Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

DẪN CHỨNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.68 KB, 87 trang )

1

MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ DẪN CHỨNG CHO NLXH

DANH NGÔN VỀ CÁC VẪN ĐỀ ĐẠO LÝ:

NHẬN THỨC CUỘC SỐNG
CON NGƯỜI CHÂN CHÍNH
1.

Người phải thật là người.
Không phải là con rối.
Để số phận ngược xuôi.
Đến bất ngờ chi phối. (Nhà thơ Petofi – Hungary)

2. Những cây mạnh nhất mọc lên những mảnh đất cằn cỗi nhất. (Lê Huy Khoa)
3. Đơn vị duy nhất để đo con người là số lượng trí khôn và đạo đức. (Khuyết
danh)
4. Trang bị quý giá của con người là khiêm tốn và giản dị. (Ph. Ăng-ghen)
5. Hãy sống sao cho khi sinh ra ta khóc, mọi người cười. Còn khi ta chết mọi
người khóc, ta cười. (Mirko Goxmex)
6. Điều gì làm tôi tự hào nhất? Tôi đã trải qua những thời kỳ gian khó mà vẫn
giữ được tâm hồn lành mạnh. (Joln F. Kenedy)
7. Danh dự của con người là hồn ngọc của linh hồn. (Lưu Thị Yến)
8. Người đáng được sống và hưởng niềm vui cuộc sống là những người trong
từng giây từng phút chiến đấu trong cuộc sống và cho cuộc sống. (Khuyết danh)
9. Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục. (Hemingway)
10. Can đảm là đức hạnh số một của con người và nó đảm bảo cho tất cả đức
hạnh khác. (Khuyết danh)



2
11. Cái chết không làm ngạc nhiên bậc quân tử. Họ luôn luôn sẵn sàng ra đi.
(Khổng Tử)
12. Hoài nghi chính là điều phải làm đầu tiên của người quân tử. (P. Nicole)
13. Giữ gìn quần áo từ khi còn mới.
Giữ gìn danh dự từ khi còn trẻ. (Ngạn ngữ Nga)
14. Khi con người mất hết các quyền, họ vẫn còn một quyền cuối cùng: Quyền
được là chính mình, được lựa chọn con đường mình đi. (Khuyết danh)
15. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận khi rớt còn hơn là gian lận khi
thi. ( A. Lincole)
16. Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên đôi vai của người khác để thỏa mãn lòng
ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của minh. (Nam
Cao).
17. Sự cao cả của con người nằm trong sức mạnh tư tưởng. (Danh ngôn Anh)
18. Đạo làm quân tử có 4 điều đúng: Mạnh dạn khi làm điều nghĩa; nhũn nhặn
khi nghe lời can gián; lo nghĩ khi nhận bổng lộc; và cẩn thận đối với việc sửa
mình. (Khổng Tử)
19. Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy làm người có ích.
(Khuyết danh)
MƠ ƯỚC – HÀNH ĐỘNG – MỤC ĐÍCH SỐNG
1. Con người thường mơ ước không gặp trắc trở trong cuộc sống, nhưng cuộc
sống không trắc trở là cuộc sống trong mơ. (Ngạn ngữ Đức)
2. Thứ gì không bao giờ được bắt đầu thì không bao giờ được hoàn thành.
(Ngạn ngữ Nga)
3. Luôn luôn hướng tới mục đích thì kẻ chậm chạp nhất cùng tiến nhanh hơn
kẻ nào cứ lang thang mà không mục đích (Lessing).
4. Mục đích dù có đạt được hay không cũng làm cho cuộc đời vĩ đại hơn.
(Browing).



3
5. Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số
phận. (Thsckeray)
6. Bạn không thể gọi là sống nếu không có mục đích nhưng bạn cũng không
làm được gì nếu mục đích của bạn tầm thường. (Danh ngôn Pháp)
7. Khi hành động, nên cân nhắc. Nhưng kẻ nào cân nhắc quá lâu thì hoàn thành
được rất ít. (Danh ngôn Pháp)
8. Đã đến lúc phải bỏ thói chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống. Phải
tự mình làm nên cuộc sống. (Danh ngôn Hi Lạp)
9. Càng hành động, cơ hội tới càng nhiều. (M. Gorki)
10. Có những người không bước đi vì sự gãy chân. Nhưng sợ gãy chân mà
không bước đi thì khác nào chân bị gãy. (Danh ngôn Nga)
11. Người không mục đích, không lí tưởng như ngựa không cương, như thuyền
không lái. (Danh ngôn Trung Hoa)
12.

Siêng học tập thì mau hết.
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến.
Siêng làn thì nhất định sẽ thành công.
Siêng hoạt động thì có sức khỏe. (Danh ngôn Trung Quốc)

13. Thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. (M. Gorki)
14. Động vật coi sống là công việc của nó, còn con người coi khả năng làm
được một việc gì đấy mới là sống. (Danh ngôn Ý)
15. Cái chết không phải là điều mất mát lớn của con người. Mất mát lớn nhất
của con người là những gì chết đi trong khi ta đang sống. (Norman Kusin)
MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI, HẠNH PHÚC VÀ TIỀN BẠC
1. Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho
ông chủ. (Ciceron)
2. Phẩm chất chân chính của một con người ở trong cách họ sống chứ không ở

trong cái họ có. (Khuyết danh)
3. Lửa thử vàng, vàng thử người. (Don Moen)


4
4.

Khi của mất: Chẳng mất gì cả.
Khi sức khỏe mất: Mất vài thứ rồi.
Khi chí khí mất: Chẳng còn gì cả. (Khuyết danh)

5. Hạnh phúc là con người phụ thuộc vào mục đích sống. (Khuyết danh)
6. Tiền bạc là phương tiện chứ không phải là mục đích. (Khuyết danh)
7. Bạc nhẹ giá hơn vàng. Vàng nhẹ giá hơn đức.(Khuyết danh)
8. Tiền bạc là nước, càng uống càng khát. (Khuyết danh)
9. Tiền bạc là người đầy tớ tốt là một ông chủ xấu. (Khuyết danh)
10. Chướng ngại của hạnh phúc là mong chờ một hạnh phúc lớn hơn. (Khuyết
danh)
11. Hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp, người này co thì người kia lại hở.
(Khuyết danh)
12. Một trong những sai lầm kỳ quặt nhất, là cho rằng hạnh phúc của con người
là ở cảnh an nhàn. (Khuyết danh)

HỌC VẤN
1. Việc học như đi thuyền ngược nước, không tiến ắc sẽ lùi. (Ngạn ngữ Trung
Quốc)
2. Càng học cao thấy mình ngu dốt. (Einstein)
3. Tôi chưa bao giờ gặp người nào mà tôi không tìm thấy ở họ một cái gì để
học. (Afred de Vigny)
4. Chính giáo dục người này khác với người kia.(Khuyết danh)

5. Học viên cần tìm cơ hội khám phá lòng say mê của mình còn hơn là ngồi lì
trên ghế nhận thông tin từ người khác giảng dạy.
6. Số người trở nên cao quý bởi tự học nhiều hơn là bởi tự nhiên. (Xixero)
7. Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát. Không dám hỏi sẽ dốt suốt đời.
8. Bộ lông làm đẹp con công. Học vấn làm đẹp con người.


5
9. Học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy nghĩ mà không học thì nguy hiểm.
10. Đừng xin người khác con cá, hãy học cách người khác bắt được con cá đó.
11.

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
(Bác Hồ)

12. Tự học giống như một cuộc dạo chơi có chủ đích. Hiệu quả của nó nằm ở
chỗ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà chắc chắn.
13. Tôi chưa bao giờ gặp người nào mà không tìm thấy ở họ một cái gì để học.
(Afred de Vigny)
CÁCH NHÌN NHẬN CUỘC SỐNG
1. Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.
2. Giá trị đích thực của con người là ở nhân cách chứ không phải là của cải.
3. Hi vọng là đặc tính duy nhất của con người khiến thượng đế cũng phải kinh
ngạc.2
4. Về tinh thần, tôi là triệu phú.
5. Không thể có những người hoàn toàn không mắc sai lầm. Người thông minh
là người không nghiêm trọng lắm và biết mau chóng sửa chửa.
6. Thế giới là 10% do mình tạo ra, 90% do mình nhìn nhận.
7. Trong mọi trường hợp, liều thuốc hợp lý nhất là huy vọng chứ không phải là

chán nản.
8. Không bao giờ sự đói rét làm cho người ta mắc phải nhiều điều đê tiện bằng
sự tham vọng, sự biển lận, sự khát khao với những lạc thú ô trọc.
9. Khi cánh cửa này đóng, sẽ có cách khác mở ra.
10. Năm 20 tuổi, tôi nói "Tôi và Mô-da", năm 30 tuổi , tôi nói "Mô-da và tôi",
năm 40 tuổi, tôi nói "chỉ có Mô-da". (Johannes Bramh)
NHỮNG TỒN TẠI XÃ HỘI
1. Mọi sự đều hư hỏng một khi kẻ hung bạo được dùng làm gương, và người
lương thiện lại bị đem ra làm trò cười.
2. Trên nhiều nấm mồ đáng lẽ phải ghi chết năm 30 tuổi, chôn năm 60 tuổi!


6
3. Con người là anh em nhưng lại cấu xé nhau. Sư tử không gây chiến với sư tử.
Riêng con người, tuy có lý trí, đã làm cái việc mà loài thú không lý trí chẳng
bao giờ làm.
4. Ở đời có những cảnh ngộ làm cho con người ở dưới mồ cũng phải mở mắt ra
mà nhìn.
5. Nhiều người có lý trí mà ít người có lương tri.
6. Trên đời, có sự cân bằng nhưng khó sự công bằng.
7. Nên liên hiệp công lý với sức mạnh: Phải làm công lý có sức mạnh và làm
sức mạnh có công lý.
8. Trong thiên hạ có 3 cái nguy: Đức ít mà được ân sủng nhiều; Tài kém mà ở
địa vị cao; thân không lập được công to mà nhiều bổng lộc.
HIỆN TƯỢNG ĂN MẶC, ĐUA ĐÒI
1. Nếu đẹp bạn hãy xứng đáng với nhan sắc của mình. Nếu xấu bạn hãy làm
người ta quên đi cái xấu của bạn bằng chính kiến thức bạn có.
2. Một người đàn bà đẹp làm thích mắt, một người đàn bà nết na làm vui lòng.
Một đằng là đồ trang sức, một đằng là kho báu.
3. Mộc mạc là điều kiện tất yếu của cái đẹp. (Lep Tônxtôi)

CHỌN NGHỀ VÀ CÔNG VIỆC
1. Việc lớn nhất trong đời là lựa chọn cho mình một nghề nghiệp.
2. Công việc giúp cho ta 3 điều: Sự nghèo đói, buồn chán và những tật xấu.
3. Nếu không có tình yêu và niềm say mê thực sự thì không một công việc nào
trôi chảy.
4. Lao động làm cho người ta tự do còn tư tưởng làm cho người ta cao quý.
5. Chọn nghề không nên chỉ căn cứ vào sở thích hay nguyện vọng. Sở thích (dù
là thích đến tột đỉnh) cũng chưa hẳn là sở trường đích thực. Mặt khác, nếu có sở
thích mà chỉ nuôi dưỡng nó bằng sự đam mê chứ không bằng sự dày công luyện
tập và chí thú học hỏi thì sớm muộn sở thích đó cũng “ giã từ ”.


7
ĐỌC SÁCH
1. Sách là người bạn lạnh lùng mà chắc chắn.
2. Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.
3. Vì đọc sách mà tất cả chúng ta trở thành di dân – sách lôi chúng ta ra khỏi
quê hương, nhưng điều quan trọng hơn là đến bất kỳ nơi nào sách cũng tìm
được cho chúng ta chỗ trú ngự.

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ
SỰ THA THỨ, CÁCH NÓI NĂNG, NỤ CƯỜI, SỰ KIÊU NGẠO
1. Chúng ta có ngay trước mắt ta những lỗi lầm của kẻ khác, những lỗi lầm của
chúng ta lại ở sau lưng ta.
2. Tha thứ là sự trả thù vinh quang nhất.
3. Tha thứ là chữa lành vết thương của chính mình.
4. Khi biết tha thứ, bạn sẽ mỉm cười nhiều hơn, biết cảm nhận sâu sắc cuộc
sống và dễ thông cảm với người khác. (Bishop)
5. Muốn vui sướng chốc lát: Hãy trả thù. Muốn yên vui mãi mãi: Nên tha thứ.
6. Một nụ cười chẳng mất vốn mà lợi rất nhiều.

7. Hãy tặng nụ cười, bạn sẽ có được nhiều niềm vui và sự thanh thản.
8. Nếu bạn thấy một người không có nụ cười, hãy lấy nụ cười của mình cho
người đó. (Khuyết danh)

(bổ sung phần viết tay)
8. Thái độ dịu dàng có mãnh lực hơn sức mạnh.
9. Óc hài hước, hóm hỉnh cần cho mọi tình huống.
10. Lạt mềm buộc chặt.
11. Không gì ít tốn kém bằng một lời khen, câu cảm ơn, lời xin lỗi.


8
12. Lời khen làm người tốt tốt hơn, người xấu xấu hơn.
13. Ba thứ không bao giờ trả lại: Tên bay đi, lời đã nói, và những ngày đã qua.
14. Bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra.
15. Có thể bạn không nói ra những gì suy nghĩ nhưng phải suy nghỉ những gì
nói ra.
16. Có 3 thứ làm hỏng một con người: Rượu, sự nóng dận và thói kiêu ngạo.
17. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn biết tất cả mọi điều. Và dù người ta có đánh giá
bạn cao đến đâu đi nữa, bạn vẫn phải luôn luôn có dũng cảm tự nhủ: “Ta là một
kẻ dốt nát”. Đừng để lòng kiêu ngạo xâm chiếm lấy bạn. Vì nó, bạn có thể
bướng bỉnh ở chỗ cần phải tán thành; Vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và
sự giúp đỡ thân ái; Vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan.
18. Người đáng nói mà mình không nói là mất người, người không đáng nói mà
mình nói là mất lời. (Khổng Tử)
19. Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối
nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý;
và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử
dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng
là tính khiêm tốn. (Louisa May Alcott)

20. Kiêu căng là bãi cát lún của lý trí. (George Sand)
21. Kiêu căng và kiêu hãnh là hai chuyện khác nhau, dù những từ này thường
được sử dụng như đồng nghĩa. Một người có thể tự hào về bản thân mà không
tự cao tự đại. Kiêu hãnh thể hiện nhiều hơn cách nhìn của chúng ta về bản thân;
kiêu căng, cách chúng ta muốn người khác nghĩ về mình. (Jane Austen)
ĐỒNG CẢM, CHIA SẺ
1.Vì đâu chúng ta sống ở trên đời, nếu không phải để giúp nhau giảm bớt những
khó khăn trong cuộc sống? (Trích từ quyển sách “Chia Sẻ” của NXB Trẻ).
2. Hạnh phúc là nước hoa, nếu đem giội cho người khác, thế nào bạn cũng được
hưởng vài giọt cho chính mình. (Emerson).


9
3. Những con người vĩ đại nhất là những con người có trái tim đập vì mọi
người. (Khuyết danh)
4. Chỉ có ai biết yêu thương mới có quyền nhận danh hiệu con người. (Khuyết
danh)
5. Người hạnh phúc nhất là người tạo nhiều hạnh phúc cho kẻ khác. (Deni
Diderot )
6. Cảm thấy mọi người thân thiết với mình, cần đến mình là điều thú vị nhất,
sung sướng nhất trên đời. (Macxim Gorki)
7. Thông cảm, thấu hiểu nổi khổ của người khác là tốt, mà ra tay tiếp cứu còn
tốt hơn. (Khuyết danh)
8. Anh cho những gì anh có là anh cho rất ít. Nhưng khi anh phải huy sinh, anh
mới cho một cách thực sự. (Ngạn ngữ Pháp)
9. Giàu cho của, khó cho tấm lòng. (Khuyết danh)
10. Con người trở nên cô đơn là bởi, thay vì xây những chiếc cầu, người ta lại
đi xây những bức tường.(Khuyết danh)

TÂM HỒN, TÍNH CÁCH

Ý CHÍ, NGHỊ LỰC
1. Tiếng “không thể” không có trong từ vựng của tôi.
2. Không có tài năng nào không có ý chí lớn.
3. Kẻ thấy nghèo không sự, thấy khổ không nao là người không ai khuất phục
nổi.
4. Sự khó khăn là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho người khôn
khéo, một vực thẳm cho người yếu đuối.
5. Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lơn mọi sự thất bại.
6. Cách tốt nhất để vượt lên đau khổ là đi xuyên qua nó.
7. Bất hạnh là bà mụ của thiên tài.


10
8. Trong lò lửa, sắt được tôi thành thép. Trong nổi thống khổ, con người tìm
thấy sự khởi phát của sức mạnh.
9. Cánh diều bay cao được là nhờ nó bay ngược hướng gió.
10. Bạn không thể điều chỉnh được hướng gió nhưng điều chỉnh được cánh
buồm.
11. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
12. Kiêu hãnh đốt nóng lòng can đảm, kích thích tài năng, phát triển tư chất tự
nhiên cho tâm hồn, biết oán ghét cái hèn hạ ti tiện và không xứng đáng với
thiện cảm mà tự nơi chúng ta có. (Gômông)
13. Không có gì nghèo bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí.
(Uông Cách)
14. Đời người phải trải qua giông tố nhưng chớ có cúi đầu trước giông tố.
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm)
15. Kể nào không cúi xuống để nhặt một cây kim, kẻ đó không xứng đáng có
một đồng bạc. (Khuyết danh)
SỰ KIÊN TRÌ
1. Nếu anh muốn lên được lên chỗ cao nhất, hãy bắt đầu tiến từ chổ thấp nhất.

3. Bắt đầu lúc nào bao giờ cũng chưa muộn.
4. Khi mọi sự vô phương cứu chữa thì chính là lúc lòng kiên nhẫn cần được
dùng đến. (G. Huttơn)
5. Sức mạnh lớn nhất thường đơn giản chỉ là sự kiêu hãnh. (Giôxep Côtman).
6. Trên đường đời, hành lí của con người cần mang theo là lòng kiên nhẫn và
tính chịu đựng. (Maiacopxki)
7. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên
trì. (Samuel Johnson)
8. Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ. (Benjamin Franklin)
9. Người chuyển núi bắt đầu bằng việc dỡ những hòn đá nhỏ. (William
Faulkner)


11
10. Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với
rắc rối. (Albert Einstein)
11. Sự kiên nhẫn và bền bỉ có tác động ma thuật khiến trước nó, khó khăn biến
mất và trở ngại bốc hơi. (John Quincy Adams)
12. Lòng kiên nhẫn và thời gian làm được nhiều hơn là sức mạnh hay nhiệt
huyết. (La Fontaine)
13. Sự kiên nhẫn đắng chát, nhưng quả của nó lại ngọt. (Jean Jacques
Rousseau)
14. Kiên nhẫn không phải là thụ động, ngược lại, nó rất chủ động. Đó là sức
mạnh tập trung. (Edward Bulwer Lytton)

NIỀM TIN
1. Con người sẽ làm được bất cứ việc gì nếu nơi đó anh ta tin vào chính bản
thân mình. (Khuyết danh)
2. Sức mạnh của con người không nằm ở cơ bắp mà là ở ý chí. Không có niềm
tin thì làm sao có đủ sức mạnh để giữ vững ý chí của mình. (Khuyết danh)

3. Người có lòng tin thì mạnh mẽ; người lắm nghi ngờ thì yếu ớt. Niềm tin
mãnh liệt vượt lên trên những hành động to tát. (Louisa May Alcott)
4. Niềm tin... phải được gia cố bằng lý lẽ... khi niềm tin mù, nó sẽ chết đi.
(Mahatma Gandhi)
5. Ai cũng phải tự mình làm lấy hai điều; niềm tin của chính mình và cái chết
của chính mình. (Martin Luther)
6. Niềm tin cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin tưởng.
(Victor Hugo)
7. Để làm được những điều to tát, đầu tiên bạn phải tin vào nó. (Arsene
Wenger)
8. Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học. (Henri Frederic
Amiel)


12

LÒNG KHOAN DUNG, CAO THƯỢNG
1. Tôi biết có một sự tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng, ấy là lòng khoan dung. (V.
Hugo)
2. Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều gì để hạ thấp người
khác. (A. Cason)
3. Hãy hoàn toàn khoan dung, hoặc không một chút nào; theo con đường của
cái thiện hoặc của cái ác. Đứng giữa mối giao nhau đòi hỏi nhiều sức mạnh hơn
khả năng của bạn. (Heinrich Heine)
4. Lễ vật lớn nhất của con người là lòng khoan dung. ( Phật pháp)
5.. "An eye for an eye" (Ăn miếng trả miếng) chỉ khiến cả thế giới mù thôi.
(Mahatma Gandhi)
SỰ KHIÊM TỐN
1. Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều. (Karl
Marx)

2. Tôi chưa bao giờ gặp một người nào mà tôi không tìm thấy nơi họ một cái gì
đáng cho tôi học hỏi. (Afred de Vigny)
3. Đừng bao giờ khiêm tốn với kẻ kiêu căng, cũng đừng bao giờ kiêu căng với
người khiêm tốn. (Jeffecson)
4. Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất (Luisa May Ancôtt)
5. Người biết ít thường nói nhiều, trong khi người biết nhiều thường nói ít.
(Jean Jacques Rousseau)
6. Không gì giả dối hơn tỏ vẻ nhún nhường. Thường thì nó chỉ là sự cẩu thả
trong quan điểm, và đôi khi là khoe khoang gián tiếp.(Jane Austen)
7. Ít nhất tôi còn đủ khiêm tốn để thừa nhận rằng thiếu tính khiêm tốn là một
trong những khuyết điểm của tôi. (Hecto Berlioz)
8. Giản dị là điều khó nhất trên đời: đó là sự giới hạn tột cùngcủa sự từng trải
và là nỗ lực cuối cùng của thiên tài. (G. Xăng)


13
9. Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lồng trong
chiếc khung giản dị (X. Batle)
10. Những người vĩ đại thật sự bao giờ cũng giản dị: cách cư xử của họ tự nhiên
và thoải mái (F.Clinghe)

GIA ĐÌNH, QUÊ HƯƠNG
1. Kính trọng phụ nữ là thước đo người ta nhận ra một người đàn ông hiền hậu.
2. Dù là vua hay là dân cày, kẻ nào tìm thấy sự yên ổn dưới mái ấm gia đình là
kẻ sung sướng nhất.
3. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
4. Nếu không phải là gia đình thì lẻ trẻ học tình thương ở đâu?
5.

Đứa trẻ không phải chỉ cần ăn ….

Ai luôn gần nó để tập cho nó những tình cảm tốt? –Người mẹ.
Ai chỉ cho nó những hiểm nguy, tai nạn của đời sống, luyện cho nó sức

mạnh của ý chí, sự cao cả của nhân đức? – Người cha.
6. Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
7. Duy chỉ có ở gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại
những tai ương của số mệnh.
8. Nơi nương náu yên ổn nhất là lòng mẹ.
9. Điều tuyệt vời nhất của những món quà quang gốc cây thông là: Sự hiện diện
của một gia đình hạnh phúc cùng quây quần bên nhau.
10. Nếu anh thấy một gia đình hạnh phúc, anh nên tin rằng ở trong gia đình ấy
có một người đàn bà biết quên mình.
11. Một cuộc hôn nhân tốt là giữa bà vợ mù và ông chồng điếc. (Balzac)
11. Một trong những biểu hiện kỳ diệu của lực hấp dẫn trên trái đất này chính là
sự không ngừng nghỉ và tìm đến nhau của những người cùng chung huyết
thống.


14
12. Cái gọi là “thần giao cách cảm” giữa những người trong gia đình đó chính
là sự lên tiếng của tình ruột thịt.
13. Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người.
14.

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt.
Dù vui đất khách chẳng bằng về.
(Nguyễn Trung Ngạn)

15. Người ta thuộc về quê hương cũng như thuộc về người mẹ.
QUAN HỆ XÃ HỘI

TÌNH BẠN
1. Một người vẫn được xem là giàu nếu dưới mái ấm của anh ta vẫn có một
người bạn tận tụy. Trái lại, người giàu có nhất vẫn chỉ là nghèo hèn nếu anh ta
không có nỗi một người bạn để bày tỏ nổi lòng.
2. Đời không có tình bằng hữu thì còn có ý vị gì!
3. Có một người bạn cao quý còn hơn có nhiều bạn tầm thường.
4. Một trong những hạnh phúc của tình bạn là có kẻ để giao phó một điều bí
mật.
5. Tình bạn thật sự không biết đến ghen ghét.
6. Những người bạn chân chính chỉ cho ta trở ngại tên đường đời và giúp
chúng ta vượt qua. Chớ coi những kẻ nịnh hót là bạn. Người bạn chân chính là
người nào trung thực và thẳng thắng.
7. Những người bạn dối như chiếc bóng. Luôn theo ta ra ngoài ánh sáng và mất
hút khi ta vào bóng tối.
8. Người bạn tốt nhất là người bạn đến với ta trong những giây phút khó khăn,
cay đắng nhất của cuộc đời.
9. Có ba loại bạn có ích: Bạn ngay thẳng, bạn khoan dung, bạn hiểu biết rộng.
Có ba lọai bạn có hại: Bạn khoác lác, bạn chiều chuộng, bạn xiểm mị.
10. Hãy chậm rãi trong việc chọn bạn. Càng chậm rãi hơn nếu ta thay bạn.


15
11. Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự
thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả. (Elvis
Presley)
TÌNH YÊU
1. Trên đời chỉ có người nào yêu mà không mong được người yêu lại, người đó
mới chắc chắn là một người yêu thành thật.
2.


“Cái na ná tình yêu thì có trăm ngàn.
Nhưng cái đích thực tình yêu thì chỉ duy có một”.

3. Tình yêu nâng cao con người thoát khỏi sự tầm thường.
4. Có vết thương nào tệ hại hơn một tình yêu giả dối.
5. Tình yêu là một thứ văn hóa cao cấp, chỉ cần nhìn người đó yêu như thế nào,
ta biết ngay người đó là thế nào.
6. Hãy xứng đáng với tình yêu, và rồi tình yêu sẽ đến. (Louisa May Alcott)
7. Một người tình không biết kín đáo chẳng phải là một người tình. (Thomas
Hardy)
8. Đừng để tình yêu sai lầm đánh lừa bạn, nhưng đừng để tình yêu thực sự đi
qua mình. (Khuyết danh)
9. Chỉ mất 3 giây để nói lời yêu, nhưng phải mất cả cuộc đời để chứng minh
điều đó. (Khuyết danh)
THẦY - TRÒ
1. Ảnh hưởng của người thầy là vĩnh cửu. Ta không thể biết được khi nào thì
ảnh hưởng ấy dừng. (Henry Brooks Adams)
2. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh,
sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ
câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách
phạt nào khác. (Usinxki)


16
3. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong,
người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo
viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên. (Gôlôbôlin )
4. Trọng thầy mới được làm thầy. (Ngạn ngữ Trung Quốc )
5. Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi. (Ngạn ngữ Trung Quốc)
6. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học.(Comenxki)

7. Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người
thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng .
(William A. Warrd)
8. Nào ai có giỏi hơn con kiến, thế mà nó chẳng cần nói một lời nào. (Benjamin
Franklin)
NHỮNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ

NHẬN THỨC CUỘC SỐNG
NGHỊCH CẢNH VÀ TÀI NĂNG:
Dẫn chứng 1: Marie Curie bị ung thư máu nhưng vẫn không chịu cúi đầu bỏ
cuộc, không cam tâm để mình trở thành người vô dụng nên đã vươn lên một
cách phi thường. Bà đã hai lần đoạt giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau (vật lí
và hoá học).
 Người bị bệnh ung thư đã được xem như người đã kí giao ước với tử
thần. Thế nhưng bà đã chiến thắng nghịch cảnh, chiến thắng bản thân để
vinh dự nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người.
Dẫn chứng 2: Nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới Beethoven để lại nhiều tác
phẩm vượt thời gian, phần lớn những bài nhạc đó ông sáng tác sau khi bị điếc.


17
 Điếc là đại hoạ của con người, nhất là đối với một nhà soạn nhạc, nhưng
ông đã không buông xuôi. Chính nghịch cảnh đã khiến ông càng quyết
tâm và tìm cách tốt nhất để hoàn thành những kiệt tác của mình.
Dẫn chứng 3: Câu chuyện “Một hoàn cảnh, hai số phận”
Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi
qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng
qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.
Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say
xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của

cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người
kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu.
Nhà tâm lí học hỏi người đầu tiên : “Tại sao anh trở thành bợm nhậu?”. Và
hỏi người thứ hai : “Tại sao anh tham gia phong trào bài trừ bia rượu?”
Thật là bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: “Có một người cha như
vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi!”.
 Có ai đó đã từng nói: Sự khó khăn là một nấc thang cho bậc anh tài, một
kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối. Hoàn cảnh
không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực,
tiêu cực, hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý
chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.
Trong cuộc sống, không có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản
thân mình cái quyền được vấp ngã.
TIỀN BẠC VÀ HẠNH PHÚC
Dẫn chứng 1: Một người con trai sống ở khu nhà ổ chuột, xem đến tiết mục
trên tivi giới thiệu lí lịch của vận động viên golf vĩ đại Nicklaus liền hạ quyết
tâm cũng sẽ trở thành vận động viên như Nicklaus. Ba tháng sau, anh đã trở


18
thành quán quân golf giải thanh thiếu niên thành phố Orlando. Sau khi tốt
nghiệp cấp ba, anh may mắn được Đại học Stanford tiếp nhận. Đối diện với
mức lương 500 đôla/tuần, anh cảm thấy xúc động. Nhưng thầy giáo nhắc nhở
anh: “Con, ước mơ của con là gì?”. Câu hỏi của thầy đã thức tỉnh anh. Anh đã
từ chối và tự tham gia vào huấn luyện. Trong giải golf nghiệp dư toàn nước Mĩ
năm đó, anh trở thành quán quân trẻ nhất. Anh vchính là Tiger Wood, người
được đánh giá là vận động viên golf thành công nhất mọi thời đại.
 Có người theo đuổi cuộc sống phú quí, giàu sang. Có người bình tâm với
cuộc sống chất phát, bình dị. Tiger Wood chỉ cảm thấy vui, thấy thực sự
thoả mái khi được theo đuổi ước mơ. Không bị tiền bạc chi phối dù anh

từng sống ở khu ổ chuột. Với anh, ấy là hạnh phúc vậy.
Dẫn chứng 2:
Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ”
Người con trai dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu
điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy
một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó tại sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng
cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng lên đến 2 đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó :
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong
xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và
trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi hờ đến nhà mẹ cháu .
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa
mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.


19
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một
bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để
trao tận tay bà bó hoa.
 Ở người con trai đó, lòng hiếu thảo: có, tiền bạc: có. Nhưng chắc chắn
anh sẽ không cảm nhận được một hạnh phúc, không được sống trong
hạnh phúc dù chỉ một lần và dù hạnh phúc ấy quá đỗi đơn sơ nếu anh
không kịp làm cái việc đúng đắn là chạy thẳng xe về nhà thăm mẹ.
ĐƯỢC - MẤT
Dẫn chứng 1: Nguyễn Công Trứ, sinh thời, luôn tâm niệm: “Đã mang tiếng

đứng trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Bằng cuộc đời của chính bản
thân, ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh
vực, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. Nhưng con đưòng làm quan của ông rất
không bằng phẳng. Có lúc, ông được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hải An, có khi lại
bị giáng xuống làm lính thú ở Quảng Ngãi. Thế nhưng ông đã từng khẳng định:
“Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông
phong”.
 Trong thực tế cuộc sống, chúng ta cần tìm cho mình những cái “được”
trong cái “mất”, biến nỗi đau thành sức mạnh. Cũng như loài trai lấy
ngọc, phải có nỗi đau xé ruột mới mang lại cho đời những viên ngọc
tuyệt trần.
Dẫn chứng 2: Câu chuyện “Tái ông thất mã”
Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần
Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần
biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng.
Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: Biết đâu con
ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi


20
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa
của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông
lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: Biết đâu việc được
ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi
Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh
mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần
nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất
xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.

Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con
ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói: Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân,
tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai
tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ.
Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử
trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia
đình.
 Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được
phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi
gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh
thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà
giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI


21
Dẫn chứng 1: Polo Domia, một doanh nhân thành công của nước Mĩ, chuyên
đi mua lại những xí nghiệp sắp phá sản. Sau đó, ông luôn mang lại sự hồi sinh
cho những xí nghiệp đó. Có người hỏi: “Tại sao ông lại đi mua những xí
nghiệp sắp phá sản để kinh doanh?”. Ông trả lời: “ Khi tôi mua lại xí nghiệp
kinh doanh thất bại là tôi đã mua được một nửa thành công của họ. Khi đó, tôi
tiếp tục tìm ra những nguyên nhân thất bại và đưa ra những phương án giải
quyết, tự nhiên sẽ thành công. Mua lại một công ty phá sản so với việc tôi bắt
đầu một công ty như thế dễ hơn nhiều”.
 Ưu điểm của ông là ở chỗ ông đã dám mua lại thất bại của người khác.
Ông đã xem thất bại là nấc thang cho sự thành công của mình.
Dẫn chứng 2: Ơ-nit Hê-minh-uê đã từng xây dựng một nhân vật đầy cá tính, đó
là lão Xan-ti-a-go trong tác phẩm Ông già và biển cả. Lão là một biểu tượng

đẹp về Con người, một kiểu người giàu khát vọng, đam mê chinh phục khát
vọng. Lão đã dành cả đời mình để theo đuổi và chinh phục con cá kiếm, ước
mơ lớn nhất trong cuộc đời của một ngư phủ. Nhưng cuối cùng, con cá chỉ còn
trơ lại bộ xương. Thế nhưng lão đã buông một câu nói thật bất ngờ: “Chẳng là
gì cả, ta đã đi quá xa.”
 Ông lão quả là một con người giàu bản lĩnh. Đứng trước một thất bại
lớn nhất trong đời, lão vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra giới hạn của mình.
Điều đáng nói ở đây chính là thái độ của con người trước mỗi thất bại.
Thay vì ngồi bó gối than vãn, ta hãy dũng cảm nhìn nhận lại mình. Đó
chính là cách ta tiến tới thành công.
Dẫn chứng 3: Năm xưa, khi Edison muốn phát minh sợi dây tóc có sức bền khi
đốt sáng, ông đã phải nghiên cứu thí nghiệm đến hàng trăm lần. Trong quá trình
tìm tòi, thử nghiệm, ông đã bị nhiều người than vãn, chỉ trích vì sự thất bại của


22
ông. Nhưng Edison nói rằng: “Không phải tôi thất bại. Chỉ là tôi chưa tìm được
thứ phù hợp với yêu cầu của tôi mà thôi”. Sau đó, với sự nỗ lực không ngừng,
ông đã phát minh ra bóng đèn điện đầu tiên của loài người.
 Không có sự thất bại vĩnh viễn. Quan trọng là chúng ta làm thế nào
trong điều kiện ta đang có mà thôi.

TÀI VÀ ĐỨC
Dẫn chứng 1: Luật sư Lê Công Định, sinh 1968, trong một gia đình nề nếp, trí
thức. Đã từng học luật tại Pháp và Mĩ. Luật sư này đã tham gia tổ chức “Đảng
nhân dân hành động” nhằm mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam. Từ năm
2005, LCĐ ngày càng bộc lộ bản chất chống phá NN hung hăng hơn. LCĐ đã
bị cơ quan ANĐT bắt khẩn cấp ngay tại nơi làm việc.
 Luật sư LCĐ được học hành bài bản, có thể nói là thành tài trên con
đường học vấn. Nhưng thân làm người Việt Nam, gia đình, gốc gác đều

ở Việt Nam. Lại đem cái tài của mình sử dụng vào việc chống phá Nhà
nước Việt Nam chỉ vì tham danh lợi. Cái Tài một khi không được cái
Đức soi đường sẽ dễ làm điều xằng bậy và gây những hậu quả khôn
lường.
QUAN NIỆM VỀ SỰ GIÀU CÓ
Dẫn chứng 1: Có một ông lão nói với một thanh niên thường phàn nàn về sự
nghèo khó của mình: “Cậu có tài sản sung túc thế lại còn càu nhàu, phàn nàn gì
nữa?”. Người thanh niên không hiểu hỏi lại là gì, ông lão cười đáp: “Đôi mắt
cậulà tài sản đó. Chỉ cần cậu cho tôi đôi mắt, tôi hứa sẽ cho cậu tất cả những gì


23
cậu muốn”. “Không. Không được!”- người thanh niên đáp. “Thế thì cậu cho tôi
đôi tay vậy. Đổi lại là một túi vàng!”. “Không!”- người thanh niên lùi lại. “Cậu
đã có đôi tay để làm việc, đôi mắt sáng để học tập. Như vậy cậu đã quá giàu có
rồi!”.
 Con người có đôi tay để gầy dựng sự nghiệp, có đôi chân để đi khắp thế
gian, có đôi mắt để làm đầy sự hiểu biết. Có cuộc sống là có tất cả. Quả
thực đó là một tài sản rất lớn.
Dẫn chứng 2: Nhà văn Marcel Proust, tác giả của một tác phẩm khổng lồ, duy
nhất Đi tìm thời gian đã mất, tác phẩm được gọi là “cái dinh thự mênh mông
của hoài niệm”, đã dành cả cuộc đời thông mimh và sầu muộn của mình để viết,
để tạo nên tác phẩm bất hủ. Bernarrd Raffalli cho rằng “toàn bộ nền văn học
Pháp sẽ được đọc trước hoặc sau Proust”. Cuộc cách mạng tiểu thuyết của
Proust được coi như cuộc cách mạng của Copernic hay Einstein. Trong căn nhà
tồi tàn, thiếu tiện nghi, từ chối thuốc men, ông đã buông rơi quản bút và trút hơi
thở cuối cùng bên những trang bản thảo ngổn ngang.
 Đó là con người thực sự giàu có. Bởi tất cả mơ ước, khát vọng, vẻ đẹp
của con người đều nằm trên lòng bàn tay của ông. Tiền bạc, sống không
thể mang đến, chết không thể mang theo, sẽ tan như mây khói. Chỉ có

những tài năng thực thụ, những cống hiến vô tư cho xã hội để làm giàu
cho nhân loại mới có thể biến sự ngắn ngủi thành vĩnh hằng. Prous là
người giàu có nhất.
NHÌN NHẬN CHÍNH MÌNH
Dẫn chứng 1:


24
Có một cậu bé đang tranh tài với các bạn cùng lớp cho một vai diễn trong
vở kịch của trường. Mẹ em nói rằng em đã đặt hết tâm nguyện vào vai diễn thử
này, mặc dầu trong thâm tâm bà biết rằng con trai bà không đủ năng khiếu. Đến
ngày nhà trường quyết định chọn ai vào vai, mẹ em đến trường để đón em sau
giờ tan học.
Vừa nhìn thấy mẹ, em chạy vội đến, đôi mắt sáng long lanh ngập tràn
hãnh diện và thích thú:
- Mẹ ơi, mẹ thử đoán xem nào?
Em la toáng lên và như không thể chờ được, bằng giọng hổn hển, xúc
động, em nói luôn câu trả lời:
- Con được cô chọn là người vỗ tay và reo hò, mẹ ạ!
 Cậu bé đã hiểu được khả năng, giới hạn của mình. Vì thế, cậu biết chấp
nhận kết quả dù kết quả đó không thể gọi là cao được. Hiểu được chính
mình để học cách chấp nhận mỗi khi gặp thất bại hay thất vọng trong
cuộc sống là điều cần thiết.
Dẫn chứng 2: Einstein khi còn nhỏ, trong giờ thủ công, đã làm một chiếc ghế
khiến thầy giáo đã thốt lên: “Trên thế giới vẫn còn cái ghế xấu hơn cái này
ư?!”. Einstein liền đưa ra hai cái ghế nữa và nói với thầy giáo: “Đây là hai chiếc
ghế con làm lần thứ nhất và lần thứ hai. Nộp cho thầy là cái em làm lần thứ ba,
so với hai cái trước có tốt hơn”.
 Kẻ không có dũng khí chắc chắn sẽ không mang hai cái ghế kia ra một
khi thầy giáo đã nói như thế. Nhưng Einstein dám nhìn thẳng vào khuyết

điểm của mình. Không ảo tưởng, không che đậy, không chối bỏ nhược
điểm, sự kém cỏi của mình, ấy là cách để đi đến thành công vậy.


25
VƯỢT QUA MẶC CẢM
Dẫn chứng 1: Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành
mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng cần nói nhiều, anh chỉ buông một câu:
“Tôi ở đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu!”
 Câu trả lời của người lính khiến ta khâm phục vì anh đã vượt qua mặc
cảm của bản thân. Chính mặc cảm, tự ti khiến con người cảm thấy mình
thua kém, không bằng người khác, do đó, dễ dẫn đến mất tự tin. Thiếu tự
tin là nguyên nhân của phần lớn mọi sự thất bại.
Dẫn chứng 2:
Chiếc bình nứt
Ngày xưa, có một người đàn ông treo hai chiếc bình lớn vào đòn gánh, đeo lên
cổ và ra suối gánh nước. Một trong hai chiếc bình ấy bị một vết nứt còn chiếc
bình kia thì hoàn hảo, lúc nào cũng mang đủ lượng nước về cho người đàn ông.
Chiếc bình nứt thì chỉ mang về một nửa lượng nước so với chiếc bình hoàn hảo.
Suốt 2 năm tròn, ngày nào cũng vậy, người đàn ông chỉ gánh về nhà được một
bình rưỡi nước mà thôi. Dĩ nhiên, cái bình hoàn hảo lúc nào cũng hãnh diện về
thành tích của mình vì đã hoàn tất một cách tuyệt hảo nhiệm vụ của nó được tạo
ra. Chỉ tội nghiệp cho chiếc bình nứt, nó rất xấu hổ vì khuyết điểm của mình và
xấu hổ cho bản thân vì chỉ thực hiện được một nửa nhiệm vụ được giao. Sau 2
năm chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay, một ngày nọ chiếc bình nứt
liền lên tiếng với người đàn ông:
"Thưa ông, con rất xấu hổ vì vết nứt bên hông con làm vơi nuớc trên đường về
nhà ông."
Người đàn ông liền đáp:
"Con không nhận thấy là hoa chỉ mọc bên phần đường của con thôi à?"



×