Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đánh giá công tác an toàn lao động trong hoạt động khai thác tân cảng 189 hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.63 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Đặng Công Xưởng đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian vừa qua. Đồng thời em cũng gửi lời
cảm ơn đến Công ty cổ phần Tân Cảng 189 đã tạo điều kiện cho em có cơ hội
được thực tập tại công ty, được tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề thực tế để em
hoàn thành đồ án này.

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ đồ án tốt nghiệp này là do bản thân em trực tiếp
tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện. Và phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy giáo Đặng Công Xưởng và sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Tân Cảng 189.

ii


MỤC LỤC

iii


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN
ATLĐ

: An toàn lao động

BHLĐ

: Bảo hộ lao động



CP

: Cổ phần

KL

: Khối lượng

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Luồng ravào cảng Hải Phòng hiện tại

32

2.2

Nhân sự công ty CP Tân Cảng 189 Hải Phòng

36


2.3

Trình độ nhân sự công ty CP Tân Cảng 189 Hải Phòng

37

2.4

Sản lượng thông qua của Tân Cảng 189 Hải Phòng năm

38

2013 – 2014 theo chỉ tiêu số lượng
2.5

Sản lượng thông qua của Tân Cảng 189 Hải Phòng năm

39

2013 – 2014 theo chỉ tiêu chất lượng
2.6

Sản lượng thông qua hàng năm của Tân Cảng 189 Hải

40

2.7

Phòng

Bảng thống kê số vụ tai nạn lao động của Tân Cảng 189

41

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Một số phương án xếp dỡ hàng tại cầu bến

10

2.1

Vị trí Tân Cảng 189 Hải Phòng

31

2.2

Phương án xếp dỡ của Tân Cảng 189 Hải Phòng


37

vi


LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay vận tải
đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế,
rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành
sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu
dùng. Trong đó cảng biển là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống giao
thông vận tải thủy, có khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển
bằng đường biển. Việc phát triển giao thông vận tải thủy luôn đòi hỏi phải đi đôi
với việc phát triển cảng biển. Để đạt được sự phát triển đó cần trải qua quá trình
lao động liên tục đầy nặng nhọc.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của cảng biển. Trong quá trình
lao động đó, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ
và môi trường,… Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất
phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người
lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là
làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất.
Là sinh viên, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn lao
động để khi bước vào công việc có thể tạo ra một môi trường làm việc vừa đảm
bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả
mọi người. Tân Cảng 189 Hải Phòng là một cảng mới được xây dựng và ngày
càng phát triển. Bên cạnh công tác nhằm nâng cao hiệu suất cảng biển thì vấn đề
an toàn lao động rất cần được quan tâm, chú ý. An toàn để sản xuất và sản xuất

phải an toàn. Do vậy, đề tài “Đánh giá công tác an toàn lao động trong hoạt
động khai thác Tân Cảng 189 Hải Phòng” là rất cần thiết để hệ thống lại công
tác an toàn lao động tại cảng và có giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu, khắc
1


phục những khuyết điểm còn tồn tại. Đây là đề tài rất rộng và mang tính thực tế,
sinh viên chúng em chưa có cơ hội được tiếp xúc nhiều với điều kiện lao động
thực tiễn nên không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Kính mong các thầy cô
giáo góp ý, chỉ bảo giúp chúng em ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin cám ơn các thầy cô!

2


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CẢNG
1.1 CẢNG BIỂN
1.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm truyền thống thì cảng biển là đầu mối giao thông lớn, bao
gồm nhiều công trình kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh
chóng thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hóa/hành khách từ các
phương tiện giao thông trên đất liền sang tàu biển và ngược lại, bảo quản và gia
công hàng hóa, và phục vụ tất cả các nhu cầu của tàu trong cảng. Ngoài ra nó
còn là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ của cả
một vùng. Theo quan điểm này thì cảng biển là đầu mối giao thông, là nơi thực
hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phương
thức vận tải khác và ngược lại.
Theo quan điểm hiện đại thì cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạt
động kinh tế, là đầu mối của hoạt động vận tải. Theo quan điểm này thì cảng
biển là khu vực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung

tâm công nghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công
nghiệp và logistics toàn cầu.
Theo điều 59 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 thì cảng biển là khu vực
bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và
lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả
hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
1.1.2 Vai trò
• Là đầu mối giao thông bảo đảm cho tàu bè neo đậu, nhanh chóng thuận
tiện xếp dỡ hàng hóa, bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia công phân loại hàng
hóa, thực hiện thủ tục pháp chế về quản lí Nhà nước và các dịch vụ hàng hải
phục vụ cho các tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng như chuẩn bị cho
các hành trình trên biển tiếp theo.
• Tạo điều kiện cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển
• Thúc đẩy sự phát triển của thành phố cảng:

3


− Dân cư và người lao động có xu hướng đổ dồn về những nơi có nền kinh tế
phát triển
− Các ngành phục vụ công cộng cũng phát triển theo đà tăng trưởng của dân số
như: trường học, bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giải trí,…
− Các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… cũng phát triển
− Xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền, xuất hiện các trung
tâm đào tạo thuyền viên,..
− Các hãng bảo hiểm tàu thuyền, các hãng đăng kiểm
− Tập trung hàng hóa cho xuất khẩu và vai trò phân phối cho hàng hóa nhập
khẩu.
• Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hấp dẫn
− Cảng biển là cửa ngõ của toàn vùng hấp dẫn. Khi có cảng, điều kiện sản xuất

gắn với thị trường bên ngoài được mở rộng. Các nông sản có dịp để đưa đi
tiêu thụ ở vùng xa xôi hơn.
− Nhiều xí nghiệp công nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng có dịp để xây
dựng ở những nơi tận cùng của vùng hấp dẫn để rồi lại đưa sản phẩm qua
các cảng biển xuất khẩu sang các nước khác.
• Tạo điều kiện giao lưu, mở rộng mối quan hệ.
− Cảng biển là cửa ngõ ra vào của địa phương, của cả vùng kinh tế do vậy
việc giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố trong nước rất
thuận tiện, giảm chi phí khi sử dụng các phương thức vận chuyển hàng hóa
khác.
− Góp phần mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán, hội nhập kinh tế không chỉ
trong nước mà còn liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á và cả
các nước ở khu vực châu Âu, châu Mỹ,…
1.1.3 Chức năng
Chức năng của cảng biển được chia thành các nhóm sau:
 Nhóm chức năng cơ bản:
− Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông quan hàng hóa mậu dịch đường
biển
− Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất

4


− Cung cấp đường cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phương tiện khác ra vào
cảng
− Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hóa như sửa chữa, cung ứng tàu
thuyền trú ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
 Nhóm chức năng phụ thuộc:
− Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền
khi di chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn và sự sống của tàu khi còn

nằm trong ranh giới của cảng
− Bảo đảm vệ sinh môi trường
 Nhóm chức năng cá biệt khác:
− Là đại diện cơ quan Nhà nước thực thi các tiêu chuẩn an toàn của tàu





thuyền, thủy thủ và kiểm soát ô nhiễm môi trường
Là đại diện của cơ quan đăng kiểm tàu thuyền
Làm dịch vụ khảo sát đường thủy
Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thương mại
Cung cấp các công trình trường học, bệnh viện, y tế, vui chơi giải trí cho

nhân viên trong cảng và cả cư dân của thành phố.
1.1.4 Phân loại cảng biển
Theo quyết định số 70/2013/QĐ-TTG ngày 19/11/2013 của Thủ tướng chính
phủ, việc phân loại cảng biển Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí:
− Thứ nhất, đặc điểm vùng hấp dẫn của cảng biển bao gồm các tiêu chí về diện
tích, dân số, loại đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ hàng hải và hạ
tầng giao thông kết nối với cảng biển.
− Thứ hai, vai trò, chức năng và tầm ảnh hưởng của cảng biển đối với phát
triển kinh tế xã hội của địa phương liên vùng hoặc cả nước.
− Thứ ba, quy mô và công năng của cảng biển bao gồm các tiêu chí về loại
hàng hóa và sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển, tổng chiều dài bến
cảng, trọng tải tàu tiếp nhận tại thời điểm hiện tại và theo quy hoạch.
− Thứ tư, xu hướng đầu tư xây dựng để phát triển cảng biển tập trung, tránh
dàn trải. Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chi có một cảng biển
theo quy định tại Điều 59 Luật Hàng hải Việt Nam.

Như vậy, cảng biển Việt Nam được phân loại như sau:
 Theo tầm quan trọng của cảng biển, ta có thể phân loại như sau:
5


− Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc
phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Đối với cảng biển loại I
có vai trò là cửa ngõ hoặc trung chuyển quốc tế, phục vụ cho việc phát triển
kinh tế xã hội của cả nước được kí hiệu là cảng biển loại IA.
− Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho phát triển
kinh tế xã hội của vùng, địa phương.
− Cảng biển loại III: là cảng biển chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho hoạt động
của doanh nghiệp.
 Theo chức năng sử dụng, ta có thể phân loại như sau:
− Cảng thương mại,tùy theo công suất của cảng mà ta có:
+ Cảng cấp I: hàng hóa thông qua cảng lớn hơn 20 triệu tấn/năm
+ Cảng cấp II:hàng hóa thông qua cảng từ hơn 10 triệu đến 20 triệu tấn/năm
+ Cảng cấp III: hàng hóa thông qua cảng từ 5 triệu đến 10 triệu tấn/năm
− Cảng tổng hợp là các cảng thương mại, giao nhận nhiều loại hàng hóa.
Nhiều người phân biệt 2 loại cảng tổng hợp thành:
+ Cảng tổng hợp quốc gia: là cảng tổng hợp có quy mô lớn, công suất từ 1
triệu tấn trở lên; vùng hấp dẫn của cảng rộng lớn, có tính khu vực.
+ Cảng tổng hợp của các địa phương, các ngành: là cảng tổng hợp có quy mô
nhỏ phục vụ cho một địa bàn kinh tế của một Bộ, Ngành.
− Cảng quân sự: dùng riêng cho các mục đích quân sự, chuyên chở hàng hóa
đặc biệt phục vụ quân sự.
− Cảng chuyên dùng: là các cảng giao nhận một loại hàng hóa hoạc chỉ phục
vụ riêng cho một đối tượng. Cảng chuyên dùng bao gồm:
+ Cảng chuyên dùng cho container: phục vụ xếp dỡ container. Đây là loại
cảng chuyên dùng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Với sự phát triển của

thương mại hàng hóa đã nhanh chóng làm gia tăng nhu cầu vận tải, để đáp ứng
nhu cầu này phương thức vận tải bằng container ra đời. Năm 1966 chiếc tàu
container đầu tiên mang tên “Fairland” của công ty Sea Land Service
Incorporation đã ra đời chuyên chở tuyến Bắc Mỹ - Châu Âu.Cũng từ đó trong
khái niệm cảng biển có thêm “cảng container”.Cho đến nay, chuyên chở bằng

6


container đã trở thành một trong những phương thức chuyên chở đường thủy
chủ yếu, các cảng container đã phổ biến trên toàn thế giới với số lượng tuyệt đối
nhiều hơn các hình thức cảng biển khác.
+ Cảng chuyên cho hàng rời như xi măng, than, quặng, lương thực, phân
bón,…
+ Cảng chuyên dùng cho hàng lỏng như xăng dầu,…
+ Cảng chuyên dùng cho riêng một nhà máy hoặc khu công nghiệp, khu
chế xuất,…
− Cảng cá, cảng tàu khách, cảng du lịch,..
 Theo vị trí địa lý: ta có cảng biển, cảng sông, cảng cửa ngõ,…Tuy nhiên
thuật ngữ “cảng biển” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vị trí của
cảng phải đặt ở vị trí cửa biển hay ven biển mà có thể nằm sâu trong các cửa
sông.
 Theo phương thức quản lí và sở hữu:
− Cảng chủ nhân: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và
cho tổ chức, cá nhân thuê khai thác. Nhân lực thực hiện khai thác thường do tổ
chức hay cá nhân đó thuê hoặc do cảng cung cấp
− Cảng công cộng: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng và bảo
dưỡng toàn bộ các hạng mục công trình của cơ sở hạ tầng cảng biển. Đồng thời
chủ sở hữu là người trực tiếp khai thác. Nhân lực thực hiện khai thác thường do
các tổ chức khác cung cấp trên cơ sở hợp đồng với cảng.

− Cảng dịch vụ: chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và khai thác trên
cơ sở hạ tầng cũng như mọi phương tiện thiết bị của cảng. Nhân lực sử dụng
theo hợp đồng.
 Theo phạm vi phục vụ:
− Cảng nội địa: là cảng phục vụ chủ yếu cho giao thông đường thủy nội địa,
ở Việt Nam thường là các cảng địa phương.
− Cảng quốc tế: là cảng thường có tàu thuyền nước ngoài cập bến làm hàng.
Đây là các cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng quốc gia và một dạng nữa đặc
trưng cho cảng quốc tế đó là cảng trung chuyển.
Ngoài ra còn một số tiêu chí khác để phân loại như:
- Theo điều kiện tự nhiên: cảng tự nhiên và cảng nhân tạo

7


- Theo điều kiện hàng hải: cảng có chế độ thủy triều và cảng không có
chế độ thủy triều; cảng bị đóng băng và cảng không bị đóng băng.
- Theo kỹ thuật xây dựng cảng: cảng mở, cảng đóng; cảng có cầu dẫn,
cảng không có cầu dẫn.
1.2 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TẠI CẢNG BIỂN
− Lao động tại cảng biển phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết.Thời tiết
đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động khai thác cảng biển. Nơi làm
việc của công nhân tại cảng biển hầu hết là ngoài trời. Do đó thời tiết xấu có ảnh
hưởng lớn đến năng suất làm việc của họ. Hơn nữa, khi trời mưa, công việc bốc
dỡ hàng hóa gần như bị ngừng trệ.
− Lao động trong điều kiện nặng nhọc. Đối tượng lao động là hàng hóa nên
công nhân làm việc tại cảng phải khuân vác, chèn lót, và điều khiển máy móc
thiết bị. Họ phải thực hiện công việc trong điều kiện nóng bức và chật hẹp như
hầm hàng, trên các thiết bị cẩu, trong kho, ngoài bãi.Môi trường làm việc nhiều
khói bụi, nóng bức.

− Lao động trong điều kiện độc hại. Hàng hóa thông qua cảng trong đó phải
kể đến những mặt hàng có tính chất nguy hiểm như dầu mỏ, gas hóa lỏng, khí
hóa lỏng, hóa chất,…nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động khi làm
việc tiếp xúc với chúng.
− Lao động tại cảng phải làm việc cả ban đêm. Thời gian làm việc không
cố định mà theo lịch trình tàu vào cảng. Khi một con tàu tiến hành cập cầu cảng
để bốc dỡ hàng hóa, các tổ công nhân thay ca liên tục để hoàn thành công việc
một cách nhanh nhất, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả công việc.
1.3 CÁC TÁC NGHIỆP TẠI CẢNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.3.1 Các tác nghiệp tại cảng
a) Khu vực xếp dỡ hàng tại cảng
Khu vực xếp dỡ hàng hóa tại cảng bao gồm:
- Khu vực cầu bến: là nơi xếp dỡ hàng hóa trực tiếp cho tàu, xếp hàng từ tàu lên
bờ và từ bờ lên tàu.

8


- Khu vực kho bãi: là khu vực để lưu kho và bảo quản hàng hóa tại cảng. Tại
đây hàng hóa được bảo quản trước khi được xếp dỡ lên tàu để vận chuyển hoặc
trước khi hàng ra khỏi cảng.
- Khu vực chuyển tải: Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng
biển được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng
hóa, hành khách.
b) Các phương án xếp dỡ tại cảng

Hình 1.1 Một số phương án xếp dỡ hàng tại cầu bến
123456-


Tàu – cẩu tàu – xe nâng vào bãi.
Tàu – cẩu tàu – đầu kéo – xe nâng/ hạ bãi.
Tàu – cẩu bở – xe nâng hạ bãi.
Tàu – cẩu bờ – đầu kéo – xe nâng hạ bãi.
Tàu – cẩu tàu – xe tải chủ hàng (phương án chuyển thẳng)
Tàu – cẩu bờ – xe tải chủ hàng.

Theo vị trí thực hiện của các phương án xếp dỡ, nhìn chung có 3 bước công
việc phải làm để hoàn thành một phương án xếp dỡ.
- Bước công việc cầu tàu gồm các thao tác cẩu container từ tàu lên bến, phụ cẩu
trên tàu, trên bến.
9


- Bước công việc di chuyển gồm các thao tác vận chuyển cont có hàng và
không hàng từ bến vào bãi và ngược lại.
- Bước công việc trong bãi gồm các thao tác nâng hạ cont, di dời, đảo chuyển,
thao tác đóng rút ruột cont ở kho CFS.
c) Các phương án rút hàng.
Khai thác cont , rút hàng ở kho CFS nhìn chung có 3 phương án chủ yếu:
- Phương án 1: Rút hàng bằng phương pháp thủ công : công nhân bốc xếp sẽ
thực hiện bốc xếp hàng từ container vào kho CFS.
- Phương án 2: Rút hàng bằng xe nâng : đối với các kiện hàng đóng trong
container và có pallet, sẽ sử dụng xe nâng trực tiếp nâng rút hàng vào kho.
- Phương án 3: Thủ công kết hợp xe nâng : đối với các mặt hàng bao kiện, công
nhân tiến hành xếp vào palet sau đó sử dụng xe nâng đưa hàng vào kho.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động tại cảng
a) Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế - xã hội, tự nhiên, văn hóa
- Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng
lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.

- Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi
làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên
quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp với đồng nghiệp, quan hệ của
cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc... Tính
chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ
giới, tự động...
- Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt
động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động...
b) Các yếu tố tâm sinh lý lao động
- Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần
kinh - giác quan...
- Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động
không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm
10


sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động. Do
yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao
động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời
gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác
lao động đơn điệu buồn tẻhoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh
tâm lý. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình
thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới
những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy
nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động,
có khi dẫn đến tai nạn lao động.
c) Các yếu tố môi trường lao động
Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và
phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật
có hại…

* Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp
của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận
chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù
hợp với sinh lý của con người.
- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể,
làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc
thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say
nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh
về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh...
- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ
do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động
của con người.
* Tiếng ồn và rung sóc:
11


Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển
động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. Rung sóc thường do
các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra. Làm việc trong
điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề
nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục,
tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao
động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ...
Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần
kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.
* Bức xạ và phóng xạ:
Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu,
chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp.
* Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng:
Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích
hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. Các đơn vị đo
lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi, độ chói; máy đo
ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet. Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy
thuộc vào công việc. Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu
chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm
năng suất lao động... về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn
lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự
vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá an toàn lao động của cảng
- Một là: thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn lao động, cũng như
các nghị định, thông tư và văn bản quy định của cảng về an toàn lao động, bảo
hộ lao động.

12


- Hai là : Sự tham gia tích cực của người lao động và hoạt động của tổ chức
công đoàn về an toàn lao động tại cảng
- Ba là : Quy trình công nghệ là tay nghề, kinh nghiệm của người lao động. Đây
là tiêu chí mang tính kĩ thuật có tác động mạnh nhất đến công tác an toàn vệ sinh
laođộng, đến năng suất, chất lượng lao động. Cụ thể đó là công tác bảo dưỡng,
sửa chữa thiết bị xếp dỡ tốt, công cụ xếp dỡ luôn sẵn sàng làm việc an toàn. Đó
là quy trình làm việc khoa học, hợp lý. Đó là tay nghề kinh nghiệm của công
nhân. Đây là tiêu chí và nhiệm vụ cơ bản của cảng.
1.4


QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI

CẢNG BIỂN
1.4.1 Luật lao động
a) Giới thiệu bộ luật
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội khoá XIII thông qua
ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2013. Bộ luật lao động gồm 17
chương, 242 điều, tăng 19 điều so với Bộ luật Lao động năm 2006.
b) Một số điều luật liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động
Trích theo Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13:
Mục 1.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,VỆ SINH
LAO ĐỘNG
Điều 133.Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản
xuất phải tuân theo quyđịnh của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 134.Chính sách của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất
dụng cụ, thiết bị an toànlao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 135.Chương trình an toàn lao độn, vệ sinh lao động
1. Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động.

13


2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết
định Chương trình antoàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương
và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội.
Điều 136.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương xây dựng,ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật địaphương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội
quy, quy trình làm việc bảo đảm antoàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.
Điều 137.Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử
dụng, bảo quản, lưugiữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động thìchủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương
án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm
việc của người lao động và môi trường.
2. Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư,
năng lượng, điện, hoáchất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập
khẩu công nghệ mới phải được thực hiệntheo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn laođộng, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
Điều 138.Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công
tác an toàn laođộng, vệ sinh lao động.
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc,
phóng xạ, điện từtrường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy
định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quanvà các yếu tố đó phải được định kỳ
kiểm tra, đo lường;
14


b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết
bị, nhà xưởng đạt cácquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động hoặc đạt

các tiêu chuẩn về an toànlao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được
công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để
đề ra các biện pháploại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều
kiện lao động, chăm sóc sức khỏe chongười lao động;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc
và đặtở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch
và thực hiện các hoạtđộng bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đếncông việc, nhiệm vụ được giao;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các
thiết bị an toàn laođộng, vệ sinh lao động nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghềnghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu
và khắc phục hậu quả tai nạn lao độngkhi có lệnh của người sử dụng lao động.
Mục 2.TAI NẠN LAO ĐỘNG
Điều 142.Tai nạn lao động
1.Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động,
gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng
tại nơi làm việc đềuphải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo
cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
15



Điều 144.Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn
lao động, bệnh nghềnghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh
mục do bảo hiểm y tếchi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và
thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu,cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối
với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệpphải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo
quy định tại Điều 145của Bộ luật này.
Điều 145.Quyền của người lao động bị tai nạn lao động
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn
lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người
sử dụng lao độngchưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì
được người sử dụng lao động trả khoảntiền tương ứng với chế độ tai nạn lao
động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.Việc chi trả có thể thực hiện một
lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của
người lao động và bị suygiảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người
sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ
5,0% đến 10% khảnăng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4
tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếubị suy giảm khả năng lao động từ
11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy
giảm khả năng laođộng từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị
chết do tai nạn lao động.

16



4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp
một khoản tiền ít nhấtbằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 146.Các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động.
Mục 3.PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Điều 147.Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động
1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải
được kiểm định trướckhi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình
sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹthuật an toàn lao động.
2. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ
thuật an toàn laođộng.
Điều 148.Kế hoạch an toàn lao độn, vệ sinh lao động
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động
phải lập kế hoạch,biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều
kiện lao động.
Điều 149.Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử
dụng lao động trang bịđầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong
quá trình làm việc theo quy định của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Điều 150.Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động phải tham dự khóahuấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động kiểm tra,
sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổchức hoạt động dịch vụ huấn luyện

an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.
17


2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh
lao động cho ngườilao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp
xếp lao động; hướng dẫn quy định về antoàn lao động cho người đến tham quan,
làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lýcủa người sử dụng lao động.
3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động phảitham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt
động dịch vụ huấnluyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương
trình khung công tác huấn luyện về antoàn lao động; danh mục công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 151.Thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, các
yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao
động tại nơi làm việccho người lao động.
Điều 152.Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho
từng loại công việc đểtuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho
người lao động, kể cảngười học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám
chuyên khoa phụ sản, người làm công việcnặng nhọc, độc hại, người lao động là
người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người laođộng cao tuổi phải
được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
phải được khám bệnhnghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y

khoa để xếp hạngthương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và
được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chứcnăng lao động đúng theo quy định của
pháp luật.
18


5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động nếu còn tiếp tục làm việc, thì được
sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y
khoa lao động.
6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và
hồ sơ theo dõi tổng hợptheo quy định của Bộ Y tế.
7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết
giờ làm việc phảiđược người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc,
khử trùng.
1.4.2 Các văn bản dưới luật
a) Nghị định
- Nghị định 110/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết
-

một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều

-

của Bộ Luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động.
Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 hướng dẫn thực hiện
một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động.


b) Thông tư
- Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH ngày 30/03/2012
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị
nâng
- Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013
Thông tư quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động
- Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014
Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
c) Văn bản khác

19


×