Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo công tác đối ngoại từ năm 1986 đến năm 1996

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.54 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

***********

TRẦN THỊ VÂN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MAI HOA

HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bơ ̣ thành phớ Hà Nơ ........
5
̣i
2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về Hà Nội trên con đường đổi mới ......... 5


2.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Hà Nội ........... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 7
3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu ..................................................... 8
5.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 8
5.2. Nguồn tài liệu và hướng sử dụng ......................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỚI CÔNG TÁC
ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990.......................................... 11
1.1. Khái quát về công tác đối ngoại của thành phố Hà Nội
trước năm 1986 ....................................................................................... 11
1.1.1. Thủ đơ Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. .... 11
1.1.2. Cơng tác đối ngoại của thành phố Hà Nội những năm 1975-1985 .. 13
1.2. Những yếu tố tác động đến công tác đối ngoại của Thành phố Hà Nội
và chủ trương về công tác đối ngoại của Đảng bộ thành phố .................... 22

1


1.2.1. Những yếu tố tác động đến công tác đối ngoại của Thành phố
Hà Nội ................................................................................................. 22
1.2.2. Chủ trương về công tác đối ngoại của Đảng bộ thành phố Hà Nội.... 25
1.3. Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại ....... 28
1.3.1. Mở rộng công tác đối ngoại, tăng cường quan hệ hữu nghị
với Thủ đô các nước ............................................................................ 28

1.3.2. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, tuyên truyền, nâng cao vị thế của
Thủ đô, tranh thủ mọi nguồn lực, khả năng hợp tác kinh tế
với thủ đô các nước ............................................................................. 38
Tiểu kết chƣơng 1:...................................................................................... 50
Chƣơng 2: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1996 ............................................................... 53
2.1. Đặc điểm của giai đoạn và quan điểm, chủ trương về công tác
đối ngoại của Đảng bộ thành phố Hà Nội ................................................ 53
2.1.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam .................................. 53
2.1.2. Quan điểm, chủ trương về công tác đối ngoại của Đảng bộ
thành phố Hà Nội .................................................................................. 61
2.2. Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo công tác đối ngoại của thành phố ................ 64
2.2.1. Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống đi đôi với
mở rộng quan hệ ................................................................................... 64
2.2.2. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các đối tác truyền thống
đi đôi với mở rộng diện và vùng hợp tác .............................................. 71
2.2.3. Tăng cường đối ngoại nhân dân .................................................. 78
Tiểu kết chƣơng 2:...................................................................................... 80
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .......................... 83

2


3.1. Một số nhận xét cơ bản ...................................................................... 83
3.1.1. Đảng bộ thành phố Hà Nội hoạch định quan điểm, chủ trương về
công tác đối ngoại trên cơ sở vận dụng các quan điểm đối ngoại của
Đảng vào điều kiện thực tế thành phố và có những sáng tạo riêng ........ 83
3.1.2. Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra các giải pháp, biện pháp

trong lãnh đạo công tác đối ngoại phát huy được thế mạnh của
thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển nội tại ........................................ 86
3.1.3. Trong giai đoạn 1991 – 1996, sự lãnh đạo của Đảng bộ
thành phố Hà Nội đối với công tác đối ngoại vừa có sự kế thừa, vừa có
những bước phát triển nhất định so với giai đoạn 1986 – 1990 ............. 89
3.1.4. Trong sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với
cơng tác đối ngoại vẫn cịn có những tồn tại, hạn chế nhất định ............ 90
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 93
3.2.1. Đảm bảo lợi ích, song giữ vững độc lập tự chủ phải được coi là nguyên
tắc cơ bản, xuyên suốt quá trình hoạch định và chỉ đạo công tác đối ngoại ..... 94
3.2.2. Nắm vững hai định hướng lớn trong lãnh đạo công tác đối ngoại
của Thủ đô Hà Nội: Xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu
bền với các nước láng giềng và quan tâm xử lý đúng đắn mối quan hệ
với các nước lớn ................................................................................... 97
3.2.3. Công tác đối ngoại phải đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, hài hòa
các lĩnh vực đối ngoại ........................................................................... 98
3.2.4. Mở rộng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân ....................... 100
Tiểu kết chƣơng 3:.................................................................................... 102
KẾT LUẬN ............................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 107
PHỤ LỤC.................................................................................................. 122

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những năm qua, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước
Việt Nam và của Đảng bộ thành phố, công tác đối ngoại của Thủ đô Hà Nội
đã thu được nhiều kết quả. Đặc biệt, trong 10 năm đầu tiên của quá trình đổi

mới (1986 – 1996), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, song song với
việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các địa phương trong cả nước, Thủ đô Hà
Nội không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, các
thành phố, thủ đơ, chính quyền và nhân dân các nước trong khu vực, cũng
như trên thế giới. Trong công tác đối ngoại, thành phố Hà Nội đã gặt hái được
những thành tựu đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc đưa Hà Nội
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước nâng cao
vai trị, vị thế của Thủ đơ trên trường quốc tế.
Hiện tại, Thủ đô Hà Nội vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, đi
đầu trong phát triển kinh tế, gắn sự phát triển ổn định của Thủ đô với tăng
cường, phát triển quan hệ đối ngoại. Do vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ
thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện công tác đối ngoại từ năm 1986 đến năm
1996); trên cơ sở đó, đúc rút những kinh nghiệm phục vụ hiện tại là một việc
làm vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa có tính thời sự nóng hổi.
Đó chính là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn chủ đề cho đề tài luận văn
thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử ĐCSVN là “Đảng bộ thành phố Hà Nội
lãnh đạo công tác đối ngoại từ năm 1986 đến năm 1996”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ khi Thủ đô Hà Nội cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới
(1986), cơng tác đối ngoại của Chính quyền Hà Nội dưới sự lãnh đạo của

4


Đảng bộ thành phố đã trở thành một lĩnh vực được giới nghiên cứu quan tâm.
Do vậy, đã có một số lượng khơng nhỏ những cơng trình nghiên cứu có liên
quan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề này. Có thể chia những cơng trình
nghiên cứu này thành những nhóm tư liệu như sau:
2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội

“Li ̣ch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội

(1975 – 2000)” (Nxb Hà Nô ̣i ,

2002); “Li ̣ch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội

(1930 – 2000)” (Nxb Hà Nô ̣i ,

2004); “Hà Nộ i 50 năm thành tựu và những thách thức trên đường phát
triể n” (Nxb Chính tri ̣Quố c gia , 2004); “Thủ đô Hà Nội trong công cuộc xây
dựng và phát triển” (Phùng Hữu Phú chủ biên , Nxb Thố ng Kê , 2004); “Hà
Nội 50 năm chiế n đấ u , xây dự ng và phát triển” (Nxb Thông tấ n Hà Nô ̣i ,
2004),…
Trong nhóm công trin
̀ h này , các tác giả đã tập trung trình bày những nét
tở ng quan về q trình Đảng bô ̣ thành phố Hà Nô ̣i lañ h đa ̣o nhân dân đấ u
tranh giành đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c , tiế n lên xây dựng chế đô ̣ mới – chế đô ̣ xã hô ̣i chủ
nghĩa. Trong ma ̣ch chảy chung ấ y , các tác giả đã điểm qua một cách khái
quát, phác họa những diễn biến chính tiến trình hoạt động đối ngoại của Hà
Nô ̣i. Tuy nhiên, chủ trương về hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i của Đảng bô ̣ thành phố Hà
Nô ̣i từ năm 1986 đến năm 1996 mới chỉ đươ ̣c đề câ ̣p ở chừng mực nhấ t đinh
̣ ,
chưa đi sâu nghiên cứu mô ̣t cách toàn diê ̣n và chưa làm rõ những thành cơng ,
hạn chế của q trìn h ấ y.
2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về Hà Nội trên con đường đổi mới
“Phát huy hào khí Thăng Long – Hà Nội xây dựng Thủ đô ngày càng
văn minh, hiê ̣n đại” (Nguyễn Phú Tro ̣ng , Nxb Hà Nô ̣i, 2005); “Hai mươi năm
đổi mới ở Thủ đô Hà Nội – Định hướng phát triển đến năm 2010” (Nxb Hà
Nội, 2005); “Hà Nội trên con đường đổ i mới và phát triển” (Nxb Thông tấ n
xã Việt Nam , 2009); “Phát huy tiề m lực tự nhiên , kinh tế , xã hội và giá trị


5


lịch sử văn hóa , phát triển bền vững T hủ đô Hà Nội đến năm 2010” (Phùng
Hữu Phú (chủ biên), Nxb Hà Nô ̣i, 2010),….
Những công trình này đi sâu nghiên cứu về Hà Nô ̣i trên con đường đổ i
mới, tâ ̣p trung vào những nô ̣i dung căn bản nhấ t của công cuô ̣c đổ i mới ở Thủ
đô Hà Nô ̣i. Trong các công trình , các tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan
đến quá trình hoạch định đường lối đối ngoại của Hà Nội , đổi mới tư duy đố i
ngoại, q trình nhâ ̣n thức các vấ n đề q́ c tế ,…. Các nội dung liên quan đến
chủ trương , quan điể m của Đảng bô ̣ thành phố Hà Nô ̣i về đối ngoại cũng
đươ ̣c đề câ ̣p đế n , nhưng ở chừng mực nhấ t đinh
̣ , trên những khía ca ̣nh đơn lẻ
hoă ̣c hế t sức tổ ng quát . Diễn tiế n của mố i quan hê ̣ trên mo ̣i phương diê ̣n vẫ n
là khoảng trống trong mảng cơng trình này

. Phầ n tổ ng kế t kinh nghiê ̣m về

hoạch định chủ trương đố i ngoa ̣i và chỉ đa ̣o củng cố

, thúc đẩy quan hệ đối

ngoại Hà Nội mới chỉ được nghiên cứu ở tầm mức vừa phải .
2.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Hà Nội
“Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quố c tế ” (Nghiêm Xuân Đa ̣t ,
Nxb Chin
́ h tri ̣quố c gia , 2002); “Công tác đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội và định hướng đến năm 2010”
(Sở Ngoại Vụ Hà Nội, 2005); “Đố i ngoại Thủ đô Hà Nội thời kỳ đổ i mới và

hội nhập quố c tế ” (Vũ Quang Hiển trong kỷ yếu : “Phát triể n bề n vững Thủ đô
Hà Nội văn hiến , anh hùng, vì hịa bình” , Hơ ̣i thảo khoa ho ̣c Quố c tế , Nxb Đại
học Quố c gia Hà Nô ̣i , 2010), “Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long –
Hà Nội” (Phạm Xuân Hằng (chủ biên), Nxb Hà Nội, 2010),….
Đây là nhóm công triǹ h tương đối phong phú về số lượng và nội dung

.

Các tác giả đã tập t rung trin
̀ h bày những nét cơ bản về đường lố i đố i ngoa ̣i
của Đảng bộ thành phố Hà Nội . Trong nhóm công triǹ h này , có rất nhiều cơng
trình của các đờng chí lãnh đạo Thành phố - những người vừa tham gia hoa ̣ch
đinh,
̣ chỉ đạo thực hiê ̣n đường lố i đố i ngoa ̣i ; đồ ng thời , cũng là những người

6


đã từng tham dự trực tiế p , chứng kiế n nhiề u sự kiê ̣n lich
̣ sử quan tro ̣ng liên
trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hê ̣ đớ i ngoa ̣i của Hà Nơ ̣i . Chính vì vậy , đây
là ng̀ n tư liê ̣u quý giá , cung cấ p những cứ liê ̣u quan tro ̣ng cho tác giả luâ ̣n
văn triể n khai các nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu . Tuy nhiên, các cơng trình trên chỉ tập
trung vào hoa ̣t đơ ̣ng kinh tế đố i ngoa ̣i là chủ yế u , hoă ̣c chỉ đánh giá mô ̣ t cách
khái quát về quá trình phát triển và thành quả công tác đối ngoại của Hà Nội

.

Bức tranh toàn diê ̣n , đầ y đủ về hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i của Đảng bô ̣ thành phố
Hà Nội chưa được các nhà nghiên cứu khắc họa một cách chi t iết, đầy đủ.

Một cách tổng quát, những cơng trình nêu trên từ nhiều khía cạnh khác
nhau đã đánh giá một cách khái quát về công tác đối ngoại của thành phố Hà
Nội với cả những thành tựu, hạn chế; tuy nhiên, chưa có mợt cơng trình nào
đề cập một cách hệ thống, toàn diện, trực tiếp về q trình Đảng bộ thành phớ
Hà Nội lãnh đạo cơng tác đối ngoại từ năm

1986 đến năm 1996 dưới góc độ

lịch sử Đảng như đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố
Hà Nội đối với công tác đối ngoại những năm 1986 – 1996.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quá
trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác đối ngoại từ năm 1986 đến
năm 1996; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ những yếu tố, điều kiện lịch sử quy định, chi phối
quá trình hình thành và nội dung các chủ trương, biện pháp Đảng bộ phố Hà
Nội đề ra trong lãnh đạo công tác đối ngoại những năm 1986 - 1996.
- Trình bày, làm rõ hệ thống chủ trương, biện pháp, giải pháp của Đảng
bộ thành phố Hà Nội trong lãnh đạo công tác đối ngoại qua hai giai đoạn:

7


1986 - 1990; 1991 - 1996; bước đầu dựng lại một cách khách quan, khoa học
bức tranh lịch sử về công tác đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành
phố Hà Nội từ năm 1986 đến năm 1996.
- Phân tích những thành tựu, tờn tại, khó khăn và thách thức trong quá

trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác đối ngoại từ năm 1986 đến
năm 1996; đúc rút những kinh nghiệm có cơ sở khoa học và thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan điểm, chủ trương và những
giải pháp, biện pháp của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong lãnh đạo công tác
đối ngoại từ năm 1986 đến năm 1996.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian và không gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu về thời
gian là từ năm 1986 đến năm 1996. Đây là 10 năm Đảng bộ và Chính quyền
Hà Nội cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng,
nhằm đưa Thủ đơ, đất nước thốt ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng
bước hội nhập vào khu vực và thế giới.
- Nội dung khoa học: Luận văn đi sâu nghiên cứu những chủ trương
chính sách lớn, những biện pháp, giải pháp cơ bản, quan trọng mà Đảng bộ
thành phố Hà Nội đề ra trong quá trình lãnh đạo công tác đối ngoại với các
thủ đô bạn bè truyền thống như Viêng Chăn, Phnômpênh, hoặc với các thủ đô
lớn trong khu vực và trên thế giới (Matxcova, Paris, Berlin, Stockholm,
Sophia…).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý
luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hờ Chí Minh về các vấn đề

8


quốc tế, về quan hệ quốc tế, ngoài việc sử dụng rộng rãi các phương pháp phổ
quát của khoa học lịch sử như lịch sử, logic, logic – lịch sử, luận văn còn sử
dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so

sánh để xử lý các sự kiện, con số để dựng lại bức tranh lịch sử Đảng bộ thành
phố Hà Nội lãnh đạo công tác đối ngoại.
Luận văn cũng đi sâu, làm rõ những sự kiện chủ yếu, quan trọng, phản
ánh bản chất, sự vận động trong quan hệ đối ngoại của thành phố Hà Nội; làm
rõ những thành tựu, hạn chế của q trình Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo thực hiện
cơng tác đối ngoại của thành phố bằng các phương pháp lịch sử, logic, phân
tích, đối chiếu, thống kê... Để luận giải và rút ra những kinh nghiệm chủ yếu,
luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp logic - lịch sử, so sánh và hệ thống hóa.
5.2. Nguồn tài liệu và hướng sử dụng
- Các tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin và của Chủ tịch Hờ Chí
Minh về đối ngoại, về quan hệ quốc tế là cơ sở lý luận cho luận văn.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tri... của Đảng Cộng
sản Việt Nam; Đảng bộ, Chính quyền thành phố Hà Nội về cơng tác đối
ngoại; các báo cáo, văn bản tiếp xúc của các cơ quan, phái đoàn quốc tế với
Hà Nội hiện đang được lưu trữ tại Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội, Chi cục
văn thư lưu trữ thuộc Sở nội vụ thành phố Hà Nội, Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà Nội.... là những tài liệu gốc của luận văn.
- Các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do
các cơ quan nghiên cứu uy tín đã cơng bố là ng̀n tư liệu quan trọng.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử thành phố Hà Nội, lịch sử Đảng bộ
thành phố Hà Nội là nguồn tài liệu bổ trợ quan trọng.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê được sử dụng để làm rõ một
số nội dung có liên quan.

9


6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối
với công tác đối ngoại những năm 1986 – 1996; tái hiện một cách tương đối

chân thực bức tranh lịch sử về công tác đối ngoại của thành phố.
- Bước đầu nêu một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ công tác
giảng dạy lịch sử, hoặc những mơn học có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1. Đảng bộ thành phố Hà Nội với công tác đối ngoại từ năm
1986 đến năm 1990.
Chương 2. Quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành
phố Hà Nội đối với công tác đối ngoại từ năm 1991 đến năm1996.
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm.

10


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỚI CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990
1.1. Khái quát về công tác đối ngoại của thành phố Hà Nội trƣớc
năm 1986
1.1.1. Thủ đơ Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Thăng Long – Hà Nội qua dòng chảy thời gian, trải qua bao biến cố
lịch sử, luôn là nơi hội tụ tinh hoa, sinh khí của dân tộc, là trái tim của Tổ
quốc. Trước cơng ngun, An Dương Vương, sau đó là Lý Nam Đế, tiếp theo
là Ngơ Quyền đã đóng đơ ở Cổ Loa. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý
Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi là Thăng Long, đánh
dấu sự kiện trọng đại của cả quốc gia, dân tộc. Lý do Lý Công Uẩn chọn vùng
đất Thăng Long là “bởi đất này ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng
cuộn, hổ ngời (…) tiện hướng nhìn sơng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai

cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực
phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước ta, chỉ nơi này là thắng địa.” [40, tr. 19].
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, trải qua những bước thăng
trầm, Hà Nội vẫn mang sắc thái riêng biệt, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hố xã hội và bắt đầu từ những năm đổi mới, trở thành trung tâm khoa học
công nghệ, du lịch và giao lưu quốc tế của cả nước.
Hà Nợi là trung tâm chính trị của cả nước, là nơi đặt trụ sở các cơ quan
lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đồn thể xã hội.
Thủ đơ Hà Nội cũng là nơi diễn ra các đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,
các kỳ họp Quốc hội, trực tiếp tiếp thu các Nghị quyết, chủ trương, đường lối,
sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc. Hà Nội là nơi đặt đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới và
diễn ra mọi hoạt động ngoại giao quan trọng. Tất cả các cơ quan thông tấn,

11


báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Hà Nội. Tin tức của mọi vùng
lãnh thổ trên đất nước cũng được phát ra từ đây trên sóng phát thanh và
truyền hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng nghìn đầu sách mới của gần 40
nhà xuất bản Trung ương phát hành trong nước, nước ngoài, làm phong phú
đời sống văn hoá của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè
thế giới. Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định và chính sách đối ngoại mở cửa
linh hoạt, yếu tố này tạo khả năng mở rộng quan hệ với các nước Đông
Dương, các nước Đông Nam Á, với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và
các nước trên thế giới.
Hà Nợi là trung tâm kinh tế lớn nhất ở Bắc Bộ, trung tâm kinh tế lớn
của cả nước, có sức hút và khả năng lan toả rộng lớn, tác động trực tiếp tới
quá trình phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước. Đờng thời, Hà Nội có khả
năng khai thác thị trường rộng lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu

thụ sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ.
Với tư cách là Thủ đơ, Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản trong phát
triển kinh tế - xã hội; Hà Nội được Đảng và Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu
tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển; có điều kiện thuận lợi
trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ và tinh hoa văn hoá
thế giới, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh
có liên quan trong q trình tồn cầu hố, hội nhập khu vực và quốc tế.
Là trung tâm văn hố – khoa học cơng nghệ và du lịch Hà Nợi có thế
mạnh về bề dày lịch sử, văn hố lâu đời và độc đáo với nhiều di tích lịch sử
vơ giá, có nhiều kiểu kiến trúc đặc sắc, hấp dẫn đậm chất Á châu.
Vai trị trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế, trung tâm khoa học công
nghệ và du lịch của cả bước đã tạo cho Thủ đô Hà Nội ưu thế hội tụ các mối
quan hệ giữa các địa phương, trung tâm giao lưu quốc tế. Thế mạnh nói trên

12


tạo điều kiện thuận lợi đối với quá trình hoạch định, chỉ đạo thực hiện công
tác đối ngoại của Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Công tác đối ngoại của thành phố Hà Nội những năm 1975-1985
Cuối những năm 70, so sánh lực lượng trên thế giới về quân sự có sự
thay đổi, Liên xô đã giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ.
Tây Âu và Nhật Bản trở thành những trung tâm kinh tế mới cạnh tranh gay
gắt với Mỹ. Từ năm 1970 đến năm 1977 là thời kỳ hịa hỗn giữa các nước
lớn như: Mỹ - Xô, Tây Âu – Liên Xô, Mỹ - Trung Quốc, Tây Âu, Nhật Bản
với Trung Quốc, nhưng quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng căng
thẳng. Sau thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia, hệ thống
XHCN thế giới được mở rộng, trở thành lực lượng quan trọng của hịa bình và
cách mạng thế giới, mở ra thời kỳ “sau Việt Nam”. Giai đoạn này, hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đã trở thành xu thế của thời đại.

Mặt khác, Mỹ và hệ thống tư bản chủ nghĩa bị rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Ba trung tâm của hệ thống tư bản chủ nghĩa là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu đều
bị lạm phát và suy thối.
Bên cạnh đó tình hình quốc tế cũng có những mặt tiêu cực. Ở các nước
XHCN xảy ra tình trạng quan liêu về quản lý, các hiện tượng tiêu cực ngày
càng tăng. Sau 7 năm hịa hỗn Đơng – Tây, từ năm 1978, Mỹ thúc đẩy chạy
đua vũ trang, tăng cường phản kích phong trào giải phóng dân tộc. Sau khi
Việt Nam thống nhất, một số lực lượng thù địch đẩy mạnh hoạt động chống
Việt Nam, hỗ trợ Khơ me đỏ gây cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Ở phía
Bắc, Trung Quốc gây ra hàng trăm vụ lấn chiếm biên giới. Sức ép từ biên giới
phía Bắc ngày càng gia tăng.
Việt Nam vừa ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21
năm tuy có những khó khăn về kinh tế - xã hội, song uy tín, vị thế quốc tế
được nâng cao. Đến ngày 19 – 8 – 1976, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao

13


với 97 nước trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã đặt quan hệ với Việt Nam,
sẵn sàng giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất và
đời sống. Tuy nhiên, việc Mỹ bao vây, cấm vận Việt Nam đã gây ra những
khó khăn to lớn trong quan hệ đối ngoại.
Trong điều kiện đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương “tranh thủ
điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, đồng thời củng cố quốc phòng và an ninh,...” [98, tr. 5];
trên cơ sở đó, tích cực mở rộng quan hệ đối và hợp tác kinh tế với nước ngoài,
nhằm thu hút vốn, thiết bị kỹ thuật phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương
chiến tranh, xây dựng lại đất nước.
Sau chiến tranh, cùng với cả nước, Hà Nội tiến hành khôi phục và phát
triển kinh tế. Trên chặng đường mới, để xây dựng Hà Nội xứng đáng với vai

trò, vị trí là Thủ đơ nước CHXHCN Việt Nam1, ngày 20 – 9 – 1976, BCT ra
Nghị quyết về quy hoạch, cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng tầm “là
trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật; đồng thời là một trung tâm
kinh tế, giao dịch quốc tế quan trọng của cả nước; một thành phố tiêu biểu,
vừa có tính hiện đại, vừa có tính dân tộc, làm chỗ dựa cho cách mạng cả
nước” [17, tr. 514 – 515 ]. Theo tinh thần Nghị quyết, Hà Nội được đầu tư
phát triển một cách toàn diện; trong đó, cơng tác đối ngoại của Thủ đơ phải
hướng vào việc xây dựng, phát triển Thủ đô và không ngừng nâng cao vị thế
của Thủ đô trên trường quốc tế. Quán triệt Nghị quyết BCT, Đại hội đại biểu
Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ VII (6 – 1977) đã nhấn mạnh nhiệm vụ
xây dựng Hà Nội thành một trung tâm kinh tế, chính trị, trung tâm văn hố,
khoa học kỹ thuật của cả nước, xây dựng nền văn hố mới, xây dựng con
người Thủ đơ tiêu biểu cho con người XHCN Việt Nam [7, tr. 9 - 10].

1

Ngày 2 – 7 – 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI quyết định lấy tên nước là Cộng hòa XHCN Việt
Nam; Hà Nội được chọn là Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất.

14


Để thực hiện được mục tiêu trên, ngồi ng̀n nội lực to lớn của Thủ
đô, Đảng bộ Thành phố xác định phải khai thác các nguồn ngoại lực, đẩy
mạnh hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước XHCN, khơng ngừng nâng
cao vị thế của Thủ đơ; tích cực nhận viện trợ của các tổ chức OXPAM, ADB,
FAO, CIES....; đồng thời, làm nghĩa vụ quốc tế với các nước láng giềng Đơng
Nam Á. Trên tinh thần đó, Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo cơng tác đối
ngoại hồn thành ba mục tiêu: Thứ nhất, tăng cường quan hệ hữu nghị và đề
cao vị trí quốc tế của Thủ đô; thứ hai, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Thủ đơ; thứ ba, góp phần cùng với Đảng và Nhà nước làm nghĩa vụ quốc tế
[88, tr. 36]. Nhất quán với quan điểm Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần
thứ VII (6 – 1977), Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ VIII
(02 – 1980), Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ IX (6 –
1983) khẳng định trọng tâm công tác đối ngoại của Hà Nội là tôn trọng, tăng
cường quan hệ hữu nghị, đề cao vị trí quốc tế của Thủ đơ; góp phần thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Thủ đô theo các mục tiêu kinh tế - xã hội của
Thành phố đề ra.
Triển khai các nhiệm vụ nêu trên, đối với công tác đối ngoại, Đảng bộ
thành phố yêu cầu phải tích cực tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác với
thủ đô các nước; đặc biệt, chú trọng quan hệ với thủ đô các nước láng giềng,
truyền thống. Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức các chuyến viếng
thăm các cấp lãnh đạo của hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn, nhằm củng cố
tình hữu nghị. Ngày 01- 4 – 1975, Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội tổ
chức đón tiếp Đồn đại biểu thành phố Viêng Chăn do Thị trưởng thành phố
Viêng Chăn Phagna Boun Khơng Prađichít làm Trưởng đồn sang thăm hữu
nghị Thủ đơ Hà Nội. Ngày 28 – 12 – 1978, Đoàn cán bộ đầu tiên của Thành
uỷ Hà Nội do Phó Bí thư Thành uỷ Trần Sâm làm Trưởng đoàn đã đến Thủ
đơ Viêng Chăn để khảo sát và nghiên cứu tình hình, xây dựng đề án giúp đỡ

15


Viêng Chăn “kinh nghiệm lãnh đạo, cải tạo, xây dựng, tổ chức và quản lý
thành phố; đào tạo bồi dưỡng một số cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
giúp cán bộ hướng dẫn tổ chức thực hiện; giúp xây dựng một số xí nghiệp sản
xuất” [120, tr. 1]. Những chuyến viếng thăm giữa hai Thủ đơ đã góp phần
củng cố tình hữu nghị truyền thống, tiếp tục phát triển quan hệ phục vụ mục
tiêu xây dựng Thủ đô.
Nhằm tăng cường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa Thủ đô Hà Nội –

Viêng Chăn, ngày 13 – 2 – 1979, Ban Thường vụ Thành ủy ra quyết định
thành lập Ban công tác kết nghĩa với Thủ đô Viêng Chăn. Trong hai năm 1979
– 1980, cùng với hoạt động tích cực của Ban công tác kết nghĩa với Thủ đô
Viêng Chăn, Hà Nội đã giúp Viêng Chăn một cách tích cực và toàn diện: 1).
Giúp Viêng Chăn về kinh nghiệm lãnh đạo, cải tạo xây dựng và tổ chức quản
lý Thành phố; 2). Giúp đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật; 3).
Giúp cán bộ hướng dẫn tổ chức thực hiện việc giải quyết đời sống cho nhân
dân; 4). Giúp Thủ đô Viêng Chăn xây dựng một số xí nghiệp sản xuất nơng
cụ, dụng cụ gia đình,... [101, tr. 8]. Những năm 1981 – 1983, công tác đối
ngoại của Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chăn tập trung giúp Viêng Chăn
khôi phục và phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, đào tạo công nhân kỹ
thuật và nhân viên quản lý, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo; trọng tâm đặt vào
giúp đỡ kinh tế và là những khoản giúp đỡ khơng hồn lại. Tháng 3 - 1984,
mối quan hệ giữa Hà Nội và Viêng Chăn mở rộng và phát triển khi UVTƯ
Đảng, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Vĩ và
UVTƯ Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban chính
quyền thành phố Viêng Chăn Khăm-buXuni-xay ký văn bản hợp tác mới cho
năm 1984 – 1985. Sau đó, hơn 10 văn bản cũng được ký kết giữa các ngành.
Mối quan hệ giữa hai thành phố phát triển càng tốt đẹp, từ viện trợ khơng
hồn lại chuyển sang quan hệ hợp tác cùng nhau xây dựng và có thanh tốn.

16


Trong hai năm 1984 – 1985, Hà Nội đã viện trợ khơng hồn lại 8 cơng
trình, 7 đề tài kỹ thuật, viện trợ có hồn lại 9 cơng trình. Nhờ vậy, thúc đẩy
phát triển sản xuất, khai thác, phát huy được tiềm năng kinh tế và lao động
của mỗi bên. Hàng năm, hai Thủ đơ đều tổ chức các đồn tham quan, nghiên
cứu, trao đổi kinh nghiệm. Mỗi năm Hà Nội mời bốn đoàn cán bộ Viêng Chăn
sang kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh.

Với Phnômpênh (Campuchia), ngày 22 – 8 – 1984, Hà Nội và
Phnơmpênh chính thức ký kết văn bản thiết lập quan hệ giữa các tổ chức
Đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng, các ngành chuyên môn với mục
tiêu tăng cường quan hệ hữu nghị, trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực mà cả
hai bên đều quan tâm. Hà Nội nhận đào tạo cán bộ Phnômpênh về công tác
Đảng, công tác quần chúng, nhận cán bộ và công nhân kỹ thuật sang học tại
Hà Nội hoặc cử chuyên gia sang giúp đào tạo tại Phnômpênh. Dưới sự chỉ đạo
của Đảng bộ thành phố, năm 1984, Thủ đơ Hà Nội đón hai đồn cán bộ của
Phnơmpênh sang thăm và cử hai đồn cán bộ Thủ đơ Hà Nội tới
Phnômpênh trao đổi kinh nghiệm. Qua nghiên cứu, tìm hiểu Hà Nội,
Phnơmpênh đã u cầu Hà Nội giúp đỡ trong các lĩnh vực văn hóa, tư
tưởng, y tế, xã hội.
Được sự nhất trí của Đảng bộ thành phố, phục vụ mục tiêu củng cố
và phát triển quan hệ hợp tác giữa Thủ đô ba nước Đông Dương, ngày 21 –
12 – 1984, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập Ban
hợp tác kinh tế văn hóa Hà Nội - Viêng Chăn - Phnơmpênh trực thuộc
Thành phố. Ban có nhiệm vụ: Nghiên cứu giúp Thành ủy và Ủy ban Nhân
dân Thành phố những chủ trương và biện pháp để tăng cường đoàn kết,
hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa
giữa ba thành phố; giúp Thành ủy thành lập các đoàn cán bộ, chuyên gia
Hà Nội đi công tác giúp Viêng Chăn, Phnômpênh, hướng dẫn và quản lý

17


phối hợp với các ngành của thành phố để tổ chức thực hiện; có đại diện và tổ
cơng tác đặt ở Thủ đô nước bạn [102, tr. 16].
Để hoạt động hợp tác giữa ba thủ đơ có hiệu quả, tháng 6 – 1985, Uỷ
ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập Ban quản lý các chương
trình hợp tác Hà Nội - Viêng Chăn - Phnơmpênh. Ban có nhiệm vụ tiếp nhận

và quản lý vốn đầu tư từ các chương trình do ngân sách thành phố cấp; ký kết
hợp đồng với các đơn vị sản xuất, chế tạo, cung cấp các sản phẩm, thiết bị,
máy móc, các chuyên gia kỹ thuật cho từng chương trình, tổ chức vận chuyển,
lắp đặt, hướng dẫn vận hành và bàn giao các chương trình làm việc tại Viêng
Chăn và Phnơmpênh; ký kết với các cơ quan về việc giao nhận hàng hóa vật
tư và thanh toán [103, tr. 26 – 27].
Năm 1985, Hà Nội viện trợ khơng hồn lại cho Phnơmpênh 1 trung tâm
dạy nghề, 1 trạm y tế xã, 1 nhà mẫu giáo, 1 đài truyền thanh xã, 1 số dụng cụ
thể dục thể thao,....Hà Nội giúp 14 tấn thiết bị, 8 chuyên gia lắp đặt và tiếp
nhận đoàn cán bộ 10 người của Phnôm Pênh sang học về quản lý thủ cơng
nghiệp tại Hà Nội. Vì nghĩa vụ quốc tế lâu dài, kết hợp với lợi ích quốc gia,
Hà Nội đã phối hợp cùng với các cơ quan Trung ương nghiên cứu một cách
cơ bản khả năng về tiềm lực của Viêng Chăn và Phnơmpênh để giúp những
cơng trình phù hợp, có ý nghĩa; đờng thời, đẩy mạnh liên kết kinh tế phù hợp
với khả năng của mỗi bên.
Với Thủ đô Matxcơva (Liên Xô) và Thủ đô các nước XHCN, công tác
đối ngoại của thành phố Hà Nội được triển khai theo hướng: Một mặt, củng
cố các lĩnh vực hợp tác đã có trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; mặt
khác, mở rộng các lĩnh vực hợp tác, tập trung vào hợp tác trao đổi kinh tế hai
bên cùng có lợi thay vì tranh thủ ủng hộ viện trợ như trước đây. Trên quan
điểm đó, các chuyến viếng thăm giữa các đồn đại biểu Thủ đơ Hà Nội tới
Thủ đơ các nước XHCN thường xuyên được tổ chức. Đáng chú ý là các

18


chuyến thăm: Đoàn đại biểu Thành uỷ Hà Nội do Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư
Thành uỷ Hà Nội Lê Văn Lương làm Trưởng đồn đi thăm Thủ đơ Ulan Bato
nước Cộng hịa nhân dân Mơng Cổ (7 – 1977); Đồn đại biểu Liên hiệp cơng
đồn Hà Nội thăm thành phố Bundapet (8 – 1977); Đoàn đại biểu Liên hiệp

cơng đồn thành phố Hà Nội sang thăm Matxcơva (9-1977); UVTƯ Đảng,
Phó Bí thư, Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Vĩ sang thăm Praha (1980);
Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội sang thăm Matxcơva, Xôphia, Buđapet và
Berlin ( từ tháng 6 đến tháng 7-1984)…
Các thủ đô nước khối các nước XHCN cũng tích cực cử các đồn tới thăm
Thủ đô Hà Nội phục vụ mục tiêu tăng cường hợp tác: Thị trưởng Praha Zuska
sang thăm Hà Nội (1976); Đoàn đại biểu Xôphia đến thăm Hà Nội (6- 1977)…
Qua các chuyến viếng thăm, Thủ đô Hà Nội đã ký kết các văn bản hợp
tác với các thủ đô các nước XHCN chủ yếu trên bốn vấn đề: 1). Trao đổi đoàn
và yêu cầu đào tạo cán bộ; 2). Trao đổi tài liệu, văn kiện về Đảng, các tài liệu
về tuyên truyền; 3). Hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật; 4). Thiết lập quan hệ
kết nghĩa giữa các cấp, các ngành về Đảng, chính quyền, đồn thể, một số xí
nghiệp, hợp tác xã, bệnh viện, trường học,....
Nhìn chung, ba trong bốn nội dung nói trên đã được cụ thể hoá và triển
khai từng bước như sau:
Về trao đổi Đoàn và giúp đỡ đào tạo cán bợ, ngồi đồn đại biểu
Thành uỷ, cịn có đồn báo Hà Nội mới tới Matxcơva, Berlin (1982), đoàn
Thanh niên thăm Matxcơva, Berlin, Budapest (1983); đón đồn Cơng đồn,
đồn Xơ Viết hữu nghị và đồn Thanh niên Berlin (1984), đã phát triển thêm
mối quan hệ và nghiên cứu học tập kinh nghiệm. Nổi bật là đoàn Đại biểu
Thành uỷ qua chuyến đi thăm bốn Thủ đô (1984) đã làm cho nhân dân
Thủ đô một số nước hiểu rõ về tình hình nhiệm vụ, những thuận lợi và
khó khăn của Hà Nội.

19


Về trao đổi các văn kiện, tài liệu tuyên truyền, Hà Nội và Thủ đô một
số nước đã trao đổi nhiều kinh nghiệm về công tác tuyên truyền các ngày kỷ
niệm, các ngày lễ lớn của Thủ đô, đất nước, đặc biệt là dịp kỷ niệm 30 năm

Ngày Giải phóng Thủ Hà Nội (10 - 10 - 1984), với những tài liệu do Thủ đô
Hà Nội cung cấp, Thủ đô một số nước bạn bè truyền thống đều có bài viết
trên báo, tun truyền trên vơ tuyến truyền hình.
Về kết nghĩa giữa các ngành của Thành phố và các đơn vị, ngồi những
ngành và các đơn vị đã có quan hệ trực tiếp trong 2 năm 1984 – 1985, quận
Dimitrov (Xơphia) đề nghị kết nghĩa với quận Ba Đình; trường phổ thông
trung học Đống Đa – Hà Nội đã kết nghĩa với Hợp tác xã giày “Hans sachs”
(Berlin); xí nghiệp khố Đơng Anh với xí nghiệp khố Praha và một trường
phổ thơng quận Hồn Kiếm với một trường trung học Praha (Tiệp Khắc).
Thủ đô Matxcơva giúp Hà Nội một số trang thiết bị, đồ chơi cho công
viên Lênin; Xôphia giúp mở rộng nhà trẻ Đimitrov; Budapest đã nhận giúp
một số trang thiết bị cho bệnh viện Thanh Nhàn; Berlin giúp 4 cơng trình quy
mơ nhỏ như cung cấp trang thiết bị cho trường dạy cắt may, xí nghiệp gỗ, xí
nghiệp ép nhựa, các cơng trình đã được tiến hành tốt và đưa vào sản xuất.
Ngoài 4 nội dung quan trọng nêu trên, cụ thể với từng Thủ đô, công tác
đối ngoại của Thủ đơ Hà Nội lại có những nội dung cụ thể. Thủ đô Hà Nội đã
giúp Viêng Chăn kinh nghiệm lãnh đạo, cải tạo xây dựng và tổ chức quản lý
Thành phố; đào tạo cán bộ quản lý, hướng dẫn tổ chức giải quyết đời sống
cho dân, công tác nội thương, ngoại thương, xuất nhập khẩu, cải tạo tiểu
thương, phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, các mặt cơng tác
chính trị tư tưởng, cơng tác quần chúng… Với Thủ đô Matxcơva, trong những
chuyến thăm hữu nghị, Đồn đại biểu Việt Nam tập trung tìm hiểu kinh
nghiệm về tổ chức hội đồng đại biểu cấp tiểu khu, tổ chức mạng lưới phục vụ
đời sống và công tác trật tự trị an. Thành ủy Hà Nội và Thành ủy Bunđapet đã

20


ký bản ghi nhớ mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ giữa hai thủ
đô. Theo tinh thần của bản ghi nhớ, hai bên sẽ cùng nhau trao đổi tài liệu về

xây dựng Đảng, tuyên truyền, xúc tiến việc thiết lập mối quan hệ giữa cơ
quan chính quyền, các tổ chức, các đoàn thể quần chúng giữa hai Thủ đô. Với
các thủ đô các nước XHCN khác, công tác cũng như hoạt động đối ngoại chú
trọng đến hợp tác kinh tế, văn hóa, đặc biệt chú ý đến phát huy các thế mạnh
bổ sung, dựa trên lợi ích của hai bên.
Công tác đối ngoại nhằm phát triển quan hệ giữa Hà Nội với Thủ đô
các nước XHCN trong giai đoạn (1975 – 1985) không tránh khỏi những hạn
chế như: Nặng về mục tiêu chính trị; phương thức đối ngoại chưa thực sự
chủ động, linh hoạt; nội dung đối ngoại chưa phong phú, cơ bản vẫn là thông
qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các đoàn đại biểu và một số khoản viện
trợ.
Bên cạnh đó, Đảng bộ thành phố cịn chú trọng đẩy mạnh cơng tác đối
ngoại nhằm phát triển quan hệ của Hà Nội với thủ đơ các nước khác (ngồi
khối XHCN) và có bước phát triển mới. Đảng bộ thành phố chỉ đạo tổ chức
các cuộc viếng thăm, ký kết hợp tác kinh tế với các cơ quan tương ứng của
thành phố Stockhomlm (Thụy Điển), New Delhi (Ấn Độ), thành phố Ville
Juif – Pháp, thiết lập quan hệ giữa Helsinki - Hà Nội… Hợp tác với các Thủ
đơ nói trên đã đạt được một số kết quả: Hà Nội và Stockhomlm ký kết
nghiên cứu các vấn đề điện nước, giao thông, hợp tác lắp ráp và sản xuất đèn
elatec (1979); hợp tác kinh doanh, sản xuất các mặt hàng cơng nghiệp nhẹ
như máy móc dệt, đay, dừa (New Delhi, Ấn Độ, 1983); Helsinki giúp đỡ Hà
Nội xây dựng và cải tạo hệ thống cấp thoát nước trị giá 19 triệu USD (1984);
thành phố Ville Juif (Pháp) viện trợ về y tế cho Hà Nội (1985); Hà Nội đặt
mua một số mặt hàng của Nhật Bản, gờm 2 tàu vận tải hàng khơ, máy điều
hịa, phụ tùng, nguyên liệu dùng cho máy photocopy, máy (1985)…

21


Một số thủ đô các nước như Angeri, Madagascar, Ethiopie, Angola,...

cũng mong muốn thiết lập mối quan hệ với Hà Nội.
Trong những năm 1975 – 1985, mối quan hệ giữa Hà Nội với thủ đô,
thành phố các nước không thuộc khối nước XHCN còn hạn chế, chủ yếu là
trên lĩnh vực kinh tế, để tranh thủ vốn và kỹ thuật của phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển Thủ đơ.
Có thể nói, những năm 1975 – 1985, cơng tác đối ngoại của thành phố
Hà Nội đã có bước chuyển biến, đạt được một số kết quả nhất định. Tuy
nhiên, cịn một số hạn chế, tờn tại như: Việc thống nhất quản lý công tác đối
ngoại của Thành phố chưa đi vào nề nếp nên đã gây khó khăn cho Thành uỷ
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo; công tác đối ngoại của Thủ đô chưa thực sự phát
triển theo chiều rộng và chiều sâu; chưa được thực hiện trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hố – xã hội mà chủ yếu thể hiện trên lĩnh vực kinh
tế đối ngoại với nhiệm vụ nhận viện trợ giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ
chức quốc tế.
1.2. Những yếu tố tác động đến công tác đối ngoại của Thành phố
Hà Nội và chủ trƣơng về công tác đối ngoại của Đảng bộ thành phố
1.2.1. Những yếu tố tác động đến công tác đối ngoại của Thành phố
Hà Nội
Bước sang nửa cuối thập kỷ 80 (XX), tình hình thế giới và khu vực
Châu Á -Thái Bình Dương đã có những chuyển biến quan trọng. Trên thế giới
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển nhanh,
với các đợt sóng cơng nghệ cao, nổi bật là cơng nghệ thơng tin. Xu thế khu
vực hóa và tồn cầu hóa được tăng cường, lơi cuốn ngày càng nhiều nước
tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại quốc tế. Tồn cầu
hóa kinh tế và hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội và thách thức cho nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Trung Quốc đã và đang phát triển

22



với tốc độ nhanh, các nước ASEAN cũng phát triển mạnh mẽ hơn ba nước
Đông Dương. Mỹ, phương Tây và các nước ASEAN muốn tạo ra một thế cân
bằng chiến lược ở Đông Nam Á. Mong muốn chung của các nước trong khu
vực Đông Nam Á là xây dựng khu vực này thành khu vực hịa bình, trung lập,
phát triển.
Sau một chặng đường phát triển, Việt Nam thu được một số thành tựu
nhất định, song cũng đứng trước những khó khăn to lớn: về đối nội, phải đối
mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng; về đối ngoại, phải
đương đầu với tình trạng bị cơ lập về chính trị, bị bao vây cấm vận về kinh tế.
Trước tình hình đó, vấn đề quan trọng mang ý nghĩa quyết định là phải tiến
hành đổi mới đường lối, chính sách, đổi mới đường lối đối ngoại, chủ động
chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hịa bình với
Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ, xây dựng Đơng Nam Á thành một khu
vực hịa bình, ổn định, hợp tác. Muốn thế cần có một giải pháp về Campuchia,
tăng cường khối liên minh ba nước Đông Dương, tạo được mơi trường hịa
bình ở Đơng Nam Á.
Xuất phát từ nhận thức mới về thời đại và những xu thế chủ yếu trên
thế giới, từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trên quan điểm:
“Chính sách đối ngoại phải xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam, dựa
trên cơ sở chính sách đối nội, truyền thống ngoại giao của dân tộc và phù hợp
với bối cảnh quốc tế” [25, tr. 144], Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những
đổi mới nhận thức quan trọng về đối ngoại và công tác đối ngoại. Tháng 7 –
1986, Bộ Chính trị khóa V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết 32,
chủ trương điều chỉnh bước đầu chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhằm
mục tiêu “đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận về kinh tế, cơ lập về chính trị
đối với nước ta, mở rộng quan hệ quốc tế” [1, tr. 41]. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của ĐCSVN (12 – 1986) xác định: “…ra sức kết hợp sức

23



mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hịa bình ở
Đơng Dương, góp phần tích cực giữ vững hịa bình ở Đơng Nam Á và trên thế
giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường
quan hệ hữu nghị và hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước trong cộng
đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đờng thời tích cực góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội” [15, tr. 96 – 97]. Đại hội chủ trương “kiên trì
thực hiện chính sách đối ngoại hịa bình và hữu nghị” và “ủng hộ chính sách
cùng tờn tại hịa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau” [15, tr.
102], tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các
mục tiêu cơ bản. Quan điểm “chung sống hịa bình” của Đại hội VI phù hợp,
đáp ứng nguyện vọng thiết tha và bức thiết của mọi dân tộc, hướng đến một
khơng khí ổn định, hữu nghị hợp tác - điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát
triển của mỗi dân tộc và nhân loại.
Dù chưa đưa ra những đổi mới đối ngoại mang tính đột phá, song vấn
đề “đa phương hóa, đa dạng hóa” các quan hệ đối ngoại đã manh nha và được
Đại hội đề cập. Đó cũng là bước chuyển nhận thức phù hợp với điều kiện, tình
hình mới và yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Nhận thức bước đầu đó trở
thành tiền đề cho những đổi mới đối ngoại quan trọng tiếp theo.
Để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới, tháng 12 – 1987, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật đầu
tư nước ngoài, tạo nền tảng pháp lý thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế, thu hút vốn, cơng nghệ nước ngồi phục vụ phát triển kinh tế. Nhằm
đưa công tác đối ngoại phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu xây dựng, bảo vệ
đất nước, ngày 20 - 5 - 1988, Bộ Chính trị khố VI đã ra Nghị quyết 13 về
“Nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”, với chủ đề “giữ

24



×