Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TẬP XÁC ĐỊNH CẨM NANG THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.81 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

Môn:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Chủ đề:
TẬP XÁC ĐỊNH CẨM NANG THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

Người làm

:Bùi Gia Thắng

Khoá

:49

Lớp chuyên ngành
Học tại

:QTKD CN&XD 49A
:Giảng đườmg C111

HÀ NỘI-2008


I - TIỀN TỆ

1,Tiền tệ:
Tiền tệ có tên gọi tiếng anh là “currency”,tên gọi tiếng pháp là


“monnaie”.
2,Nội hàm khái niệm của thuật ngữ:
Tiền tệ được định nghĩa là”bất cứ cái gì được chấp nhận
chung trong việc thanh toán để lấy hàng hoá hay dich vụ hoặc
trong việc hoàn trả các món nợ”,nó là vật ngang giá chung cho tất
cả các hàng hoá đem trao đổi,nó thể hiện lao động xã hội và biểu
hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.Tiền tệ có ba
chức năng căn bản là:
+Phương tiện trao đổi là một vật được mọi người chấp nhận
để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ.
+Việc tiền đóng vai trò là phương tiện trao đổi đi liền với tư
cách là một phương tiện cất trữ giá trị.


+Với hai chức năng này,tiền trở thành một đơn vị hạch toán
rất tiện lợi và hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi
giao dịch.
3,Phân tách ngoại diên của khái niệm:
- Tiền tệ có ba loại:
+ Tiền mặt bao gồm tiền giấy và tiền xu đang lưu hành,tiền
mặt có thể sử dụng trực tiếp,ngay lập tức và không hạn chế cho
việc thanh toán.
+ Tiền giao dịch bao gồm tiền mặt,các tài khoản tền gửi
không kì hạn cũng được coi là tiền.Với tài khoản không kì hạn
chúng ta có thể rút tiền bất kì lúc nào mà không phải chịu bất cứ
chi phí nào.
+ Tiền rộng bao gồm tiền mặt,tài sản tiền gửi không kì hạn
và có kì hạn.Đối với tài khoản có kì hạn,về nguyên tắc chúng ta chỉ
có thể rút tiền mặt khi đến kì hạn,hoặc phải thông báo trước và
phải chịu phạt lãi suất.

4,Lịch sử phát triển của khái niệm:
Ganbraith và salinger trong cuốn “Everybody” guide to
economics” chia lịch sử tiền tệ thành ba giai đoạn:


-

Giai đoạn đầu tiên,loài người sử dụng tiền cơ bản hay

tiềnnguyênthuỷ (original or basic money).Đó là muối,vỏ sò,kim
loại quý...khi tồn tại dưới hình thức một hàng hoá có giá trị cố
hữu,tiền được gọi là tiền hàng hoá (giá trị cố hữu là hàng hoá đó có
giá trị ngay cả khi nó không được sử dụng làm tiền).
-

Giai đoạn hai,các chính phủ và ngân hàng trở thành những nhân

tố chínhthong việc cung ứng tiền.Nhưng ở giai đoạn nàymột số
hàng hoá cơ bản vẫn được dùng để định lượng sự trao đổi lấy
tiền.Đây là giai đoạn tiền bản vị mà chủ yếu là “bản vị vàng” hay
“bản vị bạc”.
-

Giai đoạn thứ ba và là giai đoạn cuối cùng,bản vị kim loại biến

mất,tiền trở thành một sáng tạo của các ngân hàng và chính
phủ.Tiền không có giá trị thực-như đồng Việt Nam-được gọi là
tiền pháp định.Tiền pháp định là tiền được tạo ra nhờ một pháp
lệnh của chính phủ.
5,Những nghi vấn và bổ xung của người biên soạn thuật ngữ

- Bổ sung:


+ Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá,nó phùc vụ
cho sự vận động của hàng hoá.Lưu thông hàng hoá vá lưu thông
tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau.Lưu thông tiền
tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá.Ở mỗi thời
kì nhất định,lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng
tiền cần thiết cho sự lưu thông.Số lượng tiền này được xác định bởi
quy luật chung của lưu thông tiền tệ.Quy luât này được thể hiện
như sau:
M=

P.Q
V

Trong đó: M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông
P: giá của đơn vị hàng hoá
Q: khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông
V: số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ
Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông,vừa làm
chức năng phương tiện thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu
thông được xác định như sau:

M=

PQ − ( PQb − PQk ) + PQd
V

Trong đó:P.Q: tỏng số giá cả hang hoá và dịch vụ đem lưu thông

PQ :tổng giá cả hàmg hoá khấu trừ nhanh
k

PQ b :tổng giá cả hàng hoá bán chịu
PQ d :tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán


Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến đối với mọi nền kinh
tế hàng hoá.
- Những nghi vấn:
6,Nguồn tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
- Giáo trình Nguyên Lý Kinh Tế Vĩ Mô
II – TƯ BẢN
1,Tư bản:
Thuật ngữ “tư bản” có tên gọi tiếng anh là “capital”
2,Nội hàm khái niệm của thuật ngữ:
Tư bản hay vốn là khái niệm để chỉ những vật có giá trị,có
khả năng đo lường được sự giàu có của người sử dụng chúng.Tư
bản là sở hữu về vật chất thuộc về cá nhân hay xã hội tạo ra bởi xã
hội.Trong kinh tế học cổ điển, “tư bản” là một trong bốn yếu tố sản
xuất.Ba yếu tố còn lại là đất đai,lao động và doanh nghiệp.những
hàng hoá có đặc điểm sau được gọi là tư bản:


+ Có thể sử dụng để sản xuất ra hàng hoá khác (đây chính là
đặc điểm khiên hàng hoá đó trở thàng tư bản).
+ Có thê tạo ra được,đối lập với đất đai là nguồn lực tồn tại tự
nhiên với các đặc điểm như vị trí địa lý,khoang sản bên dưới.
+ Không bị sử dụng hết ngay lâp tức trong quá trình sản xuất

như nguyên liệu và bán sản phẩm.
3,Phân tách ngoại diên của khái niệm:
Có hai cách phân loại tư bản:
- Từ thập niên 1960 các nhà kinh tế học dần tăng sự chú ý đến
những dạng phi vật chất của tư bản.Lý thuyết phát triển nguồn lực
con người mô tả tư bản con người là thực thể bao gồm những yếu
tố xã hội, nhân rộng và sáng tạo riêng biệt:
+ Nguồn vốn xã hội là giá trị của hệ thống những mối quan hệ
đáng tin cậy giữa những cá nhân trong một nền kinh tế.
+ nguồn vốn cá nhân là ưu điểm trong mỗi con người, được
bảo vệ bởi xã hội và đem trao đổi để thu về sự tin cậy hoặc tiền
bạc. Những khái niệm gần với nó là “tài năng”, “sự tháo vát”, “sự
lãnh đạo”, “những kiến thức được đào tạo”, hoặc “những khả năng


bẩm sinh”. Đây là nguồn vốn không dễ tạo ra được bằng cách kết
hợp các dạng tư bản vật chất và phi vật chất kể trên. Trong kinh tế
học cổ điển, nguồn vốn cá nhân đơn giản chỉ nằm trong khái niệm
lao động.
- Nếu phân loại tư bản được sử dụng trên lí thuyết hoặc trong thự
tế gồm:
+ Vốn tài chính là dạng tiền hoặc quyền lợi, quyền sở hữu. Nó ở
dạng tài sản vốn, đuợc giao dịch trên các thị trường tài chính. Giá
trị của tư bản tài chính không nằm ở sự tích tụ theo thời gian mà ở
niềm tin của thị trường vào khả năng sinh lợi và những rủi ro đi
kèm.
+ Vốn thiên nhiên là những đặc điểm sinh thái và được cộng
đồng bảo vệ để duy trì cuộc sống, ví dụ một con sông đưa nước
đến các nông trang.
+ Vốn cơ sở hạ tầng là hệ thống hỗ trợ do con người tạo ra (ví

dụ nhưng chốn ăn ở, đường xá, trang phục, máy tính cá nhân,
v.v..), những vật chất sẵn có giúp cho việc đâu tư, xây dựng một
doanh nghiệp mới cần ít vốn, nguồn lực hơn. Khác với vốn thiên
nhiên, nguồn vốn cơ sở hạ tầng không tự khôi phục và phát triển,
chúng cần được xây dựng, bổ sung.
4,Lịch sử phát triển của khái niệm:


Trong kinh tế học cổ điển, “David Ricardo” phân biệt tư bản cố
định với tư bản để quay vòng. Đối với một doanh nghiệp, chúng
đều là tư bản hoặc vốn.
-

Karl Marx bổ sung một sự phân biệt mà thường bị lẫn với khái

niệm của Ricardo. Trong học thuyết kinh tế chính trị của Marx,tư
bản lưu động là khoản đầu tư của nhà tư bản vào lực lượng sản
xuất, là nguồn tạo ra giá trị thặng dư. Nó được coi là “lưu động” vì
lượng giá trị mà nó tạo ra khác với lượng giá trị nó tiêu dụng, có
nghĩa là tạo ra giá trị mới. Nói một cách khác,tư bản cố định là
khoản đầu tư vào yếu tố sản xuất không phải con người như máy
móc, nhà xưởng, những tư bản, mà theo Marx, chỉ tạo ra lượng giá
trị để thay thế chính bản thân chúng. Nó được coi là cố định theo
nghĩa giá trị đầu tư ban đầu và giá trị thu hồi ở dạng các hàng hóa
do chúng tạo ra là không đổi.
-

Đầu tư và tích tụ tư bản trong kinh tế học cổ điển là việc tạo ra

tư bản mới. Để khởi động quá trình đầu tư, hàng hóa phải được tạo

ra nhưng không để tiêu dùng ngay, thay vào đó, chúng trở thành
công cụ sản xuất để tạo ra hàng hóa khác. Đầu tư liên quan chặt
chẽ với tiết kiệm, nhưng không phải là một. Theo “Keynes”, tiết
kiệm là không sử dụng ngay thu nhập vào hàng hóa hoặc dịch vụ,
trong khi đó đầu tư là việc tiêu dùng khoản tiết kiệm đó hóa vào
những hàng vốn.


-

Nhà kinh tế học Áo “Eugen von Böhm-Bawerk” cho rằng tích

tụ tư bản được xác định bằng quá trình tái đầu tư tư bản. Bởi tư
bản theo định nghĩa của ông là hàng hóa có thứ bậc cao, hoặc hàng
hóa để tạo ra hàng hóa khác và thu hồi giá trị của chúng từ hàng
hóa được tạo ra trong tương lai.
5,Những nghi vấn và bổ xung của người biên soạn thuật ngữ
- Bổ sung:
Câu nói nổi tiếng về tư bản:
Mahatma Gandhi: “Tư bản, tự thân nó không phải là tội lỗi;
sử dụng sai trái nó mới là tội lỗi. Tư bản dù ở bất kỳ dạng nào cũng
cần thiết.”
- Những nghi vấn:
6,Nguồn tài liệu tham khảo:
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- />III - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1,Thuật ngữ:


Thị trường chứng khoán có tên gọi tiếng anh là “stock market”

và tên gọi tiếng pháp là “marché des valeurs”.
2,Nội hàm khái niệm của thuật ngữ :
Có nhiều khái niệm về thị trường chứng khoán khác nhau,
nhưng nhìn chung có thể dẫn ra một khái niệm có tính phổ biến:
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta
mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích
kiếm lời.Thị trường chứng khoán là thị trường trên đó giao dịch
các loại chứng khoán như cổ phiếu trái phiếu, các công cụ phát
hành... bao gồm cả chứng khoán niêm yết công khai trên sàn giao
dịch chứng khoán và chứng khoán giao dịch không công
khai.chứng khoán chuyên nghiệp.Những người tham gia vào thị
trường chứng khoán vô cùng đa dạng, nhưng tựu trung lại có thể
chia ra làm 2 loại chính: nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư,
trong đó các tổ chức chiếm đa số tính theo khối lượng giao dịch.
Giao dịch của các nhà đầu tư này thường không được thực hiện
một cách trực tiếp mà thông qua những người mô giới.
3,Phân tách ngoại diên của khái niệm:
Thị trường chứng khoán phải tồn tại ở một nơi mà ở nơi đó
việc mua bán chứng khoán được thực hiện. Trong quá trình phát
triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán ở các nước có nền sản


xuất và lưu thông hàng hóa lâu đời như Mỹ, Anh, Pháp, v.v… nơi
đó tồn tại dưới hai hình thức: Thị trường chứng khoán có tổ chức
và Thị trường chứng khoán phi tổ chức:
+ Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán có tổ chức là Sở
giao dịch chứng khoán (Stock exchange). Mọi việc mua, bán,
chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán phải tiến hành trong Sở giao
dịch và thông qua các thành viên của Sở giao dịch theo quy chế
của Sở giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán có thể là

tổ chức sở hữu nhà nước, là doanh nghiệp cổ phần hoặc một hiệp
hội và đều có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng
khoán. Có thể dẫn ra những Sở giao dịch chứng khoán nổi tiếng
của thế giới như: NYSE (New York Stock exchange), TSE (Tokyo
Stock exchange), LSE (London Stock exchange )v.v…
+ Thị trường chứng khoán phi tổ chức là một thị trường không có
hình thái tổ chức tồn tại, nó có thể là bất cứ nơi nào mà tại đó
người mua và người bán trực tiếp gặp nhau để tiến hành giao dịch.
Nơi đó có thể là tại quầy giao dịch ở các ngân hàng bất kỳ nào đó.
Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường giao dịch qua quầy
(Over-the-counter – OTC).
4,Lịch sử phát triển của khái niệm:


Theo nhà sử học nổi tiếng người Pháp Fernand Braudel, ngay
từ thế kỉ 11, ở Cairo, những thương nhân người Hồi giáo và Do
Thái đã xây dựng nên những hiệp hội thương nghiệp đầu tiên và có
những hiểu biết về các phương thức tín dụng và thanh toán, là
những mầm mống cho thị trường chứng khoán sau này. Giữa thế kỉ
13 những nhà ngân hàng ở Venetia bắt đầu tiến hành những giao
dịch đối với các chứng khoán do Chính phủ phát hành, tuy
nhiên năm 1351, chính quyền Venetia đã ra lệnh nghiêm cấm việc
phổ biến những tin đồn có mục đích là giảm giá trị các quỹ do
Chính quyền sở hữu. Những nhà ngân hàng ở Pisa, Verona, Genoa
và Florence thuộc Italy đã bắt đầu tiến hành mua bán chứng khoán
do Chính phủ phát hành từ thế kỷ 14, điều này thực hiện được là vì
đây là những thành bang độc lập, không nằm dưới quyền cai trị của
một công tước nào mà bởi một hội đồng những người có ảnh
hưởng.
Sau đó, chính người Hà Lan khởi xướng ra các công ty cổ phần,

mà cổ đông có thể đầu tư vào để chia sẻ lợi nhuận cũng như thua
lỗ. Năm 1602, Công ty Đông Ấn đã phát hành những cổ phiếu đầu
tiên ra Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam. Đó là công ty đầu
tiên trên thế giới phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Sàn giao dịch
chứng khoán Amsterdam cũng được coi là sàn giao dịch đầu tiên
trên thế giới hoạt động một cách liên tục. Chính người Hà Lan là
những người nghĩ ra những nghiệp vụ giao dịch chứng khoán như


“bán khống", “giao dịch quyền chọn", “nghiệp vụ swap nợ-cổ
phần", “nghiệp vụ ngân hàng thương mại" và nhiều công cụ đầu cơ
khác mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn sử dụng.
5,Những nghi vấn và bổ xung của người biên soạn thuật ngữ
- Bổ sung:
+ Ngày nay, nhờ vào thành quả của cách mạng tin học, hệ thống
INTERNET đã gắn kết các thành viên của thị trường lại với nhau,
do đó việc trao đổi thông tin, tiến hành giao dịch mua bán chứng
khoán không phải đến tận quầy của các ngân hàng và có thể tiến
hành ngay trên bàn máy vi tính. Đây là một hình thái của thị
trường chứng khoán phi tổ chức bậc cao mới xuất hiện trong thập
kỉ qua. Thị trường này chưa có tên chính thức, có người gọi đó là
thì trường thứ ba (Third Market).
+ Ngày nay thì mọi quốc gia phát triển và hầu hết các nước đang
phát triển đều có thị trường chứng khoán, một thị trường không thể
thiếu với mọi nền kinh tế muốn phát triển vững mạnh vì các lý do
sau:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy
động vốn quan trọng nhất của các công ty, giúp các công ty có thể
niêm yết công khai, tăng thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh



doanh. Tính thanh khoản mà thị trường chứng khoán tạo ra cho
phép các nhà đầu tư nhanh chóng va dễ dàng bán các loại chứng
khoán khi có nhu cầu. Đó chính là một nét hấp dẫn của việc đầu tư
vào cổ phiếu so với các hình thức đầu tư kém thanh khoản khác
như đầu tư vào bất động sản chẳng hạn.
Thứ hai, thị trường chứng khoán được coi là một chiếc phong vũ
biểu của nền kinh tế. Lịch sử đã chỉ ra rằng, giá cổ phiếu và các
loại tài sản tài chính khác là một phần quan trọng của hoạt động
kinh tế và nó có thể gây ảnh hưởng hoặc là một thước đo đánh
giá kỳ vọng của xã hội. Giá ổ phiếu tăng thường liên quan đến việc
tăng lượng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh và ngược lại.
Do đó, các ngân hàng trung ương luôn để mắt tới việc kiểm soát và
ứng xử của thị trường chứng khoán và đến sự hoạt động trơn tru
của hệ thống tài chính vì sự ổn định tài chính luôn là một trong
những chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng trung ương.
- Những nghi vấn:
6,Nguồn tài liệu tham khảo
- Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán - Trường ĐH Ngoại thương
- www.saga.vn




×