Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Chiến lược phát triển hệ thống vận tải biển của trung quốc thực trạng và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------VŨ THỊ PHƢƠNG DUNG

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VẬN TẢI BIỂN
CỦA TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
ĐẾN NĂM 2020

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Tiến Sâm

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và
không sao chép dƣới bất kỳ hình thức nào, dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS Đỗ
Tiến Sâm, Viện nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của công trình
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Ngƣời cam đoan

Vũ Thị Phƣơng Dung


MỤC LỤC


MỤC LỤC......................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ...................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 9
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................ 9
6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................ 9
7. Kết cấu của luận văn................................................................................. 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN TẢI BIỂN ......................... 12
1.1. Các khái niệm cơ bản…..…………...………...….………………….12
1.1.1. Vận tải và vận tải biển……………………………………………………12
1.1.2. Cảng biển…………………………………………………………………..13
1.1.3. Tuyến đường biển và phương tiện vận tải biển………………………..16
1.1.4. Dịch vụ vận tải biển……………………………………………………….18
1.2. Vai trò của vận tải biển…………………….………………………..20
1.2.1. Vị trí vận tải biển trong hệ thống vận tải……...……………………20
1.2.2. Ưu thế và hạn chế của vận tải biển… …………………………… 22
1.2.3. Tác dụng của vận tải biển………………………...……………… 24
1.3. Các yếu tố tác động đến vận tải biển……………………………….28
1.3.1. Sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế…………………………...28
1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ……………...………………30
1.3.3. Yếu tố tự nhiên……………………………………….…………… 32
1.3.4. Các yếu tố khác…………………………………………….……….32
1.4. Nội dung Chiến lƣợc vận tải biển của Trung Quốc
sau khủng hoảng tài chính toàn cầu ……………………………………34
i



Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………….40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
VẬN TẢI BIỂN TRUNG QUỐC……………….……………………….41
2.1. Thực trạng phát triển hệ thống cảng biển Trung Quốc……….….41
2.1.1. Mở rộng, nâng cấp hệ thống cảng biển…………...…………………41
2.1.2. Công suất xếp dỡ hàng hóa tại các cảng biển tăng……..…………..54
2.1.3. Thực hiện chiến lược mở rộng, tăng cường hợp tác xây dựng cảng
biển ở nước ngoài………………………………………………………….57
2.2. Phát triển phƣơng tiện vận tải……………………………………..59
2.2.1. Hệ thống đội tàu biển……………………………………………….59
2.2.2. Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu…………………...………..61
2.3. Dịch vụ hậu cần cảng biển Trung Quốc……………………………63
2.4. Tổ chức quản lý vận tải biển………………………………….…….67
2.5. Đánh giá sự phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc……….70
2.5.1. Kết quả…………..…………………………………………………………70
2.5.2. Hạn chế…………………………………………………………… 72
Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………………….74
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN
CỦA TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM .............. 76
3.1. Vấn đề đặt ra với phát triển vận tải biển Trung Quốc. ................... 76
3.1.1. Sự suy giảm nhu cầu vận tải biển từ sự giảm tốc và chuyển hướng
nền kinh tế………………………………………………………………………….76
3.1.2. Yêu cầu hiện đại hóa cảng biển và đội tàu biển trước tình trạng ô
nhiễm cảng biển gia tăng………………………………………………………...78
3.1.3. Thách thức cạnh tranh trong môi trường vận tải biển và sự e ngại
Trung Quốc………………………………………………………………………...82
3.2.Giải pháp phát triển vận tải biển củaTrung Quốc những năm tới..84
3.2.1. Nâng cấp và hiện đại hóa cảng hiện có ............................................ 84
3.2.2. Phát triển ngành công nghiệp thiết kế và đóng tàu............................85

ii


3.2.3. Hiện đại hóa đội tàu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vận tải
biển, đặc biệt đội ngũ thuyền viên................................................................88
3.2.4. Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và dịch vụ hậu cần (logistics)
hàng hải. ......................................................................................................89
3.3. Một số kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam........................................ 92
3.3.1. Vài nét về vận tải biển Việt Nam ........................................................ 92
3.3.2. Kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam .................................................. 101
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................107
KẾT LUẬN ................................................................................. ………..109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 113
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ....................................................................... 113
B. TÀI LIỆU TIẾNG TRUNG ................................................................... 114
C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ........................................................................ 116
D. CÁC TRANG WEB THAM KHẢO ..................................................... 118
PHỤ LỤC .................................................................................................. 119

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ Viết Tắt

Tên Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt
Chỉ số chủ chốt biểu thị mức chi


BDI

phí cho thuê tàu vận chuyển

Baltic Dry Index

nguyên liệu thô (than, quặng sắt,
ngũ cốc)

CIF
CIMC
CISALS
CFS
COSCO
CMAC
CMS
CSIC

CSSC

CSG
CSCL
DWT

Cost, Insurance and Freight

Tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc phí
vận chuyển


China International

Tập đoàn container hàng hải

Marine Containers

quốc tế Trung Quốc

China‘s International Safety

Hệ thống luật pháp quản lý vận tải

Arrangement Legal System

biển quốc tế của Trung Quốc

Container Freight Station

Phí lƣu giữ hàng, chi phí kho bãi

China Ocean Shipping

Công ty vận tải biển Trung Quốc

Company

(đƣợc thành lập năm 1961)

China‘s Maritime


Ủy ban trọng tài hàng hải

Arbitration Commission

Trung Quốc

The China Marine

Cục hải giám Trung Quốc

Surveillance
China Shipbuilding

Tập đoàn công nghiệp đóng tàu

Industry Corporation

Trung Quốc

China State Shipbuilding

Tập đoàn quốc doanh đóng tàu

Corporation

Trung Quốc

China Shipping Group

Nhóm vận chuyển hàng

Trung Quốc

China Shipping

Hàng vận tải container của

Container Lines

Trung Quốc

Deadweight tonnage
iv

Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn
của tàu thủy tính bằng tấn


ICD
ICC
GDP
IMDG
IMO

Inland Clearance
Depot
The International Chamber
of Commerce

Cảng khô, cảng cạn
Phòng thƣơng mại quốc tế


Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm nội địa

International Maritime

Quy tắc quốc tế về vận chuyển

Dangerous Goods

hàng nguy hiểm đƣờng biển

International Maritime
Organization

Tổ chức hàng hải quốc tế

Institute of Shipping

Viện Nghiên cứu Logistics và

Economics and Logistics

kinh tế vận tải

FCA

Free Carrier


Giao cho ngƣời chuyên chở

FOB

Free On Board

LPI

Logistics Performance Index

MOT

Ministry of Transport

Bộ Giao thông vận tải

The Chinese Marine Safety

Cục hải sự Trung Quốc – cơ quan

Administration

an toàn hàng hải

China‘s Maritime

Con đƣờng tơ lụa trên biển

Silk Road


của Trung Quốc

National Resources

Hội đồng quốc phòng

Defense Council

tài nguyên quốc gia

People‘s Republic of China

Nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa

ISL

MSA
MSR
NRDC
PRC
SOA

Bên bán hàng phải trả cƣớc phí
xếp hàng lên tàu

The State Oceanic

Chỉ số năng lực quốc gia
về Logistics


Cục hải dƣơng quốc gia

Administration

Đơn vị đo của hàng hóa container
TEU

Twenty-foot Equivalent Unit

tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng)
× 8,5 ft (cao) chiếm khoảng
39 m³ thể tích.

v


THC

Terminal Handing Charge

VTS

Vessel Traffic Services

PSC

Public Service Commission

vi


Phụ phí xếp dỡ tại cảng trên mỗi
container (phí xếp dỡ, tập kết...)
Dịch vụ ứng dụng công nghệ
hiện đại
Cảng nhà nƣớc kiểm soát


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Top 10 cảng biển hàng đầu Trung Quốc trong 25 cảng biển
lớn nhất thế giới
Bảng 2.2: Top 10 cảng biển container lớn nhất thế giới, năm 2013
Bảng 2.3: Top 10 đô ̣i tàu vận tải biển thế giới, năm 2011
Bảng 3.1: Top 10 Đội tàu kinh doanh vận tải biển Việt Nam, năm
2014.
Bảng 3.2: Phân vùng lãnh thổ, hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn
2020 - 2030
Bảng 3.3: Các khu vực và tuyến hoạt động chủ yếu của vận tải biển
Việt Nam. giai đoạn 2012-2014.
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh doanh vận tải biển của Việt Nam, giai đoạn
2013-2014

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008
cùng những bất ổn chính trị tại Trung Đông, Bắc Phi (Ai Cập, Libya, Syria),
thảm họa sóng thần tại Nhật Bản (2011), lũ lụt tại Thái Lan (2012) và khủng
hoảng nợ công châu Âu (2010), bế tắc chính trị ở Mỹ về biện pháp cắt giảm

thâm hụt ngân sách… đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung, thị trƣờng
vận tải biển nói riêng liên tiếp sụt giảm.
Thực tiễn lịch sử hàng hải thế giới cho thấy, vận tải biển ra đời khá
sớm so với các phƣơng thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trƣớc Công
nguyên, con ngƣời đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đƣờng giao thông để
giao lƣu giữa các vùng, miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến
nay, vận tải biển đã phát triển rất mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại
trong hệ thống vận tải quốc tế. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn
khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản
phẩm, thúc đẩy thƣơng mại phát triển, mang lại lợi ích cho cả ngƣời sản
xuất và ngƣời tiêu dùng. Trong thƣơng mại quốc tế, vận tải biển đóng vai
trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu đƣợc vận
chuyển bằng đƣờng biển, đó là nhờ lợi thế của ngành vận tải biển, nhƣ
phạm vi vận tải biển rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc đang phấn
đấu để trở thành một trong những cƣờng quốc hàng hải thế giới. Hiện nay,
khoảng 90% tổng lƣợng xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc sử dụng
vận tải biển, hơn 19% lƣợng hàng hóa vận chuyển trên thế giới sang Trung
Quốc và 20% container lƣu thông đến Trung Quốc cũng thông qua vận tải
biển. Trung Quốc đang trở thành một trong những nƣớc đi đầu trong lĩnh
vực cạnh tranh ngành công nghiệp hàng hải thế giới.
Vận tải biển Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lƣu
thông hàng hóa giữa Việt Nam với các nƣớc trên thế giới và trong khu vực,
1


góp phần lớn vào việc đƣa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Việc nghiên cứu sự phát triển hệ thống vận tải biển của Trung
Quốc, vì vậy, rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc,
góp phần nhận diện hoạt động xây dựng chiến lƣợc biển của Trung Quốc

nói chung, vận tải biển nói riêng và gợi mở đối sách cho Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Luận văn: Luận văn tập trung làm rõ vai trò
của vận tải biển trong nền kinh tế Trung Quốc, phân tích đánh giá thực trạng
hệ thống vận tải biển của Trung Quốc (tập trung vào giai đoạn sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu) và làm rõ những giải pháp phát triển vận tải biển
Trung Quốc đến năm 2020; trên cơ sở đó gợi mở kinh nghiệm phát triển vận
tải biển của Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của Luận văn: Luận văn nghiên cứu những nội dung
chính của phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc, bao gồm:
- Làm rõ sự phát triển hệ thống cảng biển
- Phân tích thực trạng phƣơng tiện vận tải và năng lực công nghiệp
đóng tàu biển
- Làm rõ thực trạng dịch vụ vận tải biển
- Làm rõ những giải pháp phát triển của hệ thống vận tải biển Trung
Quốc đến năm 2020
- Những kinh nghiệm gợi mở đối với phát triển vận tải biển Việt Nam.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc nhận đƣợc sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả trong nƣớc, điển hình phải kể đến công trình
―Chính sách phát triển kinh tế biển của Trung Quốc: Nội dung cơ bản và tác
động chủ yếu‖, tác giả Lại Lâm Anh đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế
2


và chính trị thế giới số tháng 12/2012. Công trình đã đề cập đến hệ thống vận
tải biển, hệ thống cảng biển của Trung Quốc và chỉ ra Trung Quốc đã xây
dựng cho mình một hệ thống cảng biển lớn vào bậc nhất thế giới. Có thể kể
đến các cảng lớn của Trung Quốc nhƣ cảng Shanghai (Thƣợng Hải) đứng

đầu thế giới, sau đó là cảng Hồng Kông đứng thứ ba thế giới, cảng Shenzhen
(Thâm Quyến) đứng thứ tƣ thế giới,… Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đề cập đến
một vài số liệu về hệ thống cảng biển và lƣợng hàng vận chuyển qua cảng
của Trung Quốc mà chƣa có sự phân tích đánh giá để làm rõ thực trạng phát
triển cảng biển của Trung Quốc.
Nguyễn Hải Hoành với bài nghiên cứu ―Trung Quốc: Chiến lược trở
thành cường quốc biển” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (Tƣ liệu học
thuật chuyên ngành Nghiên cứu quốc tế số tháng 3/2015). Trong bài nghiên
cứu, tác giả phân tích một số khó khăn trong tham vọng phát triển ―quyền lực
biển‖ của Trung Quốc. Phía Đông Bắc bị bán đảo Triều Tiên án ngữ. Phía
Đông Trung Quốc bị chuỗi đảo Nhật Bản-Đài Loan-Philippines bao vây
ngăn chặn. Với những khó khăn, thách thức nhƣ vậy, Trung Quốc buộc phải
tìm cách phát triển ―quyền lực biển‖ xuống phía Nam Biển Đông. Với ƣu thế
của Biển Đông, Trung Quốc có thể dùng sức mạnh kinh tế để lôi kéo, thu
phục các nƣớc. ―Báo cáo phát triển chiến lƣợc biển Trung Quốc năm 2014‖
(China‘s Ocean Development Report 2014) gồm 7 phần, chia thành 20
chƣơng. Nội dung cơ bản của Báo cáo nhằm khẳng định không ngừng tăng
quy mô kinh tế biển, xây dựng hệ thống công nghiệp biển hiện đại.
Đỗ Thị Mai Thơm với công trình ―Phát triển vận tải biển Việt Nam
giai đoạn 2013-2020: Cơ hội và Thách thức‖ đăng trên Tạp chí Khoa học
Công nghệ hàng hải, số 32 (tháng 11/2012). Trong công trình nghiên cứu của
mình, tác giả đƣa ra nhận định chung về tình hình phát triển ngành vận tải
biển trong những năm tới, đó là thách thức sẽ nhiều hơn cơ hội. Những thách
thức đƣợc tác giả đề cập và phân tích trong công trình bao gồm: 1) Sự phục
3


hồi yếu của nền kinh tế thế giới làm cho ngành công nghiệp vận tải (trong đó
có vận tải biển) ngày càng khó khăn; 2) Số lƣợng tàu đóng mới tham gia vào
thị trƣờng ngày càng nhiều làm cho cung – cầu mất cân đối. Đặc biệt trong

thị trƣờng vận tải biển hàng rời khô, cung lớn hơn nhiều so với cầu; 3) Các
doanh nghiệp vận tải biển phải hứng chịu sự thắt chặt cho vay từ các tổ chức
tín dụng, vì mặt bằng lãi suất quá cao khiến việc trả nợ ngân hàng của các
doanh nghiệp vận tải biển gặp khó khăn.
Công trình ― Thúc đẩy thương mại thông qua giao thông vận tải có sức
cạnh tranh và ít khí thải: Đường thủy nội địa và đường biển ở Việt Nam‖ của
tác giả Luis C . Blancas và M. Baher El-Hifnawi , xuất bản năm 2014 bởi
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB). Trong
công trình của mình, nhóm tác giả khẳng định việc tận dụng vận tải đƣờng
thủy trong lĩnh vực vận tải, kho vận của Việt Nam là một giải pháp hiệu quả
để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính cũng
nhƣ các chất gây ô nhiễm. Đặc biệt, tác giả nhận định rằng đầu tƣ nâng cao
năng lực, tăng cƣờng duy tu, bảo dƣỡng các tuyến vận tải đƣờng thủy nội
địa, ven biển của Việt Nam sẽ giúp giảm chi phí kho vận, từ đó thúc đẩy
thƣơng mại, tăng trƣởng. Đồng thời, những giải pháp này còn giúp giảm mức
phát thải trong một lĩnh vực vận tải vốn chƣa đạt đƣợc mức độ ‗xanh‘ nhƣ
mong muốn do còn sử dụng những phƣơng tiện nhỏ, kém hiệu quả. Công
trình có 3 đóng góp chính. Một là, nêu rõ đặc điểm của lĩnh vực vận tải
đƣờng thủy nội địa của Việt Nam; Hai là, nghiên cứu đƣa ra các đề xuất,
đánh giá định lƣợng về các cơ hội đầu tƣ cụ thể theo phƣơng thức hợp tác
nhà nƣớc-tƣ nhân vào lĩnh vực vận tải đƣờng thủy nhằm cải thiện hiệu quả;
Ba là, nêu rõ giá trị của việc giảm phát thải các chất gây ô nhiễm và phát thải
khí nhà kính trong đánh giá kinh tế sơ bộ về những giải pháp đề xuất.
Công trình ―Vận tải biển Việt Nam: Thành tựu và thách thức‖ đăng
trên trang Web của Cục hàng hải Việt Nam, ngày 11/01/2012 đã chỉ rõ
4


những kết quả quan trọng của vận tải biển nƣớc ta trên ba lĩnh vực chính:
Cảng biển, đội tàu biển và các dịch vụ hàng hải khác, đồng thời cũng nêu lên

những khó khăn, thách thức đối với phát triển vận tải biển nƣớc nhà trong
những năm tiếp theo. Trong công trình này, một số giải pháp trƣớc mắt nhằm
khắc phục những khó khăn đặt ra cũng đã đƣợc tác giả đề cập đến.
Bải viết: ―Vận tải ngoại thương của Trung Quốc‖ đăng trên cổng điện
tử Lào cai, ngày 4/8/2015, đã trình bày các hình thức vận tải ngoại thƣơng
của Trung Quốc, trong đó có đề cập đến hình thức vận tải đƣờng biển ở nét
khái quát chung nhất. Bài viết nhấn mạnh Trung Quốc rất quan tâm đến phát
triển các cảng biển và đội tàu vận chuyển đƣờng biển.
Bài viết của tác giả Thủy Linh trên báo Giao thông vận tải 9/4/2014
với tiêu đề: ―Vận tải biển Trung Quốc trước nguy cơ phá sản‖ đã cho thấy
những khó khăn hiện nay của ngành vận tải biển Trung Quốc. Các khó khăn
này gắn liền với sự suy giảm tốc độ tăng trƣởng hiện nay của nền kinh tế
cùng với bất cập trong chính sách phát triển vận tải biển những năm qua ở
Trung Quốc.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
+ Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc:
Công trình: ―中国国际海洋运输货物保险发展现状及战略‖ (Hiện
trạng và chiến lƣợc phát triển bảo hiểm hàng hóa của vận tải biển Trung
Quốc) của tác giả Dƣơng Vĩnh Liên đăng trên Tạp chí Business số ra kỳ 52013. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đề cập đến vận chuyển hàng hóa
quốc tế trong vận tải biển chiếm một vị trí hết sức quan trọng, là phƣơng
thức vận chuyển chính trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, chính vì vậy vấn
đề bảo hiểm hàng hóa trên biển đã trở thành một mắt xích không thể thiếu
trong hệ thống vận tải biển. Tuy nhiên, do ngành bảo hiểm của Trung Quốc
bắt đầu muộn, vì vậy đã ảnh hƣởng đến việc phát triển bảo hiểm hàng hóa
5


trên biển và ảnh hƣởng đến sự phát triển của vận tải biển Trung Quốc. Bài
viết đã đƣa ra các thông tin và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo
hiểm, đồng thời đƣa ra các giải pháp đối phó để có thể giúp ngành bảo hiểm

vận chuyển hàng hóa trên biển phát triển.
Công trình: ―中国海洋交通运输业时空差异演变‖(Những chuyển
biển khác nhau trong các giai đoạn của ngành vận tải biển Trung Quốc) của 2
tác giả Chu Văn Cát và Mã Nhân Phong đăng trên Tạp chí Port Economy số
7/2015. Trong bài viết của mình, tác giả lựa chọn nghiên cứu 11 tỉnh, thành
phố khu vực ven biển trong quãng thời gian từ 1996-2011, và lựa chọn ra 4
năm 1996, 2001, 2006, 2011 sử dụng phƣơng pháp phân tích để giải thích
mức độ phát triển khác nhau của ngành giao thông vận tải biển Trung Quốc
trên từng tỉnh, địa phƣơng. Đƣa ra những mặt lợi và không có lợi của từng
nơi và những giải pháp có thể áp dụng cho các vùng giống nhau. Tuy nhiên,
những thách thức đặt ra đối với vận tải biển chƣa đƣợc công trình phân tích.
Công trình ―中国海洋运输业竞争态势分析‖ (Phân tích cạnh tranh
trong ngành vận tải biển Trung Quốc) của tác giả Liao Ze Fang và Zhu Jian
Zhen đăng trên Tạp chí Marine Economy số ra tháng 4-2013. Trong công
trình nghiên cứu của mình, tác giả khẳng định từ khi cải cách mở cửa (1978)
đến nay, cùng với sự phát triển không ngừng của mậu dịch đối ngoại, ngành
công nghiệp vận tải biển Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng, xu thế
tăng trƣởng tổng sản lƣợng vận tải biển đƣợc thể hiện rõ, tỉ suất vận tải trên
thị trƣờng thế giới ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, so với các tuyến
giao thông hàng hải quan trọng trên thế giới, thì sự tăng trƣởng vận tải biển
Trung Quốc tƣơng đối khiêm tốn. Mặc dù Trung Quốc là nƣớc lớn về thƣơng
mại biển, nhƣng so với Mỹ, Nhật Bản, Đức.. thì Trung Quốc không có ƣu thế
về nguồn tài nguyên vận tải biển. Điều này cho thấy, nƣớc lớn về vận tải biển
và nƣớc lớn về thƣơng mại không hoàn toàn đồng nhất.

6


Công trình ― 试 论 新 中 国 海 运 事 业 的 发 展 和 变 迁 (1949—2010)‖
(Những thay đổi và phát triển mới của ngành vận tải biển Trung Quốc 19492010) của tác giả Dung Tân Xuân đăng trên Tạp chí Researches in Chinese

Economic History số 2/2012. Trong bài viết, tác giả cho biết ngành vận tải
biển của Trung Quốc đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và chiếm vị trí
rất quan trọng trong ngành vận tải biển thế giới. Tác giả khẳng định, sự phát
triển của ngành vận tải biển luôn đi cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Sự
tăng trƣởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã làm thay đổi bố cục
vận tải biển thế giới và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong dịch vụ
thƣơng mại vận tải biển thế giới. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với những lợi
thế truyền thống của các nƣớc vận tải biển lớn ở châu Âu, Mỹ thì Trung
Quốc cần phải cải thiện chính sách về vận tải biển, đẩy mạnh phát triển kinh
tế để có thể cạnh tranh với các cƣờng quốc về vận tải biển trên thế giới. Ở
trong công trình này sự phát triển các thành tố vận tải biển nhƣ: cảng,
phƣơng tiện vận tải, dịch vụ vận tải… chƣa đƣợc tác giả phân tích cụ thể.
+ Các công trình nghiên cứu ở các nước khác:
Trong số các công trình nƣớc ngoài nghiên cứu về phát triển hệ thống
vận tải biển của Trung Quốc, đặc biệt phải kể đến công trình ―China’s
Maritme Transport Industry‖ của tác giả Francesca Venteicher trong Tạp chí
Nghiên cứu thị trƣờng (Marketing Research) của Shang hai Office, xuất bản
tháng 7/2010. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả phân tích sự
phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc với những thành
công ngoạn mục đã giúp Trung Quốc trở thành động lực tăng trƣởng kinh tế
toàn cầu. Tác giả khẳng định, kế hoạch 5 năm lần thứ 11 giai đoạn 2005 2010 của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông và mục tiêu chính của Trung Quốc là tạo ra hệ thống giao
thông liên kết (trong đó có vận tải biển) đạt hiệu quả cao để liên kết giữa các
quốc gia.
7


Công trình “China’s Maritime Strategy and Maritime Law
Enforcement Agencies‖ của Masayuki Masuka đăng trên People‘s Daily
tháng 8/2013. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả phân tích

chiến lƣợc vận tải biển Trung Quốc và đƣa ra 2 kết luận: Thứ nhất, vấn đề
hàng hải là vấn đề chủ quyền đầu tiên và quan trọng nhất của Trung Quốc;
Thứ hai, vấn đề hàng hải có liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế bền
vững của Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào vận
tải biển bởi 90% hàng hóa xuất nhập khẩu và dầu nhập khẩu của Trung
Quốc đƣợc vận chuyển trên biển. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của
Trung Quốc giai đoạn 2011-2015, Trung Quốc tái giữ khẳng định mục tiêu
chính là ―chiến lƣợc phát triển biển‖, phát triển và sử dụng các nguồn lực
biển cho mục tiêu đảm bảo an ninh năng lƣợng bởi Trung Quốc là quốc gia
luôn có rủi ro về năng lƣợng (energy risk).
Công trình “China’s Rise As a Maritime Power” của tác giả Takeda
Junichi, đăng trên tạp chí ―Review of Island Studies‖, số tháng 4-2014.
Trong công trình của mình, tác giả tập trung phân tích chiến lƣợc phát triển
đại dƣơng của Trung Quốc và khẳng định các hoạt động kinh tế liên quan
đến đại dƣơng, biển chiếm 10% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung
Quốc năm 2013. Hoạt động vận tải biển mang lại cho Trung Quốc 33,5
triệu việc làm. Trung Quốc đang ngày càng thiếu hụt nguồn lƣơng thực,
năng lƣợng và nguồn nƣớc nên quốc gia lớn nhất châu Á đang ngày càng
phải dựa vào biển. Xu hƣớng mới của Trung Quốc là Chiến lƣợc phát triển
biển đa hƣớng bao gồm các lĩnh vực mới nhƣ tái tạo nguồn năng lƣợng
hàng hải, phòng chống giảm nhẹ thiên tai biển ...
Nhƣ vậy, trong tƣơng quan so sánh với những nghiên cứu chung về
Trung Quốc thì nghiên cứu cụ thể về vận tải biển Trung Quốc chƣa phải là
nhiều. Điều này càng đúng với thực trạng nghiên cứu ở Việt Nam, tuy đã có
công trình đề cập đến vận tải biển Trung Quốc, song chỉ ở khía cạnh riêng
8


lẻ, mang tính giới thiệu và tuyên truyền là chính, chƣa có công trình nghiên
cứu có tính hệ thống về sự phát triển, vai trò của vận tải biển. Điều đó cũng

cho thấy sự cần thiết nghiên cứu chủ đề này, từ đó có những gợi mở đối với
ngành vận tải biển nƣớc nhà trong điều kiện chung ta đang hội ngày càng
rộng và sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chiến lƣợc phát triển vận tải biển
Trung Quốc dƣới góc nhìn thực tiễn (không bao gồm lãnh thổ Đài Loan).
- Phạm vi nghiên cứu: Với việc nghiên cứu chiến lƣợc phát triển vận
tải biển Trung Quốc dƣới góc nhìn thực tiễn, luận văn không đi vào mô tả
quá trình hình thành chiến lƣợc, mà trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc vận tải
biển sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã đƣợc Trung Quốc xác định,
luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống vận tải biển
Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính
toàn cầu và định hƣớng phát triển của hệ thống vận tải biển Trung Quốc tới
năm 2020. Trong quá trình nghiên cứu, ở từng vấn đề cụ thể có xem xét thực
trạng vận tải biển trong giai đoạn trƣớc khủng hoảng tài chính toàn cầu để
phân tích, so sánh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phép biện chứng duy vật và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm đƣờng lối của Đảng và Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh trong phân tích, đánh giá các vấn đề quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu: ngoài các phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung cũng nhƣ trong quốc tế
học nói riêng nhƣ phƣơng pháp logic lịch sử, nghiên cứu phân tích văn
bản,... đề tài còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, để
làm rõ nội dung nghiên cứu.
Về số liệu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu
9


đáng tin cậy của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nƣớc.

6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới và quan trọng sau:
Thứ nhất, luận văn khái quát những vấn đề lý luận cơ bản vận tải
biển, làm rõ vai trò, sự cần thiết của hệ thống vận tải biển đối với nền kinh
tế và các yếu tố tác động đến vận tải biển.
Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng phát triển hệ thống vận tải biển
Trung Quốc, chỉ ra đƣợc những thành công cũng nhƣ những hạn chế trong
hệ thống vận tải biển của Trung Quốc.
Thứ ba, luận văn làm rõ những giải pháp phát triển vận tải biển Trung
Quốc đến năm 2020
Thứ tư, luận văn nêu rõ một số kinh nghiệm gợi mở cho phát triển
vận tải biển Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục các chữ viết tắt,
Danh mục bảng, biểu và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN TẢI BIỂN
Chƣơng này tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản nhƣ: vận tải biển,
cảng biển, tàu biển, dịch vụ biển; vai trò, tác dụng vận tải biển trong nền
kinh tế, các yếu tố ảnh hƣởng đến vận tải biển và trình bày cô đọng chiến
lƣợc vận tải biển của Trung Quốc giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn
cầu làm cơ sở cho phân tích thực trạng phát triển vận tải biển ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VẬN TẢI
BIỂN TRUNG QUỐC
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển hệ thống cảng biển, phƣơng
tiện vận tải biển, hệ thống dịch vụ vận tải và quản lý phát triển vận tải biển
của Trung Quốc. Qua phân tích làm rõ những kết quả và hạn chế của sự
10


phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN CỦA
TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
Phân tích những vấn đề đặt ra cùng những giải pháp điều chỉnh trong
phát triển vận tải biển của Trung Quốc. Chƣơng này gợi mở các giải pháp
phát triển đối với vận tải biển của Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm Trung
Quốc và thực trạng phát triển vận tải biển của Việt Nam thời gian qua.

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN TẢI BIỂN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.Vận tải và vận tải biển
Vận tải là hoạt động sản xuất vật chất thực hiện vận chuyển hàng
hóa và ngƣời. Vận tải đƣợc chia làm vận tải đƣờng bộ (thƣờng gọi tắt là vận
tải bộ), vận tải đƣờng thủy (vận tải thủy, vận tải biển), vận tải đƣờng
không và vận tải đƣờng ống. Vận tải biển là một trong những lĩnh vực thuộc
ngành vận tải đƣờng thủy, trong đó, hàng hóa, dịch vụ và hành khách đƣợc
chuyên chở bằng các đội tàu từ nƣớc này sang nƣớc khác nhờ đƣờng biển.
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phƣơng thức vận tải khác.
Ngay từ thế kỷ thứ V trƣớc Công nguyên con ngƣời đã biết lợi dụng biển
làm các tuyến đƣờng giao thông để giao lƣu các vùng, miền, các quốc gia
với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển đã phát triển mạnh và trở
thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Trong giai đoạn đầu, vận tải biển chỉ mang tính giao thƣơng cục bộ
giữa các vùng lân cận trong một nƣớc hoặc giữa các khu vực láng giềng có
chung biển. Dần dần, hoạt động vận tải biển đã đƣợc mở rộng ra những nơi
xa xôi giữa các vùng ven đại dƣơng, nối liền các đại dƣơng với nhau.
Vận tải biển chiếm hơn 80% lƣợng hàng chuyên chở, thích hợp với

những hàng hóa khối lƣợng lớn, hàng rời, giá trị đơn vị không cao, không
cần vận chuyển gấp. Vận tải biển gồm vận tải container, hàng rời, hàng
lỏng.
Vận tải biển là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Sản phẩm của
ngành vận tải biển là sự di chuyển hàng hóa và hành khách trên các tuyến
đƣờng giao thông trên biển bằng các phƣơng tiện riêng có nhƣ tàu thủy,
thuyền bè, phà, ca nô …với trình độ kỹ thuật ngày càng đƣợc cải tiến hiện
đại và hoàn thiện hơn.
12


Vận tải biển có thể chia làm ba loại: 1) Vận chuyển mang tính chất
quân sự; 2) Vận chuyển phục vụ nghiên cứu khoa học; 3) Vận tải biển phục
vụ mục đích kinh tế. Vận chuyển phục vụ mục đích kinh tế đƣợc coi là
nhiệm vụ chính của vận tải biển.
Vận tải biển bắt đầu trở thành ngành kinh tế độc lập từ thời kỳ Chủ
nghĩa Trọng thƣơng, khi xuất hiện mầm mống của chủ nghĩa tƣ bản ở Tây
Âu. Thời kỳ này cũng là giai đoạn khi thƣơng mại quốc tế ra đời. Thƣơng
mại quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của vận
tải biển. Ngƣợc lại, vận tải biển cũng hỗ trợ tích cực cho thƣơng mại quốc
tế. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và những ƣu thế của
đƣờng biển, vận tải biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế của các quốc gia có biển. Cho đến nay, vận tải biển đƣợc phát triển mạnh
mẽ và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Vận tải biển bao gồm cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách
nhƣng trong phạm vi Luận văn này, vận tải biển sẽ chỉ đƣợc hiểu là vận tải
hàng hóa.
1.1.2. Cảng biển
Cảng, theo Từ điển tiếng Việt, là nơi có công trình và thiết bị phục vụ
cho tàu, thuyền ra vào để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa. Cảng

biển theo thông lệ quốc tế đƣợc chia thành 2 cấp, cấp 1 là những cảng biển
có lƣợng hàng thông qua 2 triệu TEUs/năm, cấp 2 là những cảng cửa ngõ
quốc gia có lƣợng hàng thông qua trên 1 triệu TEUs/năm.
Theo Luật Hàng hải Việt Nam, cảng biển là khu vực bao gồm vùng
đất cảng và vùng nƣớc cảng. Ở nơi này xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt
trang thiết bị để tàu biển ra, vào hoạt động bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành
khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất cảng là vùng đất đƣợc giới
hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xƣởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nƣớc, các công trình phụ trợ khác
và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nƣớc cảng là vùng nƣớc đƣợc giới hạn để thiết
13


lập vùng nƣớc trƣớc cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển
tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng
luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Cảng biển có thể có một hoặc nhiều bến cảng. Các bến cảng có một
hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xƣởng, trụ
sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nƣớc, luồng
vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định
thuộc bến cảng, đƣợc sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón,
trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Cảng biển, theo Luật hàng hải Việt Nam, đƣợc phân thành các loại:
Thứ nhất, cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn
phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc hoặc liên vùng; Thứ
hai, cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phƣơng; Và thứ ba, cảng biển
loại III: là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh
nghiệp.
Cảng biển có các chức năng sau:

Một là, nhóm chức năng cơ bản:
- Cung cấp phƣơng tiện và thiết bị để thông qua hàng hoá mậu dịch
đƣờng biển,
- Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất,
- Cung cấp đƣờng cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phƣơng tiện vận
tải khác ra vào cảng,
-Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hoá nhƣ sửa chữa, cung
ứng tàu thuyền, trú ngụ khi có bão hoặc các trƣờng hợp khẩn cấp khác;
Hai là, nhóm chức năng phụ:
- Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu
và thuyền khi di chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài
sản của tàu khi còn nằm trong ranh giới của cảng,
14


- Bảo đảm vệ sinh môi trƣờng;
Ba là, nhóm chức năng cá biệt khác:
- Là đại diện cơ quan Nhà nƣớc thực thi các tiêu chuẩn an toàn của
tàu thuyền, thuỷ thủ, và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng,
- Là đại diện của cơ quan đăng kiểm tàu thuyền,
- Làm dịch vụ khảo sát đƣờng thuỷ,
- Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thƣơng mại,
- Cung cấp các công trình trƣờng học, bệnh viện, y tế, vui chơi giải trí
cho nhân viên trong cảng và cả cƣ dân của thành phố.
Cảng biển có vai trò quan trọng, là một đầu mối giao thông lớn, bao
gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn,
nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hoá/hành
khách từ các phƣơng tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc
ngƣợc lại, bảo quản và gia công hàng hoá, phục vụ tất cả các nhu cầu cần
thiết của tàu neo đậu trong cảng. Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối,

trung tâm công nghiệp, trung tâm thƣơng mại, trung tâm dịch vụ.
Để đánh giá một cảng hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay không
phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau: số lƣợng tàu hoặc tổng dung tích đăng ký
(GRT) hoặc trọng tải toàn phần (DWT) ra vào cảng trong một năm. Chỉ tiêu
này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một cảng. Số lƣợng tàu có thể
tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian, khối lƣợng hàng hoá xếp dỡ trong
một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ
của một cảng. Mức xếp dỡ hàng hoá của cảng, tức là khả năng xếp dỡ hàng
hoá của cảng, thể hiện bằng khối lƣợng từng loại hàng hoá mà cảng có thể
xếp dỡ trong một ngày của tàu. Chỉ tiêu này nói lên mức độ cơ giới hoá, năng
lực xếp dỡ của một cảng, khả năng chứa hàng của kho bãi cảng. Chỉ tiêu này
thể hiện bằng số diện tích (m2) của kho bãi cảng, bãi container (CY) trạm
giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS)… phản ánh mức độ lớn của cảng. Chi phí
xếp dỡ hàng hoá, cảng phí, phí lai dắt, hoa tiêu, cầu bến, xếp dỡ container
15


(THC)… phản ánh năng suất lao động, trình độ quản lý của cảng.
1.1.3. Tuyến đường biển và phương tiện vận tải biển
Trong vận tải biển, các tuyến đường vận chuyển đƣợc gọi là tuyến
hàng hải. Tuyến đƣờng hàng hải là những tuyến đƣờng đƣợc hình thành giữa
hai hay nhiều cảng với nhau, trên đó tàu, thuyền qua lại để chuyển hàng hóa
hay hành khách. Tuyến đƣờng hàng hải có nhiều loại dựa trên các căn cứ
phân biệt khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động: tuyến đƣờng hàng hải đƣợc phân chia
thành hai loại: Một là, tuyến đƣờng hàng hải nội địa. Các tuyến đƣờng hàng
hải nội địa cho tàu tuyền hoạt động trong phạm vi quốc gia. Hai là, tuyến
đƣờng hàng hải quốc tế. Các tuyến đƣờng hàng hải quốc tế dành cho tàu
thuyền hoạt động trên phạm vi lãnh hải của nhiều quốc gia.
Căn cứ vào công dụng: tuyến đƣờng hàng hải đƣợc chia thành ba loại:

Thứ nhất, tuyến đƣờng hàng hải định tuyến. Những tuyến đƣờng này dành
cho tàu kinh doanh định tuyến, tức kinh doanh dƣới hình thức tàu chợ. Thứ
hai, tuyến đƣờng hàng hải không định tuyến. Tuyến đƣờng hàng hải không
định tuyến dành cho tàu kinh doanh theo hình thức chạy rộng, tức là chạy
đáp ứng nhu cầu taxi. Và thứ ba, tuyến đƣờng hàng hải đặc biệt. Những
tuyến đƣờng này dành cho tàu kinh doanh vì mục đích đặc biệt trong hàng
hải.
Phương tiện vận tải biển gồm tàu, thuyền, xà lan, xuồng, ca nô…. Tuy
nhiên, trên thực tế vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu
buôn và tàu quân sự. Tàu buôn là những tàu biển đƣợc dùng vào mục đích
kinh tế trong hàng hải, chủ yếu dùng chở hàng hóa.
Độ lớn của tàu biển đƣợc phân loại thông qua các thông số nhƣ: mớn
nƣớc, chiều rộng, chiều dài toàn bộ thân tàu, trọng tải tàu…Các thông số này
đƣợc cân nhắc kĩ để đƣa vào trong các bảng thiết kế với các kết cấu phù hợp
cho từng loại tàu cụ thể.
Dựa vào kích thƣớc của tàu ta có thể xác định đƣợc vùng biển mà tàu
16


×