Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố hải phòng trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.36 KB, 57 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước,
xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người, song
cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng
tăng cao. Lượng rác thải thải ra từ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm
trọng ở nhiều vùng khác nhau, sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của
con người ngày càng nhiều, và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nước ta, có vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Cách Hà Nội
khoảng 100km về phía Đông, Hải Phòng với số dân khoảng 1.900.000 người. Là
một trong những trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của
tam giác phát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Để
xứng tầm với đô thi loại I cấp quốc gia, Hải Phòng đang nỗ lực tăng trưởng phát
triển kinh tế, xây dựng mở rộng thành phố, tăng cường quan hệ đầu tư hợp tác
với các liên doanh trong nước và ngoài nước. Bên cạnh sự phát triển đi lên về
mọi mặt, Hải Phòng cùng phải đối diện với các vấn đề mà các thành phố trong
nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đề bùng nổ dân số, tệ nạn xã
hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, môi trường thành phố
được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt nên đòi
hỏi phải có sự quản lý cấp thiết về vấn đề này.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải
sinh hoạt tại thành phố Hải Phòng trên quan điểm kinh tế môi trường hướng
tới phát triển bền vững” với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và công tác
quản lý rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Phòng. Đồng thời đề xuất ra 1 số
giải pháp nhằm góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp.

i


CHƯƠNG I


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Cơ sở hình thành chuyên ngành kinh tế môi trường [4]
Con người trải qua hàng ngàn năm phát triển bằng các hoạt động sản xuất
và các hoạt động phát triển kinh tế đã tiến bộ, ổn định và phát triển mạnh mẽ
như hiện nay. Trong các hoạt động của mình con người luôn phải dựa vào tự
nhiên, dựa vào môi trường. Trong giới hạn của mình môi trường có khả năng tự
phục hồi và lại tiếp tục phục vụ con người. Tuy nhiên khi các hoạt động của con
người lại làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, làm vượt mức giới hạn tự
phục hồi của môi trường thì môi trường sẽ tác động trở lại và làm ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống con người. Con người buộc phải quan tâm đến môi trường
khi tiến hành các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của mình.
Mối quan tâm đến môi trường tự nhiên bao trùm khắp mọi tầng lớp dân
cư. Chưa bao giờ thế giới lại ý thức sâu sắc đến môi trường như hiện nay. Xã
hội đang quan tâm đến giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên trong xã hội
phân hóa rất sâu sắc đến vấn đề môi trường và hình thành hai nhóm đối lập
nhau. Đó là “những người ủng hộ phát triển” cho rằng cần phải phát triển kinh tế
rồi mới có thể ổn định môi trường và “những người ủng hộ bảo tồn” lại cho rằng
môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng thậm chí một số người
còn đi đến kết luận phải ngừng tất cả mọi hoạt động kinh tế.
Cả hai quan niệm trên đều mang tính chất cực đoan. Rõ ràng chúng ta
không thể đi theo mét trong hai quan điểm đó. Nếu chỉ quan tâm đến phát triển
kinh tế thì có thể gây thiệt hại không thể bù đắp được đối với môi trường tự
nhiên và môi trường tự nhiên sẽ tác động trở lại làm nền kinh tế mất khả năng
tăng trưởng. Ngược lại nếu ngừng các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến môi
trường thì cũng có thể gây ra suy thoái môi trường. Bởi nếu chúng ta giảm các
hoạt động kinh tế sẽ dẫn đến việc tăng thất nghiệp và nghèo đói mà nghèo đói
cũng là một nguyên nhân gây suy thoái môi trường.
1



Xut phỏt t cỏc vn trờn, chuyờn ngnh kinh t mụi trng ra i.
Kinh t mụi trng khụng cao quan im no m t ngang nhau c hai mc
tiờu chin lc : s tng trng kinh t (EG) v cht lng mụi trng (EQ) vi
mc tiờu tng trng kinh t bn vng. Núi cỏch khỏc trong quyt inh la chn
cú tớnh chin lc tt c cỏc cp xó hi, mt bc khụng th thiu v b
qua c l xem xột nh hng ca mụi trng trong quỏ trỡnh ra quyt nh.
1.1.2. Kinh t mụi trng vi s tht bi ca th trng
a) C ch giỏ c trong nn kinh t th trng
Trong nn kinh t th trng, yu t cung v cu hng húa chu s tỏc
ng ca c ch giỏ. Nú nh ra cho th trng nhng quyt nh c bn : Cn
phi sn xut hng húa no, sn xut bao nhiờu, sn xut nh th no v bỏn cho
ai.
Giá cả (P)
Đường cung thị trường

Đường cầu thị trường

0

Số lượng (Q)
Hỡnh 1.1: ng cung cu th trng

ng cu th trng th hin giỏ m xó hi sn sng tr cú thờm mt
n v (cn biờn). Khi giỏ c i vi mt n v hng húa gim thỡ lng hng
mua tng lờn. Thụng thng ng cu c mụ t nh mt chu trỡnh sn sng
thanh toỏn (WTP)
ng cung th trng mụ t chi phớ sn phm cn biờn ngha l chi phớ
sn xut thờm mt n v sn phm. Khi giỏ c ca hng húa gim thỡ lng
cung i vi hng húa ú s gim.

Khi hng húa c bỏn ra mc giỏ m cung v cu th trng cõn bng
nhau cú ngha l th trng hot ng mt cỏch hiu qu, tng li ớch cho ton
2


xã hội là tối đa. Ngược lại nếu hàng hoá được bán ra ở mức giá nhỏ hơn hoặc
cao hơn mức giá cân bằng sẽ dẫn đến sự thất bại của thị trường và sẽ dẫn đến xã
hội mất đi một phần lợi ích.
b) Quyền sở hữu và thất bại thị trường [4]
Thị trường sẽ hoạt động một cách hiệu quả đối với các loại hàng hóa nếu
các hàng hóa bán ra thị trường đáp ứng được những điều kiện sở hữu cá nhân.
Đó là :
- Phải xác định rõ quyền đối với người sở hữu nghĩa là phải xác định rõ sở
hữu cái gì và sở hữu bao nhiêu. Hàng hóa có thể bị chiếm đoạt và sử dụng nếu
không xác định rõ quyền cho người hiện đang sở hữu. Quy định này được xem
như là một điều kiện bắt buộc.
- Quyền chuyển nhượng nghĩa là người khác có thể sử dụng hàng hóa khi
người chủ sở hữu tự nguyện chuyển nhượng cho họ. Quy đinh này được xem
như là điều kiện chuyển nhượng.
- Tất cả các lợi ích và chi phí cho việc sử dụng hàng hóa này phải được
người chủ sở hữu của nó quyết định. Đây là điều kiện độc quyền. Những người
khác chỉ có thể quyết định lợi ích và chi phí sau khi đã thoả mãn điều kiện có thể
chuyển nhượng.
Các quy định này chỉ thỏa mãn đối với các hàng hóa thông thường trên
thị trường, còn đối với hàng hóa môi trường các điều kiện thi hành bị vi phạm.
Việc không đưa ra chỉ giới rõ ràng giữa nhiều loại hàng hóa môi trường dẫn đến
điều kiện thi hành bị vi phạm, quyền sở hữu đối với hàng hóa môi trường không
được xác lập. Điều kiện chuyển nhượng chỉ có thể thỏa mãn nếu nảy sinh động
cơ về chuyển nhượng. Động cơ đó chính là giá cả. Đối với nhiều loại hàng hóa
môi trường, khả năng chuyển nhượng là không thể có chính vì giá cả của hàng

hóa không được xác định đúng đắn. Ngay cả khi một người sở hữu một hồ nước
hay một dòng sông, điều đó cũng không thể ngăn chặn kẻ khác tước đoạt đi một
số lợi ích, ít nhất là về phong cảnh chẳng hạn. Rút cuộc là cần phải chú ý cả ba

3


điều kiện liên quan đến nhau này. Nếu một trong ba điều kiện bị vi phạm thì các
điều kiện còn lại cũng bị vi phạm theo.
c) Hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng là một loại hàng hóa mà ở đó sự tiêu thụ của mỗi
người có thể cân bằng với số hàng hóa sẵn có. Mỗi khi một hàng hóa công cộng
được cung cấp, thì mỗi người có thể tiêu dùng một lượng hàng hóa cũng bằng
một lượng hàng hóa có sẵn mà không loại trừ bất cứ một ai khác tiêu dùng
lượng hàng hóa sẵn có đó.
Hàng hóa công cộng có hai quyền sở hữu quan trọng là :
- Không loại trừ : Một khi hàng hóa được cung cấp, nó không thể từ chối
cung cấp hàng hóa sẵn có đó cho bất cứ ai.
- Chi phí cận biên bằng không : Quyền sở hữu này được rót ra từ quyền
sở hữu thứ nhất là chúng ta không thể từ chối cung cấp hàng hóa sẵn có đó cho
bất cứ ai, khi mà giá cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu thụ thêm vào là bằng
không.
Hầu hết các hàng hóa môi trường gần như là hàng hóa công cộng hay là
hàng hóa hỗn hợp. Nếu đưa sở hữu hàng hoá công cộng lên một điểm nào đó mà
nếu vượt qua điểm đó thì hàng hoá sẽ trở thành hàng hoá cá nhân. ở giai đoạn
đầu của việc tiêu thụ hàng hoá sự tiêu dùng thêm của những người khác không
làm ảnh hưởng đến người khác, chi phí cận biên là bằng không. Nhưng đến một
điểm ngưỡng nào đó sự tiêu dùng thêm sẽ làm cho chi phí cận biên trở thành
dương và có xu hướng lên đến vô cùng, sự tiêu dùng hàng hóa công cộng trở
thành tắc nghẽn.

Như vậy việc sở hữu hàng hóa công cộng đã gây ra thất bại thị trường.
Khi quyền sở hữu không xác định được rõ ràng khiến cho hàng hóa này không
có giá cả, giá cả thị trường bằng không. Khi tiêu dùng một hàng hóa mà không
có giá sẽ thúc đẩy việc sử dụng quá mức, dẫn đến suy thoái và làm hư hại tài
nguyên thiên nhiên.

4


Nguyờn nhõn th hai l hng húa cụng cng cú c tớnh chi phớ cn biờn
bng khụng cú ngha l khi tiờu th thờm mt n v hng húa m vn khụng
phi tr tin th hin mt s tht bi th trng. S d nh vy vỡ ngi ta cú xu
hng ỏnh giỏ thp WTP i vi hng húa cụng cng v thờm na l vỡ ngi
ta cho rng mt khi nú c cung cp, ngi ta cú quyn t do s dng nú. Vn
ny thng c cp n nh vic ci nga khụng mt tin.
d) Ngoi ng[4]
Ngoi ng l nhng tỏc ng n cỏc li ớch hay cỏc chi phớ nm bờn
ngoi th trng.
Mt ngoi ng thng to ra nhng tỏc ng qua li gia hai hoc nhiu
nhúm ngi v iu ú khụng th no nh giỏ c. ú l nhng chi phớ hay
li ch m mt ngi no ú to ra cho ngi khỏc m nhng chi phớ v li ớch
ny khụng c tớnh n trờn th trng.
Cú hai loi ngoi ng :
- Ngoi ng tớch cc : Ngoi ng tớch cc ny sinh khi hot ng ca
mt bờn lm li cho bờn khỏc. Chng hn, mt ngi sa sang li ngụi nh ca
mỡnh, trng vn hoa p thỡ tt c nhng ngi lỏng ging u cú li, dự cho
ch nhõn khụng tớnh n nhng li ớch ú ca xúm ging.
- Ngoi ng tiờu cc : Ngoi ng tiờu cc ny sinh khi hot ng ca
mt bờn ỏp t chi phớ cho bờn khỏc.
Chớnh cỏc ngoi ng ny ó gõy ra s tht bi ca th trng. Chỳng ta s

xem xột s tht bi ca th trng c gõy ra bi ngoi ng tiờu cc.
Giá hoặc
chi phí
(P)

MSC = MPC + MEC
MPC

P2
P1

MEC
Đường cầu thị trường
0

Q2

Q1

Sản lượng (Q)

Hỡnh 1.2: Ngoi ng tiờu cc
5


Giá cả trên thị trường được xem xét trên quan điểm đường cung và
đường cầu thị trường. Đường cung mà không tính tới ảnh hưởng của ngoại ứng
gọi là chi phí cận biên cá nhân (MPC) bởi vì nó chỉ bao gồm chi phí sinh ra bởi
một nhóm người. Giá cả được tính trên thị trường được xác định (P 1,Q1) bằng
chi phí cận biên cá nhân gây nên sự thất bại trên thị trường do giá cả không

được xác định đúng đắn. Hoạt động này gây ra một ngoại ứng gọi là chi phí cận
biên môi trường (MEC). Việc khắc phục các ngoại ứng nghĩa là tính cả giá cả
gây ra bởi các ngoại ứng vào chi phí cho xã hội (MSC) sẽ dẫn đến sản lượng
giảm đi và giá cả tăng lên. Việc xác định giá cả ở mức (P 2,Q2) được gọi là mức
hiệu quả mà ở đó giá của sản phẩm bằng chi phí cận biên xã hội sản xuất ra
chóng.
1.1.3. Mối liên quan giữa các thế hệ
Việc quản lý hàng hoá môi trường liên quan đến 3 chỉ tiêu xã hội :
- Sự tăng trưởng kinh tế (EG).
- Chất lượng môi trường (EQ).
- Mối liên quan giữa các thế hệ (IGC).
Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (EG) là làm tối đa thu nhập quốc dân, đó là
sản lượng hàng hoá và thu nhập quốc gia. Đối với chất lượng môi trường (EQ)
chóng ta đã thấy rõ trong phần trình bày trên, cần phải bảo vệ môi trường và
tăng chất lượng môi trường. Chúng ta có thể xác định chỉ tiêu EQ như sau : Chỉ
tiêu chất lượng môi trường là chỉ tiêu nhằm phục hồi, tăng cường và bảo tồn
chất lượng tài nguyên tự nhiên và các hệ sinh thái. Theo nội dung này, chỉ tiêu
về mối liên quan giữa các thế hệ bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa các thế hệ
về nhu cầu đối với tài nguyên và nhu cầu hưởng thụ môi trường sống trong lành,
các hệ sinh thái. Ở hiện tại chúng ta chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế làm
giảm tối đa hoá chi phí và tăng tối đa lợi ích của mình mà không cần quan tâm
đến chất lượng môi trường. Điều này sẽ làm cho chất lượng môi trường bị suy
thoái và để lại hậu quản cho thế hệ mai sau. Những ô nhiễm, những suy thoái
môi trường, sự cố môi trường hay như sự giảm và thậm chí cạn kiệt các nguồn
6


tài nguyên sẽ gây ra những chi phí mà chúng ta không thể tính hết được. Những
chi phí này sẽ do các thế hệ mai sau phải gánh chịu.
Giữa các chỉ tiêu EQ và IGC có mối liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Đó

là việc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường cũng chính là đảm bảo được
tính sẵn có của chúng cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên hai chỉ tiêu này lại thường
mâu thuẫn với chỉ tiêu EG.
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Khái niệm quản lý môi trường
Xã hội loài người đã trải qua các thời kỳ, các hình thái xã hội khác nhau.
Đó là các thời kỳ :
- Thời kỳ hái lượm
- Thời kỳ văn minh nông nghiệp
- Thời kỳ văn minh công nghiệp
Trải qua các giai đoạn phát triển, cuộc sống của con người ngày càng văn
minh, đầy đủ và phát triển vượt bậc. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì
chính những hoạt động sản xuất của con người lại đem lại những tác động xấu
cho môi trường. Xã hội càng đi lên hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng
phong phú, đa dạng, con người càng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Chúng ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và lại thải ra môi trường
những rác thải và đến một lúc nào đó chính môi trường cũng không thể tiếp nhận.
Chính vì vậy cùng với tăng trưởng kinh tế, con người đã làm đảo lộn thế giới tự
nhiên, làm chất lượng môi trường ngày càng suy giảm, các hệ sinh thái bị nghèo
kiệt, sức khoẻ con người bị đe doạ.
Trước tính cấp bách của môi trường như vậy đòi hỏi phải có sự quản lý
chặt chẽ trên góc độ môi trường đối với sinh hoạt, các hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người nhằm làm hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường. Từ đó ta có khái niệm về quản lý môi trường :

7


“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống

và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”.[2]
1.2.2. Mục tiêu quản lý môi trường [2]
Quản lý môi trường hướng tới những mục tiêu cơ bản sau đây:
Thứ nhất là phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi
trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
Thứ hai là Phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên
tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố
Johannesburg, Nam Phi về phát triển bền vững 26/8 – 4/9/2002 tái khẳng định.
Trong đó với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển Kinh tế - xã hội
gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi
trường nhân tạo với mmoi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
Thứ ba là Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia
và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư.
1.2.3. Nội dung quản lý môi trường
- Quản lý môi trường được tiến hành ở cả cấp vĩ mô (quản lý Nhà nước)
và cấp vi mô (doanh nghiệp, hộ gia đình) gồm các nội dung sau :
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường,
kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,
sự cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên
quan đến bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

8



- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1.3. QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.3.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt,
hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình,
khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…
Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất
khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ
một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công
cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là
chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác
sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho
hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi
trường sống.
1.3.2. Phân loại rác thải sinh hoạt
Việc phân loại rác thải nhằm mục đích tuỳ theo yêu cầu mà quản lý tốt
hơn các chất thải. Tuy nhiên việc phân loại này chỉ có tính chất tương đối.

9



a) Phân loại theo bản chất nguồn hình thành chất thải có các loại :
- Rác thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, rau quả… các loại chất này
mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó
chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn thừa từ gia đình,
còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá,
chợ…
- Rác thải đường phố : có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon,
vải bao gai.
b) Phân loại theo thành phần hoá học và vật lý
Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không
cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
1.3.3. Khái niệm quản lý rác thải
Cuộc sống của con người luôn tạo ra rác thải, từ các hoạt động ăn uống
hàng ngày cũng như trong các sinh hoạt bình thường sử dụng các vật dụng. Khi
dân số tăng cao, lượng rác thải ra cũng tăng lên ngày càng nhiều và gây ra
những tác động đến môi trường.
“Quản lý rác thải là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi trường
không lan truyền ra khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển”.
Việc quản lý chất thải phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất, đặc
trưng của chất thải, tính chất của các chất gây ô nhiễm nằm trong chất thải.
Quản lý chất thải với ý nghĩa quản lý các chất gây ô nhiễm được thực
hiện bởi sơ đồ sau :

10


Nguồn ô nhiễm
(SX và sinh hoạt)


Đường truyền chất ô nhiễm
(sự lan truyền ô nhiễm)

Đối tượng bị ô
nhiễm

Cơ quan giám sát tiếp
xúc

Cơ quan giám sát
môi trường
Cơ quan ĐTM

Cơ quan ra quyết
định

Hỡnh 1.3: S qun lý cht thi [4]
1.3.4. H thng c quan qun lý Nh nc trong qun lý rỏc thi sinh hot
Chính phủ
Bộ Khoa học, công nghệ
& môi trường

Bộ xây dựng

Sở GTCC

UBND thành phố

Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường


Công ty Môi trư
ờng đô thị

UBND các
cấp dưới

Rác thải

Hỡnh 1.4: S qun lý rỏc thi sinh hot ca Nh nc [4]
1.3.5. Cụng ngh x lý rỏc thi sinh hot
Rỏc thi sinh hot tu tng mc ớch v iu kin m cú cỏc cỏch x lý
khỏc nhau.

11


a) Phương pháp chế biến rác thải thành phân compost .
Chế biến rác thải thành phân compost là một quá trình ủ rác mà trong đó
các chất thối rữa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn biến chúng
thành phân hữu cơ gọi là compost. Quá trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt,
triệt để ngăn ngừa các sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân huỷ sinh
học và chất kháng sinh do nấm tạo ra.
Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất thải hữu cơ từ
bếp, vườn tược, giấy loại, rác rưởi trên đường phố, rác thải ở các chợ, rác, bùn
cống, các chất thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, chất thải từ công nghiệp
gỗ và giấy, phân chuồng động vật nuôi. Việc ủ phân không được thuận lợi nếu
các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm lớn hơn 40%50%.
Sản phẩm thu được phục vụ cho nông lâm nghiệp, vừa có tác dụng cải
tạo đất tăng năng suất cây trồng mà không bị nhiễm hóa chất tồn dư trong quá

trình sinh trưởng. Tại Việt Nam nếu phát triển phương pháp này sẽ góp phần
giải quyết tình trạng thiếu phân bón do không đủ kinh phí nhập khẩu. Chi phí
sản xuất 8 – 10 USD/tấn, chu trình sản xuất dài khoảng 2 tháng và diện tích xây
dựng nhà máy khoảng 5 ha cho công suất 100.000 tấn/năm.
b) Phương pháp đốt
Đốt rác là “quá trình kỹ thuật sử dụng quá trình đốt bằng ngọn lửa có
điều khiển nhằm phân huỷ các chất thải bằng nhiệt”. Chất bã còn lại của quá
trình cháy và khí thải ra thường phải tiếp tục được xử lý. Nhiệt phát sinh trong
quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Công nghệ đốt rác có ưu điểm ít gây ra nguy cơ làm nước ngầm bị
nhiễm bẩn. Quá trình đốt rác làm giảm đáng kể khối lượng rác chôn lấp. Tuy
nhiên công nghệ đốt là quá trình cần phải có vốn đầu tư ban đầu cũng như chi
phí vận hành khá lớn, dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các
nước đang phát triển. Do đó công nghệ đốt rác chủ yếu được chấp nhận ở các
nước công nghiệp hoá vì sẽ làm giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai. Đối với
12


các nước đang phát triển việc đốt rác chủ yếu được áp dụng với các chất thải y tế
và công nghiệp độc hại.
c) Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát
phân huỷ chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt.
Chất thải rắn đọng lại trong chôn lấp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinh
học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng, khí.
Chi phí để vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tương đối thấp so với
phương pháp đốt, do đó phương pháp xử lý rác bằng chôn lấp hợp vệ sinh
thường được áp dụng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên việc vận hành
bãi chôn lấp phải được kiểm tra, xử lý thường xuyên độ nguy hại của rác thải,
khí và nước rác được tạo ra trong quá trình xử lý để tránh nguy hại cho môi

trường và con người.
d) Các công nghệ khác
Ngoài 3 công nghệ chủ yếu trên rác thải sinh hoạt còn được xử lý bằng
phương pháp tạo khí ga, hóa rắn để làm vật liệu xây dựng, trung hòa, chưng cất.

13


CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. MỘT VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý [8]
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp
Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km.
Thành phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc.
Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên;
cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong,
huyện Vĩnh Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ
b) Điều kiện tự nhiên
Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng
bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi
Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra
quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá
vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam từ đất liền ra biển
Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 0,8 km/1 km². Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam.
Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu

màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây.
Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển
Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn
vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ
sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các
14


vịnh Lan Hạ.... đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh
Hạ Long.
Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km²,trong đó diện tích đất liền là
1208,49 km². Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó đất ở chiếm
8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm 14,45%;
còn lại là đất chuyên dụng. Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn,
phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng.
Hải Phòng nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông
nên chịu ảnh hưởng của gió mùa. Gió mùa bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa gió nồm (mùa hè) mát mẻ, mưa nhiều kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 10. Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới
ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều,
mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt
độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5 °C, mùa đông là 20,3 °C và nhiệt độ
trung bình năm là trên 23,9 °C. Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 –
1800 mm. Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%. [8]
Tuy nhiên, Hải Phòng có một chút khác biệt so với Hà Nội về mặt nhiệt
độ và thời tiết. Do giáp biển, thành phố này ấm hơn 1 °C vào mùa đông và mát
hơn 1 đến 2 độ vào mùa hè.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a) Đất đai, dân số [8]
Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó

dân
cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông
dân thứ 3 ở Việt Nam.
b) Tổ chức hành chính
Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành ( Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến

15


An, Hải An, Hồng Bàng, Ngô quyền, Lê Chân ), 6 huyện ngoại thành (An
Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo ) và 2 huyện đảo ( Bạch Long
Vĩ ). Hải Phòng có 228 đơn vị cấp xã 70 phường, 10 thị trấn và 148 xã
c) Tình hình kinh tế
Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt
Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp
ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố
Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nội. Năm 2009, thu ngân sách nhà
nước của địa phương đạt 34.000 tỉ đồng. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn
thành phố đạt 47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. Dự kiến năm 2012,
Thành phố tổng thu ngân sách 56 470 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp
ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành.
Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền
Bắc. Đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải
Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang
phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả
nước.[8]
Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế Hải Phòng là tương đối lớn nhưng vẫn
còn nhiều khó khăn. Trong vài năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa của Hải Phòng

phát triển rất mạnh mẽ tuy nhiên việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm và
chưa theo kịp. Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều những bất cập như hệ
thống đường xá, giao thông và đặc biệt là công tác quản lý rác thải sinh hoạt của
thành phố vẫn còn chưa triệt để từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý.
2.2. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Rác thải của khu dân cư : Đây là nguồn thải chính của rác thải sinh hoạt.
Hoạt động của con người hàng ngày luôn tạo ra một lượng rác thải nhất định rất
16


đa dạng, phức tạp. Nó bao gồm các thực phẩm thừa, túi, bao bì các loại…
Nguồn rác này luôn có xu hướng gia tăng và thay đổi về tỉ lệ các thành phần.
Rác thải của nhà hàng, khách sạn : Nguồn thải này bao gồm thức ăn
thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn… Nguồn rác thải này thường được thu gom
bởi các xí nghiệp môi trường đô thị và một phần nhỏ được bán cho tư nhân làm
thức ăn chăn nuôi.
Rác thải của các công sở, trường học, công trình công cộng : Nguồn thải
này không gây nhiều tác động xấu tới môi trường do thành phần của nó không
phức tạp lắm gồm giấy vụn, văn phòng phẩm … và được thu gom phần lớn bởi
các xí nghiệp môi trường đô thị.
Rác thải từ các chợ : chiếm một lượng lớn rác thu gom. Rác thải này có
thành phần phức tạp, bao gồm rau quả, các loại bao bì, túi nilon, chai lọ… và tác
động mạnh tới môi trường xung quanh. Lượng rác này có hàm lượng hữu cơ cao
nên thường được sử dụng để ủ phân compost.
Rác thải sinh hoạt từ các bệnh viện : bao gồm rác thải của cán bộ công nhân
viên bệnh viện, rác thải của người nhà bệnh nhân và rác thải từ bếp ăn. Lượng rác
này cũng được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt của thành phố.
2.2.2. Khối lượng rác thải
Trong vòng hơn 10 năm qua Hải Phòng có tốc độ phát triển nhanh, mạnh

trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Nhưng song song với
sự phát triển ấy là sự gia tăng nhanh của rác thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải
phát sinh và thu gom trung bình hàng ngày của các khu vực trên địa bàn thành
phố qua các năm liên tục tăng, cụ thể được thống kê trong Bảng 2.1

17


Bảng 2.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng qua các
năm 2000 - 2012
Năm

Thu gom

Phát sinh( tấn/ ngày)

Hệ số thu gom(%)

Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012

( tấn/ngày)
471

505
505
855,000
942,50
1036,60
1251,46
1513,96
1726,55

630
662
662
1034,580
1102,51
1198,97
1309,61
1573,08
1785,28

75
76
76
82,3
85,67
87,67
95,56
96,24
96,71

Nguồn: Viện quy hoạch – Sở xây dựng TP Hải Phòng, 2012


Theo điều chỉnh quy hoạch chung Xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm
2025 và tầm nhìn đến 2050, dự báo dân số trong đô thị là 2.100.000 người; dự
báo dân số trong các thị trấn, thị tứ là 300.000 người. Dự báo khối lượng rác
thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 được thể hiện trong
Bảng 2.2 : Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng
đến năm 2025
STT

1
2
3

Khu vực
Các quận

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Tỷ lệ thu

(người)

(kg/người-ngày)

gom (%)

2.100.00


nội thành
0
Các thị trấn 300.000
Tổng rác sinh hoạt

Khối
lượng
(tấn/ngày)

1,3

100

2.730

1,2

90

324,0
3.054,0

Nguồn: Viện Quy hoạch – Sở Xây dựng TP Hải Phòng, 2010

Với sự gia tăng một cách nhanh chóng cả về số lượng dân cư và khối lượng rác
thải sinh hoạt trên địa bàn Hải Phòng đã đặt ra một câu hỏi khó cho chính quyền thành
phố nói chung và sở Tài nguyên và Môi trường thành phố nói riêng về việc xử lý rác thải
sinh hoạt. Đây là một câu hỏi cần được sự quan tâm của cả lãnh đạo thành phố và người

18



dân sống tại thành phố Hải Phòng, nhằm tìm ra cách giải quyết có lợi nhất cho những bên
liên quan.
2.2.3. Thành phần rác thải
Việc thu thập và tính toán thành phần rác thải có ý nghĩa rất lớn đối với
việc đề xuất các biện pháp xử lý rác thải, giúp người quản lý lựa chọn được các
công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý có hiệu quả.
Thành phần rác thải sinh hoạt rất phức tạp, phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, văn hoá và tập quán sinh hoạt của người dân.
Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải sinh hoạt không ổn định, rất
biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản
xuất, nhất là ở các khu dân cư có hoạt động sản xuất trung tâm công nghiệpvà
thương mại.
Thành phần rác thải sinh hoạt của một địa bàn là yếu tố hết sức quan trọng
trong chiến lược quản lý và xử lý giúp cơ quan chức năng đưa ra quyết định
phương thức thu gom, lưu chứa và biện pháp xử lý thích hợp nhằm tăng tối đa
năng suất thu gom, xử lý và hạn chế tối thiểu chi phí cho hoạt động này.
Thành phần rác thải sinh hoạt đô thị ở Hải Phòng rất đa dạng, tuy nhiên
thành phần hữu cơ khá cao (chiếm khoảng trên 50%) (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Thành phần chất thải rắn đô thị của Hải Phòng
(% theo tỷ trọng) [1]
TT Thành phần
1
Chất hữu cơ
2
Cao su, nhựa
3
Giấy, catton, giẻ vụn
4

Kim loại
5
Thủy tinh, gốm, sứ
6
Đất, đá, cát, gạch vụn
Độ ẩm (%)
Độ tro (%)
Tỷ trọng, tấn/m3

Tỉ lệ( %)
52,58
4,52
7,62
0,32
0,43
34,53
45 – 48
16,62
0,45

Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA, 2012

19


Như vậy, với hàm lượng chất hữu cơ trong rác thải đô thị của Hải Phòng rất
cao( trên 50%) sẽ là một nguồn nguyên liệu rất dồi dào cung cấp cho hoạt động
sản xuất phân hữu cơ. Góp phần quan trọng trong việc thay thế dần phân vô cơ
bằng phân hữu cơ trong hoạt động nông nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài “Xây dựng luận cứ phục vụ quy hoạch

khu xử lý CTR ở khu vực ngoại thành thành phố Hải Phòng” do Viện Công
nghệ mới và BVMT thực hiện (2006), thành phần rác thải ở các huyện thành
phố Hải Phòng được nêu trong Bảng 2.4
Bảng 2.4: Thành phần rác thải sinh hoạt tại TP Hải (đơn vị tính: %)
Thị
TT

1
2
3
4
5
6
7

Thành phần

Chất hữu cơ
Cao su, nhựa
Giấy, sách báo,

trấn
Vĩnh
Bảo
73,93
11,76

5,45
bìa cacton
Vải

3,11
Kim loại
1,95
Thủy tinh, gốm
3,83
sứ
Tổng cộng
100

Thị

Thị

Thị

Thị

trấn

trấn

trấn

trấn

Núi

An

An


Núi

72,76
10,98

Đồi
80,00
4,83

Lão
75,40
6,92

Dương
67,25
8,95

Đèo
65,28
11,02

3,75

5,52

4,36

7,89


6,35

10,57
0,58

2,76
2,07

8,70
1,75

8,72
3,30

7,91
4,62

1,36

4,83

2,87

3,89

4,82

100

100


100

100

100

Thị trấn
Tiên
Lãng

Nguồn: Viện Công nghệ mới và BVMT, 9/2006

Thành phần rác thải sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế, trình độ công nghệ, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, nhu
cầu của dân cư, tập quán sinh hoạt… Thông thường khi mức sống của dân cư
được nâng cao thì thành phần rác thải sẽ tăng tỉ lệ những rác thải có thể tái sinh,
tái sử dụng.
2.3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
2.3.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về rác thải sinh hoạt

20


Hải Phòng là một trong những đô thị phát triển của cả nước. Hệ
thống các cơ quan quản lý Nhà nước về rác thải đô thị cũng tuân theo mô
hình quản lý chung của cả nước.
Theo mô hình ở phần trên ta thấy các công ty Môi trường đô thị là đơn vị
trực tiếp quản lý công tác quản lý rác thải đô thị. Công ty Môi trường đô thị Hải

Phòng là đơn vị quản lý rác thải đô thị thành phố Hải Phòng.
Trên Thành phố Hải Phòng hiện có 3 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước thực
hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt, cụ thể là:
-

Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng (Hải Phòng URENCO)

-

Công ty TNHH Một thành viên CTCC & Xây dựng Hải Phòng

-

Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng

2.3.2. Công tác thu gom và vận chuyển
Quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hiện
nay của 03 công ty trên là:
- Công đoạn ban đầu là dùng các xe đẩy tay (xe gom rác) thu rác từ các
nguồn phát sinh để chuyển đến các địa điểm ga rác đã quy định và đổ rác từ xe
gom sang container đặt sẵn tại các ga rác; theo đó khi container (12m 3) đã đầy
rác, thì xe ôtô chuyên dụng có trọng tải lớn sẽ vận chuyển rác từ container ra bãi
rác để xử lý.
Hoặc rác từ các xe gom (không đổ rác vào container ở các ga rác) mà đổ
rác trực tiếp từ xe gom rác vào xe ép rác (xe ôtô chuyên dụng) và khi các xe ép
rác loại 11m3, 10m3, 6m3 đã chứa đủ khối lượng rác cho phép, theo đó xe vận
chuyển rác về bãi rác và nhà máy xử lý chất thải để xử lý.
- Các khu xử lý chất thải rắn: Hiện nay trên địa bàn nội thành Thành phố có
04 khu xử lý chất thải rắn (CTR) là:

+ Khu xử lý rác Tạm Đình Vũ: Quy mô 29 ha; Cơ sở hạ tầng chưa được đầu
tư có tính chất lâu dài; Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 547m3. Chôn lấp
hợp vệ sinh rác thải cho khu vực nội thành và quận Kiến An.
21


+ Khu xử lý rác Tràng Cát: Quy mô 60 ha Cơ sở hạ tầng tương đối đảm bảo
yêu cầu phục vụ sản xuất; Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 1013m3; có nhà
máy xử lý rác công suất 200 tấn/ngày; Lò đốt rác thải y tế.
+ Khu xử lý rác Đồ Sơn: Quy mô 3 ha, bãi chôn lấp chất thải rắn cho quận
Đồ Sơn và Dương Kinh.
+ Khu chôn lấp CTR Gia Minh: quy mô 5,0 ha; phục vụ cho huyện Thủy
Nguyên.
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom và vận chuyển và bãi rác
trung bình được khoảng 650m3/ngày đạt 75%. Phần còn lại được thu gom bởi
những người thu đồng nát nhằm tái chế, nhân dân tự đổ ra sông, mương, ao hồ
và thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh.
Nội thành Hải Phòng có 19 chợ lớn trong đó có 5 chợ lớn là chợ Ga, chợ
Sắt, chợ Tam Bạc, chợ Vạn Mỹ và chợ Hoà Bình và là nguồn gốc chính của các
loại rác xanh.
Việc thu gom rác được thực hiện hàng ngày bởi công nhân thu gom của 3
đội môi trường(mỗi quận 1 đội), phục vụ trên 110.000 hộ. Việc thu gom này
được thực hiện bằng xe đẩy tay. Tổng cộng là 600 xe và 868 công nhân thu
gom. Như vậy là có khoảng 1,5công nhân trên một xe. Giờ hoạt động chính thức
trong khoảng 18h đến 6 giờ, ngoài ra ban ngày vẫn có các ca thu gom thêm.
Hiện nay nội thành có 71 điểm hẹn thu rác. Một số điểm hẹn nằm gần
nhau trong khi đó lại có những điểm nằm cách xa nhau đáng kể, mỗi điểm hẹn
chỉ được dùng ít giờ trong ngày để tránh đổ rác bừa bãi tại điểm hẹn này và cũng
giới hạn sự phiền phức với nhân dân ở trong vùng.
Những người thu gom rác ( không quét đường) tự sở hữu xe tay của họ để

gom rác từ các hô dân trong ngõ và đường chính, sau đó đẩy tới các điểm hẹn để
đưa lên xe vận chuyển đi. Nói chung vẫn là hình thức đổ xuống các điểm hẹn
công nhân dùng xẻng xúc lên xe vận chuyển.
2.3.4. Phí thu gom rác thải

22


Xí nghiệp sẽ thu phí vệ sinh bằng biên lai thu phí do cục thuế phát hành
với mức thuế quy định 30.000đ/hộ/tháng. Thông thường việc thu phí được tiến
hành hàng tháng, song một số địa bàn, một số hộ có thời gian làm việc bận rộn
có thể tiến hành thu theo quý.
Tuy nhiên theo việc thu phí chưa đạt được 100% tổng số dân 1 tháng
gây thất thu phí. Nguyên nhân của việc thất thu phí thì có nhiều nhưng có các
nguyên nhân cơ bản sau:
Dân trên địa bàn được phân chia thành các loại :
- Những người có hộ khẩu thường chú tại nơi ở thu được tỉ lệ lớn nhất.
Có một phần nhỏ người dân chây lì không chịu đóng phí vệ sinh.
- Những người chuyển khỏi địa bàn nhưng không chuyển hộ khẩu nên
trên sổ quản lý họ vẫn thuộc địa bàn nhưng thực tế họ không đóng phí tại địa
bàn đó.
- Những dân từ các tỉnh khác về làm thêm trên thành phố, có cuộc sống,
chỗ ở không ổn định cũng không thể thu phí được từ họ.
- Những người thuộc diện khó khăn, phải trợ cấp từ chính quyền địa
phương cũng không thu được phí.
Công tác thu phí hiện nay còn khó khăn chưa thể giải quyết. Công ty
chưa có những chức năng và quyền hạn cụ thể để buộc người dân phải đóng phí
mà chỉ có thể tuyên truyền vận động mọi người chấp hành.
Hiện nay, tổng số phí thu được phần lớn nộp lên công ty để bù đắp cho ngân
sách Nhà nước, phần còn lại để lại các xí nghiệp dùng vào các công việc sau : Chi

cho các phường để sử dụng vào việc đôn đốc, kiểm tra, tuyên truyền, chi dùng
cho cán bộ công nhân viên, chi thù lao cho nhân viên thu phí và cho chi phí
quản lý như lương của cán bộ quản lý, văn phòng phẩm, chi phí kiểm tra.
2.3.5. Tình hình xử lý rác thải
a) Chôn lấp rác
Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến khu
chôn lấp. Phần lớn rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng phương pháp
23


chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp trước đây, bây giờ và trong tương
lai gần vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận
hành, chi phí vừa phải và phù hợp với điều kiện nước ta còn nghèo, các công
nghệ còn lạc hậu. Tuy nhiên với phương pháp này còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô
nhiễm đất. Hiện nay bãi rác Tràng Cát và Đình Vũ là bãi rác chính của thành
phố Hải Phòng.
b) Chế biến phân vi sinh
Một phần rác thải sinh hoạt trên được chế biến thành phân vi sinh tại nhà
máy xử lý rác Tràng Cát. Ban đầu, nhà máy được thiết kế với công suất xử lý
200 tấn/ngày nhưng công suất xử lý hiện đạt 150 tấn rác hữu cơ/ngày.
Nhà máy đã lắp đặt 4 dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử dụng
công nghệ vi sinh tiên tiến của Hàn Quốc gồm: Dây chuyền công nghệ phân
loại; dây chuyền công nghệ lên men bằng phương pháp sinh học; dây chuyền
công nghệ sinh học, công đoạn ủ chín; dây chuyền tự động sàng và đóng bao.
Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn nên nhà máy gặp nhiều khó
khăn trong khâu phân loại. Rác thải chưa được phân loại nên chất lượng còn
thấp và chi phí sản xuất là khá cao.
c) Thiêu đốt rác
Thiêu đốt rác có chi phí cao nhất so với các phương án trên và hiện nay

chưa được sử dụng để xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ này mới chỉ được áp
dụng đối với rác thải nguy hại bệnh viện.
2.4. XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU LIÊN HIỆP XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÀNG CÁT
Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát nằm về phía Đông Nam trung tâm
Thành phố, tại đầm Quyết Thắng và đầm Cát Bi-phường Tràng Cát-quận Hải
An, cách trung tâm Thành phố 14km, cách sân bay Cát Bi khoảng 2km, cách
cảng Hải Phòng khoảng 7km. Tổng diện tích là 60 ha, thời gian hoạt động 30
năm.
24


×