luyện kĩ năng này có thể thực hiện ở các tiết học luyện từ và
câu hoặc tiết trả bài tập làm văn. Bài tập luyện viết câu sẽ giúp học sinh có ý
thức viết văn ngày càng chặt chẽ về ý tứ, sinh động, giàu xúc cảm,…từ đó giúp
các em thêm hứng thú học tập môn tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm
văn nói riêng. Sau đây là một số ví dụ (bài tập) về cách dùng từ, viết câu văn
sinh động mà tôi thường xuyên hướng dẫn các em thực hiện:
*Bài tập 1: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc
bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật:
- Bông hoa hồng xinh đẹp.
+ Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm toả hương thơm. (Biện
pháp nhân hoá).
- Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường.
+ Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường tựa
như một đàn bướm xinh tung tăng bay lượn. (Biện pháp so sánh).
- Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, mặt biển trong xanh dậy sóng và

những con thuyền rẽ sóng ra khơi.
+ Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, yêu mặt biển trong xanh dậy sóng
và yêu những con thuyền rẽ sóng ra khơi. (Biện pháp điệp từ).
- Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông, mấy người dân chài thấp thoáng,
vài cánh chim chiều tản mạn bay về tổ.
+ Xa xa, nhấp nhô những cánh buồm trên sông, thấp thoáng mấy người dân
chài, tản mạn vài cánh chim chiều bay về tổ. (Biện pháp đảo ngữ).
14

- Hai bên đường vàng rực hoa cúc.
+ Vàng rực hai bên đường là những thảm hoa cúc. (Biện pháp đảo ngữ).
* Bài tập 2: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ dấu chấm chấm để tạo thành
những câu văn gợi tả, gợi cảm:
- Cổng trường… chúng em vào lớp.
+ Cổng trường đang dang rộng vòng tay đón chúng em vào lớp. (Biện pháp
nhân hoá).
- Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen…
+ Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn, bộ râu rung rung
trắng như cước. (Biện pháp so sánh).
* Bài tập 3: Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ
ngữ, các biện pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi cảm.
- Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng.
+ Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng như một chiếc ô vững chãi che chở cho đàn
con khỏi mưa.
- Chiếc bảng đen xinh xắn.
+ Chiếc bảng đen xinh xắn, mỗi khi chúng em lau, cậu ta nhoè nhoẹt nước
mắt nhưng học hành lại rất chăm chỉ.
- Nụ hoa nở.
+ Nụ hoa chúm chím nở như hớp từng giọt sương.
- Những cánh hoa đung đưa.

+ Những cánh hoa nhỏ xíu đung đưa trong làn gió sớm.
Ngoài cách viết câu, dùng từ, ngữ nêu trên; trong giảng dạy giáo viên cần
hướng dẫn học sinh chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt là đa dạng
về kiểu loại (từ đơn, từ ghép, từ láy), phong phú về ý nghĩa (từ một nghĩa, từ
nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,…), linh hoạt về cách sử dụng (từ dùng
trong sinh hoạt, trong sách vở khoa học, từ địa phương, từ nghề nghiệp,…).
Biện pháp 6: Học tập văn mẫu, lập mạng từ chốt - áp dụng vào thực
hành viết văn:
15

Các bài văn mẫu không những phong phú, đa dạng trong cách mở bài,
thân bài, kết bài mà còn giúp cho học sinh mở rộng, phát triển thêm rất nhiều
các kĩ năng dùng từ đặt câu, xây dựng đoạn văn, sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi tả,
trau chuốt hành văn,
Trước khi tôi nhận lớp 5 này, đa số phụ huynh đã mua cho con mình tất cả
các sách vở, kể cả sách nâng cao Toán và tiếng Việt. Trong số 32 học sinh trong
lớp, có đến 27 em có sách Toán và Tiếng Việt nâng cao. Có thể nói đó là một
thực tế không ngăn cấm được ở địa bàn Trường TH Số 1 Duy Phước.
Lê-nin đã từng dạy : “Không có sách thì không có tri thức ”, tôi thấy các
sách nâng cao Tiếng Việt do các chuyên gia của Bộ Giáo dục biên soạn và nhà
xuất bản Giáo dục phát hành có nội dung rất tốt, nó có thể giúp giáo viên giảm
thuyết giảng, nó là phương tiện để giáo viên tổ chức hoạt động tự học cho học
sinh. Hàng chục bộ sách nâng cao đã được phụ huynh mua cho học sinh, nếu
GV biết sử dụng đúng cách thì nó sẽ có ích cho việc dạy học rất nhiều.
Vì vậy, trước khi làm một đề văn, tôi cho học sinh đọc nhiều lần bài văn
mẫu làm ngữ liệu có ngay trong sách giáo khoa để học được ý tưởng của tác giả,
sau đó chọn khoảng 25 – 30 từ mà em cho là hay ghi ra nháp. (Tôi lưu ý HS nên
chọn viết ra các từ láy, từ gợi tả, gợi cảm mà em thích). Để phát triển kĩ năng
viết văn cho học sinh, tôi yêu cầu các em nhìn mạng từ chốt để tự viết câu, đoạn
văn, bài văn có chứa các từ em cho là hay. Khuyến khích học sinh tự diễn đạt

theo ý mình chứ không nhìn văn mẫu mà viết lại, nhất là tuyệt đối không bắt học
sinh học thuộc văn mẫu. Ví dụ:
- Ngày 18/9/2012, trong tiết 1 tuần 4, khi dạy Tập làm văn bài “Luyện tập
tả cảnh”, sau khi học chung phần lý thuyết, tôi yêu cầu học sinh: “Đọc bài văn
“Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói” và viết ra nháp khoảng 25 – 30 từ em
cho là hay.”
Bài văn mẫu ở sách Những bài văn hay lớp 5 như sau:
“Các cụ ta có câu “Ba tháng biết lẩy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò
biết đi”, cháu Tễu của em cũng đang tuổi tập đi tập nói.
Bé Tễu mới tròn một năm, trông Tễu thật là xinh và bụ bẫm. Mỗi khi Tễu
cười thì nhô bốn cái răng trắng tinh. Những sợi tóc mềm mại như sợi tơ tằm
được cắt tỉa gọn gàng. Đôi mắt Tễu tròn, đen lay láy ẩn dưới đôi lông mày hình
trăng khuyết đen nhạt. Một hôm em sang chơi, bé Tễu cười tít mắt đi đến chỗ
em vẫy đôi tay lũn cũn dễ thương. Tễu rất ngoan, ai bảo gì Tễu cũng nghe theo
và làm đúng cái nấy, nếu có ai gọi thì Tễu lại: “d ạ”, ai bảo Tễu gọi bà thì Tễu
gọi: “b à ơ i” ngọng líu ngọng lô. Tễu ngoan nhưng cũng có nhiều tật xấu,
nào là cắn, làm nũng, ngửa cổ ăn vạ, lúc thì đòi đi chơi, lúc thì đòi bế nhưng
không có ai bế Tễu cả, rồi Tễu khóc được một lúc lại ngừng và lấy đồ chơi ra
16

“xếp xếp” “sắp sắp”. Bé Tễu rất thích đi, cứ thả xuống là cắm đầu cắm cổ
chạy, ngã huỵch thì Tễu lại đứng dậy và đi tiếp. Tễu không bao giờ quậy phá
linh tinh và không nghịch dại làm chết người.
Em rất quý bé Tễu vì bé luôn đem lại những tiếng cười sảng khoái về
hành động, lời nói và Tễu không nghịch dại.”
Em Lan viết mạng từ chốt rút ra từ bài văn trên như sau:
“Ba tháng biết lẩy, ”, bụ bẫm, nhô răng trắng tinh, tóc mềm mại, đen lay
láy, cười tít mắt, ngọng líu ngọng lô, ngoan nhưng có nhiều tật xấu, đòi đi chơi,
cắm đầu cắm cổ, ngã huỵch, không quậy phá linh tinh, tiếng cười sảng khoái.”
Nhìn mạng từ chốt, em Lan ở lớp tôi tự viết thành bài văn sau:

“Ông bà ta thường nói: “Ba tháng biết lẩy, bảy tháng biết bò, chín tháng
lò dò biết đi”, bé Cún con của chú Nam hàng xóm của em đang ở tuổi tập đi tập
nói.
Cún vừa được một tuổi, bé thật bụ bẫm đáng yêu. Bốn cái răng trắng tinh
nhô ra mỗi khi Cún cười. Mái tóc mềm mại như tơ được cắt tỉa gọn gàng ôm lấy
khuôn mặt bầu bĩnh của bé. Đôi mắt Cún tròn, đen lay láy và hàng mi dài uốn
cong một cách tự nhiên. Mỗi khi em sang chơi, bé Cún cười tít mắt rồi vẫy vẫy
đôi tay lũn cũn dễ thương. Cún ngoan lắm, thường bắt chước làm theo. Nếu có
ai gọi thì bé: “D ạ” rất lễ phép, còn nếu ai bảo Cún gọi bà thì Cún gọi:
“b à ơ i” ngọng líu ngọng lô. Cún ngoan nhưng cũng có nhiều tật xấu, nào
là cắn, làm nũng, ngửa cổ ăn vạ, lúc thì đòi đi chơi, lúc lại đòi mẹ bế. Khóc một
lúc là Cún lại lấy đồ chơi ra “sắp sắp” “xếp xếp” trên nền nhà. Khi tập đi, bé
rất thích, cứ cắm đầu cắm cổ mà chạy, ngã huỵch thì Cún lại đứng dậy và đi
tiếp. Cún không bao giờ quậy phá linh tinh và không nghịch dại nguy hiểm.
Em rất quý bé Cún vì bé luôn đem lại những tiếng cười sảng khoái cho
mọi người.”
Cũng với bài văn trên, mạng từ chốt của em Nam như sau:
“xinh - tập nói - tập đi - mắt đen láy - gọn gàng - khuôn mặt bầu bĩnh -
ngoan nhưng hay làm nũng - đòi mẹ bế - thích tập đi - cắm đầu cắm cổ - té ngã -
đứng dậy và đi tiếp - không bao giờ quậy phá - bảo – quý bé.”
Dựa vào mạng từ chốt của mình, em Nam viết thành bài văn:
“Dì của em có một bé trai rất xinh tên là Hoàng Huy. Bé Huy đang ở tuổi
tập nói và đã biết đi tập tễnh. Em không có em ruột nên rất thích bé.
17

Mắt bé tròn to, đen lay láy như hai hòn bi ve. Những sợi tóc mềm mại như
sợi tơ tằm được cắt tỉa gọn gàng. Khuôn mặt bầu bĩnh với làn da trắng hồng
mịn màng. Những khi em đi học về, Huy vừa cười tít mắt vừa chạy ào tới đón
lấy chiếc kẹo kim từ tay em. Bé rất thích chơi trò bán bánh. Bánh làm bằng đất
in trong chén nhựa, đặt vào mấy lá mận rụng trong sân nhà. Bé Huy rất ngoan

nhưng hay làm nũng, hay đòi mẹ bế đi chơi. Bé rất thích tập đi, khi được thả
xuống đất, bé cứ cắm đầu cắm cổ mà chạy. Bị té ngã, bé lại đứng dậy và đi tiếp.
Khi lẫm chẫm đến gần em, bé ào đến trong vòng tay em cười ré lên một cách
thích thú. Tính nghịch ngợm nhưng Huy không bao giờ quậy phá lung tung. Dì
bảo Huy nói tiếng “cha, cha” thì Huy lại nói tiếng “a, a”. Vài ngày sau, dì dạy
Huy tiếng “bà” Huy lại nói là “cha, cha” làm ai cũng phì cười.
Em quý bé Huy như em ruột của mình. Hôm nào bé đi đâu vắng, em nhắc
tên Huy không ngớt làm cha mẹ cũng nhớ theo.”
- Ngày 21/9/2012, trong tiết 2 tuần 4, khi dạy Tập làm văn bài “Tả cảnh
(bài viết)”, sau khi cho học sinh đọc đề , tôi yêu cầu học sinh: “Đọc bài văn “Tả
cơn mưa” và viết ra nháp khoảng 25 – 30 từ em cho là hay.”
Bài văn mẫu:
“Nhìn lũ chuồn chuồn bay là là mặt ao, tôi thầm nghĩ, chắc trời sắp mưa
rồi.
Không có lấy một ngọn gió, cây cối đứng im lìm trong bầu không khí ngột
ngạt. Trời không xanh mà âm u với những đám mây xám nhạt giăng kín nền
trời.
Thế rồi, những cơn gió bất chợt nổi lên. Gió điên cuộng vặt những đám lá
cuốn lên cao rồi vứt tung tóe. Bụi bặm cũng bị gió cuộn tung mù mịt. Sấm ầm ì
phía xa và mây đen ùn ùn kéo tới. Những đám mây nặng nề như muốn vỡ tan
ngay.
Lũ gà nháo nhác tìm nơi trú mưa. Gà mẹ rối rít chạy vào chái bếp, miệng
tục tục không ngớt gọi lũ con. Kiến lũ lượt leo thành hàng lên tường bếp. Mọi
người cũng vội vã thu dọn những dây quần áo phơi ngoài sân.
Mưa. Bắt đầu là những sợi mưa thưa thớt với những giọt mưa to tướng.
Chúng rớt lộp độp, lộp độp trên những tàu lá chuối, rơi thành những vòng sóng
trên mặt ao và những giọt rơi xuống đất liền bị mặt đất hút lấy không còn dấu
vết. Chỉ một lát sau, mưa sầm sập trút xuống. Không còn trông rõ cái gì bởi một
màn mưa dày đặc, trắng xóa bao trùm lên mọi vật. Thỉnh thoảng, một tia chớp
sáng lóe lên. Tiếng sấm nổ ầm ầm. Cây cối trong vườn vặn vẹo trong mưa gió.

Mưa ngớt dần rồi tạnh. Bầu trời sáng và xanh như được một bàn tay thần
kì quét lên một lớp sơn mới. Cầu vồng hiện ra, cong cong, lóng lánh bảy sắc
màu. Cây cối sạch bụi đang hào hứng vươn mình đón lấy những tia nắng ấm áp,
tinh khôi. Ao đầy nước, bè rau muống xanh non mơn mởn những ngọn hồng tía,
mập mạp.
Tôi vui vẻ bước ra bờ ao hái rau muống chuẩn bị cho bữa cơm chiều.
Cơn mưa rào mùa hạ thật đáng yêu phải không các bạn ?”
18

Mạng từ chốt của em Phượng:
“thầm nghĩ – im lìm – không khí ngột ngạt – xám nhạt – giăng kín – điên
cuồng – tung tóe – mù mịt - ầm ì – vỡ tan – nháo nhác – rối rít – tục tục – lũ lượt
– vội vã – sợi mưa – những vòng sóng – sầm sập – dày đặc – tia chớp – vặn vẹo
– bàn tay thần kì – hào hứng – hồng tía.”
Bài văn của em Phượng sau khi học tập cái hay của văn mẫu:
“Trong tự nhiên, mưa nắng lắm khi thất thường. Ngoài trời, những chú
chuồn chuồn bay là là trên mặt ao. Ngồi trong nhà nhìn ra, tôi chợt thầm nghĩ,
có lẽ trời sắp mưa rồi !
Không khí ngột ngạt lắm, chị gió không thấy đến, cây cối đứng im lìm
trông như những cây cột giữa trời. Những đám mây xám nhạt đang ùn ùn kéo
đến giăng kín bầu trời. Bất chợt chị gió bay đến như đang giận dữ, điên cuồng
cuốn những chiếc lá rơi ngoài sân rải tung tóe khắp nơi. Bụi bặm cũng bị cuốn
đi mù mịt. Những đám mây ầm ì, nặng nề như muốn vỡ tan ngay. Gà mẹ nháo
nhác tìm chỗ trú ẩn, tục tục gọi con rối rít. Đàn kiến lũ lượt kéo lên chái bếp.
Mọi người trong nhà chạy ra sân vội vã thu dọn những dây quần áo ngoài sân.
Mưa đến. Mưa rơi lộp độp, lộp độp. Lúc đầu là những sợi mưa thưa thớt
rớt lộp độp trên tàu lá chuối, rơi rải rác xuống mặt ao như những vòng sóng và
giọt nào rơi xuống đất liền bị mặt đất hút lấy ngay. Rồi chỉ một lát sau, mưa
sầm sập đổ xuống như trút nước. Mưa dày đặc không còn nhìn rõ được thứ gì.
Lâu lâu lại có những tia chớp sáng lóe lên rạch ngang bầu trời. Tiếng sấm nổ

ầm ầm. Trong mưa gió, cây cối nghiêng mình vặn vẹo có vẻ đau đớn lắm.
Mưa từ từ ngớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời như có một bàn tay thần kì
quét sạch lớp mây đen, nhường chỗ cho màu sơn mới. Cây cối hào hứng vì đã
lâu lắm rồi mới được tắm một bữa thật no nê. Bảy sắc cầu vồng dần dần hiện ra
trong màu áo tinh khôi. Dưới ao nước đầy, những bè rau muống mơn mởn với
mấy ngọn hồng tía mập mạp.
Tôi vui vẻ xuống ao hái rau muống về nấu cơm chiều. Tôi yêu cơn mưa
mùa hạ vì cơn mưa rào mùa hạ thật đáng yêu phải không các bạn ?”
Cùng bài văn mẫu trên, em Nguyên viết các từ chốt em cho là hay:
“chuồn chuồn – im lìm – âm u – điên cuồng – tung tóe - nặng nề như
muốn vỡ tan - ầm ì – rối rít – lũ lượt – vội vã – thưa thớt – lộp độp – sầm sập –
dày đặc –vặn vẹo – xanh như được bàn tay thần kì quét lên – lóng lánh - ấm áp –
mơn mởn – đáng yêu”.
Bài văn tự viết của em như sau:
“Thấy lũ chuồn chuồn bay là là trên mặt ao, tôi nghĩ chắc là sắp mưa
rồi !
Chẳng có cơn gió nào, cây cối im lìm trong luồng không khí ngột ngạt.
Trời không xanh mà âm u với những đám mây xám xịt.
19

Cơn gió điên cuồng cuốn những đám lá lên cao rồi vứt văng tung tóe
xuống mặt đường. Những đám mây nặng nề như muốn vỡ tan. Sấm ầm ì dữ tợn.
Lũ gà nháo nhác tìm chỗ trú ẩn. Gà mẹ vào chái bếp rối rít kêu tục tục
gọi đàn con chạy theo. Kiến lũ lượt theo hàng bò lên bức tường cũ. Mọi người
vội vã thu dọn áo quần phơi ngoài sân.
Mưa ! Mưa đến rồi ! Bắt đầu là dây mưa thưa thớt với những hạt mưa to
tướng rơi lộp độp, lộp độp trên tàu lá chuối, rớt xuông mái hiên rồi rơi thẳng
xuống đất. Chưa đầy một phút sau, mưa đã sầm sập trút xuống. Qua màn mưa
dày đặc, tôi chẳng thấy gì nữa. Cây cối trong vườn vặn vẹo nghiêng ngả theo
chiều gió.

Rồi trời dần sáng ra và mưa cũng tạnh hẳn. Bàu trời xanh như được một
bàn tay thần kì quét lên lớp sơn mới. Cầu vồng đã xuất hiện, cong cong, lóng
lánh với bảy sắc màu. Cây cối vươn mình đón những tia nắng ấm áp, tinh khôi.
Ao đã đầy nước, bè rau muống xanh mơn mởn vươn lên những ngọn hồng, đỏ
tía.
Tôi rất vui khi được chứng kiến cơn mưa mùa hạ ở làng quê. Cơn mưa ấy
thật đáng yêu quá !”
- Ngày 11/012013, trong tiết 2 tuần 19, khi dạy Tập làm văn bài “Luyện
tập tả người”, sau khi học chung phần lý thuyết, tôi yêu cầu học sinh: “Đọc bài
văn “Tả bạn của em” và viết ra nháp khoảng 25 – 30 từ em cho là hay.”
Bài văn mẫu:
“Tình bạn !
Ôi ! Mỗi khi nghĩ đến hai tiếng ấy lòng em lại gợn lên bao kỉ niệm đẹp về
bạn Thúy Hằng của em.
Bạn Thúy Hằng năm nay khoảng mười một tuổi, thân hình mảnh mai,
khuôn mặt trái xoan, sống mũi cao, đôi má lúm đồng tiền, trông bạn rất dễ mến,
nhìn vào đôi mắt to tròn đen lay láy với hai hàng mi cong tự nhiên, em có cảm
tưởng như Thúy Hằng là một cô bé “lai” được sinh ra từ một phương trời Tây.
Đặc biệt Hằng có mái tóc vàng hoe hoe mịn màng như những sợi tơ óng ánh
càng làm cho người ta dễ nhầm lẫn. Hằng sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ
là người địa phương em. Bố là kĩ sư xây dựng, còn mẹ là một cô giáo tiểu học.
Thúy Hằng ăn mặc bình dị, không chải chuốt, kiểu cách như những cô bé
ở thị thành nhưng gọn gàng, sạch sẽ tươm tất. Đối với công việc được giao,
Hằng rất có trách nhiệm, khi nào cũng đến lớp trước và về sau khi tan học. Bạn
nào có để quên sách vở hay đồ dùng học tập, Hằng thường giữ giùm để buổi
học tới gởi lại cho bạn. Trong lớp có bạn ốm đau, Hằng thường đến hỏi thăm và
chép bài giùm bạn.
Ở nhà, Hằng sắp xếp thời gian hợp lí và thực hiện nghiêm túc giờ nào
việc ấy, và còn tranh thủ giúp bố mẹ làm những công việc vặt trong gia đình.
Bạn là con chim đầu đàn của lớp 5A. Thầy cô, bạn học đều rất khen ngợi. Riêng

em, Thúy Hằng là bạn thân thiết nhất có nhiều đức tính tốt mà chúng em xem là
tấm gương tốt để noi theo và cùng bạn phấn đấu để trở thành học sinh xuất sắc
toàn diện.”
20

Em Tài viết các từ chốt như sau:
“gợn lên – mảnh mai – mắt đen láy – vàng hoe hoe – cô bé “lai” – bình dị
– tươm tất – có trách nhiệm – giữ dùm – nghiêm túc – công việc vặt – con chim
đầu đàn – bạn thân thiết – xuất sắc toàn diện”
Em Tài viết bài văn tả bạn như sau:
“Khi nghĩ đến hai từ “Tình bạn” trong em lại gợn lên biết bao nhiêu kỉ
niệm đẹp đẽ về bạn Lan. Ôi chao ! Sao lại nhớ về bạn ấy thế này !
Đã bao năm rồi chắc Lan cũng đã mười một tuổi như em thôi. Thân hình
mảnh mai giống như một siêu mẫu. Khuôn mặt bầu bầu hình trái xoan, sống
mũi cao, hai lúm đồng tiền hiện lên mỗi khi bạn ấy cười. Đặc biệt Lan có hai
mắt đen láy như mắt bồ câu. Mái tóc vàng hoe hoe mịn màng như những sợi tơ
óng ánh làm người ta dễ nhầm lẫn với cô bé lai xuất xứ từ phương Tây.
Lan ăn mặc bình dị, không chải chuốt, ít kiểu cách như mấy cô bé ở cùng
khu phố. Bạn gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất. Lan là người có trách nhiệm với công
việc của mình. Bạn luôn đến lớp sớm nhất và là người về cuối cùng khi tan học.
Có ai để quên sách vở hay cái gì thì Lan sẽ giữ dùm và trả lại cho bạn trong
buổi học hôm sau. Nếu lớp có bạn nào bị ốm thì sẽ đến hỏi thăm và chép bài
giúp.
Ở nhà, Lan luôn sắp xếp công việc hợp lí, nghiêm túc việc nào ra việc
đấy. Khi làm xong công việc cô giao cho, Lan thường giúp mẹ những công việc
vặt trong gia đình. Lan luôn là con chim đầu đàn của lớp 5B chúng em, luôn
hướng dẫn các bạn mọi việc đến nơi đến chốn.
Em và Lan là đôi bạn thân thiết nhất lớp. Em hứa sẽ cùng bạn ấy học
hành tiến bộ để trở thành những học sinh xuất sắc toàn diện của trường.”
Cũng với bài văn mẫu trên, em Quốc có mạng từ chốt:

“kỉ niệm – mảnh mai – đen láy – vàng hoe hoe – sợi tơ óng ánh – bình dị
– chải chuốt – gọn gàng –tươm tất – trách nhiệm – sắp xếp thời gian hợp lí –
thực hiện nghiêm túc – con chim đầu đàn – thân thiết – đức tính tốt – tấm gương
sáng – phấn đấu”
Nhìn mạng từ chốt mình vừa viết ra, em Quốc viết thành bài văn sau:
“Tình bạn! Mỗi khi nhắc đến hai chữ ấy, lòng em lại rộn lên bao kỉ niệm
về bạn Diễm Như.
Như năm nay khoảng mười một tuổi, bạn có thân hình mảnh mai như một
diễn viên nhí. Khuôn mặt hình trái xoan, sóng mũi cao, hàng lông mi công tự
nhiên. Đôi mắt Diễm Như đen lay láy như mắt bồ câu. Mái tóc mịn màng, vàng
hoe hoe như những sợi tơ óng ánh. Đặc biệt Diễm Như ăn mặc rất bình dị,
không chải chuốt như những học sinh khác ở thành thị nhưng bạn ấy rất gọn
gàng, sạch sẽ tươm tất. Là lớp trưởng nên Diễm Như rất có trách nhiệm với lớp.
Bạn sắp xếp thời gian rất hợp lí. Bạn đi học rất sớm và thường là người ra về
cuối cùng. Nếu có ai để quên đồ dùng học tập, Như giữ giùm và đem trả lại cho
các bạn. Bạn là người thực hiện nghiêm túc giờ nào ra việc ấy. Ngoài giờ học,
21

về nhà, Diễm Như còn tranh thủ giúp mẹ các việc vặt cho gia đình: rửa chén,
quét nhà, nấu cơm, Bố của Diễm Như là kĩ sư xây dựng, mẹ Như là giáo viên
của trường trung học. Diễm Như là con chim đầu đàn của lớp 5A, là người bạn
thân thiết nhất của em. Vì có những đức tính tốt nên Như được thầy cô khen
ngợi.
Diễm Như là một tấm gương sáng để các bạn noi theo. Em sẽ cố gắng
phấn đấu để trở thành học sinh xuất sắc toàn diện như Diễm Như.”
- Ngày 15/01/2013, trong tiết 2 tuần 20, khi dạy Tập làm văn bài “Tả
người (kiểm tra viết)”, sau khi học chung phần lý thuyết, tôi yêu cầu học sinh:
“Đọc bài văn “Tả một nữ nghệ sĩ hài được yêu thích” và viết ra nháp khoảng
25 – 30 từ em cho là hay.”
Bài văn mẫu ở sách “Những bài văn hay lớp 5” như sau:

“Trưa thứ bảy nào em cũng ngồi dán mắt vào ti vi để xem chương trình
gặp nhau cuối tuần. Đặt biệt hôm nào có tiểu phẩm do chị Thúy Nga đóng thì có
ai rủ em đi chơi công viên nước thì em cũng không đi.
Chị Thúy Nga còn trẻ và rất tài. Mỗi vai chị đóng đều tạo cho khán giả
những trận cười sảng khoái. Bởi có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt dễ nhìn
nên chị rất bắt sân khấu. Kết hợp với giọng nói to, hơi chua lại càng thu hút
được nhiều khán giả.
Không chỉ đóng vai các cô gái trẻ đỏng đảnh, chua ngoa, chị còn đóng
các vai bà già. Thậm chí còn rất hay. Vì vậy mà báo chí mới gọi chị bằng cái
tên âu yếm “Bà già Thúy Nga”.
Hiện nay,không chỉ đóng kịch hài mà chị còn thâm nhập cả thị trường âm
nhạc. Những bài chị hát tiết tấu thường nhanh,vui nhộn, hình ảnh minh họa sinh
động, ngộ nghĩnh nên rất được khán giả ưa thích.
Em cũng là một fan trung thành của chị. Sau này em cũng muốn trở thành
một nghệ sĩ hài được mọi người ưa thích giống chị Thúy Nga.”
Em Như viết mạng từ chốt như sau:
“dán mắt – tiểu phẩm – sảng khoái – nhỏ nhắn – thu hút – đỏng đảnh – chua
ngoa – Bà già Thúy Nga – thâm nhập – tiết tấu – vui nhộn – sinh động – ngộ
nghĩnh – fan trung thành – một nghệ sĩ hài.”
Dựa vào mạng từ chốt của mình, em Như thành viết bài văn:
“Cứ vào buổi chiều chủ nhật, em ngồi dán mắt vào ti vi để xem chương
trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó, thường có những tiểu phẩm do chị Thúy
Nga đóng.
Chị Thúy Nga trông rất trẻ và có nhiều tài năng. Vai đóng của chị Thúy
Nga đóng luôn tạo cho khán giả và người xem có một nụ cười sảng khoái sau
một ngày làm việc mệt mỏi. Chị có dán người nhỏ nhắn, đôi mắt sáng long lanh
như đôi mắt bồ câu. Chị có giọng nói to nên thu hút nhiều khán giả. Chị Thúy
Nga không những đóng vai cô gái đỏng đảnh, chua ngoa mà còn đóng các vai
22


bà già trông rất ngộ. Vì vậy các nhà báo thường đặt cho chị cái tên “ Bà già
Thúy Nga”.
Chị không đóng các vai hài mà chị còn thâm nhập vào các chương trình
âm nhạc. Bài chị hát luôn tạo ra tiết tấu thật vui nhộn, sinh động trong lời ca có
một vài điệu nhảy ngộ nghĩnh.
Trong những fan trung thành em cũng là một trong những thành viên đó.
Em ước sau này cũng là một nghệ sĩ hài giống chị Thúy Nga. Vì em hiểu rằng
làm nghệ sĩ hài không dễ chút nào nhưng cố gắng thì sẽ thành công.”
Cùng bài văn mẫu trên, em Tuấn viết mạng từ chốt như sau:
“dán mắt vào ti vi – sảng khoái – nhỏ nhắn – kết hợp – thu hút – đỏng đảnh –
chua ngoa – âu yếm – thâm nhập – tiết tấu – vui nhộn – sinh động – ngộ nghĩnh
– trung thành.”
Đây là bài văn của em Tuấn:
“Dường như tuần nào,cứ vào mỗi trưa thứ bảy, thì em dán mắt vào ti vi
để xem chương trình “Gặp nhau cuối tuần” trên đài VTV3. Đặc biệt là những
chương trình “Gặp nhau cuối tuần” trên đài VT3. Đặc biệt là những chương
trình có chị Thúy Nga đóng, lúc ấy nếu có rủ đi công viên nước thì chắc chắn là
em không đi đâu.
Chị Thúy Nga tuy còn trẻ nhưng rất tài giỏi. Chị luôn mang đến những nụ
cười sảng khoái cho người xem. Nhờ có thân hình nhỏ nhắn với khuôn mặt hình
trái xoan và mái tóc óng mượt như nhung kết hợp với giọng nói dịu dàng nên
chị thu hút rất nhiều khán giả. Chị không chỉ đóng vai những cô gái đỏng đảnh,
chua ngoa mà chị còn đóng vai các cụ già nên báo chí thường gọi chị với cái
tên thật âu yếm: “Bà già Thúy Nga”. Có khi chị còn thâm nhập vào thị trường
âm nhạc nữa đấy nhé ! Những bài hát của chị thường có tiết tấu nhanh, vui
nhộn và cử chỉ diễn xuất sinh động, ngộ nghĩnh đáng yêu. Chị có một lán da
trắng như tuyết. Đôi mắt bồ câu long lanh truyền cảm. Khi hát khuôn mặt chị
biểu hiện rõ cảm xúc của mình. Giọng hát trong trẻo, hồn nhiên và dễ thương
làm sao !
Em là một trong những fan hâm mộ trung thành của chị. Em ước sao khi

lớn lên được nhiều người yêu thích như chị Thúy Nga.”
- Ngày 01/3/2013, trong tiết 2 tuần 24, khi dạy Tập làm văn bài “Ôn tập
về tả đồ vật”, sau khi học chung phần lý thuyết, tôi yêu cầu học sinh: “Đọc bài
văn “Tả bộ quần áo em mặc đến lớp hôm nay” và viết ra nháp khoảng 25 – 30
từ em cho là hay.”
Bài văn mẫu nguyên văn là:
“Em là học sinh của một trường Tiểu học ở nông thôn nên đồng phục của
em mỗi ngày đến trường là áo sơ mi trắng và quần tây màu xanh dương. Ngày
23

nào đến trường, em cũng mặc một kiểu áo sơ mi màu trắng ấy nhưng em không
có cảm giác nhàm chán tí nào.
Chiếc áo sơ mi của em được may từ vải ka tê trắng, chất vải mềm mại, dễ
thấm mồ hôi nhưng lại không bị nhăn, nên mẹ em rất ít khi phải ủi nó. Chiếc áo
rộng rãi nên khi mặc vào em cảm thấy rất thoải mái. Cổ áo được lót một lớp
keo cứng nên bẻ lên trông rất oai. Tay áo dài, có măng sét ôm khít lấy cổ tay
em. Nhưng những lúc nóng nực, em có thể mở cổ tay ra và xắn lên cho mát.
Trước ngực áo là bảng tên của em được thêu bằng chỉ màu xanh rất khéo léo.
Trên cánh tay bên trái, chỗ gần vai được gắn cái lô gô của trường em màu xanh
lá cây. Chỉ nhìn chiếc áo đồng phục của em thôi là ai cũng biết được ngay em
tên là gì, học trường nào. Nhờ có cái bảng tên và cái lô gô ấy mà chúng em có
vẻ ngoan hơn. Vì nếu nghịch ngợm, quậy phá thì người khác sẽ mách ngay với
thầy cô hoặc cha mẹ. Lúc ấy có mà “nhừ đòn”.
Trên chiếc áo đồng phục của em, từng đường kim mũi chỉ thật đều đặn.
Những chỗ hay bị co giãn nhiều đều được may trần thêm một đường chỉ nữa
nên rất chắc chắn. Có lần đùa giỡn trong giờ ra chơi, em bị bạn Thạch “mập”
kéo thật mạnh nhưng cũng không hề hấn gì. Hàng khuy đính trên nẹp áo cũng
thẳng tắp với những chiếc khuy trắng tinh và trong suốt trông thật xinh xắn.
Em rất yêu chiếc áo đồng phục của mình. Mỗi ngày khoác nó đến trường,
em đều có cảm giác tự hào và hãnh diện. Mỗi ngày, khi đi học về, em đều treo

nó lên móc cẩn thận cho thẳng thớm, không bị nhàu. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn
thận để nó luôn mang màu trắng tinh khôi.”
Sau khi đọc nhiều lần bài văn mẫu để học được ý tưởng của tác giả, sau
đó chọn khoảng 25 – 30 từ mà em cho là hay ghi ra nháp, em Trà viết ra các từ
chốt sau:
“ nhàm chán – mềm mại – rộng rãi – thoải mái – nóng nực – khéo léo –
nghịch ngợm – nhừ đòn – đều đặn – xinh xắn – hãnh diện – đồng phục – thẳng
thớm – trắng tinh khôi.”
Nhìn mạng từ chốt, em Trà tự viết bài văn:
“Chiếc áo sơ mi trắng và quần tây màu xanh dương thường là đồng phục
đồng hành cùng em đến trường. Ngày nào, tôi cũng mặc bộ quần áo này đến
trường nhưng không hề có cảm giác nhàm chán gì cả.
Chiếc áo làm bằng vải ka-tê trắng nên khi chàm vào có cảm giác rất mềm
mại. Chiếc áo không bị nhăn nên mẹ em không phải ủi nhiều. Cổ áo to tròn
rộng rãi nên rất thoải mái khi mặc. Cái măng-sét ôm khít vào cổ tay rất vừa
vặn, khi nóng nực em thường xắn lên cho mát hơn. Từng đường chỉ được may
rất khéo léo. Chỗ gần vai bên cánh tay trái có cái lô-gô của trường em. Như
vậy, mọi người khi nhìn vào có thể biết em tên gì và học trường nào. Khi có cái
bảng tên lúc ấy các bạn sẽ ngoan hơn. Vì nếu nghịch ngợm, quấy phá thì bạn
khác sẽ mách với thầy cô, lúc ấy sẽ bị nhừ đòn đấy.
Được may đều đặn là những đường chỉ trắng tinh. Hàng khuy nối đuôi
nhau thẳng tắp trông thật xinh xắn.
24

Em luôn hãnh diện và tự hào khi mặc bộ đồng phục này. Khi đi học về,
em cẩn thận cởi áo treo lên móc cho thẳng thớm. Em sẽ luôn giữ gìn cho bộ
quần áo trắng tinh khôi.”
Cùng bài văn mẫu trên, em Hồng viết ra nháp các từ chốt:
“sơ mi – ka tê trắng – rộng rãi – măng sét – cổ tay – nóng nực – khéo léo
– nghịch ngợm – đường kim mũi chỉ – co giãn – đùa giỡn – hề hấn – thẳng tắp –

xinh xắn – tự hào – cẩn thận – thẳng thớm.”
Đây là bài văn em Hồng viết sau khi học cái hay của văn mẫu:
“Hôm nay, em mặc chiếc áo sơ mi và quần tây đến trường – đó là đồng
phục của học sinh nông thôn chúng em. Tuy ngày nào em cũng mặc nó đến
trường nhưng cảm giác nhàm chán vẫn không có trong em.
Chiếc áo này được may từ vải ka-tê trắng. Khi mặc vào,em có cảm giác
rất thoải mái, dễ chịu. Cổ áo rộng rãi, có lớp keo cứng. Cái măng sét ôm khít
lấy cổ tay em. Khi nóng nực, em có thể mở khuy rồi xắn lên cho mát. Chiếc áo
được may bằng những đường chỉ khéo léo và chắc chắn.
Trước ngực áo có cái bảng tên thêu bằng chỉ màu xanh, bên cánh tay trái
gần vai có chiếc lô-gô màu xanh lá cây của trường. Chỉ cần nhìn loáng qua
cũng biết em tên gì, học trường nào. Nhờ có cái bảng tên mà chúng em như
ngoan hơn. Nếu nghịch ngợm, có người sẽ mách với thầy cô hoặc bố mẹ đấy !
Với những đường kim mũi chỉ đều đặn, em chẳng sợ bị hỏng áo. Chất liệu
vải tốt, có độ co giãn rất bền. Trong giờ ra chơi, em bị Nguyên “mập” kéo áo
rất mạnh lúc đùa giỡn nhưng chẳng hề hấn gì. Hàng khuy được đính thẳng tắp
với đường chỉ mềm mại trông rất xinh xắn. Mỗi khi khoác chiếc áo đến trường
em rất quý bộ đồng phục này. Em có cảm giác tự hào và hãnh diện mỗi khi
khoác chiếc áo đến trường. Lúc về đến nhà em sẽ treo nó lên móc cẩn thận để
áo luôn được thẳng thớm, không bị nhàu trong màu áo tinh khôi.”
Thật là sai lầm về mặt phương pháp giáo dục nếu giáo viên bắt học
sinh học thuộc lòng các bài văn mẫu để chờ “trúng tủ” thì viết lại, vì như
thế là học vẹt, bắt chước mù quáng và cũng là biểu hiện của thói ăn cắp.
Nhưng trong thời đại đổi mới PPDH, giáo viên phải giảm thuyết giảng và
nhất là phải tập cho học sinh có kĩ năng nghiên cứu, tự chiếm lĩnh tri thức, thì
các bài văn mẫu sẽ là “người thầy” của các học sinh biết chắt lọc ý tưởng hay,
vốn từ ngữ phong phú, cách diễn đạt sinh động trong các bài văn hay để vận
dụng vào bài văn của mình.
Biện pháp 7: Viết “7-10 dòng” thay cho “7-10 câu”
Trong chương trình Luyện từ và câu ở lớp 5 có một số bài sách yêu cầu

học sinh đại trà viết một đoạn văn có “7-10 câu”. Đó là yêu cầu với học sinh đại
trà.
Thường thì các em viết khoảng 3-5 dòng là đủ 7-10 câu.
25

×