Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

GIỚI VÀ DI DÂN TẦM NHÌN CHÂU Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 137 trang )

TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN (CHỦ BIÊN)
ĐẶNG NGUYÊN ANH – HOÀNG BÁ THỊNH – NICOLA PIPER
CATHERINE LOCKE – HEATHER XIAOQUANZHANG
VŨ NGỌC BÌNH – SELEENA POOKUNJU
MAY WONG – TRẦN THỊ ANH THƯ

GIỚI VÀ DI DÂN
TẦM NHÌN CHÂU Á

NHÀ XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1


2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong hai thập kỷ qua, châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang trải qua quá trình quá độ từ
mô hình xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại với những biến đổi sâu sắc về kinh tế văn hóa
và xã hội. Quá trình biến đổi này đang thúc đẩy tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển
trong khu vực. Như là một kết quả tất yếu, xu hướng di dân nông thôn thành thị đang tăng lên cả
về số lượng lẫn chất lượng và đang góp phần quan trọng vào sự gia tăng dân số đô thị hiện nay.
Vấn đề di dân hiện nay đã vượt qua tầm kiểm soát của mỗi quốc gia, và đã trở thành vấn đề của
khu vực khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Sự xuất hiện mạnh mẽ của
các khu công nghiệp nhẹ như may mặc giày da, của các cơ sở dịch vụ đang cuốn hút nhiều lao
động nữ vào các thành phố lớn ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhìn chung ở
các nước đang phát triển ở châu Á, tỉ lệ nữ tham gia vào xu hướng di dân đang tăng nhanh và
vượt qua tỉ lệ nam giới di cư. Đề cập đến vấn đề di dân theo cách tiếp cận giới, các nhà nghiên
cứu cho rằng nó không chỉ đơn thuần đề cập đến sự khác biệt nam nữ về mặt số lượng hoặc về
các đặc điểm của người di chuyển, mà cả nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng giữa nam và nữ liên


quan đến nguyên nhân, hệ quả cũng như các tác động xã hội của hiện tượng này. Sự tác động của
các chính sách liên quan đến di dân cũng cần xem xét trên cơ sở giới. Tuy nhiên ở Việt Nam chủ
đề giới và di dân vẫn còn quá mới mẻ. Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta nhìn về vấn đề di
dân trong bối cảnh toàn cầu, lý giải những nguyên nhân và hệ quả của xu hướng này theo cách
tiếp cận giới để từ đó nhận rõ những thách thức nảy sinh nhằm giúp giảm thiểu những hệ quả tiêu
cực. Công trình này là một nỗ lực nhằm cung cấp những thông tin bước đầu về chủ đề này
Cuốn sách được biên soạn từ 8 bài viết trong hội thảo quốc tế “Giới và di dân – Tầm nhìn Châu
Á” được tổ chức vào ngày 24-25 tháng 5 năm 2012 do Quỹ Rosa Luxemburg Stifftung (Đức) kết
hợp với trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM) tổ chức nhằm phản ảnh cái nhìn đa chiều và
sâu sắc về giới và di dân từ lý thuyết đến kinh nghiệm thực tế ở châu Á và Việt Nam.
Người biên tập hy vọng rằng cuốn sách sẽ góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch
định chính sách và những người làm thực tiễn những thông tin và kiến thức về một lĩnh vực mới
của khoa học xã hội và từ đó gợi mở những hướng nghiên cứu về giới và di dân ở nước ta. Cuốn
sách này cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên và sinh viên trong các
khoa thuộc các ngành khoa học xã hội.
Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc người biên soạn xin chân thành cảm ơn Quỹ Rosa
Luxemburg Stifftung (Đức) đã khuyến khích tác giả có ý tưởng biên tập và hỗ trợ tài chính để
xuất bản cuốn sách này. Người biên tập cũng xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ về thủ tục hành chính và chuyên môn cũng như kết nối với nhà
Xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh cho cuốn sách ra đời. Lời cảm ơn sâu sắc
xin được gửi đến các tác giả của những bài viết trong cuốn sách này. Xin cảm ơn quý đồng
nghiệp đã có những đóng góp trong quá trình hoàn thiện cuốn sách. Tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý Độc giả.

3


GIỚI VÀ QUYẾT ĐỊNH DI CƯ: TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC
TIỄN
Đặng Nguyên Anh1

1. Giới thiệu
Qua nhiều thập niên, di dân lao động ở khu vực châu Á có xu hướng nữ hóa. Lao động di cư nữ
ngày càng gia tăng cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. Phụ nữ và trẻ em gái hiện chiếm 46% tổng
số người di cư tại khu vực châu Á (Wickramasekera, 2002), và chiếm hơn 50 % số người di cư
toàn cầu trong thập niên 2000 (IOM, 2009). Nếu tính cả di dân nội địa và quốc tế thì số lượng
phụ nữ di cư lớn không kém so với nam giới. Điều đáng chú ý là xu hướng này gia tăng cùng với
việc người phụ nữ ngày càng có tiếng nói hơn trong các quyết định di cư và không phụ thuộc vào
nam giới như giai đoạn trước đây. Hiện tượng nữ hóa di cư sẽ còn tiếp tục cho dù thái độ và quan
niệm xã hội về di cư nữ vẫn còn thay đổi chậm chạp ở khu vực Nam Á. Trong khi đó, thái độ ủng
hộ về bình đẳng giới ở Đông Nam Á đã cho phép nữ giới, trong đó có cả phụ nữ chưa kết hôn, di
chuyển tự do hơn so với các quốc gia ở Nam Á và Tây Á.

Quá trình phân khúc thị trường lao động tiếp tục diễn ra với đặc điểm lao động nam tập trung ở
ngành xây dựng và sản xuất công nghiệp, trong khi lao động nữ tham gia chủ yếu vào giúp việc
nhà, dịch vụ giải trí, sản xuất nông nghiệp, nhà máy, cũng như một số ngành nghề mà phụ nữ
chiếm ưu thế. Cơ hội kinh tế luôn là một yếu tố nổi trợ trong các quyết định di cư. Kiếm sống và
cải thiện sinh kế cho con cái cũng như những người phải chăm sóc, nuôi dưỡng hộ gia đình là
động lực chính thúc đẩy di cư. Tuy nhiên, một số cá nhân lại không thể di cư hoặc không có cơ
hội di cư, nhất là đối với các trường hợp di cư quốc tế trong điều kiện đời sống quá khó khăn và
họ không đủ điều kiện để thực hiện. Ngoài ra, thu nhập của phụ nữ thường thấp hơn nam giới,
đồng thời lại ít có quyền kiểm soát số tiền làm ra. Đây cũng là một lý do hạn chế sự di cư của phụ
nữ. Tình trạng nghèo cũng khiến cho việc di cư diễn ra với nhiều rủi ro, sức ép lớn hơn.

Quyết định di cư thường được đưa ra khi hộ gia đình đã trải qua và đang gánh chịu khó khăn.
Một mặt, những yếu tố mang tính cấu trúc tác động đến quyết định di cư bao gồm nhu cầu đối
nguồn lao động, tiền công thấp mà chủ yếu là lao động nữ. Điều này dễ nhận thấy ở đặc điểm các
thị trường lao động có mức độ phân khúc cao ở cả nơi đi lẫn nơi đến. Mức đầu tư vào công
1

PGS.TS, Viện Xã hội học


4


nghiệp và nông nghiệp nhìn chung thấp, bởi tình trạng dư thừa lao động và thiếu đất canh tác.
Mặt khác, vai trò giới và các đặc điểm cá nhân có thể cân bằng lại với những yếu tố vĩ mô ảnh
hưởng đến quyết định di cư.

Mặc dù di cư có thể mở ra những cơ hội mới cho người phụ nữ, các chính sách di cư và thị
trường lao động vẫn mang nặng định kiến giới. Đánh giá tác động của di cư còn tùy thuộc vào
giới tính của người di cư. Ảnh hưởng của di cư đến phụ nữ và gia đình họ vừa có tính tích cực,
vừa tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, di cư có đặc trưng nổi bật là đem lại sự tự do và quyền lực
cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong khía cạnh khác, di cư làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng
giới và có thể gây tổn thương cho phụ nữ di cư khi họ phải chịu áp lực trong điều kiện sống khó
khăn hơn so với ở nhà. Thực tế này không phải là do người di cư mà là hậu quả của bất bình đẳng
giới.
Bài viết này nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa di cư nội địa và giới, dựa trên kết quả và bằng
chứng thu thập được từ các nghiên cứu trước đây. Phân tích sẽ đồng thời làm rõ những nội dung
liên quan đến yếu tố giới trong quyết định di cư ở Việt Nam. Giới được định nghĩa dựa trên
những khác biệt xã hội giữa nam và nữ, bình đẳng và bất bình đẳng, tính năng động trong các
quyết định di cư. Không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng có những nhạy cảm đối với vai trò giới
của mình. Ví dụ, nam di cư thường thay đổi tình trạng cư trú của mình, trở thành người ‘độc
thân’ ở nơi đến, và điều này tạo ra những thách thức trong cuộc sống xa nhà. Nghiên cứu này sẽ
bắt đầu với phần tóm lược các hướng tiếp cận lý thuyết được sử dụng để tìm hiểu giới và di cư.

2. Các tiếp cận lý thuyết đối với di cư
Thuyết tân cổ điển cho rằng mọi cá nhân là đồng nhất, không có sự khác biệt về giới, địa vị xã
hội cũng như các yếu tố khác. Các cá nhân luôn kiếm tìm các quyết định hợp lý để thu được lợi
ích kinh tế tối đa. Theo cách tiếp cận này, quyết định di cư dựa trên sự chênh lệch về tiền công
lao động giữa nơi đi và nơi đến. Cách tiếp cận tân cổ điển bị phê phán là đã không coi trọng chiều

cạnh xã hội và văn hóa của di cư, ví dụ như những khác biệt và ràng buộc tập quán đối với người
di cư nam và nữ.

Thuyết cấu trúc xem xét những yếu tố như sự thay đổi phương thức sản xuất đã thúc đẩy di cư
như thế nào. Cách tiếp cận này bị phê phán là đã quá coi nhẹ động cơ cá nhân trong khi quá nhấn
5


mạnh đến yếu tố sản xuất thay vì tái sản xuất. Tái sản xuất được xem là thích hợp vì di cư là
chiến lược sinh kế của hộ gia đình cũng như của mỗi cá nhân, và di cư được duy trì là nhờ sự tái
sản xuất sức lao động trong hộ gia đình.
Nhằm khắc phục những phê phán hai cách tiếp tận nói trên, mô hình chiến lược hộ gia đình ra
đời (Chant, 1992). Mô hình lý thuyết này tập trung xem xét cơ cấu quyền lực và quyền ra quyết
định của hộ gia đình, bao gồm nam và nữ, già, trẻ, kết hợp với việc phân tích cấu trúc về hộ gia
đình (Chant, 1992). Lý thuyết này xem xét người di cư không như một cá nhân bị động chạy
theo giải pháp thoát nghèo dưới sức ép kinh tế, mà là sự chủ động với chiến lược cuộc sống thông
qua di cư. Trong mô hình này, di cư có nhiều khả năng tăng quyền cho người di cư (Wright,
1995).

Thuyết mạng lưới xã hội chỉ ra tầm quan trọng của quan hệ xã hội, nhất là trong cộng đồng di cư,
giữa nơi đi và nơi đến. Quan hệ với người quen ở nơi đến sẽ làm tăng khả năng kiếm được việc
làm, trong khi quan hệ thân thích giúp cho người di cư an tâm trong quá trình di chuyển, bảo đảm
tính hiệu quả và giảm bớt rủi ro trong quá trình di cư. Một khi đã hình thành, mạng lưới xã hội sẽ
ngày càng phát triển, và quá trình di cư được duy trì mà không cần đến sự can thiệp của các yếu
tố cấu trúc bên ngoài (Massey và cộng sự, 1987). Quyết định di cư ban đầu chịu lực đẩy của yếu
tố bên ngoài nhưng dần dần nó có được nội lực bên trong thông qua mạng lưới di cư. Mạng lưới
này hỗ trợ và định hướng quá trình di cư diễn ra với quy mô ngày càng lớn, và tạo điều kiện để sự
di cư được tiếp diễn.
Gần đây, lý thuyết xuyên quốc gia xuất hiện nhằm phê phán đặc trưng của xã hội Mỹ “đa chủng
tộc” trong đó người di cư thích ứng và đồng hóa. Theo lý thuyết này người di cư luôn tìm kiếm,

thỏa thuận nhằm giữ gìn bản sắc giữa hai cộng đồng đi và đến. Lý thuyết này giải thích được thực
tế người di cư gìn giữ bản sắc và giới trong mối liên hệ với các chuẩn mực xã hội tại nơi đi và nơi
đến.

Phần điểm luận lý thuyết trên đây cho thấy mặc dù giới là yếu tố quan trọng song các lý thuyết
trên đều ít quan tâm đến chiều cạnh này, thậm chí không đề cập tới hoặc lồng ghép giới trong nội
dung lập luận của mình (Wright, 1995). Lý do là các thuyết nữ quyền về giới và di cư ra đời quá
muộn. Do vậy câu hỏi “làm thế nào để gắn kết giới với di cư trong nhận thức chung?” vẫn chưa
được sáng tỏ và chỉ được lý giải cùng với các lý thuyết hiện tại. Trong khi cần phải điều chỉnh
6


cho đúng sự ‘vô hình’ của giới trong các lý thuyết di cư, một khuynh hướng ngày càng phổ biến
là sự quá nhấn mạnh đến quá trình di cư của phụ nữ trong khi ít chú ý đến trải nghiệm đó ở nam
giới. Vô hình chung sự thiên lệch đã làm xấu đi quan điểm giới về di cư vốn có khả năng luận
giải quá trình di cư của cả nam và nữ.Thực tế, việc xem xét kỹ lưỡng yếu tố giới trong quá trình
di cư có thể đem lại những kết quả nghiên cứu mới và những phát hiện nghiên cứu có chiều sâu.

Như Đặng Nguyên Anh (2007) đã chỉ ra rằng giới là một bộ phận thống nhất của di cư và do vậy
các lý thuyết về di cư cần phải lồng ghép yếu tố này, vốn có ảnh hưởng đến các nghiên cứu về di
cư. Ví dụ, có thể nhận thấy rằng các yếu tố kinh tế ảnh hưởng không giống nhau đến di cư giữa
nam và nữ. Có thể thấy rõ sự khác biệt giới trong di cư do nhu cầu lớn đối với lao động nữ trong
một số ngành nghề, thể hiện qua con số lao động nữ ngày một tăng đang đổ về các đô thị ở Việt
nam hiện nay. Khi xem xét các dòng di cư nội địa, có thể sử dụng lý thuyết chiến lược hộ gia
đình để tìm hiểu và lý giải quá trình ra quyết định di cư. Di cư được quyết định bởi nguồn lực hộ
gia đình và cấu trúc quyền lực, cũng như bởi sự phân khúc thị trường lao động đòi hỏi nhiều lao
động nữ. Ở Việt Nam thị trường việc làm đang biến đổi cùng với quá trình hội nhập quốc tế, đầu
tư nước ngoài, và quá trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng trong nhiều thập niên qua. Quá trình
biến đổi này có những tác động quan trọng tới vấn đề giới và di cư. Phần tiếp theo của bài viết sẽ
phân tích quyết định di cư dưới lăng kính giới và liên hệ với thực tiễn Việt Nam.


3. Giới và quyết định di cư: trường hợp Việt nam
Quyết định di cư là một quá trình, trong đó một hoặc nhiều cá nhân sẽ quy định ai di cư, nhằm
mục đích gì, và đi đâu. Quá trình này, về cơ bản được xem là hoạt động của các quan hệ giới
trong gia đình. Tư liệu nghiên cứu di cư gần đây ở các quốc gia đang phát triển cho thấy ở tất cả
các nước này, cho dù ở các cấp độ khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, người dân di cư chủ
yếu vì lý do kinh tế (Thadani và Todaro, 1984; Massey và cộng sự, 1993; Todaro, 1976;
Bilsborrow và cộng sự,1993). Mối tương quan này có thể giải thích bởi đặc trưng chung của các
nước đang phát triển như tình trạng dư thừa lao động, ít cơ hội phát triển ở nông thôn, nghèo đói
trong dân chúng ở mức cao buộc người dân phải rời đi nơi khác để có được sự thay đổi và cuộc
sống tốt đẹp hơn.

7


Như một chiến lược sinh kế, hộ gia đình có thể quyết định di cư hay không, ai sẽ đi, sử dụng
nguồn lực nào để đầu tư cho thành viên di cư, làm sao số tiền gửi về của thành viên này có thể
được chuyển về, di cư trong thời gian ngắn hay trong thời gian dài. Tất cả những yếu tố trên đều
chịu ảnh hưởng của vai trò giới, chuẩn mực xã hội, mức độ nghèo đói và tiềm lực hộ gia đình.
Đối với nhiều hộ gia đình, cả chồng lẫn vợ đều có thể di cư. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy nhiều
trường hợp hai vợ chồng có thể không sống cùng nhau ở nơi đến, nhưng họ vẫn duy trì mối quan
hệ tình cảm và kinh tế từ những nơi cư trú khác nhau. Loại hộ gia đình đa địa điểm này xuất phát
từ mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế mà di cư có thể đem lại.

Thực tế, giới đóng vai trò trung tâm trong quyết định di cư. Các nghiên cứu trước đây tại các
nước đang phát triển cho thấy người có tiếng nói quyết định là nam giới chứ không phải nữ giới
(Riley và cộng sự, 1995; De Jong và cộng sự, 1981). Những nghiên cứu gần đây phản ánh rằng
cả phụ nữ lẫn nam giới đều di cư vì lý do kinh tế, và mức độ ra quyết định đến đâu của nam giới
lại tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng hôn nhân, và trình độ học vấn của nữ giới (UNESCAP, 2009;
Donato và cộng sự, 2006). Ảnh hưởng kết hợp của vốn xã hội và vốn con người đến quyết định

di cư cho thấy quyết định di cư là một quá trình phức tạp và chi phối bởi yếu tố giới.

Đối với di cư ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận chiến lược hộ gia đình và lý thuyết mạng lưới tỏ
ra phù hợp hơn cả khi xem xét quá trình ra quyết định di cư. Quyết định này chịu chi phối bởi
nguồn lực của hộ gia đình, và vai trò giới cũng như tình trạng hôn nhân của người di cư. Quyết
định di cư còn chịu tác động của thị trường lao động phân khúc theo giới, mà thị trường này lại
đang biến đổi trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng ở Việt Nam. Quá trình
này có những bình diện quan trọng về giới và những ảnh hưởng của di cư. Điểm đến chủ yếu của
nữ là những vùng đô thị, đồng thời nhanh chóng lan rộng qua biên giới (GSO, 2006). Kết quả
này có thể là do tỷ lệ nghèo đang ở mức độ cao, lao động ở địa phương có thể bị dôi dư, và thêm
vào đó là vai trò tích cực của lao động nữ trong kinh tế hiện nay ở Việt Nam. Ngay cả khi phụ nữ
di cư vì lý do gia đình thì nam giới và phụ nữ cũng vẫn có chung một mục đích là cải thiện kinh
tế (GSO, 2006).

Tuy nhiên, di cư ở Việt Nam có thể khác biệt với các nước khác trong mô hình ra quyết định di
cư. Không giống như với một số nơi khác, ở Việt Nam phụ nữ có chồng thường có tiếng nói chi
8


phối các quyết định di cư, và ít khi bị ảnh hưởng bởi người khác (Dang, 2005; GSO, 2006). Cụ
thể hơn, người vợ thường kết hợp đi với chồng. So sánh với những phụ nữ ở các nước khác
(Boyd, 1989; Lim, 1993; Chant, 1992) thì đây có thể là kết quả của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa
vốn khuyến khích cơ hội và bình đẳng giới ở nhà cũng như ở nơi làm việc. Giống như nam giới,
phụ nữ có thể làm tăng quyền lực cho mình thông qua học vấn, và bằng thu nhập từ khu vực nhà
nước cũng như khu vực tư nhân.

So với nam giới, phụ nữ không có nhiều cơ hội bởi: (i) sự cố hữu của những định kiến giới quy
định quyền hạn và nghĩa vụ, và (ii) vai trò sinh đẻ và bổn phận nuôi con của mình. Do vậy, dù
phụ nữ có giành được cơ hội và quyền hạn đi nữa thì tiếng nói của họ vẫn thường không có trọng
lượng bằng nam giới trong các quyết định di cư. Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ở Việt

Nam, bất kể tuổi tác và tình trạng hôn nhân, những người quyết định di cư hầu hết là nam giới
chứ không phải là phụ nữ, và nếu là phụ nữ có gia đình thì họ tự quyết định di cư nhiều hơn trong
khi phụ nữ chưa kết hôn thường di cư theo quyết định sắp đặt của gia đình (Dang, 2000). Hơn
nữa, người Việt Nam nói chung, nam cũng như nữ, đều có xu hướng dựa vào mạng lưới xã hội,
nhất là trong quá trình di cư, để bảo đảm an toàn và thành công. Do di cư có chi phí cao, nhiều
khó khăn và rào cản ở nơi đến nên những quan hệ xã hội (dù thân thích hay quen sơ) đều có vai
trò quan trọng giúp người di cư có thêm thông tin và hòa nhập vào thị trường lao động nơi đến
(Dang, 1998; GSO, 2006).
4. Nhận xét kết luận
Những lý thuyết hiện nay về di cư thường không chú ý xem xét yếu tố giới trong luận giải của
mình. Thực tế cho thấy đối với di cư thì giới là yếu tố quan trọng. Bài viết này lập luận rằng giới
ẩn mình trong các quyết định di cư, và việc ai đi, đi như thế nào, đến đâu, cũng như kết cục có
thể có đối với cá nhân người di cư và hộ gia đình là có thể dự báo được. Nếu các lý thuyết di cư
có thể lồng ghép xem xét một cách phù hợp và hiệu quả thì chắc chắn phải tính đến những yếu tố
ẩn cũng như hiển thị góp phần tạo nên những trải nghiệm khác nhau giữa hai giới trong suốt quá
trình di cư. Xác định và tìm hiểu kỹ hơn những yếu tố này sẽ củng cố thêm cho nền tảng lý luận
di cư nói chung và những trải nghiệm cá nhân của người di cư, nam và nữ, nói riêng.

Hiện tượng nữ hóa trong di cư tiếp tục đặt ra những thách thức về nhân khẩu và kinh tế ở châu Á
cũng như ở các khu vực khác. Việc đưa giới vào nghiên cứu di dân có thể làm phát sinh ra một số
9


câu hỏi, chẳng hạn như: “Hậu quả xã hội của giới và di cư là gì?, “Vai trò giới sẽ thay đổi hay chỉ
tái tạo lại sau di cư ?”, “Di cư có làm tăng được quyền năng phụ nữ trong quyết định gia đình
không?”, “Di cư có tác động đến mối quan hệ trong quyết định của hai giới không?”, “Điều gì
xảy ra với những người nữ ở lại quê nhà?”, “Quan hệ giữa người phụ nữ với các thành viên trong
gia đình, gồm cả chồng, con cái, có thay đổi sau di cư không?”, “Tiền gửi về của phụ nữ di cư
được sử dụng như thế nào?”, “Số tiền này có được sử dụng để nâng cao trình độ học vấn cho phụ
nữ không?” Giải đáp những vấn đề trên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giới và di dân.


Nam giới và phụ nữ vẫn không được nhìn nhận như nhau trong quá trình di cư. Phụ nữ không
được thừa nhận có vai trò bình đẳng như nam giới và không được xem xét có tầm quan trọng như
nam giới. Ở Việt Nam, phụ nữ di cư vẫn còn chịu thua thiệt trên thị trường lao động, không phải
chỉ do định kiến giới mà còn bởi nguồn gốc nông thôn và ngoại tỉnh theo sự phân loại của hệ
thống quản lý hộ khẩu. Rất cần những nghiên cứu về giới và di cư nhằm phản ánh rõ nét hơn thực
trạng hiện nay và nếu có thể, dự báo tác động của giới đối với di cư ở các cấp độ khác nhau. Về
việc này, thu thập số liệu trên cơ sở giới sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thay cho lời kết, di cư diễn ra là do lựa chọn chứ không vì ép buộc hoặc cần thiết. Để di cư được
an toàn, mỗi quyết định cần được dựa trên những thông tin đầy đủ về chi phí cũng như những rủi
ro có thể xảy ra. Các tổ chức quốc tế cần thể hiện vai trò tích cực trong việc xem xét yếu tố giới
khi thảo luận di cư và phát triển. Các tổ chức cộng đồng cần phối hợp với các viện nghiên cứu để
tập huấn cho người di cư, xây dựng mạng lưới, phổ biến thông tin kiến thức, trợ giúp cả nam lẫn
nữ trong việc bồi đắp kiến thức, nâng cao năng lực và làm chủ đối với quá trình di cư.
Tài liệu tham khảo
Bilsborrow, Richard E, 1993, “Internal female migration and development: An overview.” pp:117 in Internal migration of women in developing countries. New York: United Nations.
Boyd, Monica, 1989, “Family and personal networks in international migration: recent
development and new agendas.” International Migration Review, 23(3):638-670.
Carling, Jørgen, 2005, The Gender Dimensions of International Migration. GCIM, paper nr. 35
Geneva: GCIM.
Chant, Sylvia (ed), 1992, Gender and migration in developing countries, London: Belhaven
Press.
Đặng Nguyên Anh, 2005, “Chiều cạnh giới của di cư lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” Tạp chí Nghiên cứu Phụ nữ, 2 (69).
Đặng Nguyên Anh, 2000, “Women’s migration and urban integration in the context of Doi Moi”
Vietnam’s Socio-Economic Development, A quarterly review – No. 23, Autumn
10



Đặng Nguyên Anh, 1998, “The role of social networks in the process of migration.” pp. 179-188
in Population Council (ed.) Proceedings of the International Conference on Internal Migration:
Implications for Migration Policy. Hanoi: Population Council.
Đặng Nguyên Anh, 1998, “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư.”, tr 179-188 trong
Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về Di dân-những hệ lụy cho chính sách di dân. Hội đồng Dân số, Hà Nội
DeJong, Gordon and Robert Gardner. 1981. Migration decision making. New York: Pergamon.
Donato, Katharine M Gabbaccia, Donna Holdaway, Jennifer Manalansan, Martin Pessar, Patricia
R, 2006, A Glass Half Full? “Gender in Migration Studies.” International Migration Review, 40
(1), pp. 3-26.
GSO (Tổng cục Thống kê), 2006, Điều tra Quốc gia về Di dân ở Việt Nam: Những kết chủ yếu.
Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê
IOM (International Organization Office), 2009, World Migration Report. Geneva: International
Organization Office.
Lim, Lin Lean, 1993, “The structural determinants of female migration.” pp. 207-222 in Internal
Migration of Women in Developing Countries. New York: United Nations.
Massey, Douglas, Joaquin Arango, Graeme Hugo, Ali Kouaouci, Adela Pellegrino, and Edward
Taylor. 1993. “Theories of international migration: A review and appraisal.” Population and
Development Review, 19(3): 431-466.
Riley, Nancy E and Robert Gardner W, 1993, “Migration decisions: The role of gender.” Pp.195206 in Internal migration of women in developing countries. New York: United Nations.
Thadani, Veena and Michael Todaro, 1984, “Female migration: A conceptual framework.” Pp.
36-60 in Fawcett, James, Siew-Ean Khoo, and Peter Smith (eds.) Women in the Cities of Asia.
Colorado: Westview.
Todaro, Michael P. 1976. Internal Migration in Developing Countries. Geneva: International
Labour Office.
Wickramasekera, Piyasiri, 2002, Asian Labour Migration: Issues and Challenges in an Era of
Globalisation, International Migration Papers # 57, ILO Geneva
Wright, Caroline, 1995, ‘Gender awareness in migration theory: Synthesizing Actor and
Structure in Southern Africa’, Development and Change, 26: 771-91.

11



VẤN ĐỀ GIỚI VÀ NGHIÊN CỨU DI CƯ Ở VIỆT NAM
(Một phân tích tổng quan)
Hoàng Bá Thịnh*
1. Giới thiệu
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình Đổi mới ở Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho
nhiều người dân dời quê hương mình đến những nơi khác tìm kiếm việc làm. Theo số liệu Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, có 6,6 triệu người di cư trong thời gian 20042009, nhiều hơn so với con số 4,49 triệu từ Tổng điều tra dân số năm 1999. Số liệu phụ nữ di cư
cũng gia tăng đáng kể và đa phần là phụ nữ trẻ, số liệu năm Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009 cũng cho thấy xu hướng “nữ hoá di cư” khá rõ. Ở hầu hết các loại hình di cư, phụ nữ đều
chiếm hơn một nửa số người di cư. Xu hướng nữ hoá di cư là do thu hẹp diện tích canh tác và
việc làm nông nghiệp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Bài viết này tổng quan những nghiên cứu ở Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm qua nhằm
tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới và di cư lao động, những thách thức và rủi ro đối với
phụ nữ di cư. Khoảng cách về thực thi chính sách, luật pháp liên quan đến phụ nữ di cư, sự phân
biệt đối xử trên cơ sở giới, tình trạng dễ bị tổn thương. Báo cáo cũng đề xuất những vấn đề cần
thảo luận, những kiến nghị liên quan đến giới và di cư.

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Di dân
Di dân có thể được hiểu là sự di dời đến một miền hay một nước khác để sinh sống. Có hai hình
thức di dân chủ yếu là di dân nội địa và di dân quốc tế. Di dân nội địa là sự di chuyển trong phạm
vi một nước, di dân quốc tế nghĩa là di chuyển từ quốc gia này tới quốc gia khác. Lý do di dân
thường được đề cập tới với hai nhân tố là lực đẩy và lực hút. Nhân tố lực đẩy thường xuất hiện ở
những nơi kém thuận lợi tạo thành một phong trào di chuyển của những người dân sống tại khu
vực đó.
Có nhiều định nghĩa về di dân được đưa ra, song mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những phương
diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được định nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình
huống bởi tính đa dạng phức tạp của hiện tượng di dân.


*

PGS.TS, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn
đề xã hội - Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email:
12


Trong các nghiên cứu di dân ở Việt Nam, di dân được sử dụng với một số thuật ngữ khác nhau
như: di chuyển (Viện Kinh tế tp Hồ Chí Minh, 1996); di cư; di dân, người nhập cư, người xuất cư,
chuyển cư… Tuy nhiên, về bản chất các thuật ngữ này đều có chung một điểm: đề cập đến người
di chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống, tìm kiếm việc làm.

1.1.2. Người di cư
Trong cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa là những người từ
15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác trong vòng 5 năm trước thời điểm
điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ một tháng trở lên. Một người di cư từ quận này sang
quận khác trong nội thành phố trong khoảng thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người
không di cư. Những người 15-59 tuổi sống tại cùng quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra
được xem là người không di cư (TCTK và UNFPA, 2006a). Tổng điều tra Dân số và nhà ở cũng
định nghĩa người di cư là người có nơi cư trú tại thời điểm điều tra khác với nơi họ cư trú 5 năm
trước đó.
Định nghĩa này đã bỏ sót những người di cư lâu hơn 5 năm về trước, bỏ qua những người di cư
trong vòng 5 năm trở lại đây nhưng đã trở về nhà trước thời điểm điều tra, và bỏ qua những
người di cư mùa vụ và di cư tạm thời, vì họ thường chỉ di cư trong thời gian ngắn.
1.1.3. Giới:
Giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ
này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm, hành vi, sự mong đợi mà xã hội quy định cho mỗi giới.
Những mong đợi này phù hợp với các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo, vì thế nó
biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội. (Hoàng Bá Thịnh, 2008)

1.2. Phương pháp và nguồn tài liệu
Bài viết này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, bao gồm các nghiên cứu về di dân
trong nước đã xuất bản (sách, bài đăng tạp chí chuyên ngành) hoặc chưa xuất bản (báo cáo tổng
kết đề tài, dự án; các báo cáo trình bày tại Hội thảo).
Về nguồn tài liệu, có thể phân loại theo ba loại hình tài liệu chủ yếu sau đây:
Tài liệu nghiên cứu ở quy mô quốc gia: bao gồm các tài liệu liên quan đến Điều tra di cư Việt
Nam năm 2004; Tổng điều tra Dân số và nhà ở; Điều tra mức sống dân cư, Điều tra biến động DS
–KHHGĐ hàng năm.v.v.
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 đã đưa ra bức tranh cập nhật nhất và mang tính
13


đại diện nhân khẩu học nhất về các dòng di dân trong nước ở Việt Nam. Cuộc điều tra Di cư Việt
Nam năm 2004 với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn so với cuộc tổng điều tra dân số, nhưng với mục
đích của cuộc điều tra chuyên sâu về di cư, đã cung cấp những kiến thức sâu và thông tin đa
chiều về kinh nghiệm của người di cư và gia đình họ. Các thông tin thu thập được bao gồm động
cơ di cư, mức độ hài lòng khi di cư, tiền gửi của người di cư, bối cảnh di cư trong các sự kiện đời
sống của hộ gia đình.
Kết quả điều tra mức sống dân cư của Việt Nam năm 1992 và năm 1998 và điều tra mức sống hộ
gia đình ở Việt Nam từ năm 2002 đến 2010 cũng là các nguồn thông tin quan trọng khác, đặc biệt
là các thông tin về tiền người di cư gửi về gia đình, tác động của di cư theo thời gian (mỗi cuộc
điều tra đều có một số hộ gia đình đã được điều tra trong những điều tra trước đó) và quan trọng
hơn là có các thông tin về di cư mùa vụ.
Tất cả các nghiên cứu này đều được xuất bản dưới các hình thức: Các kết quả chủ yếu, hoặc các
chuyên khảo theo chủ đề (ví dụ: Di cư và chất lượng cuộc sống, 2006; Di cư và đô thị hoá ở Việt
Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt, 2000; 2011,…)
Tài liệu liên quan đến các đề tài, dự án nghiên cứu: những nghiên cứu này quy mô thường nhỏ
và phạm vi nghiên cứu (về nội dung và địa bàn) thường hẹp. Vì thế, mức độ đại diện và khái quát
vấn đề thường bị hạn chế. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đa dạng, được thực hiện bởi các nhà
khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau (Xã hội học, Dân số học, Kinh tế học) và các đơn vị sự

nghiệp và các tổ chức thuộc xã hội dân sự, nên cũng là nguồn tham khảo hữu ích về di cư ở Việt
Nam. Những nghiên cứu này hiện có ở dạng xuất bản, hoặc công bố dưới hình thức Hội thảo
khoa học, báo cáo kết quả.
Tài liệu liên quan đến các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành: những bài viết này do các
nhà nghiên cứu, các học giả, những người chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu về di cư,
hoặc khai thác nguồn dữ liệu từ hai loại hình tài liệu nói trên. Những bài viết này thường đăng
trên các tạp chí: Xã hội học, Khoa học xã hội, Dân số và Phát triển, Nghiên cứu Gia đình và
Giới.vv.
2. Vài nét về nghiên cứu di cư ở Việt Nam
2.1. Sự đa dạng của nghiên cứu di dân trong nước.
Hai thập kỷ trước, ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về di dân đã được tiến hành (Tống Văn Đường,
1995; Doãn Mậu Diệp và các tác giả, 1996; Đỗ Văn Hoà, 1998; Vũ Thị Hồng và các tác giả,
2003; Nguyễn Thị Thiềng, Patrick Gubry et al, 2004; Đặng Nguyên Anh, 2005). Các nghiên cứu
14


này chủ yếu nhằm xác định nguyên nhân di cư, đặc trưng cơ bản của người di cư, việc làm và thu
nhập của họ. Một số nghiên cứu đã bắt đầu đề cập đến mối quan hệ giữa di dân với mức sinh và
KHHGĐ (Viện kinh tế Thành phố HCM, 1992; Trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động,
1993). Cuộc điều tra chọn mẫu trên 11 tỉnh/thành phố đại diện cho 5 khu vực trên toàn quốc do
Tổng cục Thống kê năm 2004, trong khuôn khổ dự án VIE/01/P12 do Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc tài trợ. Đây là cuộc điều tra đầu tiên về di dân mang tầm cỡ quốc gia với mục đích là bổ
sung sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân dẫn tới các quyết định di dân và ảnh hưởng của di dân tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng và toàn quốc. Các thông tin thu thập được từ cuộc điều
tra này được sử dụng làm cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội và các chính sách
nhằm giúp đỡ người di cư hoà nhập cộng đồng nơi đến một cách nhanh chóng.
Năm 1997, Viện Xã hội học phối hợp với Trường Đại học Brown nghiên cứu về Di cư và sức
khoẻ ở Việt Nam, thực hiện trên địa bàn 6 tỉnh, có thể xem đây là nghiên cứu về di dân trong
nước đầu tiên tập trung vào chủ đề sức khoẻ.
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED, 2008, 2009) đã

thực hiện nghiên cứu với chủ đề giới, gia đình, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và phòng
chống HIV với người Công giáo di cư từ các địa phương về Hà Nội.
Viện Nghiên cứu phát triển xã hội những năm gần đây đã thực hiện một số nghiên cứu về di dân ở
các địa bàn khác nhau (Lê và cs, 2005; Lê và cs, 2008; Lê và cs, 2011). Những nghiên cứu này đều
được xuất bản dưới hình thức các cuốn sách, bài trên tạp chí chuyên ngành.
Nghiên cứu di dân nông thôn-đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh của VanLandingham năm 2004
cho biết, di dân đã có ảnh hưởng đáng kể đến phúc lợi của người di cư trên nhiều lĩnh vực. Người
mới nhập cư đều gặp bất lợi hơn so với người bản địa trên sáu lĩnh vực sức khỏe, bao gồm: sinh
lý, tâm lý, tình cảm, chức năng vận động, kiến thức và quan niệm về sức khỏe nói chung. Có thể
nói rằng di dân nông thôn – đô thị thường mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế cho gia đình
ở nhà trong khi những bất lợi về sức khỏe lại do chính người di cư gánh chịu (VanLandingham,
2005).
Ngoài ra, một số ngành nghề cụ thể phổ biến của người di cư như công nhân hoặc bán hàng rong
cũng đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu của Viện Xã hội học năm 2008 khảo
sát hơn 300 công nhân tại Hà Nội và hơn 30 phỏng vấn sâu công nhân, quản lý doanh nghiệp đã
tìm hiểu một số đặc điểm chung của nhóm công nhân tự do cũng như những thuận lợi, khó khăn và
nguyện vọng của họ trong quá trình tìm bạn đời (Bùi Thị Thanh Hà, 2009).
15


Bên cạnh đó, có một số bài viết về di dân, nhưng ít đề cập hoặc không đề cập đến vấn đề giới (thiếu
sự nhạy cảm giới), có thể kể ra: Vai trò của di cư nông thôn – đô thị trong sự nghiệp phát triển nông
thôn hiện nay (Đặng Nguyên Anh, 1997), Ly hương, bất ly nông, làm thủ công tại làng (Đặng
Nguyên Anh và cs, 2005); Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên con đường Đổi mới
và hội nhập (Nguyễn Thanh Liêm, 2006) Chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Việt
Nam (Đặng Nguyên Anh, 2008), Di cư, dân số Tây Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (Lê Duy Đại. 2006); Di dân, đất đai và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên (Bùi
Minh Đạo, 2010). Nhưng, cũng có nhiều nghiên cứu di dân đề cập đến vấn đề giới và di cư trong
nước ở Việt Nam.
2.2. Sơ lược về giới và nghiên cứu di cư trong nước

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về di dân trong nước ở Việt Nam. Các nghiên cứu đã cho
thấy rằng, chính sách Đổi mới và mở cửa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước nói chung
và các vùng đô thị nói riêng, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, dẫn đến sự tăng nhanh các dòng di
dân từ nông thôn ra đô thị, các khu công nghiệp.
Vấn đề giới trong di dân cũng được đề cập khá nhiều. Những năm gần đây, các công trình nghiên
cứu về giới và di dân trong nước có quy mô lớn và đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.
Trong nghiên cứu giới và di dân đã đề cập đến nguyên nhân và hậu quả của phụ nữ di cư, lý do
di cư và quyết định di cư, vấn đề sức khoẻ, khoảng trống trong tiếp cận về quyền và chính sách,
những khó khăn, thách thức đối với phụ nữ di cư, .vv.
Trên bình diện quốc gia, Điều tra di cư Việt Nam 2004 là một nghiên cứu thể hiện khá rõ cách
tiếp cận giới trong nghiên cứu di dân. Điều này thể hiện ở các ấn phẩm đã công bố, bao gồm: Các
kết quả chủ yếu và ba báo cáo chuyên đề. Trong mỗi ấn phẩm, khi phân tích các nội dung, nhóm
tác giả đều chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa phụ nữ di cư và nam giới di cư. Đáng chú ý,
trong Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, các tác giả còn so sánh trong từng nhóm: nam giới di
cư và nam giới không di cư, phụ nữ di cư và phụ nữ không di cư. Về điều này, những nghiên cứu
di cư trước và sau 2004, ít có nghiên cứu nào làm được như vậy.
Trong hai kỳ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1999 và 2009, vấn đề di dân cũng được quan tâm từ
góc độ giới, không chỉ thể hiện ở báo cáo về các kết quả chủ yếu, mà còn có riêng một chuyên
khảo về Di cư và đô thị hoá ở Việt Nam, với sự nhạy cảm giới được thể hiện khá rõ trong phân
tích.

16


Ở một phương diện khác, Điều tra biến động Dân số - KHHGĐ hàng năm, dù không tập trung
vào chủ đề di dân, nhưng trong báo cáo các kết quả chủ yếu thường dành một chương bàn về di
dân, trong đó có chỉ ra sự khác biệt giữa nam và nữ trong di cư.
Một vài ấn phẩm của tổ chức Liên hợp quốc ở Việt Nam (UN, 2010; UNFPA, 2007) về di dân
trong nước, dù báo cáo tổng quan hay báo cáo chuyên đề, cũng thể hiện khá rõ cách tiếp cận dựa
trên các quyền của phụ nữ. Nếu như trong báo cáo Di cư trong nước: Hiện trạng ở Việt Nam

(UNFPA, 2007) chỉ giới thiệu một cách vắn tắt những nét chính về di dân ở Việt Nam, có cho
thấy một vài số liệu khác biệt giữa nam và nữ di cư, thì trong báo cáo Di cư trong nước – Cơ hội
và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam (UN, 2010a) những vấn đề giới
trong di dân được thể hiện rõ nét hơn. Tuy nhiên, trong báo cáo Di cư trong nước và Phát triển
kinh tế xã hội ở Việt Nam: Kêu gọi hành động (UN, 2010b) thì những kêu gọi hành động trong
báo cáo này chưa thấy thể hiện rõ quan điểm giới.
Nhóm tác giả Đặng Nguyên Anh và Lê Bạch Dương so sánh giữa những người nhập cư nữ lâu
dài và nhóm nữ nhập cư tạm thời để phân tích mức độ hội nhập của hai nhóm nữ này, tuy nhiên
cũng chưa đặt trong tương quan so sánh giữa nhóm nam nhập cư và nhóm nữ nhập cư (Đặng
Nguyên Anh & Lê Bạch Dương, 2001)
Một nghiên cứu khác của Đặng Nguyên Anh cũng cho thấy phụ nữ di cư thường dựa vào mạng
lưới di cư về nơi ở và sự ủng hộ kinh tế hơn nhóm nam di cư, hoặc như thu nhập của nam di cư
cao hơn nữ di cư không phụ thuộc vào loại hình di cư, và tỷ lệ gửi tiền về gia đình thực sự tương
đương giữa nam và nữ di cư (Đặng Nguyên Anh, 1998).
Tác giả Nguyễn Thị Nhung, trong một bài viết về lao động nhập cư ở Thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy, nữ di cư mất nhiều thời gian tìm việc làm hơn so với nam giới (23,41 ngày so với 17,8
ngày) (Nguyễn Thị Nhung, 2005:530). Nghiên cứu này cũng cho thấy, phụ nữ di cư có xu hướng
ổn định việc làm hơn so với nam, hay nói cách khác tỷ lệ nam giới di cư muốn thay đổi việc làm
cao hơn phụ nữ.
Bên cạnh những nghiên cứu đề cập đến vấn đề giới trong di cư, còn có những nghiên cứu, bài
viết tập trung tìm hiểu vấn đề chỉ liên quan đến phụ nữ di cư mà không nghiên cứu nam giới di
cư, cho dù ở một chừng mực nhất định, có nhìn nhận từ quan điểm giới. Chẳng hạn: Nghiên cứu
phụ nữ di cư, do Trung tâm tư Nghiên cứu và vấn Đông dương thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ
chức ActionAid Việt Nam (2011)2. Nghiên cứu được triển khai tại ba quận thuộc ba tỉnh/thành
2

Tác giả bài viết này là Trưởng nhóm tư vấn Nghiên cứu phụ nữ di cư trong nước

17



phố có dự án của Tổ chức ActionAid Việt Nam là Quảng Ninh, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu này đề cập đến đối tượng lao động nữ di cư trong nước với trọng tâm tập trung
vào các yếu tố tác động đến di cư (cả yếu tố thúc đẩy và yếu tố thu hút), tính dễ bị tổn thương, và
tiếp cận về một số quyền cơ bản của phụ nữ di cư.
Bán hàng rong cũng là một trong những nghề của người di cư nhận được sự quan tâm nghiên cứu.
Rolf Jensen, Donald M. Peppard JR và Vũ Thị Minh Thắng đã tiến hành một nghiên cứu có tính hệ
thống đầu tiên về thu nhập của người bán hàng rong trên cơ sở khảo sát hơn 1700 người và phỏng
vấn sâu một số phụ nữ di cư tuần hoàn ở Hà Nội trong hai năm: 2000 và 2003. Nghiên cứu này đã
được giới thiệu tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (2008) và đăng trên tạp chí Xã hội
học (2009). Trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc và công phu, các tác giả chỉ ra rằng thu nhập từ di cư
có vai trò quan trọng đối với các gia đình ở nông thôn và mạng lưới người quen, họ hàng có vai trò
quan trọng trong việc lựa chọn công việc tại Hà Nội của những người di cư. Từ quan điểm giới, các
tác giả “đưa ra những minh chứng về sự phân chia mang tính giới về công việc nhà nông và việc
nhà cả khi người phụ nữ đi vắng lẫn khi cô ta ở nhà” (Jensen Rolf, và cộng sự, 2009).
Đối với những nữ nhập cư làm nghề giúp việc nhà tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu định
tính của Đào Bích Hà năm 2007 tập trung vào hiện trạng công việc và những khó khăn trong quá
trình làm việc qua bài viết Hiện trạng công việc và đời sống của nữ nhập cư làm giúp việc nhà tại
thành phố Hồ Chí Minh (Đào Bích Hà, 2009) với phương pháp phỏng vấn sâu 15 trường hợp, tập
trung vào tìm hiểu: 1) Những kinh nghiệm sống và làm việc của người giúp việc nhà và điều gì
đã khiến những người phụ nữ nông thôn đến với công việc này; 2) Những chuyến di cư và đời
sống đô thị đã thay đổi những người phụ nữ nông thôn này như thế nào?; Những phụ nữ nông
thôn ra thành thị có vai trò như thế nào đối với sự phát triển làng quê của họ?. Kết quả với công
việc làm nông ở quê nhưng cũng có những khó khăn riêng cả về mặt vật chất và tình cảm như thời
gian làm việc dài, cảm giác gò bó khi phải sống với gia chủ, xa cách gia đình và quê hương, không
có hợp đồng làm việc… Tác giả kết luận rằng nữ di cư làm giúp việc đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn cả về vật chất, tình cảm và giúp việc nhà vẫn “vô hình” mặc cho chúng đang tạo ra
giá trị “thu nhập” và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân ( Đào Bích Hà, 2009).
2.3. Đặc điểm nhân khẩu học của người di cư
2.3.1. Độ tuổi của người di cư

Điều tra Di cư Việt Nam năm 2004 với hơn 33,5% nữ di cư trong độ tuổi 20-24 và 20% từ 25
đến 29 tuổi. So sánh cấu trúc tuổi của người di cư và không di cư qua 3 cuộc tổng điều tra dân số
18


cho thấy dân di cư, đặc biệt là nhóm phụ nữ di cư, ngày càng trẻ hơn trong khi dân số không di
cư ngày càng già hơn. Tuổi trung vị của nhóm phụ nữ di cư giảm từ 25 tuổi theo số liệu Tổng
điều tra năm 1989 xuống 24 tuổi ở năm 1999 và xuống tiếp còn 23 tuổi ở năm 2009. Trong khi
đó, tuổi trung vị của phụ nữ không di cư tăng mạnh từ 25 tuổi theo số liệu Tổng điều tra năm
1989 lên 28 tuổi năm 1999 và lên tiếp tới 31 tuổi năm 2009. Một nghiên cứu khác cho thấy nữ
giới có xu hướng di cư ở độ tuổi trẻ hơn, với tuổi trung bình là 25,91 tuổi so với nam giới 28,06
tuổi (tuổi trung vị của nữ là 24, của nam là 26).(Thảo, trong Dương và cs, 2011:32).
Trong khi đó, nghiên cứu giới và tiền gửi về của lao động di cư tại Hà Nội cho thấy, tuổi trung
bình của nhóm nam là 30 và nữ là 34. Trên bình diện giới, tỷ lệ lao động nam dưới 30 tuổi chiếm
tới 63% trong khi đối với nữ là 43,1%. Với 3 mốc tuổi còn lại phân bố trong khoảng từ 30 trở lên,
nhóm lao động nam đều có tỷ lệ % thấp hơn so với nữ. Ngoài ra, tuổi trung bình của nhóm lao
động nam và nữ cũng có những khác biệt đáng kể, theo đó nam có độ tuổi lao động trung bình là
30, thấp hơn mức 34 của nữ. Như vậy, từ những số liệu thu thập được một cách ngẫu nhiên, có
thể thấy nhóm lao động nữ có tuổi trung bình cao hơn nam giới (TCTK –UN – MDGIF, 2012).
Mặc dù không có sự nhất quán về độ tuổi của phụ nữ di cư, nhưng dựa trên dữ liệu điều tra quốc
gia chúng tôi nghiêng về quan điểm xu hướng trẻ hoá phụ nữ di cư trong nước, .
2.3.2. Tình trạng hôn nhân của người di cư
Những kết quả nghiên cứu hiện có về tình trạng hôn nhân của người di cư cho thấy nhìn chung
những người chưa kết hôn có xu hướng di dân nhiều hơn (xem TCTK và UNDP, 2001). Theo kết
quả điều tra di cư Việt Nam năm 2004, khoảng 42% người di cư chưa vợ/chưa chồng, 57% đã có
vợ/có chồng và số còn lại là những người có đời sống hôn nhân tan vỡ (ly hôn, ly thân, goá). Đối
với những người không di cư, các con số tương ứng là 16%, 79% và 5%. Không phân biệt tình
trạng di dân, có thể nhận định rằng so với nam giới tỷ trọng phụ nữ ly hôn, goá cao hơn.(TCTK UNFPA. 2006a)
Nghiên cứu giới và tiền gửi của lao động di cư tại Hà Nội cho thấy phần nhiều (62,7%) là những
người đã kết hôn, trong đó có 59,7% hiện đang có vợ/chồng và 3% còn lại thuộc nhóm góa, li

thân hoặc đã li dị. Trên bình diện giới, có thể thấy rõ sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ ở các
nhóm hôn nhân khác nhau. Nhóm nữ hiện đang có vợ/chồng là 66,7% cao hơn so với 52,8% của
nhóm nam. Nhóm nữ chưa từng kết hôn chỉ chiếm tỷ lệ 27,3%, nam giới chưa từng kết hôn là
47,2%.(TCTK, UN và MDGIF. 2012). Nghiên cứu này cũng cho thấy, nhóm phụ nữ đã kết hôn
di cư một mình chiếm tỷ lệ lớn nhất với 26%, trong khi nhóm nam đã kết hôn di cư một mình chỉ
19


chiếm 21,3%. Có một số ít ra thành phố cùng vợ và chồng, chiếm xấp xỉ 16%, trong đó 10% nữ
giới cho biết họ ra thành phố cùng chồng và 5,5% nam ra thành phố cùng vợ.(TCTK , UN và
MDGIF. 2012)
Sau khi di cư, khả năng kết hôn trong nhóm nữ chưa chồng là cao hơn so với nam chưa vợ. Trong
khi chỉ có 7% nam giới chưa vợ di cư kết hôn vào năm ngay sau khi di cư, thì tỷ trọng này ở nữ
lên đến 14%. Kết quả trên phản ánh tuổi kết hôn lần đầu của nữ thấp hơn so với nam, song nhìn
chung kết quả cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa di cư và hôn nhân. Do khoảng thời gian liên
quan đến hai sự kiện nêu trên trong lịch sử cuộc sống của người di cư là quá lớn, nên khó có thể
cho phép khẳng định được di cư vì mục đích kết hôn, hay kết hôn dẫn đến di cư (TCTK –
UNFPA, 2006b)
2.3.3. Trình độ học vấn của người di cư
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, 58% phụ nữ di cư học hết trung
học cơ sở. Còn kết quả nghiên cứu Di dân và bảo trợ xã hội cho thấy người di cư có trình độ học
vấn tương đối thấp. So với nam, người di cư là nữ có học vấn thấp hơn, có khoảng 2,3% nam và
3% nữ không biết chữ. Tỷ lệ người có trình độ học vấn cấp tiểu học tương đối thấp (15%) và
cũng không có nhiều người có trình độ học vấn cấp hai (24%).(Dương và cs, 2008)
Nghiên cứu giới và tiền chuyển về của người di cư tại Hà Nội cho thấy 9,7% có trình độ tiểu học;
53,2% đã học hết trung học cơ sở; 24,5% đạt trình độ trung học phổ thông; trình độ cao đẳng, đại
học trở lên là 12,7%. Với trình độ tiểu học và trung học cơ sở, nhóm nữ chiếm tỷ lệ 11,8% và
56,6%, cao hơn so với nhóm nam (7,6% và 49,8%). Tỉ lệ đạt trình độ trung học phổ thông của
nam lại cao hơn nữ: 31,7% so với 17,2%.(TCTK,2012)
Nhìn chung, học vấn của phụ nữ di cư thấp hơn nam giới di cư. Đặc điểm này sẽ góp phần chi

phối loại hình nghề nghiệp, việc làm của người di cư, tạo nên sự khác biệt giới về cơ hội tìm
kiếm việc làm cũng như về loại hình việc làm.
3. Một số chủ đề giới trong nghiên cứu di cư ở Việt Nam
Như đã nói, trong khoảng thời gian hai thập kỷ trở lại đây đã có khá nhiều nghiên cứu về di cư
trong nước ở Việt Nam, với các chiều cạnh giới được đề cập khá đa dạng. Trong phần này, chúng
tôi chọn giới thiệu một số chủ đề về giới trong nghiên cứ di cư ở Việt Nam.
3.1. Lý do di cư và quyền quyết định di cư
Phần lớn (khoảng 70%) những người di cư trong nước là vì lý do kinh tế, bao gồm cả di dân tìm
việc làm và cải thiện điều kiện sống.(TCTK và UNFPA, 2005). Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng lý
20


do di cư của cá nhân và hộ gia đình không mang tính đơn lẻ mà thường kết hợp với nhiều yếu tố
khác. Ví dụ di với tiêu chí kinh tế có thể xác định các yếu tố cụ thể, chẳng hạn như tăng thu nhập
với vai trò là một chiến lược nhằm tăng khả năng an ninh kinh tế hoặc tích lũy những gì thực sự
cần thiết, hoặc tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và thay đổi môi trường sinh sống.v.v..
Trên bình diện giới, đã có những thay đổi đáng kể trong việc nữ giới ra quyết định di cư. Theo
phân tích của các tác giả (Đặng Nguyên Anh 2009; 2003), di dân giúp tăng cơ hội về kinh tế cho
nhóm lao động nữ đặc biệt là phụ nữ trẻ trong khu vực dịch vụ và công nghiệp, giảm thời lượng
làm nông nghiệp và so với nam giới, người di cư là nữ có xu hướng gửi tiền về cho gia đình
thường xuyên hơn (Đặng Nguyên Anh 2009; 2003). Tuy nhiên, nam giới vẫn có quyền ra quyết
định nhiều hơn mặc dù đó là chiến lược phát triển kinh tế chung của cả gia đình (Đặng Nguyên
Anh 2005). Với những cặp vợ chồng đang cùng chung sống, nam giới thường chịu trách nhiệm
trong việc gửi và nhận tiền (Pfau và Giang 2008).
3.2. Xu hướng “nữ hoá” trong di cư
Đề cập đến tỷ lệ giới tính trong dân số di cư trong nước, có những số liệu khác nhau. Chẳng hạn,
một nghiên cứu tại hai miền Nam và miền Bắc được thực hiện năm 2005 và 2006 khi so sánh
giữa hai vùng miền cho thấy tỷ lệ nông hộ có lao động di cư ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Ở
miền Bắc, có 45% lao động nam đi làm xa nhà so với 25% ở miền Nam. Tỷ lệ nữ đi làm xa nhà
thấp, dưới 10% (Trương Thị Ngọc Chi và cs, 2008)3.

Vấn đề giới trong di dân, theo số liệu Tổng cục thống kê, tỷ lệ nữ chiếm khá lớn trong số người
di cư. Từ năm 2003 trở lại đây, số nữ nhập cư nhiều hơn số nam nhập cư (xem bảng 1, Phụ lục).
Nghiên cứu di cư từ nông thôn ra đô thị của Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho thấy có sự
khác biệt về tỷ lệ giới tính trong di cư: trong số 1702 người được phỏng vấn tại hai tỉnh Thái
Bình, Tiền Giang thì có đến 61,46% là nam giới, nữ giới chỉ chiếm 38,54% (Thảo, trong Dương
và cs, 2011:30). Có sự khác biệt giữa hai tỉnh về tỷ lệ giới tính của người di cư, trong khi ở Thái
Bình, người di cư là nam giới chiếm 70,1% thì tỷ lệ này ở Tiền Giang là 52,51%. Sự chênh lệch
này được giải thích qua phân tích cơ cấu nghề nghiệp, người di cư từ Tiền Giang thường làm việc
trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, những ngành thường thu hút số lượng lớn lao động nữ.
Nghiên cứu trước đó tại 3 thành phố cho thấy mặc dù nam giới di cư chiếm tỷ lệ cao hơn (56,5%)
nhưng cũng không quá chênh lệch so với tỷ lệ người di cư là nữ (Dương và cs, 2008: 85).

3

Nghiên cứu này thực hiện điều tra nhanh 3135 nông hộ ở 42 thôn tại 15 xã thuộc 5 huyện, trong đó 4 huyện ở
miền Nam và 1 huyện ở miền Bắc (Mê Linh, Vĩnh Phúc)

21


Số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy nữ giới chiếm hơn nửa số dân
di cư ở hầu hết các nhóm dân di cư. Hơn nữa, tỷ lệ nữ trong nhóm dân di cư tăng, trong khi tỷ lệ
này trong nhóm không di cư lại giảm qua ba thập kỷ gần đây. Nữ giới cũng có xu hướng di cư
nhiều hơn ở các cấp hành chính thấp hơn (chẳng hạn di cư giữa các xã nhiều hơn di cư giữa các
tỉnh). Số liệu Tổng điều tra dân số đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về một hiện tượng rất được
chú ý trong các nghiên cứu di cư thường được biết với tên gọi “nữ hóa di cư”. Điều này được thể
hiện rất rõ qua hai chỉ số: Thứ nhất, dân số nữ di cư chiếm khoảng một nửa tổng số dân di cư.
Thứ hai, tỷ lệ dân số nữ di cư trên tổng số dân di cư liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Ngay từ
năm 1989, nữ giới đã chiếm hơn một nửa dân số di cư trong huyện và di cư giữa các huyện trong
giai đoạn 1984-1989. Nữ giới chiếm dưới một nửa dân số di cư giữa các tỉnh năm 1989 nhưng

đến năm 1999, tỷ lệ nam và nữ trong dân số di cư đã cân bằng. Đến năm 2009, số lượng nữ giới
đã nhiều hơn số lượng nam giới trong tất cả các nhóm dân số di cư. Kết quả phân tích các bộ số
liệu khác như Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 2003, Điều tra Di cư
2004, hay Điều tra biến động dân số 1/4 hàng năm cũng cho các kết quả tương tự. Sự giảm cầu
lao động trong các hoạt động nông nghiệp tại nông thôn và gia tăng các cơ hội việc làm cho phụ
nữ tại các thành phố và các khu công nghiệp là những lý do chính cho hiện tượng gia tăng số
lượng và tỷ lệ nữ giới di cư này (Đặng, 2003; Kabeer và Trần, 2006). Xu hướng ngược lại được
quan sát thấy trong nhóm dân số không di cư với tỷ lệ dân số nữ không di cư giảm dần theo thời
gian. Giai đoạn 1994 -1999, tương ứng với 100 nam di cư có 105 nữ di cư, 5 năm gần đây, tỷ số
này là 100 nam, 109 nữ. (Hoàng Bá Thịnh, 2011)
3.3. Giới và vấn đề việc làm, thu nhập và di động nghề nghiệp của người di cư
Về thời gian tìm việc, Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy phụ nữ cần nhiều thời gian
tìm việc hơn nam giới. Tính trung bình, phụ nữ cần 5 tuần và nam giới cần 4 tuần để tìm được
công việc đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian tìm việc khác nhau theo loại hình đăng ký hộ khẩu,
người di cư diện KT2 tìm việc làm nhanh hơn so với các nhóm khác. Cụ thể, xuất hiện sự hoán
đổi giữa những người di cư thuộc diện đăng ký KT1, KT3 và KT4. Nhóm KT1 (có hộ khẩu
thường trú) tìm việc nhanh hơn nhóm KT3, trong khi nhóm này tìm việc nhanh hơn nhóm KT4
trong vòng vài tuần đầu sau khi đến.(TCTK và UNFPA, 2006b). Mặc dù vậy, không có sự khác
biệt đáng kể nào trong mức độ hoạt động kinh tế của nam giới và phụ nữ. Con số phụ nữ di cư có
việc cao ngang với nam giới (99% so với 98%) (Dương và cs, 2008:92). Nghiên cứu di cư năm
2004 của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ có 12,4% số phụ nữ di cư làm việc trong loại hình
22


kinh tế Nhà nước, 44,9% làm việc cho cá thể/tiểu chủ; 16,9% làm việc cho tư bản tư nhân; 25,2%
làm việc cho có sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.(TCTK và UNFPA, 2006a)
Trước đó, nghiên cứu di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, phần lớn nam giới di chuyển
được nhập khẩu vào thành phố trong giai đoạn 1984-1989 đã có việc làm chuyên nghiệp như xây
dựng, giao thông. Trong lúc đó, một bộ phận lớn nữ di chuyển tham gia vào công việc buôn bán
hàng hoá, thực phẩm, đồ uống, tạp hoá và các loại dịch vụ gia dụng. (Viện kinh tế Tp HCM,

1996: 46). Sức hút của thị trường lao động đô thị đối với nam và nữ di cư cũng khác nhau. Phụ
nữ di cư thường có xu hướng tự doanh hơn là nam giới (61,2% so với 33,2%). Nam giới thường
làm trong các phân xưởng tư nhân, cửa hàng và các công xưởng xây dựng hơn là nữ giới, trong
khi có đến trên 50% phụ nữ di cư hoạt động thương mại, thường là bán hàng rong.(Dương và cs,
2008: 93)
Về thu nhập: Điều tra di dân Việt Nam năm 2004 cho thấy, nhiều lao động nữ cho biết họ có
lương cao hơn nam giới sau khi chuyển đến nơi di cư bởi vì phần lớn lao động nữ làm việc trong
các doanh nghiệp ngành công nghiệp hoặc xuất khẩu (TCTK và UNFPA, 2006a)
Còn nghiên cứu lao động di cư tại Hà Nội cho kết quả trái ngược về thu nhập giữa nam và nữ.
Mặc dù thời gian làm việc trong ngày và số ngày làm việc trong tuần của nam và nữ tương đối
giống nhau, song nhóm lao động nữ vẫn có mức thu nhập thấp hơn với 21 triệu mỗi năm, trong
khi nhóm nam có mức thu nhập trung bình năm là 32 triệu/năm. Đáng lưu ý là phụ nữ chi tiêu tiết
kiệm hơn, họ thường giảm thiểu chi phí ăn uống và không có nhu cầu sử dụng tiền cho giải
trí.(TCTK, UN và MDGIF, 2012).
Về di động nghề nghiệp: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy những khác biệt theo giới
trong mô hình di chuyển nhiều lần. So với phụ nữ, người di cư nam giới thường di chuyển nhiều
lần hơn, khoảng 69% người di cư nam giới di chuyển một lần trong khi tỷ trọng của nữ là 79%.
Tính trung bình, nam di chuyển 1,5 lần và nữ là 1,3 lần tính đến thời điểm điều tra. Sự khác biệt
đáng chú ý về thay đổi nghề nghiệp giữa nam và nữ còn được thể hiện bằng tỷ trọng lớn hơn của
nam giới hiện đang làm các “nghề khác”. Tỷ trọng lao động nữ di cư hiện đang làm các công việc
giản đơn cao hơn so với nam. Mặc dù số người di cư nữ làm công việc nội trợ khá đông nhưng
không đủ lớn để có thể giải thích cho sự chênh lệch giới trong nghề giản đơn. Nhìn chung, các
phát hiện thu được phản ánh thực trạng thiệt thòi của lao động nữ di cư trong thang nghề nghiệp
của thị trường lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy di cư là một phương thức
giúp người lao động, bao gồm cả phụ nữ, có thể sử dụng để nâng cao vị thế của mình trên bậc
23


thang nghề nghiệp. Kết quả cho thấy một tỷ trọng lớn (80%) không thay đổi thang bậc nghề
nghiệp sau lần di chuyển đầu tiên. Tuy nhiên, so với giai đoạn trước và sau khi di cư lần đầu, mô

hình thay đổi nghề nghiệp tính đến thời điểm hiện tại là khác nhau. Trong giai đoạn này, nam
giới có xu hướng thay đổi nghề nhiều hơn so với nữ giới. Tính đến thời điểm điều tra (2004), chỉ
có 76% nam so với 84% nữ di cư là giữ nguyên nghề. Kết quả cho thấy xu hướng thăng tiến nghề
nghiệp xẩy ra cùng với quá trình di cư. Trong quá trình này, nam giới di cư có điều kiện thăng
tiến nghề nghiệp tốt hơn so với phụ nữ (19% người di cư nam so với 10% người di cư nữ chuyển
sang làm những nghề tốt hơn). So với nam, nữ di cư có xu hướng thăng tiến sang nghề nghiệp tốt
hơn ngay sau khi di chuyển lần đầu. Phân tích Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy: 1) Nữ
di cư có vị thế thấp hơn nam giới trong thang bậc nghề nghiệp; 2) Trong khi nữ di cư có xu
hướng thuận lợi nhiều hơn trong thời gian đầu, tức là tiến bước trong thang bậc nghề nghiệp ngay
sau khi di chuyển lần đầu, thì nam giới lại hưởng lợi nhiều hơn sau đó.(TCTK và UNFPA.
2006b)
3.4. Giới và vấn đề quyền và an sinh xã hội trong di dân
Khó khăn trong cuộc sống: Những khó khăn, thách thức và rủi ro đối với lao động nữ di cư đã
được nhiều nghiên cứu khẳng định (dự án VIE, 1996; Đặng Nguyên Anh, 2005; Lê Bạch Dương,
2008; UN, 2010, 2011, Hoàng Bá Thịnh, 2011, 2012). Nghiên cứu di cư Việt Nam năm 2004 cho
thấy, gần 45% người di cư trả lời có gặp khó khăn sau khi chuyển đến và khó khăn về thiếu chỗ ở
thích hợp, “vấn đề nhà ở” được cho là khó khăn lớn nhất. Các khó khăn khác được nhắc tới là
thiếu nước, điện và việc làm (TCTK và UNFPA, 2006a). Nghiên cứu của chúng tôi năm 2011
cũng cho những kết quả tương tự. Một trong những khó khăn đầu tiên mà phụ nữ nhập cư gặp
phải chính là khó khăn về nơi cư trú. Kết quả khảo sát trình bày trong bảng 3 cho thấy hầu hết
phụ nữ nhập cư đều sống trong nhà cấp 4 (gần 71%); một số ít (khoảng 8%) phải sống trong các
nhà tạm bợ. Xét về địa bàn khảo sát, TP HCM có tỷ lệ phụ nữ nhập cư phải ở nhà tạm nhiều nhất
trong số 3 địa điểm khảo sát với 11,7% (so với Hải Phòng và Quảng Ninh là 4,9 và 8,3%).
Về các quyền kinh tế và chính trị: tỷ lệ người di cư làm việc theo hợp đồng lao động chính thức
cũng khác nhau rất nhiều trên cả nước và trong các nghiên cứu khác nhau. Theo cuộc điều tra di
cư của Việt Nam năm 2004, 58% nam di cư ở thành phố Hồ Chí Minh có hợp đồng lao động
(TCTK và UNFPA, 2006a). Tuy nhiên, tỷ lệ nữ di cư trong cùng lĩnh vực có hợp đồng lao động
cao hơn nhiều (80%), và nam nữ di cư ở Hà Nội cũng có tỷ lệ làm việc có hợp đồng cao hơn
(83%). Có vẻ như tỷ lệ nữ di cư làm việc có hợp đồng lao động ở thành phố Hồ Chí Minh cao
24



hơn là do kết quả của tỷ lệ nữ di cư cao hơn nam di cư tại các khu vực công nghiệp (so với khu
vực không chính thức). Tuy nhiên, một nghiên cứu với quy mô nhỏ hơn vào năm 2003 được thực
hiện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng tập trung vào người di cư có hoặc không có
đăng ký tạm trú cho thấy chỉ có 36% người di cư có hợp đồng lao động. Ngoài ra, 38% người di
cư có việc làm không nhận được sự trợ giúp nào từ người sử dụng lao động, và chỉ có 12% người
di cư được phép nghỉ khi cần và 99% người di cư được phỏng vấn trong cuộc điều tra cho biết
không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tai nạn lao động (Đặng Nguyên Anh và Lê Bạch Dương,
2007).
Đối với phụ nữ di cư làm công nhân, hai hình thức đối xử không công bằng xảy ra nhiều nhất là
bị mắng chửi (49,2%), và bị buộc lao động quá nhiều giờ (38,3%). Ngoài ra, gần 17% phụ nữ cho
rằng trong tuyển dụng thì người sử dụng lao động thường ưu tiên nam giới; gần 9% cho biết họ
không được khuyến khích giao tiếp với bạn bè, và 5% không được trả tiền khi làm thêm ngoài
giờ. (IRC, 2012). Tính trung bình, khoảng 3,5% phụ nữ lao động tự do đã từng bị đánh đập, lạm
dụng tình dục. Tỷ lệ phụ nữ lao động tự do bị đuổi là 9,4%, bị thu phương tiện hàng hóa là dưới
8,0%. Đáng kể nhất là gần 18% phụ nữ lao động tự do cho rằng họ bị khách hàng quỵt tiền
(Hoàng Bá Thịnh, 2012). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, sự kỳ thị xã hội đối với người di
cư cũng khiến họ bị cô lập vì người di cư thường bị người bản xứ coi là không đáng tin cậy và
phiền toái (Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng, 2008). Họ bị phân biệt và bị coi là gốc rễ của
những “tệ nạn xã hội” ảnh hưởng tới xã hội như tội phạm, cờ bạc và mại dâm. Điều này đã dẫn
đến việc họ tiếp tục bị tách ra bên lề xã hội và bị chia tách hơn về xã hội, so với những qui định
hiện hành của hệ thống đăng ký hộ khẩu và tiếp cận dịch vụ góp phần làm tăng rủi ro bạo lực và
lạm dụng.
Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một phần cốt lõi của an sinh
xã hội. Theo quy định của pháp luật, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm
đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Việc có thực hiện nghĩa vụ này hay không là một yếu tố
rất quan trọng đối với mức độ dễ bị tổn thương của phụ nữ di cư. Về bảo hiểm xã hội, có sự khác
biệt rất lớn về tỷ lệ có bảo hiểm xã hội giữa tỷ lệ phụ nữ di cư làm công nhân và tỷ lệ phụ nữ lao
động tự do. Trong khi hơn 67% nữ công nhân có bảo hiểm xã hội thì chỉ có chưa đến 29% nữ di

cư lao động tự do có hình thức bảo hiểm này (Hoàng Bá Thịnh, 2012). Có nhiều lý do khác nhau
khiến cho người di cư đang “được” đối xử như “công dân hạng hai” trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội ( đặc biệ trong lĩnh vực giáo dục, y tế) và an sinh xã hội. Chính vì vậy, người di cư
25


×