Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại trung á từ năm 2001 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------PHAN THỊ BẠCH TUYẾT

CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG MỸ- TRUNG
TẠI TRUNG Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHAN THỊ BẠCH TUYẾT

CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG MỸ- TRUNG
TẠI TRUNG Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012

CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN NAM TIẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -2015



MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................9
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................................10
6. Bố cục của đề tài ...............................................................................................................11
Chương 1: TRUNG Á TRONG NHẬN THỨC CHIẾN LƯỢC MỸ- TRUNG SAU
CHIẾN TRANH LẠNH .....................................................................................................12
1.1. Vị trí địa chính trị của Trung Á .....................................................................................12
1.2. Trung Á trong nhận thức chiến lược của Mỹ.................................................................15
1.2.1. An ninh ........................................................................................................15
1.2.2. Chính trị .......................................................................................................17
1.2.3.Kinh tế ..........................................................................................................18
1.3. Trung Á trong nhận thức chiến lược của Trung Quốc ...................................................19
1.3.1. An ninh ........................................................................................................19
1.3.2. Chính trị .......................................................................................................21
1.3.3.Kinh tế ..........................................................................................................22
1.4. Sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Trung Á trong thập niên 90 của thế kỷ
XX .........................................................................................................................................23
1.4.1. Sự hiện diện của Mỹ ....................................................................................23
1.4.2. Sự hiện diện của Trung Quốc ......................................................................24
1.4.3. Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung ở Trung Á trong thập niên 90 của
thế kỷ XX ..............................................................................................................................26
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................29
1



Chương 2: CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG MỸ-TRUNG TẠI TRUNG Á…………...31
2.1. Tình hình quốc tế và khu vực.........................................................................................31
2.1.1. Tình hình quốc tế .........................................................................................31
2.1.2. Tình hình khu vực ........................................................................................36
2.2. Trung Á trong chính sách của Mỹ và Trung Quốc ........................................................37
2.2.1. Trung Á trong chính sách của Mỹ ...............................................................37
2.2.2. Trung Á trong chính sách của Trung Quốc .................................................39
2.3. Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Trung Á từ năm 2001-2012 trên các lĩnh
vực .........................................................................................................................................41
2.3.1.Trên lĩnh vực chính trị ..................................................................................41
2.3.2. Trên lĩnh vực Quân sự .................................................................................46
2.3.3.Trên lĩnh vực Kinh tế ....................................................................................53
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................62
Chương 3: KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG ................................................63
3.1. Kết quả ...........................................................................................................................63
3.2. Tác động .........................................................................................................................67
3.2.1. Tác động đối với Mỹ và Trung Quốc ..........................................................67
3.2.2.Tác động tới khu vực Trung Á .....................................................................68
3.3.Tác động đến các cường quốc khác ................................................................................70
3.2.1 Đối với Nga ..................................................................................................70
3.2.1 Đối với Ấn độ ...............................................................................................74
3.4.Tác động đến Việt Nam ..................................................................................................77
3.5. Triển vọng ......................................................................................................................81
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................83
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................88

2



DANH MỤC VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
BTC: Đường ống dẫn dầu Baku – Tbilisi – Ceyhan.
CNOOC: Công ty Dầu mỏ quốc gia hải ngoại của Trung Quốc.
CSTO: Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể.
EEC: Cộng đồng Kinh tế Âu – Á.
EIU: The Economic Intelligentce Unit.
GDP: Tổng thu nhập bình quân theo đầu người.
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
NATO: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NGO: Các tổ chức phi chính phủ.
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
OSCE: Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu.
SCO: Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
US: United States of America
USD: Đơn vị tiền tệ.
WB: Ngân hàng thế giới
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu vực Trung Á là không gian địa - chính trị độc lập mới xuất hiện sau khi Chiến
tranh lạnh kết thúc. Trung Á với hai vị trí quan trọng vào bậc nhất thế giới, đó là con
đường huyết mạch từ Đông sang Tây và trữ lượng khí đốt, dầu mỏ dồi dào, giờ đây đã “trở
thành trung tâm chú ý” của cả thế giới, nhất là các nước lớn.

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương. Vùng này trong
lịch sử có “Con đường Tơ lụa” và từng là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Đông Á, Nam
Á,Trung Đông và châu Âu. Đôi khi người ta còn gọi nó là vùng Nội Á. Trung Á là một đất
nước có vị trí chiến lược quan trọng về địa chính trị, giao thông.
Nằm ở trung tâm lục địa Á-Âu gồm 5 quốc gia (Kargyzstan, Kygryxstan, Tajikistan,
Turkmenistan, Uzbekistan) có diện tích khoảng 5,6 triệu km2. Khu vực Trung Á nằm giữa
các khu vực chiến lược quan trọng của lục địa Âu – Á; Phía Đông giáp Trung Quốc và khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, phía Nam giáp Afghanistan, Trung Đông và hàng hoạt
các quốc gia Đạo Hồi, phía Bắc và Tây Bắc giáp khu vực Caucasus của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,
Châu Âu và Nga. Các nhà chiến lược cho rằng, muốn kiểm soát được toàn cầu thì trước hết
phải kiểm soát được đại lục Âu – Á, nhưng muốn kiểm soát được đại lục Âu – Á thì phải
kiểm soát được Trung Á, khu vực được mệnh danh là “trái tim của hòn đảo thế giới”. Từ
Trung Á có thể kiềm chế Nga từ phía Bắc, kiểm soát được Ấn Độ từ phía Nam, kiềm chế
Trung Quốc ở phía Đông và kiểm soát Châu Âu ở phía Tây của Trung Á. Nói như
Zbigniew Brenzinski trong tác phẩm Bàn cờ lớn thì “Trung Á là khu đệm, là nơi giáp ranh
hội đủ các nền văn minh chính giáo vùng Âu – Á từ cả bốn phía của thế giới. Vì thế, bất kỳ
một sự kiện nào xảy ra ở Trung Á sẽ ảnh hưởng không chỉ với khu vực mà còn làm thay
đổi cân bằng địa chính trị tại lục địa Âu – Á, khu vực được coi là trục phát triển của thế
giới.
Với vị trí này các nước Trung Á có nhiều thuận lợi để giao lưu với các nước trong
khu vực và trên thế giới, vì khu vực này có "con đường tơ lụa" đi qua nên được tiếp thu
4


nhiều giá trị văn hoá của phương Đông và phương Tây.
Là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá có ở
hầu hết các nước, ngoài ra còn có vàng, kim loại hiếm, muối mỏ… Địa hình chủ yếu là núi
và cao nguyên, có nhiều hoang mạc, sa mạc. Khí hậu mang tính lục địa sâu sắc, do vị trí
địa lý là khu vực nằm sâu trong lục địa lại có nhiều núi cao bao bọc.
Trước đây Trung Quốc đã ký với các nước Trung Á về vấn đề lắp đặt đường ống

dẫn dầu khi tàu chở từ Trung Đông vào đây và cho qua đường ống này để đi về Trung
Quốc; Trung Á trước đây chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, và được Trung Quốc hỗ trợ rất
nhiều.
Kể từ sau sự kiện 11/9, Trung Á càng thu hút sự quan tâm của thế giới khi trở thành
không gian tồn tại và phát triển của chủ nghĩa khủng bố, mối đe dọa đến an ninh toàn cầu.
Chính vì vậy, khu vực Trung Á có vai trò rất lớn đối với nhiều nước, xét trên quan điểm
địa – chính trị, an ninh cũng như địa – kinh tế.
Bên cạnh sự quan tâm của Trung Quốc vào khu vực Trung Á thì Mỹ đã chuyển
mình và xác định mục tiêu Trung Quốc là đối tượng cạnh tranh của Mỹ kể từ sau chiến
tranh lạnh. Một Trung Quốc đang trên đà phát triển, sự trỗi dậy và có tầm ảnh hưởng lớn
và là đối trọng của Mỹ. Mỹ thay đổi chiến lược lớn từ Châu Âu sang khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, đặc biệt là khu vực Trung Á mà trước đây Mỹ cho rằng đây là khu vực không
quá quan trọng. Mỹ muốn tạo ảnh hưởng của Mỹ lên Trung Á để tạo bước đệm bao vây,
kiềm hãm sự phát triển của Trung Quốc, làm giảm ảnh hưởng và lôi kéo các nước khác của
Trung Quốc ở khu vực Trung Á này.
Chính vì vậy mà hai nước Mỹ - Trung tạo ra sự cạnh tranh ảnh hưởng của mình ở
Trung Á qua những lãnh vực cụ thể như: Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội... Từ
đây, Trung Á phải cân nhắc kỹ trong chiến lược đối với từng nước, vì đây là quyền lợi rất
lớn của đất nước mình. Do vậy đề tài cần nghiên cứu kỹ vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng của
Mỹ - Trung ởTrung Á đầu thập niên thể kỷ XXI. Khu vực Trung Á đầy tiềm năng kinh tế
đặc biệt là năng lượng đã là nỗi bận tâm lớn của các cường quốc Mỹ - Trung.
5


Xuất phát từ những nhận định trên. Việc nghiên cứu cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ Trung ở Trung Á đầu thập niên thể kỷ XXI này là cần thiết vì nó mang ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Như vậy, đề tài cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ-Trung ở Trung Á giai đoạn 20012012 rất đáng để học viên nghiên cứu, từ đó sẽ đóng góp những ý tưởng cho Việt Nam
trong thời gian tới vì đây cũng là những vấn đề mới của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Do Việt Nam cũng nằm trong tình thế như khu vực Trung Á khi có sự cạnh tranh ảnh
hưởng của các cường quốc (Mỹ - Trung) và Việt Nam cần có chính sách phù hợp trong

từng giai đoạn để phù hợp với thực trạng quan hệ giữa Việt Nam với hai cường quốc Mỹ Trung.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khách quan, khoa học và chân thực cạnh tranh ảnh của Mỹ - Trung ở
Trung Á mà không phải là các nước khác ở khu vực mà chỉ chọn Trung Á làm trọng tâm,
cạnh tranh ảnh hưởng trên các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa xã hội…
từ năm 2001 đến 2012. Trên cơ sở đó, xác định được cạnh tranh ảnh hưởng của hai nước
lớn trên khu vực Trung Á trên các lĩnh vực trên.
Ở Trung Á những năm thập niên cuối của thể kỷ XX; Trung Quốc luôn có ảnh
hưởng rất lớn về chính trị, kinh tế, quân sự…. những năm đầu của thập niên của thế kỷ
XXI này Mỹ đã xác định vị trí chiến lược của Trung Á để kìm hãm sự ảnh hưởng của
Trung Quốc trong khu vực này, kìm lại một Trung Quốc đang trỗi dậy và đang có tầm ảnh
hưởng ở khu vực Trung Á, khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Nghiên cứu, phân tích để thấy được cạnh tranh của hai nước lớn này. Mục đích của
hai nước này về lợi ích riêng của từng quốc gia: xác định được sự cạnh tranh ảnh hưởng
của hai nước qua từng vấn đề cụ thể, chỉ ra được đâu là mặt tác động của hai nước lên
Trung Á và cả khu vực Trung Á, Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn Thạc sỹ, cũng như giới hạn về tài liệu, thời
gian và kiến thức, luận văn này nhằm:
6


- Bước đầu tìm hiểu, phân tích, làm rõ những lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, Trung Á. Từ đó,
đi vào phân tích sự cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trên các lĩnh
vực chính trị, an ninh, kinh tế tại Trung Á.
- Đánh giá những tác động tới quan hệ quốc tế cũng như triển vọng của cuộc cạnh tranh này
đi về đâu.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ-Trung ở Trung Á đầu thập niên của thế kỷ XXI
(2001-2012), đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ngoài nước và trong
nước hiện nay đang nghiên cứu. Hiện nay, có rất nhiều công trình đang nghiên cứu về cạnh

tranh ảnh hưởng của Mỹ-Trung ở Trung Á đầu thập niên của thể kỷ XXI. Các công trình,
bài viết được đề cập với nhiều cấp độ khác nhau, góc độ khác nhau từ đi sâu phân tích diễn
biến từng sự kiện, tập trung xem xét việc điều chỉnh và triển khai chính sách của mỗi nước
ở Trung Á từng thời kỳ, từng giai đoạn cho đến nhấn mạnh cuộc cạnh tranh khi âm thầm,
khi gay gắt của hai cường quốc ở đây. Các công trình tiêu biểu có thể kể thêm là: Thế giới
sau sự kiện 11/9 của Thông tấn xã Việt Nam xuất bản năm 2002; Thế giới, khu vực và một
số nước lớn vào năm 2004 do Nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành; An ninh quốc tế
trong thời đại toàn cầu hóa của tác giả Vương Dật Châu xuất bản năm 2004.
Các vấn đề nghiên cứu cụ thể của đề tài chưa có, những vấn đề nghiên cứu ở khía
cạnh rộng lớn hơn đã có một số nghiên cứu đã xuất bản thành sách như: Quan hệ Mỹ Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực của Nguyễn Thái
Yên Hương (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011); Tác động của quan hệ Mỹ- Trung đến
an ninh khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh của Học viện Ngoại giao (Hà Nội,
2008); Quan hệ Mỹ-Trung Quốc thập niên đầu thể kỷ XXI, Viện khoa học xã hội Việt Nam,
Viện Nghiên cứu Châu Mỹ của Lê Khương Thùy (Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 2012);
Quan hệ Hoa Kỳ- ASEAN 2001-2020 của Nguyễn Thiết Sơn ( Nxb Từ Điển Bách Khoa,
2012)… Các công trình này đi vào nghiên cứu ở mức độ rộng và chưa có nghiên cứu ở
mức độ hẹp và sâu sắc hơn.
Cụ thể, công trình nghiên cứu của Nguyễn Thái Yên Hương nói về quan hệ Mỹ 7


Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực. Công trình này đã
nói lên quan hệ của Mỹ - Trung đang có những bước phát triển mạnh mẽ về chiều rộng lẫn
chiều sâu, ngày càng gắn kết trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Nhưng bên cạnh đó lại
có nhiều mâu thuẫn giữa hai cường quốc này có lúc dẫn tới gay gắt, đỉnh điểm và nó đã tác
động tới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nơi mà Trung Quốc đang muốn xác lập vai
trò ảnh hưởng lãnh đạo của mình, trong khi Mỹ vẫn quyết tâm duy trì vị thế lãnh đạo tại
cùng khu vực. Quan hệ giữa Mỹ - Trung được các nhà hoạch định chính sách đối ngoại và
giới nghiên cứu quan tâm nhiều dưới nhiều góc độ khác nhau. Công trình quan hệ MỹTrung là một trong những việc làm quan trọng nhất trong tổng thể nghiên cứu quan hệ
quốc tế và kiến nghị chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua. Là cặp quan
hệ quan trọng nhất trong nền chính trị quốc tế hiện đại, Quan hệ Mỹ- Trung có vai trò trong

việc định hình cục diện quan hệ quốc tế, đại diện cho các nước lớn và vị trí không thể thiếu
trong việc giải quyết phần lớn các vấn đề khu vực và quốc tế. Quan hệ hai nước này không
chỉ tác động chung đến môi trường quốc tế mà còn có nhiều tác động cụ thể đến xử lý quan
hệ của Việt Nam với hai nước này trên nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển về kinh tế và an
ninh. Công trình này giúp bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận quan hệ quốc tế, giúp cho
việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam với các đối tác chủ chốt trong
tình hình mới.
Ngoài ra, còn có công trình của Lê Khương Thùy (chủ biên) về Quan hệ Mỹ - Trung
Quốc thập niên đầu thể kỷ XXI, viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu
Mỹ. Công trình này chỉ ra các nước Đông Nam Á là nơi Mỹ- Trung có nhiều lợi ích cũng
sẽ chịu nhiều ảnh hưởng trong quan hệ Mỹ- Trung. Công trình này tập trung phân tích
những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ Mỹ - Trung, sự điều chỉnh, định hướng lớn của
chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ - Trung đầu thập niên của
thể kỷ XXI. Các chính sách đó được thực hiện thế nào thông qua phân tích cụ thể thực
trạng quan hệ Mỹ - Trung trên các vấn đề chính trị, kinh tế quân sự an ninh trong giai đoạn
2001-2012. Ngoài ra còn có các công trình khác cũng nói đến quan hệ Mỹ- Trung với các
nước ASEAN…

8


Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu trên chỉ phản ánh phần nhỏ trong cuộc cạnh tranh
đó, thường là sau những sự kiện lớn tác động đến khu vực Trung Á như sau sự kiện 11/9,
sau khi Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự ở một số nước Trung Á hay nhân dịp Tổ chức
Thượng Hải (SCO) họp Hội nghị thượng đỉnh, khi Mỹ hay Trung Quốc đạt được các thỏa
thuận với các quốc gia Trung Á về khai thác dầu khí, lắp đặt ống dẫn dầu … Có thể thấy
cho đến nay, các tài liệu xuất bản ở Việt Nam, chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống, toàn diện và tập trung vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung ở Trung Á sau giai
đoạn chiến tranh lạnh trên các lĩnh vực bằng các phượng tiện gì, hình thức như thế nào,
mức độ ra sao… Phần lớn các tác giả chỉ dành một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu

để đề cập đến tình hình các nước lớn ở Trung Á chứ không phải phân tích dưới góc độ các
nước lớn như Mỹ, Trung Quốc đã cạnh tranh hay liên kết như thế nào, chiến lược của nước
này để đối phó với nước kia ra sao…
Vì vậy, việc chọn đề tài này hiện nay là rất cần thiết, vừa mang tính khoa học và
thực tiễn, với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về tham vọng, mục tiêu của các nước lớn
(Mỹ - Trung) ở các quốc gia Trung Á.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng cụ thể của luận văn là cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ-Trung ở Trung Á.
Qua đó, luận văn đã khắc họa rõ nét tác động của sự cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung
ở Trung Á qua các từng khía cạnh cụ thể trong giai đoạn 2001-2012.
Về không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự cạnh tranh ảnh hưởng
của Mỹ-Trung ở khu vực Trung Á. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, có một số vấn
đề được mở rộng ra ở một số khu vực và chủ thể khác có liên quan.
Lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của Mỹ- Trung ở Trung Á
trên các lĩnh vực cụ thể: chính trị, kinh tế (chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng
dầu mỏ, khí đốt), quân sự.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung vào giai đoạn 11 năm sau khi Mỹ quay lại
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là khu vực Trung Á giai đoạn 2001-2012.
9


Giai đoạn này là sự xác định quay trở lại khu vực này của Mỹ và xem Trung Quốc là đối
tượng cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, vì luận văn là đề tài chuyên về quan hệ quốc tế, nên
phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế sẽ được lựa chọn.
Trước hết là phương pháp lịch sử được chọn vì là tiến trình lịch sử vấn đề của các
nước, phương pháp lịch sử để thấy thời gian cần phân tích cho từng mốc thời gian cụ thể.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp hệ thống. Phương pháp này
giúp phân tích mỗi liên hệ giữa các nước với nhau. Một hệ thống ở đây được phân tích ở

cấp độ quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, có hệ thống chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa xã
hội…Trong đó có sự tác động qua lại lẫn nhau, về mặt tích cực và tiêu cực. Trong đề tài
này, phân tích hệ thống về sự tác động của cấp độ quốc gia.
Bên cạnh đó còn có sử dụng phương pháp so sánh và phân tích chiến lược của mỗi
nước. Phương pháp so sánh để so sánh lợi ích của mỗi nước qua các mặt chính trị, kinh tế,
quân sự, văn hóa xã hội của mình. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phân tích quan
điểm chiến lược, so sánh và đưa ra các biện pháp chiến lược nhằm để thực hiện những mục
tiêu của mỗi nước.
Do đây còn là vấn đề mang tính liên ngành nên đề tài còn áp dụng các phương pháp
nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội khác để đạt hiệu quả cao nhất trong nghiên cứu. Có
sử dụng đến các nhóm phương pháp nghiên cứu kinh tế để bổ trợ như: Phương pháp phân
tích thống kê, phương pháp phân tích lợi ích, phương pháp logic…
Luận văn cũng được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Mác – xít.
Trong quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, luận văn quán triệt phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời đại và quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.

10


6. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần dẫn nhập, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn với đề
tài cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ- Trung ở Trung Á giai đoạn 2001-2012 được hình thành
với nội dung gồm ba chương như sau:
Chương 1: Trung Á trong nhận thức chiến lược của Mỹ- Trung. Chương này tập
trung làm rõ vị trí chiến lược của Trung Á, vị trí Trung Á trong nhận thức của Mỹ, vị trí
của Trung Á trong nhận thức của Trung Quốc.
Chương 2: Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ- Trung ở Trung Á trên lĩnh vực cụ thể
trong giai đoạn 2001-2012. Đây là chương chính yếu của luận văn. Trong chương này tổng
hợp, phân tích, so sánh sự cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung ở Trung Á qua các vấn đề
như: Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và xã hội. Qua đó, để thấy được sự cạnh tranh của

hai nước Mỹ- Trung ở Trung Á.
Chương 3: Tác động tới quan hệ quốc tế khu vực, thế giới và Việt Nam. Hai quốc
gia Mỹ- Trung đã có tác động tới khu vực Trung Á, các khu vực khác và các nước trên thế
giới. Chương này rút ra những đặc trưng của sự tác động trong thời gian tới. Đưa ra kiến
nghị cho Việt Nam về những giải pháp trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

11


Chương 1: TRUNG Á TRONG NHẬN THỨC CHIẾN LƯỢC MỸ- TRUNG SAU
CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Vị trí địa chính trị của Trung Á
Trung Á trước năm 1991 được biết đến là một bộ phận trong Liên Bang Xô Viết với
trình độ phát triển thấp hơn các nước cộng hòa khác trong Liên Bang, nằm ở vùng đất sâu
trong lục địa không có vùng thông thương ra biển… Khái niệm hẹp nhất là khái niệm chính
thức của các học giả Liên Xô cũ, xác định Trung Á chỉ bao gồm Uzbekistan,
Turkmenistan, Tajikistan và Kyrgyxstan. Trong thời kỳ Xô Viết, khái niệm này đã được sử
dụng nhiều ở bên ngoài Liên Xô. Sau khi giành được độc lập, các nhà lãnh đạo các nước
Trung Á đã họp ở Taskent và ra tuyên bố, khái niệm Trung Á bao gồm thêm Kazakhstan.
Hiện nay, mặc dù chưa thật sự được chính thức hóa, nhưng khái niệm Trung Á bao
gồm 5 nước Cộng hòa cũ là Turkmenistan, Tajikistan, Kyrgyxstan, Kazakhstan và
Uzbekistan được chấp nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu chính trị quốc tế trên thế giới.
Khái niệm “khu vực Trung Á” được sử dụng trong nội dung nghiên cứu của đề tài được
hiểu theo khái niệm hẹp như trên.
Như vậy, Trung Á là khu vực địa lý, phía Đông giáp Trung Quốc, phía Nam giáp
Afghanistan, Trung Đông và hàng loạt các quốc gia Hồi giáo; phía Bắc và Tây Bắc khu
vực Kavkaz, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu và Nga. Trung Á có diện tích 1,6 triệu km2, dân số 61,3
triệu người, trong đó Kazakhstan 15,5 triệu, Kyrgyxstan 5,5 triệu, Tajikistan 7,5 triệu,
Turkmenistan 4,9 triệu, Uzbekistan 27,9 triệu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung
Á là 319 tỷ USD, bình quân GDP đầu người là 5.200 USD1. Các dân tộc Trung Á có quan

hệ gần gũi nhau về lịch sử và văn hóa. Ngôn ngữ của đa số dân ở các nước cộng hòa Trung
Á thuộc nhóm tiếng Thổ, người dân Tajikistan nói tiếng Iran, ngoài ra tiếng Nga được sử
dụng bởi gần 6 triệu người Nga và người Ukraina thiểu số. Tôn giáo phổ biến nhất ở các
nước cộng hòa Trung Á là Hồi giáo dòng Sunni, chỉ riêng Tajikistan có đa số người hồi
giáo dòng Shiia.
1

The World Factbook, July 2010,

12


Trung Á là khu vực rất rộng lớn, đa dạng về địa hình bao gồm vùng núi như Thiên
Tân, sa mạc rộng lớn như Kara Kum, Kyzyl Kum và những thảo nguyên mênh mông.
Thung lũng trù phú nhất là thung lũng Fergana, được cả trăm nước cùng chia sẽ và khai
thác. Khí hậu khắc nghiệt khiến phần lớn đất đai Trung Á rất khô cằn, không thuận tiện cho
trồng trọt. Nước là nguồn tài nguyên cực kỳ quý giá ở Trung Á, là nguyên nhân dẫn đến
một số tranh chấp quốc tế. Nguồn nước chủ yếu trong khu vực là biển Aral và hồ Balkhash,
cả hai là một phần của vùng lòng chảo Tây Trung Á rộng lớn, trong đó có cả biển Caspi.
Hai nguồn nước này đang cạn kiệt đáng kể trong những năm gần đây do các mục đích tưới
tiêu và công nghiệp. Đa số dân sống bằng nghề chăn thả gia súc. Các trung tâm công
nghiệp tập trung ở các thành phố lớn.
Ngay từ xa xưa trong lịch sử, Trung Á thường xuyên bị tổn thương bởi các cuộc tấn
công từ các cường quốc bên ngoài, bị xâm chiếm, chia chát nhiều lần dẫn đến tan vỡ chính
trị. Khu vực núi đồi, sa mạc, thảo nguyên trống trãi này luôn là đối tượng tranh giành
quyền kiểm soát của các đế quốc láng giềng như Hy Lạp, Ả Rập, Trung Quốc, Ba Tư. Bốn
thế kỷ trước công nguyên, người Trung Quốc cũng đã để ý tới khu vực này và mở đường
thông thương với các nước Nam Á hay Cận Đông – tiền thân của con đường tơ lụa nổi
tiếng. Tới giữa thế kỷ XI, dân Seljuk của tộc Thổ Phồn (Turk) mới thiết lập được ách cai trị
kéo dài được gần 200 năm thì bị quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn khuất phục vào thế

kỷ XIII. Cuối thế kỷ XIV, người anh hùng Timur (Tamerlane) đã đẩy lui quân Nguyên
Mông và lập ra một đế quốc kéo dài hơn trăm năm cho con cháu. Đầu thế kỷ XVI, một bộ
tộc Thổ - Mông là Shaybani Uzbek đã kết thúc đế quốc Timurid và cai trị khu vực này cho
tới khi Sa hoàng Nga bước vào, khoảng giữa thế kỷ XVIII và đặt ách thống trị từ giữa thế
kỷ XIX cho đến khi Liên Xô ra đời. Thế kỷ XIX, Trung Á đã là trung tâm của “cuộc chơi
lớn” do Anh phát động nhằm ngăn cản Nga, dùng nơi đây làm bàn đạp thâm nhập
Afghanistan và Ấn Độ. Đến năm 1936, các nước Trung Á đều trở thành các nước Cộng hòa
XHCN thuộc liên bang Xô Viết2. Như vậy, trong lịch sử, khu vực này là “vùng đất săn”
của các đế quốc lân cận, mỗi khi các bộ tộc địa phương bị suy yếu – có khi vì tương tranh –

2

Bách khoa toàn thư, Wikipedia: />
13


khoảng trống chính trị nơi ấy trở thành một cám dỗ cho các đế quốc vây quanh. Trên thực
tế, đây cũng là điều đang xảy ra trong hiện tại.
Vai trò của Trung Á tạm thời bị lu mờ trong thời kỳ chiến tranh lạnh do khu vực này
nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Sau khi trở thành một không gian độc lập do sự
tan vỡ của Liên Xô và đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001, Trung Á trở thành khu vực thu hút
sự quan tâm của nhiều nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ…
Mỗi nước có những toan tính lợi ích riêng của mình và gây ảnh hưởng theo những cách
khác nhau, khiến cho Trung Á trở thành chiến trường cạnh tranh của các nước. Trong các
đối thủ tham gia cạnh tranh tại Trung Á, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc
cạnh tranh gay gắt nhất khiến người ta cảm thấy như “cuộc chơi lớn” đang tái diễn tại
Trung Á. Việc Trung Á trở thành một “trung tâm đọ sức” giữa các lực lượng trên thế giới
nhằm giành giật vị trí tối thượng của mình có liên quan đến các vấn đề an ninh, kinh tế và
vị trí chiến lược.
Vị trí chiến lược: Trung Á nằm giữa ngã ba Châu Á, Châu Âu và Trung Đông, từng

nằm trên con đường thương mại chính nối liền Đông – Tây. Nơi đây là cửa ngõ đi vào
vùng chiến lược dầu khí xung quanh vùng biển Caspi, rốn dầu lớn thứ hai thế giới sau
Trung Đông. Trung Á tiếp giáp chỉ với các quốc gia lớn như Nga, Trung Quốc mà còn là
láng giềng của những “mỏ dầu thế giới” như Iran, Irac…
Có thể gọi lục địa Á – Âu là “nóc nhà thế giới” và gọi Trung Á cùng với khu vực
lân cận là “khu vực trung tâm” và lực lượng nào khống chế được “khu vực trung tâm” thì
sẽ khống chế được “nóc nhà thế giới”. Từ Trung Á có thể kiềm chế Nga từ phía Bắc, kiểm
soát được Ấn Độ ở phía Nam, kiềm chế Trung Quốc ở phía Đông và kiểm soát Châu Âu ở
phía Tây. Do vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng và nhạy cảm, nên bất kỳ một sự kiện nào
xảy ra ở Trung Á sẽ ảnh hưởng không chỉ đối với khu vực mà còn làm thay đổi cân bằng
địa – chính trị tại lục địa Âu – Á, khu vực được coi là trục phát triển của thế giới.
Ngoài ra, khu vực Trung Á tập trung nhiều khoáng sản quan trọng đặc biệt là dầu
mỏ và khí đốt thiên nhiên, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ ba thế giới (sau Venezuela và Ả rập
Saudi). Trữ lượng dầu và hơi đốt thiên nhiên của khu vực này có khả năng vượt xa trữ
14


lượng của Cô Oet, vịnh Mexico hoặc biển Bắc. Nếu tính cả trữ lượng thềm lục địa khoảng
200 tỷ thùng, nguồn dầu mỏ Trung Á sẽ là động lực chính thúc đẩy kinh tế thế giới phát
triển trong thế kỷ XXI. Bởi vậy, khu vực này được mệnh danh là “căn cứ năng lượng của
thế kỷ XXI”.
Nguồn dầu mỏ phân bổ chủ yếu ở Azerbaijan và Kazakhstan chiếm 92% tổng trữ
lượng của vùng biển Caspi. Khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở Kazakhstan, Turmenistan
và Uzbekistan, chiếm 95% trữ lượng khí thiên nhiên của khu vực3. Trữ lượng dầu mỏ của
Kazakhstan chiếm vị trí thứ 7 trên thế giới. Theo số liệu của Ủy ban trữ lượng Kazakhstan,
trữ lượng khí đốt có thể khai thác của toàn quốc gia hiện nay là 4 tỉ tấn, trữ lượng khí đốt
có thể khai thác là 3000 tỷ m3. Tài liệu của cơ quan thông tin năng lượng thuộc Bộ Năng
lượng Mỹ cho thấy, tổng trữ lượng dầu mỏ của vùng biển Caspi thuộc Kazakhstan đạt
khoảng 101 – 109 tỷ thùng, chiếm khoảng 1/2 trữ lượng của cả khu vực biển Caspi, tổng
trữ lượng khí đốt là 153.300 tỷ m3, chiếm khoảng 1/3 tổng trữ lượng cả vùng biển Caspi.

Nguồn tài nguyên hóa thạch dồi dào của Trung Á trở thành mục tiêu tranh giành của nhiều
nước, đặc biệt là các nước đang trong cơn khát năng lượng.
Vị trí địa lý chiến lược quan trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của
Trung Á khiến các cường quốc có tham vọng biến các khu vực này trở thành sân sau của
mình. Với những tham vọng đó, nối tiếp lịch sử, Trung Á lại trở thành địa bàn tranh giành
ảnh hưởng của các nước, đặc biệt là các cường quốc khu vực và thế giới, tác động mạnh
đến tình hình khu vực và quốc tế.
1.2. Trung Á trong nhận thức chiến lược của Mỹ
1.2.1. An ninh
Về an ninh: Trong những năm qua, chủ nghĩa khủng bố, sự bất ổn nguồn cung năng
lượng là mối nguy hiểm thực tế đối với an ninh quốc gia của Mỹ và ảnh hưởng đến chính
sách của Mỹ ở Trung Á.

3

Vladimir Naumkin (2008), “Sự trỗi dậy của Nga: Những tác động tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí
nghiên cứu quốc tế số 73, trang 6-11

15


Vị trí địa lý khu vực Trung Á rất đặc biệt, gần với một khu vực tập trung hàng loạt
các thế lực khủng bố quốc tế, bao gồm Afghanistan, Kashmir, khu vực Caucasuc, Tân
Cương và một số nước lân cận bị Mỹ nghi ngờ là ủng hộ thế thực Hồi giáo cấp tiến và thế
lực chủ nghĩa khủng bố như Iran, Pakistan… Khu vực Trung Á cũng vốn là khu vực luôn
bị thế lực chủ nghĩa khủng bố hoành hành. Vì vậy, về địa lý, khu vực Trung Á là khu vực
thuận lợi để tấn công, đối phó với chủ nghĩa khủng bố.
Sau sự kiện 11/9, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành mối đe
dọa an ninh nổi bật nhất của Mỹ. Chống khủng bố trở thành nhiệm vụ chiến lược của Mỹ
và cũng là lợi ích quan trọng hàng đầu của Mỹ ở Trung Á. Cùng với Trung Đông, Trung Á

là tâm điểm của cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và các nước Uzbekistan, Kyrgyzstan,
Kazakhstan, Tajikistan đã trở thành các quốc gia “tiền tuyến” trong cuộc chiến chống
khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Mỹ cần có sự trợ giúp của các nước Trung Á trong cuộc
chiến như cung cấp căn cứ, quyền bay quá cảnh, trang thiết bị… Mỹ cũng quan tâm ngăn
chặn khả năng các nước Trung Á trở thành căn cứ của các nhóm khủng bố quốc tế với mục
tiêu tấn công nước Mỹ khi Trung Á là mảnh đất lý tưởng cho hoạt động của Al Qaeda và
các nhóm Hồi giáo cực đoan khác do có vị trí địa lý quan trọng và hoàn cảnh xã hội phức
tạp sau khi tách khỏi Liên Xô. Mỹ cũng cho rằng các chính quyền độc tài, tham nhũng và
lạc hậu cũng tạo ra sự đè nén và đói nghèo, là căn nguyên của chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt
là khi các phong trào Hồi giáo cực đoan tại các nước này mới chỉ bị gián đoạn chứ chưa bị
tiêu diệt.
Sự sụp đổ của Taliban đã làm dịu tình hình bất ổn an ninh ở khu vực Trung Á
nhưng căn cứ chủ yếu của chủ nghĩa khủng bố chưa được xóa bỏ, sự ổn định của
Afghanistan còn mong manh, khu vực xung quanh vẫn đang tồn tại căn cứ của thế lực
khủng bố, thế lực chủ nghĩa khủng bố vẫn có khả năng hoạt động mạnh. Trong bối cảnh
này, vai trò địa lý và chính trị của Trung Á đối với việc Mỹ tiến hành chống khủng bố quốc
tế không hề mất đi. Theo nhà phân tích chính trị Michael Hall, cố vấn của nhóm khủng
hoảng quốc tế (International Crisis Group) thì mối quan tâm của Mỹ ở Trung Á là về “sự

16


ổn định chính trị ở Trung Á, về khủng bố và ma túy đế từ Afghanistan4”.
1.2.2. Chính trị
Trước sự kiện 11/9, các nước Cộng hoà Trung Á thuộc Liên Xô cũ nằm ở vị trí thứ
yếu trong chính sách của Mỹ. Từ thế kỷ XVIII, Trung Á được coi là khu vực ảnh hưởng
truyền thống của Nga, là hậu phương chiến lược của Trung Quốc. Do vậy, dù có muốn, Mỹ
khó có thể vào được khu vực nằm giữa đất liền, cách Mỹ quá xa lại không có mối liên hệ
lịch sử và chiến lược nào với Mỹ. Vì lẽ đó, trong lịch sử Mỹ chưa từng tiến vào Trung Á và
cũng chưa từng thiết lập căn cứ quân sự ở khu vực này.

Khu vực bao gồm 5 quốc gia hậu Xô Viết cùng với Afghanistan và vùng lòng chảo
Caspi có vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ do vị trí gần với Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Iran và các nước chủ chốt trong khu vực. Sự kiện 11/9 là cơ hội
bất ngờ để Mỹ và Trung Á xích lại gần nhau. Ngoài mục đích an ninh, lợi ích địa-chính trị
cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Mỹ theo đuổi ở khu vực này. Có mặt ở Trung Á
thông qua sự hiện diện quân sự, Mỹ có thể giám sát, kiềm chế Nga khôi phục sự kiểm soát
đối với Trung Á, ngăn chặn Nga và Trung Quốc hình thành liên minh chống Mỹ ở Trung
Á. Các nhà chiến lược Mỹ coi Trung Á là địa bàn quan trọng bởi có thể biến nó thành một
kết cấu mạng lưới giao nhau và từ những điểm nhỏ có thể kiềm chế Nga ở phía Bắc, kiểm
soát được Ấn Độ ở phía Nam, Trung Quốc ở phía Đông và Châu Âu ở phía Tây. Với việc
đặt chân vào Trung Á, Mỹ sẽ nối liền hai trọng điểm địa-chiến lược là Trung Đông và
Trung Á thành một khối thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để Mỹ nắm giữ và chi phối toàn bộ
khu vực này, từ đó củng cố được không gian chiến lược của Mỹ ở Trung Á. Hơn nữa, cùng
với việc EU và NATO đang tiến về phía Đông, sự xuất hiện của Mỹ ở Trung Á sẽ chèn ép
không gian và phạm vi ảnh hưởng của Nga đối với các nước trong SNG5.
Nếu Mỹ kiểm soát được Trung Á về chính trị, kinh tế thì đó là cơ sở vững chắc để
ngăn chặn được chiến lược đa cực hoá của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ chống lại thế lực đơn
4

Sara Shenker (2005), “Struggle for Influnce in Central Asia”, BBC, />5
Nguyễn Đình Luân (2004), “Tìm hiểu logic kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ”, tạp chí nghiên cứu quốc tế
số 3

17


cực của Mỹ. Như vậy, vai trò của Trung Á giúp Mỹ kiềm chế tam giác chiến lược NgaTrung-Ấn chống lại lợi ích bá quyền đơn cực của họ.
1.2.3. Kinh tế
Tự do tiếp cận các nguồn dầu mỏ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Mỹ vì theo
báo cáo của tổ chính sách năng lượng quốc gia do Phó Tổng thống Cheney đứng đầu công

bố vào tháng 5/2011, thì trong 20 năm tới, lượng dầu mà Mỹ sử dụng sẽ tăng 1/3, trong khi
sản lượng dầu của Mỹ giảm 12% và đến năm 2020, lượng dầu nhập khẩu chiếm 2/3 nhu
cầu dầu lửa của Mỹ. Vì vậy, mối quan tâm đặc biệt của Mỹ tới Trung Đông, Trung Á,
Đông Nam Á, Tây Phi cũng là điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó, nguồn năng lượng dồi dào tại khu vực và những lợi ích kinh tế thương mại khác vẫn luôn là quan tâm của chính quyền và nhiều công ty hàng đầu của Mỹ.
Với việc có mặt quân sự ngày càng gia tăng ở Trung Á, Mỹ đang không chỉ thay đổi cục
diện chính trị - an ninh mà ngày càng đẩy các nước khác, đặc biệt là Nga ra khỏi thị trường
này, đặc biệt là khai thác dầu lửa và từng bước chiếm tỷ lệ cao trong quan hệ kinh tế với
các nước Trung Á.
Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ bắt đầu tích cực can dự vào việc khai thác năng lượng
biển Caspi. Sau sự kiện 11/9, Mỹ cảm thấy không yên tâm vào khả năng cung cấp dầu mỏ
của Trung Đông trong tương lai, hứng thú hơn với các nguồn năng lượng các nơi khác trên
thế giới như Nga, Châu Phi, Trung Á và khu vực Caspi. Khu vực Trung Á và vùng biển
Caspi được coi là một trong những nơi dự trữ dầu mỏ lớn nhất, sau Trung Đông. Nếu như
Mỹ có thể khống chế Trung Á đi kèm với việc xây dựng đường ống dẫn dầu của các công
ty dầu lửa của Trung Đông đầy bất ổn và dễ dàng hơn trong việc gây sức ép các chính phủ
Hồi giáo Trung Đông tiến hành cải cách chính trị theo mô hình Phương Tây. Mỹ thông qua
việc kiểm soát đường ống vận chuyển dầu khí Trung Á để kiểm soát nguồn năng lượng
Trung Á.
Có thể thấy, Trung Á có tầm quan trọng chiến lược rất lớn mà Mỹ không thể bỏ qua
được. Với việc đặt chân vào Trung Á, Mỹ đã nối liền hai trọng điểm địa – chiến lược là
18


Trung Đông và Trung Á thành một khối thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để Mỹ nắm giữ và chi
phối toàn bộ khu vực này, từ đó củng cố được không gian chiến lược của Mỹ ở Trung Á và
Tây Á. Những căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Á chẳng những là đầu mối chi viện cho
quân Mỹ khi tiến hành các hoạt động tác chiến ở Afghanistan, mà còn trở thành một bộ
phận có tầm quan trọng vĩnh cữu nằm trong vòng cung phòng ngự chiến lược của Mỹ nối
liền từ Đông Phi tới Đông Á. Hơn nữa, cùng với việc Liên minh Châu Âu (EU) và Khối

quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tiến về phía Đông, sự xuất hiện của Mỹ ở
Trung Á cũng đã chèn ép không gian và phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các
nước trong SNG.
Nếu Mỹ kiểm soát được Trung Á về chính trị - kinh tế thì đó là cơ sở vững chắc để
ngăn chặn được chiến lược đa cực hóa của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ chống lại thế đơn cực
của Mỹ. Như vậy, vai trò của Trung Á giúp Mỹ kiềm chế được tam giác chiến lược Nga –
Trung Quốc - Ấn Độ chống lại lợi ích chiến lược bá quyền đơn cực của Mỹ.
1.3. Trung Á trong nhận thức chiến lược của Trung Quốc
1.3.1. An ninh
Trung Á có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Một khu
vực Trung Á ổn định có lợi cho Trung Quốc bảo vệ an ninh của chính mình, có lợi cho
Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác trên các mặt tôn giáo, dân tộc, trao đổi
văn hóa, giao thông, năng lượng với các quốc gia trong khu vực này.
Trung Quốc và Trung Á gần nhau về mặt địa lý. Trung Quốc là nước giáp ranh với
các nước Trung Á nhiều nhất, gần các nước Trung Á nhất. Trung Quốc giáp với 3 nước
Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và là nước láng giềng gần gũi với hai nước
Trung Á khác là Uzbekistan và Turkmenistan. Trung Quốc có hơn 3000 km biên giới
chung với các nước Trung Á.
Bắc Kinh rất coi trọng khu vực Trung Á vì khu vực này có vị trí rất quan trọng đối
với môi trường an ninh phía Tây của Trung Quốc. Là một nước láng giềng ở Trung Á,
Trung Quốc có chung biên giới và có nhiều phong tục văn hóa tương tự như các nước
19


Trung Á. Quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và các nước này cũng
rất gần gũi. Như vậy, mối đe dọa đối với an ninh ở Trung Á sẽ ảnh hưởng một cách tự
nhiên đến Trung Quốc, đặc biệt là miền Tây Trung Quốc.
Lợi ích an ninh chiến lược đầu tiên của Trung Quốc ở Trung Á là ngăn chặn thế lực
ly khai “Đông Thổ”. “Đông Thổ” là cách gọi tắt của “Đông Turkistan”. Mục tiêu chính trị
của thế lực này là thành lập nhà nước “Đông Thổ” độc lập, vì vậy mà không một thủ đoạn

bạo lực hay khủng bố nào. Phong trào Đông Thổ hiện tại bắt đầu từ thế kỷ 20, thực tiễn
sớm nhất của phong trào Đông Thổ hiện đại là hai lần xuất hiện “nước cộng hòa Đông
Thổ” ở Tân Cương năm 1933 và 1944. Từ những năm 1990 đến nay, trong bối cảnh chủ
nghĩa khủng bố quốc tế lan rộng khắp, chủ nghĩa khủng bố của Đông Thổ có xu hướng
tăng lên, tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc thống nhất đất nước và sự ổn định
xã hội của khu vực Tây Bắc Trung Quốc. Từ năm 1990 – 2001, thế lực khủng bố Đông
Thổ đã gây ra hơn 200 sự kiện khủng bố ở Tân Cương, làm 162 người chết và 440 người bị
thương.
Do các nguyên nhân lịch sử, dân tộc, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo, Đông Thổ có
mối liên hệ chằng chịt với khu vực Trung Á, khiến Trung Á trở thành khu vực bên ngoài
quan trọng nhất ảnh hưởng tới an ninh khu vực Tây Bắc Trung Quốc. Một mặt, Trung
Quốc còn là một trong những căn cứ bên ngoài chủ yếu nhất của thế lực Đông Thổ. Rất
nhiều tổ chức của thế lực Trung Thổ đã dựa vào Trung Á để triển khai hoạt động, được các
tổ chức khủng bố quốc tế khu vực Trung Á ủng hộ tinh thần và trợ giúp vật chất. Khu vực
Trung Á cũng là nơi chúng có khả năng ẩn nấp. Mặt khác, Trung Á là con đường địa lý
quan trọng để thế lực Đông Thổ liên hệ với các thế lực chủ nghĩa khủng bố quốc tế, cũng là
con đường chính để chủ nghĩa khủng bố thâm nhập vào Trung Quốc. Các thế lực chủ nghĩa
khủng bố ngoài khu vực này có thể thông qua khu vực Trung Á để vận chuyển lậu vũ khí
và của cải vật chất của chủ nghĩa khủng bố vào Trung Quốc, điều khiển từ xa các hoạt
động khủng bố ở Tân Cương, Trung Quốc và các khu vực khác từ tổ chức khu vực Trung
Á.

20


Do vậy, chính sách và mục tiêu của Trung Quốc ở khu vực Trung Á đơn giản và rõ
ràng: Không để khu vực Trung Á trở thành căn cứ hoạt động bên ngoài của Đông Thổ,
không để khu vực Trung Á trở thành con đường chính để Đông Thổ liên hệ với khủng bố
quốc tế. Vì vậy, chính sách Trung Á của Trung Quốc là yêu cầu các quốc gia Trung Á
không áp dụng những chính sách làm hại tới việc thống nhất Trung Quốc và không ủng hội

chủ nghĩa chia rẽ của Trung Quốc, hạn chế và cấm Đông Thổ hoạt động trong lãnh thổ của
Trung Á, kiểm soát và ngăn chặn thế lực chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan từ
lãnh thổ Trung Á tiến vào Trung Quốc.
Do tình hình an ninh khu vực Trung Á có mối liên quan mật thiết với an ninh của
Tân Cương, sự bất ổn của khu vực Trung Á có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình an ninh
Tây Bắc Trung Quốc, Trung Quốc mong muốn cùng các nước Trung Á và Nga thiết lập cơ
chế an ninh khu vực, đảm bảo an ninh chung mang tính thể chế cho khu vực Trung Á. Điều
này vừa có lợi cho an ninh các nước Trung Á, vừa có lợi cho an ninh Trung Quốc. Một
trong những chức năng chủ yếu của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) chính là điều này.
1.3.2. Chính trị
Duy trì khu vực Trung Á làm hậu phương chiến lược cho sự ổn định của Trung
Quốc cũng thuộc phạm trù lợi ích an ninh, nhưng đó là lợi ích an ninh với ý nghĩa chiến
lược và địa chính trị, vì vậy khác với nội dung lợi ích an ninh trong nước khi Trung Quốc
mở cuộc tấn công vào Chủ nghĩa Ly khai Đông Thổ được trình bày ở trên.
Duy trì khu vực Trung Á làm hậu phương chiến lược cho sự ổn định của Trung
Quốc nghĩa là đặt khu vực Trung Á trong toàn cục chiến lược đối ngoại của Trung Quốc,
nhận thức và xác định vai trò của Trung Á trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc. Từ
góc độ này có thể hiểu được chức năng và lợi ích của khu vực Trung Á đối với chiến lược
ngoại giao của Trung Quốc. Trung Á nằm ở Tây Bắc Trung Quốc, có chiều dài đường biên
giới hơn 3000 km với Trung Quốc, là một khu vực chiến lược tương đối độc lập xung
quanh Trung Quốc, nó là bộ phận cấu thành cơ bản trong phương hướng chiến lược vùng
Tây Bắc Trung Quốc. Chỉ khi khu vực Trung Á trở thành hậu phương chiến lược cho sự ổn
định của Trung Quốc, mới phù hợp nhất cho lợi ích chiến lược của Trung Quốc.Điều kiện
21


cơ bản để đảm bảo Trung Á là hậu phương chiến lược của sự ổn định của Trung Quốc là:
Trước tiên, giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và các nước
Trung Á, duy trì hòa bình và an ninh biên giới. Đây là điều kiện cơ sở để Trung Quốc phát
triển quan hệ với khu vực Trung Á.

Thứ hai, làm cho các nước Trung Á lựa chọn chính sách ngoại giao thân thiện với
Trung Quốc và duy trì mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Trung Quốc với các nước
Trung Á.
Thứ ba, không để các nước Trung Á rơi vào sự kiểm soát của các nước lớn hoặc tập
hợp các nước lớn có mối quan hệ chiến lược địa chính trị phức tạp với Trung Quốc.
Do vậy, một nguyên tắc và mục tiêu cơ bản được nêu ra trong chính sách ngoại giao
Trung Á của Trung Quốc là duy trì tình hữu nghị giữa các nước Trung Á và Trung Quốc,
ngăn chặn khu vực này bị các nước lớn hoặc tập đoàn nước lớn chỉ đạo.
1.3.3.Kinh tế
Trong chiến lược phát triển của mình từ nay đến năm 2050 trở thành nước công
nghiệp tầm trung, Trung Quốc đang thiếu nguồn năng lượng nghiêm trọng với dự đoán
phải nhập khẩu đến 70% lượng dầu cần thiết để phục vụ cho phát triển vào năm 2020. Do
vậy, với nguồn dầu lửa giàu có, Trung Á trở thành đầu mối giao thông quan trọng trong
quy hoạch chiến lược dầu lửa của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc nhập khoảng 50%
dầu thô từ Trung Đông, 22% từ Châu Phi6. Tuy nhiên, sự bất ổn tiềm tàng của khu vực
Trung Đông có những rủi ro rất lớn. Nếu hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và khu vực
Trung Á (chủ yếu là Kazakhstan) có thể có bước đột phá khiến mỗi năm Trung Quốc nhập
20 triệu tấn dầu từ Trung Á, đến khi đó nguồn cung ứng năng lượng của Trung Á cũng sẽ
chiếm 10% năng lượng Trung Quốc nhập khẩu7. Sau khi Nga và Trung Á trở thành khu
vực có nguồn cung cấp năng lượng ổn định, Trung Quốc có thể được đảm bảo cung cấp
6

Thông tấn xã Việt Nam (12/12/2004), “Trung Quốc, Nga và Mỹ có thể hợp tác ở Trung Á”, các vấn đề quốc tế, trang
34-62
7
Thông tấn xã Việt Nam (12/12/2004), “Trung Quốc, Nga và Mỹ có thể hợp tác ở Trung Á”, các vấn đề quốc tế, trang
38

22



năng lượng ổn định trong thời gian dài. Những rủi ro trong thay đổi của tình hình quốc tế
đang giảm ở mức độ tương đối lớn. Như vậy, tình hình đa dạng hóa nhập khẩu năng lượng
của Trung Quốc sẽ được cơ bản hình thành.
Nhưng hiện nay, quy mô dầu hỏa mà Trung Quốc được quyền khai thác ở Trung Á
không lớn. Năm 2002, Trung Quốc nhập từ Trung Á chỉ có hơn một triệu tấn dầu mỏ. Năm
1997, Trung Quốc và Kazakhstan đã ký hiệp định thi công đường ống dẫn dầu từ Atyrau
tới chân núi Ala thuộc Tân Cương, Trung Quốc. Với việc đường ống dẫn dầu dài hơn 1000
km này được hoàn thành năm 2005, mỗi năm đường ống này có thể vận chuyển sang Trung
Quốc từ 15-20 triệu tấn dầu.
Bên cạnh đó, thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Á mang lại lợi ích to lớn cho Trung
Quốc. Khu vực Tây Bắc Trung Quốc, trước tiên là Tân Cương, là nơi được lợi ích chính
trong hợp tác kinh tế khu vực Trung Á. Khu vực Tây Bắc khá khó khăn khi hội nhập với
vùng kinh tế phía Đông của Trung Quốc, trong khi hợp tác kinh tế với các nước Trung Á là
con đường ngắn nhất để vùng Tây Bắc Trung Quốc phát triển. Chiến lược khai thác phía
Tây Trung Quốc cũng tạo cơ hội để các nước Trung Á tiến vào Tây Bắc Trung Quốc.
1.4. Sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Trung Á trong thập niên 90
của thế kỷ XX
1.4.1. Sự hiện diện của Mỹ
Những năm 90 Mỹ gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Á, không gian
hậu Xô Viết và các nước SNG, thông qua việc gia tăng sự cạnh tranh, ảnh hưởng đến chính
trị, an ninh kinh tế với Nga ở khu vực Trung Á. Các tập đoàn dầu lửa hàng đầu của Mỹ như
Excel Mobin, Conoco Philip đã xâm nhập vào thị trường Tuocmenistan, Kazacstan ở
Trung Á. Gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Nam Capcado với chính quyền Aliev ở
Azecbaigian, Sebatnatze ở Gruzia.
Mỹ có ý đồ thiết lập hệ thống đường ống dẫn dầu từ khu vực Trung Á và Capsi qua
Azecbaigian và Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ đưa về Mỹ. Năm 1997, Mỹ thiết lập hệ thống đường
ống dẫn dầu Baku TbilisiXehan. Năm 1999, Mỹ thành lập tuyến dẫn dầu
23



×