Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Đài Loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.25 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN

Họ và tên sinh viên: Đoàn Lưu Minh Huy
Mã sinh viên: 0852015117
Lớp: Anh 3
Khóa: 47A
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Huyền Trân

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Người hướng dẫn khoa học

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
ĐÀI LOAN.........................................................................................................................3
1.1. Tổng quan về xuất khẩu............................................................................................3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm..............................................................................................3
1.1.2. Phân loại....................................................................................................................4
1.1.3. Vai trò, vị trí...............................................................................................................7
1.2. Giới thiệu về rau quả Việt Nam................................................................................10
1.2.1. Chủng loại..................................................................................................................10
1.2.2. Diện tích....................................................................................................................11
1.2.3. Chất lượng sản phẩm.................................................................................................13
1.2.4. Hệ thống chế biến và bảo quản rau quả.....................................................................14
1.3. Thị trường Đài Loan và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả

của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011.....................................15
1.3.1. Tổng quan về thị trường Đài Loan............................................................................15
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan...................................................................................................................19
1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường
Đài Loan.............................................................................................................................21


1.4.1. Về lợi ích kinh tế.......................................................................................................22
1.4.2. Về xã hội....................................................................................................................23
1.4.3. Về hội nhập quốc tế...................................................................................................23
1.4.4.Về sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng của
Việt Nam..............................................................................................................................23
Tiểu kết chương 1..............................................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2011. .25
2.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn
2000 - 2011..........................................................................................................................25
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................................25
2.1.2. Cơ cấu sản phẩm........................................................................................................29
2.1.3. Chất lượng sản phẩm.................................................................................................32
2.1.4. Giá cả.........................................................................................................................34
2.1.5. Kênh phân phối..........................................................................................................37
2.1.6. Loại hình xuất khẩu...................................................................................................39
2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan..................................................................................................41
2.2.1. Các yếu tố trong nước................................................................................................41
2.2.2. Các yếu tố ngoài nước...............................................................................................44
2.3. Nhận xét.......................................................................................................................49
2.3.1. Thành tựu đạt được....................................................................................................49

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................................51
Tiểu kết chương 2..............................................................................................................56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOAN 2012 - 2020.......................................57
3.1. Dự báo về triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
giai đoạn 2012 - 2020.........................................................................................................57
3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu và môi trường cạnh tranh...........................................................57
3.1.2. Triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan....................58
3.2. Mục tiêu phát triển và định hướng triển khai hoạt động xuất khẩu rau quả của
Việt Nam sang thị trường Đài Loan.................................................................................60
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan....................................................................................................................................61
3.3.1. Giải pháp đối với hoạt động trồng trọt......................................................................61
3.3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu..................................67
3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất
khẩu rau quả của Việt Nam..............................................................................................76
3.4.1. Chính sách về đất đai, khuyến nông..........................................................................76
3.4.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả......................................78
Tiểu kết chương 3..............................................................................................................79
KẾT LUẬN.........................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................81


Ký hiệu
APEC
ASEAN
Bộ
NN & PTNT
ĐBSCL
ĐBSH

ĐNB
EU
KNXK
GDP
GlobalGAP
HACCP
OECD
QLCL

USD
VietGAP
WTO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Diễn nghĩa từ bằng tiếng Anh
Diễn nghĩa từ bằng tiếng Việt
Asia-Pacific Economic
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu ÁCooperation
Thái Bình Dương
Association of Southeast Asian
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Nations
Á
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Đông Nam Bộ
European Union
Liên minh châu Âu

Kim ngạch xuất khẩu
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Good Agricultural Practice
Thực hành nông nghiệp tốt toàn
cầu
Hazard Analysis and Critical
Phân tích mối nguy và điểm kiểm
Control Points
soát tới hạn
The Organisation for Economic
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Co-operation and Development
Kinh tế
Quản lý chất lượng
Quyết định
United States Dollar
Đồng đola
Vietnamese Good Agricultural
Thực hành sản xuất nông nghiệp
Practices
tốt ở Việt Nam
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


Bảng biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Sơ đồ 2.1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Tên bảng biểu

Trang

Diện tích trồng rau quả của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011
Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam
từ năm 2000 đến năm 2011

12

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan từ

26

năm 2000 đến năm 2011
Tỷ trọng các loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Đài

30

22

Loan từ năm 2000 đến năm 2011

Giá một số loại rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011
Tỷ trọng các loại hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011
Diện tích trồng rau quả của Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011

35

Nhu cầu tiêu thụ rau quả của Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011
Hệ thống thu mua và kênh phân phối chủ yếu mặt hàng rau quả
của Việt Nam sang thị trường Đài Loan

47

40
46
38


6
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có một nền nông nghiệp tồn tại từ lâu đời. Với những thuận lợi về điều
kiện tự nhiên, nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc và Nam với đa dạng, phong phú các
loại cây trồng. Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, chiếm tới gần
75% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển ổn
định, lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả
rau quả. Hoạt động xuất khẩu rau quả đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá
trị xuất khẩu và hiện tại rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Một trong những thị trường tiêu thụ rau quả chính của Việt Nam chính là Đài Loan.


Đài Loan và Việt Nam có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và
hiểu nhau rất rõ. Đài Loan luôn đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả của
Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Đài Loan rất
đa dạng, dưới nhiều dạng như rau quả tươi, rau quả đông lạnh, rau quả đóng bao bì,
đóng hộp và rau quả sấy khô. Nhu cầu rau quả của Đài Loan trong những năm gần
đây đang có xu hướng tăng khá nhanh. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng
kim ngạch xuất khẩu, đa dạng thêm nhiều mặt hàng rau quả khác và tăng thêm
nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước.
Trong xu hướng nhu cầu của mặt hàng rau quả ngày một tăng hiện nay, việc nghiên
cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này sang Đài Loan là rất cần thiết. Các phân
tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giải quyết những
khó khăn, tồn tại mà ngành rau quả của Việt Nam đang gặp phải. Đây là lý do tác giả chọn
đề tài “Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp. Kết cấu khóa luận được chia thành 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu và tầm quan trọng của hoạt động xuất
khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Chương 2: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị
trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
Đài Loan giai đoạn 2012-2020
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích thị trường Đài Loan và sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu
rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan.
Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan giai đoạn 2001 – 2011.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan ban
ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan giai đoạn 2012 – 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
_ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài

Loan.
_ Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Phạm vi phân tích tình hình thực tế là giai đoạn 2001 – 2011, phạm
vi áp dụng các giải pháp là giai đoạn 2012 – 2020.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan


7
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu
phục vụ cho công tác nghiên cứu từ sách, báo, Internet, báo cáo của ngành và các đề tài
nghiên cứu khác.
Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
cán bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc
biệt là giáo viên hướng dẫn khoa học Nguyễn Thị Huyền Trân, người đã tận tình hướng
dẫn tác giả trong quá trình viết khóa luận này.
Do giới hạn về thời gian, dung lượng của khóa luận, kinh nghiệm và kiến thức của
người viết nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết.
Rất mong sự đóng góp của thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm để xây
dựng khóa luận tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
ĐÀI LOAN
1.1.
Tổng quan về xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của ngoại thương,
phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới. Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực,
các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, từ các chi tiết linh

kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc phức tạp, các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ
có hàng hóa hữu hình mà cả hàng hoá vô hình và với tỷ trọng ngày càng lớn.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, trong đó có sự chuyển dịch hàng hóa ra
khỏi biên giới hải quan. Hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho
các bên chủ thể tham gia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao từng bước đời sống nhân dân
(Dương Hữu Hạnh, 2008, tr.5).
1.1.1.2. Đặc điểm
Hoạt động xuất khẩu có sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ qua biên giới hải quan.
Theo luật Thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Xuất khẩu
hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật” (điều 28, mục 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam 2005).
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn
thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài, diễn ra
hàng năm. Thị trường xuất khẩu rất rộng lớn và đa dạng, không chỉ giới hạn trong một
hai nước mà mở rộng trong phạm vi khắp thế giới. Do yêu cầu của việc hội nhập kinh tế
thế giới, các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó việc xuất khẩu được đẩy mạnh hơn
nữa thông qua việc tham gia các tổ chức, các khối kinh tế như tổ chức ASEAN, tổ chức
WTO, khối EU nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, thiết lập các thỏa thuận có
lợi cho các bên tham gia hoạt động thương mại.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều ngành nghề. Nếu như khởi điểm của xuất
khẩu chỉ bao gồm các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp như giày
dép, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc… thì hiện nay xuất khẩu dịch vụ cũng



8
được xem là một trong những hoạt động đóng góp lớn vào nền kinh tế trong nước. Hiện
nay, các sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng, từ xuất khẩu tiêu dùng, xuất khẩu lao động, tri
thức cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa hóa công nghệ cao.
Hoạt động xuất khẩu chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường nước ngoài như
chính trị, pháp luật, xã hội, địa lý… Mỗi quốc gia cần chú ý đến những yếu tố này nhằm
đảm bảo việc xuất khẩu đạt được những kết quả thuận lợi, vượt qua những rào cản, khó
khăn và thu về lợi nhuận cao. Đây là một điều tất yếu quan trọng trong suốt hoạt động xuất
khẩu, từ nghiên cứu, định hướng thị trường, đối tượng tiêu dùng đến các hoạt động vận
chuyển, phân phối, thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và Nhà nước.
Nó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp về quy mô sản xuất và quy mô hoạt động, tạo
điều kiện cho đất nước rút ngắn thời gian thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ
các khoản thu ngoại tệ, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho hoạt động sản xuất trong
nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế thế
giới.
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang
trực tiếp nước người mua (nước nhập khẩu) không thông qua nước thứ ba (nước trung
gian). Theo hình thức này, nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng nước ngoài
ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức, chi nhánh của mình, có thể là công ty
con hoặc chi nhánh bán hàng tại nước ngoài và thu lại lợi nhuận.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp thị
trường và khách hàng, nắm bắt tình hình chính trị, văn hóa, pháp luật, xã hội của thị trường
rõ ràng và cụ thể, kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu. Nhờ đó, hoạt động xuất
khẩu thực hiện nhanh, chất lượng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Các
doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình với các tổ chức trung gian
nên lợi nhuận cao hơn và có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm xuất khẩu sang môi trường

quốc tế.
Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro
lớn, tốn nhiều thời gian, chi phí để tìm hiểu, mở rộng thị trường và tự tổ chức hoạt động
xuất khẩu. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội để thâm nhập các thị
trường mới, nhất là những thị trường khó tính khi doanh nghiệp vẫn chưa có thương hiệu
và uy tín cao trên thị trường.
1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ
chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của nước
mình ra nước ngoài. Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung
gian phân phối như công ty quản lý xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, nhà ủy thác
xuất khẩu...
Loại hình này giúp cho các công ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào
thị trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như
trong xuất khẩu trực tiếp. Bên trung gian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường
nên có khả năng đẩy nhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất
khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm được chi phí thâm nhập thị trường do các
tổ chức trung gian thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu
cũng sẽ có được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh thông qua các
tổ chức.
Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là các doanh nghiệp xuất khẩu


9
không tiếp cận trực tiếp với thị trường, khách hàng nên ít có khả năng đáp ứng đúng
các nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Theo thỏa thuận với bên trung gian, doanh
nghiệp phải chia sẻ lợi nhuận sau khi xuất khẩu hoàn tất.
1.1.2.3. Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ

với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng hoá được trao đổi có
giá trị tương đương. Mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mà
nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương. Tuy tiền tệ không được
thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này.
Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biến động
của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, tiết kiệm được ngoại tệ.

1.1.2.4. Tái xuất
Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá
từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba.
Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sản xuất
được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau đó tái xuất.
Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu với mục
đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra. Các bên tham gia gồm có: nước
xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.

1.1.2.5. Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ chưa vượt qua ngoài biên
giới hải quan nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn được thực hiện. Theo đó, một người
mua ở nước ngoài, sau khi kí hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp
tại một nước, sẽ chỉ định giao hàng hóa cho một khách hàng khác, đã có thỏa thuận
với người mua, ngay tại nước đó.
Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả cao do hàng hoá không cần phải vượt qua
biên giới quốc gia nên doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không
phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá trong khi vẫn có thể thu được
ngoại tệ. Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn.

1.1.2.6. Gia công xuất khẩu


Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh trong đó một bên (nhận gia
công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặt gia công)
để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia công
(phí gia công).
Hình thức xuất khẩu gia công quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và được nhiều
quốc gia, trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong
phú, áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và
thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ
thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với bên đặt gia công, họ
thu được lợi nhuận cao hơn nhờ tận dụng giá nhân công và nguyên phụ liệu tương
đối rẻ của nước nhận gia công. Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng
trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may,
giày da…


10
Trong số các hình thức xuất khẩu đã đề cập ở trên, hoạt động xuất khẩu rau quả của
Việt Nam vẫn được thực hiện chủ yếu qua hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp. Các
doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc thu mua nguồn hàng trong nước và thực hiện
xuất khẩu sang nước nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua các công ty ủy thác. Các nhà nhập
khẩu thường nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm rau quả để tiêu thụ, phân phối cho các nhà
bán buôn, đại lý, các nhà bán lẻ hoặc tiếp tục chế biến thành các sản phẩm khác.
1.1.3. Vai trò, vị trí
1.1.3.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
Hiện nay, ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong mua bán trên thế giới nên việc dự trữ
ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng. Dựa vào nguồn ngoại tệ tích lũy
được, quốc gia có thể nhập khẩu các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra thuận lợi, giúp quốc gia ngày càng phát
triển. Đồng thời, doanh nghiệp dựa vào nguồn thu ngoại tệ này để nâng cao hệ thống dây

chuyền sản xuất cũng như quy mô doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh trước thị trường toàn
cầu rộng lớn. Trên thực tế, các quốc gia có thể huy động nguồn thu ngoại tệ thông qua các
hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp,
vay nợ viện trợ, kiều bào nước ngoài gửi về… (Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2011).
Trong đó, khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là tích cực nhất vì nó không
gây ra các khoản nợ nước ngoài cho Chính phủ cũng như các nhà kinh doanh, Chính phủ
không phụ thuộc vào những ràng buộc, thỏa thuận từ các nguồn đầu tư, tài trợ bên ngoài.
Do đó, xuất khẩu là một phương cách tích lũy ngoại tệ hữu hiệu cho quốc gia, tránh tạo ra
tình trạng nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại.
1.1.3.2. Hoạt động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu đóng góp tích cực vào sự phát triển của quốc gia nhờ vào các tác động
tích cực của xuất khẩu đến nguồn nhân lực, quy mô hoạt động, sự phát triển của các doanh
nghiệp và nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường thương mại thế giới.
Thứ nhất, các nguồn lực trong nước sử dụng hiệu quả hơn nhờ vào xuất khẩu. Trước
khi xuất khẩu, các quốc gia sẽ bị hạn chế rất nhiều về thị trường tiêu thụ nên các hoạt động
sản xuất thường chỉ ở mức trung bình, trình độ công nghệ, kĩ thuật lúc này chưa cao. Từ
khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nguồn lực về vốn, trí tuệ, kĩ thuật, nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất được nâng cao, hiện đại hóa hơn, mở ra những hướng đi đầy triển vọng cho
sản xuất trong nước
Thứ hai, việc mở rộng quy mô xuất khẩu tạo ra sự phân công lao động hợp lý và có
hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là điểm quan
trọng đối với các đơn vị kinh tế tham gia chính vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ. Dựa vào sự phân công lao động, các lợi thế so sánh của quốc gia được phát huy hơn
nữa, góp phần vào sự chuyên môn hóa, phân công lao động quốc tế ngày càng chuyên
nghiệp, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển theo kịp sự phát triển của thế giới.
Thứ ba, xuất khẩu là phương thức tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp, mang
lại lợi ích cho quốc gia, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa hiện này. Để có thể đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, các nhà sản
xuất phải biết tận dụng các lợi thế của mình đồng thời luôn đổi mới công nghệ, trang thiết
bị phục vụ sản xuất, nắm bắt nhanh biến động thị trường và phản ứng linh hoạt để tạo ra

những sản phẩm có chất lượng cao thì mới tăng được khả năng cạnh tranh hàng hoá của
trên thị trường thế giới. Chính sự đầu tư đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm có
chất lượng ngày càng cao, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và tạo được thương
hiệu trên thị trường toàn cầu. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đóng góp phần nào vào
việc quảng cáo về quốc gia mình, giới thiệu về quốc gia mình và với những sản phẩm chất
lượng cao, tạo uy tín với các quốc gia khác, nâng cao vị thế của nước ta trong quan hệ


11
chính trị và thương mại, tạo điều kiện cho kinh tế quốc gia phát triển.
1.1.3.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhận thấy các lợi ích từ hoat động xuất khẩu, các nhà đầu tư ngày có xu
hướng đầu tư vào những ngành có triển vọng xuất khẩu lâu dài, tạo lợi nhuận cao,
đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Sự phát triển của các ngành
này sẽ tạo ra sự gia tăng nhu cầu đầu vào, giúp các ngành nghề hỗ trợ như điện,
nước, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… gia tăng doanh thu. Đồng thời, sự phát
triển của xuất khẩu giúp cho thu nhập quốc dân tăng lên, dân số có thu nhập cao sẽ
chi tiêu vào các sản phẩm công nghệ cao và các dịch vụ đa dạng như các loại máy
móc hiện đại, các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp. Nhự vậy, thông qua các mối quan hệ
trực tiếp, gián tiếp, xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát
triển, tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định và mở
rộng sản xuất, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai
thác tối đa năng lực sản xuất trong nước và đặc biệt đã góp phần chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hội nhập hóa, phù hợp với xu thế phát
triển của kinh tế thế giới.
1.1.3.4. Xuất khẩu có tác động đến đời sống xã hội
Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân.Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi gia tăng sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt
động này tạo thêm việc làm cho nhiều đối tượng lao động, nhất là lao động ở những ngành

nghề có đông nhân lực, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong nước và tăng thu nhập cho
người dân.
Xuất khẩu gia tăng làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sống nhân
dân. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa càng tăng lên với chất lượng ngày càng cao. Việc xuất
khẩu hàng hóa cũng tạo nguồn vốn cho việc nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu
phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.
Có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu đã đóng góp rất lớn vào việc đẩy mạnh hoạt
động thương mại giữa các nước với nhau, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ,
tạo nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu, đầu tư quy mô, năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và tạo
những điều kiện thuận lợi đối với quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong xu
thế thế giới hiện nay đang đẩy mạnh khu vực hóa, toàn cầu hoá, các quốc gia ngày coi
trọng phát triển thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
1.2. Giới thiệu về rau quả Việt Nam
Việt Nam có diện tích 331.211,6 km2, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía
bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông nam giáp biển Đông và
Thái Bình Dương. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và
vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên
theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Do đặc điểm khí hậu đa
dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, miền Nam chỉ có hai mùa là mùa
mưa và mùa khô, các sản phẩm rau quả của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau quả nhiệt
đới như rau muống, rau ngót, rau cải, dừa, xoài đến các loại rau xứ lạnh như xu hào, bắp


12
cải, cà rốt, mận, hồng..., thu hoạch quanh năm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu
(Wikipedia, 2012).
Các sản phẩm rau, quả Việt hiện đã có mặt tại trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Mặt
hàng xuất khẩu chủ lực gồm các loại quả nhiệt đới như thanh long, dứa, xoài, bơ, đu đủ,
mít, các loại rau quả đóng hộp và chế biến. Các loại rau quả này được tiêu thụ nhiều ở thị

trường EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Singapore, Hồng Kông…
1.2.1. Chủng loại
Do sự phong phú về sinh thái, chủng loại rau quả của Việt Nam rất đa dạng. Mặt
hàng trái cây có đến hơn 30 loại cây ăn quả khác nhau thuộc 3 nhóm: cây ăn quả nhiệt đới
như chuối, dừa, xoài, cây ăn quả á đới như cam, quýt, vải, nhãn và ôn đới như mận, lê.
Những nhóm cây ăn quả có diện tích trồng lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải,
chôm chôm. Rau quả Việt Nam có nhiều loại rau quả nhiệt đới ngon, quý hiếm như xoài,
thanh long, vú sữa, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt và một số loại rau củ như rau
muống, rau bó xôi… Mỗi khu vực trồng trái cây đều có những loại trái cây đặc sản được
nhiều người yêu chuộng. Nếu như miền Bắc nổi tiếng với vải thiều Hải Dương, nhãn lồng
Hưng Yên, miền Trung có bưởi Phúc Trạch, nho Phan Rang, thanh long Bình Thuận, Ninh
Thuận thì miền Nam nổi tiếng với bưởi Tuyên Hòa, Tân Triều, chôm chôm Vĩnh Long, dưa
hấu Sóc Trăng, dứa Ninh Bình, Tiền Giang, Hậu Giang (Vnexpress, 2011).
Về mặt hàng rau, rau của Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại, điển hình như rau
ăn lá có bắp cải, cải thảo, rau bí hay rau ăn quả như bầu, bí, mướp và các loại rau ăn thân
như súp lơ, cải ngồng, cần tây… Dựa vào đặc tính sinh học của các loại rau mà sự phân bố
canh tác rau của được thể hiện rõ qua các vùng miền. Ở miền Bắc, các loại rau ôn đới như
cải xanh, rau muống, bắp cải, su hào, rau bó xôi được trồng phổ biến nhất. Miền Trung có
sự chiếm ưu thế của cà chua, đậu, rau thơm, hành và miền Nam với khí hậu nhiệt đới phổ
biến để trồng nấm, khoai tây, củ dền, bí đao, cà rốt.
Nhờ vào ứng dụng công nghệ hiện đại ngày nay, nhiều giống rau quả được cải thiện
giúp tăng chất lượng, sản lượng và nhiều giống có thể trồng quanh năm, đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ trong và ngoài nước, tạo được giá trị lợi nhuận cao, nhất là vào các vụ thu hoạch
và xuất khẩu rau quả “trái vụ”. So với nhiều nước ôn đới, mỗi loại rau quả chỉ trồng được
trong một vụ trong một năm như Nhật Bản thì Việt Nam có thể sản xuất hai đến ba vụ
trong năm. Đây là một thuận lợi để đa dạng mặt hàng xuất khẩu rau quả theo mùa của Việt
Nam.
1.2.2. Diện tích trồng trọt
Theo như bảng 1.1, từ năm 2000 đến 2007, diện tích trồng trái cây của Việt Nam
tăng mạnh vào năm 2001, 2002 với tốc độ tăng hàng năm trên 10% và năm 2004 với tốc độ

tăng là 8,03%. Diện tích trồng trái cây giai đoạn 2005 - 2007 tăng nhẹ. Đến năm 2008, diện
tích trồng trái cây giảm gần 0,4% so với năm 2007, còn 775.502 ha. Diện tích trồng trái
cây năm 2009 giảm 0,2% so với năm 2008. Năm 2010, tốc độ tăng diện tích trái cây tăng
nhẹ, một số nơi có tăng nhẹ khoảng 1%/năm so với mức tăng 12-13% giai đoạn 2001 –
2002. Ước tính cả năm 2011, diện tích trồng trái cây đạt khoảng 779.000 ha, tăng 2.700 ha
so với năm 2010 (Nông dân 24 giờ, 2011).
Bảng 1.1. Diện tích trồng rau quả của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011
(Đơn vị: ha)
Trái cây
Rau quả
Diện tích trồng Tốc độ tăng
Diện tích trồng Tốc độ tăng
(ha)
trưởng (%)
(ha)
trưởng (%)
Năm 2000
544.000
8,95
464.600
1,20
Năm 2001
609.600
12,05
514.600
10,76
Năm 2002
677.500
11,13
560.600

8,94


13
Năm 2003
692.200
2,16
577.800
3,07
Năm 2004
747.800
8,03
614.900
6,42
Năm 2005
756.000
1,09
644.000
4,73
Năm 2006
767.000
1,45
643.970
-0,01
Năm 2007
775.531
1,11
910.000
41,31
Năm 2008

775.502
-0,38
722.000
-20,66
Năm 2009
773.954
-0,20
813.000
12,60
Năm 2010
776.300
0,30
862.495
6,09
Năm 2011
779.000
0,35
984.200
14,11
Nguồn: Tổng hợp từ Nông dân 24 giờ, Rau hoa quả Việt Nam và Vinafruit

Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập
trung, cho sản lượng nhiều. Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như vải
thiều ở Bắc Giang, Hải Dương, cam sành ở ĐBSCL, thanh long ở Bình Thuận, Tiền
Giang, xoài ở tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, dứa ở Tiền Giang, Kiên Giang,
Nghệ An, Ninh Bình và Quảng Nam (Trung tâm Thông tin thương mại, 2010).
So với diện tích trồng trái cây của nước ta từ năm 2000 đến năm 2011, diện tích
trồng rau thường có những biến động mạnh, không ổn định. Nếu như trong năm 2000, diện
tích trồng rau ít hơn diện tích trồng trái cây 79.400 ha thì đến năm 2011, diện tích trồng rau
đã lớn hơn diện tích trồng trái cây 205.200 ha. Trong đó, diện tích trồng rau an toàn có sự

đầu tư phát triển và gia tăng đáng kể sang khu vực ngoại thành Hà Nội, miền Trung,
ĐBSCL, Tây Nguyên,….
Diện tích trồng rau của Việt Nam tăng mạnh vào năm 2001 (tăng 10,76%), năm
2007 (tăng 41,13%), năm 2009 (12,6%) và năm 2011 (tăng 14,11%). Trong khoảng thời
gian từ năm 2002 đến năm 2005, diện tích rau thường tăng chậm và tốc độ thường giảm
dần qua các năm. Năm 2007 tuy có tăng rất mạnh nhưng diện tích năm 2008 lại giảm
xuống mạnh, chỉ còn 722.000 ha. Từ năm 2009 đến 2011, diện tích trồng rau bắt đầu tăng
trở lại và đạt mức tăng 14,11% năm 2011 với diện tích trồng rau đạt 984.200 ha.
Những vùng trồng rau tập trung trên cả nước là vùng sản xuất chuyên canh cà rốt ở
Hải Dương, Thái Bình, vùng chuyên canh sản xuất dưa chuột ở Thái Bình, Hà Nam, trồng
măng ở Đan Phượng, trồng các loại rau ở Nghệ An, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh,
trồng nấm ở Vĩnh Long, Tiền Giang, các loại rau ôn đới được đầu tư ở khu vực Lâm Đồng,
Thái Bình, Hà Nội. Bên cạnh đó, nhiều vùng rau an toàn đã được chú trọng đầu tư xây
dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)…
Hiện nay, khu vực trồng rau quả lớn nhất của Việt Nam là ĐBSCL, chiếm 25,9% về diện
tích trồng rau và và 36,5% diện tích trồng trái cây của cả nước (Trung tâm Thông tin
thương mại, 2010).
1.2.3. Chất lượng sản phẩm
Nhờ vào sự phong phú về thời tiết cũng như sự trù phú về điều kiện tự nhiên, thổ
nhưỡng của nhiều khu vực trồng rau quả như Lâm Đồng, khu vực ĐBSCL, nhiều loại rau
quả nước ta có chất lượng khá tốt, được nhiều nước ưu chuộng. Rau của Việt Nam như các
loại rau bó xôi, xà lách, rau muống có lá to, tươi và có màu sắc đẹp, các loại củ như khoai
tây, su hào, cà rốt có hương vị ngon ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao và các loại trái cây
nhiệt đới như dứa, dừa, chôm chôm, xoài được tiêu thụ mạnh, nhất là các sản phẩm quả cô
đặc, quả đóng hộp, gần đây có thêm ngô ngọt, vải tươi là những mặt hàng đang được ưa
chuộng và có tốc độ tiêu thụ nhanh nhất.


14
Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng cho phát triển những giống

mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị trường thị hiếu phức tạp của các thị trường
khác nhau. Mặc dù rau quả của Việt Nam được đánh giá khá tốt trên thị trường thế giới
nhưng chất lượng rau quả vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Nước ta hiện có diện tích
trồng rau quả lên tới 1,5 triệu ha tại tất cả các vùng miền trên cả nước, song trên thực tế sản
xuất vẫn còn rất manh mún, thiếu các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, do đó chất
lượng sản phẩm không đồng đều, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Đồng thời, việc sử dụng
thuốc trừ sâu, các loại thuốc tăng trưởng nhanh để bảo vệ, nâng cao năng suất cây trồng và
sự thiếu kinh nghiệm trong công tác chọn giống, chăm sóc cây trồng đã gây ra những rào
cản, đe dọa không nhỏ cho rau quả Việt Nam, gần đây nhất là nguy cơ đánh mất thị trường
tiêu thụ EU do quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, do nhiễm vi sinh vật
và một số dịch hại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện vẫn đang đẩy mạnh việc
thực hiện tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP) trong sản xuất rau, quả an toàn nhằm nâng cao
chất lượng rau quả Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu của nhiều nước, nhất là các
nước khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU. Đáng ghi nhận là có nhiều loại cây ăn quả được nhà
vườn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, EurepGAP có giá trị xuất khẩu như:
Cam sành, bưởi Năm Roi, thanh long Hoàng Hậu, Bưởi Tân Triều, dứa, vú sữa Lò Rèn,
xoài cát Hòa Lộc.... Dự kiến đến năm 2015, toàn bộ 100% lượng rau, quả, chè tại các vùng
sản xuất tập trung được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP,
100% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện
sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản phù hợp VietGAP.
1.2.4. Hệ thống chế biến và bảo quản rau quả
Theo bộ NN & PTNT, hiện nay có khoảng 60 cơ sở chế biến bảo quản rau quả ở quy
mô công nghiệp với tổng công suất 313.000 tấn/năm, gần 130 cơ sở chế biến tư nhân và
hàng chục nghìn cơ sở chế biến tự phát ở nhiều nơi trên cả nước. Trong đó, các cơ sở chế
biến lớn đã có sự đổi mới về kỹ thuật chế biến trong những năm gần đây (Vnanet, 2011).
Nhiều doanh nghiệp chế biến hoa quả trong nước đã đầu tư công nghệ, kĩ thuật, nhân
lực vào việc chế biến, xuất khẩu các loại quả ra thị trường thế giới. Hiện nay, ngoài việc
xuất khẩu trái cây ở dạng tươi, các doanh nghiệp chế biến hoa quả trong nước đã và đang
tiến hành nghiên cứu sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm rau quả đã qua chế biến để
phục vụ thị trường như các loại quả sấy khô, sấy dẻo, muối, đông lạnh, quả tươi đóng hộp,

nước ép hoa quả, các loại rượu trái cây… Nhiều loại rau quả Việt Nam được tiêu thụ mạnh
như dứa đóng hộp, xoài, đu đủ, mận sấy dẻo, xoài, sấu ngâm đường.
Các loại xuất khẩu chủ yếu của rau quả tươi gồm có:
- Sản phẩm trái cây tươi: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, xoài, măng cụt, chôm chôm và
chuối.
- Sản phẩm rau tươi: hành, tỏi, cà chua, bắp cải, dưa leo, khoai sọ, đậu dài.
Các loại xuất khẩu dạng thành phẩm và bán thành phẩm chủ yếu gồm có:
- Sấy khô: dừa, nấm, măng tre, vải, nhãn, mít, chuối, khoai sọ.
- Sấy dẻo: xoài, dứa, đu đủ, mận, mơ, khế chuối...
- Đồ ngâm trong nước muối: dưa leo, nấm, ngô bao tử.
- Ngâm trong nước ngọt: dứa, vải, nhãn, xoài.
- Nước quả: dứa, xoài, ổi, vải, bí đỏ, cà chua.
- Sản phẩm đông lạnh: Rau chân vịt, dứa, chôm chôm, vải và dưa hấu.
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, vẫn còn nhiều cơ sở
chế biến vừa và nhỏ, công nghệ chế biến bảo quản lạc hậu, cơ sở vật chất như kho lạnh
chuyên dùng, thiết bị rửa, phân loại, xử lý, buồng ủ chín… ít được đầu tư. Công nghệ của
các cơ sở này cần được nâng cấp để có thể thực hiện tốt khâu chế biến, bảo quản rau quả,
đảm bảo được chất lượng và nâng cao được giá trị sản phẩm.


15

1.3.

Theo dự tính, số lượng các cơ sở chế biến hoa quả có thể sẽ còn tăng thêm trong thời
gian tới, nhất là khi các mô hình trồng cây ăn quả chuyên canh tập trung được phát triển
mạnh trên khắp cả nước. Đây chính là cơ sở vững chắc để ngành chế biến hoa quả Việt
Nam có thể đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao được giá trị lợi nhuận.
Thị trường Đài Loan và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của
Việt Nam sang thị trường Đài Loan

1.3.1. Tổng quan về thị trường Đài Loan
Đài Loan thuộc khu vực Thái Bình Dương, phía nam giáp với Biển Đông và phía
đông giáp với biển Philippines. Đài Loan là một hòn đảo dài 394 km và rộng 144 km, gồm
nhiều dãy núi dốc và bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và tiểu nhiệt đới Đài Loan còn một
số đảo nhỏ ở kế bên như Lan Tự, Lục Đại, quần đảo Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ... Tổng
diện tích lãnh thổ là 360.006 km2. Đài Loan chia toàn lãnh thổ đảo thành ba khu hành
chính gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển nhất và tập
trung nhiều khu công nghiệp ở đó. Đài Bắc còn có một ngành điện ảnh phát triển. Đài
Trung cũng có khu công nghiệp nhưng ít hơn ở Đài Bắc. Đài Nam chủ yếu là vùng nông
nghiệp (Wikipedia, 2011).
Đài Loan có khí hậu nhiệt đới đại dương. Phần phía bắc có mùa mưa từ cuối tháng 1
cho đến cuối tháng 3 do gió mùa đông bắc đem tới. Hòn đảo có khí hậu nóng, ẩm từ tháng
6 đến tháng 9. Vùng trung và nam đảo không có gió mùa đông bắc vào mùa đông. Lượng
mưa ở Đài Loan khá cao, nhiều khi còn kèm theo cả gió mạnh, bão lụt đã gây ảnh hưởng
khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Hơn thế Đài Loan lại là nơi thường xảy ra động đất,
tuy không gây thiệt hại nghiêm trọng tới người và của nhưng nó đã gây thất thoát mùa
màng, nhất là ngành nông nghiệp trong nhiều năm bị thiệt hại trên cả tỷ USD. Có thể nói
mặc dù vị thế địa hình thổ nhưỡng và thời tiết không hoàn toàn thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp nhưng Đài Loan lại đi lên bằng nông nghiệp. Sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp
của Đài Loan cũng rất phong phú và đa dạng (Wikipedia, 2011).
1.3.1.1. Kinh tế
Đài Loan là nước có nền kinh tế tư bản phát triển năng động. Thông qua việc mở
rộng hợp tác với các nước và các tổ chức, diễn đàn, kinh tế của Đài Loan không ngừng
phát triển và vững chắc hơn.
Với việc chính thức gia nhập WTO, trở thành thành viên thứ 144 vào ngày
11/11/2001 và chương trình cải thiện toàn bộ các ngành kết cấu hạ tầng, dịch vụ của Đài
Loan do chính quyền Đài Loan đưa ra năm 2002, vị thế kinh tế của Đài Loan đã được củng
cố thêm. Đài Loan tập trung nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao và nhanh chóng
chuyển các ngành cần nhiều lao động ra nước ngoài. Đến cuối năm 2007, GDP của Đài
Loan là 375 tỷ USD, đứng thứ 36 trên thế giới, tổng ngoại thương đạt khoảng 466 tỷ USD,

nằm trong nhóm 20 nước đứng đầu và dự trữ ngoại tệ với 274,7 tỷ USD, đứng thứ 4 thế
giới. Đài Loan cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore đã
trở thành một trong những đầu tàu kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đến nay,
trong 4 con rồng của châu Á thì Đài Loan chỉ đứng sau Singapore, cao hơn Hàn Quốc và
Hồng Kông. Trong năm 2010, kinh tế Đài Loan xuất hiện tình hình tăng trưởng với tốc độ
nhanh. Quý 1 tăng trưởng đạt 13,7%, quý 2 đạt 12,53%, quý 3 đạt 9,8%, quý 4 đạt 4,7%,
tăng trưởng cả năm đạt 9,98%. GDP của Đài Loan hiện đạt 417 tỷ USD trong khi tỷ lệ lạm
phát (1,7%) và thất nghiệp (dưới 5%) thấp (Thị trường nước ngoài, 2011).

Ngành nông nghiệp đóng góp 6% cho GDP, giảm so với tỷ lệ 35% năm 2001,
công nghiệp là 35,8% và dịch vụ là 58,2%. Những ngành tập trung nhiều lao động
truyền thống đã dần chuyển ra nước ngoài và thay thế bằng những ngành sản xuất
có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao. Đài Loan vẫn là đối tác đầu tư chính của Trung


16
Quốc, Thái Lan, Indonesia, Phiplippines, Malaysia và Việt Nam.
Trong năm 2010, sự chuyển biến theo chiều hướng tốt của kinh tế quốc tế và sự gia
tăng của nhu cầu của nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương Đài Loan, cả
xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều tăng trưởng với 2 con số, quy mô ngoại thương đã bước lên
một nấc thang mới. Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan đạt 270,81 tỷ USD, tăng trưởng
năm đạt 36,6%, kim ngạch nhập khẩu đạt 248,18 tỷ USD, tăng trưởng năm đạt 46,9%, tổng
cộng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỷ USD, tăng trưởng cả năm đạt 30% và Đài
Loan chính thức gia nhập “Câu lạc bộ 500 tỷ USD” của ngoại thương quốc tế (Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2012).
Trong khu vực xuất khẩu, các đối tác chính của Đài Loan là Trung Quốc, Hồng Kông
(40,4%), Hoa Kỳ (11,8%), Nhật Bản (5,9%), Europe (10,2%), ASEAN-6 (16,4%). Trong
năm 2010, tỷ lệ xuất khẩu sang Hồng Kông và ASEAN có xu hướng tiếp tục tăng lên, điều
này cho thấy thị trường xuất khẩu của Đài Loan ngoài Nhật Bản ra, chủ yếu tập trung vào
khu vực châu Á. Còn về thị trường nhập khẩu thì xuất hiện cơ cấu và đặc điểm khác nhau,

thị trường nhập khẩu lớn nhất của Đài Loan là từ Nhật Bản (18,6%), Đại Lục và Hồng
Kông đứng vị trí thứ 2 (16%), Trung Đông là thị trường lớn thứ 3 (14%), nhập khẩu từ
ASEAN, Âu châu và Mỹ không nhiều (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
2012).

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm 99%,
nông sản phẩm và chế biến nông sản phẩm chiếm 1%. Trong xuất khẩu sản phẩm
công nghiệp, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất là chủ
yếu. Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, nhập khẩu tư liệu sản xuất, thiết bị tăng nhanh
nhất, điều này cho thấy nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài của Đài Loan tăng lên.
Ngoài việc ngoại thương tăng trưởng với mức độ cao, việc đầu tư ra nước
ngoài của Đài Loan cũng tăng trưởng nhanh. Đầu tư của Đài Loan vào Đại Lục có
xu hướng tăng cao, theo số liệu thống kê của Bộ Kinh tế Đài Loan, từ tháng 01 đến
tháng 9 năm 2010, kim ngạch đầu tư của Đài Loan vào Đại Lục đạt 8,56 tỷ USD,
tăng 148,2%. Nhưng mức tăng đầu tư của nước ngoài vào Đài Loan lại có phần
chậm lại, hiệu quả thu hút đầu tư không được tốt, trong 9 tháng đầu năm 2010, kim
ngạch đầu tư của bên ngoài vào Đài Loan đạt 2,83 tỷ USD, giảm 18,8% so với cùng
kỳ năm trước (Thị trường nước ngoài, 2011).
Đài Loan đã chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường
quốc kinh tế và dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Đài
Loan một mặt dựa vào thực lực kinh tế của mình, tích cực hoạt động đối ngoại,
quan hệ mua bán theo phương châm linh hoạt mềm dẻo, mặt khác Đài Loan tăng
cường hoạt động tại các tổ chức kinh tế quốc tế (như APEC, OECD, WTO…) nhằm
khẳng định thực lực kinh tế, nâng cao vai trò và vị trí của Đài Loan trên thị trường


17
quốc tế.
1.3.1.2. Về dân số, xã hội
Dân số Đài loan ở thời điểm cuối năm 2000 có khoảng 25 triệu người. Tính đến cuối

năm 2008, dân số Đài Loan là 23 triệu người. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4
thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2
thành phố đông dân nhất. Dân số Đài Loan rải rác không đồng đều ở các khu vực. Vùng
núi có diện tích chiếm 1/3 tổng diện tích Đài Loan, có độ cao so với mặt biển trên 1.000
mét, nhưng trung bình mỗi một kilômét vuông chỉ có hơn 20 người. Còn ở thành thị, mỗi
một kilômét vuông có hơn 4.800 người, nhất là ở thành phố Đài Bắc, Cao Hùng, Đài
Trung, Cơ Long, Tân Trúc, Gia Nghĩa, Đài Nam, dân số càng đông. Diện tích của 7 thành
phố nói trên chỉ chiếm 2,9% tổng diện tích Đài Loan, nhưng dân số chiếm 31% tổng dân số
Đài Loan. Dân số Đài Loan năm 2011 ước tính khoảng 23,2 triệu người, hầu hết trong số
đó cư trú tại đảo Đài Loan. Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa. Năm
2001, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi là 25,8%, tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi là 67,4%, và tỷ lệ dân số
trên 65 tuổi là 6,8% thì đến năm 2011, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm xuống còn 16,7%, từ
15-64 tuổi tăng lên đến 72,6% và từ 65 tuổi trở lên tăng lên 10,7%. Trong khi đó, tốc độ
tăng dân số của Đài Loan luôn duy trì ở mức thấp từ những năm 2001 đến nay, với tốc độ
tăng dân số năm 2010 là 0,213% (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2012).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 của Đài Loan đạt mức 27.572 USD/năm,
ngang với thu nhập trung bình của liên minh Châu Âu, năm 2010 là 35.100 USD/ năm.
Các yếu tố như tỷ lệ thất nghiệp (khoảng 4-5%/năm), chỉ số lạm phát (dưới mức 5%/năm)
thường ở mức thấp trong khi nền giáo dục luôn được khuyến khích, nền kinh tế vẫn tiếp
tục phát triển tốt đã giúp đời sống người dân Đài Loan được đảm bảo (Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, 2012).
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Dưới
đây là một số yếu tố ảnh hưởng chính đến hoạt động xuất khẩu rau quả trong tình hình hiện
nay:
1.3.2.1.
Các nhân tố trong nước: Đây là những yếu tố nội tại, có thể chủ động kiểm soát, điều
chỉnh hoặc hạn chế được.
_ Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng: Sự trù phú về đất đai, thổ nhưỡng, sự đa dạng về khí

hậu luôn tạo điều kiện để phát triển nhiều loại rau quả, điều này giúp cho hoạt động xuất
khẩu rau quả của nước ta đa dạng hơn, đạt được lợi nhuận cao hơn. Điển hình như đất đai
ở miền Nam thường màu mỡ, thích hợp để trồng các loại cây ăn trái quý hiếm, có giá trị
kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, ảnh hưởng của
thời tiết theo từng vùng miền cũng tạo ra áp lực lớn đối với ngành rau quả, nhất là khi nước
ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán kéo dài làm năng suất,
chất lượng rau quả bị hạn chế, làm mất cơ hội thực hiện các lô hàng lớn và xuất khẩu sang
các thị trường đang có nhu cầu.
_ Nguồn nhân lực: Nhân lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực trong hoạt động nông nghiệp,
bao gồm nông dân, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, các chuyên viên nghiên cứu, phát
triển nông nghiệp. Hiện tại, lực lượng lao động trực tiếp trồng trọt chiếm một tỷ lệ cao
trong lao động cả nước, khoảng 75% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, lực lượng
này chủ yếu trồng trọt rau quả theo kinh nghiệm truyền thống, ít được đào tạo bài bản và
cụ thể về quy trình tiêu chuẩn trong trồng trọt, trao đổi về định hướng phát triển nông
nghiệp trong nước cũng như hướng ra xuất khẩu… nên rau quả của nông dân sau thu hoạch
còn kém về chất lượng, sản lượng không cao. Do đó, lực lượng nông dân là một trong
những yếu tố đảm bảo chất lượng, sản lượng rau quả cho xuất khẩu của nước ta. Bên cạnh
đó, các hoạt động nghiên cứu về giống, các biện pháp bảo vệ cây trồng ảnh hưởng rất lớn


18

1.3.2.2.

đến việc chăm sóc và thu hoạch rau quả để xuất khẩu. Các kĩ sư tại các cơ sở nghiên cứu
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay các thiết bị máy móc hỗ trợ cho công việc
chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đang đóng vai trò không nhỏ trong việc
nâng cao hiệu quả của ngành rau quả Việt Nam, tạo điều kiện nâng cao giá trị của hoạt
động xuất khẩu. Ngoài ra, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất
khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu của rau quả thông qua các hoạt động

chế biến, tìm kiếm thị trường và thỏa thuận về giá cả cho lô hàng. Các nguồn nhân lực trên
cần có sự gắn kết chặt chẻ với nhau để tạo sự thông suốt về thông tin cũng như hoạt động
trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả.
_ Điều kiện cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật: Việc gieo trồng, chăm
sóc, thu hoạch, bảo quản rau quả thường đòi hỏi rất nhiều yếu tố về cơ sở hạ tầng và các
loại máy móc, khoa học kỹ thuật. Trong đó, hệ thống kênh rạch, tưới tiêu, hệ thống dẫn
điện chiếu sáng, đường sá… cùng với các hệ thống máy móc dùng cho thu hoạch, bảo
quản rau quả cần được chú trọng để ngành rau quả các tỉnh phát triển thuận lợi, đảm bảo
nguồn cung cho xuất khẩu. Nước ta đã và đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cho các
tỉnh, địa phương, tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại để
giúp việc trồng rau quả đạt kết quả tốt nhất, điển hình có thể kể đến khu vực ĐBSCL.
_ Tác động của Nhà nước và Chính phủ: Các quyết định, chính sách của Nhà nước sẽ là
động lực cho người nông dân cũng như doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động liên quan
đến rau quả. Các quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật hay các chính sách hỗ trợ
trong nông nghiệp giúp cho nông dân thuận lợi hơn trong việc mở rộng chủng loại, diện
tích cây trồng, áp dụng khoa học tiên tiến vào trồng trọt, tuân thủ được tiêu chuẩn về an
toàn vệ sinh thực phẩm. Các doanh nghiệp tuân theo các quy định, chính sách của Chính
phủ về quy cách, tiến trình bảo quản, chế biến… rau quả cho xuất khẩu sẽ được tạo điều
kiện thuận lợi về vốn, khoa học công nghệ và có hướng đi đúng đắn cho việc đẩy mạnh chế
biến, xuất khẩu rau quả ra nước ngoài. Sự tham gia quản lý, hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ
ngành và các cơ quan trực thuộc Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành có
định hướng đi đúng đắn và tiếp tục phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của Việt
Nam.
Các nhân tố ngoài nước: Những yếu tố sau có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất
khẩu rau quả của Việt Nam mà nước ta cần linh hoạt, chủ động nắm bắt tình hình, diễn
biến để củng cố, phát triển xuất khẩu rau quả.
_ Các yêu cầu, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu: Các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực
phẩm, dịch tễ, về hạn ngạch nhập khẩu, thuế, về yêu cầu giấy phép ảnh hưởng trực tiếp đến
việc xuất khẩu rau quả của nước ta. Nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ luôn
có những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm rau quả mà nước ta nhiều khi vẫn chưa

đáp ứng được. Đây là một yếu tố mà các doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần thường
xuyên theo dõi nhằm thực hiện đúng, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
những năm sau.
_ Nhu cầu và thị hiếu: Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau quả
nói riêng trong những năm gần đây đã tác động mạnh vào sản lượng và giá cả rau quả xuất
khẩu của nước ta. Theo đó, việc trồng trọt trong nước cần được phân công rõ để đảm bảo
được nguồn cung, sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng lớn của đối tác nước ngoài, nhất là các
nước đang có nhu cầu nhập khẩu rau quả của nước ta. Đây sẽ là cơ hội tốt cho hoạt động
xuất khẩu sau này. Đồng thời, doanh nghiệp trong nước cần nắm bắt diễn biến nhu cầu và
giá cả để đạt được những hợp đồng có giá trị cao, mở rộng thêm thị trường.
_ Sự cạnh tranh: Khi nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới ngày càng phát triển, hiệu
quả của hoạt động sản xuất ở các nước này cũng được nâng cao hơn, bao gồm cả các nước
có nền nông nghiệp tương đối. Theo đó, số lượng đối thủ trong hoạt động xuất khẩu rau
quả ngày càng tăng lên. Giá và chất lượng là hai yếu tố thể hiện rõ nhất năng lực cạnh


19

1.4.

tranh của các nước xuất khẩu rau quả, góp phần tạo nên thương hiệu cho rau quả. Ví dụ
như vải của Việt Nam tuy ngọt hơn so với Thái Lan nhưng thời gian bảo quản lại ngắn hơn
Thái Lan 10-15 ngày hay trái cây của Trung Quốc thường có giá rẻ hơn giá của trái cây
Việt Nam trong khi chất lượng không chênh lệch nhiều so với trái cây nước ta, hình thức
mẫu mã lại bắt mắt hơn. Vì vậy, thương hiệu của rau quả càng mạnh thì hoạt động xuất
khẩu càng được đảm bảo, kim ngạch xuất khẩu rau quả được duy trì và phát triển ổn định.
Tầm quan trọng của việc xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Bảng 1.2. Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam từ năm
2000 đến năm 2011
(Đơn vị:%)

Một số thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam
Trung Quốc
Nhật Bản
Đài Loan
Hàn Quốc
Mỹ
Năm 2000
52
6
6,72
6,5
2
Năm 2001
48
5
4,72
7
5
Năm 2002
52
10,72
7,52
6,98
5,3
Năm 2003
55
13,5
10,82
6,53
7,86

Năm 2004
16,3
14,5
9,95
6,27
9,8
Năm 2005
14,82
12,31
10,55
2,58
5,59
Năm 2006
15,3
10,18
10,36
3,49
6,79
Năm 2007
10,3
8,97
8,25
3,96
6,24
Năm 2008
16,04
7,67
6,85
6,51
4,02

Năm 2009
12,59
7,26
4,51
2
4,93
Năm 2010
18,63
8,85
4,97
2,85
6,46
Năm 2011
25,83
8,27
5,3
3,34
5,1
Nguồn: Tổng hợp từ Rau hoa quả Việt Nam, báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu của
Việt Nam, báo cáo ngành rau quả Việt Nam và Intracen
Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh và mở rộng
sang nhiều thị trường. Bên cạnh nhiều thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng là thị trường nhập khẩu nhiều loại
rau quả của Việt Nam và hiện vẫn đang duy trì, đẩy mạnh việc nhập khẩu rau quả từ Việt
Nam. Tỷ trọng của thị trường Đài Loan trong số các thị trường nhập khẩu rau quả chính
của Việt Nam luôn ở mức khá cao (cao nhất vào năm 2003, 2005, 2006) và luôn nằm trong
các thị trường nhập khẩu rau quả nhiều nhất của Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng này có sự sụt
giảm trong những năm gần đây nhưng trên thực tế kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị
trường này vẫn đang tăng trở lại kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Vì vậy, Đài Loan là một trong những thị trường nhập khẩu rau quả có tiềm năng để khai

thác, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả chủ lực của nước ta.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan không chỉ mang lại những lợi ích về
kinh tế mà còn bao gồm những lợi ích về mặt xã hội, hội nhập và về sự phát triển của
ngành nông nghiệp nói chung, ngành rau quả nói riêng.
1.4.1. Về lợi ích kinh tế
Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan tạo thu nhập ngoại tệ cho quốc gia.
Nguồn ngoại tệ này sẽ dùng để nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục
vụ cho các ngành sản xuất trong nước cũng như cho chính ngành nông nghiệp. Các hoạt
động nhập khẩu trong nước cũng diễn ra suôn sẻ nhờ nguồn ngoại tệ dự trữ trong nước cao.
Nếu như trong những năm 2000 – 2005, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam chỉ
chiếm khoảng 1% trong tổng kim ngạch của Việt Nam thì trong năm 2010 đã có sự gia
tăng lên mức 2% và tiếp tục có triển vọng gia tăng trước nhu cầu của thế giới về rau quả
tăng cao.
1.4.2. Về xã hội


20
Hoạt động sản xuất rau quả của nước ta hiện vẫn còn nhỏ lẻ, quy mô không rộng nên
giá trị của rau quả sau khi thu hoạch thường không cao. Nhờ vào việc đẩy mạnh, người
nông dân áp dụng các giống cây mới, các biện pháp chăm sóc và tiêu chuẩn về chất lượng,
giúp cho năng suất sau thu hoạch cao, giá xuất khẩu lại cao, từ đó nâng cao đời sống nhân
dân. Thêm vào đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang Đài Loan sẽ giúp giải quyết việc
làm cho những người thất nghiệp, giúp người dân ở Việt Nam giảm chênh lệch về mức
sống và xã hội tăng trưởng ổn định hơn.
1.4.3. Về hội nhập quốc tế
Đài Loan là một thị trường tiêu thụ nhiều rau quả của nước ta. Đẩy mạnh xuất khẩu
sang thị trường này có thể giúp nước ta nâng cao vị thế mặt hàng rau quả trên thế giới nhờ
việc không ngừng khẳng định thương hiệu của nhiều loại rau quả có chất lượng của nước
ta. Từ đó, hoạt động xuất khẩu rau quả có điều kiện mở rộng sang các nước lân cận và các
nước lớn trên thế giới, giúp việc xuất khẩu rau quả phân tán bớt rủi ro khi có các biến động

thị trường toàn cầu. Việt Nam lại có thể xây dựng với quan hệ kinh tế, chính trị với các
nhiều nước khác trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong
nước.
1.4.4. Về sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng của Việt
Nam
Nhờ vào xuất khẩu, các nguồn lực tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, khí hậu được
đẩy mạnh khai thác. Với khí hậu đa dạng, sự phân bổ về địa hình cùng với các vùng đất
giàu dinh dưỡng, nhiều chủng loại rau quả được trồng trọt quanh năm, sẵn sàng đáp ứng
cho việc xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt cũng được phân bổ dựa theo điều kiện về đất đai,
thời tiết để thu hoạch được sản lượng rau quả cao nhất với chất lượng tốt và đồng đều.
Ngoài ra, khi hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan càng được đẩy mạnh
thì các doanh nghiệp, hộ nông dân càng chú trọng vào việc áp dụng các biện pháp chăm
sóc, chế biến, bảo quản tiên tiến nhất nhằm nâng cao giá trị rau quả và đáp ứng được
những yêu cầu của thị trường này về an toàn thực phẩm, dịch tễ…, giúp nâng cao chất
lượng của rau quả và giảm thiểu chi phí trong việc trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Đồng
thời, thông qua xuất khẩu, ngành nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch về cơ cấu, ngành rau
quả được tập trung phát triển các loại có thế mạnh xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt và xuất
khẩu không chỉ có các loại nông sản như lúa, cà phê, cao su, chè mà còn đẩy mạnh sang
các vùng chuyên canh cây rau quả có giá trị kinh tế cao. Ngành rau quả cũng sẽ có chuyển
biến về cách canh tác, nhiều giống rau quả vốn có giá trị không cao sẽ được thay thế bằng
các giống rau quả cùng loại hoặc các loại cây khác có chất lượng, sản lượng và giá trị cao
hơn. Nhờ vào đó, hoạt động sản xuất và rau quả Việt Nam sẽ chuyên nghiệp hơn với sự
hình thành rõ các vùng chuyên canh rau quả phục vụ cho tiêu dùng trong nước và để xuất
khẩu.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tập trung giới thiệu về rau quả Việt Nam, về thị trường Đài Loan cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tầm quan trọng của
hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. Với những thuận lợi
về diện tích trồng trọt lớn, thổ nhưỡng tốt, chủng loại rau quả đa dạng, chất lượng khá
tốt… là cơ sở để đẩy mạnh phát triển hoạt động xuất khẩu rau quả sang các nước trên thế

giới, trong đó có Đài Loan. Đài Loan đã có quan hệ kinh tế với Việt Nam từ lâu, là một thị
trường nhập khẩu nhiều rau quả của Việt Nam và vẫn đang tiếp tục gia tăng nhập khẩu rau
quả từ nước ta với nhiều chủng loại mới, nhiều hình thức chế biến đa dạng hơn. Hoạt động
xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan không chỉ tác động đến sự phát triển kinh
tế mà còn đến đời sống nhân dân, khả năng hội nhập quốc tế và sự phát triển của ngành
nông nghiệp, rau quả của nước ta. Dựa vào chương 1, chương 2 sẽ tiến hành phân tích thực


21
trạng và các thành tựu, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan trong giai đoạn 2000 – 2011.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011
2.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn
2000 - 2011

Trong những năm gần đây, Đài Loan luôn là một trong những thị trường xuất
khẩu rau quả lớn của Việt Nam ở khu vực châu Á bên cạnh các thị trường chính
khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và EU. Đây là một thị trường
nhiều tiềm năng với thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất
lượng. Về vị thứ trong số các thị trường xuất khẩu rau quả vào Đài Loan, Việt Nam
đứng vị trí thứ 5 trong số các nước và khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ,
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản), mỗi năm kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan đạt
khoảng trên 10 triệu USD và đứng thứ 8 về xuất khẩu trái cây vào Đài Loan (sau
Mỹ, Chile, Nhật Bản, New Zealand, Thái lan, Trung Quốc, Hàn Quốc), hàng năm
kim ngạch trái cây xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 14 triệu USD. Kim ngạch
hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan có tăng nhưng xu
hướng tăng vẫn chưa ổn định. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của biến động
nhu cầu thế giới, nhu cầu tiêu dùng rau quả của thị trường Đài Loan cùng với những
hạn chế còn tồn tại về chất lượng, sản lượng của rau quả Việt Nam liên quan đến

thời tiết, điều kiện trồng trọt, tập quán trồng trọt của Việt Nam và hoạt động thu
hoạch chế biến, bảo quản, xuất khẩu rau quả. Đặc biệt, có những lô hàng chất lượng
kém như: thanh long bị ruồi đục, xoài, nhãn, bưởi còn bị đốm đen trên vỏ…bị Đài
Loan trả lại hoặc cấm, hạn chế nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của nhiều doanh nghiệp và đời sống nông dân. Chủng loại rau quả của Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Đài Loan ngày càng đa dạng hơn với nhiều hình thức,
mẫu mã bắt mắt nhưng vẫn còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ xuất khẩu
rau quả chính xuất khẩu sang Đài Loan. Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2011,
bên cạnh những thành tựu về kim ngạch, chủng loại, hàng rau quả của Việt Nam
xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về chất lượng, sản
lượng, chỉ mới đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu tiêu thụ rau quả thực tế của
thị trường Đài Loan, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành rau quả Việt
Nam (Rau hoa quả Việt Nam, 2010).
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu


22
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan từ năm
2000 đến năm 2011
(Đơn vị: USD)
Kim
ngạch
xuất khẩu
trái cây

Kim ngạch
xuất khẩu
rau

Tổng kim

ngạch xuất
khẩu rau
quả

Tốc
độ
tăng
trưởn
g
KNX
K
(%)
7,78

Tổng
KNXK rau
quả ra thế
giới

Tỷ trọng
của Đài
Loan so
với thế
giới (%)

Năm
6.410.082
7.943.838
14.353.920
213.483.382 6,72

2000
Năm
7.062.540
8.554.630
15.617.170 8,80
330.823.959 4,72
2001
Năm
6.368.507
10.281.453 16.649.960 6,61
221.284.163 7,52
2002
Năm
5.933.065
11.942.670 17.875.735 7,36
165.262.393 10,82
2003
Năm
7.060.626
10.740.974 17.801.600 -0,41 178.856.092 9,95
2004
Năm
11.337.028 13.503.326 24.840.354 39,54 235.500.102 10,55
2005
Năm
12.592.408 15.474.856 28.067.264 13
270.807.005 10,36
2006
Năm
11.893.955 13.643.012 25.536.967 -9,02 309.674.653 8,25

2007
Năm
12.757.025 14.086.575 26.843.600 5,12
391.600.145 6,85
2008
Năm
9.762.918
10.055.755 19.818.673 -26,16 439.293.482 4,51
2009
Năm
9.983.012
9.998.224
19.981.236 0,82
402.145.219 4,97
2010
Năm 2011 14.403.666 15.586.776 29.990.422 50,0
565.803.596 5,30
Nguồn: Tổng hợp từ Agroinfo, Intracen và Hải quan Việt Nam
Từ năm 2000 đến 2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan
nhìn chung đều tăng ở mức ổn định, trừ năm 2004 giảm nhẹ. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu trái cây bắt đầu tăng nhanh từ năm 2004, giúp cho kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt
gần bằng kim ngạch xuất khẩu rau. Lý giải cho kết quả này là do nhu cầu tiêu thụ của Đài
Loan, nhất là trái cây nhiệt đới tăng cao từ những năm 2005 và hương vị trái cây của Việt
Nam được người dân Đài Loan ưu chuộng, tạo cơ hội cho sản lượng trái cây nhập khẩu
vào Đài Loan tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan từ năm
2007 đến nay có diễn biến không ổn định với sự sụt giảm vào năm 2007 và 2009. Năm
2007, kim ngạch xuất khẩu thanh long, mặt hàng trái cây chủ lực của nước ta tại thị trường
này, sụt giảm do tại các nhà vườn Tiền Giang, thanh long mắc bệnh nên năng suất giảm rất
nhiều cùng với thời tiết nắng nóng cao độ nên việc thu hái, bảo quản gặp nhiều khó khăn.
Nhiều lô hàng xuất khẩu khi đưa đến cảng biển, cửa khẩu lại phải trả về do nắng nóng nên

thanh long bị hư hoặc giảm chất lượng không xuất khẩu được. Năm 2009, 2010, thời tiết


23
xấu tiếp tục ảnh hưởng đến mùa vụ của Việt Nam. Từ đó, dẫn đến sự sụt giảm về năng suất
và chất lượng, trái cây của Việt Nam bị hạn chế tiêu thụ, bị trả lại do hàm lượng thuốc bảo
vệ thực vật cao hơn mức quy định của nước nhập khẩu và mặt hàng thanh long sang Đài
Loan bị cấm nhập khẩu từ năm 2009 đã ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu rau
quả của Việt Nam. Năm 2011, với sự khan hiếm của rau quả kéo theo giá cả tăng cao và
diễn biến thời tiết ở trong nước khá tốt, giúp rau quả được mùa nên kim ngạch xuất khẩu
rau quả sang Đài Loan tăng rất cao, đạt 29.990.422 USD, tăng gần 50% so với năm 2010
và gấp 1,12 lần so với kim ngạch năm 2008, năm có kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Đài
Loan cao nhất trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010.

Từ 2000 đến 2003, Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của
Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang
các nước. Kim ngạch rau quả xuất khẩu sang thị trường này năm 2000 đạt 20,8 triệu
USD, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Năm 2001, lượng xuất khẩu
rau quả của Việt Nam sang Đài Loan không giảm nhiều.
Năm 2004, tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước có sự thay
đổi, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là top 3 thị trường Việt Nam xuất khẩu
nhiều rau quả nhất. Trong năm 2004, Bộ Tài chính Đài Loan đã quyết định giảm
thuế suất thuế nhập khẩu từ 20% xuống 10% với thành viên WTO và các nước có
đãi ngộ tối huệ quốc, trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm rau quả được giảm
thuế là xúp lơ, cải bắp, cải trắng, xu hào, cải... Việc Đài Loan giảm thuế nhập khẩu
rau quả đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường này.
Năm 2005, do ảnh hưởng của bão cùng mưa lớn trong năm 2004 đã tác động
nghiêm trọng đến ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước này, gây thiệt hại về nông
nghiệp ước tính 1,8 tỷ USD, nghiêm trọng nhất là gạo, chuối, đu đủ, nho, xoài nên

lượng cung cấp rau quả trong nước của Đài Loan giảm mạnh, giá các loại rau quả
đều tăng trên 50%, giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan
đạt 24.840.354 USD, tăng 39,54% so với năm 2004, chiếm 9,3% kim ngạch nhập
khẩu rau quả của thị trường này.
Trong năm 2006, Đài Loan vượt qua Trung Quốc vươn lên trở thành thị
trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta với kim ngạch lên đến trên 28
triệu USD, tăng trên 10% so với năm 2005, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng rau quả của cả nước trong năm 2006, mặc dù có sự giảm sút về kim ngạch vào
các tháng đầu năm, cụ thể là trong tháng 9/2006, xuất khẩu hàng rau quả của nước
ta sang thị trường Đài Loan tăng khá trở lại, đạt 2,4 triệu USD, tăng trên 18% so với


24
tháng 8/2006, nhưng so với tháng 9/2005 vẫn giảm mạnh, giảm tới 41,1%. Đài
Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 3 của nước ta trong năm 2007. Đây là
một thị trường không khó tính và các hoạt động xuất khẩu lại thuận lợi hơn nhiều so
với các thị trường khác. Đáng chú ý, trong tháng 3, Đài Loan là thị trường xuất
khẩu có kim ngạch chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả
nước. Kim ngạch trong hai năm ở mức cao do sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu các
đơn hàng lớn của các doanh nghiệp Đài Loan từ ảnh hưởng của động đất.
Năm 2008, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh do
ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau
hoa quả lại có sự tăng trưởng khá. Kim ngạch rau quả của Việt Nam xuất khẩu qua Đài
Loan vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt 26.843.600 USD, đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Năm 2009, tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam có sự giảm sút so với các năm
trước. Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan giảm khá mạnh trong 11 tháng đầu năm
2009. Tính chung trong năm 2009, tổng cộng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan là 19.884.560 USD, giảm 1,35 lần so với năm 2008. Nguyên
nhân kim ngạch xuất khẩu rau các loại sang thị trường Đài Loan giảm nhẹ là do chính
quyền Đài Loan cam kết với những người nông dân nước này sẽ không mở rộng hơn nữa

đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu, trong đó có các sản phẩm rau củ.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan là 19.981.236 USD, xu hướng diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau quả từ Việt Nam
sang Đài Loan không có gì thay đổi nhiều so với năm 2009. Sau sự gia tăng kim ngạch của
các tháng đầu năm 2010, tháng 11/2010, cùng với sự sụt giảm của nhiều mặt hàng xuất
khẩu như túi xách, hàng dệt may, rau quả với kim ngạch đạt 18 triệu USD giảm 3,2% so
với cùng kỳ năm 2009, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam
sang Đài Loan 11 tháng đầu năm 2010. Nhìn chung, diễn biến thời tiết năm 2010 không
mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng nhờ sự nắm bắt kịp thời và chủ động của
lãnh đạo địa phương, tỉnh ủy nên mùa màng vẫn đảm bảo được năng suất khá cao, rau quả
vẫn giữ được mức xuất khẩu tương đối khá.
Năm 2011, giá cả hàng nông lâm thủy sản trên thị trường thế giới tăng mạnh, cùng
với sản xuất trong nước được mùa đã tạo nên thắng lợi kép “được mùa, được giá”. Nhờ
vậy, mặt hàng rau quả có sự gia tăng đáng kể về kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch rau quả
xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan đạt 29.990.422 USD, gấp 50% năm 2010. Nhờ
xuất khẩu tăng mạnh nên các loại nguyên liệu rau quả trong nước được tiêu thụ khá thuận
lợi với giá cao, kích thích sản xuất phát triển, nông dân tăng thu nhập.
Năm 2011, nhiều nước bị ảnh hưởng thời tiết xấu làm diện tích trồng trọt rau quả bị
giảm sút, trong đó có cả Đài Loan. Do đó, nhu cầu tiêu thụ rau quả của Đài Loan tăng cao
và dự báo nhu cầu nhập khẩu rau quả của Đài Loan sẽ tiếp tục tăng đến hết quý I/2012, khi
nhiều loại rau quả của Đài Loan bắt đầu vào vụ thu hoạch. Hiện tại, tháng 1/2012, nước ta
đã đạt được 1.229.555 USD trong kim ngạch rau quả xuất khẩu sang Đài Loan, tăng 31%
so với cùng kỳ năm ngoái.
2.1.2. Cơ cấu sản phẩm
Đài Loan là một thị trường tiềm năng, thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi
cao về chất lượng. Đây cũng là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt
Nam xuất sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Đông Á. Tuy nhiên, Đài Loan không
phải là một thị trường dễ xâm nhập do vùng lãnh thổ nước này chủ yếu duy trì các tập quán
thị trường trong nước và buôn bán với các bạn hàng đã có mối quan hệ lâu đời. Rau quả



25
của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan với nhiều chủng loại và hình thức chế biến. Chủng
loại rau quả xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, gần đây có sự gia tăng về sản lượng xuất
khẩu của các loại rau quả nhiệt đới. Các chủng loại loại rau quả mà Đài Loan nhập khẩu
nhiều nhất từ Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 là bắp cải và bắp cải tàu, cải xoăn, súp
lơ xanh, súp lơ trắng, dưa chuột, hành tây, thanh long, dứa, nhãn, xoài, mơ… Bên cạnh đó,
Việt Nam không chỉ xuất khẩu các loại rau quả tươi, đông lạnh hay sấy khô mà còn cung
cấp cho thị trường Đài Loan các loại rau quả đã được chế biến thành các dạng đóng hộp,
cô đặc, đóng chai, bảo quản tạm thời, bảo quản bằng giấm, muối…
Bảng 2.2. Tỷ trọng các loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan từ năm
2000 đến năm 2011
(Đơn vị: %)
Tỷ trọng của rau tươi, Tỷ trọng của trái cây Tỷ trọng của chế
đông lạnh và sấy khô tươi, đông lạnh và sấy phẩm từ rau, quả
khô
Năm
2000
40
36
24
Năm
2001
44
32
23
Năm
2002
37
34

29
Năm
2003
38
28
34
Năm
2004
31
30
39
Năm
2005
33
43
24
Năm
2006
34
42
24
Năm
2007
38
38
24
Năm
2008
36
36

28
Năm
2009
39
27
34
Năm
2010
33
32
35
Năm 2011
34
31
35
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ NN & PTNT Đài Loan, Cục Hải quan Đài Loan
Thông qua bảng 2.3, các loại rau tươi, đông lạnh và sấy khô được xuất khẩu ở mức
cao vào năm 2000 và 2001, giảm mạnh trong các năm từ năm 2004 đến 2006 và trong 2
năm gần đây là 2010 và 2011. Mặt hàng trái cây tươi, đông lạnh và sấy khô lại được chiếm
tỷ trọng xuất khẩu lớn từ năm 2005 đến 2007, giảm mạnh trong năm 2009 và bắt đầu tăng
trở lại từ năm 2010 đến nay trong khi tỷ trọng của chế phẩm từ rau quả đạt mức cao vào
năm 2003, 2004 và 3 năm gần đây từ năm 2009.
Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của các rau quả có sự thay đổi đáng kể trong suốt
thời từ năm 2000 đến nay. Nếu như năm 2000, tỷ trọng của rau quả tươi, đông lạnh và sấy
khô đạt mức cao, chiếm trên 36%, năm 2005 đến 2008, trái cây tươi, đông lạnh và sấy khô
được xuất khẩu nhiều nhất, rau tươi, đông lạnh và sấy khô giảm 5% xuống còn khoảng
35% thì đến năm 2011, tỷ trọng này của rau, quả tươi, đông lạnh và sấy khô cùng chế
phẩm từ rau quả gần như ngang bằng nhau, trong đó các chế phẩm từ rau quả có xu hướng



×