Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố hồ chí minh phát triển đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN QUỐC TẤN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN QUỐC TẤN

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: QUẢN TRỊ KINH DOANH
: 62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN DŨNG
TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và nội dung trong luận án là trung thực. Kết
quả của luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả

Phan Quốc Tấn


MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................................................................... 1

Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển doanh nghiệp trong các KCN và chính
sách hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp
1.1- Các khái niệm: ............................................................................................................... 8
1.1.1- Khái niệm về khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp................ 8
1.1.2- Khái niệm về phát triển ............................................................................................ 9
1.1.3- Quan điểm về phát triển KCN Việt Nam ............................................................... 11
1.1.4- Quan điểm về phát triển doanh nghiệp trong các KCN ......................................... 12
1.2- Vai trò của doanh nghiệp trong KCN đối với phát triển kinh tế-xã hội ................ 12
1.3- Các hình thức hỗ trợ ................................................................................................... 18
1.3.1- Hỗ trợ từ Chính phủ ............................................................................................... 18
1.3.2- Hỗ trợ từ Ban quản lý KCN tỉnh/thành phố ........................................................... 19
1.4- Những nhân tố tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp
trong KCN ............................................................................................................................ 20
1.4.1- Tác động của môi trường vĩ mô ............................................................................. 20
1.4.2- Tác động của môi trường vi mô ............................................................................. 24
1.5- Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp ........................................ 27
1.5.1- Nguồn vốn đầu tư................................................................................................... 27
1.5.2- Nguồn lực lao động hiện hữu................................................................................. 28

1.5.3- Trình độ công nghệ trong doanh nghiệp ............................................................... 28
1.5.4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................................... 29
1.5.5- Công tác quản lý trong doanh nghiệp ................................................................... 29
1.6- Kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN phát triển trên thế giới và ở
Việt Nam ............................................................................................................................... 29
1.6.1- Kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN phát triển trên thế giới................ 29
1.6.2- Kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN phát triển ở Việt Nam............. 33


1.6.3- Bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp.HCM phát
triển ................................................................................................................................... 37

Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM
2.1- Tổng quan về các KCN Tp. HCM .............................................................................. 40
2.1.1- Thành lập các KCN Tp. HCM ............................................................................. 40
2.1.2- Thành lập Ban quản lý và công tác quản lý nhà nước các KCN Tp. HCM............. 42
2.2- Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM ...................... 44
2.2.1- Thực trạng đầu tư và cơ cấu ngành nghề (CCNN) đầu tư của doanh nghiệp trong
các KCN Tp. HCM........................................................................................................... 44
2.2.2- Thực trạng về nguồn lực lao động trong và ngoài doanh nghiệp KCN Tp. HCM .. 50
2.2.3- Thực trạng trình độ cơng nghệ trong và ngồi doanh nghiệp KCN Tp. HCM ...... 61
2.2.4- Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM ........................ 66
2.2.5- Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM ........................... 68
2.2.6- Thực trạng về công tác tổ chức trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM ............. 71
2.2.7- Tác động của mơi trường bên ngồi đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong
KCN Tp. HCM ................................................................................................................. 74
2.2.7.1- Yếu tố về chính trị ...................................................................................... 74
2.2.7.2- Các yếu tố về kinh tế .................................................................................. 74
2.2.7.3- Các nguồn lực tự nhiên ............................................................................... 77

2.2.7.4- Thực trạng về cơ sở hạ tầng các KCN ....................................................... 78
2.2.7.5- Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................... 83
2.2.7.6- Nguồn cung cấp ......................................................................................... 87
2.2.7.7- So sánh những ưu đãi đầu tư với các doanh nghiệp ngoài KCN................ 91
2.2.8- Nhận xét chung về thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trong KCN Tp.
HCM ...................................................................................................................................... 92
2.3- Các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM ...................... 95
2.3.1- Các chính sách từ Chính phủ ................................................................................. 95


2.3.1.1- Chính sách quy hoạch ngành nghề phát triển KCN ................................... 96
2.3.1.2- Chính sách thu hút đầu tư ........................................................................... 97
2.3.1.3- Các chính sách hỗ trợ ............................................................................... 100
2.3.2- Các chính sách từ Ban quản lý các KCX-KCN Tp. HCM (HEPZA) .................. 104
2.3.2.1- Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư ................................................... 106
2.3.2.2- Công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ .......................................................... 107
2.3.2.3- Công tác hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ........................... 108
2.3.2.4- Về thực hiện chương trình chuyển dịch CCNN ....................................... 109
2.3.3- Đánh giá chung về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM........... 110

Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh
nghiệp trong KCN Tp. HCM
3.1- Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 117
3.2- Mẫu nghiên cứu .......................................................................................................... 118
3.3- Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong
KCN Tp. HCM ................................................................................................................... 119
3.3.1- Lực lượng lao động .............................................................................................. 119
3.3.2- Lựa chọn công nghệ đầu tư .................................................................................. 120
3.3.3- Môi trường đầu tư ................................................................................................ 120
3.3.4- Những khó khăn (rào cản) ................................................................................... 121

3.3.5- Chính sách thu hút đầu tư .................................................................................... 121
3.3.6- Cơ hội phát triển doanh nghiệp ............................................................................ 122
3.3.7- Khả năng khai thác nguồn lực và thị trường........................................................ 123
3.3.8- Những thách thức của doanh nghiệp ................................................................... 123
3.3.9- Sự phát triển của doanh nghiệp............................................................................ 124
3.4- Đánh giá sơ bộ thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh
nghiệp trong KCN Tp. HCM ............................................................................................ 124
3.4.1- Phân tích nhân tố cho các biến độc lập ................................................................ 124
3.4.2- Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho các biến độc lập ........................................ 127


3.4.3- Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc .................................................................. 131
3.4.4- Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho biến phụ thuộc .......................................... 131
3.4.5- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hướng phát triển của các doanh nghiệp trong
KCN Tp. HCM .................................................................................................................... 132
3.5- Vị trí của địa phương ................................................................................................. 136

Chương 4: Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát
triển đến năm 2020
4.1- Mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển đến năm 2020 ...139
4.2- Quan điểm và cơ sở xây dựng giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN
Tp. HCM phát triển đến năm 2020 .................................................................................. 140
4.3- Giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển đến

năm 2020............................................................................................................................ 142
4.3.1- Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ ........................................................................... 142
4.3.1.1- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ ................................ 142
4.3.1.2- Chính sách hỗ trợ về lãi suất .................................................................... 144
4.3.1.3- Chính sách hỗ trợ về thuế ......................................................................... 144
4.3.1.4- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ....................................................... 145

4.3.2- Giải pháp hỗ trợ từ Ban quản lý các KCX-KCN Tp. HCM (HEPZA) ................ 146
4.3.2.1- Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ................................................................... 147
4.3.2.2- Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong
KCN Tp. HCM ............................................................................................................. 147
4.3.2.3- Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ .................................................. 154
4.3.2.4- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng xây dựng KCN theo mơ hình đơ thị
cơng nghiệp .................................................................................................................... 156
4.3.2.5- Xây dựng KCN theo hướng liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước
với doanh nghiệp FDI phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ........................................ 160
4.3.2.6- Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại ........................................ 161


4.3.2.7- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM thâm nhập vào thị trường
trong nước ...................................................................................................................... 162
4.3.2.8- Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường....................................................... 167
4.3.2.9- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các doanh nghiệp KCN Tp. HCM .. 168
4.3.3- Hỗ trợ từ Ủy ban Nhân dân Tp. HCM ................................................................. 169
4.4- Kiến nghị với Chính phủ xây dựng Luật Quản lý KCN ......................................... 170
Kết luận .............................................................................................................................. 179
Danh mục các cơng trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
-

BHXH

: Bảo hiểm xã hội


-

BHYT

: Bảo hiểm y tế

-

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

-

CCNN

: Cơ cấu ngành nghề

-

CNH

: Cơng nghiệp hóa

-

CNH-HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

-


DN

: Doanh nghiệp

-

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

-

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

-

HEPZA

: Ban quản lý các Khu chế xuất - công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh

-

KCN

: Khu cơng nghiệp - khu chế xuất

-


KKT

: Khu kinh tế

-

SP

: Sản phẩm

-

TĐCN

: Trình độ cơng nghệ

-

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

-

XK

: Xuất khẩu

-


NK

: Nhập khẩu

-

UBND

: Ủy ban nhân dân

-

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ DÙNG TRONG LUẬN ÁN
BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Các KCN hiện nay của Tp. Hồ Chí Minh

40

Bảng 2.2: Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM (tính

45


đến 31/12/2011)
Bảng 2.3: Danh sách 10 doanh nghiệp trong KCN có vốn đầu tư lớn nhất

46

Bảng 2.4: Vốn đầu tư bình quân cho 1 dự án (doanh nghiệp) trong các KCN tại
Tp. HCM và các tỉnh lân cận

48

Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nghề đầu tư tại các KCX-KCN Tp. HCM

49

Bảng 2.6: Tình hình chuyển dịch CCNN đầu tư tại các KCX-KCN Tp. HCM

49

Bảng 2.7: Lực lượng lao động chia theo vùng kinh tế

50

Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động chia theo vùng kinh tế

51

Bảng 2.9: Tình hình lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM

53


Bảng 2.10: Số lao động theo ngành nghề trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM

54

Bảng 2.11: Trình độ học vấn – tay nghề của người lao động trong các DN KCN

55

Tp. HCM
Bảng 2.12: Đánh giá của doanh nghiệp về người lao động trong các KCN Tp.

56

HCM
Bảng 2.13: Các dạng công nghiệp của các nước

61

Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng, trình độ công nghệ, tỷ trọng sản xuất, năng lực

62

sản xuất trong năm 2007 và 2010
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá trình độ cơng nghệ theo các KCN

64

Bảng 2.16: Tỷ lệ trình độ cơng nghệ tổng thể của các doanh nghiệp theo ngành


64

công nghiệp trong các KCN Tp. HCM
Bảng 2.17: So sánh các mức trình độ cơng nghệ giữa hai loại hình đầu tư trong

65

nước và nước ngồi của các DN trong các KCN Tp. HCM
Bảng 2.18: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo ngành hàng tại các KCN Tp. HCM

67

Bảng 2.19: Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tại DN trong các

68


KCN Tp. HCM
Bảng 2.20: Số doanh nghiệp hoạt động có lãi trong các KCN Tp. HCM

69

Bảng 2.21: Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM

70

Bảng 2.22: Đánh giá tình hình tổ chức của các DN theo ngành trong các KCN

71


Tp. HCM
Bảng 2.23: Tỷ lệ DN trong các KCN Tp. HCM áp dụng các tiêu chuẩn quản lý

72

Bảng 2.24: Một số chỉ báo và mục tiêu vĩ mô của Việt Nam

75

Bảng 2.25: Triển vọng KD của cộng đồng DN châu Âu về VN năm 2011

76

Bảng 2.26: Bảng so sánh giá thuê đất

79

Bảng 2.27: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của DN trong KCN Tp. HCM với các

84

KCN thuộc Tiền Giang, Long An
Bảng 2.28: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của DN trong KCN Tp. HCM với các

85

KCN thuộc Bình Dương, Đồng Nai
Bảng 2.29: Định hướng của nhà đầu tư đến năm 2020 muốn mở rộng SXKD

87


Bảng 2.30: Bảng so sánh những điểm khác nhau giữa trong và ngoài KCN

91

Bảng 2.31: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

98

Bảng 2.32: Ưu đãi thuế TNDN trước khi Luật Đầu tư (ban hành ngày 29/11/2005)

99

có hiệu lực
Bảng 2.33: Đánh giá của nhà đầu tư về môi trường đầu tư tại các KCN Tp. HCM

111

Bảng 3.1: Ma trận xoay nhân tố lần cuối

125

Bảng 3.2: Kết quả Cronbach alpha của thang đo

128

Bảng 3.3: Kết quả EFA thang đo yếu tố định hướng phát triển của DN

131


Bảng 3.4: Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho biến phụ thuộc

132

Bảng 3.5: Mô tả thống kê các biến trong mơ hình hồi quy

133

Bảng 3.6: Bảng tóm tắt mơ hình

134

Bảng 3.7: Kết quả hồi quy

134

Bảng 3.8: Tiêu chí đánh giá cho 5 địa phương

136

Bảng 4.1: Giải pháp đề xuất tương ứng cho từng yếu tố

141

Bảng 4.2: Ví dụ về kênh bán lẻ tương ứng với từng loại sản phẩm

166


HÌNH VẼ

Hình 1.1: Biểu đồ doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách của DN trong KCN

17

Hình 2.1: Vị trí thuận lợi của các KCN Tp. HCM

41

Hình 2.2: Chất lượng nguồn nhân lực của một số nước châu Á

52

Hình 2.3: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của Việt Nam qua các năm

75

Hình 2.4: Diễn biến lãi suất cho vay từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2011

76

Hình 3.1: Vị trí Tp. HCM so với các tỉnh lân cận

137


-1-

MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết của đề tài
Từ khi thành lập đến nay, các khu công nghiệp và khu chế xuất (sau đây gọi chung

là khu công nghiệp [18] – KCN) thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) đã đạt được những
thành tựu nhất định, biến những vùng đất nông nghiệp nghèo, lạc hậu thành những khu
sản xuất công nghiệp tập trung năng động, những khu đô thị mới sầm uất, đời sống cư dân
ngày càng được cải thiện, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, tạo ra hàng tỉ
USD kim ngạch xuất khẩu, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ
đồng, đã góp phần đáng kể vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) và
sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các KCN Tp. HCM đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Tính đến nay, Ban quản lý các KCN và KCX Tp. HCM (HEPZA) đang quản lý 3 KCX và
13 KCN với tổng diện tích là 2.354 ha, hầu hết các khu này đều có tỷ lệ đất cho thuê từ
75-100% trên tổng diện tích đất cho thuê. Cho nên, quỹ đất sẵn sàng dành cho phát triển
cơng nghiệp khơng cịn nhiều. Đa số các dự án đầu tư có quy mơ nhỏ; thâm dụng lao
động; trình độ cơng nghệ thấp; hiệu quả sử dụng đất công nghiệp chưa cao; nguồn lao
động giản đơn thiếu nghiêm trọng, phải tuyển lao động từ các tỉnh khác, tạo nhiều áp lực
cho thành phố. Nhưng hiện nay, hầu hết ở các tỉnh đều thành lập các KCN và thu hút lao
động tại địa phương đó, nên các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM khơng cịn tuyển
được nhiều lao động từ các tỉnh. Hơn nữa, các doanh nghiệp đầu tư vào KCN khơng cịn
được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp đầu tư vào các
dự án công nghệ cao). Từ đó cho thấy, các doanh nghiệp trong KCN đang phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn.
Trước bối cảnh thế giới đang lâm vào tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị ở
một số quốc gia và khu vực, sự biến đổi khí hậu của trái đất ngày càng nghiêm trọng do
tác động của ô nhiễm môi trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
khơng nhỏ. Lãi suất cho vay cao (có lúc hơn 25%/năm trong năm 2011) khiến cho doanh
nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh


-2-

doanh; lạm phát tăng cao (năm 2011 là 18,13%); giá vàng trong nước biến động mạnh và

cao hơn cả thế giới; tiền đồng mất giá… từ đó đã đẩy giá các yếu tố đầu vào tăng lên rất
cao, làm cho các doanh nghiệp trong KCN gặp nhiều khó khăn, thậm chí có rất nhiều
doanh nghiệp đã ngưng hoạt động và giải thể.
Từ những đặc điểm tình hình nêu trên, cùng với thành phố đóng vai trị đầu tàu “đi
trước một bước” hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020, việc nhà nước cần phải có chính sách hỗ
trợ nhằm tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi, đủ sức hấp dẫn về lợi ích kinh tế để kích
thích các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển là một nhu cầu cấp bách, mang
tính thực tiễn to lớn. Đó là lý do tơi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong khu cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển đến năm 2020” nghiên cứu cho
Luận án Tiến sĩ.

2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
2.1- Một số công trình, đề tài nghiên cứu tiếp cận trên phương diện khu cơng
nghiệp tại Việt Nam có liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, đã có một số cơng trình, đề tài nghiên cứu về khu chế xuất, khu
công nghiệp nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về giải pháp hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong các KCN Tp. HCM phát triển, cụ thể:
- Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của VS.TS. Nguyễn Chơn Trung và PGS.TS. Trương Giang Long (Đồng chủ
biên) (2004), nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề về sự hình thành và phát triển các
KCN, KCX; phân tích thực trạng phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Nam; từ đó đưa ra
những giải pháp phát triển các KCN, KCX.
- Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong những điều
kiện hiện nay của GS.TS. Võ Thanh Thu (Chủ nhiệm đề tài) (2005), đã tổng kết được
thực tiễn phát triển và quản lý KCN giai đoạn 1991 – 2003; đánh giá các tác động của các
KCN đối với công cuộc CNH-HĐH đất nước; đánh giá mơ hình hoạt động và tính hiệu
quả hoạt động của các KCN. Từ đó nghiên cứu đã đề xuất giải pháp phát triển bền vững
KCN trong quá trình CNH-HĐH và tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam.



-3-

- Những giải pháp nhằm phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp. HCM
đến năm 2010 – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quyết Chiến (2003); Phát triển các khu công
nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010 – Luận án tiến sĩ của Huỳnh Thanh Tú (2005), và
Phát triển khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 – Luận án tiến sĩ của
Huỳnh Thanh Nhã (2008), nội dung chủ yếu của các nghiên cứu này là tìm hiểu kinh
nghiệm phát triển khu cơng nghiệp; thực trạng phát triển các KCN của tỉnh, thành phố,
cũng như định hướng phát triển trong tương lai; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển
KCN của tỉnh, thành phố.
- Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong Khu cơng nghiệp tình hình tuyển dụng lao
động giai đoạn 2010-2015 – Bài báo của Thanh Huyền đăng tại website Ban quản lý các
Khu công nghiệp Vĩnh Phúc vào Thứ ba, 20-12-2011, nội dung chủ yếu của nghiên cứu này
là phân tích thực trạng và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh
Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng nguồn nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp
tuyển dụng được lao động đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng.
- Chính sách cụm công nghiệp và phát triển khu vực trong giai đoạn tồn cầu hóacách tiếp cận phương Đơng và phương Tây và sự khác biệt của chúng (Industrial cluster
policies and regional development in the age of globalisation - Eastern and Western
approaches and their differences) – Bài báo của MITSUI Itsutomo (Đại học Quốc gia
Yokohama) (2003) đăng trên 30th ISBC in Singapore [ Bài viết đã nghiên cứu, so sánh sự phát triển của chính sách dựa trên
ý tưởng của mơ hình cụm cơng nghiệp với những ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế khu
vực và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số khu vực ở Nhật, Châu Âu.
2.2- Một số cơng trình, đề tài nghiên cứu tiếp cận trên phương diện phát triển
doanh nghiệp có liên quan đến đề tài
- Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc
doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thiện Phong (2007),
nội dung nghiên cứu chủ yếu là phân tích thực trạng các loại hình doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngồi quốc doanh vùng đồng bằng sơng Cửu Long; hồn thiện các chính sách tài
chính, các chính sách có liên quan và kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và



-4-

vừa ngồi quốc doanh trong vùng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phát triển một cách bền vững.
- Giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da-giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đến năm 2015 – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Tân (2009), nội dung chủ yếu là tìm
hiểu kinh nghiệm phát triển lĩnh vực da – giày của một số nước và địa phương có lĩnh vực
da – giày nổi tiếng; đánh giá rõ thực trạng của các doanh nghiệp da – giày trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai; từ đó xây dựng các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da – giày
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nơng
sản khu vực phía Nam – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Phong (2010), nội dung chủ yếu
làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh
nghiệm các nước về phát triển nguồn nhân lực; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong
các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nơng sản; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông sản.
Từ kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học kể trên, nhận thấy rằng cho đến
nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp và giải pháp
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển. Tuy nhiên, các cơng trình
khoa học kể trên là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn,
giúp tác giả rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Luận án sẽ làm rõ cơ sở khoa học về một số tiêu chí đánh giá sự phát triển của các
doanh nghiệp trong KCN, thơng qua đó phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp KCN
Tp. HCM và các chính sách, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp KCN từ đó xây dựng một số
giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển đến năm 2020.

3- Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và tiêu chí đánh giá sự phát triển của các doanh

nghiệp trong KCN.
- Phân tích thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM và các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.


-5-

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN
Tp. HCM.
- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát
triển đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu và tình hình hiện nay.

4- Phương pháp nghiên cứu
4.1- Dữ liệu nghiên cứu:
Nguồn dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn đa dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: các thông tin được thu thập từ báo cáo của Ban quản lý HEPZA
qua các năm (từ năm 2002 đến năm 2011), Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ
sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet và các thơng tin từ các nghiên cứu có liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: các thông tin được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát các
doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.
4.2- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính
và định lượng.
- Phương pháp định tính:
+ Luận án sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên những
quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, cùng với những quan điểm, chính sách
của Nhà nước để hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận, xác định một số chỉ tiêu đánh
giá phát triển doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
+ Phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp; thống kê, mơ tả,
tổng hợp, phân tích số liệu và so sánh nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua
các năm (từ năm 2002 đến năm 2011) để nhận định, đánh giá và rút ra nguyên nhân ảnh

hưởng đến phát triển doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM.
- Phương pháp định lượng: điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát 163 doanh
nghiệp (bảng câu hỏi được phát đến 200 doanh nghiệp, có 163 doanh nghiệp trả lời hợp
lệ) trong các KCN Tp. HCM, dùng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu (phân tích nhân tố,
phân tích Cronbach alpha, và phân tích hồi quy) để tìm những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.


-6-

5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là sự phát triển và chính sách hỗ trợ phát triển các
doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
+ Về không gian: nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp trong
KCN Tp. HCM.
+ Về thời gian: thời gian khảo sát và thu thập số liệu từ năm 2002 đến năm 2011.

6- Điểm mới và đóng góp của luận án:
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các doanh
nghiệp trong KCN Tp. HCM. Những yếu tố này có thể làm cơ sở nghiên cứu cho những
đề tài có liên quan đến KCN, hay doanh nghiệp trong KCN nói chung.
- Luận án đã đóng góp vào thực tiễn cho việc phát triển các doanh nghiệp trong
KCN Tp. HCM thông qua đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong
KCN Tp. HCM phát triển đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu và tình hình hiện nay.

7- Khung nghiên cứu của luận án
Một số chỉ tiêu đánh
giá thực trạng phát triển
của DN


Dữ liệu thứ cấp

Từ báo cáo của
HEPZA, Tổng cục
Thống kê, Bộ
KH&ĐT, từ sách,
báo, tạp chí chuyên
ngành, internet

LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DN TRONG CÁC KCN
VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Thực trạng phát triển DN
và những nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển
DN trong các KCN Tp.
HCM

Thuận lợi

Đánh giá chung về
kết quả đạt được
của các chính sách
hỗ trợ

Khó khăn

Những yếu tố tác động của
mơi trường bên ngoài


Dữ liệu sơ cấp

Những yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến
sự phát triển của DN
trong KCN Tp.
HCM

Thông qua
bảng câu hỏi
khảo sát các
DN trong
KCN Tp.
HCM

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHO CÁC DN TRONG CÁC KCN TP. HCM PHÁT TRIỂN
ĐẾN NĂM 2020


-7-

8- Kết cấu của luận án:
Luận án được kết cấu gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển doanh nghiệp trong các KCN và chính
sách hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM
- Chương 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong

KCN Tp. HCM
- Chương 4: Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát
triển đến năm 2020
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo


-8-

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP VÀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.1- Các khái niệm
1.1.1- Khái niệm về khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp
1.1.1.1- Khái niệm về khu công nghiệp
Theo khoản 20 và 21 Điều 3 của luật Đầu tư ngày 29/11/2005 (có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2006) và theo khoản 1 và 2 Điều 2 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của
Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (ngày 14/3/2008) thì:
- Khu cơng nghiệp (KCN) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
- Khu chế xuất (KCX) là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định
tại Nghị định này.
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp (KCN), trừ
trường hợp quy định cụ thể [18].
Trong luận án này, tác giả thống nhất từ dùng chung là “khu công nghiệp” nhằm
đề cập đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất.

1.1.1.2- Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp trong KCN
Doanh nghiệp trong KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Như vậy, các doanh nghiệp
trong KCN có những đặc điểm chung cơ bản như sau:
- Các doanh nghiệp trong từng KCN có thể hoạt động đầu tư cùng một số ngành
nghề theo quy hoạch ngành nghề đầu tư cho mỗi KCN do Chính phủ quy định.


-9-

- Cơ quan quản lý nhà nước các doanh nghiệp trong KCN là Ban quản lý KCN
tỉnh-thành phố. Ban quản lý cung cấp dịch vụ một cửa, nên việc xin Giấy phép đầu tư
giảm được nhiều thủ tục phiền phức. Đối với các công việc về thủ tục đầu tư, thành lập
doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng, đưa doanh nghiệp vào sản xuất và các hoạt động
khác của doanh nghiệp thì nhà đầu tư chỉ cần gặp Ban quản lý KCN tỉnh-thành phố là có
thể hồn tất trong một thời gian rất ngắn cho việc kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép đầu tư.
- Trong mỗi KCN đều có đội ngũ bảo vệ riêng canh gác ngày đêm, có đội Phòng
cháy chữa cháy riêng để phục vụ cho các doanh nghiệp trong KCN.
- Các doanh nghiệp trong KCN đều được hưởng những tiện ích về cơ sở hạ tầng
chung như: Hệ thống đường trong khu hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn quy định; Điện, nước
đầy đủ. Có nhà máy điện riêng cỡ trung hoặc trạm biến thế, hệ thống cấp thốt nước, bể
nước, trạm cấp nước dự phịng riêng…; Đất quy hoạch cho phát triển doanh nghiệp trong
KCN là có sẵn. Ngồi ra, các doanh nghiệp trong KCN cịn được hưởng những tiện ích
cơng cộng như Trạm y tế, Đội vệ sinh cây xanh, Trung tâm hoạt động công nhân, xe chở
rác, Trạm xử lý nước thải, hệ thống chiếu sáng toàn khu…
1.1.2- Khái niệm về phát triển:
Theo quan điểm siêu hình1: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng,
khơng có sự thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục,
không trải qua những bước quanh co phức tạp. Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát
triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa

hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có
sự khác nhau: Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi
lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi về chất theo hướng
hoàn thiện của sự vật.
Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự
vật; là q trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao
nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật [12].
Khi xét “phát triển” trong lĩnh vực kinh tế, thì “Phát triển là sự tăng tiến về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Nói đến phát triển kinh tế là nói cả tăng
1

Trần Thị Lan (2009), Bài soạn Phép biện chứng duy vật, [ />

- 10 -

thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế và cả đến sự tiến bộ xã hội. Phát triển là quy
luật tiến hoá của nền kinh tế từ trình độ phát triển thấp lên trình độ phát triển cao hơn”
[59]. Theo quan điểm trong giáo trình kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội: “Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng lên về quy
mơ sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội”.
Ngày nay, quan niệm về phát triển còn được mở rộng là phát triển phải gắn với hồ
bình, độc lập và ổn định chính trị. Phát triển phải bền vững và bảo vệ môi trường sống,
phát triển là để phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm.
Nếu đề cập đến khái niệm phát triển chỉ bằng một định nghĩa thì rất khó có thể
diễn đạt hết ý nghĩa, ta có thể diễn giải khái niệm về phát triển cụ thể như sau:
Sự phát triển bao gồm cả sự tăng lên về lượng (tăng trưởng), sự biến đổi cơ cấu,
trình độ kinh tế và của đời sống xã hội;
Sự phát triển là quá trình tiến hoá theo thời gian, do các nhân tố nội tại quyết định;
Kết quả phát triển là một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu đề ra là để

tiếp cận tới các kết quả đó;
Con người chính là trung tâm của sự phát triển. Con người vừa là động lực vừa là
đối tượng của quá trình phát triển;
Phát triển phải gắn với sự bền vững, do đó phải bao gồm các yếu tố hồ bình, độc
lập, ổn định chính trị, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường.
Trong q trình phát triển, sự vật cịn chịu sự tác động của các sự vật, các hiện
tượng hay quá trình khác, của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể, sự thay đổi của các
yếu tố tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật.
Phát triển là một khái niệm chung nhất về sự chuyển biến của sự vật từ trạng thái
thấp đến trạng thái cao hơn, đó là một khái niệm mang tính định tính. Do vậy, sẽ rất khó
có một tiêu chí định lượng chính xác và thống nhất để đo lường sự phát triển. Trong
nghiên cứu này, chúng ta tạm quy ước khi nói đến sự phát triển là nói đến các chỉ tiêu
nêu trên.


- 11 -

1.1.3- Quan điểm về phát triển KCN Việt Nam:
Phát triển là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tếxã hội của đất nước. Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước như Nghị
quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính
phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển. Mục tiêu phát triển đất nước chỉ có
thể được thực hiện trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển trong từng ngành, từng lĩnh
vực, từng địa phương, trong đó có phát triển các KCN.
Theo quan điểm về phát triển nói chung, có chú ý đến những yếu tố đặc thù của các
KCN thì cần phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi
trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội,
nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa
ba lĩnh vực chính: kinh tế - văn hóa, xã hội - mơi trường. Như vậy, quan điểm về phát
triển KCN Việt Nam có thể hiểu: “Phát triển KCN là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh
tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với việc bảo vệ và

nâng cao chất lượng môi trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn định xã hội, an
ninh quốc phòng trong khu vực có KCN cũng như tồn lãnh thổ quốc gia”.
Theo quan điểm trên, phát triển KCN Việt Nam phải được xem xét trên hai góc độ:
- Duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động của bản thân KCN. Điều
này thể hiện: một là, bảo đảm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của KCN; hai là, nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN Việt Nam, (tính
chất vượt trong quan hệ so sánh) với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí so sánh;
ba là, bảo đảm chất lượng môi trường trong nội bộ KCN.
- Tác động lan tỏa tích cực của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường
của địa phương, khu vực có KCN. Điều này được thể hiện trên các mặt: tạo sự chuyển
dịch tích cực trong CCNN theo xu hướng CNH-HĐH và hướng về xuất khẩu; tác động
tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực KCN;
tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, mà tựu
chung lại là vấn đề tăng cường khả năng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho


- 12 -

dân cư trong vùng có KCN; hoạt động KCN luôn gắn liền với các phương án bảo vệ môi
trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường.
1.1.4- Quan điểm về phát triển doanh nghiệp trong các KCN
Theo tác giả, phát triển các doanh nghiệp nói chung và phát triển các doanh nghiệp
trong KCN nói riêng là q trình hồn thiện về mọi mặt của doanh nghiệp bao gồm: vốn,
lao động, công nghệ, thị trường, nguồn ngun liệu, văn hố, mơi trường, xã hội… trong
một thời gian nhất định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong từng vùng/khu vực đều chịu
ảnh hưởng bởi chính sách của vùng hay khu vực đó, và các doanh nghiệp trong KCN
cũng vậy, cũng có những đặc thù riêng. Cho nên, để phát triển các doanh nghiệp trong
KCN cần xác định đồng thời một số vấn đề sau:
- Về phía các doanh nghiệp trong KCN cần chú trọng phát triển trên một số mặt
như: đảm bảo nguồn nhân lực cho nhu cầu sản xuất-kinh doanh (lực lượng lao động); đầu

tư công nghệ hiện đại thay thế dần lao động phổ thông; khả năng khai thác nguồn lực và
thị trường; tận dụng những cơ hội, khắc phục những thách thức…
- Về phía cơ quan quản lý nhà nước, để các doanh nghiệp trong KCN hoạt động
sản xuất-kinh doanh thuận lợi và phát triển thì cần tập trung vào các mặt sau: chú trọng
tạo môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ
những khó khăn; chính sách thu hút đầu tư; tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp…
Điều này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong các KCN Việt Nam nói chung và
doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM nói riêng.

1.2- Vai trị của doanh nghiệp trong KCN đối với phát triển kinh tế-xã hội
Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015,
dự kiến sẽ thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN trên cả nước với tổng diện tích gần
32.000 ha [27]. Sau 5 năm thực hiện Quyết định 1107/QĐ-TTg, một số KCN đã được thành
lập và một số KCN đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020.
Tính đến tháng 12/2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích lên đến
76.000 ha. Trong đó, 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các
KCN lên tới trên 9,5 tỉ USD. Các KCN phân bố ở 61 tỉnh, thành phố trên cả nước; tỷ lệ lấp
đầy diện tích đất cơng nghiệp các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%2.
2

Cầm Văn Kình (2012), Lượng nhiều chất chưa tương xứng, [ />
nhieu-chat-chua-tuong-xung.ttm, ngày 18/02/2012]


- 13 -

1.2.1- Các doanh nghiệp đã đóng góp một lượng vốn đầu tư lớn, từ nhiều nguồn
để phát triển kinh tế: Từ thực tiễn cho thấy, nhân tố hàng đầu, nếu khơng nói là quan
trọng nhất đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố (CNH-HĐH) đất nước cũng
như đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phải có vốn lớn. Muốn

cho sự nghiệp CNH-HĐH được tiến hành với tốc độ nhanh, cần phải có cơ chế, chính
sách và biện pháp huy động được nguồn vốn nhiều nhất, quản lý và sử dụng vốn có hiệu
quả nhất. Doanh nghiệp trong các KCN trong những năm qua đã đầu tư được một lượng
vốn rất lớn cho nền kinh tế. Tác dụng huy động vốn của doanh nghiệp trong các KCN
được thể hiện như sau:
Một là là huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế trong nước. Đây là nguồn vốn có tính
chất quyết định, là nhân tố nội lực. Những năm đầu xây dựng KCN, do chưa nhận thức
được tầm quan trọng của KCN trong việc huy động nguồn vốn nội bộ, chúng ta đã xem
nhẹ việc thu hút các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN. Điều này có thể thấy rõ ở
số dự án và tổng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước vào KCN trong thời
gian này còn rất hạn chế. Chỉ vài năm gần đây, vai trò của khu vực trong nước mới được
chú trọng, dòng vốn đầu tư trong nước vào các KCN tăng đáng kể, số dự án trong nước
trong các KCN trong những năm gần đây đã lớn hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi. Đến tháng 12/2011, các KCN cả nước đã thu hút 5.064 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đầu tư đăng ký gần 390.000 tỷ đồng.
Hai là là huy động vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Trong điều kiện nền
kinh tế tích luỹ nội bộ cịn thấp thì thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan
trọng. KCN là một giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Thực tế từ khi xây dựng KCN đến nay, số dự án và tổng vốn đầu tư
nước ngoài vào KCN không ngừng gia tăng và chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong trong tổng
vốn FDI đầu tư trên cả nước. Đến tháng 12/2011, tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài
trong KCN là hơn 4.100 dự án với tổng vốn đăng ký gần 59 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng của 283 KCN trên cả nước đạt trên 9,5 tỷ USD2. Có thể nói, các
nhà đầu tư nước ngồi cảm thấy n tâm hơn khi đầu tư vào KCN. Bởi lẽ, trong KCN có
một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và sẵn có, một mơi trường pháp lý thuận lợi và
2

Cầm Văn Kình (2012), Lượng nhiều chất chưa tương xứng, [ />
nhieu-chat-chua-tuong-xung.ttm, ngày 18/02/2012]



×