GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TRẦN QUỐC THẮNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGÔ XUÂN THUẬT
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
NGUYỄN VĂN DUY
VIXAY DAOVANNA
VITHAPHON PHANTHAVONG
13K3
13K3
13K3
13K3
13K3
MỤC LỤC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Vài nét lịch sử - văn hóa
Kiến trúc thành lũy
Kiến trúc chùa- tháp
Cấu trúc các công trình kiến trúc thời Trần
Điêu khắc
Nhà ở
Kiến trúc đền, miếu, lăng mộ
Kiến trúc cung điện, dinh thự
Ảnh hưởng của kiến trúc- điêu khắc
Trung Hoa và các nước trong khu vực
đối với kiến trúc thời Trần
Ngô Xuân Thuật
Ngô Xuân Thuật
Nguyễn Trường Giang
Nguyễn Trường Giang
Nguyễn Văn Duy
Nguyễn Văn Duy
Adam Daovanna
Vixay Phanthavong
Ngô Xuân Thuật
1. VÀI NÉT LỊCH SỬ
Tổ tiên nhà Trần là Trần Kính người gốc Đông
Triều, Quảng Ninh làm nghề chài lưới, sau này
về sinh cơ lập nghiệp ở Tức Mạc, Nam Định.
Trần Thủ Độ- con cháu đời thứ 4- là người trực
tiếp chỉ đạo việc truất ngôi nhà Lý để rồi
chuyển chính quyền từ dòng họ Lý sang họ
Trần. Mọi việc diễn ra trong Hoàng cung mà
không có tác động gì làm xáo trộn xã hội.
Nhà Trần thay nhà Lý mở ra một thời kỳ phát
triển cao hơn của xã hội Đại Việt. Chính quyền
nhà Trần duy trì được 175 năm qua 12 đời vua
tồn tại vững vàng , năng động đã tạo ra 1 sự ổn
định, thống nhất cho đất nước đến năm 1400.
Điểm nổi bật trong lịch sử dân tộc Việt Nam ở triền Trần có những vị anh hùng như:
Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông ( Vua Trần Nhân Tông ở ngôi 14 năm nhường
cho con Trần Anh Tông rồi đi tu ở thành Thượng tổ phái Thiền Trúc Lâm- Yên Tử)
đã lãnh đạo quân dân Đại Việt 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông , một đế quốc
hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, mênh mông từ bờ Thái Bình Dương đến Hắc
Hải. Ngay từ lần đầu tiền, quân Mông Cổ sang xâm lược Đại Việt (1258), Triều
Trần đã xuất hiện vị tướng đầu tiên là Trần Quốc Tuấn, Người trở thành vị anh hùng
lớn nhất thời Trần với tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương.
Để đảm bảo vững chắc vị trí và
khả năng nắm chính quyền trong
tay Vua, tranh những vụ tranh
ngôi Vua trong Hoàng tộc và
cũng để vua trẻ điều khiển chính
quyền vững vàng, nhà Trần áp
dụng chế độ Thái thượng hoàng.
Vua cha chỉ ở ngôi 1 số năm rồi
truyền ngôi cho con. Sau đó lui
về Tức Mạc ở Nam Định, giữ vị
trí cố vấn.
2. VÀI NÉT VĂN HÓA
Thời Trần, Phật giáo vẫn thu hút sự ngưỡng vọng của nhân dân. Nho Giáo
bắt đầu cạnh tranh gắt gao với Phật giáo, dưới thời Trần, đạo Phật không còn
độc tôn như thời Lý, Nho giáo phát triển bên cạnh Tam giáo ( phật, Lão,
Nho). Nhà Trần tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp: Phủ lộ, Huyện Châu,
Hương Xã.
Lập Quộc học viện cho con em quí tộc, quan lại, nho sĩ vào học. Chữ Hán
chiếm ưu thế nhưng đã xuất hiện chứ Nôm.
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Kinh thành Thăng Long đời Trần, về cơ bản, không có gì khác lắm so với kinh
thành thời Lý. Ngoài việc xây dựng ở bên trong hoàng thành, nhà Trần trong
175 năm (1225-1400) tồn tại vừa trùng tu công trình cũ, vừa xây dựng mới
một số công trình kiến trúc ở Thăng Long.
Nhà Trần đã tiếp thu toàn bộ tài sản của kinh đô nhà Lý rồi tiếp tục tu bổ xây
dựng theo yêu cầu mới. Nhà Trần đã tiến hành cho đắp đê, bồi đắp La Thành,
tăng cường 4 cửa: Chợ Dừa, Cầu Giấy, Cầu Dền, Vạn Xuân.
Ô Cầu Dền-ngày nay
Ô Cầu Giấy- ngày xưa
Cửa Bắc Hoàng Thành Thăng Long nhìn từ bên trong thành
Cửa Bắc Hoàng Thành Thăng Long nhìn từ bên ngoài thành
Trên bờ nam sông Nhị Hà (sông Hồng), năm 1237, vua Trần đã cho tu tạo điện
Linh Quang ở bến Đông Bộ Đầu (khoảng từ dốc Hàng Than đến cầu Long
Biên) gọi là điện Phong Thủy. Mỗi khi xa giá của vua từ hoàng thành đi ra, trú
chân ở đó, các quan đưa đón tất dâng trầu cau và trà, cho nên tục gọi là điện Hô
Trà (Gọi Chè).
Trận chiến ác liệt với Quân
Nguyên Mông của nhà Trần
bên bến Đông Bộ Đầu
Sông Nhị Hà
Khu cảng Đông Bộ Đầu vẫn là nơi có
cụm kiến trúc to đẹp của triều đình. Vì
đấy là quân cảng, là nơi diễn tập thủy
chiến, là nơi tổ chức hội nước mùa thu.
Ngoài ra, nhà Trần còn chú ý tu sửa, chăm
sóc nâng cấp các khu đền Đồng Cổ, khu
đền Hai Bà Trưng, khu Chùa Vua, khu Hồ
Tây là nơi du ngoạn và có hành cung xem
đánh cá v.v...
Khu đền Đồng Cổ
Khu đền Hai Bà Trưng
Khu chùa Vua
Bến Đông Bộ Đầu ở những thế kỉ sau – nay là bến xe Long Biên
Vòng thành Đại La có lúc mở rộng thêm, dựng thêm rào trại, củng cố việc phòng
thủ chung cho cả kinh thành. Tuy nhiên về cơ bản vòng thành này vẫn không có gì
thay đổi về cả hình dáng, kỹ thuật kiến trúc và chức năng của nó.
Đáng chú ý có vòng thành trong cùng được đắp từ thời lý gọi là Long thành. Ở thời
Lý, Long Thành mới được đắp như một vòng tường bao quanh 1 số cung điện nới
vua ở và làm việc. Thời Trần, Vòng thành này được đắp thêm kiên cố và có đặt
quân canh gác nghiêm mật. Vòng thành đã mang hoàn toàn tính chất quân sự và trở
thành vòng tường thứ ba của công trình kiến trúc quân sự Thăng Long.
Khu Hoàng thành có cửa chính vào thành , hai bên có cửa phụ, trên là gác hay lầu
để vua quan có thể hội họp, ăn yến, xem các trò chơi ở phía dưới.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết “ năm Quý Mão (1243)… Tháng 2 đắp thành
bên trong gọi là thành Long Phượng”. Thành Long Phượng cũng chính là thành
thời Lý. Có chỗ sử chép khác gọi là Phượng Thành, nhưng cũng là chỉ vòng thành
trong cùng của 3 vòng thành của kinh đô. Quân Tử Sương canh giữ bốn cửa thành
và quản cả số tội đồ vào làm việc dọn cỏ ở Phượng Thành.
Các cửa Hoàng Thành và Phượng
Thành được xây dựng kiên cố,
gồm một cổng chính và 2 cổng
phụ theo lối cửa Tam Quan. Trên
cổng chính có lầu gác. Cửa nam
của Hoàng Thành là cửa Đại
Hưng ( khu chợ cửa nam bây giờ).
Cửa Đại Hưng- cửa nam Hoàng Thành
Năm 1243, nhà Trần cho trùng tu Quốc tử giám, và đến năm 1253, lập Viện Quốc học.
Tháng 9 năm đó, xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Viện Quốc học giảng Tứ thư
(Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh tử), Ngũ kinh Thi-Thư-Lễ-Dịch-Xuân-Thu).
Thăng Long đời Trần vừa sùng văn vừa trọng võ. Năm 1253, nhà Trần cho lập Giảng võ
đường, vương hầu tôn thất đều phải đến đó luyện rèn võ nghệ.
Cổng trường Quốc Tử Giám
Về chùa, quán, không thấy
sử chép nhà Trần có xây
dựng những chùa quán lớn
ở kinh sư.
Dưới thời Trần, chùa quán ở Thăng Long
phần lớn được trùng tu, tôn tạo. Như năm
1249, trùng tu chùa Diên Hựu (Một Cột),
vua xuống chiếu vẫn theo lệ cũ nhà Lý,
chùa sửa xong, đại xá cho dân…
Ngoài các cung điện được mô tả ở trên,
trong hoàng cung còn nhiều cung điện
khác. Điện Diên Hồng, nơi diễn ra Hội
nghị Diên Hồng nổi danh trong lịch sử.
Điện Diên Hồng, điện Bát Giác nơi
vua thiết yến các quan. Vọng Lâu, nơi
vua ngự xem lính đấu nhau với voi, hổ,
chuồng hổ đặt ngay dưới lầu.
Ngoài điện là nơi công sở, còn có các
cung là nơi ở, cung thượng hoàng ở
gọi là Thánh Từ hay Phụ Thiên, Vạn
Thọ; cung vua ở gọi là Quan Triều;
cung cung nữ ở gọi là Lệ Thiên,
Thưởng Xuân; Sừ Cung là cung của
thái tử... Ngoài ra còn có các cung
Thượng Liễn là nơi lưu trữ các bản tấu.
Trong hoàng cung có nhiều vườn cây ăn
quả, vườn hoa, hồ, ao, có cầu bắc qua
làm nơi vua và cung nhân thưởng
ngoạn. Bao quanh hoàng thành là sông
Tô Lịch và chi nhánh, dùng làm hào. Sử
chép trên sông Tô Lịch có dựng 5 cái
cầu, kiến trúc gạch, gỗ, đều cao và đẹp.
Khu phường phố kinh thành: Năm 1230, nhà Trần cho định lại các phường về hai bên tả,
hữu kinh thành. Tả tức phía đông, hữu tức phía tây. Ở đây, không nói đến khu vực phía
bắc và phía nam kinh thành, có lẽ, bấy giờ hai khu này dân cư còn thưa thớt. Sử cũ chép:
"Tháng 3 năm Canh Dần (1230): Định các phường về hai bên tả, hữu của kinh thành, bắt
chước đời trước (tức đời Lý ), chia làm 61 phường" . Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
thành văn, thấy nhắc đến số lượng phường của Thăng Long. Các phường dọc bờ sông
Nhị Hà, ngoài phường Yên Hoa, vẫn thấy sử nhắc tới phường Giang Khẩu. Gần đó là
phường Cơ Xá, cũng như thời Lý, đây là cảng sông và phường của dân đất bãi.
Bên kia sông, là Gia Lâm, xứ Bắc nhưng đời sống khá gắn bó với kinh thành. Trước hết,
vì ở đó có khu vực Hoài Viễn Dịch như thời Lý - nơi tiếp đón sứ giả nước ngoài và thủ
lĩnh các dân tộc tiểu số trong nước (nay ở khoảng phường Cự Linh, quận Long Biên).
Riêng đối với các sứ giả phương Bắc (Tống, Nguyên), nhà Trần cho dựng khu Quán Sứ
(phố Quán Sứ ngày nay) để tiếp đón. Ngoài ra, ở Gia Lâm, còn có phủ đệ của vương
hầu, có hành cung của vua..
Năm 1312, nhà Trần đánh Chiêm Thành, bắt vua Chiêm là Chế Chí, đem về an trí ở
đó, năm sau Chế Chí chết. Sau nữa, tại Gia Lâm, còn có khu lò gốm Bát Tràng. Làng
gốm Bát Tràng không những sản xuất đồ gốm sứ phục vụ đời sống cung đình và sinh
hoạt của dân chúng mà còn sản xuất gạch, ngói dùng trong việc tu bổ, bồi trúc kinh
thành Thăng Long
Thăng Long thời Trần là trung tâm đất nước. Thăng Long đời Trần đã mang dáng
dấp của một thành phố quốc tế. Một thành phố nhân ái, bao dung, đón nhiều
người đến cư trú chính trị, chống sự xâm đoạt của đế chế Nguyên - Mông.
Những lần chiến tranh, kẻ thù vào cướp phá, bộ mặt Thăng Long đổi thay to
lớn, vẻ uy nghiêm, tráng lệ, sầm uất mất hẳn. Song những vòng thành, những
dải hào ngoài thì có bị tàn phá vẫn giữ được dáng vẻ cũ, vẫn hoàn toàn có thể sử
dụng lại được.