Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo bồi dưỡng thường xuyên cá nhân modul 22,24,25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.05 KB, 9 trang )

TRƯỜNG THCS ĐẠI HƯNG
TỔ TỰ NHIÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đại Hưng, ngày 10 tháng 5 năm 2016

BÁO CÁO
KẾT QUẢ TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2015 - 2016
Họ và tên giáo viên: Bùi Thanh Liêm
Ngày tháng năm sinh: 21/10/1980
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Toán
Nhiệm vụ được phân công: giảng dạy toán 6,9
Chức vụ: Tổ trưởng tổ tự nhiên

Giới tính: Nam
Năm vào ngành: 2001
Tổ chuyên môn: Tự nhiên

Thực hiện kế hoạch BDTX số 05/KH-BDTX ngày 03 tháng 9 năm 2015 của
trường THCS Đại Hưng về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL và giáo viên
trường THCS Đại Hưng và kế hoạch BDTX của tổ chuyên môn tổ tự nhiên
Tôi báo cáo công tác BDTX năm học 2015-2016 cụ thể như sau:
NỘI DUNG.
Báo cáo kết quả tự BDTX nội dung bồi dưỡng 3: Đây là khối kiến thức
tự chọn, nhà trường căn cứ Thông tư số 31 ngày 08/8/2011 và Thông tư số
36 /2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo
dục thường xuyên.


- Phần 1: Phần nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định
trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.
Modul 22
a. Nhận thức:
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, bên cạnh đó là
giá thành của các thiết bị, máy móc giảm đáng kể, giáo viên có nhiều cơ hội tiếp
xúc với nhiều phần mềm dạy học. Có thể kể đến một số các phần mềm thông dụng
mà giáo viên bộ môn nào cũng có thể sử dụng trong quá trình soạn thảo nội dung
dạy học của mình.
Thời gian gần đây, việc thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính đang là
vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên. Có rất nhiều phần mềm máy tính hỗ trợ thiết
kế chuyên nghiệp như Articulate, Violet, Director, Flash... Tuy nhiên, đa số giáo
viên thích dùng PowerPoint hơn vì dễ sử dụng và có sẵn trong bộ phần mềm
Microsoft Office.


Với PowerPoint, giáo viên có thể sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt cảnh
(animation) cùng các thành phần multimedia như hình ảnh, âm thanh, siêu liên kết
(hyperlink), video nhúng trực tiếp vào PowerPoint…
Hiện nay, giáo viên đã rất quen với việc soạn thảo bài trình chiếu bằng
Powerpoint. Từ tập tin Powerpoint đã có, để tạo hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning
theo cuộc thi do Bộ GD&ĐT phát động, chỉ cần cài đặt bổ sung phần mềm Adobe
Presenter và thực hiện thêm một số thao tác đơn giản Adobe Presenter giúp chuyển
đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết
minh, có câu hỏi tương tác, khảo sát, mô phỏng ... Điều khẳng định là Adobe
Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế như SCORM 2004
- Đây là phần mềm tạo bài giảng điện tử, trực quan, thân thiện và dễ dùng. Phần
mềm có các chức năng tương tự phần mềm PowerPoint và có một số điểm mạnh
hơn như cho phép đưa vào file Flash, PDF, PowerPoint, website, ..., xuất ra nhiều
định dạng EXE, SCORM, web, tạo trắc nghiệm,...

b. Tiếp thu:
1. Sử dụng thành thạo phần mềm Powerpoin và phần mềm sketpack trong dạy học.
2. Sử dụng được phần mềm Adobe Presenter 7.0 để tạo bài giảng Elearing
Modul 24
a. Nhận thức:
4.2.1. Kiểm tra, đánh giá là gì?
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với
người học nhằm thu những thông tin cần thiết để đánh giá.
Gắn liền với khái niệm đánh giá, một số tác giả còn đề cập đến các khái niệm “đo”
“lượng giá”.
+ Đo, theo định nghĩa của J.P.Guilford, là gắn một đối tượng hoặc một biến cố
theo một qui tắc được chấp nhận một cách logíc.
Sự đo liên quan đến dụng cụ đo, một dụng cụ đo có 3 tính chất cơ bản:
- Độ giá trị, đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại lượng được đo.
- Độ trung thực, đó là khả năng luôn luôn cung cấp cùng một giá trị của cùng một
đại lượng đo với cùng dụng cụ đó.
- Độ nhậy, đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt hai đại lượng chỉ khác
nhau rất ít.
+ Lượng giá theo tiêu chí là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra.
+ Đánh giá là khâu tiếp theo khâu lượng giá, là việc đưa ra những kết luận nhận
định, phát xét về trình độ của học sinh, xét trong mối quan hệ với quyết định cần
đưa ra (theo mục đích đã định kiểm tra đánh giá).
Trong thực tế nhiều khi người ta không phân biệt “lượng giá” và “đánh giá” mà chỉ
dùng một thuật ngữ chung là đánh giá.
4.2.2. Mục đích của kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan
xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét về cả định lượng và định tính kết quả học tập,
đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của học sinh. Bởi vậy, cần phải xác
định “thước đo” và chuẩn đánh giá một cách khoa học, khách quan.
Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng là một khâu quan trọng,

không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở nhà trường.


Đánh giá chất lượng dạy học là một vấn đề luôn được các cấp quản lý giáo dục
quan tâm, đặc biệt đánh giá chất lượng dạy học, kết quả học tập của học sinh .
Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong quá trình giáo
dục. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với
một chất lượng cao hơn.
Các mục tiêu giảng dạy không thể là những mục tiêu “chung chung” mà trái lại
phải được phát biểu một cách rõ ràng có thể làm căn bản cho việc đo lường..
Một trong những mục đính của đánh giá:
• Xác định kết quả theo mục tiêu đã đề ra.
• Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của học sinh.
• Cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp cho giáo viên giảng dạy tốt
hơn.
• Giúp cho bản thân trong công tác quản lý và giảng dạy tốt hơn.
Kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến mục tiêu nội dung chương trình,
phương pháp, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn chất lượng và hiện quả của quá
trình này.
4.2.3. Chức năng của kiểm tra, đánh giá
Chức năng kiểm tra là chức năng cơ bản và đặc trưng, thể hiện ở chỗ phát hiện
tình trạng nhận biết kiến thức đã học, mức độ hiểu và áp dụng kiến thức đó, vận
dụng linh hoạt vào tình huống mới của sinh viên. Mặt khác, thể hiện phương tiện
kiểm tra và các phương pháp dạy học của giáo viên.
Chức năng dạy học của kiểm tra, đánh giá thể hiện có tác dụng có ích cho người
học cũng như người dạy trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Các bài trắc
nghiệm giao cho sinh viên nếu được soạn thảo một cách công phu có thể được xem
như một cách diễn đạt các mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kỹ năng
nhất định. Nó có tác dụng định hướng hoạt động học tập tích cực chủ động của học
sinh.

Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học. Việc kiểm tra đánh giá
trình độ kỹ năng đòi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài trắc nghiệm và các tiêu
chí đánh giá, căn cứ mục tiêu dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức kỹ
năng. Các bài kiểm tra này có thể sử dụng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy
học và hiệu quả của phương pháp dạy học.
Ba chức năng trên luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, tuỳ vào đối
tượng hình thức, phương pháp đánh giá mà một chức năng nào đó có thể sẽ trội
hơn.
b. Tiếp thu nội dung:
I. KỸ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
II. Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá
1. Mục đích của kiểm tra đánh giá


2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá
3. Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh
4. Nguyên tắc quán triệt trong kiểm tra đánh giá
5. Các hình thức kiểm tra, đánh giá cơ bản
Modul 25
a. Nhận thức:
1. Tìm hiểu khái niệm liên quan đến các khái niệm viết sáng kiến kinh nghiệm
trong trường THCS
- Phương pháp tiến hành: Chúng ta thường dùng những khái niệm “ Sáng kiến kinh

nghiệm là gì?’ “Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến”
+ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
+ Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm phải tiến hành như thế nào?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm có cần phải nghiên cứu khoa học không?
Với việc tìm hiểu các khái niệm này, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu
khoa học để chuẩn bị tốt cho việc viết sáng kiến kinh nghiệm
2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
Sau khi học xong hoạt động này:
- Tôi xác định được ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
sư phạm của giáo viên là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ,đối với sự tiến bộ
của khoa học giáo dục.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp :
hình thành năng lực nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn : hình thành các kĩ
năng nghiên cứu khoa học như: Kĩ năng phát hiện, kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là thường xuyên cập nhật , mở rộng kiến thức, nâng
cao chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm -> Hoạt động sư phạm và bộ môn có chất
lượng hơn.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp nhà giáo biết tư duy nghề nghiệp, biết xác
định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.hình dung các bước đi, dự doán
được các tình huống sư phạm có thể xảy ra.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ tổng kết được quá trình nghiên cứu khoa học của
mình và kết quả đạt được.
3, Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
- Phải biết lựa chọn đề tại tiêu biểu .
- Xác đinh những yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu
- Đề tài thường được bắt nguồn từ việc giải quyết thực tế các tình huống sư phạm .
Đó có thể là quá trình giáo dục của bản thân hay đồng nghiệp
4, Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.
Học xong hoạt động này tôi nhận thấy:

- Đây không phải là một bản báo cáo thành tích mà là một bản báo cáo có cơ sở
khoa học , thực tiễn, có phân tích và rút ra những kết luận khách quan có lợi và
hiệu quả cho bản thân và nhà trường.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm là nâng cao chất lượng giáo dục
- Có tính ứng dụng cao.báo cáo có khoa học, thuật ngữ khoa học chính xác.


- Bản thân tôi đã ứng dụng vào việc viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài
b. Tiếp thu nội dung:
Bản thân tôi đã ứng dụng vào việc viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài
Vận dụng bất đẳng thức Côsi để tìm cực trị
Phần 2: Phần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động
nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.
Vận dụng Modul 22:
Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã soạn được các bài giảng powerpoin để giảng
dạy trong đợt thao giảng và đợt kiểm tra giáo viên
Tạo được 1 bài giảng Elearing gửi về phòng giáo dục
Vận dụng Modul 24
Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã sử dụng kĩ thuật ra đề kiểm tra để ra đề kiểm tra
một tiết, kiểm tra học kì môn toán 6, toán 9 được phân công giảng dạy trong năm
học.
Vận dụng Modul 25
Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng
bất đẳng thức Côsi tìm cực trị, kết quả được hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh
nghiệm huyện Khoái Châu đánh giá xếp loại C cấp huyện
* Phần tự nhận xét và đánh giá
Bản thân tôi đã tự nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch đề ra,
đầy đủ các Modul, có ghi chép vào sổ BDTX rõ ràng theo yêu cầu và quy định của
ngành. Các nội dung đã bồi dưỡng đều được nghiên cứu kĩ và nhận xét từng phần,
áp dụng vào nhiệm vụ được giao. Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã thực hiện tốt

nội dung bồi dưỡng thường xuyên.
Trên đây là báo cáo kết quả công tác BDTX của cá nhân tôi. Mong các đồng
chí trong tổ chuyên môn góp ý. Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
(Ký ghi rõ họ tên)


TRƯỜNG THCS ĐẠI HƯNG
TỔ TỰ NHIÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đại Hưng, ngày 10 tháng 5 năm 2016

BIÊN BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BDTX GIÁO VIÊN

1. Họ và tên giáo viên được nhận xét, đánh giá: Bùi Thanh Liêm
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
Môn dạy: Toán 9, toán 6
2. Họ và tên, chức vụ của các thành viên trong tổ bộ môn:
3. Tổ chức báo cáo, nhận xét, đánh giá nội dung:
Vận dụng Modul 22 :
Vận dụng DHTH là một yêu cầu tẩt yếu cửa việc thục hiện nhiệm vụ dạy
học ờ nhà trường phổ thông. Việc có nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường
phổ thông hiện nay là sự thể hiện quá trình thục hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. Đồng
thời thông qua Modul này bản thân xây dựng được kế hoạch dạy học phù hợp với
môn học, vị trí công tác và đạt kết quả cao.
Vận dụng Modul 17: Tìm kiếm, khai thác và xử lí thông tin phục vụ bài giảng.

Thông qua Module THCS 17 đã giúp cho bản thân nắm được một cách hệ
thống khái niệm thông tin, các dạng thông tin trong cuộc sống và vai trò quan trọng
của thông tin trong việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng đào tạo. Biết đuợc các
kỉ thuật tìm kiếm thông tin trên mạng Internet nhằm nhanh chóng tìm được các
nguồn thông tin quý giá làm phong phú cho bài giảng của bản thân. Ngoài ra còn
giúp cho bản thân xử lí được thông tin trước khi đưa vào bài giảng và làm chủ
được một sổ phần mềm xủ lí thông tin dạng ảnh, video thông thường và thành thạo
việc xử lí các thông tin lẩy được từ Internet.
Vận dụng Modul 20: Sử dụng các thiết bị dạy học.
Sau khi được nghiên cứu modul này, bản thân tôi nhận thức sâu sắc hơn về tầm
quan trọng của TBDH và khẳng định rõ vai trò của TBDH trong đổi mới phương
pháp dạy học môn thể dục, nắm đuợc hệ thổng TBDH môn thể dục hiện có ở
trường. Từ đó thường xuyên sử dụng các thiết bị và đồ dùng hiện có để nâng cao
chất lượng giảng dạy và giáo dục. Đồng thời nghiên cứu và tự làm ĐDDH để phục
vụ vào động giảng dạy và giáo dục nói chung đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó
hướng dẫn cho học sinh tự làm những đồ dùng thiết thực liên quan đến môn học.
Vận dụng Modul 23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thông qua Modul này bản thân giáo viên đã xác định được vai trò, chức
năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với lí luận dạy


học hiện đại.
- Mô tả được các phuơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học lập, chỉ ra những ưu
điểm và hạn chế của từng phương pháp và yêu cầu khi sử dụng từng phương pháp.
- Sử dụng thành thạo các phuơng pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng tình
huổng cụ thể và mục tiêu học tập đã xác định.
- Có ý thức tích cực và sẵn sàng đổi mới kiểm tra, đánh giá, đánh giá theo hướng
chuẩn hoá nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp úng yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay.
Vận dụng Modul 24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.

- Thông qua Modul này giáo viên đã nắm đuợc các bước cơ bản để xây dụng đề
kiểm tra, nắm được kỉ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
như: biết xác định mục đích kiểm tra, phương pháp, hình thức kiểm tra, xây dựng
ma trận cho đề kiểm tra, viết đề kiểm tra và hướng dẫn chấm điểm.
- Thục hiện được việc biên soạn đề kiểm tra cho môn học cụ thể.
- Sử dụng được các kỉ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học để đánh giá kết quả
học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học.
Vận dụng Modul 25: Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.
Thông qua Modul này giáo viên đã nắm được các bước cơ bản để viết sáng
kiến kinh nghiệm cho giáo viên đồng thời đã nhận thức đúng đắn đây là nhiệm vụ
thiết thực của giáo viên trong nhà trường.
4. Điểm tự đánh giá: Bằng số:......................Bằng chữ:.......................................
5. Nhận xét, đánh giá của tổ/nhóm bộ môn:
* Ưu điểm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Khuyết điểm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Đề nghị:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

* Kết quả đánh giá: Bằng số................Bằng chữ..................................................

GV được nhận xét, đánh giá

Tổ trưởng


(Mẫu 2: Mẫu tổng hợp kết quả BDTX của các đơn vị trường)
TRƯỜNG THCS ĐẠI HƯNG
TỔ ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đại Hưng, ngày 10 tháng 5 năm 2016

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ BDTX GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2015-2016
(Kèm theo báo cáo số:.....)
Điểm ND 3
Môn Điể Điể
Điểm Xếp
Mô Mô Mô Mô
TT
Họ và tên
dạy( m
m
TB loại
đun. đun. đun. đun. ...
1) ND 1 ND 2
.. ..
..
..

1
2
3
...

Ghi
chú

THỐNG KÊ KẾT QUẢ
Tổ
ng
số
CB
QL
,
GV

Số tham gia BDTX

Số lượng

Người lập
(Chữ ký, họ tên)

TL
%

Số
Số
CBQ

GV
L

Kết quả
G
SL

K
TL
%

SL

TB
TL
%

SL

TL
%

Không hoàn
thành KH
SL

TL %

Đại Hưng ,ngày....... tháng 05 năm2015
Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


(Mẫu 3: Mẫu tổng hợp kết quả BDTX của các đơn vị trường học)



×