Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KEO TỤ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI PHẨM NHUỘM PHÂN TÁN THEO TỪNG MÀU RIÊNG BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KEO TỤ ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI PHẨM NHUỘM PHÂN TÁN
THEO TỪNG MÀU RIÊNG BIỆT
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
ThS.PHẠM TRUNG KIÊN ĐỖ THÀNH LONG
MSSV: 05127139

Tháng 07 năm 2009
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KEO TỤ ĐỐI VỚI NƯỚC
THẢI PHẨM NHUỘM PHÂN TÁN THEO TỪNG MÀU
RIÊNG BIỆT
Tác giả
Đỗ Thành Long
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật
môi trường
Giáo viên hướng dẫn
ThS Phạm Trung Kiên
Tháng 7 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến những người đã có rất nhiều giúp đỡ
cho tôi để có thể hoàn thành đề tài này:
 Thầy Phạm Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo về kiến thức và kinh
nghiệm trong suốt thời gian tiến hành đề tài để có thể tiến hành hoàn thành đề tài.
 Ban lãnh đạo Công ty DK Vina và các nhân viên của công ty tạo điều kiện thuân
lợi để tôi có thể lấy mẫu theo đúng những yêu cầu cần thiết.
 Trung tâm Môi trường thuộc khoa Môi trường và Tài nguyên và phòng thí


nghiệm công nghệ sinh học và môi trường thuộc Trung tâm nghiên cứu và bảo vệ môi
trường đã tạo điều kiện để tôi có thể tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ cần thiết.
 Những thành viên trong lớp DH05MT đã đóng góp những kiến thức và kinh
nghiệm cần thiết cho quá trình tiến hành đề tài.
 Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi và chia sẽ khó khăn trong lúc thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể
tránh nhiều sai sót không đáng có. Rất mong nhận được sự góp ý quý giá của quý thầy
cô và bạn bè để đề tài có thể hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Xác định hiệu quả keo tụ đối với nước thải của thuốc nhuộm
phân tán đối với từng màu riêng biệt” đã được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng
3-2009 đến 6-2009 ở công ty DK Vina và phòng thí nghiệm khoa Môi trường và Tài
nguyên trường đại học Nông lâm, nước thải được lấy sau quá trình nhuộm ở công ty DK
Vina để đảm bảo tính chất của nước thải ít bị thay đổi do các quá trình sau.
Thí nghiệm được tiến hành qua 3 thí nghiệm chính:
 Thí nghiệm Test nhanh: xác định loại PAC và biết được một cách tương đối về
sự khác nhau giữa điều kiện keo tụ của các màu khác nhau của phẩm nhuộm hoạt tính.
 Thí nghiệm Jartest (xét hiệu quả bằng phương pháp định tính): tiến hành thí
nghiệm keo tụ bằng thí nghiệm Jartest nhằm xác định các điều kiện keo tụ của các màu
của phẩm nhuộm phân tán một cách chính xác hơn.
 Thí nghiệm Jartest (xét hiệu quả bằng phương pháp định lượng): tiến hành thí
nghiệm keo tụ bằng thí nghiệm Jartest và tiến hành đo các thông số COD, độ đục sau
quá trình keo tụ để xác định hiệu quả xử lý.
Qua quá trình tiến hành các thí nghiệm thu được một số kết quả:
 Trong các loại PAC sử dụng, PAC Phobinh ký hiệu 5 và X thu được kết quả tốt,
sử dụng PAC X cho các quá trình tiếp theo.
 Các nhóm màu khác nhau có những điều kiện keo tụ khác nhau, cụ thể:

- Những màu có nhóm màu Red, Granet, Rubin, Black chiếm ưu thế trong thành
phần màu có khả năng keo tụ tốt ở pH khoảng 5,5.
- Màu chính Blue chiếm ưu thế trong thành phần màu có khả năng keo tụ tốt ở
pH khoảng 7.
- Màu chính Yellow chiếm ưu thế trong thành phần màu có khả năng keo tụ tốt ở
pH khoảng 8.
 Nếu như trong màu gồm nhiều nhóm khác nhau, thì các nhóm màu có hiệu quả
keo tụ thích hợp với mức pH sử dụng sẽ keo tụ, còn các nhóm khác ( có khoảng pH
không phù hợp) sẽ có tác dụng thấp, làm cho hiệu quả xử lý có thể không cao
ii
Ví dụ: Trong màu có thành phần màu là :yellow, red, blue
Nếu keo tụ ở pH = 7 hoặc 8 thì sẽ có khả năng xử lý được nhóm màu Yellow và
Blue trong màu, nhưng không xử lý được nhóm màu Red.
ở một số trường hợp, có thể keo tụ ở pH = 5,5-6, lúc này sẽ xử lý được nhóm màu
Red, tuy nhiên không xử lý được 2 nhóm màu còn lại.
iii
MỤC LỤC
Mục lục Trang
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................................ii
MỤC LỤCiv
Chương 1. DANH MỤC HÌNH................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................viii
Chương 2. MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
2.1. Tính cần thiết của đề tài...............................................1
2.2. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn của luận văn..........1
2.3. Mục đích và nội dung luận văn...................................2
2.4. Giới hạn của đề tài........................................................2

Chương 3. TỔNG QUAN..........................................................................................................3
3.1. Tổng quan về thuốc nhuộm phân tán.........................3
3.2. Nguyên lý phối màu trong công nghệ nhuộm............6
3.3. Giới thiệu về công ty DK Vina....................................8
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..9
4.1. Phương pháp keo tụ.....................................................9
4.2. Nội dung nghiên cứu và trình tự thí nghiệm............13
Chương 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................................15
4.1. Thí nghiệm A: Test nhanh.........................................17
iv
4.2. Thí nghiệm B: Thí nghiệm Jartest xét hiệu quả bằng
định tính.............................................................................18
5.2. Thí nghiệm C: Thí nghiệm Jartest xét hiệu quả bằng
định lượng..........................................................................20
5.3. Thảo luận.....................................................................32
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................37
6.1. Kết luận.......................................................................37
6.2. Kiến nghị.....................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................1
PHỤ LỤC 2
v
Chương 1. DANH MỤC HÌNH
Hình a.2. Thí nghiệm C1-A1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................21
Hình a.3. Thí nghiệm C1-A2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................21
Hình a.4. Thí nghiệm C1-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC....................................21
Hình a.5. Thí nghiệm C1-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC...........................................21
Hình a.2. Thí nghiệm C2-A1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................22
Hình a.3. Thí nghiệm C2-A2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................22
Hình a.4. Thí nghiệm C2-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC....................................23
Hình a.5. Thí nghiệm C2-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC..........................................23

Hình a.2. Thí nghiệm C3-A1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................24
Hình a.3. Thí nghiệm C3-A2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................24
Hình a.4. Thí nghiệm C3-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC....................................24
Hình a.5. Thí nghiệm C3-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC..........................................24
Hình a.2. Thí nghiệm C4-A1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................25
Hình a.3. Thí nghiệm C4-A2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................25
Hình a.4. Thí nghiệm C4-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC....................................26
Hình a.5. Thí nghiệm C4-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC..........................................26
Hình a.2. Thí nghiệm C5-A1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................27
Hình a.3. Thí nghiệm C5-A2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................27
Hình a.4. Thí nghiệm C5-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC....................................27
Hình a.5. Thí nghiệm C5-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC..........................................27
Hình a.2. Thí nghiệm C6-A1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................28
Hình a.3. Thí nghiệm C6-A2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................28
Hình a.4. Thí nghiệm C6-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC....................................29
Hình a.5. Thí nghiệm C6-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC..........................................29
Hình a.6. Thí nghiệm C6-C1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................29
Hình a.7. Thí nghiệm C6-C2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................29
Hình a.8. Thí nghiệm C6-D1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC...................................30
Hình a.9. Thí nghiệm C6-D2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC..........................................30
Hình a.2. Thí nghiệm C7-A1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................31
Hình a.3. Thí nghiệm C7-A2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................31
Hình a.4. Thí nghiệm C7-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC....................................31
Hình a.5. Thí nghiệm C7-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC..........................................31
Hình a.6. Thí nghiệm C7-C1: Sự biến thiên COD theo pH.....................................................32
Hình a.7. Thí nghiệm C7-C2: Hiệu quả xử lý theo pH............................................................32
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Bảng mô tả thí nghiệm..............................................................................................15
Bảng 1.2.Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm test nhanh..........................................................17

Bảng 1.1.Bố trí thí nghiệm B1.................................................................................................18
Bảng 1.1.Bố trí thí nghiệm B2.................................................................................................19
Bảng 1.1.Bố trí thí nghiệm B1.................................................................................................19
Bảng 1.1.Bố trí thí nghiệm B4.................................................................................................20
Bảng 1.1.Thí nghiệm C1-A: xác định pH tối ưu......................................................................20
Bảng 3.1.Thí nghiệm C1-B: xác định lượng PAC tối ưu........................................................21
Bảng 1.1.Thí nghiệm C2-A: xác định pH tối ưu......................................................................22
Bảng 3.1. Thí nghiệm C2-B: xác định PAC tối ưu..................................................................22
Bảng 1.1.Thí nghiệm C3-A: xác định pH tối ưu......................................................................23
Bảng 3.1.Thí nghiệm C3-B: xác định PAC tối ưu...................................................................24
Bảng 1.1.Thí nghiệm C4-A: xác định pH tối ưu......................................................................25
Bảng 3.1.Thí nghiệm C4-B: xác định PAC tối ưu...................................................................25
Bảng 1.1.Thí nghiệm C5-A: xác định pH tối ưu......................................................................26
Bảng 3.1.Thí nghiệm C5-B: xác định PAC tối ưu...................................................................27
Bảng 1.1.Thí nghiệm C6-A: xác định pH tối ưu......................................................................28
Bảng 3.1.Thí nghiệm C6-B: xác định PAC tối ưu...................................................................28
Bảng 5.1. Thí nghiệm C6-C: xác định pH tối ưu(lần 2).........................................................29
Bảng 7.1.Thí nghiệm C6-D: xác định PAC tối ưu (lần 2).......................................................29
Bảng 1.1.Thí nghiệm C7-A: xác định pH tối ưu......................................................................30
Bảng 3.1.Thí nghiệm C7-B: xác định PAC tối ưu...................................................................31
Bảng 5.1.Thí nghiệm C7-C: xác định pH tối ưu ( lần 2).........................................................31
Bảng 1.1.Bảng kết quả pH tối ưu (kết quả định tính)..............................................................32
Bảng 1.2.Bảng kết quả hiệu quả xử lý tối ưu...........................................................................33
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
COD (Chemical oxygen demand): nhu cầu ôxy hóa học
TN: thí nghiệm
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
PAC (poly alluminium chloride): hóa chất keo tụ dùng trong xử lý nước thải
PL: phụ lục

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục I: Phương pháp đo COD dùng trong thí nghiệm
Phụ lục II: Một số hình ảnh tiến hành thí nghiệm
Phụ lục III: Biện pháp áp dụng cụ thể đối với công ty DK Vina.
viii
Chương 1: Mở đầu
Chương 2. MỞ ĐẦU
2.1. Tính cần thiết của đề tài
Ngày nay với sự phát triển của thế giới về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực công
nghiệp đã tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con
người. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó con người đã dần dần hủy hoại môi trường
sống của mình do các chất thải thải ra từ các công đoạn sản xuất mà không qua xử lý
hoặc xử lý không triệt để. Để giải quyết vấn đề đó, thiết nghĩ cần thiết chúng ta phải tập
trung đầu tư phát triển công nghệ môi trường hơn nữa.
Trong đó, nước thải của ngành dệt nhuộm với tính nguy hại cao: nồng độ ô nhiễm
cao ( COD có thể lên tới 3000 mg/l), nhiệt độ cao ( có những giai đoạn nước thải ra ở
130
0
C), độ màu cao (có thể lên đến 10000 Pt-Co)… điểm đặc biệt là nước thải thay đổi
(thay đổi về COD, pH, độ màu) liên tục do việc sử dụng nhiều loại phẩm màu và hóa
chất khác nhau, thậm chí là việc thay đổi màu sắc trong cùng một loại phẩm màu cũng
làm cho tính chất nước thải thay đổi. Việc tính chất nước thải thay đổi sẽ làm ảnh hưởng
đến hiệu quả xử lý của các công trình trong hệ thống xử lý nước thải, trong đó có keo tụ
- tạo bông là công trình thường được sử dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm.
Luận văn nghiên cứu “xác định hiệu quả keo tụ nước thải phẩm nhuộm phân tán
đối với từng màu riêng biệt” nhằm xác định ảnh hưởng của việc thay đổi màu sắc đối
với quá trình keo tụ. Từ đó, luận văn xin được đóng góp một phần nhỏ bé trong quá
trình tìm tòi, nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải nói chung và ngành dệt nhuộm nói
riêng đồng thời nhằm giúp công ty DK Vina đạt được các yêu cầu về môi trường ngày
càng nghiêm ngặt của nhà nước.

2.2. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn của luận văn
 Nội dung nghiên cứu trong luận văn không chỉ áp dụng để xử lý nước thải từ
công đọan nhuộm cho Công ty DK Vina mà còn tìm hiểu đặc tính và phương pháp phù
hợp xử lý từng loại nước thải nhuộm làm tăng hiệu quả xử lý đối với nước thải ngành
nhuộm. Do sự hạn chế về thời gian nên Luận văn và điều kiện thí nghiệm chỉ giới hạn
Trang 1
Chương 1: Mở đầu
trong tìm hiểu về nước thải của phẩm nhuộm phân tán.
 Quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn được thực hiện trực tiếp trên nước
thải của Công ty DK Vina bằng mô hình tại phòng thí nghiệm trung tâm môi trường
trường đại học Nông lâm nên luận văn có tính thực tế và sự phù hợp.
 Việc phân tích các chỉ tiêu được thực hiện bằng các phương pháp tiêu chuẩn và
có sự theo dõi của cán bộ hướng dẫn nên có độ tin cậy cao.
2.3. Mục đích và nội dung luận văn
2.3.1. Mục đích
 Xác định khả năng keo tụ của nước thải phân tán đối với từng loại màu khác
nhau.
 Xác định các điều kiện để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình xử lý.
 Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào điều kiện thực tế.
2.3.2. Nội dung
 Tiến hành keo tụ với nhiều loại PAC để có thể tìm ra những loại PAC thích hợp
cho nước thải của phẩm nhuộm phân tán ở công ty DK Vina.
 Tìm ra những điều kiện tối ưu trong quá trình tiến hành thí nghiệm keo tụ với
những màu riêng biệt.
 Xác định hiệu quả xử lý đối với các điều kiện đó.
 Tìm ra hướng khắc phục lại sự thay đổi từ nhưng thông tin thu được.
 Áp dụng các biện pháp vào trong hệ thống xử lý.
2.4. Giới hạn của đề tài
 Chỉ tiến hành được với nước thải của phẩm nhuộm phân tán, do công ty chi sử
dụng một loại thuốc nhuộm.

 Mỗi màu sử dụng chưa phải là màu đơn sắc, thường một màu sẽ do từ 2 đến 3
màu chính tạo thành, do đó không thể có thể kết luận chính xác về hiệu quả keo tụ với
các màu chính.
 Những màu sắc của nước thải sử dụng trong thí nghiệm được lấy từ quá trình sản
xuất nên thường là những màu hay sử dụng, ít có sự đa dạng.
Trang 2

×