Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

ÔN TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.51 KB, 42 trang )

ÔN TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Vật tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi nào?
A. Khi li độ có độ lớn cực đại.
B. Khi li độ bằng không. (Đ)
C. Khi pha cực đại.
D. Khi gia tốc có độ lớn cực đại.
Câu 2: Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng không khi nào?
A. Khi li độ lớn cực đại.
B. Khi vận tốc cực đại. (Đ)
C. Khi li độ cực tiểu.
D. Khi vận tốc bằng không.
Câu 3: Phương trình tổng quát của dao động điều hoà là
A. x = Acotg(ωt + φ).
B. x = Atg(ωt + φ).
C. x = Acos(ωt + φ). (Đ)
D. x = Acos(ω + φ).
Câu 4: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), mét(m) là thứ
nguyên của đại lượng
A. Biên độ A. (Đ)
B. Tần số góc ω.
C. Pha dao động (ωt + φ).
D. Chu kỳ dao động T.
Câu 5: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), radian trên giây(rad/s)
là thứ nguyên của đại lượng
A. Biên độ A.
B. Tần số góc ω. (Đ)
C. Pha dao động (ωt + φ).
D. Chu kỳ dao động T.
Câu 6: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), radian (rad) là đơn vị
của đại lượng
A. Biên độ A.


B. Tần số góc ω.
C. Pha dao động (ωt + φ).(Đ)
D. Chu kỳ dao động T.
Câu 7: Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), vận tốc biến đổi điều hoà theo
phương trình
A. v = Acos(ωt + φ).
B. v = Aωcos(ωt + φ).
C. v = - Asin(ωt + φ).
D. v = - Aωsin(ωt + φ).(Đ)
Câu 8: Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hoà theo
phương trình
A. a = Acos(ωt + φ).
B. a = Aω2cos(ωt + φ).
C. a = - Aω2cos(ωt + φ).(Đ)
D. a = - Aωcos(ωt + φ).
Câu 9: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là
A. vmax = ωA. (Đ)
B. vmax = ω2A.
C. vmax = - ωA.
D. vmax = - ω2A.
Câu 10: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là
A. amax = ωA.
B. amax = ω2A.(Đ)
C. amax = - ωA.
D. amax = - ω2A.
Câu 11: Khái niệm sóng cơ là?
A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
B. Những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất. (Đ)

1



C. Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
D. Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.
Câu 12: Bước sóng là gì?
A. Là quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.
B. Là khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. Là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha. (Đ)
D. Là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.
Câu 13: Một sóng cơ có tần số 1000Hz truyền đi với tốc độ 330 m/s thì bước sóng
của nó có giá trị nào sau đây?
A. 330 000 m.
B. 0,33 m-1.
C. 0,33 m/s.
D. 0,33 m.(Đ)
Câu 14: Sóng ngang là sóng:
A. lan truyền theo phương nằm ngang.
B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền
sóng.(Đ)
D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.
Câu 15: Bước sóng là:
A. quãng đường sóng truyền đi trong 1s;
B. khoảng cách giữa hai bụng sóng sóng gần nhất.
C. khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời
điểm.
D. khoảng cách giữa hai điểm của sóng gần nhất có cùng pha dao động trên
phương truyền sóng. (Đ)
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ học?
A. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.

B. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất lỏng.
C. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất khí.
D. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chân không.(Đ)
Câu 17: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, biên độ dao
động của vật là
A. A = 4cm.
B. A = 6cm.(Đ)
C. A = 4m.
D. A = 6m.
Câu18: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình: x = 4 cos(
biên độ dao động của chất điểm là:
A. A = 4m.
C. A = 2π / 3 (m).
=


t + π)cm ,
3

B. A = 4cm.(Đ)
D. A 2π / 3 (cm).

Câu 19: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, chu kỳ dao
động của vật là


A. T = 6s.
C. T = 2s.

B. T = 4s.

D. T = 0,5s.(Đ)

Câu 20: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình: x = 3cos(πt +

π
2

)cm , pha

dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1s là
A. -3(cm).
B. 2(s).
C. 1,5π(rad).(Đ)
D. 0,5(Hz).
Câu 21: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, toạ độ của vật
tại thời điểm t = 10s là:
A. x = 3cm.
B. x = 6cm.(Đ)
C. x= - 3cm.
D. x = -6cm.
Câu 22: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm, toạ độ
của chất điểm tại thời điểm t = 1,5s là
A. x = 1,5cm.
B. x = - 5cm. (Đ)
C. x= + 5cm.
D. x = 0cm.
Câu 23: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, vận tốc của
vật tại thời điểm t = 7,5s là:
A. v = 0.(Đ)
B. v = 75,4cm/s.

C. v = - 75,4cm/s.
D. v = 6cm/s.
Câu 24: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, gia tốc của
vật tại thời điểm t = 5s là:
A. a = 0.
B. a = 947,5cm/s2.
C. a = - 947,5cm/s2.(Đ)
D. a = 947,5cm/s.
Câu 325: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình x = 2cos10πt(cm). Khi
động năng bằng ba lần thế năng thì chất điểm ở vị trí
A. x = 2cm.
B. x = 1,4cm.
C. x = 1cm.(Đ)
D. x = 0,67cm.
Câu 26: Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 4cm và chu kỳ T = 2s, chọn gốc
thời gian là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A. x = 4cos(2πt C. x = 4cos(2πt +

π

2
π
2

)cm.

B. x = 4cos(πt -

)cm.


D. x = 4cos(πt +

π

)cm. (Đ)

2
π
2

)cm.

Câu 27: Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo giãn ra 0,8cm, lấy g = 10m/s2.
Chu kỳ dao động của vật là:
A. T = 0,178s.
B. T = 0,057s.(Đ)
C. T = 222s.
D. T = 1,777s


Câu 28: Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không
đúng?
A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.(Đ)
C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Câu 29: Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà
với chu kỳ
m
; (Đ)

k
l
C. T = 2π
;
g

A. T = 2π

k
;
m
g
D. T = 2π
l

B. T = 2π

Câu 30: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần
số dao động của vật
A. tăng lên 4 lần.
B. giảm đi 4 lần.
C. tăng lên 2 lần.
D. giảm đi 2 lần.(Đ)
Câu 31: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với chu kỳ T = 0,5s, khối lượng của quả
nặng là m = 400g, (lấy π2 = 10). Độ cứng của lò xo là
A. k = 0,156N/m.
B. k = 32N/m.
C. k = 64N/m.(Đ)
D. k = 6400N/m.
Câu 32: Con lắc lò xo ngang dao động với biên độ A = 8cm, chu kỳ T = 0,5s, khối

lượng của vật là m = 0,4kg, (lấy π2 = 10). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào
vật là
A. Fmax = 525N.
B. Fmax = 5,12N.(Đ)
C. Fmax = 256N.
D. Fmax = 2,56N.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ học là không đúng?
A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền dao động cơ học trong một môi trường
liên tục.
B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.(Đ)
C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương
truyền sóng.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.(Đ)
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
Câu 35: Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi
tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng

4


A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. không đổi.


D. giảm 2 lần.(Đ)

Câu 36: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào
A. năng lượng sóng.
B. tần số dao động.
C. môi trường truyền sóng.(Đ)
D. bước sóng
Câu 37: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần
trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên
mặt biển là
A. v = 1m/s.(Đ)
B. v = 2m/s.
C. v = 4m/s.
D. v =
8m/s.
Câu 38: trong trường hợp nào dưới đây thì âm do máy thu ghi nhận được có tần số
lớn hơn tần số của âm do nguồn phát ra?
A. Nguồn âm chuyển động ra xa máy thu đứng yên.
B. Máy thu chuyển động ra xa nguồn âm đứng yên.
C. Máy thu chuyển động lại gần nguồn âm đứng yên.(Đ)
D. Máy thu chuyển động cùng chiều, cùng tốc độ với nguồn âm.
Câu 39: Khi nguồn phát âm chuyển động lại gần người nghe đang đứng yên thì người
này sẽ nghe thấy một âm:
A. có bước sóng dài hơn so với khi nguồn âm đứng yên.
B. có cường độ âm lớn hơn so với khi nguồn âm đứng yên.
C. có tần số nhỏ hơn tần số của nguồn âm.
D. có tần số lớn hơn tần số của nguồn âm.(Đ)
Câu 40: Tiếng còi có tần số 1000Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến lại gần
bạn với tốc độ 10m/s, tốc độ âm trong không khí là 330m/s. Khi đó bạn nghe được âm
có tần số là

A. f = 969,69Hz.
B. f = 970,59Hz.
C. f = 1030,30Hz.(Đ)
D. f = 1031,25Hz.
Câu 41: Tiếng còi có tần số 1000Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến ra xa
bạn với tốc độ 10m/s, tốc độ âm trong không khí là 330m/s. Khi đó bạn nghe được âm
có tần số là
A. f = 969,69Hz.(Đ)
B. f = 970,59Hz.
C. f = 1030,30Hz.
D. f = 1031,25Hz.
Câu 42: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1m,
có mức cường độ âm là LA = 90dB. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 1pW/m2. Mức
cường độ của âm đó tại điểm B cách N một khoảng NB = 10m là
A. LB = 7B.(Đ)
B. LB = 7dB.
C. LB = 80dB.
D. LB = 90dB.


Câu43: Cho 3 dao động điều hoà cùng phương, x1 = 1,5sin(100πt)cm, x2 =
3
2

sin(100πt + π/2)cm và x3 = 3 sin(100πt + 5π/6)cm. Phương trình dao động tổng

hợp của 3 dao động trên là
A. x = 3 sin(100πt)cm.
C. x = 3 cos(100πt)cm.(Đ)


B. x = 3 sin(200πt)cm.
D. x = 3 cos(200πt)cm

Câu 44: Vào mùa khô người dân đi mua nước mưa của một hộ dân khác trong ấp về
uống. Một người chở hai thùng nước ở phía sau 1 xe máy và di chuyển trên một con
đường lát bê tông. Cứ cách 3m, trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kỳ dao động
riêng của nước trong thùng là 0,6s. Để nước trong thùng không bị sóng sánh mạnh
nhất thì người đó phải điều khiển xe với vận tốc khác giá trị nào sau đây?
A. v = 10m/s.
B. v = 10km/h.
C. v = 18m/s.
D. v = 18km/h.(Đ)
Câu 45: Một hành khách dùng dây chằng cao su treo một chiếc ba lô lên trần toa tàu,
ngay phía trên một trục bánh xe của toa tàu. Khối lượng ba lô là 16kg, hệ số cứng của
dây chằng cao su là 900N/m, chiều dài mỗi thanh ray là 12,5m, ở chỗ nối hai thanh
ray có một khe hở nhỏ. Khi ba lô dao động mạnh nhất thì tàu chạy với vận tốc là
A. v ≈ 27km/h.
B. v ≈ 54km/h.(Đ)
C. v ≈ 27m/s.
D. v ≈ 54m/s.
Câu 46: Cùng một địa điểm, người ta thấy trong thời gian con lắc A dao động được 10
chu kỳ thì con lắc B thực hiện được 6 chu kỳ. Biết hiệu số độ dài của chúng là 16cm.
Độ dài của mỗi con lắc là:
A. 6cm và 22cm.
B. 9cm và 25cm. (Đ)
C. 12cm và 28cm.
D. 25cm và 36cm.
Câu 47: Vật dao động điều hoà theo phương trình: x = 2cos(4πt - π/3)cm. Quãng
đường vật đi được trong 0,25s đầu tiên là
A. 4cm.(Đ)

B. 2cm.
C. 1cm.
D. -1cm.
Câu 48: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình dao động x = 4cos(4πt)cm.
Thời gian chất điểm đi được quãng đường 6cm kể từ lúc bắt đầu dao động là
A. t = 0,750s.
B. t = 0,375s.
C. t = 0,185s.
D. t = 0,167s.(Đ)
Câu 49: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1m,
có mức cường độ âm là LA = 90dB. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 1pW/m2. Cường
độ của âm đó tại A là
A. IA = 1 nW/m2.
B. IA = 0,1 mW/m2.
C. IA = 1 mW/m2.(Đ)
D. IA = 1 GW/m2.
Câu 50: Chọn câu trả lời đúng . Khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống
dòng là :
A. Luôn luôn thay đổi
B. Không đổi (Đ)
6


C. Xác định

D. Không xác định

Câu 51: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Áp suất ở những độ sâu …………………………. thì …………………
A. Khác nhau, giống nhau.

B. Giống nhau, khác nhau.
C. Khác nhau, khác nhau. (Đ)
D. Tất cả đều sai.
Câu 52: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị áp suất?
A. N/m3.(Đ)
B. atm.
2
N/m .

C. Torr.

D.

Câu 53: Chọn câu đúng. Lưu lượng nước trong một ống nằm ngang là 6m3/phút. Vận
tốc của chất lỏng tại một điểm của ống có đường kính 20cm là:
A. 0,318m/s.
B. 3,18m/s. (Đ)
C. 31,8m/s.
D. Một giá trị khác.
Câu 54: Chiều rộng dòng sông tại A nhỏ hơn tại B nhưng vận tốc dòng nước bằng
nhau. Có thể kết luận:
A. Đáy sông ở A sâu hơn ở B. (Đ)
B. Đáy sông ở B sâu hơn ở A.
C. khối lượng riêng của nước ở A lớn hơn ở B.
D. khối lượng riêng của nước ở B lớn hơn ơ A.
Câu 55: Chọn phát biểu sai :
A. Áp lực của chất lỏng nén lên vật có phương vuông góc với bề mặt của vật .
B. Tại mỗi điểm của chất lỏng , áp suất theo mọi phương là như nhau.
C. áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì khác nhau .
D. Áp suất có giá trị bằng áp lực lên diện tích bề mặt bị ép .(Đ)

Câu 56: : Khi chất lỏng nằm cân bằng trong một bình chứa:
A. áp suất chất lỏng ở đáy luôn nhỏ hơn áp suất ở phía trên.
B. áp suất chất lỏng ở đáy luôn lớn hơn áp suất ở phía trên.(Đ)
C. áp suất chất lỏng ở đáy luôn bằng áp suất tác dụng lên trên.
D. áp suất chất lỏng ở đáy phụ thuộc vào hình dáng bình chứa.
Câu 57: Một người nặng 50kg đứng thăng bằng trên một gót đế giày. Cho rằng tiết
diện đế giày hình tròn , bằng phẳng , có bán kính 2cm và g = 9,8m/s2. Áp suất của
người đặt lên sàn là bao nhiêu?
A. 5.105 N/m2
B. 105 N/m2
C. 9.105 N/m2
D. 3,9.105 N/m2 (Đ)


Câu 58: Tính áp lực lên một phiến đá có diện tích 2m2 ở đáy một hồ sâu 30m. Cho
khối lượng riêng của nước là 103kg/m3 và áp suất khí quyển là pa = 1,013.105 N/m2.
Lấy g = 9,8m/s2 .
5
A. F = 7,906.105 ( N ) (Đ)
F = 8, 906.10 ( N )
B.
C. F = 6, 906.105 ( N
D. F = 9, 906.105 ( N )
)

Câu 59: Tiết diện của pít tông nhỏ trong một cái kích thủy lực bằng 3cm2 . Để vừa đủ
để nâng một ôtô có trọng lượng 15000N lên người ta dùng một lực có độ lớn 225N.
Pít tông lớn phải có tiết diện là bao nhiêu?
A. 100 cm2
B. 300 cm2

C. 200 cm2 (Đ)
D. 400 cm2
Câu 60: Tính chất nào sau đây của chất lỏng được dùng trong các máy thủy lực?
A. áp suất chất lỏng không phụ thuộc vào vận tốc của chất lỏng.
B. áp suất chất lỏng được truyền theo mọi phương.(Đ)
C. áp suất chất lỏng có thể đạt được giá trị lớn nhất.
D. áp suất chất lỏng không phụ thuộc vào khối lượng riêng chất lỏng.
Câu 61: Vật nào sau đây gây ra áp suất lớn nhất xuống sàn nằm ngang khi đặt nằm
yên trên sàn ?
A. Hình hộp vuông trọng lượng 35 N , có cạnh dài 10cm .(Đ)
B. Hình hộp vuông trọng lượng 35 N , có cạnh dài 15cm .
C. Hình trụ trọng lượng 35 N , có bán kính đáy 10cm .
D. Hình trụ trọng lượng 35 N , có bán kính đáy 15cm .
Câu 862: Đáy biển có độ sâu 1000m . Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030
kg/m3 và áp suất khí quyển là 1,013.105 Pa . Lấy g = 9,8 m/s2. Cứ 1 m2 đáy biển chịu
một áp lực là bao nhiêu?
A. 101,95.105 (N) (Đ)
B. 111,95.105 (N)
5
C. 121,95.10 (N)
D. 131,95.105 (N)
Câu 63: Một máy ép dùng dầu có hai xy lanh A và B thẳng đứng thông với nhau. Tiết
diện của xy lanh A là 5 cm2, của xy lanh B là 100 cm2. Bỏ qua ma sát. Tác dụng lên
pít-tông A một lực 30N thì có thể nâng một vật đặt trên pít-tông ở xy lanh B có khối
lượng lớn nhất là bao nhiêu?
A. 60 kg (Đ)
B. 80 kg
C. 90 kg
D. 70 kg
Câu 64: Điền từ thích hợp vào chổ trống.

Độ tăng . . . . . . . . .lên một chất lỏng chứa trong bình kính được truyền đi . . . . . . cho
mọi điểm của chất lỏng và của thành bình.
A. áp suất , theo mọi hướng
B. thể tích , nguyên vẹn
C. áp suất , nguyên vẹn (Đ)
D. nhiệt độ , nguyên
vẹn
Câu 65: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?


Áp suất tại đáy của một bình đựng chất lỏng phụ thuộc vào :


A. Gia tốc trọng trường .
C. Chiều cao cột chất lòng .

B. Khối lượng riêng của chất lỏng .
D. Diện tích của mặt thoáng chất lỏng. (Đ)

Câu 66: Một ống nằm ngang có đoạn bị thắt lại. Biết rằng áp suất bằng 8.104Pa tại
điểm có vận tốc 2m/s và tiết diện của ống là S. Chổ bị thắt tiết diện ống nhỏ đi 4
lần .Tốc độ tại nơi có tiết diện ống bị thắt là :
A. 8 m/s(Đ) B. 9 m/s
C. 12 m/s
D. 16 m/s
Câu 67: Một cánh máy bay có diện tích 25m2, khi máy bay bay theo đường thẳng
nằm ngang với vận tốc đều thì vận tốc dòng khí ở dưới cánh máy bay là 60m/s còn
phía trên cánh là 80m/s. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,21kg/m3. xác định
lực nâng tác dụng vào hai cánh máy bay .
A. 84700 (N) (Đ)

C. 15274 (N)

B. 90000 (N)
D. 18400 (N)

Câu 68: Đường kính tiết diện của một ống nước nằm ngang ở vị trí đầu bằng 2 lần
đường kính ờ vị trí sau. Biết vận tốc nước ở vị trí đầu là 2 m/s và áp suất ở vị trí này là
5.105 Pa. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Áp suất nước ở vị trí đầu là
bao nhiêu ?
A. 4,7.105 (N) (Đ)
B. 10,2.105 (N)
5
C. 6,5.10 (N)
D. 11,3.105 (N)
Câu 69: Nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3 chảy qua một ống nằm ngang thu hẹp
S
S 12cm đến
dần từ tiết diện 2 =
S = 1 . Hiệu áp suất giữa chổ rộng và chổ hẹp là 4122
1

2

2

Pa. Lưu lượng của nước trong ống là bao nhiêu ?
A. 2.10-3 m3/s (Đ)
B. 3.10-3 m3/s
3
m /s


C. 4.10-3 m3/s

D. 5.10-3

Câu 70: Thành bình có một cái lỗ nhỏ cách đáy bình khoảng h1 = 25 cm. Bình được
đặt trên mặt bàn nằm ngang. Lúc mặt thoáng của nước trong bình cách lổ khoảng h2 =
16 cmthi2 tia nước thoát ra khỏi lổ chạm mặt bàn cách lổ một đoạn bằng bao nhiêu
(tính theo phương ngang)?
A. 40 cm (Đ)
B. 50cm
C. 60cm
D. 70cm
Câu 71: Chọn câu trả lời đúng . Trong công thức liên hệ giữa áp suất p và vận tốc v
1
. Đại lượng ρv2 có thứ
tại các điểm khác nhau trên một ống dòng : p + ρ .v 2 =
nguyên của :
A. Áp suất (Đ)
C. Vận tốc

const
2

B. Thể tích
D. Khối lượng riêng.


Câu 72: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.(Đ)
C. Giữa các phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động không ngừng.
Câu 73: : Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử:
A. Chỉ có lực đẩy.
B. Chỉ có lực hút.
C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn nhỏ lực hút.
D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. (Đ)
Câu 74: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử vật chất ở thể khí?
A. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. (Đ)
B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn.
Câu 75: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử khí là không đúng?
A. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
B. Lực hút phân tử có không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. (Đ)
C. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
D. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
Câu 76: Một mol Cacbon có khối lượng 12 gam, 1 mol Oxi có khối lượng 32 gam.
Đó là vì:
A. Số phân tử Oxi nhiều hơn số phân tử Cacbon.
B. Phân tử Oxi có khối lượng lớn hơn phân tử Cacbon. (Đ)
C. Trong cùng điều kiện, Oxi ở trạng thái chiếm thể tích lớn hơn.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 77: Lượng chất (số mol) chứa trong 1 kg khí CO2 là bao nhiêu?
A. 22,70 mol. (Đ)
B. 44,00 mol.
C. 4,40 mol.
D. 2,27 mol.
Câu 78: Ở các điều kiện bình thường (t = 00C, p = 1 atm hay 760 mmHg) một kilômol

khí bất kì, không phụ thuộc vào thành phần hoá học, chiếm 1 thể tích bằng:
A. 22,4 lít.
B. 2,24 m3.
3
C. 22,4 m . (Đ)
D. 22,4 cm3
Câu 79: Phương trình nào sau đây biểu diễn quá trình đẳng nhiệt của một khí lý tưởng?
p1 p2
= p .V . (Đ)
A.
.
B. p .V
=
1 1
2 2
V1 V2
p1 p2
= p .T .
C.
.
D. p .T
=

T1

T2

1

1


2

2


Câu 80: Khi được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít, áp suất tăng thêm 0,75 atm.
Áp suất ban đầu có giá trị nào sau đây?
A. 0,75 atm.
B. 1,00 atm.
C. 1,50 atm. (Đ)
D. 1,75 atm.
Câu 81: Một bọt khí có thể tích tăng gấp rưỡi khi nổi từ đáy hồ lên mặt nước. Giả sử
nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ như nhau, cho biết áp suất khí quyển là p0 = 750 mmHg.
Độ sâu của hồ là:
A. h = 7,5 m.
B. h = 5,1 m. (Đ)
C. h = 15,0 m.
D. h = 5,7 m.
Câu 82: Một lượng khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích 2 m3. Thể tích V của lượng
khí này bằng bao nhiêu khi nó bị nén đẳng nhiệt tới áp suất 5 atm?
A. V = 10,0 m3.
B. V = 1,0 m3.
3
C. V = 0,4 m . (Đ)
D. V = 4,0 m3.
Câu 83: Một bình có dung tích 20 lít chứa đầy Ôxi dưới áp suất 200 atm. Nếu xả từ từ
lượng khí này ra ngoài khí quyển dưới áp suất 1 atm, thì nó sẽ chiếm một thể tích V
bằng bao nhiêu nếu coi nhiệt độ là không đổi?
A. V = 2000 lít.

B. V = 4000 lít. (Đ)
C. V = 1500 lít.
D. V = 3000 lít.
Câu 84: Có 7 gam khí Nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn. Người ta nén đẳng nhiệt khối khí
này tới áp suất 133 cmHg thì thể tích của khối khí bây giờ là bao nhiêu?
A. 4,26 dm3.
B. 4,00 dm3.
C. 3,52 dm3.
D. 6,40 dm3. (Đ)
Câu 85: Một lượng khí ôxi chứa trong bình kim loại có áp suất 1,5 atm. Người ta rút
từ từ 1/3 khối lượng Ôxi ra ngoài thì áp suất khí trong bình là bao nhiêu?
A. 1,50 atm
B. 1,00 atm.(Đ)
C. 0,75 atm.
D. 0,50 atm.
Câu 86: Chất khí đựng trong một bình kín ở O0C có áp suất p0. Cần đun nóng chất khí
lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng lên 3 lần?
A. 2730C.
B. 5460C. (Đ)
C. 8190C.
D. 910C.
Câu 87: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí để tăng nhiệt độ 10C thì áp suất khí tăng
thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu có các giá trị nào sau đây?
A. t = 360C.
B. t = 720C.
C. t = 780C.
D. t = 870C. (Đ)
Câu 88: Ở 270C áp suất của khí trong bình kín là 3.105 N/m2. Áp suất khí bằng bao
nhiêu nếu nhiệt độ khí là -130C? Xem quá trình là đẳng tích.
A. 1,44.105 N/m2.

B. 2,60.105 N/m2. (Đ)
C. 2,00.105 N/m2.
D. Một đáp số khác.


Câu 89: Biểu thức nào sau đây phù hợp với nội dung định luật Sác-lơ (Chasles):
A. p/T = hằng số.
B. p ~1/T. (Đ)
C. p = p0(1+αt)
D. p1/T1 = p2/T2.
Câu 90: Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường thẳng cắt trục tại điểm p = p0.
B. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng kéo dài qua gốc toạ độ. (Đ)
D. Đường hyperbol.
Câu 91: Một xi-lanh kín được chia thành hai phần bằng nhau bởi một pit-tông cách
nhiệt. Mỗi phần có chiều dài l0 = 30 cm, chứa một lượng khí giống nhau ở 270C. Nung
nóng một phần thêm 100C. Độ dịch chuyển pit-tông là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng
trong các kết quả sau:
A. 0,1 cm.
B. 1,0 cm. (Đ)
C. 10,0 cm.
D.
10,5
cm.
Câu 92: Trong quá trình đẳng áp, giữa khối lượng riêng D của khối khí và nhiệt độ
tuyệt đối T có mối quan hệ như thế nào?
A. T/D = hằng số.
B. D.T = hằng số. (Đ)
C. D/T = hằng số.

D. Hệ thức khác.
Câu 93 Trong phương trình trạng thái pV/T = hằng số thì hằng số này phụ thuộc vào
gì?
A. Áp suất khí.
B. Thể tích khí.
C. Nhiệt độ khí.
D. Khối lượng khí và loại khí. (Đ)
Câu 94: Ở nhiệt độ T1, áp suất p1, khối lượng riêng của một chất khí là ρ1. Biểu thức
nào sau đây đúng với biểu thức của khối lượng riêng của khối khí đó ở nhiệt độ T2, áp
suất p2?
p T
p T
A. ρ2 = 2 1 ρ1 . (Đ)
B. ρ2 = 1 1 ρ1 .
p1 T2
p2 T2
p (T1 + T2 )
D. ρ2 ( p1 + p2 ) T1 1
C. ρ = 2
ρ
=
ρ.

.
2

p1

T2


1

p1

T2

Câu 95: : Một bình chứa khí Hidrô nén, thể tích 10 lít, nhiệt độ 70C, áp suất
50 atm. Khi nung nóng bình, vì bình hở nên một phần khí thoát ra ngoài; phần khí còn
lại có nhiệt độ 170C còn áp suất vẫn như cũ. Khối lượng Hidrô đã thoát ra ngoài là:
A. Δm = 147,000 gam.
B. Δm = 14,700 gam.
C. Δm = 1,470 gam. (Đ)
D. Δm = 0,147 gam.
Câu 96: Một mol khí Ôxi chứa trong bình có dung tích 5,6 dm3 với áp suất
8 atm thì nhiệt độ khí là bao nhiêu?


A. 2730C. (Đ)

B. 3000C.

C. 5760C.

D. 6000C.

Câu97: : Một bình có dung tích 50 lít chứa 8,02 g khí ở nhiệt độ 270C và áp suất là
100 kPa. Hỏi khí trong bình là khí gì?
A. Ôxi.
B. Nitơ.
C. Hêli. (Đ)

D. Hidrô.
Câu 98: Một bình có dung tích 5 lít chứa 7,9 g Nitơ ở áp suất 200 kPa. Tìm nhiệt độ
của khí trong bình?
A. ≈ 1540C.(Đ)
B. ≈ 2080C.
C. ≈ 2540C.
D. ≈ 2880C.
Câu 99: Một bình có dung tích 20 lít chứa khí Hidrô ở áp suất 4 atm và nhiệt độ 270C.
Tìm khối lượng khí chứa trong bình?
A. 8,3 gam.
B. 6,6 gam.(Đ)
C. 5,7 gam.
D. 4,0 gam.
Câu 100: Pit-tông của một máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ
2730C và áp suất 1 atm vào bình chứa khí có thể tích 3 m3. Khi pit-tông đã thực hiện
1000 lần nén và nhiệt độ khí trong bình là 420C thì áp suất của khí trong bình sẽ nhận
giá trị nào sau đây?
A. 1,9 atm.
B. 2,1 atm. (Đ)
C. 2,4 atm.
D. 2,9 atm.
Câu 101: Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của
chất lỏng.
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.(Đ)
D. Giọt nước động trên lá sen.
Câu 102: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.(Đ)

C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
Câu 103: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.(Đ)
D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc
với đường giới hạn của mặt thoáng.
Câu 104: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác
giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt. (Đ)
B. Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác
giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt.
C. Sự dính ướt hay không dính ướt không liên quan đến sự tương tác rắn lỏng


D. Khi lực hút của các phân tử chất lỏng với nhau hớn hơn lực hút của các phân tử
chất rắn với chất lỏng thì có hiện tượng dính ướt.
Câu 105: Các giọt nước rơi ra từ một ống nhỏ giọt. Hỏi trường hợp nào giọt nước
nặng hơn: khi nước nóng hay nước nguội?
A. Như nhau.
B. Giọt nước nguội nặng hơn.(Đ)
C. Giọt nước nóng nặng hơn.
D. Không xác định được.
Câu 106: Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ số căng bề mặt của chất lỏng?
A. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
B. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bề mặt của chất lỏng.(Đ)
C. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Hệ số căng bề mặt có đơn vị là N/m.
Câu 107: Nếu khéo tay, ta có thể để dễ dàng một chiếc kim khâu nổi trên mặt nước.

Nếu phải đặt chiếc kim nổi trên mặt nước xà phòng thì có dễ dàng như trường hợp
trước không?
A. Không dễ vì nước xà phòng làm ướt chiếc kim.
B. Không dễ vì nước xà phòng có suất căng mặt ngoài nhỏ hơn nước lã.
C. Dễ hơn vì khối lượng riêng của nước xà phòng lớn hơn khối lượng riêng của nước
lã.
D. Dễ hơn vì nước xà phòng nhớt hơn nước lã.
Câu 108: Tại sao muốn tẩy vết dầu mỡ dính trên mặt vải của quần áo, người ta lại đặt
một tờ giấy lên chỗ mặt vải có vết dầu mỡ, rồi ủi nó bằng bàn là nóng? Khi đó phải
dùng giấy nhẵn hay giấy nhám?
A. Lực căng mặt ngoài của dầu mỡ bị nung nóng sẽ tăng nên dễ dính ướt giấy. Khi đó
phải dùng giấy nhẵn để dễ ủi phẳng.
B. Lực căng mặt ngoài của dầu mỡ bị nung nóng sẽ tăng nên dễ bị hút lên theo các
sợi giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy nhám có tác dụng mao dẫn, còn
các sợi vải không có tác dụng mao dẫn.
C. Lực căng mặt ngoài của dầu mỡ bị nung nóng sẽ giảm nên dễ dính ướt giấy. Khi
đó phải dùng giấy nhẵn để dễ ủi phẳng.
D. Lực căng mặt ngoài của dầu mỡ bị nung nóng sẽ giảm nên dễ bị hút lên các sợi
giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy nhám có tác dụng mao dẫn mạnh
hơn các sợi vải.(Đ)
Câu 109: Một cộng rơm dài 10cm nổi trên mặt nước. người ta nhỏ dung dịch xà
phòng xuống một bên mặt nước của cộng rơm và giả sử nước xà phòng chỉ lan ra ở
một bên. Tính lực tác dụng vào cộng rơm. Biết hệ số căng mặt ngoài của nước và
3
3
73.10 N / m,
40.10 N m
nước xà-4phòng lần lượt là
-4
/ N

A. 33.10 N.(Đ)
B. 3,3.10
C. 0,33.10-4N
D. 330.10-4N

15


Câu 110: Cho nước vào một ống nhỏ giọt có đường kính miệng ống d = 0,4mm. hệ số
3
73.10 N / m . Lấy g = 9,8m/s2. Tính khối lượng giọt nước
căng bề mặt của nước là
khi rơi khỏi ống.
A. 94g
B. 0,0094g (Đ)
C. 0,94g
D. 0,094g
Câu 111: Nhúng một khung hình vuông có chiều dài mỗi cạnh là 10cm vào rượu rồi
kéo lên. Tính lực tối thiểu kéo khung lên, nếu biết khối lượng của khung là 5g. cho hệ
số căng bề mặt của rượu là 24.10-3N/m và g = 9,8m/s2.
A. 0,68 N.(Đ)
B. 0,0068 N
C. 68 N
D. 680 N
Câu 112: Có 20cm3 nước đựng trong một ống nhỏ giọt có đường kính đầu mút là
0,8mm. Giả sử nước trong ống chảy ra ngoài thành từng giọt một. hãy tính xem trong
ống có bao nhiêu giọt, cho biết
0, 3N / m, D 103 kg / m 3, g 10m / s 2
07
A. 1000 g iọt

B. 1090 giọt (Đ)
C. 1080 giọt
D. 2000 giọt
Câu 113: : Một vòng dây kim loại có đường kính 8 cm được dìm nằm ngang trong
một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng
thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3 N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị
nào sau đây?
A. σ = 18,4.10-3 N/m.(Đ)
B. σ = 18,4.10-5 N/m.
-4
C. σ = 18,4.10 N/m.
D. σ = 18,4.10-6 N/m.
Câu 114: Dùng một ống nhỏ giọt có đường kính trong của ống là d = 0,4 mm để nhỏ
0,50 cm3 dầu hỏa thành 100 giọt. Tính hệ số căng bề mặt của dầu hỏa? Biết Ddh = 800
kg/m3, g = 9,8 m/s2.
A. 0,030 N/m.
B. 0,031 N/m.(Đ) C. 0,032 N/m.
D. 0,033 N/m.
Câu 115: Một vòng nhôm mỏng nhẹ có đường kính là 50 mm được treo vào một lực
kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Tính lực kéo F để kéo
vòng nhôm ra khỏi mặt nước? Biết hệ số căng mặt ngoài của nước là 72.10-3 N/m.
B. F = 22,60.10-2 N.
A. F = 1,13.10-2 N.
C. F = 2,26.10-2 N.(Đ) D. F = 7,20.10-2 N.
Câu 116: Một ống nhỏ giọt dựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính ướt
hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,43 mm. Trọng lượng
mỗi giọt nước rơi khỏi miếng ống là 9,72.10-5 N. Tính hệ số căng mặt ngoài của nước?
A. Xấp xỉ 72,0.10-5 N/m.
B. Xấp xỉ 36,0.10-3 N/m.
C. Xấp xỉ 72,0.10-3 N/m.(Đ)

D. Xấp xỉ 13,8.10-2 N/m.
Câu 117: Trong trường hợp nào mực chất lỏng dâng lên ít nhất trong ống mao dẫn
thủy tinh?
A. Nhúng nó vào ete
( ρ1 = 710kg / m3 ;σ 1 = 0,017N / m. ) (Đ)
B. Nhúng nó vào rượu ( ρ 2 = 790kg / m 3 ; σ 2 = 0,022N / m. )
C. Nhúng nó vào xăng ( ρ 3 = 700kg / m3 ;σ 3 = 0,029N / m. )


D. Nhúng nó vào nước ( ρ 4 = 1000kg / 3 ; σ 4 = 0,072N / m. )
m

Câu 118: Một người đứng trong thang máy, cầm một cốc nước, trong đó nhúng thẳng
đứng một ống mao dẫn thủy tinh. Mực nước dâng lên trong ống do hiện tượng mao
dẫn. Hỏi mực nước trong ống mao dẫn sẽ thay đổi thế nào khi thang máy chuyển động
thẳng đều xuống dưới?
A . Không thay đổi gì cả. (Đ)
B. Mực nước dâng lên cao hơn.
C. Mực nước tụt xuống thấp hơn.
D. Mực nước dao động lên xuống.
Câu 119: Gọi σ là hệ số căng bề mặt của chất lỏng, d là đường kính bên trong của ống
mao dẫn, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Độ dâng lên
(hay hạ xuống) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mực chất lỏng bên ngoài
được tính theo biểu thức:
A. h = σ4 /(ρgd).
B. h = 4σ/(ρgd).(Đ)
C. h =σ /(4ρgd).
D. h = 4σ2/(ρgd).
Câu 120: Một ống mao dẫn có bán kính r = 0,2 mm nhúng thẳng đứng trong thủy
ngân. Biết thủy ngân hoàn toàn không làm dính ướt thành ống và suất căng bề mặt của

thủy ngân là 0,47 N/m. Độ hạ mực thủy ngân trong ống là:
A. h = 70.10-3 m.
B. h = 35.10-3 m.(Đ)
C. h = 70.10-4 m.
D. h = 35.10-4 m.
Câu 121: Nước dâng lên trong một ống mao dẫn 146 mm, còn rượu thì dâng lên 55
mm. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3 và suất căng bề mặt của nước là
0,0775 N/m. Rượu và nước đều là dính ướt hoàn toàn thành ống. Suất căng bề mặt của
rượu đúng với giá trị nào sau đây?
A. 0,233000 N/m.
B. 0,022300 N/m.(Đ)
C. 0,002330 N/m.
D. 0,000233 N/m.
Câu 122: : Một vòng kim loại có đường kính ngoài 40mm, đường kính trong 38mm,
được treo vào một lò xo thẳng đứng sao cho vòng luôn luôn nằm trong mặt phẳng
ngang. Đầu kia của lò xo móc vào một điểm cố định. Nhúng vòng vào bình nước rồi
hạ từ từ bình nước xuống. Vào thời điểm vòng rời khỏi mặt nước, lò xo dãn thêm
20mm. Tính hệ số căng bề mặt của nước. Biết độ cứng của lò xo là 0,5 N/m
A. 0.41N/m.
B. 0,041N/m (Đ)
C. 0.21N/m
D. 0.021N/m


Câu 123: Một vòng kim loại có bán kính 10 cm, trọng lượng 0,5 N được đặt tiếp xúc
với mặt thoáng của một dung dịch xà phòng. Biết hệ số căng mặt ngoài của dung dịch
xà phòng là 4,10-2 N/m. Tính lực tối thiểu cần có để nâng vòng ra khỏi dung dịch.
A. 0,55N.(Đ)
B. 2N.
C. 0,1N.

D. 1,1N.
Câu 124: Nhúng thẳng đứng hai ống mao dẫn thủy tinh có đường kính lần lượt là 1
mm và 2 mm vào thủy ngân, Hỏi độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân ở bên trong 2
ống mao dẫn đó bằng bao nhiêu? Cho biết hệ số căng bề mặt thủy ngân là 0,47 N/m
A. 10mm.
B. 2mm.
C. 5mm.
D. 7mm.(Đ)
Câu 125: Trong một ống mao dẫn có đường kính trong hết sức nhỏ, nước có thẻ dâng
lên cao 80mm, vậy với ống này thì rượu có thể dâng lên cao bao nhiêu? Biết khối
lượng riêng của nước và rượu lần lượt là 1000kg/m3, 790 kg/m3; hệ số căng bề mặt
của nước và rượu lần lượt là 0.072 N/m, 0,022 N/m.
A. 19mm.
B. 25mm.
C. 30,9mm.(Đ)
D. 27,5mm.
Câu 126: Bốn vật kích thước nhỏ A,B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy
vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B nhiễm điện gì:
A. B âm, C âm, D dương.
B. B âm, C dương, D dương
C. B âm, C dương, D âm (Đ)
D. B dương, C âm, D dương
Câu 127: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện:
A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương
B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm
C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron(Đ)
D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít
Câu 128: Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C
nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì:
A. Cho A tiếp xúc với B, rồi cho A tiếp xúc với

C B. Cho A tiếp xúc với B rồi cho C đặt gần B
C. Cho A gần C để nhiễm điện hưởng ứng, rồi cho C tiếp xúc với B
D. nối C với B rồi đặt gần A để nhiễm điện hưởng ứng, sau đó cắt dây nối.(Đ)
Câu 129: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì
lực tương tác giữa 2 vật sẽ:
A. tăng lên 2 lần
B. giảm đi 2 lần
C. tăng lên 4 lần (Đ)
D. giảm đi 4 lần
Câu 10: Đáp án nào là đúng khi nói về quan hệ về hướng giữa véctơ cường độ điện
trường và lực điện trường :
A. E cùng phương chiều với F tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó
B. E cùng phương ngược chiều với F tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường
đó
C. E cùng phương chiều với F tác dụng lên điện tích thử dương đặt trong điện
trường đó(Đ)
18


D. E cùng phương chiều với F tác dụng lên điện tích thử âm đặt trong điện trường đó
Câu 131: Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện sau đây, quy tắc nào là
sai:
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một đường sức đi qua

B. Các đường sức xuất phát từ các điện tích âm, tận cùng tại các điện tích
dương(Đ)
C. Các đường sức không cắt nhau
D. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày
hơn


Câu 132: Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hoà
về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. Hỏi điện tích của B như nào nếu ta cắt dây
nối đất sau đó đưa A ra xa B:
A. B mất điện tích
B. B tích điện âm (Đ)
C. B tích điện dương
D. B tích điện dương hay âm tuỳ vào tốc độ đưa A ra xa

Câu 133: Trong 22,4 lít khí Hyđrô ở 00C, áp suất 1atm thì có 12,04. 1023 nguyên tử
Hyđrô. Mỗi nguyên tử Hyđrô gồm 2 hạt mang điện là prôtôn và electron. Tính tổng độ
lớn các điện tích dương và tổng độ lớn các điện tích âm trong một cm3 khí Hyđrô:
A. Q+ = Q- = 3,6C

B. Q+ = Q- = 5,6C

C.Q+ = Q- = 6,6C

D.Q+ = Q- = 8,6C(Đ)

Câu 134: Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích + 2,3μC, 264.10-7C, - 5,9 μC, + 3,6.10-5C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách
chúng ra. Tìm điện tích mỗi quả cầu?
A. +1,5 μC (Đ)

B. +2,5 μC

C. - 1,5 μC

D. - 2,5 μC

Câu 135: Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong

nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10-9cm, khối lượng hạt nhân bằng
1836 lần khối lượng electron
A. Fđ = 7,2.10-8 N, Fh = 3,4.10-47N
C.Fđ = 9,2.10-8 N, Fh = 4,1.10-47N (Đ)

B. Fđ = 9,2.10-8 N, Fh = 3,6.10-47N
D.Fđ = 10,2.10-8 N, Fh = 5,1.10-47N

Câu 136: Cho hai quả cầu kim loại bán kính bằng nhau, tích điện cùng dấu tiếp xúc
với nhau. Các điện tích phân bố như thế nào trên hai quả cầu đó nếu một trong hai quả
cầu là rỗng;
A. quả cầu đặc phân bố đều trong cả thể tích, quả cầu rỗng chỉ ở mặt ngoài
B. quả cầu đặc và quả cầu rỗng phân bố đều trong cả thể tích
C. quả cầu đặc và quả cầu rỗng chỉ phân bố ở mặt ngoài(Đ)
D. quả cầu đặc phân bố ở mặt ngoài, quả cầu rỗng phân bố đều trong thể tích


Câu 137: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực
0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm).
B. r = 0,6 (m).
C. r = 6 (m).(Đ)
(cm).

D. r = 6


Câu 1738: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không chúng tương tác với nhau một
lực F. Người ta thay đổi các yếu tố q1, q2, r thấy lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không
đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?

A. q1' = - q1; q2' = 2q2; r' = r/2
B. q1' = q1/2; q2' = - 2q2; r' = 2r
C. q1' = - 2q1; q2' = 2q2; r' = 2r (Đ)
D. Các yếu tố không đổi

Câu 139: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực
F. Người ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương
tác giữa chúng sẽ:
A. không đổi (Đ)
B. tăng gấp đôi
C. giảm một nửa
D. giảm bốn
lần

Câu 140: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong điện môi lỏng ε = 81 cách nhau 3cm
chúng đẩy nhau bởi lực 2 μN. Độ lớn các điện tích là:
A. 0,52.10-7C
B. 4,03nC (Đ)
C. 1,6nC
D.
2,56
pC
Câu 141: Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa
chúng bằng 10N. Đặt chúng vào trong dầu cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa
chúng vẫn bằng 10N. Hằng số điện môi của dầu là:
A. 1,51
B. 2,01
C. 3,41
D. 2,25(Đ)
Câu 142: Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40cm. Giả sử bằng cách nào

đó có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút hay
đẩy nhau? Tính độ lớn lực tương tác đó
A. Hút nhau F = 23mN (Đ)
B. Hút nhau F = 13mN
C. Đẩy nhau F = 13mN
D. Đẩy nhau F = 23mN
Câu 143: Hai quả cầu nhỏ điện tích 10-7C và 4. 10-7C tác dụng nhau một lực 0,1N
trong chân không. Tính khoảng cách giữa chúng:
A. 3cm
B. 4cm
C. 5cm
D. 6cm(Đ)
Câu 144: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng
2cm thì lực đẩy giữa chúng là 1,6.10-4N. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để
lực tương tác giữa chúng là 2,5.10-4N, tìm độ lớn các điện tích đó:
A. 2,67.10-9C; 1,6cm (Đ)
B. 4,35.10-9C; 6cm
C. 1,94.10-9C; 1,6cm
D. 2,67.10-9C; 2,56cm
Câu 145: Tính lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = 3μC cách nhau một khoảng
3cm trong chân không (F1) và trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε =2 ( F2):
A. F1 = 81N ; F2 = 45N
B. F1 = 54N ; F2 = 27N


C. F1 = 90N ; F2 = 45N (Đ)

D. F1 = 90N ; F2 = 30N



Câu 146: Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q =
1μC
thu được năng lượng 2.10-4J khi đi từ A đến
B:
A. 100V
B. 200V (Đ)

C. 300V

D. 500V

Câu 147: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|,
đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì
chúng sẽ mang điện tích:
A. q = 2 q1
B. q = 0 (Đ)
C. q = q1
D. q = q1/2

Câu 148: Một điện tích q = 10 -7C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác

dụng lực F = 3mN. Tính cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích q. Biết rằng hai điện
tích cách nhau một khoảng r = 30cm trong chân không:
A. 2.104 V/m
B. 3.104 V/m (Đ) C. 4.104 V/m D. 5.104 V/m

Câu 149: Một điện tích q = 5nC đặt tại điểm A. Xác định cường độ điện trường của q
tại
điểm B cách A một khoảng
10cm:

A. 5000V/m
B. 4500V/m(Đ)
C. 9000V/m
D. 2500V/m

Câu 150: Dòng điện là:
A. dòng dịch chuyển của điện tích.
B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do.(Đ)
C. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do.
D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm.
Câu 151: Quy ước chiều dòng điện là:
A.Chiều dịch chuyển của các electron
B. chiều dịch chuyển của các ion
C. chiều dịch chuyển của các ion âm
D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương(Đ)
Câu 152: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
A. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng từ (Đ)

B. Tác dụng hóa học
D. Tác dụng cơ học

Câu 153: Dòng điện không đổi là:
A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo
thời gian


D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian(Đ)



Câu 154: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:
A. công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
B. thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
C. thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy
D. thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm
đến cực dương với điện tích đó(Đ)
Câu 155: Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1
giây nếu có điện lượng 15C dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây:
A. 5.106
B. 31.1017 (Đ)
C. 85.1010 D. 23.1016
Câu 156: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là
1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây:
A. 10C
B. 20C
C. 30C (Đ)
D. 40C
Câu 157: Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện
thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
A. Cu long
B. hấp dẫn
C. lực lạ
D. điện trường(Đ)
Câu 158: Cường độ dòng điện có biểu thức định nghĩa nào sau đây:
A. I = q.t
B. I = q/t (Đ)
C. I = t/q
D. I = q/e

Câu 159: Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:
A. vôn(V), ampe(A), ampe(A)
B. ampe(A), vôn(V), cu lông (C) (Đ)
C. Niutơn(N), fara(F), vôn(V)
D. fara(F), vôn/mét(V/m), jun(J)
Câu 160: Trong thời gian 4s một điện lượng 1,5C chuyển qua tiết diện thẳng của dây
tóc bóng đèn. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là:
A. 0,375A (Đ)
B. 2,66A
C. 6A
D. 3,75A
Câu 161: Dòng điện qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch
chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong 2s là:
A. 2,5.1018
B. 2,5.1019 (Đ)
C. 0,4. 1019
D. 4. 1019
Câu 162: Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ
60µA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi giây là:
A. 3,75.1014 (Đ)
B. 7,35.1014
C. 2, 66.10-14
D. 0,266.10-4
Câu 163: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua đoạn mạch là I = 0,125A. Tính
điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của mạch trong 2 phút và số electron tương ứng
chuyển qua:
A. 15C; 0,938.1020 (Đ)
B. 30C; 0,938.1020



×