Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Ứng dụng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SAAS software as a service cho các dịch vụ phần mềm cấp phường,xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


DƯƠNG BÁ CƯỜNG

ỨNG DỤNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ
MÔ HÌNH SAAS (SOFTWARE AS A SERVICE) CHO
CÁC DỊCH VỤ PHẦN MỀM CẤP PHƯỜNG/XÃ
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm
Mã số: 60480103

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ÁI VIỆT

Hà Nội - 2015
1


LỜI CAM ĐOAN
Được sự cho phép của UBND Xã Thiệu Dương cung cấp tài liệu về chức năng
nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Chính quyền Cấp Phường/Xã làm tài liệu tham khảo và
sử dụng một số thông tin của tài liệu vào đồ án này. Tôi xin cam đoan nội dung của
luận văn đã được sự đồng ý sử dụng những thông tin đó và không sử dụng tùy ý nội
dung luận văn vào mục đích khác;
Bên cạnh đó nội dung của luận văn hoàn toàn là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Ái Việt – Nguyên Viện trưởng Viện CNTT – Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan nguồn tài liệu tham khảo được liệt kê và sử dụng đúng nguyên


tắc.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này trước Hội đồng phản biện./.

Học Viên

Dương Bá Cường

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên tôi muốn gửi đến đó là lời
cảm ơn trân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ái Việt – Nguyên Viện trưởng
Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, người Thầy đã trực tiếp hướng
dẫn, bảo ban tôi trong suốt quá trình thực hiện làm luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến UBND Xã Thiệu Dương – Thành phố Thanh Hóa, đã
giúp tôi tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ cũng như mô hình chính quyền cấp
Phường/Xã (bao gồm Phường/Xã, Thị trấn) để tôi có những tài liệu và căn cứ đưa ra
được giải pháp Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại
học Công nghê, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung cũng như các thầy cô trong Bộ
môn Công nghệ phần mềm nói riêng đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình tôi
tham gia học tại đây.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình cũng như bạn bè
đã luôn ủng hộ, động viên tôi để tôi có thể có điều kiện tốt nhất để học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 3
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................ 9
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 9
1.1.1. Vấn đề xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử trên thế giới và Việt Nam ............ 9
1.1.2. Về việc xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử tại cấp Phường/Xã ................... 10
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 10
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 10
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 10
1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 11
1.4. Các vấn đề chính cần giải quyết .......................................................................... 11
1.5. Dự kiến kết quả đạt được..................................................................................... 11
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ MÔ HÌNH
SAAS ........................................................................................................................ 12
2.1. Hướng nghiên cứu Chính phủ điện tử trên thế giới .............................................. 12
2.1.1. Các khái niệm về kiến trúc .............................................................................. 12
2.1.2. Lịch sử ra đời của kiến trúc tổng thể................................................................ 15
2.2. Phương pháp luận xây dựng kiến trúc.................................................................. 16
2.2.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 16
2.2.2. TOGAF ........................................................................................................... 16
2.2.3. Zachman Enterprise Framework ...................................................................... 24
2.2.4. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới .......................................................... 25
2.3. Việc xây dựng, phát triển Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Việt Nam ................... 28
2.3.1. Mô hình ITI-GAF............................................................................................ 28
2.3.2. Khung kiến trúc ITI-GAF................................................................................ 29
2.4. Mô hình SaaS (Software as a Service) ................................................................. 30

2.4.1. Khái niệm về SaaS .......................................................................................... 30
2.4.2. Lợi ích của SaaS ............................................................................................. 31
2.4.3. Các công nghệ cần thiết để xây dựng mô hình SaaS ........................................ 32
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG MÔ
HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CẤP PHƯỜNG/XÃ.................................................. 37
3.1. Hiện trạng Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã ..................................................... 37
3.1.1. Về thể chế ....................................................................................................... 37
3.1.2. Về nguồn lực................................................................................................... 38
3.1.3. Về tác nghiệp .................................................................................................. 38
3.2. Xác định mục tiêu kiến trúc ................................................................................. 38
3.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 38
3.2.2. Phạm vi ........................................................................................................... 38
3.2.3. Các đối tượng tham gia hệ thống ..................................................................... 38
3.3. Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã ....................................................... 38
3.3.1. Kiến trúc Thể chế ............................................................................................ 38
3.3.2. Kiến trúc Nguồn lực ........................................................................................ 43
4


3.3.3. Kiến trúc Tác nghiệp ....................................................................................... 46
3.4. Vòng đời phát triển kiến trúc ............................................................................... 48
CHƯƠNG 4. MỘT MÔ HÌNH ỨNG DỤNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AZURE
CỦA MICROSOFT ................................................................................................... 49
4.1. Phân tích nghiệp vụ ............................................................................................. 49
4.1.1. Các quy trình nghiệp vụ .................................................................................. 49
4.1.2. Quy trình quản lý văn bản đến......................................................................... 50
4.1.3. Quy trình quản lý văn bản đi ........................................................................... 53
4.1.4. Các module chức năng hệ thống ...................................................................... 56
4.2. Thiết kế hệ thống ................................................................................................. 57
4.2.1. Mô hình tổng thể chức năng hệ thống.............................................................. 57

4.2.2. Mô hình phân rã chức năng ............................................................................. 57
4.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu .......................................................................................... 59
4.3.1. Thiết kế bảng cơ sở dữ liệu ............................................................................. 59
4.3.2. Mô hình thực thể liên kết ................................................................................ 60
4.4. Xây dựng chương trình thử nghiệm ..................................................................... 61
4.4.1. Môi trường cài đặt, triển khai .......................................................................... 61
4.4.2. Các bước triển khai ứng dụng lên Window azure ............................................ 62
4.4.3. Màn hình giao diện ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................................... 68
5.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 68
5.1.1. Lý thuyết về Kiến trúc Chính phủ điện tử và mô hình SaaS............................. 68
5.1.2. Xây dựng kiến trúc chính phủ cấp Phường/Xã ................................................ 68
5.2. Đánh giá lợi ích, ưu điểm của phương pháp luận ................................................. 68
5.3. Bài học rút ra khi áp dụng phương pháp luận vào bài toán thực tế ....................... 68
5.4. Các vấn đề còn tồn tại ......................................................................................... 69
5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71

5


DANH MỤC VIẾT TẮT
Thuật ngữ/Từ viết tắt

Mô tả

EA

Enterprise architecture - Kiến trúc doanh nghiệp


DoD

Department of Defense

CPĐT

Chính phủ điện tử

G2B

Chính phủ và doanh nghiệp

G2C

Chính phủ và người dân

G2E

Chính phủ và cán bộ công chức, viên chức

G2G

Cơ quan chính phủ và cơ quan chính phủ

e-Government

Chính phủ điện tử

LAN


Mạng cục bộ

Người sử dụng

Người dân, doanh nghiệp đối với dịch vụ công trực
tuyến, và cán bộ công chức, viên chức đối với các
ứng dụng trong cơ quan chính phủ

TAFIM

Khung kiến trúc công nghệ dành cho quản lý thông
tin

GIF

GIF - Government Interoperability Framework:
Khung tương hợp cho Chính phủ điện tử

eGIF

eGovernment Interoperability Framework: Khung
tương hợp cho Chính phủ điện tử

SaaS

Software as a Service: Phần mềm như là dịch vụ

TOGAF

The Open Group Architecture Framework


Zachman

The Zachman Framework for Enterprise
Architecture

CNTT

Công nghệ thông tin

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình

Mô tả

Hình 2.1

Quá trình tiến hóa của các thành phần kiến trúc

Hình 2.2

TOGAF - Các thành phần chính

Hình 2.3

TOGAF - Phương pháp phát triển kiến trúc (ADM)


Hình 2.4

TOGAF – Các vòng lặp trong ADM

Hình 2.5

TOGAF - Khung nội dung kiến trúc chuẩn (Content Metamodel)

Hình 2.6

TOGAF - Mô hình tham chiếu công nghệ

Hình 2.7

TOGAF - Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp

Hình 2.8

Kiến trúc theo phương pháp của Zachman Enterprise Framework

Hình 2.9

Kiến trúc CPĐT theo kinh nghiệm của Mỹ

Hình 2.10

Kiến trúc CPĐT theo kinh nghiệm của Đức

Hình 2.11


Mô hình ITI-GAF

Hình 2.12

Khung kiến trúc ITI-GAF

Hình 2.13

Các thành phần của Microsoft Azure

Hình 2.14

Mô hình Máy chủ ảo của Microsoft Azure

Hình 2.15

Mô hình ứng dụng trong Microsoft Azure

Hình 2.16

Dữ liệu trong Microsoft Azure

Hình 2.17

Networking trong Microsoft Azure

Hình 2.18

Mô hình phát triển ứng dụng trong Microsoft Azure


Hình 2.19

Mô hình xác thực qua các thiết bị

Hình 2.20

Mô hình kết nối các ứng dụng trên mobile

Hình 2.21

Mô hình các dịch vụ media

Hình 3.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Cấp Phường/Xã

Hình 4.1

Quy trình nghiệp vụ xử lý văn bản đến

Hình 4.2

Quy trình nghiệp vụ xử lý văn bản đi

Hình 4.3

Mô hình tổng thể chức năng hệ thống

Hình 4.4


Mô hình phân rã chức năng Quản lý văn bản đến
7


Hình 4.5

Mô hình phân rã chức năng Quản lý văn bản đi

Hình 4.6

Mô hình phân rã chức năng Quản lý lịch làm việc

Hình 4.7

Mô hình phân rã chức năng thư viện văn bản

Hình 4.8

Mô hình phân rã chức năng Quản lý biểu mẫu hành chính

Hình 4.9

Sơ đồ thực thể liên kết chức năng Quản lý văn bản đến

Hình 4.10

Sơ đồ thực thể liên kết chức năng Quản lý văn bản đi do văn thư
phát hành

Hình 4.11


Khởi tạo ứng dụng trên window azure

Hình 4.12

Tải profile ứng dụng chuẩn bị cho triển khai

Hình 4.13

Deploy ứng dụng lên window azure – bước 1

Hình 4.14

Deploy ứng dụng lên window azure – bước 2

Hình 4.15

Deploy ứng dụng lên window azure – bước 3

Hình 4.16

Deploy ứng dụng lên window azure – bước4

Hình 4.17

Giao diện trang chủ hệ thống quản lý văn bản Cấp Phường/Xã

Hình 4.18

Giao diện trang quản lý văn bản đến


Hình 4.19

Giao diện thêm mới văn bản đến

Hình 4.20

Giao diện lịch làm việc

Hình 4.21

Giao diện giám sát ứng dụng của azure

8


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Vấn đề xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử trên thế giới và Việt Nam
Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đang làm biến đổi
sâu sắc đời sống, kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển và ứng dụng
CNTT&TT đang là cơ sở cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính phủ điện tử
tại các cấp (Chính phủ, Bộ, Ban nghành, Địa phương) là việc ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước tại cấp đó nhằm
cung cấp thông tin và dịch vụ cho công dân (G2C), doanh nghiệp (G2B), nhân viên
(G2E), các cơ quan nhà nước khác (G2G) nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong các
hoạt động của cơ quan nhà nước.
Chính phủ điện tử đổi mới tổ chức, đổi mới quy tắc hoạt động, tăng cường năng
lực của chính phủ, làm cho chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch
hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều

kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước.
Tuy nhiên việc triển khai Chính phủ điện tử ở mỗi quốc gia là khác nhau, dựa
trên những nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, khung pháp lý, trình độ phát triển CNTT và cách
làm khác nhau dẫn đến sự thành công và hiệu quả đạt được là khác nhau.
Ờ nhiều nước, việc xây dựng các hệ thống thông tin phần lớn chưa có một kiến
trúc toàn diện dẫn đến các hệ thống được đầu tư xây dựng chắp vá, thiếu đồng bộ,
không toàn diện, khả năng tích hợp kém… đặc biệt là nhiều hệ thống sau khi xây dựng
xong không đưa vào sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả do không đáp ứng được
nhu cầu thực tế. Trong bối cảnh đó nhu cầu đặt ra là phải có các phương pháp luận xây
dựng kiến trúc (hay còn gọi là “khung kiến trúc”) để giúp cho các cơ quan, chính phủ
có thể vận dụng để xây dựng kiến trúc CNTT cho mình (Kiến trúc Chính phủ điện tử).
Một số khung kiến trúc được tham khảo và được áp dụng nhiều trên thế giới có thể kể
đến như:
- Zachman (Zachman Framework for Enterprise Architecture - Khung Zachman)
[7].
- TOGAF (The Open Group Architecture Framework - Khung kiến trúc nhóm mở)
[8].
- FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework - Khung kiến trúc tổng thể
liên bang – Mỹ) [9].
Tại Việt Nam, những năm gần đây một số Bộ, Ban, Ngành,… đã nhanh chóng
nắm bắt được xu thế và đã áp dụng các khung kiến trúc trên vào việc xây dựng kiến
trúc CNTT tổng thể của mình tuy nhiên mức độ thành công chưa thực sự cao.
9


Gần đây một số chuyên gia của Viện CNTT – ĐH Quốc gia Hà Nội đã và đang
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung kiến trúc ITI-GAF (Information
Technology Institute – Government Architecture Framework) [1] với mục đích tạo
một khung kiến trúc dễ hiểu và dễ áp dụng cho các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam
trong việc xây dựng kiến trúc CNTT phù hợp với đặc trưng về nghiệp vụ, cơ sở hạ

tầng, khung pháp lý, trình độ phát triển CNTT của mình.
1.1.2. Về việc xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử tại cấp Phường/Xã
Ứng dụng CNTT ở cấp Phường/Xã là một vấn đề cấp bách để đưa các lợi ích
thiết thực hàng ngày của Chính phủ đến với người dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh
Việt Nam, xây dựng các dự án đầu tư cho ứng dụng tin học ở Phường/Xã chưa thực tế
cả về chất lượng nguồn nhân lực chưa đủ bảo đảm hỗ trợ vận hành các mạng LAN ở
cấp Phường/Xã và lãng phí về đầu tư. Bên cạnh đó các ứng dụng tại Phường/Xã đều
có thể chuẩn hóa và có nhiều nét tương đồng. Vì vậy, vấn đề tập trung ứng dụng Chính
phủ điện tử theo mô hình SaaS cho toàn bộ Phường/Xã trên phạm vi toàn Tỉnh có
nhiều thuận lợi, cả về hiệu quả đầu tư và đạt chất lượng sử dụng vận hành cao nhất.
Phần mềm như là Dịch vụ - SaaS (Software as a Service) là cách tổ chức các
phần mềm ứng dụng tập trung, và cung cấp như là dịch vụ đối với người sử dụng.
Cách tổ chức ứng dụng CNTT như vậy có ưu điểm là tiết kiệm công vận hành, bảo
hành bảo trì và nâng cấp. Mặt khác, các lỗi phần mềm chỉ cần sửa chữa một lần là có
thể áp dụng cho toàn hệ thống. Các phần mềm được dùng chung cho nhiều đơn vị
cũng tạo điều kiện cho tính tương hợp hệ thống và chia sẻ dữ liệu. Đặc biệt, các phần
mềm được xây dựng một lần sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư. Người sử dụng luôn luôn
được sử dụng các tính năng mới nhất và trả tiền theo mức độ sử dụng.
Tại Việt nam, với những điều kiện về hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và các
đặc trưng hành chính, cần áp dụng SaaS theo một kiến trúc riêng. Áp dụng Kiến trúc
EA (Enterprise Architecture) để xây dựng Chính phủ điện tử đến cấp Phường/Xã sẽ
đảm bảo tính thống nhất về tổng thế về Chính phủ Điện tử tại Việt Nam.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp luận xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SaaS.
- Mô hình tổ chức hành chính và nghiệp vụ cấp Phường/Xã.
- Cách áp dụng phương pháp luận xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử và mô
hình SaaS vào việc xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử cho các dịch vụ phần
mềm cấp Phường/Xã.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Tổng quan về phương pháp luận xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử. Giới
thiệu một số phương pháp nổi tiếng trên thế giới và một phương pháp của Việt
Nam.
10


- Mô hình SaaS và công nghệ cần thiết để xây dựng mô hình SaaS trên nền tảng
Azure của Microsoft.
- Mô hình tổ chức hành chính và nghiệp vụ cấp Phường/Xã.
- Xây dựng kiến trúc tổng thể cho các dịch vụ phần mềm cấp Phường/Xã.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp luận xây dựng kiến trúc.
- Nghiên cứu các tài liệu về mô hình SaaS và công nghệ cần thiết để xây dựng mô
hình SaaS trên nền tảng Azure của Microsoft.
- Tham khảo một số kiến trúc đã xây dựng.
- Tìm hiểu thêm các thông tin từ các bài báo, Internet.
- Khảo sát mô hình tổ chức hành chính và nghiệp vụ cấp Phường/Xã.
- Tham khảo ý kiến của Thầy hướng dẫn và các đồng nghiệp.
- Lựa chọn các phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra.
1.4. Các vấn đề chính cần giải quyết
- Đưa ra được cái nhìn tổng quan và dễ hiểu về các phương pháp luận xây dựng
kiến trúc Chính phủ điện tử.
- Vận dụng các phương pháp luận xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử đưa ra
được một khung nội dung kiến trúc cụ thể và các phương pháp xây dựng kiến
trúc cho các dịch vụ phần mềm cấp Phường/Xã.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm, các vấn đề còn tồn tại và hướng giải quyết tiếp
theo.
1.5. Dự kiến kết quả đạt được
- Nắm được tổng quan về các phương pháp luận xây dựng kiến trúc chính phủ điện
tử và mô hình SaaS.

- Biết cách áp dụng phương pháp luận xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử để
xây dựng kiến trúc tổng thể cho một hệ thống cụ thể - hệ thống các dịch vụ phần
mềm cấp Phường/Xã

11


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ MÔ
HÌNH SAAS
2.1. Hướng nghiên cứu Chính phủ điện tử trên thế giới
2.1.1. Các khái niệm về kiến trúc
 Khái niệm kiến trúc
Kiến trúc là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Theo
định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam, Kiến trúc là
“nghệ thuật thiết kế, xây dựng các công trình, thường là nhà cửa”. Khi tiến hành xây
dựng những công trình nhỏ, người ta thường không quan tâm lắm đến kiến trúc, nhưng
với những công trình lớn, kiến trúc giữ một vai trò đặc biệt quan trọng và là thành
phần không thể thiếu được của công trình.
Theo định nghĩa của Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ/Viện kỹ thuật điện và điện
tử (American National Standards Institute/Institute of Electrical and Electronics
Engineers – ANSI/IEEE) [21], kiến trúc của một hệ thống bao gồm: các thành phần cơ
bản của hệ thống và mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản này với nhau cũng như
các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế và phát triển hệ thống.
Kiến trúc xây dựng thường gắn liền với một dự án xây dựng, do vậy nó mang
tính chất dự án, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc cụ thể. Trước khi khởi công
dự án xây dựng, người ta đã phải hoàn thành xong kiến trúc. Trong suốt quá trình thực
hiện dự án xây dựng, hầu như kiến trúc ban đầu được giữ nguyên, không thay đổi. Sau
khi dự án kết thúc, kiến trúc ban đầu không được sửa đổi, cập nhật nữa, mà thường
được lưu vĩnh viễn như hồ sơ kèm theo công trình.
Điểm khác biệt cơ bản giữa khái niệm kiến trúc áp dụng trong lĩnh vực xây dựng

và khái niệm kiến trúc trong lĩnh vực công nghệ thông tin là, nếu như kiến trúc xây
dựng thường là không thay đổi thì kiến trúc công nghệ thông tin lại thường xuyên phải
thay đổi, cập nhật lai.
Kiến trúc công nghệ thông tin mang tính chất của một tiến trình liên tục. Do đặc
thù là vòng đời công nghệ rất ngắn và quy trình nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức cũng
thường xuyên được điều chỉnh, trong suốt tiến trình này, kiến trúc công nghệ thông tin
thường xuyên được thay đổi, cập nhật.
Ngoài ra khi đề cập tới kiến trúc Công nghệ thông tin thường có những khái niệm
như:
- Hệ thống hiện tại: để chỉ hệ thống công nghệ thông tin hiện tại.
- Hệ thống mục tiêu: để chỉ hệ thống công nghệ thông tin cần phát triển.

12


 Kiến trúc tổng thể
Trong lĩnh vực CNTT, khi phát triển những hệ thống thông tin lớn, cho giai đoạn
lâu dài, có nhiều bên tham gia người ta sử dụng khái niệm kiến trúc như một công cụ
để giúp các bên tham gia hiểu rõ về hệ thống cần xây dựng và các nguyên tắc định
hướng cho việc thiết kế và phát triển hệ thống đó. Các hệ thống thông tin lớn đều gắn
liền với việc phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức, nên nó gắn liền với các
hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan, tổ chức này. Vì vậy, từ thập kỷ 80 đã bắt đầu
xuất hiện khái niệm kiến trúc tổng thể (enterprise architecture) nhằm mô tả một cách
“tổng thể” về các hoạt động của một cơ quan tổ chức.
Theo định nghĩa của nhiều tổ chức và chuyên gia, khái niệm kiến trúc tổng thể
được hiều là tập hợp của các nguyên tắc, phương pháp, mô hình được sử dụng trong
việc mô tả cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin hay
bất cứ thành phần cấu thành nào khác của một cơ quan, tổ chức.

Hình 2.1: Quá trình tiến hóa của các thành phần kiến trúc

Hiện tại, có rất nhiều loại kiến trúc tổng thể khác nhau do các cơ quan, tổ chức
khác nhau phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các kiến trúc tổng thể đều bao gồm 4 thành
phần chính:
- Kiến trúc nghiệp vụ (Bussiness Architecture) mô tả những quy trình nghiệp vụ
của một cơ quan, tổ chức. Đây là thành phần quan trọng nhất và tạo nền tảng cho
các thành phần kiến trúc khác.
13


- Kiến trúc thông tin (Information Architecture) mô tả những thông tin phục vụ
cho hoạt động nghiệp vụ cũng như cách thức lưu trữ, xử lý, truy cập thông tin, dữ
liệu. Do vậy, nhiều kiến trúc tổng thể coi mô hình dữ liệu là một phần không thể
thiếu được của kiến trúc thông tin.
- Kiến trúc giải pháp (Solution Architecture) mô tả các giải pháp công nghệ
được sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ, xử lý, truy cập
thông tin và thực thi các quy trình nghiệp vụ. Trong nhiều trường hợp, kiến trúc
giải pháp có thể coi như kiến trúc ứng dụng (Application Architecture).
- Kiến trúc công nghệ mô tả hệ thống phần cứng, hệ thống mạng và các yếu tố
phần cứng khác đóng vai trò cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho cơ quan, tổ
chức.
Quá trình tiến hóa của các thành phần kiến trúc được mô tả như trong hình 2.1.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng quá trình tiến hóa này thường không mang tính
tuần tự, hoàn thành xong kiến trúc thành phần này thì mới phát triển kiến trúc thành
phần tiếp theo. Thay vào đó, quá trình tiến hóa này thường diễn ra theo khía cạnh phát
triển dần dần tất cả các thành phần kiến trúc, trong đó tập trung vào một số nội dung
ưu tiên.
 Kiến trúc chính phủ điện tử
Kiến trúc Chính phủ điện tử là việc áp dụng kiến trúc tổng thể vào xây dựng
chính phủ điện tử.
 Các khái niệm khác liên quan

Khung kiến trúc (Architecture Framework) / Phương pháp luận kiến trúc
(Architecture Methodoly): khung kiến trúc và phương pháp luận kiến trúc là hai khái
niệm tương đương. Khung kiến trúc không phải là kiến trúc, mà là công cụ được sử
dụng để phát triển kiến trúc. Từ một khung kiến trúc, người ta có thể tạo ra được nhiều
các kiến trúc khác nhau. Một vài khung kiến trúc phổ biến trên thế giới bao gồm
TOGAF (The Open Group Architecture Framework), Zachman (The Zachman
Framework for Enterprise Architecture) …
Mô hình tham chiếu (Reference Model): mô hình tham chiếu được sử dụng để
mô tả kỹ hơn về một thành phần nào đó của kiến trúc. Một thành phần kiến trúc có thể
có một hoặc nhiều mô hình tham chiếu. Ví dụ: mô hình tham chiếu dữ liệu, mô hình
tham chiếu thông tin, mô hình tham chiếu quy trình nghiệp vụ, …
Quan điểm kiến trúc (Architecture Viewpoint): quan điểm kiến trúc là tài liệu
mô tả kiến trúc dựa trên một quan điểm hoặc một góc nhìn cụ thể nào đó. Ví dụ: khi
mô tả về kiến trúc SAGA (Standards and Architectures for e-Goverment Applications)
của Đức sử dụng 5 quan điểm, lần lượt là: quan điểm tổ chức, quan điểm chức năng,
quan điểm công nghệ, quan điểm hạ tầng kết nối và quan điểm thông tin (chi tiết về
kiến trúc SAGA được mô tả tại mục 2.2.4.2 Kinh nghiệm của Đức).
14


2.1.2. Lịch sử ra đời của kiến trúc tổng thể
Năm 1980, hệ thống Kế hoạch kinh doanh của IBM (Business Systems Planning
- BSP) đã đưa ra phương pháp để phân tích và thiết kế kiến trúc thông tin của một tổ
chức, với mục tiêu:
- Hiểu được vấn đề và cơ hội với các ứng dụng và kiến trúc kỹ thuật hiện tại.
- Chiến lược chuyển đổi và phát triển trong tương lai.
- Định hướng đầu tư CNTT cho các hoạt động điều hành kinh doanh.
- Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin.
Năm 1982, cũng trọng hệ thống BSP, John Zachman đã đề cập đến khái niệm
kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture - EA). Zachman sử dụng các kiến trúc tổng

thể như là một từ đồng nghĩa với kinh doanh. Sau đó đến năm 1987, trong 1 bài báo về
kiến trúc thông tin hệ thống, Zacman có mô tả các vấn đề cần xây dựng kiến trúc thông
tin hệ thống nhưng không đề cập đến EA.
Năm 1989, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ (National Institute of Standards and
Technology - NIST) đã công bố mô hình kiến trúc NIST (NIST Enterprise
Architecture Model). Đây là một mô hình tham chiếu 5 lớp để minh họa sự tương quan
của kinh doanh, hệ thống thông tin, và các lĩnh vực công nghệ. Sau đó được phát triển
bởi chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Nó không phải là một khuôn khổ EA như bây giờ,
nhưng nó đã hình thành các khái niệm chia EA vào lĩnh vực kiến trúc hoặc các lớp
[10].
Năm 1986, Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng nghiên cứu 1 khung kiến trúc dành cho
quản lý thông tin TAFIM (Technical Architecture Framework for Information
Management), đến năm 1991 thì bản thảo đầu tiên của TAFIM được hoàn thành với
mô hình tham chiếu kỹ thuật TAFIM (TAFIM TRM) (Mô hình tham chiếu kỹ thuật sử
dụng các hệ thống mở và công nghệ mới có sẵn trên thị trường, để phát triển một mô
hình ứng dụng diện rộng) [11].
Tới năm 1995 thì phiên bản 1 của TOGAF [8] ra đời trên cơ sở framework
TAFIM (TAFIM của bộ quốc phòng Mỹ. Phiên bản 9.1 là mới nhất hiện nay).
TOGAF do Tổ chức kiến trúc mở (The Open Group Architecture Framework) xây
dựng và Zachman Enterprise Framework do John Zachman xây dựng. TOGAF cung
cấp phương pháp luận để xây dựng kiến trúc. Ngoài ra còn có khung kiến trúc tương
hợp cho Chính phủ điện tử (Government Interoperability Framework)
Đến thời điểm hiện tại có nhiều quốc gia đã sử dụng EA để xây dựng kiến trúc
cho CPĐT trong đó có các nước dẫn đầu về CPĐT trên các bảng xếp hạng như Mỹ,
Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Anh, Đức… và một số nước có thứ hạng trung bình về
CPĐT như Malaysia, Philipin, Ghana… với các mục tiêu khác nhau.
Với các mục tiêu khác nhau như vậy, kiến trúc Chính phủ điện tử của các nước
khá đa dạng, tuy nhiên, có thể chia thành 02 nhóm chính:
15



- Nhóm 1: Kiến trúc tổng thể (EA - Enterprise Architecture) trong đó bao gồm
kiến trúc về quy trình, thủ tục, kiến trúc công nghệ, kiến trúc dữ liệu.
- Nhóm 2: Khung tương hợp cho Chính phủ điện tử (GIF - Government
Interoperability Framework).
Các kiến trúc tổng thể thuộc nhóm 1, điển hình là kiến trúc của Mỹ, thường dựa
trên một số mô hình tham chiếu (Reference Model) như: mô hình tham chiếu Hiệu
suất (Performance), mô hình tham chiếu Nghiệp vụ (Business), mô hình tham chiếu
Dịch vụ (Service), mô hình tham chiếu Kỹ thuật (Technique), mô hình tham chiếu Dữ
liệu (Data).
Nhóm 2 là khung tương hợp cho CPĐT (eGIF – eGovernment Interoperability
Framework) [13]. Nội dung cơ bản của một eGIF bao gồm: chuẩn kết nối; chuẩn tích
hợp dữ liệu; chuẩn truy cập thông tin; chuẩn an toàn dữ liệu.
2.2. Phương pháp luận xây dựng kiến trúc
2.2.1. Phương pháp luận
Trên thế giới có nhiều phương pháp luận khác nhau được xây dựng bởi các tổ
chức và chuyên gia trên thế giới để xây dựng kiến trúc tổng thể.
Hai phương pháp luận cơ bản và phổ biến nhất: TOGAF do Tổ chức kiến trúc
mở (The Open Group Architecture Framework) xây dựng và Zachman Enterprise
Framework do John Zachman xây dựng.
- TOGAF cung cấp phương pháp luận để xây dựng kiến trúc
- Zachman cung cấp phương pháp luận để mô tả kiến trúc.
2.2.2. TOGAF
Là một khung kiến trúc cung cấp phương pháp luận nhằm thiết kế, xây dựng và
đánh giá một kiến trúc tổng thể về CNTT. Với vai trò là một phương pháp luận,
TOGAF hoàn toàn độc lập và trung lập về mặt công nghệ [8].
Các thành phần chính của TOGAF gồm:
- Phương pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development Method – ADM).
- Các kỹ thuật và các hướng dẫn sử dụng ADM (ADM Guidelines & Techniques).
- Khung nội dung kiến trúc (Architecture Content Framework).

- Kho tư liệu kiến trúc và giải pháp của tổ chức (Enterprise Continuum).
- Các mô hình tham chiếu (Reference Models).
- Khung năng lực kiến trúc (Architecture Capability Framework).

16


Hình 2.2 TOGAF - Các thành phần chính [8]
2.2.2.1. Phương pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development Method –
ADM)
Đây là phần cốt lõi của TOGAF, hướng dẫn các phương pháp để phát triển kiến
trúc. ADM gồm 9 pha:

Hình 2.3 TOGAF - Phương pháp phát triển kiến trúc (ADM) [8]
 Pha trù bị (Preliminary): Khung công việc và các nguyên tắc, bao gồm việc
diễn giải khung công việc và định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của kiến trúc.
17


 Pha A: Tầm nhìn kiến trúc (Architecture Vision) xác định phạm vi của kiến
trúc được tạo, tổng thể như thế nào và các nguyên tắc đạt được. Đây là pha thực
hiện khởi động mỗi vòng lặp của qui trình phát triển kiến trúc.
 Pha B: Kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture) mô tả các quy trình
nghiệp vụ và con người, mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường, các
nguyên tắc chi phối thiết kế và phát triển. Ngoài ra đưa ra cách thức để tổ chức
có thể đạt được các mục tiêu nghiệp vụ.
 Pha C: Kiến trúc các hệ thống thông tin (Information Systems
Architectures), gồm Kiến trúc dữ liệu và Kiến trúc ứng dụng:
- Kiến trúc dữ liệu (Data Architecture): Mô tả cấu trúc logic và vật lý của dữ liệu
cũng như cách thức tổ chức quản lý, chuyển đổi, giám quản, lưu trữ và trao đổi

dữ liệu.
- Kiến trúc ứng dụng (Applications Architecture): Mô tả các ứng dụng được triển
khai nhằm phục vụ các qui trình nghiệp vụ và quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin
giữa các ứng dụng với nhau.
 Pha D: Kiến trúc công nghệ (Technology Architecture), xác định các thành
phần công nghệ, nền tảng công nghệ, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ việc
xây dựng và triển khai hệ thống.
 Pha E: Các cơ hội và giải pháp (Opportunities and Solutions), thực hiện phân
tích các cơ hội và lựa chọn các giải pháp để tạo ra phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên
của lộ trình kiến trúc.
 Pha F: Lập kế hoạch chuyển đổi (Migration Planning), đưa ra kế hoạch xây
dựng và chuyển đổi trong quá trình hợp tác với các bên tham gia.
 Pha G: Giám quản triển khai (Implementation Governance), đưa ra phương
thức quản lý, giám sát việc triển khai kiến trúc.
 Pha H: Quản lý sự thay đổi kiến trúc (Architecture Change Management),
thiết lập nên các thủ tục để quản lý thay đổi tới kiến trúc mới.
 Quản lý yêu cầu (Requirements management), là trọng tâm của ADM quản lý
các yêu cầu thực hiện của các pha trong phương pháp phát triển kiến trúc.
2.2.2.2. Các kỹ thuật và hướng dẫn áp dụng ADM (ADM Guidelines &
Techniques)
 Áp dụng lặp trong ADM:
Khi áp dụng ADM thì có thể thực hiện các vòng lặp để hoàn thiện kiến trúc. Các
vòng lặp khi áp dụng ADM gồm:
- Lặp năng lực kiến trúc (Architecture Capability Iteration).
- Lặp phát triển kiến trúc (Architecture Development Iteration).
- Lặp lập kế hoạch chuyển tiếp (Transition Planing Iteration).
- Lặp giám quản kiến trúc (Architecture Governance Iteration).
18



Hình 2.4 TOGAF – Các vòng lặp trong ADM [8]
 Kiến trúc an toàn, an ninh (Security Architecture) và ADM:
Khi áp dụng ADM có những vấn đề về an toàn, an ninh cần phải được giải quyết.
Khi xây dựng EA kiến trúc sư EA cần phải đưa ra các các vấn đề an toàn, an ninh quan
trọng cần phải được giải quyết để phối hợp với kiến trúc sư an toàn, an ninh xây dựng
kiến trúc an toàn, an ninh.
Các nội dung của kiến trúc an toàn, an ninh gồm:
- Xác thực (Authentication).
- Phân quyền (Authorization).
- Kiểm soát (Audit)
- Đảm bảo (Assurance).
- Tính sẵn sàng (Availability).
- Bảo vệ tài sản (Asset Protection).
- Quản trị (Administration).
- Quản lý rủi ro (Risk Management).
- Kiến trúc an toàn, an ninh có thể được áp dụng vào từng pha của ADM.
 Các hướng dẫn và kỹ thuật áp dụng ADM khác:
- Xác định và giám quản các Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA).
19


- Các nguyên tắc để phát triển kiến trúc.
- Quản lý bên liên quan.
- Các mẫu kiến trúc.
- Các kịch bản nghiệp vụ.
- Phân tích khoảng cách.
- Các kỹ thuật lập kế hoạch chuyển đổi.
- Các yêu cầu tương hợp
- Đánh giá sự sẵn sàng thay đổi nghiệp vụ
- Quản lý rủi ro

2.2.2.3.

Khung nội dung kiến trúc (Architecture Content Framework)

Khung nội dung kiến trúc cung cấp một cấu trúc chuẩn của nội dung kiến trúc,
cho phép định nghĩa và trình bày các thành phần chính của kiến trúc được nhất quán,
có cấu trúc.
Khung nội dung kiến trúc chuẩn, gồm các thành phần chính:
- Dẫn nhập và tầm nhìn kiến trúc: Bao gồm các nguyên tắc, chiến lược nghiệp vụ,
chiến lược công nghệ, các qui tắc nghiệp vụ, tầm nhìn kiến trúc, các bên liên
quan, các yêu cầu, các ràng buộc...
- Kiến trúc nghiệp vụ: Bao gồm các yếu tố tác động, các mục tiêu, mục đích, độ
đo, mô hình tổ chức, vị trí, các tác nhân/vai trò, các chức năng nghiệp vụ, các
dịch vụ nghiệp vụ, các ràng buộc, chất lượng dịch vụ, các xử lý, sự kiện, sản
phẩm…
- Kiến trúc hệ thống thông tin, bao gồm:
o Kiến trúc dữ liệu: Bao gồm các thực thể dữ liệu, các thành phần dữ liệu
mức logic, các thành phần dữ liệu mức vật lý.
o Kiến trúc ứng dụng: Bao gồm các dịch vụ hệ thống thông tin, các thành
phần ứng dụng mức logic, các thành phần ứng dụng mức vật lý.
- Kiến trúc công nghệ: Bao gồm các dịch vụ nền tảng, các thành phần công nghệ
mức logic, các thành phần công nghệ mức vật lý.
- Sự thực hiện kiến trúc: Các cơ hội, các giải pháp và kế hoạch chuyển đổi: Các
khả năng, các gói công việc, các ràng buộc kiến trúc.
- Thực hiện giám quản: Các chuẩn, các hướng dẫn, các đặc tả

20


Hình 2.5: TOGAF - Khung nội dung kiến trúc chuẩn (Content Metamodel) [8]

2.2.2.4.

Kho tư liệu kiến trúc và giải pháp của tổ chức (Enterprise Continuum)

Bao gồm các cách thức phân loại phù hợp, các hướng dẫn, các mẫu, các mô hình,
tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kiến trúc trong một tổ chức.
2.2.2.5.

Khung năng lực kiến trúc (Architecture Capability Framework)

Bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy trình, các kỹ năng, các vai trò và trách nhiệm
cần thiết để xây dựng và vận hành một chức năng kiến trúc trong tổ chức.
2.2.2.6.

Các mô hình tham chiếu (Reference Models)

Các mô hình tham chiếu sử dụng để mô tả kỹ hơn về một thành phần nào đó của
kiến trúc. Một thành phần kiến trúc có thể có một hoặc nhiều mô hình tham chiếu.
TOGAF cung cấp hai mô hình tham chiếu là mô hình tham chiếu công nghệ và mô
hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp.
 Mô hình tham chiếu công nghệ (Technical Reference Model - TRM):
Mô hình tham chiếu công nghệ cung cấp cách mô tả mạch lạc, cách trình diễn
trực quan các thành phần và cấu trúc khái niệm của một hệ thống thông tin.
21


Mô hình tham chiếu công nghệ gồm ba thành phần:
- Cơ sở hạ tầng truyền thông (Communications Infrastructure): Cung cấp các dịch
vụ cơ bản để liên thông các hệ thống và các biện pháp kỹ thuật cơ bản để truyền
dữ liệu một cách trong suốt.

- Nền tảng ứng dụng (Application Platform): Cung cấp phần “nền” cho các ứng
dụng phần mềm.
- Các ứng dụng (Applications): Là các ứng dụng phần mềm xây dựng trên nền
tảng ứng dụng.
- Các thành phần đều có các giao diện (Interface) để thực hiện giao tiếp với nhau.

Hình 2.6: TOGAF - Mô hình tham chiếu công nghệ [8]
 Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp (Intergrated
Information Infrastructure Reference Model – III RM):
Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp cung cấp cách mô tả mạch
lạc, cách trình diễn trực quan các thành phần và cấu trúc khái niệm của một cơ sở hạ
tầng thông tin tích hợp.
Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp là một tập hợp các TRM
trên phạm vi toàn cục nhưng cũng mở rộng một số phần của TRM trong các trường
hợp cụ thể.
Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp gồm các thành phần sau:
- Các ứng dụng nghiệp vụ (Business Applications): Gồm ba loại:
o Các ứng dụng trung gian (Brokering Applications)
o Các ứng dụng cung cấp thông tin (Information Provider Applications)
22


o Các ứng dụng thụ hưởng thông tin (Information Consumer Applications)
- Các ứng dụng hạ tầng (Infrastructure Applications): Gồm hai loại:
o Các công cụ phát triển (Development Tools)
o Các tiện ích quản lý (Management Utilities)
- Một nền tảng ứng dụng (Application Platform): cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho
các ứng dụng ở trên như lưu trữ, luồng công việc, quản lý và trao đổi dữ liệu.
- Các giao diện (Interfaces) được sử dụng giữa các thành phần: Các interfaces bao
gồm định dạng, giao thức, API…

- Chất lượng (Qualities): Qui định các chính sách, các yêu cầu về chất lượng.

Hình 2.7: TOGAF - Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp [8]

23


2.2.3. Zachman Enterprise Framework
Zachman Enterprise Frameword Cung cấp một phương pháp luận để mô tả về
kiến trúc mà chúng ta đang mong muốn xây dựng.

Hình 2.8 Kiến trúc theo phương pháp của Zachman Enterprise Framework [7]
Các thành phần của kiến trúc Zachman được tạo bởi một ma trận phân loại hai
chiều với 6 hàng và 6 cột:
Các cột được tạo thành bởi 6 câu hỏi cơ bản:
- Cái gì (What): Mô tả về dữ liệu
- Như thế nào (How): Mô tả chức năng
- Ở đâu (Where): Mô tả hạ tầng
- Ai (Who): Mô tả các bên liên quan
- Khi nào (When): Mô tả về thời gian
- Tại sao (Why): Mô tả động lực.
Các hàng được tạo thành từ cách nhìn vào hệ thống từ một quan điểm cụ thể:
- Quan điểm của Lãnh đạo điều hành (Executive Perspective)
- Quan điểm của Quản lý kinh doanh (Bussiness Management Perspective)
- Quan điểm của Kiến trúc sư hệ thống (Architecture Perspective)
- Quan điểm của Kỹ sư (Engineer Perspective)
24


- Quan điểm của Chuyên viên kỹ thuật (Technician Perspective)

- Quan điểm của Doanh nghiệp (Enterprise Perspective)
Các hàng không có quan hệ cấu phần hoặc quan hệ tổng quát hóa đối với hàng
khác nhưng thông tin ở mỗi hàng lại có mối liên quan chặt chẽ với thông tin được mô
tả ở hàng khác.
2.2.4. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
2.2.4.1.

Kinh nghiệm của Mỹ

Kiến trúc FEA (Federal Enterprise Architecture) [9] của Mỹ được giới thiệu lần
đầu tiên vào năm 2002, với mục đích áp dụng phương pháp luận kiến trúc thống nhất
để tăng cường hiệu quả quản lý, tối ưu hóa việc ứng dụng CNTT để phục vụ công dân,
tăng cường pháp chế liên bang.

Hình 2.9: Kiến trúc CPĐT theo kinh nghiệm của Mỹ [9]
Kiến trúc FEA là một kiến trúc hướng nghiệp vụ, bao gồm 5 mô hình tham chiếu:
- Mô hình tham chiếu hiệu năng (Performance Reference Model) cung cấp một
khung chuẩn hóa để tính toán hiệu quả của các khoản đầu tư vào hệ thống CNTT
và hiệu năng hoạt động của hệ thống CNTT đó.
- Mô hình tham chiếu nghiệp vụ (Business Reference Model) là một khung
tham chiếu chức năng dùng để mô tả các hoạt động nghiệp vụ của Chính quyền
liên bang nói chung và hoàn toàn độc lập với các cơ quan thực hiện các hoạt
động nghiệp vụ đó.
- Mô hình tham chiếu thành phần dịch vụ (Service Component Reference
Model) phân loại các thành phần dịch vụ theo lĩnh vực nghiệp vụ và các mục tiêu
hoạt động.
25



×