Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chứng minh sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ tác động tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.1 KB, 14 trang )

Đề bài:
1. Chứng minh thương mại dịch vụ là một ngành của nền kinh
tế quốc dân.
2. Chứng minh sự phát triển của ngành Thương mại dịch vụ
tác động tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
và góp phần nâng cao thu nhập.
Bài làm:
Câu 1:
Quá trình lưu thông hàng hóa tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao
động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng háo trực tiếp giữa
người sản xuất với người tiêu dùng và cả trong việc thực hiện
những hoạt động mua bán giữa họ với nhau. Lao động đó cần
thiết và ích lợi cho xã hội. Cũng giống như lao động ở các lĩnh
vực khác, lao động trong lưu thông hàng hóa luôn đòi hỏi được
chuyên môn hóa cao. Nếu như mọi chức năng lưu thông do chính
người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm thực hiện thì việc
chuyên môn hóa lao động xã hộ rất bị hạn chế. Việc phân công
lao động xã hộ không cụ thể, chi tiết ngay từ đầu giữa các tập
đoàng sản xuất dẫn tới hậu quả là năng suất lao động sẽ rất thấp,
hiệu quả không cao. Sự xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong
các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời các ngành
lưu thông hàng hóa và các laoij hình dịch vụ - các ngành thương
mại – dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và


tiến bộ khoa học- kỹ thuật, các ngành thương mại- dịch vụ phát
triển hết sức đa dạng và phong phú.
Trước hết ta tìm hiểu các khái niệm về thương mại, dịch vụ.
Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh
doanh trên thị trường. Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh
doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh


được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi
của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.Theo nghĩa hẹp:
Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt
động trao đổi hàng hóa( kinh doanh hàng hóa ) vượt ra khỏi biên
giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương ( kinh doanh
quốc tế).
Khái niệm dịch vụ: Dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế, không
phải là vật phẩm mà là công việc của con người dưới hình thái là
lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng
tổ chức và thương mại.
Sở dĩ thương mại dịch vụ được xem là một ngành của nền kinh tế
quốc dân vì có có cách tính chất đặc điểm của một ngành kinh tế
quốc dân:
Thứ nhất: Thương mại dịch vụ có đối tượng hoạt động và lĩnh
vực hoạt động riêng. Đối tượng của ngành thương mại dịch vụ .
Đối tượng là các sản phẩm vật chất và phi vật chất. Với sản phẩm
2


vật chất ta có thể nhìn thấy sờ thấy, cảm nhận bằng các giác quan.
Còn phi vật chất là loại sản phẩm vô hình, không sờ mó, nhìn thấy
được nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách
hàng. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra
đồng thời, nhưng hiệu quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại
rất khác nhau. Có loại xẩy ra tức thì, nhưng có loại chỉ đem lại
hiệu quả sau nhiều năm, chẳng hạn dịch vụ giáo dục phải sau 5-10
năm mới có thể đánh giá đầy đủ.
Thứ hai: thương mại- dịch vụ có hệ thống tổ chức quản lý và hệ
thống kinh doanh được sắp xếp hoàn chỉnh theo chiều dọc và

chiều ngang. Hệ thống tổ chức quản lý về vĩ mô bao gồm các cơ
quan quản lý Nhà Nước về thương mại. Cao nhất là Chính phủ.
Xét với ngành thương mại dịch vụ thì Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ
Công thương. Từ bộ sẽ điều hành xuống các sở công thương và sẽ
quản lý xuống phòng công thương. Xét dưới góc độ vi mô, hệ
thống kinh doanh này chính là việc các doanh nghiệp thương mạidịch vụ tự tổ chức, cơ cấu lại bộ máy của mình theo nhiều hướng
mà chủ yếu là hình thức công ty mẹ- con. Từ các tổng công ty, sẽ
được phân thành các công ty con, làm nhiệm vụ chuyên doanh
hoặc tổng hợp. Các công ty đó có thể là đầu mối nhập khẩu rồi
điều chuyển cho các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất hàng hóa.
Thứ ba, hoạt động của thương mại- dịch vụ cũng như bất kì
ngành nào trong nền kinh tế quốc dân đều phải bao hàm các yếu
3


tố của quá trình sản xuất đó chính là: con người, cơ sở vật chất kỹ
thuật, đối tượng sản xuất.
Trong đó, yếu tố con người có thể chia làm hai bộ phận: Một là
quản lý hoặc quản trị nhân lực, hai là phân bổ nguồn lực con
người này vào các chức năng, công việc cụ thể. Yếu tố cơ sở vật
chất kỹ thuật trong thương mại- dịch vụ được dùng vào việc thực
hiện chức năng lưu trữ hàng hóa như hệ thống nhà kho, bãi, hệ
thống bảo quản hàng hóa…Ngoài ra, còn có hệ thống các thiết bị
nhằm phục vụ cho quản trị, quản lý và các nghiệp vụ kinh doanh
của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại- dịch vụ.
Đối tượng hướng đến chủ yếu của thương mại- dịch vụ có thể
phân thành: hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình. Tuy vậy, các
hoạt động này đều phải chịu sự chi phối của các mối quan hệ
ngang ( quan hệ kinh tế) và quan hệ dọc ( quan hệ quản lý).

Thứ tư, kết quả kinh doanh của thương mại- dịch vụ có tác
động hai mặt đến nền kinh tế. Tích cực nếu như nó hoạt động tốt
và ngược lại. Thương mại- dịch vụ có ảnh hưởng to lớn đến các
ngành, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế bởi lẽ, trong mô hình
tái sản xuất xã hội thì thương mại- dịch vụ nằm ở khâu phân phôi
và trao đổi. Nếu sản phẩm của các ngành, các lĩnh vực không tiêu
thụ được, không chuyển được đến nơi có nhu cầu của người dân
thì sẽ không thể làm đòn bẩy giúp các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả được.

4


Qua những lý do trên, ta có thể khẳng định rằng, thương
mại- dịch vụ cũng là một ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn
nữa, sự phát triển của nó có tác động tích cực đến nền kinh tế. Nó
được coi là cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau trong cơ cấu nền
kinh tế.

5


Câu 2:
Sự phát triển của ngành kinh tế thương mại dịch vụ đã tác đông
đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cuả các nước nói
chung và với Việt Nam nói riêng. Cùng với sự phát triển của các
ngành sản xuất vật chất khác, ngành TMDV đã và đang góp phần
vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Điều đó đã được thể
hiện qua những con số cụ thể.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực

tế: năm 2008 đạt 968.1 nghìn tỷ dồng. Do sản xuất trong nước
phục hồi, giá cả hàng hoá, dịch vụ tương đối ổn định, nhiều doanh
nghiệp đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước nên tổng mức
bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả
năm 2009 ước tính đã đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%;
nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với năm 2008.
Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
năm 2009, khu vực kinh tế cá thể đạt 663,2 nghìn tỷ đồng, tăng
20,3%; kinh tế tư nhân đạt 374,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9%; kinh
tế Nhà nước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%; kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 31,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%; kinh tế tập
thể đạt 11,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8%. Xét theo ngành kinh
doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 939,6 nghìn tỷ đồng, tăng
18,6%; khách sạn, nhà hàng 135 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4%; dịch
vụ 111,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; du lịch đạt 11,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 1,9%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
6


tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 ước tính đạt 1561,6 nghìn tỷ
đồng, tăng 24,5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì
tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp đạt 1229,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng đạt 172,4
nghìn tỷ đồng, tăng 21,8%; dịch vụ đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, tăng
23,8%; du lịch đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tính chung cả năm 2008, kim
ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5%
so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể
cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào

mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28
tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch
hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm
16,3%. Năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với
năm 2008, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7 tỷ USD,
giảm 5,1%, đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng
hoá cả năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt
29,9 tỷ USD, giảm 13,5%, đóng góp 76,5%. Nếu không kể dầu
thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài giảm 2,2% so với năm 2008. Tính chung năm 2010,
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với
năm 2009, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD,
7


tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt
38,8 tỷ USD, tăng 27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ
USD, tăng 40,1% so với năm 2009.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tính chung cả năm 2008, kim
ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so
với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ
USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ
USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm
2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%;
vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương
ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số
mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với
năm 2007. tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng

hoá ước tính đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008, bao
gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%.
Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ
USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong
nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch
nhập khẩu tăng cao là: Lúa mỳ tăng 70,4%; kim loại thường khác
tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất
dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải
8


tăng 27,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sắt
thép tăng 15%. Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 24,4% về kim
ngạch và giảm 34,1% về lượng so với năm 2009.
Đối với vận tải: Vận tải hành khách năm 2010 ước tính đạt
2460,5 triệu lượt khách, tăng 13,5% và 108,1 tỷ lượt khách.km,
tăng 15,6% so với năm 2009. Vận tải hành khách đường bộ ước
tính đạt 2257,2 triệu lượt khách, tăng 14,2% và 78,4 tỷ lượt
khách.km, tăng 12,5% so với năm trước; đường sông đạt 171,1
triệu lượt khách, tăng 4,1% và 3,6 tỷ lượt khách.km, tăng 4%;
đường sắt đạt 11,6 triệu lượt khách, tăng 4,4% và 4,5 tỷ lượt
khách.km, tăng 8,1%; đường không đạt 14,1 triệu lượt khách,
tăng 31,5% và 21,2 tỷ lượt khách.km, tăng 30,8%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2010 ước tính đạt 714,8
triệu tấn, tăng 12,4% và 223,8 tỷ tấn.km, tăng 10,5% so với năm
trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 667,2 triệu tấn, tăng
12,5% và 64,3 tỷ tấn.km, tăng 10,7%; vận tải ra ngoài nước đạt
47,5 triệu tấn, tăng 11,1% và 159,5 tỷ tấn.km, tăng 8,5%. Vận tải

hàng hoá đường bộ ước tính đạt 533,6 triệu tấn, tăng 13,9% và
29,5 tỷ tấn.km, tăng 14,9% so với năm 2009; đường sông đạt
118,8 triệu tấn, tăng 4,8% và 18,9 tỷ tấn.km, tăng 0,9%; đường
biển đạt 54,2 triệu tấn, tăng 16% và 170,9 tỷ tấn.km, tăng 11%;
đường sắt đạt 8 triệu tấn, giảm 3,2% và 4 tỷ tấn.km, tăng 2,3%.
Đối với bưu chính viễn thông: Số thuê bao điện thoại phát triển
mới năm 2010 ước tính đạt 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với
9


năm 2009, bao gồm 793 nghìn thuê bao cố định, giảm 49,1% và
43,7 triệu thuê bao di động, tăng 2,4%. Số thuê bao điện thoại của
cả nước tính đến cuối tháng 12/2010 là 170,1 triệu thuê bao, tăng
35,4% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 16,4 triệu thuê
bao cố định, tăng 5,1% và 153,7 triệu thuê bao di động, tăng
39,8%. Số thuê bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính, Viễn
thông tính đến cuối tháng 12/2010 là 88,9 triệu thuê bao, tăng
25,3% so với cùng thời điểm năm 2009, bao gồm 11,7 triệu thuê
bao cố định, tăng 1,3% và 77,2 triệu thuê bao di động, tăng 29,9%.
Số thuê bao Internet cả nước có đến cuối tháng 12/2010 đạt 3,77
triệu thuê bao, tăng 27,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong
đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 2,61 triệu thuê bao, tăng
21,8%. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2010 ước tính
27,4 triệu lượt người, tăng 20,2% so với thời điểm cuối năm 2009.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2010 ước tính
đạt 138,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2009, trong đó
Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 90 nghìn tỷ đồng, tăng 26%.
Khách quốc tế đến Việt Nam:
Kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút du khách được
tổ chức tốt trên địa bàn cả nước đã nâng tổng số khách quốc tế đến

Việt Nam năm 2010 lên 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm
trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 3,1
triệu lượt người, tăng 38,8%; đến vì công việc trên 1 triệu lượt

10


người, tăng 37,9%; thăm thân nhân đạt 574,1 nghìn lượt người,
tăng 10,9%; khách đến với mục đích khác đạt 341,7 nghìn lượt
người, tăng 38,6%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách
đến nước ta tăng cao so với năm trước là: Khách đến từ Trung
Quốc 905,4 nghìn lượt người, tăng 74,5%; Hàn Quốc 495,9 nghìn
lượt người, tăng 37,7%; Nhật Bản đạt 442,1 nghìn lượt người, tăng
24%; Hoa Kỳ đạt 431 nghìn lượt người, tăng 6,9%; Đài Loan 334
nghìn lượt người, tăng 23,7%; Ôx-trây-li-a 278,2 nghìn lượt người,
tăng 28,1%; Cam-pu-chia đạt 254,6 nghìn lượt người, tăng 87,4%.
Từ thích tiễn ta có thể kết luận những tác động tích cực của
TMDV đến nền kinh tế và đời sống người dân như sau:
Thứ nhất: Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng
hóa phát triển. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường,
các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hóa, dịch vụ>
điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình
thường, lưu thông hàng hóa- dịch vụ thông suốt. Vì vậy, không có
hoạt động thương mại phát triển thì sản xuất hàng hóa không thể
phát triển được.
Thứ hai: thông qua việc mua bán hàng hóa – dịch vụ trên thị
trường, thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả
năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao


11


động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các
ngành của nền KTQD.
Thứ ba: trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh
mẽ, thị trường trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường
ngoài nước thông qua hoạt động ngoại thương. Sự phát triển của
ngoại thương sẽ đảm bảo mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào,
đầu ra của thị trường trong nước và bảo đảm sự cân bằng giữa hai
thị trường đó. Vì vậy, thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết nền
kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách
mở cảu.
Thứ tư: nói đến thương mại là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ
thể kinh doanh trên thị trường trong mua – bán hàng hóa, dịch vụ.
Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình đẳng, thuận
mua vừa bán, nói cách khác là các quan hệ đó được tiền tệ hóa..
Vì vậy trong hoạt động thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp tính
năng động sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến,
phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh cảu hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và
phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Vậy sự phát triển của ngành kinh tế thương mại dịch vụ đã tác
động tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và góp
phần nâng cao thu nhập.
12


13



14



×