Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chính phủ điện tử và các vấn đề cần giải quyết để xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.76 KB, 27 trang )

“Chính phủ điện tử và các vấn đề cần giải
quyết để xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam”
Phần mở đầu: Giới thiệu về CPĐT
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) cùng
với quá trình toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến
mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới,
đang tạo ra cơ hội cho những biến đổi cơ bản và những thành công to lớn.
Nhiều nước trên thế giới đã nắm bắt được cơ hội ứng dụng CNTT&TT, phát
huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo ra những biến đổi vượt
bậc đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Một trong những ứng dụng mạnh
mẽ và thành công của CNTT&TT là Chính phủ điện tử.
“Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn”.
Chính phủ điện tử ứng dụng CNTT&TT, cùng với quá trình đổi mới tổ
chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho chính phủ hoạt động
hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và phát huy
dân chủ mạnh mẽ hơn. Chính phủ điện tử đang trở thành mô hình phổ biến đối
với nhiều quốc gia, cung cấp dịch vụ, thông tin trực tuyến cho mọi người dân,
doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm, thuận lợi hơn ở khắp mọi nơi,
mọi lúc.
Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của Chính phủ điện tử,
Đảng và Chính phủ Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ Chương trình cải cách
hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, triển khai thực hiện các quá trình
tin học hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng một Chính phủ thực sự
1
của dân, do dân và vì dân với năng lực cạnh tranh và hội nhập ngày càng cao,
từng bước xóa bỏ quan liêu, tham nhũng, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử là một quá trình lâu dài, Kế hoạch
tổng thể phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010 là kế hoạch
tổng thể đầu tiên nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng về xây


dựng Chính phủ điện tử trong Chiến lược phát triển CNTT&TT đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020, xây dựng các nền tảng quan trọng để thực hiện
thành công Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
1. Chính phủ điện tử (e- Government)
Khái niệm chính phủ điện tử
Thuật ngữ chính phủ điện tử được sử dụng chính thức tại Việt Nam từ
sau "Hiệp định khung ASEAN điện tử" mà Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tham gia được công bố, nhưng thuật ngữ đó được định nghĩa và giải
thích ở các nước khác nhau.
- Khái niệm CPĐT của các nước OEC: là việc sử dụng CNTT&TT, đặc
biệt là Internet như là công cụ để đạt được một chính phủ tốt hơn.
- Khái niệm CPĐT theo WB
Chính phủ điện tử là việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ
thông tin (như các mạng diện rộng, Internet, và sử dụng công nghệ di động) có
khả năng chuyển đổi những liên hệ với người dân, các doanh nghiệp, và các tổ
chức khác của chính phủ. Những công nghệ đó có thể phục vụ những mục
đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện
những tương tác giữa doanh nghiệp và công nghiệp, tăng quyền cho người dân
thông qua truy nhập đến thông tin, hoặc quản lý nhà nước hiệu quả hơn.
2
- Khái niệm CPĐT của Liên Hợp Quốc (UNPAN - Mạng trực tuyến về
hành chính công và tài chính của Liên Hợp Quốc)
UNPAN, 2003: Chính phủ điện tử là việc áp dụng CNTT&TT để chuyển
đổi các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của Chính phủ.
Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách
đơn giản: CPĐT là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ
quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung
cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức;
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ
của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước. Nói cách ngắn gọn, CPĐT là

chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ
sở ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông.
1.2 Tính tất yếu của Chính phủ điện tử
Xuất hiện nhu cầu cần thiết phải xây dựng Chính phủ điện tử là do một
số xu hướng toàn cầu :
- Sự toàn cầu hóa: sự phụ thuộc ngày càng tăng về văn hóa và xã hội giữa
các nước khác nhau là cơ sở cho sự hình thành văn hóa toàn cầu. Việc giúp đỡ
các công dân và các tổ chức kinh doanh của mình cạnh tranh trong môi trường
toàn cầu hóa là cách thức duy nhất để các quốc gia có thể tham gia vào sự
hình thành nền văn hóa này, cũng như việc thừa nhận những nét đặc sắc trong
nền văn hóa của mình. Cung cấp các thông tin cạnh tranh cho các công ty tỏng
nước hoạt động, tạo việc làm cho công dân là những lợi ích trực tiếp mà
Chính phủ điện tử có thể đem lại cho công dân của mình
- Quốc tế hóa: các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay như: bảo vệ môi
trường, nguồn tài nguyên chiến lược không thể được bởi từng quốc gia riêng
3
lẻ. Chính phủ điện tử tạo điều kiện tốt hơn để quản lý các hợp tác đa phương
và các quy trình trao đổi đa phương ngay sau khi đối tác của mình có khả
năng tổ chức để thực hiện điều này. Hơn nữa, việc kiểm soát các rủi ro toàn
cầu không thể thực hiện có hiệu quả nếu không có một cách thức trao đổi
thông tin hiệu quả.
- Thị trường hóa: nếu chính phủ được nhìn nhận như nhà cung cấp dịch
vụ, sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng các giải pháp tren thị trường quốc tế để quản
lý tài sản, cung cấp dịch vụ hay giải quyết các vấn đề tài chính. Nhưng các
giải pháp này cũng cần một cơ sở hạ tầng quản lý đảm bảo bảo mật thông tin
có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của công dân và doanh nghiệp.
- Các công dân số: thế giới các phát triển thì cuộc sống càng trở nên phức
tạp, đồng nghĩa với việc quản lý nhà nước cũng phức tạp và trừu tượng hơn
nhiều. Những công dân không thỏa mãn cảm thấy bị tách ra và không tin
tưởng và Chính phủ. Họ không đưa ra ý kiến vì họ không thấy được mối quan

hệ giữa ý kiến, các chính sách của Chính phủ và cuộc sống hàng ngày của họ.
Các công dân số được trang bị nhiều thông tin và các công cụ trao đổi thông
tin phù hợp với khả năng trao đổi với những người khác họ yêu cầu sự tin cậy
của Chính phủ và tham gia tích cực vào quá trình ra quyest định của Chính
Phủ. Đem lại lợi ích của Chính phủ điện tử tới các công dân đồng nghĩa với
việc trao đổi thông tin với công dân. Và cuối cùng sử dụng công nghệ để đào
tạo những kỹ năng cần thiết cho mọi công dân, để họ trở thành một bộ phận
của tiến trình xã hội.
1.3 Những lợi ích do chính phủ điện tử đem lại
- đối với Chính phủ:
+ khi thực hiện chính phủ điện tử , với công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại
cho phép truyền và xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác. Chính phủ điện
4
tử giúp các thủ tục hành chính được công khai và tin chính phủ điện tửậy, tạo
sự bình đẳng trong truy cập thông tin và cho phép xử lý các thủ tục hành chính
nhanh hơn nhiều so với Chính phủ truyền thống. Chính phủ điện tử có thể
giảm các quy trình thủ tục hành chính và giấy tờ, do đó Chính phủ sẽ tiết kiệm
được thời gian và chi phí cho việc xử lý công việc giấy tờ vốn còn nhiều
chồng chéo vướng mắc
+ tăng cường tính hiệu quả, dân chủ và minh bạch trong các hoạt động
của Chính phủ điện tử phủ, tạo lòng tin trong dân chúng.
+ tạo điều kiện thông tin tốt hơn như giữa các cơ quan Chính phủ với
nhau và giữa chính phủ với các cán bộ của chính phủ (G2G, G2E)
+ dễ dàng thu thập ý kiến đóng góp của người dân, giúp cho hoạch định
chính sách tốt hơn, phù hợp hơn
+ làm thay đổi cách thức cung cấp thông tin từ chính phủ tới người dân,
đưa công cuộc cải cách hành chính vào giai đoạn mới
+ giảm thiểu hiện tượng quan liêu, tham nhũng của các cơ quan công
quyền.
- đối với người dân và các doanh nghiệp

+ được tiếp cận với hình thức mới trong việc cung cấp thông tin và dịch
vụ công với nhiều tính năng ưu việt, nhờ đó được thông tin tốt hơn về quyền
lợi và nghĩa vụ của mình
+ người dân có được mọi thông tin cần thiết một cách nhanh chóng qua
các trung tâm cung cấp dịch vụ trực tuyến. Qua mạng, người dân được cung
cấp thông tin về pháp luật, thực hiện các công việc như công chứng, đăng ký
lập doanh nghiệp, khai thuế, thanh toán thuê, đăng ký nhân khẩu, sang tên
trước bạ.. mà không cần đi gõ cửa nhiều cơ quan như trước đây.
+ người dân có thể tham gia vào qua trình điều hành của chính phủ thông
qua góp ý kiến, đề đạt nguyên vọng trực tiếp tới các cơ quan của chính phủ
5
+ tiết kiệm thời gian, chí phí cho người dân
+ công việc của các doanh nghiệp được xử lý nhanh chóng, giúp nắm bắt
các cơ hội kinh doanh tốt hơn
+ mọi thông tin kinh tế của chính phủ được cung cấp đầy đủ cho mọi
người dân giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
+ dịch vụ của chính phủ được nâng cao, công dân sẽ có cơ hội tiếp cận
các dịch vụ có chất lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân
- Đối với xã hội
+ tạo môi trường thông thoáng, dễ tiệp cận cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Sự phê duyệt nhanh chóng của nhà nước sẽ có nhiều cơ hội để thu hút
đầu tư
+ nâng cao cấp độ kết nối giữa các cơ quan cũng như các cá nhân trong
cơ quan, chất lượng và tốc độ làm việc sẽ tăng lên nhanh chóng
+ hỗ trợ việc ứng dụng những thiết bị phục vụ cho quá trình phân tích và
ra quyết định nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp giúp cho việc xây dựng
các chính sách công một cách thực tế
+ trong quá trình thực hiện sẽ giúp nâng cao mặt bằng trí thức quốc gia
cũng như toàn xã hội.
+ nền kinh tế phát triển nhanh giúp cải thiện mức sống của người dân.

Sức khỏe cộng đồng cũng tốt hơn do họ được sử dụng các dịch vụ y tế dễ
dàng hơn.

1.4 Các dạng giao dịch chính phủ điện tử
Có bốn dạng giao dịch CPĐT là: Chính phủ với Công dân (G2C), Chính
phủ với Doanh nghiệp (G2B), Chính phủ với người lao động (G2E) và Chính
phủ với Chính phủ (G2G).
6
Các giao dịch CPĐT cung cấp các dịch vụ tập trung vào bốn đối tượng
chính: người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhân viên chính phủ và các cơ
quan chính phủ. Mục đích của CPĐT là làm cho mối tác động qua lại giữa
người dân, doanh nghiệp, nhân viên chính phủ và các cơ quan chính phủ với
chính phủ trở nên thuận tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả
hơn.
Trong một hệ thống CPĐT, từng cá nhân có khả năng đưa ra yêu cầu đối
với một dịch vụ cụ thể của chính phủ và nhận được dịch vụ đó thông qua
Internet hoặc một số cơ chế được vi tính hoá. Trong một số trường hợp, các
dịch vụ chính phủ được cung cấp thông qua một văn phòng chính phủ thay vì
nhiều văn phòng chính phủ. Trong một số trường hợp khác, các dịch vụ chính
phủ được hoàn tất mà không phải liên lạc trực tiếp với các nhân viên chính
phủ.
1.4.1 Chính phủ với Công dân (G2C)
Giao dịch G2C bao gồm việc phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch
vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/khai tử/đăng ký
kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân
đối với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện,
thư viện và rất nhiều dịch vụ khác.
- mô hình thành công: Cổng giao dịch điện tử Chính phủ - Công dân của
Xin-ga-po
Thông qua cổng giao dịch điện tử của Chính phủ - Công dân Xin-ga-po

(www.ecitizen.gov.sg), người dân Xin-ga-po có thể truy cập tới 1.600 dịch vụ
bao gồm từ kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí đến việc làm và gia đình. Trong
đó, 1.300 giao dịch điện tử đã được giao dịch trực tuyến giữa người dân với
chính phủ. Cổng giao dịch điện tử Chính phủ - Công dân được chia theo từng
7
danh mục dựa trên nhu cầu thực tế cuộc sống của từng cá nhân, trong đó từng
bộ và ủy ban luật pháp cung cấp dịch vụ điện tử thông qua cùng một cổng. Qua
đó, người dân Xin-ga-po có thể truy cập một cửa đến các dịch vụ của chính
phủ. Điều này giúp cho họ không phải đi qua một rừng các thủ tục hành chính.
Một vài dịch vụ điện tử thông dụng nhất thường được cung cấp là: nộp đơn xin
mua nhà, tìm kiếm thông tin về các trường học, tìm kiếm việc làm, phát triển
nghề nghiệp và đăng ký bầu cử. Tới tháng 6 năm 2002, khoảng 77% dịch vụ
công đã trở nên khả thi để có thể cung cấp trực tuyến.
1.4.2 Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
Giao dịch G2B là những dịch vụ trao đổi giữa chính phủ và cộng đồng
doanh nghiệp bao gồm cả việc phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ, các
qui định và thể chế. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông
tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh,
xin cấp phép và nộp thuế... Các dịch vụ được cung cấp thông qua giao dịch
G2B cũng hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá
trình phê duyệt đối với các yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc
đẩy kinh doanh phát triển.
Ở mức cao hơn, các dịch vụ G2B bao gồm cả việc mua sắm điện tử và
trao đổi trực tuyến giữa chính phủ với các nhà cung cấp để mua sắm hàng hóa
và dịch vụ cho chính phủ. Một ví dụ điển hình là các trang Web mua sắm điện
tử sẽ cho phép những người sử dụng đã đăng ký và được chấp nhận có thể tìm
kiếm các người mua và người bán hàng hóa và dịch vụ. Tùy theo từng phương
pháp, người mua hoặc người bán có thể xác định giá cả hoặc mở thầu. Việc
mua sắm điện tử (qua mạng) làm cho quá trình đấu thầu trở nên minh bạch và

cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia đấu thầu đối với các dự án lớn
8
của chính phủ. Hệ thống này cũng giúp cho chính phủ có thể tiết kiệm chi tiêu
nhiều hơn thông qua việc cắt giảm chi phí cho người môi giới trung gian và
giảm chi phí hành chính của các đại lý mua bán.
- mô hình: Hải quan vàng của Trung Quốc
Dự án Hải quan vàng đã được Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Li
Langqing đề xuất vào năm 1993 để tạo ra một hệ thống truyền thông số liệu
tích hợp kết nối các công ty thương mại quốc tế, ngân hàng với các cơ quan
thuế và hải quan. Mục đích của hệ thống này là đẩy nhanh tiến độ giải quyết
các thủ tục hải quan và nâng cao năng lực của các ngành có liên quan trong
việc thu thuế và quyết toán thuế. Dự án Hải quan vàng cho phép các công ty
nộp bảng kê khai xuất nhập khẩu cho hải quan, tính toán phần thuế phải nộp
và kiểm tra các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu. Một trong những khái niệm
hấp dẫn của dự án là hệ thống theo dõi số liệu điện tử cho phép các cơ quan
hải quan kiểm tra dãy số liệu trên mạng nhằm hỗ trợ việc quản lý về mặt hải
quan và ngăn chặn các hành động bất hợp pháp. Hệ thống này đã cho phép
ngành Hải quan Trung Quốc giải quyết các trường hợp buôn lậu và phạm pháp
với tổng giá trị khoảng 80 tỷ nhân dân tệ (96 triệu đô la Mỹ) và tăng việc thu
thuế lên 71 tỷ nhân dân tệ (86 triệu đô la Mỹ).
1.4.3 Chính phủ với người lao động (G2E)
Giao dịch G2E bao gồm các dịch vụ G2C và các dịch vụ chuyên ngành
khác dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày
cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân.
- mô hình: Thông tin bảng lương của bang Mississipi, Mỹ
9
Tới tháng 10 năm 2002, các nhân viên của chính quyền bang Mississipi có
thể xem các bản kê khai thông tin về thuế và tiền lương của mình một cách trực
tuyến thông qua một ứng dụng được thiết kế dưới dạng tự phục vụ và đảm bảo

tính an toàn, dựa trên web có tên gọi là Kênh truy nhập cho nhân viên (ACE).
ACE được kết nối trực tiếp tới hệ thống lương của bang cho phép các nhân
viên chính phủ với mã số cá nhân và mật khẩu có thể xem tài khoản lương của
mình (gọi là W-2). Ngoài ra, các nhân viên chính phủ nhận được séc trả tiền
của mình thông qua các khoản đặt cọc trực tiếp có thể xem cuống séc của 10
lần gần đây nhất. Các nhân viên sẽ được thông báo bằng e-mail thời gian các
cuống séc thanh toán của họ được gửi đến và họ có thể xem xét thông tin trước
khi thanh toán thực tế. Ứng dụng này đã giúp cho bang Misssissipi tiết kiệm
được 0,5 USD cho mỗi biểu mẫu W-2 được in và gửi đi bằng đường bưu điện.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí, nếu các nhân viên có sai sót trong các biểu mẫu
W-2 của mình, việc in lại điện tử chỉ mất hai ngày so với hai tuần như trước
đây. Trong số hơn 40.000 nhân viên của bang Mississipi, 17% đã chấp nhận và
sử dụng mẫu biểu mới này.
1.4.4 Chính phủ với Chính phủ (G2G)
Giao dịch G2G được triển khai ở hai cấp độ: ở địa phương hoặc trong
nước và ở cấp độ quốc tế. Các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa chính phủ
trung ương/quốc gia và các chính quyền địa phương, giữa các vụ và các công
ty, cơ quan có liên quan. Đồng thời, các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa các
chính phủ và có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc
tế và ngoại giao.
mô hình: Hợp tác quốc tế về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia
10

×