Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Trần hữu hiếu k46 a KTNN hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.42 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KH ÓA L UẬN TỐ T N GH IỆP ĐẠ I H Ọ C
ĐỀ TÀI:

HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC
Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRẦN HỮU HIẾU

KHÓA HỌC: 2012-2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KH ÓA L UẬN TỐ T N GH IỆP ĐẠ I H Ọ C
ĐỀ TÀI:

HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC
Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:


Giáo viên hướng dẫn

Trần Hữu Hiếu

ThS Nguyễn Thùy Linh

Lớp: K46A KTNN
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 05 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóaluận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại
Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại UBND Phường Hương Chữ, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ

lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, gia đình
và bạn bè.Với tình cảm chân thành, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tất cả
các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề
tài.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cơ giáo trong
trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành trang bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo Thạc sĩ Nguyễn Thùy Linh là
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.

Tơi xin trân trọng cám ơn các cô, chú ở Hợp tác xã nông nghiệp phường
Hương Chữ, UBND phường Hương Chữ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cám ơn các hộ nông dân phường Hương Chữ đã nhiệt tình giúp đỡ tơi

trong suốt q trình điều tra và thu thập thơng tin số liệu phục vụ cho khóa luận
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân có hạn, kinh
nghiệm thực tiễn vẫn chưa nhiều nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cơ và bạn bè để bài khóa luận được hồn
thiện hơn được hồn thiện hơn

Và cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và đóng
góp ý nhiều ý kiến q giá để tơi hồn thành đợt thực tập khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Hiếu
MỤC LỤC



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

FAO

:


Tổ chức lương thực thế giới

GO

:

Tổng giá trị sản xuất

VA

:

Giá trị gia tăng

IC

:

Chi phí trung gian

CL

:

Chi phí tự có

CPTG

:


Chi phí trung gian

LN

:

Lợi nhuận



:

Lao động

TC

:

Tổng chi phí

DT

:

Diện tích

ĐVT

:


Đơn vị tính

LĐNN

:

Lao động nơng nghiệp

BQ

:

Bình qn

ĐCT

: Đất canh tác

CTLC

:

Cơng thức ln canh

ĐX

:

Đơng xn


HT

:

Hè thu

BQC

:

SVTH: Trần Hữu Hiếu

Bình qn chung


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh
DANH MỤC BẢNG BIỂU

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Hương Chữ nằm ở vị trí phía Nam của thị xã Hương Trà, cách trung tâm thị xã
khoảng 9 km. Là địa phương nằm ven thành phố Huế nên trong những năm gần đây
q trình đơ thị hố ở địa phương diễn ra nhanh chóng dẫn đến quỹ đất canh tác bị
giảm nhiều do chuyển sang những mục đích sử dụng khác.
Cùng với sự khắc nghiệt của điều kiện khí hậu làm cho một số vùng đất canh
tác khơng thể sử dụng được. Với diện tích đất canh tác tương đối nhỏ khoảng 601 ha
như vậy câu hỏi đặt ra là người dân sẽ sử dụng như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất ?

Qua thời gian tìm hiểu về tình hình sử dụng đất canh tác ở Phường Hương Chữ,
tôi nhận thấy rằng hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các nơng hộ khơng cao so
với tiềm năng vốn có. Xuất phát từ thực tế đó tơi đã chọn đề tài: “ Hiệu quả kinh tế sử
dụng đất canh tác ở Phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, nhằm

nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh
tác ở địa phương.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra
được thiết kế sẵn.
Số liệu thứ cấpđược thu thập từ UBND phường Hương Chữ, Hợp tác nông
nghiệp phường Hương Chữ, sách, báo, Internet và từ các khoá luận trước…

SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

- Phương pháp phân tích, xử lí số liệu: Số liệu thu thập được sắp xếp theo các
công thức luân canh cây trồng, theo mùa vụ và được xử lý, tính tốn và thống kê bằng
phần mềm Execl.
 Kết quả đạt được:

Kết quả nghiên cứu cho thấy phường Hương Chữ có diện tích đất canh tác
chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của phường. Đất canh
tác cịn manh mún, phân bố không đồng đều, nhiều ô thửa, gây ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chưa cao, chưa tận dụng được hết

tiềm năng đất vốn có của địa phương.

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500 m2
1 tạ = 100 kg

SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Trần Hữu Hiếu

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia mà thiên nhiên
đã ban tặng cho con người. Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống
trên trái đất. Đất đai được xem như giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người. Đất đai
sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất nơng nghiệp, đất đai
nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày một tăng lên cách đáng kể.Vấn đề
đặt ra ở đây với tài nguyên đất có hạn, diện tích tự nhiện và đất canh tác trên đầu

người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đơ thị hóa, cơng nghiệp
hóa và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng
đất còn nhiều bất cập. Đất đai canh tác được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Ngồi ra, việc canh tác cây
trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy
giảm nghiêm trọng. Do đó, vấn đề đặt ra là con người phải khai thác, quản lý và sử

dụng đất canh tác như thế nào để không ngừng tăng năng suất, tăng vụ sản xuất đồng
thời tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp để tạo ra giá trị kinh tế ngày càng cao.
Đối với phường Hương Chữ tuy có diện tích đất canh tác khá cao chiếm hơn 50
% diện tích đất nơng nghiệp. Bên cạnh đó người dân nơi đây đã gắn bó lâu đời với
nơng nghiệp, cùng với địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu nhờ vậy việc sản xuất
gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất canh tác không cao so với tiềm
năng vốn có của địa phương, năng suất cây trồng có xu hướng tăng, giảm khơng đồng
đều và hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Vấn đề đặt ra trong điều kiện khan hiếm
đất canh tác như hiện này thì làm thế nào để tăng năng suất cây trồng trên diện tích đất
ngày càng thu hẹp.
Xuất phát từ thực tế ở địa phương nên tôi đã chọn đề tài:”Hiệu quả kinh tế sử
dụng đất canh tác ở Phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

9
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

2. Mục tiêu nghiên cứu

+ Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề sử dụng
đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân ở
phường Hương Chữtrong giai đoạn 2013-2015.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác của các
nông hộ.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập thông qua việc thiết kế bảng hỏi và tiến
hành phỏng vấn trực tiếp 90 hộ thuộc ba thôn của phường Hương Chữ.
-Số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu từ
UBNDphường Hương Chữ, Hợp tác xã nông nghiệp phường Hương Chữ, sách, báo,
Internet và các khóa luận trước...
3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn, các cán bộ nông nghiệp và các hộ
nông dân để lấy thơng tin nhằm hồn thiện đề tài nghiên cứu.
3.3.Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp phân tổ: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như mức đầu tư
chi phí, quy mơ đất đai, cơng lao động.... của các hộ điều tra mà tiến hành phân tổ để
phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác.
+Phương pháp phân tích thống kê: Từ các số liệu thu thập được, vận dụng các
phương pháp tương đối, số tương đối, số bình qn, phương pháp so sánh để phân tích
sự khác biệt giữa mức đầu tư, năng suất, sản lượng trên mỗi cây trồng.
+ Phương pháp hạch toán kinh tế: Hạch tốn kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp
cho các hộ nông dân là việc tổng hợp các khoản chi phí trong q trình sản xuất nhằm
sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng việc tính tốn, phân
tích và giám sát mọi khoản thu chi để sản xuất có lãi và tạo điều kiện mở rộng phát
triển sản xuất. Sử dụng các chỉ tiêu GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC... để đánh giá kết quả,
hiệu quả kinh tế sử dụng đất của hộ.
10

SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sửdụng đất canh tác phường Hương
Chữ năm 2015.
- Phạm vi thời gian: Số liệu năm 2013, 2014 và 2015 về sử dụng đất canh tác
của các hộ phường Hương Chữ.
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn 90 hộ thuộc 3 thôn
La Chữ, Phụ Ổ, Quê Chữ là 3 thôn đại diện cho tình hình sử dụng đất canh tác của
Phường Hương Chữ.

11
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ
DỤNG ĐẤT CANH TÁC
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất đai, đất nông nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
a) Khái niệm về đất đai
Theo luật đất đai Việt Nam (2003): “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, xã hội,
văn hoá, an ninh và quốc phòng”.
b) Phân loại đất đai
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp.
- Nhóm đất phi nơng nghiệp.
- Nhóm đất chưa sử dụng.
1.1.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp
a) Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệplà đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về

nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối và đất nông nghiệp khác.
b) Phân loại đất nông nghiệp
* Đất sản xuất nông nghiệp: là đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nơng nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
* Đất lâm nghiệp: là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu
chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá,
hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng
12
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới); bao gồm: đất
rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
* Đất nuôi trồng thủy sản: là đất được sử dụng chun vào mục đích ni, trồng
thủy sản; bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thủy
sản nước ngọt.
* Đất làm muối: là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
* Đất nơng nghiệp khác: là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và
các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu trại nghiên cứu thí
nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con
giống; xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ
nơng sản, thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản xuất nơng nghiệp.
1.1.2. Khái niệm và phân loại đất canh tác
1.1.2.1. Khái niệm về đất canh tác
Đất canh tác là một bộ phận của đất sản xuất nông nghiệp, là đất trồng các loại
cây ngắn ngày có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm và còn được gọi là
đất trồng cây hàng năm. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong quỹ đất sản xuất nơng
nghiệp nước ta vì đại bộ phận lương thực, thực phẩm được sản xuất ra trên loại đất
này, hơn nữa đất canh tác có tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp.
1.1.2.2. Phân loại đất canh tác
-Cây hàng năm có chu kỳ sản xuất dưới một năm, trong điều kiện thời tiết khí
hậu thuận lợi người ta có thể trồng cây nhiều vụ trong năm. Dựa vào chỉ tiêu này
người ta có thể phân đất canh tác thành các loại:
+ Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 lần của một loài hay nhiều loài
cây trồng trong năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa 1 vụ màu, 1 vụ lúa 2 vụ
màu...

+ Đất 2 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được hai lần trong năm với các công
thức luân canh như lúa - lúa, lúa - mùa, màu - màu...
13
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

+ Cịn đất 1 vụ là đất chỉ trồng và thu hoạch được một lần trong năm.
- Căn cứ vào các loại cây trồng trên đất, đất canh tác được chia thành:
+ Đất trồng lúa: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ 1 vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp
với sử dụng vào các mục đích khác nhau được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính;
bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.
+ Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng lúa nước cấy trồng từ 2 vụ lúa mỗi năm
trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây trồng hàng năm khác, có khó khăn đột xuất
mà chỉ trồng cấy được 1 vụ hoặc phải bỏ hố khơng q một năm.
+ Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng lúa nước không phải chuyên trồng lúa nước.
+ Đất trồng lúa nương là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có
cải tạo để chăn ni gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo; bao
gồm các loại: đất trồng cỏ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: khơng phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn
nuôi bao gồm đất chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm…
1.1.3. Đặc điểm của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp
- Ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.
Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành khai phá
đưa đất hoang hoá vào sử dụng đất để tạo ra của cải cho con người thì ruộng đất đã kết
tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động. Đặc điểm này

đặt ra trong q trình sử dụng con người phải khơng ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng
đất, làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn.
- Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất đai là
không có giới hạn.
Số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác bị giới hạn về mặt không gian nhất
định, bao gồm: Giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Diện tích đất đai của tồn bộ
hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là con số hữu hạn, đó là giới hạn
tuyệt đối của đất đai. Khơng phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác
được, tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng
nước mà diện tích đất nơng nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm thích
14
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

hợp. Đó là giới hạn tương đối, giới hạn này nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự
nhiên. Do vậy, cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp lý ruộng đất, sử dụng một cách
tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang mục đích khác.
Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất là
khơng có giới hạn, nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư vốn,
sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm đem lại trên
trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn. Đây là con đường kinh doanh chủ yếu
của nông nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản cung cấp cho xã hội lồi
người.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều.
Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết,
ngược lại, ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu có vị trí cố định gắn liền với điều kiện

tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng. Để kết hợp với ruộng đất, người lao động và
các tư liệu sản xuất khác phải tìm đến với ruộng đất như thế nào là hợp lý và có hiệu
quả. Muốn thế, một mặt phải quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí các trung tâm
dịch vụ và phân bố các điểm dân cư hợp lý. Mặt khác, phải cải thiện điều kiện tự
nhiên, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều
kiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Ruộng đất có chất lượng khơng đồng đều giữa các khu vực và ngay trên từng
cánh đồng. Đó là kết quả của quá trình hình thành đất và canh tác của con người. Vì
thế trong quá trình sử dụng cần thiết phải cải tạo, bồi dưỡng đất, không ngừng nâng
dần độ đồng đều của đất.
- Đất đai - tư liệu sản xuất chủ yếu khơng bị hao mịn và đào thải khỏi quá
trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn.
Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mịn hữu hình
và hao mịn vơ hình. Cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng
tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao, giá rẻ hơn, còn ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ
yếu khơng bị hao mịn, nếu sử dụng hợp lý, chất lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn,
sức sản xuất của ruộng đất lớn hơn cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích
canh tác. Xuất phát từ đặc điểm này, để sử dụng đất có hiệu quả thì cần phải quản lý
15
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

đất đai thật tốt, phân loại đất đai chính xác, bố trí sản xuất nông nghiệp hợp lý, thực
hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng suất, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.
1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất canh tác
Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng

nguồn lực xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan
trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người
đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo
điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.
Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả
kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và
mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần
tăng thêm lợi ích của xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được với lượng chi phí bỏ trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá
trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực
đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng
như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động sản xuất, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội. Quan niệm hiệu quả kinh
tế ở các hình thái kinh tế khác nhau khơng giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
- xã hội và mục đích yêu cầu của một nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà
đánh giá theo những góc độ khác nhau phù hợp.
Qua đó, có thể thấy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức
độ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp, cơ sở để lựa chọn phương án sử dụng canh tác trên
quỹ đất hiện có nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.Hiệu quả kinh tế là
mục tiêu chính của các nơng hộ sản xuất nơng nghiệp.
+ Hiệu quả xã hội

16
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng
khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp, thu nhập bình qn
trên đầu người và bình qn diện tích trên đầu người.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là
tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả
sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá
hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp là nội dung được nhiều nhà
khoa học quan tâm.
+ Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động
sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng
khơng nhỏ đến mơi trường. Đó có thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh
hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả mơi
trường. Chính vì vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh
tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận khơng tích cực.
Xét về khía cạnh hiệu quả mơi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng đất khơng
bị thối hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác.Bên cạnh đó cịn có
các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống phụ trợ
trong sản xuất nông nghiệp như chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa.
1.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác
1.5.1.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
- Điều kiện đất đai,khí hậu:
Mỗi một loại cây trồng thích hợp với một loại đất nhất định. Độ phì nhiêu của
đất là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, từ đó ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng đất. Đất phì nhiêu mang lại hiệu quả cao và ngược lại.
Khí hậu, thời tiết quyết định đến số vụ trồng trong năm. Khí hậu là yếu tố rất
quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến năng suất và sản lượng cây trồng. Nắm vững yếu tố

khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh được tác hại do khí hậu gây ra, đem lại năng
suất cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

17
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

- Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng là những yếu tố quyết định đến lựa chọn cây
trồng, định hướng đầu tư thâm canh.
1.1.5.2. Nhóm nhân tố kinh tế, xã hội
- Vấn đề quy hoạch và bố trí hệ thống cây trồng: Điều này được thể hiện qua
việc lựa chọn loài cây trồng và hệ thống cây trồng cũng như mức độ đầu tư cho sản
xuất.Việc lựa chọn loại cây trồng và hệ thống cây trồng nào thích hợp để lợi dụng tốt
nhất điều kiện khí hậu và đất đai ở mỗi vùng là trọng tâm cơ bản của việc nâng cao
hiệu quả kinh tế sử dụng đất Điều này đòi hỏi công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở
mỗi vùng phải được thực hiện một cách hợp lý nhằm khai thác đất theo chiều rộng và
là cơ sở cho đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỷ thuật, thực hiện tập trung hố,
chun mơn hố nơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp và các nguồn lực khác.
- Phương thức canh tác: bao gồm các biện pháp kỹ thuật canh tác, là những tác
động của con người vào đất đai, cây trồng, vật ni nhằm tạo nên sự hài hồ giữa các
yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên
của sinh vật. Bên cạnh đó, tập quán canh tác cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các tác
động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại cây trồng và sử dụng các đầu vào nhằm đạt được
các mục tiêu kinh tế. Trong trồng trọt, mỗi loại cây trồng đều có một phương thức
canh tác khác nhau, đòi hỏi cần phải nắm vững được yêu cầu các biện pháp kĩ thuật để

canh tác thì mới có hiệu quả, đồng thời loại bỏ những phương thức canh tác lạc hậu
gây tác hại xấu cho đất, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
1.1.5.3. Nhóm nhân tố người lao động:
- Số lao động của nông hộ: Là số lao động mà hộ gia đình đang có phục vụ sản
xuất nông nghiệp của hộ. Số lao động càng lớn việc áp dụng các biện pháp cải tạo đất
càng thuận lợi, hộ có điều kiện chăm sóc ruộng đất mình tốt hơn.
- Giới tính của chủ hộ cũng có quyết định không nhỏ trong việc sử dụng đất.
- Độ tuổi của chủ hộ: Hộ trẻ tuổi ít chín chắn, nóng vội thiếu kinh nghiệm trong
sản xuất nên áp dụng các biện pháp cải tạo đất kém hiệu quả. Hộ lớn tuổi thường có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thực tế nhưng hay sai lầm do tính tập quán, truyền
thống của họ khó thay đổi, đồng thời họ là người ít năng động và rất bảo thủ.
18
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

- Trình độ năng lực của chủ hộ (vốn, kiến thức, khả năng thích ứng với những
thay đổi mơi trường xung quanh.
1.1.5.4. Nhóm nhân tố thị trường:
- Thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng của mọi ngành sản xuất kinh
doanh. Hiện nay, cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nơng nghiệp đều đã hình
thành và ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển sản xuất.Tuy
nhiên, thị trường cho sản xuất nơng nghiệp nếu thiếu định hướng sẽ nảy sinh tính tự
phát, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ lành mạnh, gây khơng ít trở ngại, bất
lợi cho nơng dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hố nơng nghiệp.
1.1.5.5. Nhóm nhân tố cơ chế chính sách và tổ chức quản lý:
- Để đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung đất đai thành những vùng chun

canh sản xuất nơng sản hàng hố lớn cần khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ, ruộng đất
phân tán, manh mún, đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa đồng thời đẩy nhanh việc
miễn giảm thuế nông nghiệp nhằm khuyến khích nơng dân đầu tư phát triển sản xuất.
Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương chính sách đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng đặc biệt khó khăn trong đó có vùng gị đồi miền
núi nhằm góp phần cải thiện đời sống của người dân, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ
tầng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất.
1.1.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất canh tác
- Năng suất ruộng đất: Đây là chỉ tiêu biểu hiện giá trị tổng sản lượng nơng
nghiệp tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác (tính trong 1 năm)
N=Q/S (tính cho từng loại cây trồng).
Trong đó:
N: Năng suất ruộng đất.
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất.
S: Diện tích đất canh tác.
-Năng suất cây trồng: là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên 1sào
đất của loại cây trồng trong một vụ hay trong một năm.Chỉ tiêu này phản ánh trình độ

19
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

sản xuất của hộ, của địa phương hay của tồn ngành.Nó là một trong những yếu tố
quyết định đến cây trồng.


N = ∑ Q1 P1 D1
Trong đó:
N: Năng suất ruộng đất tính trong một năm trên một đơn vị diện tích canh tác.
Q: Khối lượng sản phẩm từng loại cây trồng sản xuất trong năm.
P1: Đơn giá từng loại nơng sản.
D1: Diện tích từng loại cây trồng.
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).
GO = Qi x Pi
Trong đó:
Qi: Là khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm i
- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà
chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản
xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra tăng thêm trong
thời kỳ sản xuất đó.VA = GO - IC
- Tổng chi phí (TC): Bao gồm tất cả các chi phí mà chủ thể đầu tư trong quá
trình sản xuất (gồm cả chi phí th mua và chi phí tự có)
- Lợi nhuận (LN): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và tổng chi phí
LN = GO – TC
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác
- Hệ số sử dụng ruộng đất là chỉ tiêu phản ánh cường độ sử dụng đất canh tác
Hệ số sử dụng đất = Tổng DT gieo trồng/Tổng DT canh tác
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đơn vị chi phí trung gian
+ Giá trị sản xuất trên CPTG (GO/IC): Cho biết một đồng chi phí vật chất và
dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
+ Giá trị gia tăng trên CPTG (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí vật chất và
20
SVTH: Trần Hữu Hiếu



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
+ LN/IC: Cho biết cứ một đồng chi phí vật chất và dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để
sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả trên 1 đơn vị lao động
+ Giá trị sản xuất trên lao động (GO/LĐ)
+ Giá trị gia tăng trên lao động (VA/LĐ)
- Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất và chi phí trung gian
+ Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO). Chỉ tiêu này phản ánh trong 1
đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC). Chỉ tiêu này phản ánh trong 1
đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Hiện trạng đất nông nghiệp tại Việt Nam
Theo kết quả thống kê năm 2014 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng diện
tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.096,7 nghìn ha với ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi.
Hiện nay cả nước ta có 26.822,9nghìn ha đất nơng nghiệp chiếm 81.04 % diện
tích đất tự nhiên.
Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp như sau:
- Đất sản xuất nơng nghiệp 10.231,7nghìn ha chiếm 38,14 %diện tích đất nơng
nghiệp.
Trong đó:
+ Đất trồng cây hằng năm là 6.409,5nghìn ha, gồm đất trồng lúa: 4.078,6nghìn
ha, đất cỏ dùng vào chăn ni: 41,3nghìn ha, đất trồng cây hằng năm khác: 2.289,6
nghìn ha.
+ Đất trồng cây lâu năm là 3.822,2nghìn ha.

- Đất lâm nghiệp với 15.845,2nghìn ha chiếm 59,07% diện tích đất nơng nghiệp
của cả nước.
- Đất có mặt nước dùng vào ni trồng thủy sản: 707,9nghìn ha chiếm 2,64%
diện tích đất nơng nghiệp.

21
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

- Đất làm muối 17,9 nghìn ha (chiếm 0,07% diện tích đất nơng nghiệp), đất
nơng nghiệp khác là 4,5 nghìn ha (chiếm 0,02% diện tích đất nơng nghiệp).
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của nước ta(Tính đến 01/01/2014)
(Đơn vị tính: Nghìn ha)

Cả nước
Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
1.1 Đất trồng cây hằng năm
-Đất trồng lúa
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
-Đất trồng cây hằng năm khác
1.2 Đất trồng cây lâu năm
2.Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4.Đất làm muối
5.Đất nơng nghiệp khác


Tổng diện tích (nghìn



ha)
33.096,7
26.822,9
10.231,7
6.409,5
4.078,6
41,3
2.289,6
3.822,2
15.845,2
707,9
17,9
4,5

(%)
100
81,04
38,14
23,90
15,21
0,15
8,54
14,25
59,07
2,64

0,07
0,02

cấu

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Hương Trà.
Theo số liệu thơng kê diện tích đất nơng nghiệp năm 2016, tồn Thị xã có
39.996,74 ha đất nơng nghiệp, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 30.007,43 ha, tổng diện
tích đất ni trồng thủy sản là 330,93 ha, và tổng diện tích đất nơng nghiệp khác là
87,26 ha. Diện tích, cơ cấu các loại đất nơng nghiệp cụ thể như sau:

22
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

Bảng 2: Thống kê diện tích đất nơng nghiệp thị xã Hương Trà
(Đến ngày 31/12/2015)
(Đơn vị tính diện tích : ha)
Thứ tự
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.1.1
1.1.1.1.2

1.1.1.1.3
1.1.1.2
1.1.1.2.1
1.1.1.2.2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5

Loại đất
Tống diện tích đất nơng nghiệp
Đất sản xuất nơng nghiệp
Đất trồng cây hằng năm
Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng lúa nước còn lại
Đất trồng lúa nương
Đất trồng cây hằng năm khác
Đất bằng trồng cây hằng năm khác
Đất nương rẩy trồng cây hằng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất ni trồng thủy sản

Đất làm muối
Đất nơng nghiệp khác

Diện tích
39.996,74
9.571,12
5.393,26
3.745.26
3.460,36
285,27
1.647.63
1.483,62
158,82
4.177,85
30.007,43
18.190,65
11.816,79
330,93
87,26

(Nguồn: Phịng Tài ngun và mơi trường thị xã Hương Trà năm 2016)

23
SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh


CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁCỞ PHƯỜNG
HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015.
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Phường Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí
phía Nam của thị xã, cách trung tâm thị xã từ 8-9 km và tiếp giáp với thành phố Huế.
Nằm ở nút giao thông quan trọng Quốc lộ 1A và đường tránh Tây Nam thành phố Huế,
có tuyến đường liên Hương Chữ, Hương An, nối đường Tây Nam và tỉnh lộ 12B.
- Phía đơng giáp với phường Hương An, phường An Hịa (Thành phố Huế)
- Phía tây giáp với phường Hương Xuân
- Phía nam giáp với phường Hương Hồ và xã Hương Bình
- Phía bắc tiếp giáp với xã Hương Tồn
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 1585 ha, tỷ lệ so với thị xã Hương
Trà là 3,05%.
Địa hình của phường là đồi núi và đồng bằng thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo
thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng trải rộng từ chân
núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và phường Hương Xuân, hình thành hai vùng sản
xuất lúa, cây cơng nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt.
Tóm lại, phường Hương Chữ có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng có điều
kiện cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp cũng như giao lưu văn hóa xã hội,
chuyển giao khoa học kỹ thuật và trong tương lai đây là cầu nối giữa thị xã Hương Trà
và thành phố Huế.
2.1.1.2. Địa hình, đất đai.
Hương Chữ là một phường vùng đồng bằng và bán sơn địa thuộc thị xã Hương
Trà, được phân thành 7 thôn. Địa hình mang đặc thù của vùng Duyên hải miền Trung,
dốc và thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao,
24

SVTH: Trần Hữu Hiếu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh

độ cao bình quân 100 m và đồng bằng bằng phẳng (độ cao bình quân 2,5 m so với mặt
nước biển).
Do cấu trúc địa hình cho nên trên địa bàn phường có hai loại đất chính là đất
phù sa được bồi đắp hằng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng phù sa cổ và một số ít
đất đỏ vàng trên đá sét, loại đất chủ yếu là thịt trung bình, cát pha.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết.
Phường Hương Chữ cũng như các địa phương khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế
đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa rõ rệt là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là
25,30C, tháng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 6 nhiệt độ dao động khoảng 35-38,8 0C,
nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41,80C, thấp nhất là tháng 12 và tháng 12 và tháng 1
năm sau, nhiệt độ khoảng 12,40C-140C. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc, mùa hạ có gió Tây Nam khơ nóng, lượng mưa phân bố khơng đều nên thường
hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt.
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tương đối cao khoảng từ 85-87%. Lượng
mưa phân bố không đều trong năm, mưa tập trung bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào
cuối tháng 2 hằng năm, vào những tháng này thường xảy ra bão lũ và lượng mưa bình
quân cả năm khá cao đật 3.056,0 mm. Lượng mưa tương đối cao sẽ có tác động giảm
được chi phí thủy lợi cho sản xuất. Tuy nhiên trong những tháng mùa mưa thường chịu
ảnh hưởng của những đợt biến đổi khí hậu phức tạp, khơng khí lạnh từ Bắc tràn xuống.
Mùa mưa thường kéo dài dai dẳng, khí hậu có sự chuyển biến đột ngột nằm giữa đèo
Ngang và đèo Hải Vân nên bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập trung và thường
xuyên xảy ra từ tháng 10 đến tháng 11 gây lũ lụt hàng năm, ảnh hưởng đến tình hình

sản xuất cũng như đời sống kinh tế xã hội.
2.1.1.4. Chế độ thủy văn.
Phường Hương Chữ là phường có điều kiện thủy văn và thủy lợi rất tốt. Tuy
trên địa bàn phường khơng có sơng lớn nhưng phường có chịu ảnh hưởng của sơng
Hương, sơng Bồ, có hồ chứa nước Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha lúa của HTX Phú An,
đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh Chợ Rọ. Ngoài ra,
phường cịn có các ao hồ chứa nước khá lớn như Bàu Sen, Bàu Tằm là nguồn cung cấp
25
SVTH: Trần Hữu Hiếu


×