Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI ( 2001 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHẠM KIM ĐIỀN

CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG
MỸ - TRUNG TẠI MYANMAR
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (2001-2011)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHẠM KIM ĐIỀN

CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG
MỸ - TRUNG TẠI MYANMAR
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (2001-2011)

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60.31.02.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Nam Tiến



Hà Nội - 2015


Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội
……………………………………………………………………………………………
Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Nam Tiến

Phản biện 1: ……………………………………………………………………………...

Phản biện 2: ……………………………………………………………………………...

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vào hồi …………….giờ………….ngày…………tháng

năm


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý
Thầy, Cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học, kinh nghiệm
quý báu trong suốt chặng đường Cao học.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Trần Nam Tiến.
Thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức tận tình chỉ bảo, định hướng
và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như hỗ
trợ tôi có được những tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành cuốn luận văn này.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Đào tạo sau Đại học,
cán bộ thư viện của Khoa Quan Hệ Quốc Tế của Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh, gia đình, bạn bè, những người giúp
đỡ, và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện khóa luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chúc các Thầy và Cô giáo cùng toàn thể Học viên
lớp Cao học liên kết khóa III luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
trong cuộc sống.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20
Học viên

Phạm Kim Điền


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

AIA

ASEAN Investment Area

Khu vực đầu tư ASEAN

AMM

ASEAN Ministerial Meeting


Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á

APEC

Cooperation

- Thái Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN

ASEM

Asia - Europe Meeting

Hội nghị Á - Âu

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam

Nations


Á

Code of Conduct of Parties in

Bộ quy tắc ứng xử trên Biển

the East Sea

Đông

ASEAN

COC

Council for Sercurity
Cooperation in the Asia

Hội nghị hợp tác an ninh Châu Á

Pacific

- Thái Bình Dương

Counterterrorist Intelligence

Trung tâm tình báo chống khủng

Centers


bố

Declaration on Conduct of

Tuyên bố ứng xử của các bên ở

DOC

Parties in the South China Sea

Biển Đông

EAS

East Asia Summit

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FTA

Free Trade Affeement

Hiệp định thương mại tự do


CSCAP

CTIC

Tiểu vùng sông Mê Kông mở
GMS

Greater Mekong Subregion

rộng

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

North Atlantic Treaty

Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây

NATO

Organization

Dương

NIC

Newly Industrialized Country


Nước Công nghiệp mới


National League for
Democracy

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủs

Organization of Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu

OPEC

Exporting Countries

mỏ

PMC

Post Ministerial Conference

Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng

Southeast Asian Nuclear

Hiệp định về một Đông Nam Á

NLD


SEANWFZ Weapon - Free Zone

SPDC

TAC

không có vũ khí hạt nhân

State Peace and Development

Hội đồng hoà bình và phát triển

Council

Nhà nước

Treaty of Amity and

Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở

Cooperation

Đông Nam Á

Trans - Pacific Strategic
Economic Partnership

Hiệp định đối tác kinh tế chiến


TPP

Agreement

lược xuyên Thái Bình Dương

UN

United Nations

Liên Hợp Quốc

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3

1. Lý do chọn đề tài và ý nghĩa ........................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 9
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 10
Chương 1 .................................................................................................................. 12

MYANMAR TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ - TRUNG ............................... 12

1.1 Vị trí địa chính trị của Myanmar trong khu vực Đông Nam Á .................. 12
1.2 Quá trình tiếp cận Myanmar của Mỹ và Trung Quốc trước thế kỷ XXI .... 17
1.3 Myanmar trong chính sách của Mỹ từ đầu thế kỷ XXI .............................. 23
1.4. Myanmar trong chính sách của Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI ............... 28
Chương 2 .................................................................................................................. 36
CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ - TRUNG TẠI MYANMAR THẬP
NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI TRÊN NHỮNG LĨNH VỰC CỤ THỂ .................... 36

2.1. Những cơ sở dẫn đến quá trình cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại
Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI. ................................................................ 36
2.2. Quá trình cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung ở Myanmar .................. 53
2.2.1. Trên lĩnh vực Chính trị ........................................................................53
2.2.2. Trên lĩnh vực Kinh tế...........................................................................58
2.2.3. Trên lĩnh vực Quân sự .........................................................................62


2.3. Phản ứng chính sách của Myanmar đối với Mỹ và Trung Quốc ............... 68
Chương 3 .................................................................................................................. 72
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CẠNH TRANH MỸ- TRUNG TẠI MYANMAR TỚI
QUAN HỆ QUỐC TẾ KHU VỰC VÀ TRIỂN VỌNG ...................................... 72

3.1. Tác động tới khu vực Đông Nam Á........................................................... 72
3.2. Tác động đến các cường quốc khác (tác động riêng tới Ấn Độ) ............... 81
3.3. Tác động đến Việt Nam và phán ứng chính sách của Việt Nam ............... 83
3.4. Triển vọng cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar thập niên thứ
hai của thế kỷ XXI ............................................................................................ 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 109

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và ý nghĩa
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng,
trong đó có sự thay đổi cán cân lực lượng và quan hệ phức tạp giữa các cường quốc.
Mỹ là siêu cường duy nhất của thế giới, làm bá chủ toàn cầu và muốn khẳng định vị
trí số một. Trong khi đó, Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và cũng
có nhiều ý đồ lớn và đặc biệt thiết lập một trật tự quốc tế đa cực. Do vậy, Trung
Quốc không chấp nhận vai trò lãnh thế giới của Mỹ. Với tiềm lực sức mạnh ẩn chứa
và sự tham vọng của mình, hai cường quốc Mỹ - Trung hàng đầu thế giới này là
nhân tố quan trọng mà các quốc gia, nhất là các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, khu vực Đông Nam Á mà đặc biệt là Myanmar phải tính đến trong
quá trình hoạch định chính sách của mình. Quan hệ Mỹ - Trung trong thập niên đầu
của thế kỷ XXI dù có lúc rất căng thẳng, nhưng có điểm dừng bởi lẽ cả hai bên đều
nhận thức được sự nguy hiểm của đổ vỡ quan hệ và do đó, hai bên luôn có sự
nhượng bộ kịp thời. Bên cạnh đó, những ràng buộc ngày càng tăng về lợi ích kinh tế
khiến cho quan hệ Mỹ - Trung không hoàn toàn là đấu tranh. Chính vì vậy, hợp tác
và đấu tranh đã trở thành hai mảng chủ đạo với nhiều thăng trầm phức tạp trong
quan hệ Mỹ - Trung trong thời gian này.
Châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng mà đặc biệt
Myanamr là nước chịu ảnh hưởng khá lớn của Trung Quốc trong chiến lược bành
trướng ảnh hưởng, và trở thành siêu cường của khu vực. Đồng thời đây cũng là an
ninh truyền thống của Mỹ, đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Mỹ trong
chính sách khu vực, đặc biệt là Myanmar trong việc kìm chế, ngăn chặn Trung
Quốc trong thế kỷ XXI.
Kể từ sau sự kiện 11 - 9 - 2011, Mỹ đã chuyển mình và xác định mục tiêu

Trung Quốc là đối tượng của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Một Trung Quốc
đang trên đà phát triển, sự trỗi dậy và có tầm ảnh hưởng lớn và là đối trọng của Mỹ.
Mỹ thay đổi chiến lược lớn từ Châu Âu sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương,

3


khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là Myanmar vì trước đây Mỹ cho rằng đây là khu
vực không quan trọng. Mỹ muốn tạo ảnh hưởng của Mỹ lên Myanmar để tạo bước
đệm bao quanh Trung Quốc làm gây ảnh hưởng Trung Quốc, làm giảm bớt đi ảnh
hưởng của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, và khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương.
Chính vì vậy mà hai nước Mỹ - Trung tạo ra sự cạnh tranh ảnh hưởng của
mình tại Myanmar qua những lãnh vực cụ thể như: Chính trị, kinh tế, quân sự... Từ
đây Myanmar nằm giữa hai cường quốc lớn nên phải cân nhắc kỹ đối với từng
nước, vì đây là quyền lợi của đất nước mình. Do vậy, đề tài cần nghiên cứu kỹ vấn
đề cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung ở Myanmar đầu thập niên thế kỷ XXI. Một đất
nước nhỏ bé Myanmar cũng đã làm nỗi bận tâm của hai nước lớn. Mỹ chuyển mình
và sự kiện quan trọng khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm chính
thức Myanmar vào năm 2011 đã tạo ra một bước ngoặc quan trọng trong sự cạnh
tranh ảnh hưởng của quốc gia này đối với Myanmar.
Kể từ lúc Đảng Dân Chủ của Myanmar lên cầm quyền đã thay đổi hẳn, có
vẻ chính quyền này nghiêng về Mỹ nhiều hơn và đã tạo ra bước ngoặc khi Tống
thống Mỹ thăm chính thức Myanmar đã nói ở trên. Myanmar đã thấy được lợi ích
riêng của mình mà đã có chính sách đối ngoại khôn khéo... thấy được đâu là mặt
tích cực và hạn chế của mình.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại
Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI (2001 - 2011)” là cần thiết vì nó mang ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học: Đề tài thể hiện cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung tại

Myanmar ở góc độ đặc biệt, qua đó làm phong phú thêm nhận thức về quan hệ cạnh
tranh này.
Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần định hình rõ hơn sự cạnh tranh của hai
nước lớn là Mỹ - Trung tại Myanmar, ít được quan tâm ở trong nước, vấn đề này

4


nổi lên trong thời gian mới đây.
Như vậy, cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar thập niên đầu thế
kỷ XXI (2001- 2011). Đề tài cũng đóng góp cho việc phản ứng của Việt Nam trong
thời gian tới vì đây cũng là những vấn đề mới cho Việt Nam. Do Việt Nam cũng
nằm trong tình thế giống Myanmar và cần có chính sách đối ngoại Việt Nam phù
hợp, linh hoạt trong thời gian sắp tới để điều chỉnh sao cho phù hợp với thực trạng
nước Việt Nam với hai cường quốc Mỹ - Trung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trả lời cho các câu hỏi thực chất nhằm bóc tách và làm sáng tỏ các vấn đề
mà đề tài hướng tới:
Tại sao hai cường cường quốc Mỹ - Trung lại cạnh tranh ở một khu vực ở
Đông Nam Á mà đặc biệt lại chọn nước Myanmar?
Myamar có tầm quan trọng như thế nào đối với Mỹ - Trung? Myanmar có vị
trí chiến lược như thế nào ở Đông Nam Á và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?
Lợi ích gì cho Mỹ - Trung khi tạo ra sự cạnh tranh ra sự cạnh tranh? Hai
nước cạnh tranh về vấn đề: chính trị, kinh tế, quân sự? Phản ứng chính sách của
Myanmar đối với hai cường quốc?
Tác động của sự cạnh tranh Mỹ - Trung tại Myanmar tới quan hệ quốc tế,
khu vực Đông Nam Á, tác động tới Việt Nam. Cạnh tranh Mỹ - Trung có mang lại
gì cho Myanmar, triển vọng ra làm sao?
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar đầu thập niên của thế kỷ

XXI (2001 - 2011). Đề tài cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả trong nước ngoài nước và ngoài nước đã viết.
Ở trong nước, các vấn đề nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm có: Cạnh tranh
chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ ở Myanmar: Thực trạng và triển vọng,

5


của tác Trần Khánh (Nghiên cứu quốc tế, số 4 (91), 2012); Hợp tác và cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau chiến tranh Lạnh (Nxb.
Thế giới, Hà Nội, 2014); vấn đề nghiên cứu ở khía cạnh rộng lớn hơn đã có một số
nghiên cứu đã xuất như: Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới
góc độ cân bằng quyền lực của Nguyễn Thái Yên Hương (Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011); Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh khu vực Đông Nam
Á sau chiến tranh lạnh của Học viện Ngoại giao (Hà Nội, 2008); Quan hệ Mỹ Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI, viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện
Nghiên cứu Châu Mỹ của Lê Khương Thùy (Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội,
2012); Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN 2001 - 2020 của Nguyễn Thiết Sơn (Nxb Từ
Điển Bách Khoa, 2012)…Trung Quốc điều chỉnh quan hệ với Myanmar, của Trần
Quốc Hùng (Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 9, 2014); Biến đổi chính trị, kinh tế
ở Myanmar từ 2011 đến nay: bối cảnh, nội dung và tác động của Võ Xuân Vinh
(Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 2015); Myanmar lịch sử và hiện tại của Chu Công
Phùng (Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011); Nguyễn Duy Dũng (2013),
Myanmar cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn của Nguyễn Duy Dũng (Nxb. Từ điển
bách khoa, Hà Nội, 2013), Các công trình này đi vào nghiên cứu ở mức độ rộng cụ
thể công trình nghiên cứu của Nguyễn Thái Yên Hương là công trình nền tảng cơ
bản nói về quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân
bằng quyền lực. Công trình này đã nói lên quan hệ của Mỹ - Trung đang có những
bước phát triển mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu, ngày càng gắn kết trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Nhưng bên cạnh đó lại có nhiều mâu thuẫn giữa hai
cường quốc này có lúc dẫn tới gay gắt, đỉnh điểm và nó đã tác động tới khu vực

Châu Á - Thái bình Dương, nơi mà Trung Quốc đang muốn xác lập vai trò ảnh
hưởng lãnh đạo của mình, còn Mỹ quyết tâm duy trì vị thế lãnh đạo tại khu vực.
Quan hệ giữa Mỹ - Trung được các nhà hoạch định chính sách đối ngoại và giới
nghiên cứu quan tâm nhiều dưới nhiều góc độ khác nhau. Công trình quan hệ Mỹ Trung là một trong những việc làm quan trọng nhất trong tổng thể nghiên cứu quan
hệ quốc tế và kiến nghị chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua. Là

6


cặp quan hệ quan trong nhất trong nền chính trị quốc tế hiện đại, Quan hệ Mỹ Trung có vai trò trong việc định hình cục diện quan hệ quốc tế, đại diện cho các
nước lớn và vị trí không thể thiếu trong việc giải quyết phần lớn các vấn đề khu vực
và quốc tế. Quan hệ hai nước này không chỉ tác động chung đến môi trường quốc tế
mà còn có nhiều tác động đến cụ thể đến xử lý quan hệ của Việt Nam với hai nước
này trên nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển về kinh tế và an ninh. Công trình này giúp
bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận quan hệ quốc tế, giúp cho việc hoạch định và
triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam với các đối tác chủ chốt trong tình hình
mới.
Ngoài ra, còn có công trình của Lê Khương Thùy (chủ biên) Quan hệ MỹTrung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện
Nghiên cứu Châu Mỹ. Công trình này chỉ ra các nước Đông Nam Á là nơi Mỹ Trung có nhiều lợi ích cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ của quan hệ Mỹ Trung. Công trình này tập trung phân tích những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ
Mỹ - Trung, sự điều chỉnh, định hướng lớn của chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với
Trung Quốc và quan hệ Mỹ - Trung đầu thập niên của thế kỷ XXI. Các chính sách
đó được thực hiện thế nào thông qua phân tích cụ thể thực trạng quan hệ Mỹ Trung trên các vấn đề chính trị, kinh tế quân sự an ninh trong giai đoạn 2001 2010. Công trình này đánh giá những tác động của mối quan hệ này đối với thế giới,
khu vực và Việt Nam, công trình này cũng dự báo các xu hướng của quan hệ Mỹ Trung giai đoạn sắp tới. Ngoài ra, còn có các công trình khác như: Học viện Ngoại
giao “ASEAN trong quan hệ Mỹ - Trung từ sau chiến tranh lạnh đến nay”, (Hà Nội,
2009); Lê Văn Mỹ, Quan hệ Trung - Mỹ sau đại hội XVI Đảng Cộng Sản Trung
Quốc, (tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội, số 5 - 2007); Công trình của
Nguyễn Kim Lân (2002), Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ tác động đến
an ninh Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu quốc tế - Số 3
(46), tr. 56 - 60; Nguyễn Lan Hương điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với
Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, (tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số

133 - 2009); Nguyễn Thu Hương “Những chuyển động trong quan hệ Trung - Mỹ

7


trước và sau sự kiện 11 - 9”, (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Hà Nội - 2002). . .Còn có
nhiều luận văn cao học cũng chọn viết về đề tài như: Chính sách của Trung Quốc
đối với Myanmar từ 1988 đến 2010 và những tác động (học viện ngoại giao, 2011);
Chính sách của Mỹ đối với Myanmar dưới chính quyền Barack Obama (học viện
ngoại giao, 2013); Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh khu vực Đông
Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI của Phạm Văn Mỹ (học viện ngoại giao, 2012);
tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh
lạnh của Lê Hải Bình (học viện ngoại giao, 2008); cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ Trung ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh của Đoàn Anh Thu (học viện ngoại giao,
2011).
Ở nước ngoài, đề tài cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar thập
niên đầu thế kỷ XXI (2001 - 2011) được nghiên cứu: Tao Xie “US - China
relations: China policy on Capitol Hill” (New York: Taylor and Francis 2009); Yan
Nein Aye “Endeavours of the Myanmar armed forces government for national
reconsolidation”, Yangon 200); Sun, Yun “Myanmar in US – China Relationals”,
Stimson Issue Brief N0 3, (June – 2014); Zhinqun Zhu “US - China relations in the
21 st century: power transition and peace” (2009); CSIS “Smart Power in US China Relations” (Mach - 2009); Robert Sutter “The Obama administration and US
policy in Asia, Contemporary Southeast Asia”, N0.2. (2009); Lehman, F. K. (1981),
Military Rule in Burma Since 1962, Singapore: Maruzen Asia... Các tác phẩm này
đa số nghiên cứu mỗi quan hệ Mỹ - Trung về các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh
tế...
Bên cạnh đó, hệ thống tư liệu điện tử thông qua các trang và các bài viết tạp
chí nước ngoài được đăng và có uy tín: Nhà Trắng (http//www.whitehouse.gov); Bộ
Ngoại giao Mỹ (http//www.state.gov); Joshua Kurlantzick: Myanmar: Sources of

Instability and Potential for U.S. – China Cooperation:

/>urlantzick.pdf ... Có bài viết cung cấp kiến thức nền cho việc nghiên cứu đề tài

8


cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung tại Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI (2001
- 2011).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng cụ thể của luận văn là sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại
Myanmar. Qua đó, luận văn đã khắc họa rõ nét tác động của Mỹ - Trung tại
Myanmar qua các từng khía cạnh cụ thể trong thời gian đầu thập niên của thế kỷ
XXI (2001 - 2011).
Về không gian nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự cạnh tranh
ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, có
một số vấn đề được mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á với mục đích so sánh, góp
phần làm rõ thêm cho đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Lĩnh vực nghiên cứu: Đây là một đề tài nghiên cứu về sự cạnh tranh ảnh
hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar trên các lĩnh vực, trong đó chủ yếu là: chính trị,
kinh tế, quân sự là trọng tâm nghiên cứu chính.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung vào thập niên đầu thế kỷ XXI
(2001 - 2011). Đây là giai đoạn xác định sự trỗi dậy của Trung Quốc và quá trình
quay trở lại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ sau sự kiện khủng bố vào
ngày 11- 9- 2001, qua đó tạo nên một quá trình cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai nước
lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương nói chung, khu vực Đông Nam Á và tại Myanmar
nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, vì luận văn là đề tài chuyên về quan hệ quốc tế,
nên phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế sẽ được lựa chọn.
Trước hết là phương pháp lịch sử được lựa chọn vì là tiến trình lịch sử vấn đề
của các nước, sử dụng phương pháp lịch sử để thấy thời gian cần phân tích cho từng

mốc cụ thể.

9


Phương pháp chủ yếu được sử dụng là: Phương pháp hệ thống. Phương pháp
này giúp phân tích mỗi liên hệ giữa các nước với nhau. Một hệ thống ở đây được
phân tích ở cấp độ quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, có hệ thống chính trị, kinh tế,
quân sự, văn hóa và xã hội. . .Trong đó có sự tác động qua lại lẫn nhau, về mặt tích
cực và tiêu cực. Trong đề tài này, phân tích hệ thống về sự tác động của cấp độ
quốc gia.
Bên cạnh đó còn có sử dụng phương pháp so sánh và phân tích chiến lược
của mỗi nước. Phương pháp so sánh để so sánh lợi ích của mỗi quốc gia qua các
mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và xã hội của mình. Ngoài ra , phương pháp
này còn giúp phân tích quan điểm chiến lược, so sánh và đưa ra các biện pháp chiến
lược nhằm để thực hiện những mục tiêu chiến lược riêng của từng quốc gia.
Do đây còn là vấn đề mang tính liên ngành nên đề tài còn áp dụng các
phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội khác để đạt hiệu quả cao nhất
trong nghiên cứu. Có sử dụng đến các nhóm phương pháp nghiên cứu kinh tế để bổ
trợ như: Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp lịch
sử, phương pháp phân tích lợi ích, phương pháp logic…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
với đề tài cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI
(2001-2011) được hình thành với nội dung gồm ba chương như sau:
Chương 1. Myanmar trong chính sách Mỹ - Trung. Chương này tập trung
làm rõ vị trí chiến lược của Myanmar, vị trí Myanmar trong chính sách của Mỹ, vị
trí của Myanmar trong chính sách của Trung Quốc.
Chương 2. Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar trên lãnh vực cụ
thể trong giai đoạn 2001-2011. Đây là chương chính yếu của luận văn. Trong

chương này tổng hợp, phân tích, so sánh sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại
Myanmar qua các vấn đề như: Chính trị, kinh tế, quân sự...Chính sách phán ứng của

10


Myanmar đối với Mỹ - Trung. Qua đó, để thấy được sự canh tranh ảnh hưởng của
hai nước Mỹ - Trung tại Myanmar.
Chương 3. Tác động của sự cạnh tranh Mỹ - Trung tại Myanmar tới quan hệ
quốc tế khu vực và triển vọng: Hai nước Mỹ - Trung tác động tới khu vực Đông
Nam Á, tác động đến các cường quốc khác (tác động riêng tới Ấn Độ). Tác động tới
Việt Nam và phản ứng chính sách đối ngoại của Việt Nam. Triển vọng cạnh tranh
ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng tìm tòi nhiều tài liệu
có liên quan trực tiếp với đề tài luận văn không nhiều, thời gian lại có hạn nên
không có điều kiện nghiên cứu kỹ, đề tài lại mới và phức tạp. Do đó, bản thân tác
giả còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những điểm chưa
thoả đáng. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của độc giả để luận văn
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

11


Chương 1

MYANMAR TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ - TRUNG

1.1 Vị trí địa chính trị của Myanmar trong khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực cực Đông - Nam của châu Á với 11 quốc gia lớn
nhỏ gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,

Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam. Trong số 11 quốc gia này có 5
nước lục địa; 6 nước quần đảo với 2 vạn đảo lớn, nhỏ; diện tích 5,52 triệu km2 đất
liền và 4 triệu km2 biển.
Nằm trên ngã tư đường nối các khu vục khác nhau trên thế giới, từ Châu Á
sang châu Đại Dương, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và rất giàu tài
nguyên thiên nhiên, Đông Nam Á là một trong những khu vực có vị trí chiến lược
quan trọng đối với thương mại và chính trị quốc tế. Nhiều con đường vận tải biển
quan trọng đi qua khu vực này. Đông Nam Á là khu vực gồm những nước có nền
kinh tế đang phát triển, có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, là thị trường
tiêu thụ lớn, có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng với trữ lượng lớn, hàm
lượng cao, dễ khai thác. Đông Nam Á là vùng nằm giữa vành đai Bắc và Nam của
trái đất.
Nằm giữa vùng nhiệt đới, các nước Đông Nam Á có đường biển dài, nhiều
vùng có diện tích trồng trọt lớn bao gồm phần lớn là các vùng đất thấp nằm trong
phạm vi từ 100 - 150 nghìn dặm giáp biển; do đó nông nghiệp phát triển rất tốt. Tài
nguyên thiên nhiên phong phú tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, biển Đông (còn gọi là biển Nam Trung
Hoa theo tên tiếng Anh là The South China Sea và tiếng pháp Mer De Chine
Méridionale, là một biển rìa Tây Thái Bình Dương) là vùng biển có nguồn tài
nguyên phong phú [35, tr. 8 - 9].
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng
từ vĩ độ 3 lên đến vĩ độ 26 bắc và từ kinh độ 100 đến 121 đông. Ngoài Việt Nam,

12


biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Brunei, Campuchia,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cùng lãnh thổ Đài Loan.
Theo ước tính sơ bộ, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng
300 triệu người dân của các nước nêu trên. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến

lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của Châu Á – Thái Bình
Dương và Mỹ.
Biển Đông có nhiều loại khoáng sản quý hiếm. Dưới đáy biển Đông có
nguồn trữ lượng lớn về dầu hỏa và khí Hiđrô Cacbon. Là biển nhiệt đới nên biển
Đông có trữ lượng cá và hải sản lớn đem lại nguồn lợi hàng tỷ đô la. Đây còn là nơi
chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho đời sống và sự phát triển
kinh tế của các nước chung quanh; đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản),
khoáng sản (dầu khí) và du lịch. Các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái
Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines luôn có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang chịu sức ép lớn
về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế
giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei –
Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, Cửa
Sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước
khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei,
Indonesia, Thái Lan... trong đó Indonesia là thành viên của OPEC (Organization of
Petroleum Exporting Countries: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ).
Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục
địa ngoài cửa vịnh bắc bộ và bờ biển miền trung, khu vực thềm lục địa tư chính. Trữ
lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực,
tương đương Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và
Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên
này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng

13


lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai

thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo này.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Nằm
trong mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất thế giới liên quan đến biển
Đông gồm tuyến Tây Âu, Bắc Mĩ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-Ê, Trung Đông
đến Ấn Độ, Đông Á, Úc Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi quan kênh Đào Panama đến
bờ Đông Bắc Mĩ và Caribê; tuyến Đông Á Đi Úc Và Niu Di Lân, Nam Thái Bình
Dương; Tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á Và Đông Nam Á.
Khu vực biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4
trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á
(Malacca, Lombok, Sunda, Ombai – Wetar). Đặc biệt, eo biển Malacca là eo biển
nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu
vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ.
Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì
vậy, việc biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu
vực.
Với vị trí chiến lược như trên cho thấy cường quốc nào kiểm soát được khu
vực này sẽ dễ dàng mở rộng ảnh hưởng xuống phía nam và khống chế khu vực rộng
lớn từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Đó chính là lý do mà Đông Nam Á
thường xuyên là nơi tranh chấp ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và
trên thế giới.
ASEAN còn được biết đến là một khu vực phát triển năng động nhất là về
kinh tế. Từ năm 1992, cùng với quá trình toàn cầu hóa về kinh tế diễn ra mạnh mẽ,
ASEAN đã tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực mà tiêu biểu nhất là việc

14



thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN
(AIA) v.v... với những kế hoạch xây dựng một số công trình giao thông xuyên khu
vực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nhân nước ngoài, sự hợp tác
giữa các nước ASEAN ngày càng tăng, đồng thời cũng làm tăng tính phụ thuộc về
kinh tế giữa các nước thành viên và sự thịnh vượng về kinh tế cho từng nước. Trong
thời gian qua, nền kinh tế của các nước thành viên có sự chuyển đổi. Môt số nước
đang thực hiện công nhiệp hóa với tốc độ cao trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á
là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới.
Myanmar đã thừa hưởng vị trí chiến lược của mình cùng với các nước Đông
Nam Á. Nằm ở phía tây Đông Nam Á lục địa trong tọa độ 90 32‟ - 28031‟ vĩ bắc và
920 15‟ - 1010 11‟ kinh Đông. Trên bản đồ thế giới, đất nước Myanmar trông giống
hình con sam biển đuôi dài. Phía bắc tiếp giáp với khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc với tổng chiều dài đường biên giới 2.185 km. Phía đông tiếp
giáp Lào, Thái Lan, đường biên giới với Lào dài 238 km, với Thái Lan dài 1.799
km. Phía nam giáp biển Andaman và vịnh Bengal. Phía tây giáp với Ấn Độ và 193
km với Bănglađét, trong đó đường biên giới với Ấn Độ dài 1.462 km [7, tr. 66 - 67].
Với vị trí địa lý như vậy Myanamar đã trở thành cầu nối chiến lược giữa
Nam và Đông Nam Á, nơi mà bất cứ nước lớn nào cũng muốn gia tăng vị thế ở khu
vực cũng phải tính đến nhân tố chiến lược Myanmar.
Hơn nữa Myanmar có giữ vị trí then chốt ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, không một quốc gia nào ở châu Á ngoài Myanmar có hội đủ lợi thế về địa
lý để kết nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vì thế hầu hết các cường quốc lớn, đặc
biệt là quốc gia láng giềng Trung Quốc đều mong muốn có vị thế chủ yếu ở đây.
Là một quốc gia ven biển Ấn Độ Dương, tạo cho giá trị chiến lược Myanmar ngày
càng tăng. Với Tổng chiều dài bờ biển của Myanmar là 2.965 km; chiều dài từ Bắc
xuống Nam khoảng 2.090 km; khoảng cách chỗ rộng nhất ở phía đông và phía tây
khoảng 925 km. Với bờ biển dài như vậy, tạo nên thuận lợi chi phối vòng cung
phía Đông vịnh Bengal và dựa vào eo biển Malacca.
Tổng diện tích Myanmar 678.500 km2 và gần 60 triệu dân thực sự Myanmar


15


đang trở thành một mảnh đất thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư lớn trên thế giới, địa
hình trải dài, thấp dần từ bắc xuống nam. Phía bắc, phía tây, phía đông của
Myanmar đều có núi bao quanh, tạo thành thế khép kín với các nước láng giềng.
Dãy núi Hengduan giáp với Trung Quốc là dãy núi cao nhất Myanmar [30, tr. 1213].
Sự đa dạng của địa hình và khí hậu góp phần tạo cho Myanmar một hệ động
thực vật đa dạng phong phú, với gần 300 loài thú, 300 loài bò sát, 100 loài chim và
7000 loài thực vật [8, tr. 11]. Gỗ tếch (teak) là loại cây quý nhất ở Myanmar, chiếm
tới ¾ trữ lượng thế giới, thứ gỗ quý nhất trong các loại gỗ, tập trung nhiều ở vùng
cao nguyên Shan nơi có lượng mưa lớn. Khu vực miền Nam có nhiều loại cây ăn
quả nhiệt đới như ổi, xoài, dừa… Những cánh rừng được phủ xanh vùng duyên hải
và ở những khu vực ven biển và khu đảo Amanda. Vùng châu thổ là nhũng cánh
đồng trồng lúa nước, ngoài ra họ còn có các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao
su, đay…
Tài nguyên khoảng sản ở Myanmar chiếm vị trí thứ 10 trên thế giới, rất
phong phú với chín loại đá quý và các loài khoảng sản khác như dầu mỏ (khối
lượng dầu mỏ tiềm năng của Myanmar vào khoảng 3,2 tỷ thùng), khí đốt (về trữ
lượng khí đốt thiên nhiên, ước tính 2,500 tỷ m3, trong đó có khoảng 510 tỷ m3 đã
được khẳng định). Myanmar còn là một trong những khu vực lớn nhất thế giới khai
thác đá quý, vàng, nguyên tố hiếm, ngọc trai, than, kẽm, đồng, tungsten, thiếc…với
trữ lượng lớn [7, tr. 66-67, tr. 67].
Xét từ góc độ địa chính trị, Myanmar có vị trí chiến lược rất quan trọng, nối
Đông Nam Á với Tây Á và tiếp cận những đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương.
Trong lịch sử, các nước đế quốc lớn từ phương Tây (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha.
. .) thông qua các tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương chiếm tới 50% tổng khối lượng
vận tải đường biển bằng container và 70% khối lượng chuyển tải sản phẩm dầu mỏ
(cũng là khu vực chịu sự rủi ro đặc biệt cao và là nơi tập trung phần lớn trong số 11

khu vực được coi là huyết mạch giao thông đường biển và là yết hầu kinh tế của
nhiều nước. Trong khi đó, Myanmar lại là quốc gia ven biển Ấn Độ Dương, có vị trí

16


thuận lợi cho tàu thuyền qua lại neo đậu để tiếp thêm nhiên liệu và bảo trì kỹ thuật)
đã thiết lập quan hệ giao lưu, buôn bán với các vương triều phong kiến Myanmar.
Với vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như vậy rõ
ràng không chỉ có các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… mà
ngay cả Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước Phương Tây cũng đang rất muốn
đứng chân vững chắc tại mảnh đất giàu tiềm năng này [18, tr. 8].
Sau khi giành độc lập vào tháng một năm 1948, Myanmar tiếp tục vẫn là địa
chiến lược thu hút sự cạnh tranh ảnh hưởng chính trị và kinh tế của các nước lớn
Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga , Nhật. . . Khu vực biển Đông có những eo biển quan
trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nắm
trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt
eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Nơi đây là cầu nối giữa Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Ấn Độ với khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương; nối giữa Đông Bắc Á với Australia và Châu Đại
Dương. Eo biển Malacca là yết hầu của tuyến đường biển từ Châu Á - Thái Bình
Dương sang Ấn Độ Dương, Trung Đông và Châu Âu. Chỉ riêng eo biển Malacca
dài 805 km, đã là một tuyến đường hàng hải hết sức quan trọng của thế giới. Mỗi
năm có khoảng hơn 50 nghìn lượt tàu biển qua lại nơi đây, chuyên chở ¼ khối
lượng hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Hầu như toàn bộ dầu mỏ nhập khẩu
của Nhật, Trung Quốc đều phải đi qua eo biển này [94, tr. 8]. Do đó, vùng biển này
hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an
ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ.
Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ và các nước lớn trong Hội đồng Bảo An Liên
Hợp Quốc đã bầu chọn ông U Thant - người Myanmar- cũng là người Châu Á đầu

tiên - làm tổng thư ký Liên Hợp Quốc hai khóa liền bắt đầu từ năm 1961 - 1971.
1.2 Quá trình tiếp cận Myanmar của Mỹ và Trung Quốc trước thế kỷ XXI
Quan hệ Mỹ và Myanmar khá tốt đẹp ngay từ đầu Chiến tranh thế giới thứ
hai. Khi đó Myanmar cho phép máy bay chiến đấu của Mỹ sử dụng bầu trời của

17


Myanmar cùng quân đồng minh chống lại phát xít Nhật; cho phép quân đội Mỹ
nhảy dù xuống khu vực miền Bắc Myanmar tại Kachin để chống lại quân Nhật.
Tướng Joe Stillwell đã chỉ huy quân đội Mỹ xây dựng con đường hậu cần xuyên
rừng rậm Myanmar đến biên giới Trung Quốc. Công trình xây dựng này đã khiến
hơn 1100 binh lính Mỹ hy sinh. Sau chiến tranh, Myanmar hợp tác chặt chẽ với Mỹ
để tìm kiếm hài cốt lính Mỹ trong lãnh thổ của Myanmar.
Năm 1948, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Vào
đầu thập niên 1950, Mỹ đã cứ các chuyên gia kinh tế sang khảo sát cở sở kinh tế
của Myanmar sau chiến tranh để giúp chính phủ và Thủ tướng U Nu xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế. Từ đó đến năm 1962, quan hệ hai nước phát triển mạnh.
Mỹ là một trong số ít nước cung cấp viện trợ phát triển cho Myanmar.
Quan hệ giữa Mỹ - Myanmar xấu đi là do sự kiện đảo chính quân sự tại
Myanmar vào năm 1962. Ngay sau khi lên cầm quyền, Tướng Ne Win đã từ chối
các khoản viện trợ phát triển của Mỹ, và ông cho rằng các khoản viện trợ này đi
ngược lại với lợi ích an ninh của quốc gia và chính sách đối ngoại “không liên kết”
của Myanmar [18, tr. 9].
Quan hệ hai nước dần dần được lấy lại từ năm 1974, Myanmar hợp tác với
Mỹ về phòng chống ma túy. Myanmar đã nhận viện trợ của Mỹ hàng chục máy bay
trực thăng chiến đấu phục vụ cho chiến dịch chống ma túy tại các vùng biên giới.
Những năm tiếp theo 1976 - 1977, Myanmar mở rộng quan hệ, nhận viện trợ từ các
cơ quan Liên Hợp Quốc và Mỹ trong những chiến dịch phòng chống tội phạm ma
túy, thời gian này người làm tổng thư ký Liên hợp quốc đầu tiên Châu Á chính là

ông U Thant của Myanmar.
Song song với việc Myanmar chấp nhận viện trợ phát triển của Mỹ, các
phong trào dân chủ ở Myanmar cũng phát triển theo, gây ra tình trạng bất ổn về an
ninh chính trị. Các phong trào phát triển đỉnh điểm năm 1988, dẫn tới các cuộc đảo
chính quân sự do Tướng Saw Maung cầm đầu. Mỹ đã lên án gay gắt chính quyền
quân sự của Tướng Saw Maung và giảm dần viện trợ cho Chính phủ Myanmar,
chuyển sang ủng hộ các lực lượng đối lập với chính phủ, yêu cầu Myanmar khôi

18


phục dân chủ, nhân quyền, chống ma túy giảm trồng cây thuốc phiện và không sử
dụng lao động vị thành niên. Các chính quyền của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
tại Mỹ chỉ giúp Myanmar trong lãnh vực y tế cộng đồng, phòng chống HIV/ AIDS.
Tại thời điểm này, Mỹ đã tài trợ cho Myanmar tổng cộng lên trên 1 triệu USD trong
lãnh vực y tế cộng đồng.
Sau cuộc bầu cử tháng 5 - 1990 ở Myanmar, Mỹ chính thức cùng Liên Hợp
Quốc và một số nước phương Tây thực hiện lệnh bao vây cấm vận và trừng phạt
kinh tế đối với Myanmar, hủy bỏ ưu đãi “tối huệ quốc” (GPS) cho Myanmar.
Năm 1992 Quốc hội Mỹ không phê chuẩn đại sứ được chính quyền Mỹ cử
sang Myanmar, với lý do chính quyền dân sự Myanmar vi phạm nhân quyền. Và
cũng kể từ đó đến nay, Mỹ chỉ cử đại diện lâm thời Yangoon. [96, p. 178]
Từ năm 1997, Mỹ gia tăng cấm vận Myanmar về thương mại và đầu tư.
Tháng 12 - 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tặng “Huân chương Tự do” của Mỹ
cho Aung San Suu Kyi. Tháng 3 năm 2002, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết thắt
chặt hơn nữa cấm vận đối với Myanmar. Sau khi đoàn xe của bà Aung San Suu Kyi
bị tấn công ngày 30 - 5 - 2003, Mỹ cấm vận tất cả quan hệ thương mại của
Myanmar giao dịch bằng đôla Mỹ. Ngày 28 - 7 - 2003, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài
chính Mỹ ra chỉ thị hành pháp số 13319, lập danh sách các quan chức Myanmar bị
cấm nhập cảnh Mỹ, đóng băng tài khoản và các tài sản của tất cả các quan chức

Myanmar trong danh sách. Mỹ và Liên Minh Châu Âu (EU) còn kêu gọi Hội đồng
Bảo An Liên Hợp Quốc ra nghị quyết trừng phạt chính phủ quân sự Myanmar, yêu
cầu Myanmar thả các tù chính trị, trong đó có bà Aung San Suu Kyi. Quan hệ ngoại
giao của hai nước chỉ duy trì ở cấp độ đại biện lâm thời. Cho đến năm 2004, Mỹ
hầu như cắt đứt mọi quan hệ thương mại với Myanmar. [23, tr. 12]
Khác với Mỹ, Trung Quốc và Myanmar có chung đường biên giới trên bộ
dài 2.185 km, và cũng là nước láng giềng có vị trí địa chính trị rất quan trọng đối
với Trung Quốc. Thông qua lãnh thổ Myanmar bằng đường bộ ngắn nhất, Trung
Quốc có thể dễ dàng có mặt ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương.

19


×