Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại KCN hòa xá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 77 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô Bùi Thị Thanh Loan với
sự quan tâm, tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin cám ơn các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại bộ
môn môi trường khoa máy tàu biển trường đại học Hàng Hải Việt Namđã giúp
đỡ và huớng dẫn em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cám ơn tới gia đình bố mẹ và bạn bè đã luôn ủng
hộ, tạo mọi điều kiện và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Hơn một thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh
tế. Những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân đều có sự đóng góp


to lớn của của ngành hóa chất. Các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo máy, khai
khoáng, điện than; các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, in, nhuộm, giấy, chế biến
lương thực thực phẩm, mỹ phẩm, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công, và nhất là
trong sản xuất công nghiệp, tất cả đều sử dụng hóa chất các loại, như một vật tư sản
xuất không thể thiếu được trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của mọi ngành. Chính
trong quá trình này đã làm sản sinh ra các chất thải nguy hại.Và đây chính là vấn đề
nan giải mà Việt Nam đang phải đối mặt Thành phố Nam Định là một thành phố lớn
đông dân ở miền Bắc (Việt Nam) chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng về mức độ đô thị hóa,
trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định . Là một trong ba cực của đồng bằng
sông Hồng trù phú, nơi đây đang cùng cả nước bước trên con đường công nghiệp hóa
và hiện đại hóa ,và đứng trước những thách thức to lớn về sự tăng trưởng kinh tế và
đấu tranh bảo vệ môi trường........................................................................................1
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng hiện
đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường của các nước trên
Thế giới cũng như của Việt Nam.Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công
tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy
hại..................................................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan về chất thải nguy hại................................................................3
1.1.Tổng quan về chất thải nguy hại (CTNH)......................................................3
1.1.1. Khái niệm về chất thại nguy hại [1]............................................................3
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại CN..................................................................3
1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại [1].......................................................6
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường và con người.........8
1.1.5. Các văn bản pháp luật liên quan đến CTNH.............................................12
1.1.6. Quy trình quản lý và phương pháp xử lý chất thải nguy hại ....................13
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình quản lý chất thải nguy hại..............................................14
iii


Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống đốt Plassma......................................................................19

1.2.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới và khu vực. 19
1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý CTNHCN ở Việt Nam.................................20
Bảng 1.2 CTNH công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố .........................20
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................24
2.1.2. Đặc điểm địa hình......................................................................................24
2.1.3. Dân số.........................................................................................................24
2.1.4. Công nghiệp...............................................................................................24
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại công nghiệp tại KCN Hòa Xá.........26
Chương 3. Đề xuất các biện pháp nâng cao quản lý CTNH tại KCN Hòa Xá.......39
3.2.1. Công tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH..............45
Bảng 1. Một số doanh nghiệp phát sinh CTNHCN tại KCN...................................61
..........................................................................................................................65
Hình 1. Lò đốt CTNH................................................................................................65
Hình 2. Hệ thống lò nung xi măng và bộ phận nạp CTNH dạng lỏng.....................65
Hình 3. Hệ thống chưng dầu.....................................................................................65
Hình 4. Hầm chôn lấp CTNH....................................................................................65
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...................................65
1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình làm luận
văn:.....................................................................................................................................
...................................................................................................................................66
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................................................................................66
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................................................................................66
2. Đánh giá chất lượng luận văn tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trên các
mặt: lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ): ...............................66
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


iv


...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................66
..........................................................................................................................................
...................................................................................................................................66
..........................................................................................................................................
...................................................................................................................................66
3. Chấm điểm của giáo viên hướng dẫn....................................................................66
(Điểm ghi bằng số và chữ)......................................................................................66
Hải Phòng, ngày

tháng năm 20 ....................................................................66

...................................................................................................................................66
Giáo viên hướng dẫn...........................................................................................66
.................................................................................................................................66
...................................................................................................................................67
....................................................................................................................................67

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
-KCN:khu công nghiệp
-CTNH CN: chất thải nguy hại
- CTR:chất thải rắn
-CP:cổ phần

-TNHH:trách nhiệm hữu hạn
-BVMT: bảo vệ môi trường
-DN:doanh nghiệp
-TP:thành phố

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Tên bảng
Các loại chất thải nguy hại
CTNH công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh,

Bảng 1.3

thành phố
Các công nghệ xử lý CTNH phổ biến hiện nay

tại Việt Nam
Bảng 2.1 Thống kê số lượng các doanh nghiệp (Đang
Bảng2.2
Bảng2.2
Bảng 2.3

hoạt động) theo ngành nghề
thống kê các loại CTNH trong KCN Hòa Xá

thống kê các loại CTNH trong KCN Hòa Xá
số liệu so sánh lượng CTNH thu gom từ các

Bảng 2.4

cơ sở trong KCN Hòa Xá năm 20 và12 2013
cở sở vật chất phục vụ việc thu gom CTNH

Bảng2.5

Của KCN Hòa Xá
Thông số kỹ thuật của lò đốt rác công nghiệp

Bảng 2.6

nguy hại FBE
Các hoạt động quản lý CTNH giai đoạn 2012

Bảng 2.7

– 2013
các cơ sở được cấp phép chủ nguồn thải

Bảng 2.8

CTNH
Kết quả thanh/kiểm tra các đơn vị trong việc

Bảng 3.1


bảo vệ môi trường
Đề xuất tần suất và thời gian thu gom CTNH
công nghiệp

vii

Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình
Hình 1.1

Tên hình
Phân loại chất thải
nguy hại theo danh mục

Hình 1.2

luật định của EPA (Mỹ)
Sơ đồ quy trình quản lý

Hình 1.3

chất thải nguy hại
Sơ đồ quy trình đóng

Hình 1.4
Hình 1.5


rắn và ổn định CTNH
Sơ đồ lò đốt thùng quay
Sơ đồ hệ thống đốt

Hình 3.1

Plassma
Sơ đồ trình tự hoạt động
của xe thùng di động

viii

Trang


LỜI MỞ ĐẦU
Hơn một thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát
triển kinh tế. Những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân
đều có sự đóng góp to lớn của của ngành hóa chất. Các ngành công nghiệp
nặng như: chế tạo máy, khai khoáng, điện than; các ngành công nghiệp nhẹ
như dệt, may, in, nhuộm, giấy, chế biến lương thực thực phẩm, mỹ phẩm, các
cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công, và nhất là trong sản xuất công nghiệp, tất cả
đều sử dụng hóa chất các loại, như một vật tư sản xuất không thể thiếu được
trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của mọi ngành. Chính trong quá trình này
đã làm sản sinh ra các chất thải nguy hại.Và đây chính là vấn đề nan giải mà
Việt Nam đang phải đối mặt Thành phố Nam Định là một thành phố lớn đông
dân ở miền Bắc (Việt Nam) chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng về mức độ đô thị
hóa, trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định . Là một trong ba cực
của đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đang cùng cả nước bước trên con
đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa ,và đứng trước những thách thức to

lớn về sự tăng trưởng kinh tế và đấu tranh bảo vệ môi trường.
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói
riêng hiện đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường
của các nước trên Thế giới cũng như của Việt Nam.Vì vậy, một trong những
vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là quản lý
chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là đưa ra một số giải pháp quản lý và
công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại cho KCN Hòa
Xá –TP Nam Định Từ đó đề xuất các phương án quản lý chất thải nguy hại
cho KCN .Cụ thể đề tài sẽ tiến hành tập trung khảo sát, đưa ra kết quả hiện
trạng phát sinh và quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn KCN hiện nay. Sau

1


đó dự đưa ra các giải pháp về quản lý, công nghệ tối ưu và địa điểm quy
hoạch xử lý tập trung CTNH để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại
trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn KCN Hòa Xá
–Nam Định và các giải pháp quản lý.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu khảo sát các nguồn phát sinh chất
thải nguy hại trên địa bàn KCN Hòa Xá –Nam Định, hiện trạng và ,những
khó khăn tồn tại trong công tác quản lý CTNH .Từ các kết quả khảo sát, tiến
hành đề xuất các giải pháp về cơ chế, công nghệ cũng như địa điểm quy
hoạch quản lý chất thải nguy hại đạt hiệu quả cao.
4. Bố cục của đề tài: gồm 03 chương
Chương 1. Tổng quan về chất thải nguy hại
Chương 2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại KCN Hòa Xá

Chương 3. Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại KCN Hòa Xá

2


Chương 1. Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.Tổng quan về chất thải nguy hại (CTNH)
1.1.1. Khái niệm về chất thại nguy hại [1]
- Theo UNEP: Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải
phóng xạ) có hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây
nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình
thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác.
- Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam: Trong Luật Bảo vệ môi
trường của Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ: “Chất thải nguy hại là chất thải có
chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp
(dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và đặc tính nguy hại
khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức
khỏe con người”.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại CN
Dựa vào nhóm nguồn và đặc điểm dòng thải, CTNH bao gồm các loại
chính sau:
- Chất thải nguy hại công nghiệp: dầu thải, giẻ lau dính dầu, kim loại
nặng, dung môi hữu cơ,….CTNH công nghiệp tùy thuộc rất nhiều vào loại
hình công nghiệp và công nghệ sản xuất. Cụ thể:
+ Luyện kim, đúc kim loại, nhiệt nhôm, cơ khí chế tạo;
+ Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử;
+ Sản xuất và cung ứng dược phẩm;
+ Công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và
than;
+ Sản xuất giấy…

- Chất thải nguy hại ngành nông nghiệp: hoá chất bảo vệ thực vật,
diệt trừ các loài gây hại không có gốc halogen hữu cơ, bao bì thải chứa hoá

3


chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ, gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh,
chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại,…
- Chất thải nguy hại trong sinh hoạt: pin, ắc quy, đèn huỳnh quang,
thuốc chống gián muỗi, các dung môi, chất tẩy rửa thải có các thành phần
nguy hại, các loại dược phẩm gây độc tế bào thải, các thiết bị, linh kiện điện
tử thải hoặc các thiết bị điện và các chất thải hộ gia đình khác.
- Chất thải y tế nguy hại: chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác. Chất thải y tế nguy
hại được phân loại theo quyết định 43: 2007/BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007
của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
 Phân loại theo hệ thống kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các
mục đích kĩ thuật. Hệ thống này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp
nghiên cứu để xác định các phương tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp.

4


Bảng 1.1. Các loại chất thải nguy hại
Các

Đặc tính


loại chính
Nước

Ví dụ

thải Thành phần chính là nước

chứa chất vô nhưng có chứa kiềm/axit


và các chất vô cơ độc hại

Nước

thải

chứa

chất

Axit sunphuric thải từ mạ kim
loại. Dung dịch amoniac trong
sản xuất linh kiện điện tử. Nước
bể mạ kim loại.

Nước thải chứa dung dịch Nước rửa từ các chai lọ thuốc trừ

các chất hữu cơ nguy hại. sâu.
hữu cơ
Chất hữu cơ Chất thải chứa thành phần Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu

lỏng

là dầu

dầu hoặc bồn chứa dầu.
Bùn xử lý nước thải có chứa kim
loại nặng; lò nung vôi và bộ

Bùn,chất

Bùn,

thải

cácchất thải rắn chứa chất KL





bụi,chất

rắn

và phận đốt trong công nghệ chế tạo

vô cơ nguy hại.

Bụi từ quá trình xử lý khí thải
của nhà máy sản xuất sắt thép và

nấu chảy kim loại.
Bùn từ khâu sơn,Hắc ín từ SX
thuốc nhuộm ,Hắc ín trong tháp

Chất rắn/bùn Bùn,chất rắn và các chất
hữu cơ

hấp thụ phenol .Chất rắn trong

hữu cơ không ở dạng lỏng quá trình hút chất thải nguy hại
đổ tràn. CR chứa nhủ tương

dạng dầu.
(Nguồn: Hazaduos Waste Management, Michael D.LaGrega)
 Phân loại theo luật định

5


Ở Việt Nam, để xác định chất thải có phải CTNH hay không, có thể
tham khảo trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm
2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Bên cạnh các cách phân loại ở
trên, CTNH còn được EPA (Mỹ) liệt kê dặc trưng theo phân nhóm khác nhau
K, F, U, P và việc phân loại được thực hiện theo một quy trình sau:

Hình 1.1. Phân loại chất thải nguy hại theo danh mục luật định của
EPA (Mỹ)

1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại [1]
Các nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại được thành 4 nguồn chính như sau:
- Hoạt động sinh hoạt của con người: sử dụng pin, ắc quy, đèn huỳnh
quang, thuốc chống gián muỗi, chất tẩy rửa có các thành phần nguy hại, các
thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện trong chất thải sinh hoạt.
- Hoạt động công nghiệp: dầu thải, giẻ lau dính dầu, kim loại nặng,
dung môi hữu cơ, bùn thải….[Bảng 1. Phụ lục 2]

6


- Hoạt động nông nghiệp: sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật,
thuốc trừ sâu trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm.[Bảng 2. Phụ lục
2]
- Hoạt động của ngành y tế: chất thải nguy hại trong các cơ sở y tế
được phân thành 4 nhóm sau:


Chất thải lây nhiễm:
a. Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt

hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn
của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ
và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
b. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.
c. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh
trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh
phẩm.
d. Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ

thể người; nhau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.


Chất thải hóa học nguy hại:
a. Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
b. Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
c. Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ

dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng
hóa trị liệu
d. Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế
thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).

7




Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát

sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục
thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban
hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
• Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí
dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường và con người
a, ảnh hưởng của CTNH đối với môi trường
* Thải vào môi trường đất gây mất mỹ quan

Hiện nay, vấn đề quản lý CTNH đang gặp không ít khó khăn, trước iên
là sự vô ý thức của một số cá nhân, doanh nghiệp. Đổ rác thải một cách bừa
bãi làm anh hưởng tới mỹ quan môi trường. Khi CTNH thải trực tiếp vào môi
trường đất, vô tình làm hủy đi hệ sinh thái của khu vực thải rác.
* Chôn lấp tại chỗ - Lưu giữ lâu dài
Việc chôn lấp, lưu giữ CTNH là một việc làm cần thiết tại các nhà máy
quản lý CTNH hay đôi khi tại nơi phát sinh chất thải nguy hại. Trong quá
trình lưu giữ, các vấn đề cần quan tâm là phân khu lưu giữ và các điều kiện
thích hợp liên quan đến kho lưu giữ. Những vấn đề tác động môi trường cơ
bản liên quan đến việc chôn lấp các chất thải nguy hại không đúng qui cách,
có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm. Ở Việt
Nam những nguồn này thường được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt
gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bất cứ sự ô nhiễm nào
đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ đối với nhân dân
địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng.
Ở một số công ty được tham quan trong quá trình khảo sát, các chất
thải bị chôn lấp hoặc dồn đống tại chổ hoặc ở khu đất bên cạnh bởi vì không

8


có một giải pháp nào phù hợp với các chất thải này, hoặc là được tích luỹ
trước khi được chuyển đi. Trong một số trường hợp, chất thải này được lưu
giữ theo kiểu như vậy có thể tạo ra rủi ro đến môi trường và sức khoẻ cho khu
vực xung quanh. Việc lưu giữ chất thải và vệ sinh công nghiệp kém, và lượng
rò rỉ lớn của các nguyên liệu độc, bao gồm cả cặn nhựa mang tính axit và dầu
thải, ở một số địa điểm. Sự lưu giữ lâu dài một số chất thải không thể tái sử
dụng lại trong dây chuyền, ví dụ như những mẻ sơn tồi khá phổ biến, nhưng
nói chung những nơi chứa chất thải không được che, đậy kĩ và thấy rõ sự ăn
mòn vật liệu bao bì đã xảy ra. Khả năng rò rỉ vào lớp đất tầng dưới và gây

nhiễm bẩn nước ngầm có thể được xem như một nguy cơ lâu dài.
* Nhiễm bẩn nguồn nước mặt
Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không
được xử lý đầy đủ, hoặc là do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém,
hay do việc thải vào khí quyển những hoá chất độc hại từ quá trình cháy, đốt
các vật liệu nguy hại. Địa hình của Việt Nam được đặc trưng bởi đồi núi che
phủ hầu hết phía Bắc, Tây, và miền Trung của Việt Nam. Diện tích còn lại là
đồng bằng từ đất bồi và lưu vực với một mạng lưới khá dày đặc các sông
ngòi. Nước mặt bao gồm sông, hồ chứa, kênh, hồ ao được sử dụng rất nhiều ở
Việt Nam như là một nguồn nước ăn uống, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
và công nghiệp. Chúng cũng được sử dụng như là nguồn nhận nước thải công
nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt là ở khu vực đô thị, nơi chưa có đủ hệ thống xử
lý nước thải đô thị.
Nước thải từ khu vực công nghiệp ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh được thải hầu như không hề được xử lý vào rất nhiều kênh rạch sông
ngòi là những hệ thống thoát nước chung của thành phố. Tất cả những nguồn
nước này do đó đã bị nhiễm do nước thải công nghiệp, cũng như chất lỏnh
thải từ sinh hoạt. Ơ Hà Nội hiện chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng công

9


nghiệp và sinh hoạt, trong khi đó thành phố có những cơ sở công nghiệp lớn,
nên chất thải công nghiệp chính là nguồn ô nhiễm đáng kể. Cục môi trường
đã ước tính rằng nước thải công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng
20 – 30% tổng lưu lượng dòng chảy trong các sông và đóng góp chủ yếu là từ
công nghiệp tinh chế, hoá chất và chế biến thực phẩm.
* Nhiễm bẩn nước nầm
- Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do việc lâu dài không được kiểm soát, chôn lấp
tại chỗ, chôn lấp ở nơi chôn rác không có kĩ thuật cụ thể, hoặc dùng để lấp

các bãi đất trũng.
Nói chung chất lượng nước ngầm ở Việt Nam vẫn tốt trừ một số nơi bị nhiễm
sắt và mangan cao, và nhiễm nước biển ảnh hưởng ở một số vùng ven biển.
Hiện nay, chỉ có khoảng 15% nước ngầm khai thác được cấp vào hệ thống
cấp nước máy do nước mặt có sẵn và rẻ. Tuy nhiên, nhu cầu đang tăng lên ở
những nơi thiếu nguồn nước mặt như Đồng Nai và đồng bằng sông Mêkông,
và đã có những dấu hiệu nhiễm bẩn cục bộ do chôn chất thải hay nước mặt bị
ô nhiễm.
-Ở Việt Nam trừ các nhà máy nước ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, đa
số các hệ thống thoát nước đô thị không đủ và cấp nước chất lượng kém.
Khoảng 30% nhu cầu nước đô thị được cấp bởi nước ngầm, lớn nhất là thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và Hải Phòng. Nhiễm bẩn nước ngầm ở khu đô
thị, đặc biệt là Hà Nội ngày càng nghiêm trọng, nơi mà toàn bộ dân cư phải
dựa vào nước ngầm đối với nước ăn uống và sinh hoạt.
* Ô nhiễm bẩn không khí
- Có những trường hợp ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng do quản lý chất
thải nguy hại kém. Dung môi, nói chung, được thải bằng cách cho bay hơi.
Một cơ sở sản xuất tấm lợp ximăng amiăng ở Đồng Nai đã thải một tấn bùn
ngay trong cơ sở trong vòng một ngày mà không có một biện pháp kiểm soát

10


nào. Hàng ngàn tấn bùn đã được đổ trong nhà máy theo kiểu như vậy sẽ tạo ra
nguy cơ đối với sức khoẻ của công nhân trong nhà máy. Những ví dụ như vậy
sẽ có thể gặp nhiều nơi ở nước ta.
Điển hình như Nhà máy luyện đồng Lào Cai (thuộc Tổng công ty Than
và Khoáng sản Việt Nam). Nhà máy thành lập từ năm 2008, với ngành nghề
kinh doanh chính là luyện và chế biến kim loại đồng, vàng, bạc, H2SO4…Với
dây chuyền được nhập về từ Trung Quốc, trong quá trình sàng lọc để lấy các

kim loại có giá trị cao này, trung bình một tháng, công ty thải ra hơn 16 tấn xỉ
(bao gồm axít, asen, kim loại nặng khác và một hàm lượng đồng (từ 1 - 2%) gọi chung là chất thải nguy hại.
b , Chất thải nguy hại có tác động đến an toàn và sức khoẻ con người.
-Vấn đề an toàn: do tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn,
các chất nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Đồng
thời khi diễn ra quá trình cháy nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ
cấp khác, gây ngạt do mất oxy có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, chất thải
nguy hại còn phá hủy vật liệu nhanh chóng. Do đó chúng gián tiếp có ảnh
hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của con người.
-Vấn đề sức khoẻ con người: Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ
quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể gây
đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào… dẫn đến các tác động
nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự
di truyền
- Các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng
Con người khi tiếp xúc với chất nguy hại có thể biểu hiện nhiễm độc
qua các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng như sau:
+ Biểu hiện ở đường tiêu hoá: tăng tiết nước bọt, kích thích đường tiêu
hoá, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hoá, vàng da.

11


+ Biểu hiện ở đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi..
+ Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch,
ngừng tim.
+ Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và
vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm
thân nhiệt.
+ Rối loạn bài tiết: vô niệu...

1.1.5. Các văn bản pháp luật liên quan đến CTNH
1.1.5.1. Các công ước quốc tế về chất thải nguy hại
- Công ước Basel về kiểm soát, loại bỏ việc vận chuyển qua biên giới
chất thải độc hại 1992.
- Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững.
- Công ước Rotterdam về Thủ tục Thông báo được sự đồng ý trước
cho một số hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế
(1998).
1.1.5.2. Hệ thống các văn bản pháp quy trong nước về CTNH
- Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật
chôn lấp chất thải nguy hại.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn tới năm 2050.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam:
- TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế.

12


- TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn
thiết kế.
- TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá
và thẩm định.
- TCVN 6560:2005: Lò đốt chất thải rắn y tế - khí thải lò đốt chất thải
rắn y tế - giới hạn cho phép.

- TCVN 6706:2009 quy định về phân loại chất thải nguy hại.
- TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại.
- QCVN 02:2008 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.
- QCVN 07:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
- QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò
đốt chất thải công nghiệp.
- QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý
CTNH trong lò nung xi măng.
1.1.6. Quy trình quản lý và phương pháp xử lý chất thải nguy hại
1.1.6.1. Quy trình quản lý CTNH
Quy trình quản lý chất thải nguy hại có 5 giai đoạn trong toàn bộ bao gồm:
Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải
Giai đoạn 2 - Thu gom và vận chuyển
Giai đoạn 3 - Xử lý trung gian
Giai đoạn 4 - Chuyên chở chất thải nguy hại đến giai đoạn xử lý tiếp
theo.
Giai đoạn 5 - Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng).

13


GĐ1:
Phát sinh CT
(sau khi đã
giảm thiệu,
tái sinh, tái
chế và tái sử
dụng


Nguồn
CTNH A

Nguồn
CTNH B

Nguồn
CTNH D

Tổng lượng CT từ nguồn

CTNH phù hợp
cho xử lý hóa


CTNH phù hợp
cho chôn lấp trực
tiếp

CTNH phù
hợp cho xử lý
nhiệt

Khu xử lý hóa
lý, sinh học
GĐ4:
Vận chuyển
cận sau xử lý

Nguồn

CTNH E

Trạm trung chuyển CTNH
(kho lưu giữ)

GĐ2:
Phân lấp, thu
gom và vận
chuyển

GĐ3:
Xử lý và chế
biến

Nguồn
CTNH C

Thải bỏ
CT không
NH

Khu xử lý
nhiệt

Cặn rắn
nguy hại

GĐ5:
Chôn
lấp

cuối
cùng
(thải bỏ CT)

Cặn tro và
xỉ NH

Thải bỏ
CT
không
NH

Bãi chôn lấp

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình quản lý chất thải nguy hại
1.1.6.2. Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại [11]
• Các phương pháp vật lý
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp vật lý nhằm tách chất nguy
hại ra khỏi chất thải bằng các phương pháp tách pha. Cụ thể:

14


- Lọc: là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất (khí, lỏng hay kem
nhão…) khi đi qua môi trường xốp (vật liệu lọc). Các hạt rắn được giữ lại ở
vật liệu lọc. Quá trình lọc có thể thực hiện nhờ chênh lệch áp suất gây bởi
trọng lực, lực ly tâm, áp suất chân không, áp suất dư.
- Đóng rắn và ổn định chất thải: là làm cố định hoá học, triệt tiêu tính
lưu động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững tạo thành
một khối nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao.


Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đóng rắn và ổn định CTNH
- Bao gói là quá trình bao phủ hoàn toàn hay sử dụng hàng rào bao
quanh khối chất thải bằng một chất khác. Chất kết dính vô cơ thường dùng là
ximăng, vôi, pozzolan, thạch cao, silicat. Chất kết dính hữu cơ thường dùng là
epoxy, polyester, nhực asphalt, polyolefin, ure formaldehyt;
• Các phương pháp hóa học
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hoá học nhằm thay đổi tính
chất hoá học của chất thải để chuyển nó về dạng không nguy hại. Cụ thể:
- Kết tuả: là quá trình chuyển chất hoà tan thành dạng không tan bằng
các phản ứng hoá học tạo tủa hay thay đổi thành phần haó chất trong dung
dịch (thay đổi pH…), thay đổi điều kiện vật lý của môi trường (hạ nhiệt độ)
để giảm độ hoà tan của hoá chất, phần không tan sẽ kết tinh. Phương pháp kết

15


tuả thường dùng kết hợp với các quá trình tách chất rắn như lắng cặn, ly tâm
và lọc.
- Oxy hoá khử: là phản ứng trong đó trạng thái oxy hoá của một chất
phản ứng tăng lên trong khi trạng thái oxy hoá của một chất khác giảm xuống.
Chất cho điện tử là chất khử, chất nhận điện tử là chất oxy hoá. Để thực hiện
quá trình oxy hoá khử, người ta trộn chất thải với hoá chất xử lý (tác nhân oxy
hoá hay khử) hay cho tiếp xúc các hoá chất ở các dạng dung dịch với hoá chất
ở thể khí.
- Bay hơi: là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương
pháp cấp nhiệt để hoá hơi chất lỏng. Phương pháp này thường dùng trong giai
đoạn xử lý sơ bộ để giảm số lượng chất thải cần xử lý cuối cùng.
• Các phương pháp nhiệt
 Phương pháp đốt

Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của
nhiệt và quá trình oxy hóa hoá học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể
tích của nó đến 80-90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800 0C. Sản phẩm
sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước, và
tro. Năng lượng có thể thu hồi được từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra
có nhiệt độ cao.
Phương pháp thiêu đốt là sự lựa chọn số một đối với các quốc gia công
nghiệp có mật độ dân số cao, diện tích hẹp nhưng có nguồn lực cao về công
nghệ và tài chính (Việt Nam cũng đang sử dụng phương pháp này là chủ
yếu).
- Lò đốt tĩnh hai cấp: Nhà máy xử lý rác Đại Đồng (Công ty URENCO
Hà Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 10 – 20 tấn/ngày. Ở miền
Trung, có hai lò đốt công nghiệp (công suất 100kg/h và 200kg/h) đang hoạt
động tại Đà Nẵng. Ở miền Nam, có một số lò đốt công nghiệp như lò đốt của

16


CITENCO (300kg/h, 4tấn/ngày), VINAUSEEN (500kg/h, 2tấn/ngày) đang
hoạt động.
- Đốt thùng quay: Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại
chất thải nguy hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng. Thùng
quay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 1100°C.

Hình 1.4. Sơ đồ lò đốt thùng quay
Công nghệ này được áp dụng tại các cơ sở sản xuất xi măng ở Kiên
Giang và Hải Dương. Do đặc thù của công nghệ sản xuất xi măng lò quay, có
thể sử dụng CTNH làm nguyên liệu, nhiên liệu bổ sung cho quá trình sản xuất
xi măng, chất thải được thiêu huỷ đồng thời trong lò nung xi măng ở nhiệt độ
cao (trên 13000C).

- Đốt bằng phương pháp phun chất lỏng: Chất thải nguy hại dạng
lỏng được đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay
vùng cháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị chất thải. Lò đốt được duy trì nhiệt
độ khoảng trên 1000oC. Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần
giây đến 2,5 giây. Công nghệ này được áp dụng tại hai cơ sở sản xuất ở Kiên
Giang và Hải Dương

17


×