Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.59 KB, 58 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh
sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu
vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia
nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thủy sản
cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nônglâm-ngư nghiệp và có thể nói ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân của đất nước ta.
Có một đặc điểm là nguồn lợi thủy sản mang tính tái tạo, tái sinh.
Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn
kiệt. Thực tế hiện nay là sản lượng thủy sản mà con người khai thác ngày
càng bị suy giảm. Nếu như con người không biết tiến hành giải pháp khác
nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy,nuôi trồng thủy
sản vừa nhằm mục đích phục nhụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có
thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện
nay.
Hải Phòng là thành phố biển với chiều dài bờ biển 125km, nhiều cửa
sông lớn được phân bố khá dài và hàng trăm đảo lớn nhỏ. Hải Phòng được
xác định là một trong 4 ngư trường lớn của toàn quốc. Đây chính là lợi thế để
thành phố có thể đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản, trong đó, nuôi trồng
thuỷ sản là một hướng đi phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng phải đối mặt với
không ít khó khăn và thách thức: Ngành này mặc dù có nhiều tiềm năng
nhưng chưa phát triển tương xứng; việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản vùng
ven biển vẫn chưa mang tính bền vững, chủ yếu là nuôi quảng canh, năng suất
thấp; Quy hoạch thuỷ sản phải điều chỉnh, bổ sung do tác động của các ngành
kinh tế khác, các khu công nghiệp, đô thị, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
1



càng gia tăng do các hoạt động công nghiệp - dịch vụ, thời tiết, khí hậu có
những diễn biến bất thường... Vì vậy, diện tích nuôi trồng thuỷ sản thành phố
có xu hướng ngày càng bị thu hẹp do sự phát triển của các hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch.
Để có thể phát huy các thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, thành phố cần
có một quy hoạch hợp lí, xác định những vùng có khả năng nhất để phát triển.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu quy hoạch giúp thành phố có thể vừa tiến hành
nuôi trồng vừa có thể bảo vệ nguồn lợi hải sản một cách tốt nhất. Việc thực
hiện đề tài “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ
sản thành phố Hải Phòng” sẽ góp một phần vào việc giải quyết các vấn đề
nói trên.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài hướng đến việc phân tích những nguồn lực tự nhiên phục vụ cho sự
phát triển cũng như đánh giá hiện trạng để đề xuất ra những giải pháp thúc
đẩy ngành NTTS thành phố Hải Phòng.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào làm rõ những
nhiệm vụ sau: Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về nuôi trồng thủy sản;
Phân tích điều kiện ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản của thành phố; Phân
tích hiện trạng của ngành NTTS và đề xuất giải pháp để phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản của thành phố Hải Phòng.
3. Quan điểm và các phương pháp nghiên cứu
3.1. Quan điểm nghiên cứu
3.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ là một trong những quan điểm đặc thù của địa lí
học, bởi vì bất kì một đối tượng nghiên cứu địa lí nào đều cũng phải gắn liền
với một không gian lãnh thổ nhất định. Tại đó có sự phân hóa và phụ thuộc
lẫn nhau trong lãnh thổ, nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ với các lãnh

thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội.
2


Vận dụng quan điểm này, tác giả coi Hải Phòng là một lãnh thổ có ranh
giới xác định. Trong lãnh thổ này có mối quan hệ tác động qua lại của các
thành phần tự nhiên, mối quan hệ các bộ phận của lãnh thổ và mối quan hệ
với các lãnh thổ xung quanh (với vùng nội địa, với vùng biển lân cận...).
Quan điểm lãnh thổ cũng nhắc chúng ta phải chú ý đến sự thay đổi của
các lãnh thổ xung quanh. Bất kì sự thay đổi nào của một thành phần trong một
lãnh thổ cũng đều ảnh hưởng đến lãnh thổ lân cận. Do đó, khai thác lãnh thổ
phải hết sức chú ý để tránh dẫn đến những xung đột về lãnh thổ.
3.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đã được đề xuất từ rất lâu và trở thành kim chỉ
nam cho mọi nghiên cứu địa lý. Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu lãnh
thổ phải chú ý tới tất cả các hợp phần tự nhiên. Vận dụng quan điểm này, đề
tài cần nghiên cứu tất cả các điều kiện tự nhiên, các mối quan hệ giữa chúng
và đặt chúng trong mối quan hệ với vấn đề sử dụng lãnh thổ cho mục đích
NTTS.
Tuy nhiên, mỗi nhân tố lại có vai trò khác nhau trong sự hình thành các
đặc điểm chung cũng như đối với sự phân hóa lãnh thổ. Do đó, cần phải phát
hiện những nhân tố trội, chủ đạo, quyết định đến NTTS. Nhân tố trội này phụ
thuộc vào từng loại hình nuôi cũng như đối tượng nuôi cụ thể.
3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững (PTBV)
Khi nghiên cứu một lãnh thổ cho mục đích kinh tế, quan điểm phát
triển bền vũng phải được xem xét cẩn thận. Yêu cầu của PTBV đòi hỏi người
ta phải sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không để lại gánh nặng cho thế hệ mai sau. Sự phát triển của một
lãnh thổ được coi là bền vững khi đảm bảo tính bền vững trên cả ba lĩnh vực
kinh tế, xã hội và môi trường.

Vận dụng quan điểm này, tác giả coi khu vực nghiên cứu là một hệ
thống gồm nhiều thành phần tác động qua lại một cách có quy luật tạo nên
một hệ thống thống nhất. Bất kì một tác động hoặc sự thay đổi một thành
phần nào cũng kéo theo cả hệ thống biến đổi. Khi hệ thống bị thay đổi vượt
3


ngưỡng giới hạn, hậu quả của nó còn lớn nhiều so với những tác động ban
đầu và sự phục hồi hệ sinh thái là một việc rất khó khăn.
Vùng NTTS của thành phố Hải Phòng là một hệ sinh thái rất nhạy cảm
và dễ bị biến động bởi những tác nhân xấu. Do vậy, tác giả khi nghiên cứu
cần phải chỉ ra những tác động xấu, các hoạt động có hại của con người cũng
như đề xuất các biện pháp giải quyết cho chính quyền. Để làm được điều đó,
khi khai thác lãnh thổ, chúng ta cần phải nắm rõ đặc điểm của tự nhiên, các
quy luật phát triển của chúng. Mục đích cuối cùng là để con người tìm ra giải
pháp kinh tế - kĩ thuật, sinh thái để khai thác và sử dụng môi trường hiệu quả
hơn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu
Đây là một phương pháp quan trọng dựa trên việc thu thập, chỉnh lý và
kế thừa các nguồn tài liệu, tư liệu có liên quan theo yêu cầu và mục đích
nghiên cứu. Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập, hệ thống hoá các tư
liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Các tài liệu được chia thành các nhóm: tài liệu
bản đồ, các số liệu thống kê, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan
và các tự liệu điều tra khảo sát.
3.2.2. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp truyền thống trong địa lí học, có tác dụng to lớn,
giúp cho các công trình nghiên cứu có giá trị thực tế cao. Mặc dù không phải
là phương pháp chủ đạo nhưng thực địa địa lí giúp tác giả thu thập được
những tư liệu, những kiến thức thực tế. Bên cạnh đó, thực địa còn giúp cho

tác giả phát hiện ra những sự thay đổi trong thực tế mà các kiến thức sách vở
không chỉ ra được. Đồng thời, thực địa cũng là một phương pháp giúp làm
tăng tính thực tiễn của đề tài, giúp tác giả phát hiện ra những vấn đề tồn tại
như: ô nhiễm, dịch bệnh..., trong NTTS.
4. Giới hạn của đề tài
Về nội dung: Đề tài phân tích các điều kiện nuôi trồng thủy sản, bao
gồm cả thủy sản nước mặn và nước ngọt.
4


Thời gian: khoảng 10 năm, từ 2005 đến 2015
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, NTTS được đẩy mạnh phát triển trong những năm 1990
trở lại đây. Nhiều công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa môi trường và
nghề nuôi trồng thủy sản đã tiếp cận theo hướng: quy hoạch, phân vùng các
đối tượng nuôi thủy sản, phân tích tác động tới hệ sinh thái rừng ngập mặn,
tới thủy văn vùng ven biển... Một số tác giả lại đi nghiên cứu những loại bệnh
thường gặp trên tôm, cá cùng một số phương pháp phòng trị bệnh hoặc
nghiên cứu ảnh hưởng của NTTS đến chất lượng môi trường.
5.1. Các công trình nghiên cứu về thuỷ sản ở Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn lợi hải sản,
Việt Nam đã triển khai nhiều Nghị định, Luật liên quan đến ngành Thuỷ sản.
Ngay từ cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước, Hội đồng Nhà nước đã ban hành
Pháp lệnh về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản (ngày 05/05/1989); Quốc
hội đã Thông qua Luật Thuỷ sản (ngày 26 tháng 11 năm 2003), trong đó giải
thích các thuật ngữ liên quan đến NTTS, các quy định trong hoạt động khai
thác và nuôi trồng thuỷ sản, các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải
sản; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2020 (ngày 16-09-2010); Quyết định số 188/QĐ-Ttg ngày 13
tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương trình bảo vệ và

phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020; Thông tư số 37/2012/TTBNNPTNT ngày 30/07/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về
việc ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lí, cải tạo môi trường
nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam; Nghị định số
103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 của Chính phủ Quy định về xử phát vi
phạm hành chính trong hoạt động thuỷ sản…

5


Để thúc đẩy việc NTTS một cách hiệu quả và bền vững, Chính phủ và
Bộ đã tiến hành các Thống kê và Quy hoạch về ngành Thuỷ sản, trong đó có
NTTS. Cụ thể: Bộ Thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã tiến
hành Hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ
trong nuôi trồng thủy sản năm 2004; Bộ Thủy sản, Viện Kinh tế và quy hoạch
thủy sản năm 2005 đã tiến hành Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy
sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Vụ Thống kê nông, lâm,
thủy sản thuộc Tổng cục thống kê Việt Nam đã tiến hành Tổng điều tra nông
nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2006; Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ NNPTNT
năm 2012; Ngày 16/08/2013, Thủ tướng đã kí Quyết định phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Ngày
27/04/2015, Bộ NNPTNT, Tổng cục thuỷ sản đã tiến hành nghiệm thu sản
phẩm dự án Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt
Nam đến năm 2020; Ngày 05 tháng 12 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt Dự án Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng
thủy sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kinh tế quy hoạch
thuỷ sản đã xây dựng Báo cáo tổng hợp Quy hoạch NTTS các tỉnh miền
Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (năm 2015); Phê duyệt
nghiệm thu Quy hoạch phát triển thuỷ sản vùng đầm phá ven biển Việt Nam
đến năm 2020 (năm 2014); Quy hoạch phát triển Nuôi trồng Thủy sản vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (năm
2009)…
Hiện nay, các tỉnh và thành phố, đặc biệt là các địa phương ven biển
của Việt Nam đều đã tiến hành các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Trên cơ sở đó, nhiều tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng
Quy hoạch phát triển thuỷ sản, trong đó xác định hướng đầu tư cho NTTS.
Nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản cũng được nhiều tập thể nhà khoa
học đề cập đến trong nhiều công trình.
5.2. Nghiên cứu thuỷ sản ở Hải Phòng
Hải Phòng là địa phương có nhiều tiềm năng trong việc phát triển thuỷ
sản nên thành phố cũng đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu phát triển. Sở
Thủy sản Hải Phòng (trước đây) đã tiến hành Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng (2015) đã xây dựng Quy hoạch phát triển kinh

6


tế thuỷ sản giai doạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030. Viện Nghiên
cứu Thuỷ sản Hải Phòng cũng đã triển khai nhiều nghiên cứu, dự án trong
lĩnh vực Thuỷ hải sản. Các dự án khảo sát về nuôi cá thương phẩm, tôm, tu
hài…, đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản
của thành phố
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được thực hiện trong 50 trang, bao gồm ba phần chính: Mở đầu,
nội dung và kết luận. Phần nội dung chính được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về nuôi trồng thủy sản
Chương 2: Các nhân tố và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến nuôi trồng
thủy sản Hải Phòng
Chương 3: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản thành phố Hải Phòng và các

giải pháp phát triển ngành

7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến nuôi trồng thủy sản
Ngành thủy sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với
xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Thời kỳ đầu, đánh
bắt thủy sản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành thủy
sản. Vì vậy, ở thời điểm NTTS chưa phát triển, chúng ta chưa ý thức được
việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài
thủy sản. Những thập kỉ gần đây, khi sản phẩm thủy sản tự nhiên ngày càng
có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh bắt quá nhiều, tràn lan trong điều kiện
nguồn lực có hạn thì NTTS ngày càng phát triển và trở nên quan trọng.
Theo giáo trình kinh tế thủy sản: NTTS là một bộ phận sản xuất có tính
nông nghiệp duy trì bổ sung, tái tạo, và phát triển nguồn lợi thủy sản, các sản
phẩm thủy sản được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất
khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiều
chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kĩ thuật phục vụ
cho hoạt động NTTS.
Quan điểm của các nhà kinh tế học: NTTS là một hoạt động sản xuất
tạo ra nguồn nguyên liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động
xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Quan điểm của các nhà sinh học: NTTS là hoạt động tạo ra các điều
kiện sinh thái phù hợp với sự trưởng thành và phát triển của các loại thủy sản
để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời.

Theo quan điểm của FAO: NTTS là các hoạt động canh tác trên đối
tượng sinh vật thủy sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh…., quá
trình này bắt đầu từ khi thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch
xong.
8


1.1.2. Vai trò nuôi trồng thủy sản
1.1.2.1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết
yếu cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản
phẩm có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không
có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi
trồng thủy sản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con
người như cá, tôm, cua, ghẹ…, những sản phẩm này cung cấp chất dinh
dưỡng cho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì
nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thủy sản là một trong
những sản phẩm như thế.
1.1.2.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nuôi trồng thủy sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng
chung của ngành thủy sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của
nuôi trồng thủy sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo
thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu
thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp
cho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng
của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thủy sản phát triển mở ra một cơ hội
mới cho nền kinh tế của đất nước.
1.1.2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác

phát triển
Ngành thủy sản phát triển cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, cũng như đóng góp vào sự tăng
trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng
trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triển nuôi
trồng thủy sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng
thủy sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu
9


hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng kéo theo
sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sản xuất
thức ăn, các công ty chế biến thủy sản.
1.1.2.4. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập
Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn
sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi
trồng thủy sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ
tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Gia đình là tế bào của
xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được.
Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi
người đều được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng góp
phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị.
Ngày nay, khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống
của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở
chỗ người ta chuyển từ nhu cầu hàng hóa cấp thấp sang hàng hóa cấp cao như
thịt, trứng, sữa, thủy sản… Và các sản phẩm thủy sản cũng đáp ứng một cách
đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm thủy sản phẩm bình dân

như cá, tôm đến những mặt hàng sa sỉ như ghẹ, cua biển, tôm hùm… Nó sẽ
làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư.
1.1.2.5. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản
Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân
cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến. Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông
qua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thủy sản được nâng tầm
giá trị. Việc chế biến các sản phẩm thủy sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu
nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để các sản phẩm này thực
sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phải
được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thủy
sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.
10


1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản
1.1.3.1. Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các sinh vật gắn với môi trường
nước, nếu tách chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại
được. Từ đặc điểm này cho ta thấy, nuôi trồng thủy sản là một ngành tương
đối phức tạp so với các ngành khác. Cứ ở đâu có nước thì ở đó có khả năng
nuôi trồng thủy sản. Do vậy nuôi trồng thủy sản có khả năng phát triển ở mọi
nơi, mọi vùng địa lý. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại thủy vực mà có
đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước
mặn.
Thủy vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác các tư liệu sản
xuất khác, nếu biết sử dụng, cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thủy vực không
những không bị bào mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử sụng mà
còn tốt lên.
1.1.3.2. Đối tượng hoạt động nuôi trồng thủy sản là các sinh vật thủy sinh

Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi trồng thủy sản
là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển, diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với điều kiện
ngoại cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống củng đủ để gây
ảnh hưởng đến bản thân các vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện bên
ngoài như: gió, mưa, bão…. Đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của chúng.
1.1.3.3. Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ
Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sinh mà con
người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm
tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản
cũng phụ thuộc vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động và thời
gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn đến thời vụ nuôi trồng thủy sản.
Tình mùa vụ trong nuôi trồng thủy sản dẫn đến người lao động lắm lúc
rất bận, nhưng có lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi trồng thủy
11


sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ mặt các phải giảm tính thời vụ bằng
cách: đối với nuôi trồng thủy sản phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài
thủy sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm.
1.1.3.4. Nuôi trồng thủy sản mang tính vùng rõ rệt
Nuôi trồng thủy sản được tiến hành trên địa bàn rộng lớn phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy ở đâu có
thủy vực và lao động thì ở đó có khả năng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên ở
mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiết
khí hậu khác nhau nên đặc điểm nuôi trồng thủy sản cũng không giống nhau.
Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn để phát triển nuôi trồng thủy sản hợp lý đem
lại hiệu quả kinh tế cao.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố thủy sản.
Mỗi loại thủy sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện
tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất- nước,
khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loài thủy sản trên từng
lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng
lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản.
a. Đất ngập nước
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa bao gồm
ao, hồ, đầm, phá, sông ngòi, kênh rạch, đất có mặt nước ven biển, đất bãi bồi
ven sông, ven biển, bãi cát, cồn cát ven biển, đất sử dụng cho kinh tế trang
trại, đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy
sản.
Đất đai để nuôi trồng thủy sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
các loài động vật thủy sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thì
chúng sẽ chỉ tồn tại được trong một thời gian rất ngắn. Hơn thế nữa diện tích
mặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thủy sản. Điều đó
12


c th hin ch nu din tớch cú kh nng nuụi trng ln thỡ quy mụ
phỏt trin nuụi trng thy sn cng ln.
Cú th núi, ngun nc l mt trong nhng yu t quyt nh n s
thnh cụng cho phỏt trin nuụi trng thy sn. Tớnh cht mt nc cũn quyt
nh ti yu t ging loi thy sn c nuụi trng. Bi vỡ mi mt ging loi
thy sn u cú nhng c im sinh lý, sinh thỏi riờng, cú mt mụi trng
sng riờng m khụng phi mụi trng nc no nú cng tn ti c. Mụi
trng nc c phõn thnh ba loi l: nc ngt, nc mn, nc l. i
vi mi loi mt nc cú mt i tng nuụi trng phự hp.

Ngun nc phc v nuụi trng thy sn yờu cu v cht lng khỏ
nghiờm ngt, nc khụng b ụ nhim, c thp, hm lng ụxi tan trong
nc cao, hm lng cht hu c trong nc thp, hm lng cỏc cht c
trong nc thp hoc khụng cú (thuc bo v thc vt, H 2S). s dng
ngun nc mt cho nuụi trng thy sn t hiu qu cao v phỏt trin bn
vng phi chỳ ý gii phỏp qun lý, gii phỏp k thut , gii phỏp cụng
cng, lm c s hn ch s ụ nhim ngun nc mt trờn din rng, bo
v cht lng mụi trng nc.
Bng 1.1. Giỏ tr gii hn cho phộp ca cỏc thụng s v nng mt s cht
ụ nhim trong nc bin ven b (TCVN 5943-1995)
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn cho NTTS
TT
0
C
30
1 Nhiệt độ
pH
6.5
đến
8.5
2
mg/l
3 O xy hoà tan (DO)
5
Chất
rắn

lửng

mg/l
50
4
mg/l
0.01
5 As
mg/l
0.05
6 Pb
mg/l
0.05
7 Cr (VI)
mg/l
0.01
9 Cu
mg/l
0.01
10 Zn
mg/l
0.1
11 Fe
Hg
mg/l
0.005
12
mg/l
0.005
13 Sunfua
mg/l
1

14 Nhũ dầu mỡ
mg/l
0.01
15 Tổng hoá chất bảo vệ
thực vật
MPN/100ml
1000
16 Coliform (vi sinh)

13


b. Khí hậu
Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi
trồng thủy sản, nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch
bệnh cho vật nuôi.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vì
vậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng
thủy sản. Những tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôi
trồng thủy sản như: khả năng nuôi trồng thủy sản có thể được tiến hành quanh
năm, các giống loài động thực vật thủy sinh rất phong phú, đa dạng và có
nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão…, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nuôi trồng thủy sản. Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động
mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng thủy sản, làm tăng những điều kiện bất
lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, làm tăng bất lới cho việc nuôi tôm, cua, cá
nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ. Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản có
tính bấp bênh, không ổn định.
Đối với nuôi trồng thủy sản, có nhiều nhân tố như: gió, nhiệt độ, không
khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn…, đã ảnh hưởng đến điều kiện

sống, khả năng sinh sản và di trú của đàn cá.
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật
nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt
độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới
hạn nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong
các ao hồ. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch
bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các
loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi
sinh vật gây hại.
Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi. Nếu
thời tiếng nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất
hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy, gây

14


ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát
triển của thủy sản.
Đối với nghề nuôi thủy sản mặn, lợ, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong
các ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá
bị sốc, chết hoặc chậm lớn.
1.1.4.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản
ở hai mặt vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản. Bất kể
một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đính tạo ra sản phẩm phục
vụ nhu cầu tiêu dùng. Và ngành nuôi trồng thủy sản cũng thế, muốn tạo ra các
sản phẩm thủy sản thì phải có lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất trong
nuôi trồng thủy sản ở đây là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực

nuôi trồng thủy sản. Họ vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ sản
phẩm thủy sản.
Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi trồng thủy
sản. Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi
thông qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Nếu lao động có trình độ kỹ thuật
cao thì sẽ thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển.
b, Tiến bộ khoa học - kỹ thuật
Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những tiến bộ khoa học kỹ
thuật ra đời cùng với sự phát triển đó. Tiến bộ khoa học ra đời đã làm thay đổi
đời sống con người trong mọi lĩnh vực.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng vậy, nhờ áp dụng những tiến bộ
này mà người ta đã có thể sản xuất ra những giống thủy sản mới, chất lượng
cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại
cảnh tốt… Ngoài ra nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà người
ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, phát

15


triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chuẩn đoán và xử lý kịp thời
bệnh nguy hiểm ở động vật thủy sản.
c, Nhân tố thị trường
Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng
các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nhưng để có
được lợi nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm
của mình. Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đó
không hề đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngày
nay.
Nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm tạo
ra là các sản phẩm thủy sản. Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng, thì

các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm cho
mình đó chính là thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò
quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng sản
xuất hàng hóa ngày càng cao. Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác
động làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm
nhằm phục vụ tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Đồng thời thông qua việc
trao đổi mua bán hàng hóa ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai
thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị
trường. Thị trường quyết định lượng cung - cầu và giá trị cả các loại mặt hàng
thủy sản. Vì vậy, thông qua thị trường mà người sản xuất mới biết được nên
nuôi trồng loại thủy sản nào, số lượng là bao nhiêu mà thị trường đang cần để
có được lợi nhuận cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Những thập kỉ gần đây, nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh mẽ ở
nhiều quốc gia, đặc biệt là Châu Á - Thái Bình Dương. Chính việc khai thác
quá mức làm suy giảm nhanh chóng nguồn lợi hải sản đã khiến nhiều quốc
gia phải tìm hướng đi mới hiệu quả hơn, đó là nuôi trồng thủy hải sản. Nhiều
công trình đã nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên
với nuôi trồng thủy hải sản.
16


Tại Thái Lan, nuôi tôm công nghiệp phát triển nhanh chóng do điều
kiện tự nhiên rất thuận lợi. Tuy nhiên, hoạt động này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường vùng nuôi. Theo giáo sư C.Kwei Lin, cố vấn quản lí tổng hợp
vùng ven biển nhiệt đới của Học viện công nghệ Châu Á (AIT), sản lượng
nuôi tôm hàng năm của Thái Lan khoảng 150.000 tấn thì số lượng chất thải từ
vùng nuôi tôm là 130.000 tấn hữu cơ. Các nghiên cứu của Michael.J.Phillips1995, Anon- 1993 về nuôi tôm ở một số nước như Đài Loan, Trung Quốc,
Indonesia đã chỉ ra những tác động môi trường và nguyên nhân làm giảm sút

về sản lượng tôm. Robertson và Duck (1990) khi nghiên cứu so sánh thành
phần của các loài cá, tôm trong một số vùng rừng ngập mặn của Australia vào
các vụ trong năm đều thấy lượng ấu trùng của chúng cao hơn hẳn vùng đất cát
ngoài biển và vùng cỏ biển. Từ đó cho thấy, rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng
chính cho Juvelile của giống tôm He.
Kết quả nghiên cứu của Hungspreugs, 1988 cho biết, hiện tượng thủy
triều đỏ đang xuất hiện và lan rộng trên các vùng nước ven bờ của Phillipin,
Inđônêsia, Thái Lan, nhiều hải sản như cá nục, cá bạc má, hàu, vẹm..., bị
nhiễm nguyên tố độc hại ở mức độ cao... Một số tác giả như Hamilton và
Snedaker khi nghiên cứu về chất lượng nước đã chỉ ra rằng, độ chua trong
nước ao đầm có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi sinh vật, kể cả
động vật nguyên sinh vốn là thức ăn cho các hải sản nuôi. Độ pH thấp còn
ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của các loài tảo và động vật nhỏ, làm giảm
cân bằng cacbonnat, giải phóng kim loại nặng gây độc cho động vật thủy
sinh...
1.2.2. Hiện trạng phát triển thủy sản ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia biển ở Đông Nam Á, trong suốt sự nghiệp hình
thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã đang và sẽ đóng vai trò hết sức to
lớn. Chính vì vậy, phát triển và khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn
lợi tự nhiên đã trở thành mục tiêu chiến lược phát tiền kinh tế xã hội ở nước
ta.
Cùng với khai thác nguồn lợi cá và hải sản, Việt Nam còn có tiềm năng
phong phú về các nguồn lợi thủy sản nước ngọt, lợ, nước biển, góp phần tăng
thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và làm giàu cho đất nước.
17


Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi trồng
thủy sản. Với diện tích vùng nội thủy lãnh hãi là 226.000 km 2 và tổng diện
tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển khoảng trên 1 triệu km 2, Việt Nam là đất

nước có diện tích mặt biển lớn nhất trong các nước Đông Nam Á lục địa. Việt
Nam có một bờ biển dài hơn 3.260km với 112 cửa sông, lạch và 12 đầm phá,
có vịnh có khả năng phong phú nuôi thủy sản nước lợ, mặn. Ngoài ra còn
hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường bờ biển là những khu
vực có thể phát triển nuôi trồng thủy sản quanh năm.
Việt Nam cũng có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ khá lớn. Tổng
diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng dựa vào nuôi trồng thủy sản khoảng
761.138 ha bao gồm vùng triều là 635.383 ha, eo vịnh là 125.755 ha. Hệ
thống sông ngòi, kênh rạch của Việt Nam rất đa dạng và chằng chịt, có 15 con
sông có diện tích lưu vực là 300km 2 trở nên. Riêng sông Mekong có lượng
dòng chảy hàng năm trên 500 tỉ m3, sông Hồng đạt trên 13 tỉ m3. Đây là nguồn
cung cấp các loại thủy sản nước ngọt, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa và
một phần cho chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên lượng nước trên những dòng
chảy này phân bố không đều theo không gian và theo các mùa trong năm. Vì
vậy để phát huy tốt lợi thế này ngành cần quy hoạch tốt hệ thống thủy lợi góp
phần khai thác tốt những tiềm năng về mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy
sản nước lợ và nước ngọt.
Nguồn lợi giống hải sản của Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng.
Theo thống kê, nguồn lợi cá nước ngọt có 544 loài, trong đó có 14 bộ, 57 họ,
228 giống; nguồn lợi cá nước lợ, mặn có 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá
trị kinh tế như: cá vược, cá song, cá tráp, cá vược cá măng, cá cam, cá bống,
cá bớp, cá đối…. Trong đó, có một số loài được đưa vào nuôi như: cá vược,
cá song, cá giò, cá măng, cá cam…Về nguồn lợi tôm, đã thống kê được 16
loài chủ yếu có giá trị kinh tế và được đưa vào nuôi như: tôm sú, tôm lớt, tôm
he Ấn Độ, tôm rảo, tôm hùm bông. Về nguồn lợi nhuyễn thể, có một số loài
chủ yếu như: trai, hầu, điệp, ngêu, sò…., đang được đưa vào nuôi đại trà.
Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản nước ta có những bước phát
triển vượt bậc, đóng góp lớn vào giá trị GDP và xuất khẩu của cả nước. Sản
lượng thuỷ sản hiện nay đạt trên 6 triệu tấn/ năm (năm 2013), trong đó đánh
18



bắt đạt khoảng 2,8 triệu tấn, nuôi trồng đạt trên 4,2 triệu tấn/ năm. Diện tích
mặt nước cho nuôi trồng đạt trên 1 triệu ha và giữ ổn định trong nhiều năm
nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm luôn chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu
hàng xuất khẩu với giá trị trên 7,8 tỉ USD/ năm ( năm 2014). Tuy nhiên,
ngành thuỷ hải sản cũng đang phải đối mặt với vô vàn thách thức liên quan
đến thị biến đổi khí hậu, thị trường, ngư trường đánh bắt…

19


Chương 2
CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát chung về Hải Phòng
2.1.1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km. Phía Bắc và Đông Bắc thành phố giáp với
tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái
Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ
phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Tổng diện tích tự nhiên của
thành phố là 1519,2 km2 – nơi dài nhất 62 km và rộng nhất 40 km. Hải Phòng
nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, trong phạm vi từ 20 o30′39” đến
20o01′15” vĩ độ Bắc và từ 106023′39” đến 107008′39” kinh độ Đông.
Có thể nói, Hải Phòng là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển,
đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh
trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ
vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các

thành tựu khoa học – công nghệ từ nước ngoài để rồi lan toả chúng trên phạm
vi rộng lớn miền Bắc. Cảng biển Hải Phòng cùng với sự xuất hiện của cảng
Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu tấn tạo thành cụm cảng có
quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hoá của Bắc bộ đến các vùng của
cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh cho khu vực
Tây Nam Trung Quốc.
Hải Phòng cũng là một trong 04 ngư trường đánh bắt hải sản của nước ta
với 125 km chiều dài đường bờ biển lớn, diện tích biển khoảng 4000 km 2[18].
Hải Phòng lại nằm ở hạ lưu của 02 hệ thống sông lớn với mạng lưới sông
chằng chịt. Có thể nói, vị trí đó tạo nên thế mạnh cho thành phố trong việc
phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản cả nước mặn, nước ngọt và nước lợ.
Về hành chính, thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 8 huyện
20


ngoại thành và 2 huyện đảo (70 phường, 10 thị trấn, 147 xã)
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15

Đơn vị hành chính
Quận Dương Kinh
Quận Đồ Sơn
Quận Hải An
Quận Kiến An
Quận Hồng Bàng
Quận Ngô Quyền
Quận Lê Chân
Huyện An Dương
Huyện An Lão
Huyện Bạch Long Vĩ
Huyện đảo Cát Hải
Huyện Kiến Thụy
Huyện Tiên Lãng
Huyện Vĩnh Bảo
Huyện Thủy Nguyên

Số phường (xã, thị trấn )
6 phường
7 phường
8 phường
10 phường
11 phường
13 phường
15 phường
1 thị trấn + 15 xã

2 thị trấn + 15 xã
Không chia cấp xã
2 thị trấn + 10 xã
1 thị trấn + 17 xã
1 thị trấn + 22 xã
1 thị trấn + 29 xã
2 thị trấn + 25 xã

Diện tích (km2 )
45,85
42,37
88,39
29,6
14,27
10,97
12,31
98,29
113,99
4,5
294,58
102,56
171,36
180,19
258,07

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng, năm 2014
2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nuôi trồng thủy sản Hải
Phòng
2.2.1. Địa hình
Nhìn chung, địa hình Hải Phòng tương đối bằng phẳng và thấp do nằm

trong vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, địa hình vẫn có sự phân hóa
thành các dạng chính: đồi núi, đồng bằng, biển và vùng cửa sông. Địa hình có
xu hướng thấp dần về phía đông với các kiểu sau:
Địa hình đồi núi thấp chiếm khoảng 5% diện tích, độ cao dao động từ 10
m đến hơn 100m. Đồi núi thấp phân bố thành hai dải: Dải thứ nhất phân bố ở
phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên, chiếm diện tích khoảng 80 km2, chạy theo
hướng Tây Đông. Dải thứ hai nằm rải rác ở khu vực Kiến An, An Lão đến
Kiến Thụy, có độ cao từ 15m đến 140m, gồm một số đỉnh núi như: Phù Liễn,
Voi, Xuân Sơn, Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu...
Vùng đồng bằng chiếm khoảng 85% diện tích, trải rộng từ phía nam
huyện Thủy Nguyên đến Vĩnh Bảo, bị chia cắt mạnh bởi các sông, luồng lạch.
21


Độ cao dao động từ 2m - 10m ở phía Tây Bắc, phía Bắc và thấp dần về phía
Nam, Đông Nam. Ở vùng ven biển và cửa sông, địa hình bị chia cắt rất phức
tạp bởi nhiều cửa sông đổ ra biển, độ cao hầu hết đều khoảng 0,5 – 2m. Trên
mặt đồng bằng có một số đê cát cổ với độ cao thay đổi từ 2 – 6m. Có thể nói,
Hải Phòng có diện tích đồng bằng lớn, với vị trí nằm ở hạ lưu các con sông
nên diện tích mặt nước là khá lớn. Điều này rất thuận lợi cho ngành nuôi
trồng thuỷ sản nước ngọt.
Địa hình đáy biển và đảo ven bờ của Hải Phòng cũng tạo điều kiện rất
thuận lợi cho ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Bờ biển có hướng một
đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ
yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Độ sâu của biển Hải Phòng không
lớn, đường đẳng sâu 2 m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5 m ở cách bờ
khá xa. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ,
chừng 30 - 40 m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn,
có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay dùng làm luồng lạch ra vào
hàng ngày của tàu biển.

Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp
mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển
và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải.
Đây cũng là một thế mạnh giúp ngành thuỷ sản Hải Phòng phát triển, tạo điều
kiện xây dựng những cảng cá phục vụ cho đánh bắt và NTTS.
2.2.2. Khí hậu
Khí hậu Hải Phòng mang tính nhiệt đới ẩm đặc trưng của thời tiết miền
bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa
Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là
khoảng 32,5 độ C, mùa đông là 20,3 độ C và nhiệt độ trung bình năm là trên
23,9 độ C. Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600-1800mm. Độ ẩm trong
không khí là 85-86%.

22


Hình 2.1. Biểu đồ nhiệt ẩm trung bình của Hải Phòng[4]

Nhìn chung, các chỉ số về nhiệt độ và lượng mưa của Hải Phòng khá
thích hợp cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Các chỉ số về nhiệt độ, lượng mưa,
gió nằm trong giá trị cho phép của NTTS. Tuy nhiên, là một địa phương nằm
ở ven biển, khu vực có khá nhiều những biến động thất thường về thời tiết và
khí hậu, ngành nuôi trồng thuỷ sản Hải Phòng cũng có tác động tiêu cực do
những thiên tai gây ra.
Trước hết, Hải Phòng là một địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của bão
và áp thấp nhiệt đới. Hàng năm, trung bình có từ 1 - 2 cơn bão trực tiếp và 3 4 cơn bão gián tiếp đổ bộ vào Hải Phòng và một số tỉnh lân cận với cường độ
mạnh, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.

4


Bảng 2.2. Thống kê một số thiệt hại do thiên tai ở Hải Phòng
giai đoạn 2005 - 2015[4]
Ước tính thiệt
Năm
Loại hình thiên tai
hại (tỉ đồng)
2005 Bão: 04 cơn (Bão số 2, 5, 6, 7)
280,82
2006 Lốc, mưa đá
0,92
2007 Bão: 03 cơn (số 1, 4, 5)
2,5
30
2008 Bão: 02 (số 4, 6); Lốc xoáy

5

2009

TT
1
2
3

Bão: 02 cơn (số 4, 10)

145

23



6

2010

Bão: 02 cơn (số 1, 3)

7
8
9
10
11

2011
2012
2013
2014
2015

Bão: 03 cơn (số 2, 3, 5); dông lốc
Dông, mưa đá; Bão và mưa lớn: (số 4, 5, 8)
Bão và mưa lớn: (số 2, 5, 6)
Dông, lốc; Bão và mưa lớn: 01 cơn (số 3)
Dông, lốc; Bão: 01 cơn (số 1)

60
140
1000
600
107,2

250

Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây theo chiều
hướng tiêu cực cũng ảnh hưởng khá lớn đến ngành nuôi trồng thuỷ sản của
thành phố. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy
sinh ven biển như: nhiệt độ của nước biển tăng, thay đổi các chỉ số lí hóa của
nước, nước biển dâng làm xói lở bờ biển, làm ngập một số bãi triều ven sông,
ven biển, hiện tượng xâm nhập mặn gây mặn hóa nội đồng ảnh hưởng đến
nuôi trồng thủy sản nước ngọt…
Nắng nóng cùng với mưa thất thường cũng làm các chỉ số lí hóa của các
đầm nuôi thay đổi, lượng oxi giảm hòa tan thấp, hàm lượng các khí độc tăng...
Điều này gây ra hiện tượng cá và một số loài nhuyễn thể chết hàng loạt, xảy
ra ở một số huyện như Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Cát Hải... Ví dụ, từ ngày 10
đến 18/11/2011, một số xã thuộc huyện Cát Hải có ngao bị chết. Riêng ở xã
Phù Long, Cát Hải, 19/37 hộ nuôi ngao có ngao bị chết với diện tích 21,5 ha.
Nguyên nhân được xác định là do thời tiết nóng bất thường dẫn đến sự bùng
phát của loại tảo gây hại có tên khoa học là Phaeocystis cf.globosa (loại tảo
gây nên hiện tượng thủy triều đỏ).
Ngoài ra, khí hậu biến đổi cùng nước biển dâng còn làm thay đổi cấu
trúc hạ tầng nghề cá, các cảng cá, bến bãi neo đậu tàu thuyền. Mực nước biển
dâng dẫn tới sự thay đổi chế độ thuỷ triều, gia tăng sự xói mòn các bờ, làm
thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ven biển.
2.2.3. Thủy – hải văn
2.2.3.1. Sông ngòi

24


Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng có
mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi lớn về nước. Mật độ

sông trung bình từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km 2. Sông ngòi Hải Phòng đều là các
sông thuộc hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ với chi lưu các cấp
như: sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ...
Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn Thành phố với tổng
độ dài trên 300 km, bao gồm các sông chính sau:
Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng
từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai
huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.
Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng
ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.
Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội
thành và đổ ra biển ở cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực
cửa sông này từ cuối thế kỷ 19. Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa
huyện Thuỷ Nguyên và An Hải.
Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông Kinh
Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của
Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là những
vách núi đá vôi. Nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến công hiển hách của dân
tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc ở thế kỷ thứ X và
XIII.
Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình
thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn),
sông Tam Bạc...
Bảng 2.3. Các đặc trưng cơ bản của một số sông chính
Sông

Chiều rộng (m)

Độ sâu (m)


Lưu lượng (m/s)

Bạch Đằng

1000

8

0,7

Cấm

400

7

0,7

Văn Úc

400

8

1,2

Thái Bình

150


3

0,4

25


×