ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ PHƢƠNG LOAN
QUAN HỆ MỸ - MIANMA TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ PHƢƠNG LOAN
QUAN HỆ MỸ - MIANMA TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................. 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
CHƢƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ MỸ MIANMA TỪ 1990 ĐẾN NAY ...................................................................... 7
1.1. NHỮNG YẾU TỐ TỪ TRƢỚC NĂM 1990 ............................................. 7
1.1.1. Tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Mianma
trƣớc năm 1990 ................................................................................................ 7
1.1.2. Quan hệ Mỹ - Mianma trƣớc năm 1990 ........................................... 11
1.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2015.................. 13
1.2.1. Nhân tố ASEAN................................................................................... 13
1.2.2. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mianma từ năm 1990 đến 2015........16
1.2.3. Nhân tố Trung Quốc ........................................................................... 22
1.2.4. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn này ....27
Tiểu kết ........................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2 QUAN HỆ MỸ - MIANMA TRÊN CÁC LĨNH VỰC TỪ
NĂM 1990 ĐẾN NAY ................................................................................... 31
2.1. TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO................................... 31
2.1.1. Giai đoạn 1990-2008............................................................................ 31
2.1.2. Giai đoạn 2009 - 2015.......................................................................... 34
2.2. TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ .................................................................. 39
2.2.1. Giai đoạn 1990-2008............................................................................ 39
2.3. TRÊN LĨNH VỰC AN NINH – QUÂN SỰ ........................................... 46
2.3.1. Giai đoạn 1990-2008............................................................................ 46
2.3.2. Giai đoạn 2009-2015............................................................................ 47
Tiểu kết ........................................................................................................... 53
CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ QUAN HỆ MỸ - MIANMA
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 55
3.1. ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ MỸ - MIANMA TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2015 .... 55
3.1.1. Đánh giá tổng quan về quan hệ Mỹ - Mianma ................................. 55
3.1.2. Tác động quan hệ Mỹ - Mianma đối với khu vực ............................ 64
3.2. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ MỸ - MIANMA TRONG THỜI GIAN TỚI ... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
LHQ
United Nations
Liên hợp quốc
USAID
United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
USD
United States dollars
Đồng Đô-la Mỹ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mianma có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên con đƣờng giao thƣơng
chính giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời là điểm nối giữa Đông Nam Á
và Nam Á, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cùng với đó là công
cuộc cải cách dân chủ diễn ra mạnh mẽ từ năm 2010 đến nay đã thu hút sự
chú ý của cộng đồng quốc tế, làm tăng nhanh vị thế chiến lƣợc của Mianma
trên bàn cờ địa chính trị của các nƣớc lớn tại châu Á. Chính vị thế quan
trọng này làm cho cuộc cạnh tranh chiến lƣợc, giành giật ảnh hƣởng tại
Mianma giữa các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ cũng trở nên mạnh
mẽ hơn bao giờ hết.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng có tầm quan trọng sống còn đối với
nƣớc Mỹ, nhƣng đang nổi lên nhiều thách thức đe dọa vị thế, vai trò và lợi
ích của Mỹ. Chính vì vậy, ngay sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ
Barack Obama đã thúc đẩy nhanh chiến lƣợc “quay trở lại châu Á” thông
qua chính sách ngoại giao “thông minh” và “linh hoạt”. Đây chính là sự tiếp
nối chiến lƣợc “Cam kết và mở rộng” của chính quyền Bill Clinton, điều
chỉnh từ chính sách “coi nhẹ châu Á” của chính quyền G. W. Bush sang
chính sách tích cực “can dự sâu” vào các công việc của khu vực, nhằm tăng
cƣờng củng cố vị thế của Mỹ, tăng cƣờng khả năng kiềm chế các đối thủ tiềm
tàng nhất là Trung Quốc, đảm bảo lợi ích chiến lƣợc của Mỹ ở châu Á nói
chung và ở Đông Nam Á nói riêng. Trong khu vực này, Mỹ coi Mianma là
trọng điểm trong chính sách can dự vào khu vực nhằm thúc đẩy “dân chủ
kiểu Mỹ”, đồng thời, thông qua Mianma để can thiệp vào công việc nội bộ
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đẩy mạnh triển khai chuyển trọng tâm
chiến lƣợc sang châu Á - Thái Bình Dƣơng.
1
Sau năm 1990, việc Mỹ và phƣơng Tây chấm dứt mọi quan hệ với
Mianma, cô lập quốc gia này đã tạo cơ hội cho Trung Quốc “nhảy vào thế
chân” bằng vũ khí, tiền bạc và cả ngoại giao. Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ
với Mianma trên mọi lĩnh vực. Mianma lệ thuộc hầu nhƣ mọi mặt và ngày
càng nhiều vào Trung Quốc. Việc Mianma điều chỉnh đƣờng lối phát triển
đất nƣớc, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lƣợc sang châu Á - Thái Bình Dƣơng,
trong đó Mianma là một trọng điểm đã tạo ra những thách thức không nhỏ
đối với vị thế và lợi ích của Trung Quốc tại Mianma. Trong bối cảnh đó,
Trung Quốc chủ trƣơng tích cực điều chỉnh mối quan hệ với Mianma theo
hƣớng gắn kết hơn với nƣớc này, nhất là về kinh tế, quân sự nhằm hạn chế ý
đồ bao vây, chống phá Trung Quốc của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn mở
rộng ảnh hƣởng ở Đông Nam Á bằng cách nâng cao sự có mặt về ngoại giao,
tăng cƣờng viện trợ cho cho các nƣớc ở khu vực này. Trung Quốc tích cực
tham gia các diễn đàn của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ký
Tuyên bố chung về đối tác chiến lƣợc Trung Quốc - ASEAN vì hòa bình và
thịnh vƣợng, chính thức tham gia Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác của ASEAN.
Những thay đổi trong quan hệ của Mỹ với Mianma không chỉ tác động
đến bản thân Mianma mà còn đối với khu vực, nhất là với ASEAN, Trung
Quốc và nhiều chủ thể khác, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một thành
viên của tổ chức ASEAN, có quan hệ chặt chẽ với Mianma. Việc nghiên cứu
tìm hiểu về Mianma, đặc biệt là tìm hiểu về những chuyển biến trong quan hệ
của Mỹ và Mianma từ năm 1990 đến nay là rất cần thiết. Từ đây, Việt Nam
có thể rút ra đƣợc kinh nghiệm trong việc ứng xử đối với các nƣớc trong khu
vực, các nƣớc lớn, và đặc biệt là rút kinh nghiệm trong ứng xử đối với chiến
lƣợc “xoay trục” của Mỹ.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một cƣờng quốc trên thế giới, quan hệ đối ngoại của Mỹ nói chung và
quan hệ của Mỹ với Mianma nói riêng luôn luôn dành đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu và phân tích chính trị của Việt Nam và thế giới. Ở Việt
Nam chủ đề của luận văn đƣợc phản ánh rải rác trong các bài viết đăng trên
các tạp chí chuyên ngành “Tạp chí Quan hệ Quốc phòng”, “Tạp chí Nghiên
cứu Quốc tế”, “Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại” v.v. Có một số bài
viết tiêu biểu nhƣ: “Mianma trong chiến lược của Trung Quốc và Mỹ” của
Nguyễn Ngọc Ánh (Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 18/2012), bài viết đề cập
đến việc Trung Quốc tăng cƣờng quan hệ với Mianma, mục đích Trung Quốc
gia tăng can dự vào quốc gia này, nguyên nhân Mỹ thay đổi chính sách với
Mianma và những cải thiện trong quan hệ của Mỹ với Mianma, sự lựa chọn
chính sách ngoại giao của Mianma. “Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc,
Mỹ và Ấn Độ ở Mianma: Thực trạng và triển vọng” của Trần Khánh (Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, số 4, tháng 12/2012) bài viết đề cập đến vị thế chiến
lƣợc của Mianma đối với các nƣớc lớn: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên
nhiên giàu có, đang tiến hành cải cách dân chủ, lợi ích và lợi thế chiến lƣợc
của Trung Quốc, Mỹ ở Mianma hiện nay, thực trạng và xu hƣớng cạnh tranh
chiến lƣợc của các nƣớc lớn ở Mianma. “Chính sách của Mỹ đối với Mianma
thời gian qua” của Hoàng Mai (Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số
10/2009), bài viết đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ dƣới thời Tổng
thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama, mục tiêu xuyên suốt
trong chính sách ngoại giao của Mỹ với Mianma. Tổng thống George W.
Bush thực hiện các chính sách cấm vận, đẩy mạnh hoạt động can thiệp vào
công việc của Mianma, gây căng thẳng cho quan hệ hai nƣớc; Tổng thống
Barack Obama thực thi chính sách vừa tăng cƣờng can dự, vừa gây sức ép với
chính quyền Mianma. “Cách hành xử của phương Tây trước vấn đề dân chủ
3
và nhân quyền tại Libi và Mianma” của Nguyễn Văn Hợi (Tạp chí nghiên cứu
Quốc tế, số 3(86)), bài viết so sánh tình hình Mianma, những diễn chính trị tại
hai nƣớc này. Chỉ ra sự khác biệt trong cách hành động của Mỹ trƣớc tình
trạng khủng hoảng dân chủ và nhân quyền tại hai nƣớc này. Ngoài ra, một số
nội dung của đề tài luận văn còn đƣợc thể hiện trong các bài dịch thuật từ
nguồn báo chí nƣớc ngoài, đƣợc đăng trên “Tài liệu tham khảo đặc biệt” của
Thông Tấn xã Việt Nam (2011), Cuộc chơi giữa Mỹ và Trung Quốc tại
Mianma, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 16/12/2011. Thông Tấn xã Việt Nam
(2013), Một cuộc chiến nhiều lợi ích ở Mianma, Tài liệu tham khảo đặc biệt,
số 079...
Ở nƣớc ngoài, tài liệu: “U.S. Sanctions on Burma: Issues for the 113th”
của Michael F. Martin, (CRS) Report for Congress Congressional Reseach
Service, tháng 3/12/2013 nghiên cứu các đạo luật về những biện pháp cấm
vận của chính quyền Mỹ đối với Mianma từ năm 1997 đến năm 2013.
Remarks by President Obama and Daw Aung San Suu Kyi of Burma in Joint
Press Conference (14/11/2014) truyền tải những mối quan ngại của Hoa Kỳ
về cách Mianma đối xử với các thành viên trong khối thiểu số Hồi giáo
Rohingya, chỉ trích một điều luật trong Hiến pháp Mianma, yêu cầu Mianma
đối xử công bằng với ngƣời Hồi giáo tại quốc gia này. “Rethinking the United
State's Myanmar Policy”, của Ian Holliday, Asian Survey Vol. 45, No. 4
(August 2005), pp. 603-621. Mỹ đánh giá về tình hình Mianma và việc thông
qua Đạo luật “Dân chủ và Tự do Mianma”. Trong đó, Mỹ tăng cƣờng các
biện pháp trừng phạt với Mianma từ tháng 7/2003. International Religious
Freedom Report for 2013,
Thông qua quá trình thu thập thông tin tìm hiểu vấn đề liên quan, có thể
rút ra nhận xét: chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện về chủ đề “Quan hệ
Mỹ - Mianma từ năm 1990 đến nay”. Các bài viết, các bài dịch đƣợc đăng
4
trên các tạp chí chuyên ngành, tài liệu tham khảo đã trình bày một số khía
cạnh trong mối quan hệ giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, các tài liệu này có ý nghĩa
gợi mở để hình thành đề tài và là những nguồn tƣ liệu quý, có giá trị tham
khảo tốt trong việc triển khai thực hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng mối quan hệ Mỹ - Mianma trên các lĩnh
vực từ năm 1990 đến 2015.
- Nhiệm vụ
+ Các yếu tố tác động đến quan hệ Mỹ - Mianma từ trƣớc năm 1990 là
gì? Quan hệ hai nƣớc thời gian này ra sao, chính sách đối ngoại của Mianma
thời kỳ này nhƣ thế nào?
+ Thực trạng quan hệ Mỹ - Mianma từ năm 1990 đến nay; những thay
đổi trong chính sách của Mỹ đối với Mianma từ năm 1990 đến nay trên các
lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế và quốc phòng nhƣ thế nào?
+ Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Mỹ - Mianma trong thời gian
qua và triển vọng quan hệ hai nƣớc thời gian tới là gì?
- Phạm vi nghiên cứu
+ Luận văn nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Mianma trên các lĩnh vực:
chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng.
+ Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về quan hệ của Mỹ từ năm
1990 (khi Mỹ bắt đầu cấm vận Mianma) đến tháng 9/2015 (thời gian hoàn
thành luận văn).
+ Để thuận tiện cho việc trình bày, tên gọi Mianma sẽ đƣợc sử dụng
trong toàn bộ luận văn.
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ
quốc tế là phƣơng pháp cơ bản của chuyên ngành. Ngoài ra, luận văn vận
dụng linh hoạt các phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích, so sánh, đánh
giá và hệ thống hóa tƣ liệu nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp,
khái quát phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: “NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ MỸ MIANMA TỪ 1990 ĐẾN NAY”, trình bày những yếu tố trƣớc năm 1990 và
những yếu tố từ năm 1990 đến nay tác động đến quan hệ của Mỹ với Mianma
từ năm 1990 đến 2015.
CHƢƠNG 2: “QUAN HỆ MỸ - MIANMA TRÊN CÁC LĨNH VỰC
TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2015”, phân tích sự chuyển biến trong quan hệ giữa hai
nƣớc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quân sự.
CHƢƠNG 3: “ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ QUAN HỆ MỸ MIANMA TRONG THỜI GIAN TỚI”, đƣa ra những đánh giá về những đặc
điểm nổi bật của quan hệ Mỹ - Mianma trong giai đoạn này và dự báo triển
vọng quan hệ hai nƣớc trong thời gian tới.
6
CHƢƠNG 1
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ
MỸ - MIANMA TỪ 1990 ĐẾN NAY
1.1.
NHỮNG YẾU TỐ TỪ TRƢỚC NĂM 1990
1.1.1. Tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của
Mianma trƣớc năm 1990
1.1.1.1. Tình hình chính trị, xã hội Mianma
Mianma có vị trí chiến lƣợc quan trọng, nằm giữa Đông Nam Á và Nam
Á, nằm liền kề giữa hai nƣớc lớn ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Mianma
là một trong những quốc gia Đông Nam Á có nền văn hóa rực rỡ, lịch sử lâu
đời và tƣơng đối phức tạp. Năm 1948, Mianma bƣớc vào thời kỳ độc lập với
tiền đề kinh tế khó khăn, lạc hậu do tàn dƣ cũng nhƣ hậu quả của những năm
chiến tranh. Sự chia rẽ về chính trị, tôn giáo, sắc tộc đã cản trở Chính phủ
Mianma thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề chính trị
nổi bật ở giai đoạn này là sự chia rẽ trong giới lãnh đạo giữa nhóm ngƣời có
học vấn cao và những ngƣời có trình độ học vấn thấp, giữa Thủ tƣớng U Nu
và hai lãnh tụ Đảng xã hội về phƣơng pháp lãnh đạo đất nƣớc. Bản thân Mặt
trận Thống nhất Dân tộc cũng có nhiều mâu thuẫn và là lực lƣợng đối lập
mạnh nhất trong Quốc hội. Cuộc đấu tranh nội bộ đã lan ra toàn quốc khiến
quân đội phải ra mặt nắm quyền từ tháng 10/1958 đến tháng 4/1959 để tái lập
trật tự. Sau khi giữ chức Thủ tƣớng (tháng 10/1958), Ne Win tiến hành thanh
trừng lực lƣợng đối lập khiến mâu thuẫn giữa các lực lƣợng này với Chính
phủ Liên bang ngày càng gay gắt. Năm 1960, U Nu quay lại giữ chức Thủ
tƣớng. Đảng Liên bang thay thế ''Liên đoàn trong sạch" nhƣng Đảng này cũng
bị phân thành hai phái do bất đồng quan điểm về đƣờng lối chính trị và xây
dựng kinh tế. Những cố gắng hòa giải của Thủ tƣớng U Nu sau khi trở lại
chính trƣờng hầu nhƣ không có kết quả. Cuối năm 1961, các dân tộc thiểu số
7
đƣa ra nguyện vọng thành lập các quốc gia riêng của các sắc tộc thiểu số.
Nguyện vọng của họ không đƣợc đáp ứng, đồng thời Thủ tƣớng U Nu không
đƣa ra đƣợc giải pháp nào, do đó tình hình xã hội Mianma ngày càng rối ren.
Tháng 03/1962, tƣớng Ne Win đã tiến hành đảo chính quân sự.
Sau khi Tƣớng Ne Win nắm quyền, Mianma đã lựa chọn con đƣờng đi
lên chủ nghĩa xã hội. Chính quyền quân sự là Chính phủ cách mạng với cơ
quan cao nhất là Hội đồng Cách mạng. Chính phủ Ne Win công bố Hiến pháp
mới thay Hiến pháp năm 1947, đặt tên nƣớc là “Liên bang Cộng hòa xã hội
Chủ nghĩa Miến Điện”, thành lập Đảng Cƣơng lĩnh Xã hội chủ nghĩa Miến
Điện – đảng chính trị duy nhất lãnh đạo đất nƣớc. Thời gian này, nền kinh tế
nghèo nàn lạc hậu, chính sách phát triển kinh tế không phù hợp và chủ trƣơng
đóng cửa “tự lực cánh sinh” đã làm cho nền kinh tế Mianma trì trệ. Từ năm
1977, Mianma tiến hành cải cách kinh tế, nhận viện trợ từ bên ngoài. Nền
kinh tế đã đƣợc phục hồi từ năm 1977 (từ năm 1978-1982, GDP tăng
5,7%/năm, trong đó, năm 1979 tăng 7,9%)1. Tuy nhiên, đến năm 1983, kinh tế
Mianma lại rơi vào suy thoái nặng nề. Trong suốt thời gian nắm quyền lãnh
đạo đất nƣớc, Chính phủ Ne Win liên tục phải đối phó với các cuộc nổi dậy
của các dân tộc thiểu số, lực lƣợng tàn quân Quốc dân đảng và lực lƣợng
chống đối do cựu Thủ tƣớng U Nu cầm đầu.
Do kinh tế yếu kém, nội chiến kéo dài, từ giữa năm 1974 đến năm 1988
đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ ở nhiều thành phố lớn của
quần chúng, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Do bất lực trong việc đối phó với
tình hình an ninh chính trị trong nƣớc và khó khăn kinh tế, Chủ tịch Đảng Ne
Win tuyên bố từ bỏ chính trƣờng, Phó Chủ tịch Hội đồng cách mạng Sein
Luyn lên nắm quyền Chủ tịch Đảng Cƣơng lĩnh Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện
kiêm Thủ tƣớng. Ngày 08/8/1988, nhân dân Thủ đô Yangoon và nhiều thành
1
Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Mianma, NXB Khoa học Xã hội, tr.507.
8
phố lớn trên toàn quốc biểu tình quy mô lớn. Ngày 10/8/1988, Chính phủ đƣa
quân đến đàn áp các cuộc biểu tình. Ít nhất 3.000 ngƣời đƣợc cho là đã chết.2
Ngày 12/8/1988, Thủ tƣớng Sein Luyn từ chức, Tƣớng Maung Maung lên
thay, bãi bỏ thiết quân luật, rút binh lính khỏi các đƣờng phố. Tuy nhiên,
phong trào quần chúng vẫn tiếp diễn với sự tham gia của mọi thành phần xã
hội. Các tổ chức chính trị mới lần lƣợt ra đời: “Liên hiệp sinh viên toàn Miến
Điện” và “Liên minh vì dân chủ và hòa bình”. Ngày 18/9/1988, Bộ trƣởng
Quốc phòng Saw Maung tiến hành đảo chính quân sự lật đổ chính quyền
Đảng Cƣơng lĩnh Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện, lập “Hội đồng Khôi phục Trật
tự và Luật pháp Liên bang”. Tháng 5/1990, Mianma bầu cử quốc hội, Đảng
“Liên đoàn quốc gia vì dân chủ” của Aung San Suu Kyi giành chiến thắng.
Sau bầu cử tình hình tiếp tục căng thẳng do Hội đồng Khôi phục Trật tự và
Luật pháp Liên bang không chuyển giao chính quyền. Thủ tƣớng Saw Maung
ký lệnh giải tán Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của Aung San Suu Kyi
và quản thúc bà tại gia, bắt giam các lực lƣợng chống đối.
1.1.1.2. Chính sách đối ngoại của Mianma
Hơn nửa thế kỷ từ khi đƣợc Anh trao trả độc lập (năm 1948), Mianma đã
trải qua các chế độ chính trị khác nhau nhƣng các chính quyền tại Mianma dù
là quân sự hay dân sự đều luôn chủ trƣơng nêu cao 5 nguyên tắc chung sống
hòa bình, theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết. Trên nguyên
tắc đó, Mianma chủ trƣơng thiết lập quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc và
vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc láng giềng trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lƣợc lẫn
nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
2
Protests in Burma, truy cập ngày 27/9/2007.
9
Đồng thời, Mianma ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc, không biến nƣớc
mình thành căn cứ quân sự của nƣớc khác, tích cực tham gia các diễn đàn
quốc tế và khu vực.3
Sau khi giành đƣợc độc lập năm 1948, khác với đa số các nƣớc từng là
thuộc địa của Anh, Mianma không gia nhập Khối thịnh vƣợng chung. Trên cơ
sở nhận định hoà bình thế giới có vai trò sống còn đối với an ninh Mianma,
chính sách đối ngoại của Thủ tƣớng U Nu dựa vào sự ủng hộ của Liên hợp
quốc (LHQ). Đứng trƣớc sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa hai khối Xô
- Mỹ, Thủ tƣớng U Nu tin rằng “chủ nghĩa Trung lập của Nehru là con đƣờng
an toàn. Ông cũng tích cực xây dựng quan hệ hòa hảo với các nƣớc láng
giềng”. Tháng 12/1949, Mianma công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và
sau đó ký hiệp ƣớc hữu nghị với Indonesia, Ấn Độ, Pakistan.4
Sau đảo chính quân sự năm 1962, Tƣớng Ne Win nắm quyền, tuyên bố
xây dựng Mianma theo con đƣờng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đây là chế
độ Xã hội chủ nghĩa của riêng Mianma, không có bất cứ mối liên hệ nào với
khối Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Quân đội Mianma đƣa ra
cƣơng lĩnh “Con đƣờng Mianma tiến lên Chủ nghĩa xã hội”, gồm: Bãi bỏ
dân chủ, thực hiện chính sách đóng cửa và biệt lập, xây dựng một nền kinh
tế tự túc và triệt để trung lập trong chính sách đối ngoại, đứng ngoài các mối
quan hệ quốc tế.5 Từ sau khi xảy ra đảo chính quân sự (năm 1962), quan hệ
Mỹ - Mianma xấu đi, Mianma không còn nhận đƣợc viện trợ của Mỹ, kinh
tế trong nƣớc khó khăn đã khiến Mianma phải liên kết với Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Miến Điện đƣợc đảng Cộng sản Trung Quốc ủng hộ về
chính trị, quân sự và tài chính.
3
Bùi Xuân Mai, Nghiên cứu cơ bản về Liên bang Mianma, Viện Quan hệ quốc tế về Quốc phòng/BQP, tháng
4/2014, tr.19.
4
Nghiên cứu cơ bản về Liên bang Mianma, tlđd, tr.21.
5
Nghiên cứu cơ bản về Liên bang Mianma, tlđd, tr. 24.
10
Tháng 7/1988, Tƣớng Than Shwe tuyên bố thay đổi chủ trƣơng trong
chính sách của các chính quyền quân sự trƣớc kia từ “không bạn, không thù”
sang phƣơng châm mới “tất cả là bạn, không ai là thù”. “Tất nhiên sẽ có bạn
xa và ASEAN chính là ngƣời bạn gần gũi của chúng ta và tất cả các nƣớc còn
lại đều là bạn xa”.6 Tƣớng Than Shwe đã có sự đổi mới trong tƣ duy đối
ngoại từ “không bạn, không thù”, trung lập khép kín, không quan tâm đến
những gì đang diễn ra xung quanh. Chuyển sang phƣơng châm: “tất cả là bạn,
không ai là thù” với nội hàm mở rộng về đối tƣợng mang tính bao quát lớn,
quan hệ bình đẳng và hƣớng tới xu hƣớng tìm kiếm hội nhập và hợp tác với
khu vực và thế giới.7
1.1.2. Quan hệ Mỹ - Mianma trƣớc năm 1990
Quan hệ Mỹ và Mianma khá tốt đẹp ngay từ khi xảy ra Chiến tranh thế
giới lần thứ hai. Khi đó, Mianma cho phép máy bay chiến đấu của Mỹ sử
dụng bầu trời Mianma phối hợp với quân Đồng minh chống lại quân Nhật;
cho phép Quân đội Mỹ nhảy dù xuống khu vực miền bắc Mianma phối hợp
với lực lƣợng vũ trang Mianma tại Kachine chống lại quân Nhật. Tƣớng Mỹ
Joe Still Well đã chỉ huy Quân đội Mỹ xây dựng con đƣờng hậu cần xuyên
rừng rậm Mianma đến biên giới Trung Quốc, công trình này đã khiến 1.100
lính Mỹ thiệt mạng. Sau chiến tranh, Mianma hợp tác chặt chẽ với Mỹ tìm
kiếm hài cốt lính Mỹ tử trận trong lãnh thổ Mianma. Hai nƣớc đã thiết lập
quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ vào năm 1948. Những năm đầu thập kỷ 50 của
thế kỷ XX, Mỹ đã cử các chuyên gia kinh tế sang khảo sát cơ sở kinh tế của
Mianma để giúp Chính phủ U Nu lúc đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế.
Quan hệ hai nƣớc phát triển mạnh tới đầu thập kỷ 60, khi đó Mỹ là một trong
6
Nguyễn Văn Hợi, Mi-an-ma: Những điều chỉnh chính sách qua các thời kỳ lãnh đạo của Saw Maung, Than
Shwe và Thein Shein, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4(95), tháng 12/2013, trang 206.
7
Mi-an-ma: Những điều chỉnh chính sách qua các thời kỳ lãnh đạo của Saw Maung, Than Shwe và Thein
Shein, tlđd 206.
11
những nƣớc cung cấp nhiều viện trợ nhất cho Mianma. Các quan chức cấp
cao Mỹ tiến hành nhiều chuyến thăm Mianma: Phó Tổng thống Richard
Nixon (năm 1953) và Ngoại trƣởng John Foster Dulles (năm 1955). Ngƣợc
lại, lãnh đạo của Mianma đã có các chuyến thăm Mỹ, tiêu biểu là chuyến
thăm của Thủ tƣớng U Nu (1955).
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Mianma xấu đi sau sự kiện đảo chính quân sự
tại Mianma năm 1962. Sau khi lên cầm quyền, tƣớng Ne Win đã từ chối các
khoản viện trợ phát triển của Mỹ vì cho rằng các khoản viện trợ này đi ngƣợc
lại lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại không liên kết của Mianma. 8 Mặc
dù vậy, kể từ năm 1974, Mỹ đã viện trợ cho Mianma nhiều máy bay trực
thăng nhằm phục vụ chiến dịch phòng chống ma túy ở nƣớc này.
Chính sách của Mỹ đối với Mianma đã có nhiều thay đổi sau cuộc nổi
dậy ủng hộ dân chủ năm 1988 do tƣớng Saw Maung cầm đầu. Chính quyền
Tổng thống Mỹ Ronald Wilson Reagan lấy lý do Mianma “buôn bán ma túy”,
“chà đạp dân chủ nhân quyền” áp dụng lệnh trừng phạt cứng rắn đối với
Mianma. Mỹ đã ngừng hoạt động viện trợ và đào tạo cán bộ quân sự cho
Mianma. Ban đầu Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, sau đó gia tăng áp lực bằng
cách cấm mọi hoạt động đầu tƣ mới tại Mianma đối với mọi cá nhân và các tổ
chức của Mỹ, cấm nhập khẩu từ Mianma và áp đặt các hạn chế thị thực đối
với số sỹ quan quân đội và những ngƣời liên quan với chính quyền quân sự
Mianma. Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 5/1990 ở Mianma, Mỹ hạ cấp quan hệ
ngoại giao với Mianma do chính quyền quân sự Mianma không công nhận
chiến thắng trong cuộc bầu cử của đảng đối lập là Liên đoàn quốc gia vì dân
chủ. Mỹ đã chính thức cùng LHQ và một số nƣớc châu Âu thực hiện bao vây
cấm vận và trừng phạt kinh tế đối với Mianma, hủy bỏ quy chế “Tối huệ
quốc” cho Mianma. Mianma chỉ trích Mỹ phổ biến “chủ nghĩa thực dân mới”,
8
Chính sách đối ngoại của Mianma, truy
cập ngày 12/9/2015.
12
can thiệp nội chính Mianma, từ chối tiếp nhận đại sứ mới của Mỹ tại
Mianma.9 Quan hệ hai bên nhanh chóng rơi vào thời kỳ đóng băng. Sau Chính
quyền Reagan, Chính quyền George H. W. Bush, tiếp tục duy trì chính sách
“trừng phạt nghiêm khắc” đối với Mianma.
Hợp tác đầu tƣ, viện trợ kinh tế của Mỹ tại Mianma bị tác động mạnh
từ quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nƣớc. Trƣớc năm 1962, Mỹ là một
trong số ít quốc gia viện trợ phát triển cho Mianma. Trong những năm 70
của thế kỷ XX, Mianma đã tiếp nhận hàng chục máy bay của Mỹ phục vụ
cho các chiến dịch chống ma tuý. Tuy nhiên, cùng với việc quan hệ chính trị
bị hạ cấp, quan hệ kinh tế hai nƣớc bị tổn hại nặng nề. Tuy nhiên, Mỹ vẫn
dành cho Mianma khoảng 1 triệu Đôla Mỹ (United States dollars - USD)
viện trợ trong các lĩnh vực y tế cộng đồng và phòng chống HIV/AIDS.10
1.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2015
1.2.1. Nhân tố ASEAN
Từ đầu thập niên 1990, Đông Nam Á ngày càng có vai trò quan trọng
trong đời sống khu vực và quốc tế, là nơi các trung tâm quyền lực lớn về kinh
tế - chính trị thế giới và các nƣớc lớn cạnh tranh ảnh hƣởng. Quan hệ hữu
nghị giữa các nƣớc ASEAN tiếp tục phát triển, hợp tác toàn diện ngày càng đi
vào chiều sâu có hiệu quả. Hiến chƣơng ASEAN đã có hiệu lực, tiến trình xây
dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột đang đƣợc thúc đẩy và sẽ hoàn thành
vào năm 2015. Quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài đƣợc
tăng cƣờng. ASEAN tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong quá trình vận động và
phát triển của ARF và các cơ chế an ninh khu vực khác; đóng vai trò quan
trọng đối với các vấn đề an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Trong bối cảnh Mỹ bao vây cấm vận Mianma, Trung Quốc lợi dụng các
9
Nghiên cứu cơ bản về Liên bang Mianma, tlđd, tr. 243.
Chính sách đối ngoại của Myanmar và quan hệ giữa Myanmar với các nước lớn,
truy cập ngày 18/7/2015.
10
13
lệnh cấm vận của Mỹ đối với Mianma để thúc đẩy quan hệ với nƣớc này (tăng
cƣờng hỗ trợ Mianma xây dựng các công trình nhƣ đƣờng xá, các cảng quân
sự). ASEAN cũng có những hành động cụ thể để lôi kéo Mianma về phía
mình. ASEAN đã phải vƣợt qua sự cản trở của Mỹ và phƣơng Tây để kết nạp
Mianma vào ASEAN năm 1997. Các nƣớc ASEAN luôn giữ thái độ hòa dịu
và mềm mỏng trong việc giải quyết các mối quan hệ với Mianma cũng nhƣ
vấn đề Aung San Suu Kyi. ASEAN không phản đối việc Mianma giữ chức
Chủ tịch ASEAN năm 2006. ASEAN đã ủng hộ việc Mianma giữ chức Chủ
tịch ASEAN trong năm 2014. Bản thân Mianma đã có nhiều thay đổi trong
chính sách hòa giải với lực lƣợng đối lập, đáp ứng yêu cầu của phƣơng Tây
về các vấn đề dân tộc tôn giáo, trao lại chính quyền cho lực lƣợng dân sự. Các
yếu tố trên đã tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Mỹ, thúc đẩy
Mỹ thay đổi quan hệ với Mianma. Mỹ chủ trƣơng lôi kéo các nƣớc ở trong
khu vực nhƣ Mianma để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ nhằm thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”.
Trong lĩnh vực kinh tế, từ thập niên 1990 Trung Quốc đã vƣơn lên mạnh mẽ
và đƣợc coi là cƣờng quốc kinh tế ở Đông Bắc Á. Sang đầu thế kỷ 21, kinh tế
Trung Quốc vẫn duy trì ở mức tăng trƣởng cao và đƣợc đánh giá là “một
trong những động cơ chính” của sự tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Tại Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 7 tháng 11/2001, Trung Quốc đã ký với với các nƣớc
ASEAN Hiệp định về xây dựng Khu vực mậu dịch tự do tạo ra một khu vực
mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.11 Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, trở thành
nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trung Quốc chủ trƣơng can dự, cạnh tranh
quyết liệt với Mỹ trên các châu lục; tập trung đầu tƣ tăng cƣờng tiềm lực quốc
phòng, nhất là đối với hải quân, không quân; đẩy mạnh triển khai các biện
11
Nguyễn Thị Thanh Thủy, Quan hệ Mỹ - ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI, ASEAN 40 năm nhìn lại và
hƣớng tới (2007), trang 360.
14
pháp "độc chiếm biển Đông” theo “đƣờng 9 khúc, thực hiện "Chiến lƣợc biển
Xanh” kết nối hai đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng). Sự nổi lên
của Trung Quốc nhƣ một cƣờng quốc chính trị, kinh tế thế giới đang làm thay
đổi môi trƣờng địa - chính trị, làm thu hẹp ảnh hƣởng và quyền lực của các
cƣờng quốc khác trong đó có Mỹ.
Trong quan hệ đa phƣơng, từ đầu thập niên 1990 Trung Quốc tăng
cƣờng cải thiện quan hệ với các nƣớc láng giềng phía Nam, tạo ra môi trƣờng
an ninh tốt cho Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đẩy mạnh các cuộc đối
thoại của ASEAN nhƣ ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp
cao Á-Âu, Hội nghị Thƣợng đỉnh Đông Á. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần
thứ 8 tháng 11/2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định về Quy tắc ứng
xử Biển Đông. Tháng 10/2003, Trung Quốc và ASEAN ký Tuyên bố chung
về đối tác chiến lƣợc Trung Quốc - ASEAN vì hòa bình và thịnh vƣợng,
đồng thời Trung Quốc chính thức tham gia Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác
của ASEAN
12
; đẩy nhanh quá trình nâng cấp Khu thƣơng mại tự do
ASEAN-Trung Quốc và đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu
vực trong năm 2015. Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác an ninh phi
truyền thống với các quốc gia có liên quan (hợp tác an ninh hàng hải trên
sông Mê Công với Lào và Mianma; hợp tác an ninh trên biên giới đất liền và
trên Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam). Lợi ích chung là cơ sở để Trung Quốc phát
huy vai trò nƣớc lớn trong hợp tác an ninh với ASEAN nói chung và với
từng nƣớc Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt là với Mianma. Tuy nhiên, đằng
sau những cam kết trên, Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vô lý cùng
cách hành xử cứng rắn và thô bạo ở Biển Đông. Trung Quốc đã bộc lộ rõ
tham vọng độc chiếm Biển Đông. Những diễn biến nhƣ vậy về an ninh –
chính trị ở Đông Nam Á khiến Mỹ phải điều chỉnh chính sách với khu vực,
kể cả với Mianma.
12
Quan hệ Mỹ - ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI, tlđd, trang 360.
15
1.2.2. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mianma từ năm 1990
đến 2015
1.2.2.1. Chính sách đối nội
Từ năm 1992, Đại tƣớng Than Shwe lên nắm chính quyền thay Saw
Maung. Than Shwe đã có những điều chỉnh chính sách theo hƣớng tích cực
hơn. Than Shwe nắm giữ cƣơng vị Chủ tịch Hội đồng Khôi phục Trật tự và
Luật pháp Liên bang kiêm Bộ trƣởng Quốc phòng. Với uy tín và thực quyền
trong quân đội, Than Shwe đã đƣợc Hội đồng tƣớng lĩnh Mianma tôn làm
Thống tƣớng nắm toàn quyền lãnh đạo Quân đội và Chính phủ. Thống tƣớng
Than Shwe cũng tuyên bố, sẽ trao quyền cho nhân dân vào thời điểm thích
hợp, ra lệnh dỡ bỏ thiết quân luật ở hầu hết các địa điểm nóng, trả tự do cho
những ngƣời bị giam giữ vì lý do chính trị nay không còn gây nguy hiểm cho
an ninh quốc gia, riêng bà Aung San Suu Kyi và Phó Chủ tịch đảng Liên đoàn
quốc gia vì dân chủ Tin U vẫn bị giam lỏng; mở cửa trở lại các trƣờng đại học
và cao đẳng đã bị đóng cửa trƣớc đó. Năm 1993 và 1996, Chính phủ Mianma
đã 02 lần triệu tập Đại hội Quốc dân gồm các đại biểu trúng cử trong cuộc
bầu cử tháng 5/1990 để bàn về các vấn đề của đất nƣớc. Tuy nhiên, do bất
đồng ý kiến và đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ tẩy chay, các cuộc họp
này đều không mang lại kết quả. Than Shwe cho thành lập Hiệp hội đoàn kết
và phát triển Liên bang. Ngày 15/11/1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và
Luật pháp Liên bang đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang
do Thống tƣớng Than Shwe làm Chủ tịch gồm 14 thành viên đều là các tƣớng
lĩnh cao cấp trong quân đội. Tháng 02/2003, Chính phủ Mianma công bố “Lộ
trình dân chủ 7 bƣớc” về việc chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự
sang chính quyền dân sự do dân bầu. Trong những năm tiếp theo, Chính phủ
do Thống tƣớng Than Shwe đứng đầu tiến hành nhiều biện pháp nhằm ổn
định tình hình chính trị, an ninh - xã hội đất nƣớc. Liên tiếp trong các kỳ họp
16
Đại hội Quốc dân năm 2004, 2005, 2006, 2007 đã bàn thảo nhiều vấn đề lớn
của đất nƣớc nhƣ sửa đổi Quốc hiệu, Quốc huy, Hiến pháp, điều khoản bầu
cử. Mianma ban hành Hiến pháp mới (tháng 5/2008, quy định công dân
Mianma kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài sẽ mất quyền ứng cử Quốc hội), Luật
bầu cử (tháng 03/2010, cho phép các đảng phái chính trị đăng ký bầu cử).
Sau khi lên nắm quyền (tháng 3/2011), Tổng thống Thein Sein tuyên bố
tƣ tƣởng và phƣơng châm của chính phủ mới là “xây dựng Chính phủ hành
chính làm việc hiệu quả và trong sạch”. Ông tiến hành một loạt chƣơng trình
cải cách đất nƣớc theo đƣờng lối mở cửa tích cực về kinh tế, chính trị. Thứ
nhất, chủ động đối thoại với phía đối lập, sửa đổi Luật bầu cử, chấp thuận hồ
sơ tái đăng ký tƣ cách đảng chính trị của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ. Tạo
cơ sở pháp lý và “điều kiện trúng cử” cho bà Aung San Suu Kyi trong cuộc
bầu cử Quốc hội bổ sung, bổ nhiệm Chủ tịch ủy ban Pháp luật - Ổn định của
Quốc hội (08/8/2012) và cho phép bà công du nƣớc ngoài. Thả tự do cho
hàng chục nghìn tù nhân, trong đó có hơn 200 tù chính trị, cam kết sẽ tiếp tục
thực hiện các đợt phóng thích. Thứ hai, xóa bỏ “danh sách đen” xuất nhập
cảnh đối với gần 2.000 nhà hoạt động chính trị và những ngƣời nổi tiếng khác
trên thế giới nhằm khuyến khích họ tham gia vào tiến trình cải cách dân chủ ở
trong nƣớc (30/8/2012). Thứ ba, chấm dứt hoạt động kiểm duyệt đối với tất cả
các cơ quan truyền thông trong nƣớc (20/8/2012). Thứ tƣ, cải cách Nội các,
trong đó tái bổ nhiệm 09 bộ trƣởng và bổ nhiệm 15 thứ trƣởng mới trong phe
cải cách vào Nội các. Thứ năm, phê chuẩn Luật đầu tƣ nƣớc ngoài mới nhằm
thu hút đầu tƣ từ các nƣớc trên thế giới (07/9/2012).13
Phe đối lập tại Mianma hoan nghênh những cải cách của Chính quyền,
trong đó bƣớc đầu cho thấy những động thái hòa giải chính trị. Nhà lãnh đạo
đối lập Aung San Suu Kyi đã thực hiện các chuyến công du nƣớc ngoài lần
13
Thein Shein‟s statement at the General Debate of the Sixty-seventh session of the United nations General
Assembly, New York, 27/9/2012, trang 4.
17
đầu tiên sau hơn 20 năm bị quản thúc, nhƣ thăm Thái Lan và tham dự Diễn
đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2012 tại Bangkok; thăm các nƣớc châu Âu
(Anh, Ireland, Pháp và Na Uy) nhằm kêu gọi Mỹ - phƣơng Tây dỡ bỏ cấm
vận và tăng cƣờng đầu tƣ vào Mianma. Theo lời mời của Ngoại trƣởng Mỹ
Hillary Clinton, bà Aung San Suu Kyi đã có chuyến công du lịch sử kéo dài
20 ngày tới Mỹ từ ngày 16/09/2012.14 Đây là chuyến thăm đầu tiên của bà tới
Mỹ sau 24 năm để nhận Huân chƣơng Vàng của Quốc hội Mỹ, danh hiệu dân
sự cao nhất của Mỹ, và Giải thƣởng Công dân Toàn cầu của Hội đồng Đại
Tây Dƣơng có trụ sở tại New York. Bà đã gặp các lãnh đạo Hồi giáo Rangoon
để kêu gọi sự hòa giải dân tộc, thuyết phục những đối tƣợng cực đoan thỏa
hiệp với nhà nƣớc. Ngƣời Mianma nói chung bày tỏ sự ủng hộ chính quyền
dân sự với chính sách phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chính sách kêu gọi
hòa giải dân tộc, cởi mở trong thông tin truyền thông.
1.2.2.2. Chính sách đối ngoại
Từ khi Mianma đƣợc kết nạp vào ASEAN tháng 7/1997, quan hệ
Mianma với các nƣớc ASEAN ngày càng đƣợc tăng cƣờng và cải thiện.
Mianma tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, kiên trì bảo vệ nguyên
tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và đồng thuận của ASEAN. 15
Theo Hiến pháp của Mianma đƣợc thông qua năm 2008, “Nhà nước sẽ
thi hành chính sách đối ngoại độc lập, tích cực và không liên kết; quan hệ
thân thiện với các nước trên thế giới theo nguyên tắc chung sống hoà bình
giữa các quốc gia (điều 41). Nhà nước không phát động chiến tranh chống lại
nước khác. Không quân đội nước nào được phép triển khai hoạt động trong
14
Bà Aung San Suu Kyi đã bắt đầu chuyến thăm Mỹ, />15
Thông tin cơ bản về Mianma và quan hệ với Việt Nam, />4/ns070802072624, truy cập ngày 14/7/2015.
18
lãnh thổ Mianma (điều 42)”16. Tổng thống Thein Sein đã điều chỉnh chính
sách đối ngoại, thực hiện nhiều cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo thế giới.
Theo trích dẫn của tờ The Diplomat ngày 26/6/2013, “Tổng thống Thein Sein
khẳng định, mục đích của chính sách đối ngoại của Mianma là chung sống
hoà bình với thế giới. Chính sách ngoại giao của Mianma hiện nay có thể
đƣợc gọi là “Chính sách hƣớng Tây”. “Chính sách hƣớng Tây” đƣợc
Mianma thiết kế không chỉ là tái xây dựng một cách thực chất quan hệ vững
chắc với thế giới phƣơng Tây và cân bằng lại sự ảnh hƣởng quá lớn của
Trung Quốc mà còn nhằm tìm kiếm và duy trì sự đoàn kết tốt hơn với các
quốc gia châu Á khác, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN mà phần
lớn những nƣớc này có quan hệ chặt chẽ với phƣơng Tây” 17. Một quan chức
Mianma cho rằng, “Chính phủ Mianma cần phải cân nhắc việc lôi kéo trong
quan hệ với Mỹ và Liên minh châu Âu, đồng thời giữ Trung Quốc ở bên
cạnh mình và thực hiện quyền nghĩa vụ đối với ASEAN.” 18
Có thể nhìn nhận, Mianma đang theo đuổi chính sách ngoại giao cân
bằng giữa các nƣớc lớn, nhất là cặp quan hệ Trung - Mỹ. Vì vậy mà Mianma
không thể chuyển từ thân Trung Quốc sang thân phƣơng Tây, mà tìm cách
duy trì trạng thái cân bằng giữa các bên để tìm kiếm viện trợ, đầu tƣ về kinh
tế và ủng hộ về chính trị - ngoại giao.
Chính sách đối ngoại độc lập của Mianma (đƣợc đƣa ra năm 2008) đƣợc
thực thi trên 8 nguyên tắc cơ bản gồm: 1) Nghiêm chỉnh quán triệt 5 nguyên
tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia; 2) Tránh sự không công bằng
trong các vấn đề quốc tế, nhìn nhận sự thật một cách độc lập; 3) Duy trì quan
hệ thân thiện với tất cả các nƣớc, đặc biệt là quan hệ thân thiện với các nƣớc
16
Chu Công Phùng (cb), Myanmar: Lịch sử và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2011,
tr.143.
17
Myanmar‟s “Look West” Policy: Is China Being Sidelined? truy cập ngày 26/6/2013.
18
Myanmar‟s “Look West” Policy: Is China Being Sidelined?, tlđd.
19
láng giềng; 4) Ủng hộ LHQ, các tổ chức của LHQ và tham gia tích cực vào
hoạt động của tổ chức này; 5) Tiến hành hợp tác song phƣơng và đa phƣơng
trên cơ sở cùng có lợi trong khuôn khổ chính sách đối ngoại độc lập; 6) Phối
hợp và hợp tác với các nƣớc khu vực trong các vấn đề kinh tế, xã hội tại khu
vực; 7) Phấn đấu cho một thế giới hòa bình, an ninh, chống chủ nghĩa đế quốc
thực dân kiểu cũ và mới, không can thiệp hay áp đặt các vấn đề của nƣớc này
với nƣớc khác; 8) Chấp thuận các tài trợ quốc tế dành cho phát triển đất nƣớc
mà không kèm điều kiện.19
Tính đến tháng 6/2012, Mianma có quan hệ ngoại giao với 100 nƣớc trên
thế giới. Có cơ quan thƣờng trực tại 31 nƣớc, tiếp nhận 33 đại sứ quán nƣớc
ngoài tại Yangoon, 03 Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc, Ấn Độ và
Banglades tại Mandalay. Tại Yangoon hiện có 06 cơ quan đại diện của LHQ
là: Chƣơng trình Phát triển LHQ; Quỹ Nhi đồng LHQ; Tổ chức Nông lƣơng
Thế giới; Tổ chức Y tế thế giới; Chƣơng trình quản lý ma túy của LHQ và
Cao ủy tỵ nạn LHQ. Mianma cũng là thành viên của LHQ và nhiều tổ chức
quốc tế và khu vực nhƣ Quỹ Tiền tệ Quốc tế; Tổ chức Thƣơng mại Thế giới;
Phong trào Không liên kết và là Hội viên chính thức của ASEAN.
Trƣớc tình hình phát triển kinh tế, xã hội và mối quan hệ của Mianma
với các nƣớc, Bộ Ngoại giao Mianma đã cụ thể hóa chủ trƣơng, chính sách
ngoại giao bằng các biện pháp đối ngoại gồm:
1) Mục tiêu của chính sách ngoại giao phải căn cứ vào chính sách trong
nƣớc nhƣng phải đặt trong mối quan hệ giữa phát triển trong nƣớc với sự
tƣơng quan bên ngoài chính vì vậy phải đặt mối quan hệ ngoại giao với các
nƣớc trên thế giới. Mối quan hệ đối ngoại và chính sách phát triển đất nƣớc
phải có mối quan hệ qua lại với nhau vì mục tiêu chung là lợi ích quốc gia.
2) Quan hệ ngoại giao với các nƣớc phải tuân thủ các nguyên tắc: Độc
19
Nghiên cứu cơ bản về cộng hòa Liên bang Mianma, tlđd, tr 163-164.
20