Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN HẢI ĐĂNG
CÁC BIỆN PHÁP SƢU TÂM VÀ TÍCH LUỸ TÀI LIỆU
CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2011
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
đại học thái nguyên
Tr-ờng đại học s- phạm
Nguyễn hải đăng
CC BIN PHP SU TM V TCH LU TI LIU
CHO BI VN NGH LUN X HI
TRUNG HC PH THễNG
Chuyên ngành: Lí luận và ph-ơng pháp dạy học Văn Tiếng việt
Mã số: 60.14.10
luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Lê A
Thái Nguyên - 2011
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC S PHM
NGUYN HI NG
CC BIN PHP SU TM V TCH LU TI LIU
CHO BI VN NGH LUN X HI
TRUNG HC PH THễNG
Chuyờn ngnh: Lớ lun v phng phỏp dy hc Vn Ting vit
Mó s: 60.14.10
LUN VN THC S KHOA HC GIO DC
Ngi hng dn khoa hc: GS.TS Lờ A
Thỏi Nguyờn - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
- Quý thầy cô Khoa Giáo Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên.
Đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS. TS
Lê A, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Nguyễn Hải Đăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Đăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VĂN NÓI CHUNG
VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NÓI RIÊNG 8
1.1 Khái niệm về văn nghị luận xã hội và tài liệu trong quá trình làm văn
NLXH 8
1.1.1 Khái niệm văn nghị luận xã hội. 8
1.1.2 Khái niệm tài liệu trong làm văn nghị luận xã hội 9
1.2 Vị trí của việc thu thập, tích luỹ, sắp xếp và xử lý tài liệu trong quá
trình làm văn NLXH 11
1.2.1 Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc huy động kiến thức, tập hợp
tài liệu. 11
1.2.2 Vị trí của việc sưu tầm, tích luỹ tài liệu trong quá trình làm văn 13
1.3 Thực trạng số lượng, chất lượng tài liệu, ý thức, biện pháp thu thập tài
liệu của học sinh 14
1.3.1 Khảo sát thực trạng 14
1.3.2 Nhận xét kết quả khảo sát 19
1.3.3 Nguyên nhân của thực trạng trên 21
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU THẬP,
TÍCH LUỸ, SẮP XẾP VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU CHO HỌC SINH 24
2.1 Rèn luyện cách thu thập tài liệu cho học sinh 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
2.1.1 Xác định cho học sinh nguồn thu thập tài liệu khi làm kiểu bài nghị
luận xã hội 24
2.1.2 Phạm vi nội dung tài liệu 27
2.1.3 Cách ghi chép 30
2.2 Rèn luyện một số biện pháp sắp xếp tài liệu 32
2.2.1 Một số biện pháp rèn luyện khả năng sắp xếp tài liệu. 32
2.2.2 Bảng sắp xếp tài liệu. 34
2.3 Rèn luyện kĩ năng sử dụng tài liệu 45
2.3.1 Một số biện pháp sử dụng tài liệu trong làm văn NLXH 45
2.3.2 Một số đề NLXH để học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng tài liệu 47
CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 81
3.1 Mục đích thể nghiệm 81
3.2 Phương pháp thể nghiệm 81
3.3 Nội dung và kế hoạch thể nghiệm 81
3.3.1 Đối tượng và địa bàn thể nghiệm 81
3.3.2 Thiết kế giáo án thể nghiệm 83
3.4 Kết quả thể nghiệm 97
3.4.1 Bảng thống kê kết quả thể nghiệm 97
3.4.2 Phân tích kết quả thể nghiệm 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NLXH : Nghị luận xã hội
NXB : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chúng tôi chọn đề tài Các biện pháp sưu tầm và tích luỹ tài liệu cho
bài văn nghị luận xã hội ở trung học phổ thông vì những lí do sau đây:
1. Muốn viết được một bài văn phải có hai yếu tố cơ bản là ý và diễn
đạt trình bày.
Trước hết, việc tìm ý và xây dựng dàn ý là một kĩ năng cơ bản trong
quá trình làm văn. Để có một bài văn tốt học sinh phải xây dựng được hệ
thống ý đầy đủ, đúng hướng, đúng trọng tâm cho bài viết. Việc xây dựng dàn
ý quyết định hướng đi cho bài viết để từ đó người viết có thể định hình được
phạm vi kiến thức cần huy động, các thao tác cần sử dụng, phân phối được
thời gian hợp lý để hoàn thành bài viết…. Việc tìm ý, xây dựng dàn ý luôn là
khâu mà học sinh gặp nhiều khó khăn nhất. Đối với kiểu bài nghị luận văn
học, việc tìm ý của học sinh có phần thuận lợi hơn bởi đó đều là những tác
phẩm các em đã được học ở trên lớp; từ nội dung bài học các em có thể xây
dựng cho mình hệ thống ý phù hợp với yêu cầu của đề bài đưa ra. Trong khi
đó, với kiểu bài nghị luận xã hội việc tìm ý cho bài viết là khó khăn hơn nhiều
bởi các em không biết lấy tư liệu từ đâu để lập ý. Hơn thế nữa, với cùng một
hiện tượng xã hội, cùng một tư tưởng đạo đức mỗi người lại có ý kiến đánh
giá không giống nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Chính sự phức tạp ấy là
một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lập ý của học sinh trong kiểu bài
này gặp nhiều khó khăn hơn. Nói như vậy nhưng không có nghĩa là trước một
vấn đề cần nghị luận học sinh muốn nói gì thì nói; việc cảm nhận, lí giải, đánh
giá của mỗi cá nhân cũng phải tuân theo những quy chuẩn nhất định, mỗi ý
đưa ra đều phải có lý và đủ sức thuyết phục. Điều đó cho thấy để tìm ý cho
kiểu bài nghị luận xã hội ngoài việc phải trang bị cho học sinh những kĩ năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
cơ bản để lập ý thì việc xây dựng cho học sinh ý thức cũng như thói quen sưu
tầm và tích luỹ tài liệu là rất cần thiết.
2. Để lập ý cho bài văn thì tài liệu là một trong những điều kiện tiên
quyết nhất. Trên thực tế, khi đứng trước một đề văn, để có thể lập ý cho bài
viết thì trước hết học sinh phải đọc kĩ đề, xác định vấn đề trọng tâm mà bài
nghị luận yêu cầu. Để có thể làm tốt được kĩ năng này đòi hỏi học sinh phải
biết phân tích đề, trên cơ sở đó xác định những luận điểm, luận cứ, luận
chứng qua việc đặt ra hệ thống các câu hỏi…Với kiểu bài nghị luận xã hội,
việc lập ý còn thông qua mô hình ý áp dụng cho từng kiểu bài( nghị luận về
một hiện tượng đời sống; nghị luận về một tư tưởng đạo đức). Tuy nhiên, dù
có thông qua bất cứ con đường nào thì cuối cùng học sinh cũng cần đến
nguồn tài liệu để lập ý cho bài viết của mình. Với kiểu bài nghị luận văn học
thì tài liệu để học sinh lập ý chính là nội dung các tác phẩm các em được học
trên lớp, là nhũng hiểu biết về tác giả, về thời đại, về những kiến thức lí
luận…Trong khi đó, với kiểu bài nghị luận xã hội thì tài liệu để học sinh lập ý
lại phong phú và rộng lớn hơn nhiều. Đó không chỉ là những kiến thức được
học ở trên lớp mà chủ yếu là những gì các em thu nhận được từ thực tế cuộc
sống bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Nói như vậy có nghĩa là những
vấn đề của đời sống xã hội chính là nguồn tài liệu chủ yếu để học sinh lập ý
cho bài văn. Từ đặc điểm này tạo nên đặc trưng rất riêng, mới lạ và hấp dẫn
của văn NLXH, nhưng đồng thời cũng gây nên những khó khăn không nhỏ
với học sinh nếu không biết cách học văn NLXH một cách có hiệu quả.
3. Trên thực tế, nguồn tư liệu để lập ý cho bài văn nghị luận xã hội của
học sinh lại rất nghèo nàn. Đứng trước một đề văn nghị luận xã hội học sinh
thường lúng túng vì không biết lấy tài liệu ở đâu để làm cơ sở cho việc lập ý.
Điều đó làm tâm lý đại đa số học sinh đều rất ngại khi viết kiểu bài này,và
chất lượng bài viết của các em cũng không cao. Sự nghèo nàn về nguồn tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
liệu dẫn đến hệ quả tất yếu là bài viết của học sinh thường thiếu ý, ý trùng lặp,
thiếu tính thuyết phục. Đó là một thực tế đáng buồn, nó không chỉ ảnh hưởng
đến kết quả học tập của học sinh mà còn ảnh hưởng đến hành trang cuộc sống
sau này của các em.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn tài liệu nghèo nàn của
học sinh khi làm kiểu bài này chính là việc các em bàng quan với những vấn
đề của cuộc sống, các em không được giáo dục những kĩ năng sống cần thiết,
không biết tự đánh giá những gì diễn ra quanh mình. Chính việc không được
tự mình trải nghiệm thực tế cuộc sống nên những gì học sinh tích luỹ được là
rất hạn chế. Hơn thế nữa, các em thường không tạo ra cho mình thói quen thu
nhận và tích luỹ thông tin.
Từ thực tế ấy cho thấy để nâng cao chất lượng cho kiểu bài nghị luận
xã hội thì cần phải làm phong phú hơn nguồn tư liệu của học sinh.
4. Cả giáo viên lẫn học sinh chỉ quen với làm nghị luận văn học nên
đều rất lúng túng về xác định nguồn, cách tìm tài liệu cho bài văn nghị luận xã
hội. Nghị luận văn học chiếm một vị trí chủ yếu trong chương trình học, trong
các kì thi của học sinh. Các tác phẩm văn học được cả giáo viên và học sinh
tập chung nhiều thời gian và công sức tìm hiểu, khai thác và trở thành một
nguồn tài liệu chính trong các bài văn nghị luận văn học. Do được trang bị hệ
thống kiến thức tương đối đầy đủ về các tác phẩm văn học nên học sinh có thể
biến những tri thức ấy trở thành nguồn tài liệu phục vụ cho các bài văn của
mình một cách dễ dàng. Ngược lại, NLXH thường không được giáo viên và
học sinh quan tâm chú trọng vì nhiều những lí do khác nhau. Nội dung nghị
luận trong các bài văn NLXH là những vấn đề rộng lớn, muôn màu của đời
sống xã hội nên không thể đưa vào dạy tất cả cho học sinh trong chương trình
học. Vì vậy, khi làm văn NLXH học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc
xác định nguồn tìm kiếm tài liệu, cách tìm tài liệu như thế nào. Để giải quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
được vấn đề này cần cung cấp cho học sinh phương pháp tìm kiếm, nguồn tìm
kiếm tài liệu một cách có hiệu quả để từ đó các em có thể tự mình trau dồi,
tích luỹ những tri thức từ thực tiễn cuộc sống bằng sự tìm tòi của chính bản
thân. Giải quyết được nguồn tìm kiếm, cách thức tìm kiếm tài liệu chắc chắn
sẽ là một con đường hiệu quả để học sinh học và làm văn NLXH đạt kết quả
cao hơn.
II. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy và học văn NLXH ở trường THPT (trong đó chú trọng đến
những biện pháp sưu tầm và sử dụng tài liệu cho bài văn NLXH của học sinh)
2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình lập ý, sưu tập và sử dụng tài liệu cho bài văn NLXH của học sinh lớp
12 THPT.
III. Lịch sử vấn đề.
Văn nghị luận nói chung và NLXH nói riêng đã được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường phổ thông từ rất lâu. Nhưng chỉ đến những năm gần đây,
đặc biệt là từ 2008-2009 thì NLXH mới thực sự được quan tâm và đưa vào
cấu trúc đề thi đại học, cao đẳng. Những công trình nghiên cứu về NLXH
cũng theo đó mà xuất hiện ngày một nhiều lên, nhưng chưa có công trình nào
trực tiếp bàn đến vấn đề sưu tầm và tích luỹ tài liệu, mà chỉ có những công
trình có liên quan. Sau đây là một vài công trình tiêu biểu:
1). Đình Cao, Lê A (1989), Giáo trình làm văn, NXBGD, Hà Nội.
2). Đỗ Ngọc Thống (1996), Rèn luyện kĩ năng lập ý cho bài văn nghị
luận xã hội của học sinh THPT, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
Các tài liệu trên, đặc biệt là tài liệu (2) đi sâu vào kĩ năng lập ý (trong
đó có vấn đề sưu tầm tài liệu); song ít chú ý đến công việc sưu tầm tài liệu và
lại chỉ bàn đến nghị luận văn học. Tài liệu (1) có một chương nói về việc huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
động dẫn chứng, tập hợp tài liệu, nhưng cũng chủ yếu bàn về nghị luận văn
học. Tuy nhiên, qua các tài liệu trên có thể tiếp thu được nhiều bài học bổ ích
có tính chất phương pháp luận cũng như những tài liệu có tính thực tiễn.
(3) Lê A (chủ biên), (2009), Thực hành làm văn,NXBGD, Hà Nội.
(4) Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng chủ biên), (2009), Các dạng đề
và hướng dẫn làm kiểu bài nghị luận xã hội, NXBGD Việt Nam.
Các tài liệu trên thiên về luyện giải một số kiểu đề chứ không trực tiếp
bàn đến việc sưu tầm và xử lí tài liệu. Tuy nhiên, qua hệ thống đề, bài tập đưa
ra và các dẫn chứng ta cũng có thể hình dung được các loại tài liệu cần tìm
kiếm và cách sắp xếp chúng như thế nào.
(5) Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), (2010), Dạy và học nghị luận xã
hội,NXBGD, Hà Nội.
Tài liệu trên ngoài việc cung cấp những hiểu biết chung về văn nghị
luận xã hội (yêu cầu của một bài nghị luận xã hội; các dạng đề nghị luận xã
hội chính và cách làm bài), thì chủ yếu là luyện tập kĩ năng lập ý thông qua hệ
thống đề luyện tập.
(6) Các tài liệu luyện thi: hiện nay xuất hiện khá nhiều những tài liệu
luyện thi về văn NLXH, các tài liệu này chủ yếu đi vào lập dàn ý cho từng đề
cụ thể, bên cạnh đó là những bài viết cho học sinh làm tài liệu tham khảo.
Qua những dàn ý, bài viết có thể tìm thấy những nguồn tài liệu giúp cho việc
thu thập và tích luỹ.
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
Luyện cho học sinh có ý thức, thói quen cũng như biết nguồn tìm
kiếm, cách thức tìm kiếm và sử dụng tài liệu cho kiểu bài NLXH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng chất lượng các bài văn của học sinh về mặt nội
dung, về ý thức và khả năng thu thập tài liệu của học sinh.
- Hình thành ý thức, biện pháp thu thập, sắp xếp và sử dụng tài liệu cho
học sinh.
- Thể nghiệm sư phạm để đánh giá giải pháp được đề xuất.
V. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Đọc, tổng hợp tài liệu: Chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp
những tài liệu liên quan đến đề tài để có những kiến thức phương pháp luận
cũng như những tài liệu thực tiễn phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2. Phương pháp khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy và
học nghị luận xã hội ở THPT; lập phiếu điều tra; nghiên cứu bài viết của học sinh
để từ đó có những đánh giá bước đầu về thực trạng dạy học văn NLXH.
3. Phương pháp thể nghiệm sư phạm: Chúng tôi tiến hành soạn giáo
án thể nghiệm về các tiết dạy văn NLXH để đánh giá giải pháp được đề xuất.
VI. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tài liệu trong quá trình làm văn nói chung và làm văn nghị
luận xã hội nói riêng.
Trong chương này, chúng tôi đi vào xác lập cơ sở lý thuyết và thực
tiễn cho việc giải quyết nội dung luận văn. Về cơ sở lý thuyết chúng tôi tìm
hiểu các nội dung: khái niệm về văn NLXH, tài liệu trong quá trình làm văn
NLXH; vị trí của việc thu thập, tích luỹ, sắp xếp và sử dụng tài liệu trong quá
trình làm văn NLXH. Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát thực
trạng số lượng, chất lượng tài liệu, ý thức, biện pháp thu thập tài liệu của học
sinh và bước đầu có những đánh giá về kết quả, tìm ra nguyên nhân cũng như
đề xuất những giải pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chương 2: Tổ chức rèn luyện một số biện pháp thu thập, tích luỹ và sử
dụng tài liệu cho học sinh.
Trong chương này, chúng tôi chia ra thành ba mục chính và lần lượt
giải quyết những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, chúng tôi rèn luyện cho học sinh cách thu thập tài liệu qua
việc xác định cho học sinh nguồn thu thập tài liệu; xác định phạm vi nội dung
tài liệu; chỉ ra những cách ghi chép chủ yếu khi sưu tầm, tích luỹ tài liệu.
Thứ hai, rèn luyện cho học sinh một số cách sắp xếp tài liệu thông qua việc
qua hệ thống một số bài tập; bước đầu giúp các em tự tạo lập cho mình bảng sắp
xếp các tài liệu thu thập được theo từng chủ đề.
Thứ ba, rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng tài liệu một cách có
hiệu quả thông qua việc xác lập các biện pháp sử dụng tài liệu và thực hành
của học sinh qua một số dạng bài tập.
Chương 3: Chúng tôi tiến hành thể nghiệm sư phạm để đánh giá những
giải pháp được đề xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VĂN NÓI CHUNG
VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NÓI RIÊNG
1.1 Khái niệm về văn nghị luận xã hội và tài liệu trong quá trình
làm văn NLXH
1.1.1 Khái niệm văn nghị luận xã hội.
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, “nghị luận” là dùng lí luận để phân
tích ý nghĩa phải trái, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn “xã hội” trước hết là một
tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan
hệ khác. Cũng có thể hiểu “xã hội” là những gì thuộc về quan hệ giữa người
và người về các mặt chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ…
Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về
các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã
hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con
người và những mối qua hệ giữa người với người trong xã hội [32, 5].
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, Lê A thì: NLXH lấy đề tài từ các lĩnh vực
chính trị, xã hội, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ các đúng-
sai, tốt -xấu, phải-trái của vấn đề được nêu ra. Nội dung ấy thường được cô
đúc trong các câu tục ngữ, danh ngôn hoặc một lời nhận xét khái quát nào
đấy. Các vấn đề đặt ra trong NLXH thường rất rộng: là những quan niệm đối
nhân xử thế, cách sống hay nói cách khác đó là mối quan hệ giữa con người
với con người. Có thể vấn đề đặt ra cũng có thể rất hẹp như: nên tập thể dục
buổi sáng như thế nào; học sinh cần đi học đúng giờ…
SGK Làm văn 10 cho rằng: NLXH bàn đến mối quan hệ giữa con
người với con người. Những lời bàn này góp phần làm cho đời sống tinh thần
của con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người ý thức chăm sóc cuộc sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
tinh thần của bản thân mình và xây dựng cho mối quan hệ trong xã hội, trong
cộng đồng mỗi ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. [9].
Tựu chung lại, NLXH là dùng lí lẽ, dẫn chứng bàn bạc về các vấn đề xã
hội, chính trị, đạo đức để chỉ ra các mặt phải – trái, đúng –sai, tốt - xấu của
những vấn đề ấy. Những vấn đề tư tưởng đạo đức, hiện tượng đời sống vô
cùng phong phú, đa dạng, nhưng trong khuôn khổ nhà trường THPT, với đặc
thù tâm lí lứa tuổi học sinh nên vấn đề NLXH thường gần gũi với cuộc sống
của giới trẻ. NLXH trong nhà trường phổ thông có 3 dạng chính:
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Trong bài văn nghị luận xã hội học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Làm văn NLXH đòi hỏi người viết phải bày tỏ được quan điểm, tư
tưởng của mình.
+ Học sinh phải đảm bảo các kĩ năng nghị luận nói chung.
+ Phải đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội.
1.1.2 Khái niệm tài liệu trong làm văn nghị luận xã hội
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê thì: tài liệu là dữ liệu, tin
tức giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì [29].
Còn theo “Từ điển Hán Việt” của Đào Duy Anh thì: tài liệu là nguyên
liệu để làm việc [5].
Từ những khái niệm có tính chất phương pháp luận trên có thể hiểu
tài liệu trong quá trình làm văn nghị luận nói chung và văn NLXH nói riêng
chính là những dữ liệu, tin tức giúp cho việc giải quyết vấn đề cần nghị luận.
Mà vấn đề cần nghị luận trong đề văn NLXH thường là những hiện tượng xã
hội, tư tưởng đạo đức đang được cả xã hội quan tâm hiện nay, phù hợp với
khả năng nhận thức của học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Tài liệu trong kiểu bài nghị luận xã hội chính là những số liệu, sự kiện,
câu chuyện, những nhận xét, ý kiến, quan niệm…về các vấn đề diễn ra trong
đời sống xã hội. Việc đưa được những tài liệu như vậy vào bài viết sẽ làm bài
văn trở nên sinh động và giàu sức thuyết phục hơn.
Ví dụ 1:
- Số liệu về nạn chặt phá rừng: Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lí
của Việt Nam thì rừng tự nhiên phải chiếm tới 50% tổng diện tích lãnh thổ.
Tuy nhiên, hiện nay rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn che phủ khoảng 9%
diện tích lãnh thổ.
Thống kê của Cục kiểm lâm thì: đầu tháng 9/2010 cả nước có 1.553,68
ha rừng bị chặt phá, và 5.364,85 ha rừng bị cháy.
- Số liệu về thực trạng người nhiễm và chết vì AIDS: Ở Việt Nam, tính đến
năm 2008 có khoảng 135171 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 29134 người đã
chuyển sang giai đoạn AIDS. AIDS đã cướp đi sinh mạng của 41418 người.
Ví dụ 2: Khi nghị luận về lối sống đơn giản của thanh niên trong thời
đại mới, trong bài viết đưa ra những câu chuyện thực tiễn thì bài viết chắc
chắn sẽ sinh động và thuyết phục hơn. Chẳng hạn như mẩu truyện sau:
Có ông lão hàng ngày đem cá ra chợ bán. Chiều ông ở nhà chơi với
vợ con. Có ông giáo sư kinh tế thấy vậy khuyên ông lão:
- Sao ông không đánh cá nhiều hơn và đem bán cho các cử hànglớn?
Ông sẽ có nhiều tiền.
-Thế rồi sao( ông lão hỏi)?
- Ông sẽ giàu và thành tỷ phú không chừng.
- Rồi sao nữa (ông lão hỏi tiếp)?
- Ông sẽ không phải làm và có nhiều thời gian để chơi với vợ con.
- Ông lão mỉm cười nói:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Tôi già rồi. Tôi sẽ chỉ sống bình yên như bây giờ thôi thay vì trở
thành tỉ phú hay giáo sư như ông.
Ví dụ 3: Trong bài viết mà học sinh có thể kết hợp đưa được những
nhận xét, ý kiến, quan niệm đáng tin cậy vào thì giá trị nghị luận sẽ tăng lên
đáng kể. Chẳng hạn:
-“Điều quan trọng không phải chúng ta có chết hay không mà là
chúng ta sẽ sống như thế nào ?” (J. Bô-ry Sen-kô)
- “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và
họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.”(Cô-phi An-nan).
- “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự
mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”(Noóc-
man Ku-sin)…
Dẫn chứng trong làm văn NLXH từ thực tiễn đời sống vô cùng giàu có
và sinh động, điều quan trọng là học sinh phải biết chắt lọc, kết hợp các loại
dẫn chứng khác nhau để bài viết giàu sức thuyết phục hơn.
1.2 Vị trí của việc thu thập, tích luỹ, sắp xếp và xử lý tài liệu trong
quá trình làm văn NLXH
1.2.1 Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc huy động kiến thức, tập
hợp tài liệu.
Trong “Giáo trình làm văn” các tác giả Đình Cao, Lê A khẳng định:
“Có hệ thống luận điểm như cây cột sống của bài làm rồi, cần phải có kiến
thức, tài liệu cụ thể bổ sung và làm phong phú cho luận điểm, phát triển luận
điểm bằng các luận cứ, luận chứng để dựng nên một dàn ý - kết cấu là toàn bộ
xương của bài làm. Sau khi hình thành bộ xương, kiến thức và tài liệu sẽ như
tim - phổi, cơ bắp, máu thịt, là chất liệu cần thiết bồi đắp vào, để từ bộ xương
này sáng tạo nên một cơ thể sống động là bài văn hoàn chỉnh [18, 179-180].
Nói như vậy có nghĩa là hệ thống luận điểm mới chỉ là những nhận
định, tư tưởng khái quát, chúng phải được lấp đầy,làm sáng tỏ bằng những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
những kiến thức, những tài liệu cụ thể. Có hệ thống luận điểm đầy đủ không
có nghĩa rằng bài viết ấy đã hay và đủ sức thuyết phục; những luận điểm ấy
cần phải tiếp tục được triển khai thành những luận cứ cụ thể. “Một bài văn
nghị luận, dù chứa đựng một một hệ thống luận điểm đầy đặn, hoàn chỉnh vẫn
có thể là một bài làm sơ lược, khô xác, nghèo nàn vì thiếu những ý cụ thể
phong phú, sinh động, sắc sảo, tức là thiếu những luận cứ, luận chứng cần
thiết, xác đáng [18, 181]. Để làm được như vậy buộc học sinh phải biết tập
hợp, huy động tài liệu chứa đựng những kiến thức cần thiết mình đã tích luỹ
được để phục vụ cho yêu cầu của bài viết.
Như vậy, dù là NLVH hay NLXH thì việc huy động kiến thức, tập hợp
tài liệu luôn có một tầm quan trọng đặc biệt, góp phần xây dựng luận điểm,
làm cho luận điểm trở nên sinh động và thuyết phục hơn.
Ví dụ: Với đề văn “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người”.
Có 2 đoạn văn nghị luận về hậu quả của tai nạn giao thông như sau:
+ Đoạn 1: Theo thống kê, năm 2002, cả nước có 13000 nạn nhân tử
vong do tai nạn giao thông. Thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới –
theo báo điện tử Vietnamnet ngày 18 tháng 4 năm 2007 – hàng năm Việt Nam
thiệt hại khoảng 850 triệu đô la do tai nạn giao thông, tổn thất kinh tế đó
chiếm 0,5% tổng sản lượng quốc gia. Điều đáng suy nghĩ là thanh thiếu niên
độ tuổi từ 15 đến 25 chiếm 20% dân số Việt Nam nhưng lại chiếm đến 40%
số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
+ Đoạn 2: Theo những thống kê gần đây, Việt Nam xảy ra nhiều vụ tai
nạn giao thông và để lại hậu quả nặng nề về người cũng như tài sản, gây tổn
thất cho nền kinh tế đất nước. Đáng lưu ý là số thanh niên độ tuổi từ 15 đến
25 chiếm một số lượng lớn những vụ tai nạn giao thông.
So sánh 2 đoạn văn trên thì rõ ràng đoạn văn thứ nhất thuyết phục hơn
hẳn đoạn văn thứ hai bởi: Trong đoạn văn thứ nhất người viết đưa được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
những dẫn chứng cụ thể về hậu quả của tai nạn giao thông bằng những số liệu
thống kê. Khi đọc đoạn văn này người đọc thấy được ý kiến trở nên xác đáng,
đúng đắn và thuyết phục hơn. Ngược lại, đoạn văn thứ hai lại không sử dụng
một dẫn chứng cụ thể nào mà chỉ dừng lại ở những nhận xét chung chung nên
không tạo được sự tin tưởng của người đọc và tất yếu tính thuyết phục của
đoạn nghị luận sẽ giảm đi rất nhiều.
1.2.2 Vị trí của việc sưu tầm, tích luỹ tài liệu trong quá trình làm văn
Như đã trình bày, quá trình làm văn có những kĩ năng cơ bản sau: kĩ
năng tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết; kĩ năng tìm ý và lập dàn ý; kĩ
năng diễn đạt, trình bày; kĩ năng kiểm tra, hoàn chỉnh bài viết.Vậy thì việc thu
thập kiến thức, tập hợp tài liệu nằm ở quá trình nào? Theo “Giáo trình làm
văn” của Đình Cao, Lê A thì: Việc huy động kiến thức, tập hợp tài liệu không
phải chỉ thực hiện sau khi người làm bài xây dựng được hệ thống luận điểm
hay lập xong dàn ý - kết cấu. Ngay từ đầu, mới thoạt đọc đề bài và suy nghĩ
để nhận thức đề, ta đã phải liên hệ với vốn kiến thức đã có, dựa trên cái nền
hiểu biết nhiều mặt của mình để phân tích, nhận hiểu đề. Tiếp đó khi tạo dựng
hệ thống luận điểm, lập nên dàn ý, kết cấu, rồi dựa trên dàn ý - kết cấu mà thể
hiện nội dung của bài thành lời văn cụ thể, sinh động, có sức sống ( hiện thực
hoá chương trình) ta luôn phải phát huy, vận dụng vốn kiến thức và khai thác
khối lượng tài liệu đã tích luỹ được. Nghĩa là, việc huy động kiến thức, tập
hợp tài liệu không nằm gọn trong một giai đoạn nhất định nào của quy trình
tạo văn bản mà là một kĩ năng luôn luôn phải vận dụng trong suốt quá trình (
từ khâu phân tích đề cho đến khâu kiểm tra lại bài viết); đây là cái nền chung
trên cơ sở đó bài văn được sáng tạo, nảy nở [18, 180].
Tuy vậy, tài liệu là cơ sở cho việc lập ý, được huy động và sử dụng chủ
yếu trong quá trình tìm ý và lập dàn ý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.3 Thực trạng số lƣợng, chất lƣợng tài liệu, ý thức, biện pháp thu
thập tài liệu của học sinh
1.3.1 Khảo sát thực trạng
1.3.1.1 Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát
Để nắm được thực trạng số lượng, chất lượng, ý thức, biện pháp thu
thập tài liệu của học sinh chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh của 2 trường
THPT Hiệp Hoà 1 và THPT Hiệp Hoà 4 (tổng số học sinh khảo sát là 93 học
sinh);tại huyện Hiệp Hoà- Bắc Giang; thời gian từ tháng 9/2010 đến 5/2011.
1.3.1.2 Mục đích khảo sát
Thông qua việc khảo sát đánh giá được số lượng, chất lượng, ý thức
cũng như biện pháp thu thập tài liệu của học sinh, từ đó đề ra những biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thập, tích luỹ tài liệu cho học sinh.
1.3.1.3 Nội dung khảo sát
- Về phía HS: Chúng tôi tiến hành khảo sát ý thức sưu tầm tài liệu; biện
pháp sưu tầm và sử dụng tài liệu khi làm bài văn NLXH; khảo sát kết quả bài
viết của học sinh.
- Về phái GV: Chúng tôi khảo sát GV về nhận thức vai trò của tài liệu,
những biện pháp hướng dẫn học sinh sưu tầm và sử dụng tài liệu.
1.3.1.4 Phương pháp khảo sát
Chúng tôi sử dụng các phương pháp khảo sát sau:
+ Sử dụng phiếu điều tra.
+ Nghiên cứu kết quả bài viết của học sinh.
+ Hình thức trao đổi, phỏng vấn trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê: xử lí kết quả sau khi thu nhận được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Phiếu khảo sát học sinh
Câu 1: Trong làm văn em thấy khó nhất cái gì?
a) Phân tích đề
b) Tìm ý và lập dàn ý
c) Huy động dẫn chứng
d) Diễn đạt trình bày
Câu 2: Khi làm văn NLXH em thường tìm dẫn chứng ở đâu?
a) Trong sách vở.
b) Trong các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo, đài, internet ).
c) Từ thực tiễn cuộc sống.
d) Qua kinh nghiệm của bản thân.
Câu 3: Em có thường xuyên tích luỹ tư liệu hay không?
a) Không có ý thức tích luỹ
b) Không thường xuyên tích luỹ.
c) Thường xuyên tích luỹ.
Câu 4: Em sử dụng những biện pháp chủ yếu nào để tích luỹ tài liệu?
a) Đọc.
b) Ghi nhớ.
c) Ghi chép và ghi nhớ.
d) Tất cả các phương án trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Phiếu thăn dò ý kiến giáo viên
(Khảo sát trên 7 giáo viên của trường THPT Hiệp Hoà 1)
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn NLXH xin đồng chí vui
lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau đây.( Đánh dấu x vào những câu mà
các đồng chí trả lời).
Câu 1: Đồng chí nhận thức như thế nào về vai trò của tài liệu trong dạy
học văn NLXH?
a)Không quan trọng
b)Rất quan trọng
Câu 2: Đồng chí có quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh tích luỹ tài
liệu hay không?
a)Không quan tâm
b)Không thường xuyên
c)Thường xuyên hướng dẫn học sinh tích luỹ tài liệu.
Câu 3: Đồng chí hướng dẫn học sinh tích luỹ tài liệu như thế nào?
a) Không hướng dẫn.
b) Nhắc nhở học sinh về nhà đọc tài liệu một cách chung chung.
c) Chỉ ra nguồn thu thập, cách thức thu thập tài liệu để học sinh tự
tích luỹ.
Câu 4: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về việc làm như thế nào
để học sinh tích luỹ được nhiều tài liệu hơn khi làm văn NLXH?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xin cảm ơn các đồng chí!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
1.3.1.5 Kết quả khảo sát
* Về phía học sinh:
Qua điều tra phiếu thu được kết quả như sau:
Câu số
Phương án
Số lượng
Tỷ lệ(%)
1
a
b
c
d
7
42
32
12
7,5
45,2
34,4
12,9
2
a
b
c
d
11
14
28
40
11,8
15,1
3,1
43,0
3
a
b
c
24
57
12
25,8
61,3
12,9
4
a
b
c
d
27
43
10
13
29,0
46,2
10,7
14,1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Qua nghiên cứu bài viết của học sinh thu được kết quả:
Trường
Lớp
Học
sinh
Số lượng dẫn chứng
Chất lượng dẫn chứng
Không
có
Không
đủ
Đủ số
lượng
Không
tiêu biểu
Tiêu biểu
Hiệp
Hoà 1
12A3
47
0
(0)
29
(61,7)
18
(38,3)
31
(65,9)
16
(34,1)
Hiệp
Hoà 4
12A1
46
2
(4,3)
34
(73,9)
10
(21,8)
38
(82,6)
8
(17,4)
* Về phía giáo viên:
Câu số
Phương án
Số lượng
Tỷ lệ(%)
1
a
b
0
7
0
100
2
a
b
5
2
71,4
28,6
3
a
b
c
0
6
1
0
85,7
14,3