Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Mô hình hóa hiệu năng hệ thống phần mềm sử dụng phương pháp PCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.83 KB, 4 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới: Đối với một hệ thống, hiệu năng là đại lượng quan
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của người dùng. Việc đánh giá
được hiệu năng còn giúp cho nhà quản trị từ đó có thể đề ra nhiều chiến lược
tối ưu hóa hiệu năng một cách hợp lí. Khi xây dựng hệ thống phần mềm mới
kỹ sư thường bỏ qua bước mô hình và đánh giá hệ thống trước khi xây dựng
dẫn đến việc xây dựng hệ thống phần cứng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của phần mềm làm cho phần mềm khi hoàn thành không kịp với tiến độ đề ra,
phải xây dựng lại phần cứng hoặc bị dư thừa phần cứng quá nhiều gây lãng
phí. Tồn tại nhiều kỹ thuật và hướng tiếp cận để mô hình hiệu năng phần mềm
được sử dụng [3,4,6]. Reussner [5] đề xuất hướng tiếp cận Palladio
Component Model để đánh giá hiệu năng của các hệ thống được xây dựng
dựa trên các thành phần.
Ở Việt Nam: Việc nghiên cứu đánh giá hiệu năng là một trong những
nội dung nghiên cứu được quan tâm.
Chính vì những lý do nêu trên, luận văn lựa chọn đề tài “Mô hình hóa
hiệu năng hệ thống phần mềm sử dụng phương pháp PCM”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Về lý thuyết:
Khai thác các công cụ mô hình hóa hiệu năng hiện tại nhằm đưa ra quy
trình phù hợp để đánh giá hiệu năng của 1 hệ thống phần mềm công nghiệp.
Về ứng dụng:
Đề xuất lựa chọn một bộ công cụ và quy trình đánh giá hiệu năng hệ
thống phần mềm sử dụng phương pháp PCM. Hiệu quả của bộ công cụ này
được kiểm nghiệm trong quy trình đánh giá hiệu năng hệ thống giám sát điều
khiển lưới điện trực quan.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Các bộ công cụ đánh giá hiệu năng phần mềm.
Công cụ mô hình hóa hiệu năng phần mềm.


Phạm vi:
Hệ thống giám sát điều khiển lưới điện trực quan.

1


Kỹ thuật mô phỏng và phương pháp PCM.
1.4. Hướng nghiên cứu
Tìm hiểu các phương đánh giá hiệu năng của 1 hệ thống phần mềm.
Tìm hiểu các công cụ đánh giá hiệu năng hiện tại.
Tìm hiểu phương pháp PCM (Palladio Component Model): nguyên lý,
quy trình áp dụng. Lựa chọn một công cụ đánh giá hiệu năng điển hình của
phương pháp PCM.
Áp dụng công cụ lựa chọn được để thực hiện đánh giá hiệu năng hệ
thống Asp.Net Web Service.
2. SƠ LƯỢC LUẬN VĂN
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của luận văn
2. Mục tiêu của luận văn
3. Các đóng góp của luận văn
4. Bố cục của luận văn
Chương 1. Tổng quan về đánh giá hiệu năng và các công cụ
1.1. Kỹ thuật hiệu năng.
1.2. Phương pháp tiếp cận.
1.3. Công cụ mô hình hóa hiệu năng.
1.4. Kết luận chương 1.
Chương 2. Phương pháp PCM mô hình hóa hiệu năng
2.1. Kiến trúc và mô hình hiệu năng.
2.2. Phương pháp PCM.
2.3. Công cụ Palladio-Bench.

2.4. Kết luận chương 2.
Chương 3. Ứng dụng phương pháp PCM trong mô hình hóa và
đánh giá hiệu năng “Hệ thống giám sát điều khiển lưới điện trực quan”.
3.1. Kiến trúc hệ thống giám sát điều khiển lưới điện trực quan.
3.2. Thiết kế đối tượng với UML.
3.3. Mô hình hóa đối tượng sử dụng phương pháp PCM.
3.4. Kiểm thử.
3.5. Kết luận chương 3.

2


Kết Luận
1. Các kết quả đạt được của luận văn.
2. Những vấn đề còn hạn chế của luận văn.
3. Hướng phát triển của luận văn.
3. KẾT LUẬN
Luận văn sẽ thực hiện các công việc của ba chương đã đưa ra để đạt
được mục đích chính của luận văn là nắm được các công cụ và quy trình mô
hình hóa hiệu năng hệ thống. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phù hợp để
đánh giá hiệu năng hệ thống phần mềm công nghiệp, ứng dụng và kiểm
nghiệm trên hệ thống giám sát điều khiển lưới điện trực quan.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Huỳnh Văn Đức, Giáo trình nhập môn UML.
[2] Thijmen de Gooijer, Performance Modeling of ASP.Net Web Service
Applications: an industrial case study, 2011.
[3] J. Sankarasetty, Kevin Mobley, L. Foster, T. Hammer, and T. Calderone.
Software performance in the real world: personal lessons from the
performance trauma team. In Proceedings of the 6th international
workshop on Software and performance, pages 201-208. ACM, 2007.

[4] Xiuping Wu, Murray Woodside, Carleton University Dept. of Systems
and Computer Engineering. In Performance Modeling from Software
Components, page 301, 2004.
[5] Prof. Dr. R. H. Reussner, Palladio Component Model, 2007.
[6] Jane Hillston, Performance Modelling, 2014.
[7] Object Management Group, Unified Modeling Language, 2015.
5. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
STT

Thời gian

1

Tuần 1,2

2

Tuần 3,4

3

Tuần 5,6,7

Nội dung thực hiện

Kết quả đạt được

Thu thập tài liệu, tìm hiểu tổng quan
về kỹ thuật hiệu năng và phương Tài liệu báo cáo
pháp tiếp cận

Tìm hiểu về các công cụ mô hình
Tài liệu báo cáo
hóa hiệu năng
Tìm hiểu kiến trúc và mô hình hiệu Tài liệu báo cáo

3


năng
4

Tuần
8,9,10,11

5

Tuần 12,13

6

Tuần
16,17,18

7

Tuần
19,20,21

8


9

Tuần 22,23

Tìm hiểu phương pháp PCM và công
Tài liệu báo cáo
cụ Palladio-Bench
Tìm hiểu kiến trúc hệ thống giám sát
Tài liệu báo cáo
điều khiển lưới điện trực quan
Thiết kế đối tượng với UML

Tài liệu báo cáo

Mô hình hóa đối tượng sử dụng - Tài liệu báo cáo
phương pháp PCM.
- Chương trình
- Thử nghiệm và đánh giá kết quả
- Tài liệu báo cáo
- Viết luận văn

Tuần 24

- Quyển luận văn
- Quyển luận văn

Chỉnh sửa, hoàn thiện, nộp luận văn

- CD lưu báo cáo,
chương trình thử

nghiệm

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2015
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng

Trần Văn Hải

ĐÁNH GIÁ CỦA KHOA CNTT
………………………………………………………………………………………………..
.……………………………………………………………………………..………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………

4



×