Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Công nghệ nuôi cấy tế bào sâm ngọc linh full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.65 KB, 59 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KTCN TPHCM

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC
------------------------

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA:MT & CNSH
BỘ MÔN:CNSH

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ THU
NGÀNH:
CNSH

MSSV: 207111055
LỚP: 07CSH

1. Đầu đề Khóa luận tốt nghiệp:
CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY TẾ BÀO SÂM NGỌC LINH
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Tổng quan về cây Sâm Ngọc Linh
- Tìm hiểu một số qui trình nuôi cấy tế bào Sâm Ngọc Linh
3. Ngày giao Khóa luận tốt nghiệp : 05/04/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/06/2010
5. Họ tên người hướng dẫn


CN. BÙI VĂN THẾ VINH

Phần hướng dẫn
Toàn bộ

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày
tháng
năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)

CN. BÙI VĂN THẾ VINH

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ): …………………………………
Đơn vị:………………………………………………………
Ngày bảo vệ:…………………………………………………
Điểm tổng kết:………………………………………………
Nơi lưu trữ Khóa luận tốt nghiệp: …………………………

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH


LỜI CẢM ƠN
Vậy là ba năm học dưới mái trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ đã kết thúc.
Trong suốt thời gian học tập em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ phía
thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quí thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật
Công Nghệ nói chung cũng như quí thầy cô khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học
đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức để em có thể vững bước, tự tin với những gì đã
được học.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Bùi Văn Thế Vinh đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian làm bài khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, để em có thêm nhiều động
lực hoàn thành tốt khóa học.
Do vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ và kiến thức nên bài tiểu luận vẫn còn
nhiều hạn chế, thiếu sót. Em mong quí thầy cô, bạn bè chỉ dạy, bổ sung và thông cảm
để em có thể rút ra nhiều kinh nghiệm làm bài trong quá trình học tập.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu

TP.HCM, tháng 7 năm 2010.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC HÌNH

CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 01
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 01
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................... 02

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN ........................................................................... 03
2.1. Giới thiệu kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................... 0.3
2.1.1. Khái niệm .....................................................................................................03
2.1.2. Các kỹ thuật nuôi cấy ................................................................................... 04
2.1.3. Môi trường nuôi cấy ..................................................................................... 08
2.1.4. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ......................................................... 09
2.1.5. Các nhân tố đảm bảo thành công trong nuôi cấy mô tế bào thực vật ............. 11
2.2. Giới thiệu cây Sâm Ngọc Linh .............................................................................. 15
2.2.1. Phân loại .......................................................................................................15
2.2.2. Đặc điểm hình thái ........................................................................................ 16
2.2.3. Sinh thái và phân bố ..................................................................................... 18
2.2.4. Hiện trạng và tiềm năng của cây sâm Ngọc Linh .......................................... 19
2.2.5. Thành phần hóa học ...................................................................................... 20

CHƯƠNG III. CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY TẾ BÀO SÂM NGỌC LINH .... 27
3.1. Nuôi cấy mô sẹo ..................................................................................................27
3.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................................27
3.1.2. Môi trường ...................................................................................................27
3.1.3. Thiết bị và dụng cụ ....................................................................................... 27
3.1.4. Hóa chất .......................................................................................................27
3.1.5. Qui trình thực hiện ........................................................................................ 28
SVTH: NGUYỄN THỊ THU



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

3.1.6. Điều kiện nuôi cấy ........................................................................................ 28
3.2. Tái sinh chồi từ mô sẹo ......................................................................................... 29
3.2.1. Nguyên liệu ..................................................................................................29
3.2.2. Môi trường ...................................................................................................29
3.2.3. Thiết bị và dụng cụ ....................................................................................... 29
3.2.4. Hóa chất .......................................................................................................29
3.2.5. Qui trình thực hiện ........................................................................................ 29
3.2.6. Điều kiện nuôi cấy ........................................................................................ 29
3.3. Nuôi cấy rễ .......................................................................................................... 30
3.3.1. Nguyên liệu ..................................................................................................30
3.3.2. Môi trường ...................................................................................................30
3.3.3. Thiết bị và dụng cụ ....................................................................................... 30
3.3.4. Hóa chất .......................................................................................................30
3.3.5. Qui trình thực hiện ........................................................................................ 31
3.3.6. Điều kiện nuôi cấy ........................................................................................ 31
3.4. Nuôi cấy sinh khối ............................................................................................... 31
3.4.1. Nguyên liệu ..................................................................................................31
3.4.2. Môi trường ...................................................................................................31
3.4.3. Thiết bị và dụng cụ ....................................................................................... 31
3.4.4. Hóa chất .......................................................................................................32
3.4.5. Qui trình thực hiện ........................................................................................ 32
3.4.6. Điều kiện nuôi cấy ........................................................................................ 32
3.5. Tái sinh cây qua con đường tạo phôi soma ............................................................ 33
3.5.1. Nguyên liệu ..................................................................................................33
3.5.2. Môi trường ...................................................................................................33

3.5.3. Thiết bị và dụng cụ ....................................................................................... 33
3.5.4. Hóa chất .......................................................................................................33
3.5.5. Qui trình thực hiện ........................................................................................ 33
3.5.6. Điều kiện nuôi cấy ........................................................................................ 34
3.6. Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến nuôi cấy Sâm Ngọc Linh ........................... 35
3.6.1. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại chất khử trùng ......................................35
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

3.6.2. Khảo sát ảnh hưởng của các tổ hợp hoocmon lên sự phát sinh hình thái........ 36
3.6.3. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng lên khả năng tạo mô sẹo từ lá và cuống
lá .................................................................................................................................37
3.6.4. Ảnh hưởng của kích thước mẫu cấy ban đầu lên sự tăng sinh mô sẹo ........... 38
3.6.5. Ảnh hưởng của auxin lên khả năng khởi tạo mô sẹo từ lá và cuống lá ........... 39
3.6.6. Ảnh hưởng của auxin lên khả năng tăng sinh mô sẹo Sâm Ngọc Linh .......... 40
3.6.7. Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo ............... 41
3.6.8. Ảnh hưởng của BA lên quá trình tăng trưởng chồi Sâm Ngọc Linh invitro ...43
3.6.9. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng tăng trưởng chồi ..................... 43
3.6.10. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tăng trưởng chồi invitro .......... 44
3.6.11. Ảnh hưởng của IAA, IBA, NAA đến khả năng ra rễ bất định từ mô sẹo .....45
3.6.12. Ảnh hưởng của IBA và NAA đến khả năng nhân rễ bất định ...................... 46

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 48
4.1. Kết luận ........................................................................................................... 48
4.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thời gian tối thiểu để hấp khử trùng môi trường nuôi
cấy mô ở 1210C ................................................................................................ 13
Bảng 2.2: Nồng độ và thời gian sử dụng 1 số chất xử lí mô cấy thực vật .......... 14
Bảng 2.3: Hàm lượng một số saponin chính trong sâm ..................................... 20
Bảng 2.4: Hàm lượng saponin của Sâm Ngọc Linh so sánh với các
loài Panax spp. trồng trọt. ................................................................................. 21
Bảng 2.5: Các saponin chính yếu trong thành phần saponin dẫn chất protopanaxatriol
......................................................................................................................... 21
Bảng 2.6: Acid Oleanolic .................................................................................. 22
Bảng 2.7: Ocotillol ........................................................................................... 22
Bảng 2.8: Các axid béo được tìm thấy............................................................... 23
Bảng 2.9: Thành phần acid amin chủ yếu .......................................................... 24
Bảng 2.10: Các nguyên tố vi lượng ................................................................... 25
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của các loại nồng độ khử trùng ....................................... 35
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của các tổ hợp hoocmon lên sự phát sinh hình thái
của Sâm Ngọc Linh cấy mô .............................................................................. 36
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng lên khả năng tạo mô sẹo
từ lá và cuống lá................................................................................................ 37
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của kích thước mẫu cấy ban đầu lên sự tăng
sinh mô sẹo ....................................................................................................... 38

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của auxin lên khả năng khởi tạo mô sẹo từ
lá và cuống lá ................................................................................................... 39
Bảng 3.6: Ảnh hường của auxin lên khả năng tăng sinh mô
sẹo Sâm Ngọc Linh .......................................................................................... 40
Bảng 3.7: Khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo trên môi trường MS có
bổ sung BA và NAA ......................................................................................... 42
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của BA lên quá trình tăng trưởng
chồi Sâm Ngọc Linh invitro .............................................................................. 43
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

tăng trưởng chồi ................................................................................................ 44
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tăng
trưởng chồi invitro ............................................................................................ 44
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của IAA, IBA, NAA đến khả năng
ra rễ bất định từ mô sẹo .................................................................................... 45
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của IBA và NAA đến khả năng nhân rễ
của mẫu có nguồn gốc từ môi trường bổ sung NAA.......................................... 47
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của IBA và NAA đến khả năng nhân rễ
của mẫu có nguồn gốc từ môi trường bổ sung IBA ........................................... 47

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên .......................................................... 15
Hình 2.2: Hình thái Sâm Ngọc Linh .................................................................. 16
Hình 2.3: Cây Sâm Ngọc Linh .......................................................................... 17
Hình 3.1: Mô sẹo Sâm Ngọc Linh ..................................................................... 28
Hình 3.2: Chồi Sâm Ngọc Linh ......................................................................... 30
Hình 3.3: Rễ Sâm Ngọc Linh ............................................................................ 31
Hình 3.4: Nuôi cấy trong Bioreactor ................................................................. 32
Hình 3.5: Phôi vô tính Sâm Ngọc Linh ............................................................. 34

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Tấn Nhựt và cộng sự, Đề tài “ Hoạt chất saponin từ các nguyên liệu
nuôi cấy invitro của cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)”,
Trung Tâm Sâm và Dược Liệu TP. HCM.
2. Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên (2006), Công nghệ tế bào, Nxb ĐHQG
TP. HCM.
3. Nguyễn Ngọc Dung, Nhân giống Sâm Ngọc Linh bằng con đường sinh học,
Nxb Nông Nghiệp.
4. Nguyễn Ngọc Duy (1995), Nhân giống Sâm Ngọc Linh bằng con đường sinh
học và kinh nghiệm trồng Nhân Sâm ở Khai Thành Triều Tiên, Nxb Nông

Nghiệp.
5. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Duy (1996), Thăm dò khả năng nhân giống
vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô invitro cây Sâm Ngọc Linh và một số
cây trong dự án chuyên ngành lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.
HCM.
6. PGS. TS. Lê Văn Hoàng, Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật, Đại học
Đà Nẵng.
7. PGS. TS. Trần Văn Minh (1994), Nuôi cấy mô tế bào thực vật, Trường Đại Học
Nông Lâm TP. HCM.
8. Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập II), Nxb
KH & KT.
9. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, Sinh lý học thực vật, Nxb GD.
10. />
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

PHỤ LỤC
 Thành phần môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962):
Khoáng đa lượng

(mg l-1)

NH4NO3

1650


KNO3

1900

CaCL2.2H2O

440

Mg2SO4.7H2O

370

KH2PO4.7H2O

170

Khoáng vi lượng
KI
H3BO4

(mg l-1)
0.83
6.2

MnSO4.4H2O

22.3

ZnSO4.7H2O


8.6

Na2MoO4.2H2O

0.25

CuSO4.5H2O

0.025

CoCl2.6H2O

0.025

Na2.EDTA

27.8

Vitamin và các chất hữu cơ khác

(mg l-1)

Myo-Inositol

100

Nicotinic acid

0.5


Pyridoxine HCl

0.5

Thiamine HCl

0.1

Glycine

2.0

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề:
Nhân sâm Panax ginseng C. A. Meyer là cây dược liệu được sử dụng từ hàng
ngàn năm nay. Những tác dụng y học của Nhân Sâm, được dùng trong y học cổ truyền,
hiện đã được chứng minh theo nguyên lý của y học hiện đại. Nhân Sâm từ cây thuốc
huyền thoại của phương Đông đã xuất hiện rộng rãi ở phương Tây, với những sản
phẩm thương mại đa dạng. Nhân Sâm ngày nay là cây thuốc mang lại giá trị kinh tế to
lớn.
Việt Nam tự hào có được một loài Nhân Sâm đặc hữu là Sâm Ngọc Linh (hay
còn gọi là Sâm Khu Năm) Panax vietnamensis Ha & Grutzv., được biết đến trên thế
giới với tên gọi Vietnamese ginseng. Sâm Ngọc Linh có thành phần ginsenosid, dược

chất chính trong Nhân sâm, được đánh giá vào loại nhiều nhất so với các loài khác của
chi Panax trên thế giới. Tuy nhiên, Sâm Ngọc Linh được phát hiện khá muộn (vào
năm 1985) cho nên, tuy có nhiều cố gắng để phát triển cây thuốc quý giá này nhưng
tiềm năng của Sâm Ngọc Linh vẫn chưa hoàn toàn được đánh thức. Cộng với địa bàn
phân bố hẹp (chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh), lại bị khai thác bừa bãi, nên Sâm Ngọc
Linh sớm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với nỗ lực của những địa phương có Sâm
Ngọc Linh phân bố, hiện nay loài dược liệu này đã có thể tránh bị tuyệt diệt. Nhưng để
đưa Sâm Ngọc Linh thành cây thuốc ngang hàng với các loại Nhân sâm có trên thị
trường dược liệu cả về số lượng và chất lượng, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu
ứng dụng sản xuất hiệu quả.
Trên thế giới, cây Nhân Sâm Panax ginseng C. A. Meyer đã được nhân giống
và sản xuất dược chất ginsenosid thành công bằng nuôi cấy mô. Ginsenosid chiết từ
mô sẹo trong nuôi cấy mô cây Nhân sâm có cùng dạng với ginsenosid thu từ rễ Nhân
Sâm tự nhiên, tác dụng dược lý của dịch chiết bằng rượu hoặc bằng methanol và bột
ginsenosid từ mô sẹo hầu như giống với dịch chiết và bột thu từ rễ Nhân Sâm tự nhiên.
Do đó đã có các hệ thống nuôi cấy lớn như bioreactor dùng để sản xuất ginsenosid
theo quy mô công nghiệp, cung cấp cho thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn, khắc
phục được những hạn chế trong canh tác cây Nhân Sâm như: thời gian trồng kéo dài,
bị giới hạn về khí hậu, thổ nhưỡng, nhiều sâu bệnh...
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

Sâm Ngọc Linh được cả thế giới biết đến với tên gọi Vietnamese ginseng nhưng
không có nhiều nhà khoa học quốc tế lưu ý nghiên cứu về nó. Việt Nam cần tự nghiên
cứu cũng như sản xuất, cố gắng đánh thức giá trị y học và giá trị kinh tế của Sâm Ngọc
Linh. Trong các hướng nghiên cứu, hướng nuôi cấy mô đã thật sự đưa nông nghiệp lên

bước phát triển tiên tiến, vì vậy muốn nghiên cứu đưa cây Sâm Ngọc Linh phát triển
theo hướng hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao không thể bỏ qua kỹ thuật này.
Thực tế, cây Sâm Ngọc Linh đã được nhân giống thành công từ mô sẹo. Nhưng tiến
hơn một bước để sản xuất ginsenosid Sâm Ngọc Linh bằng nuôi cấy mô thì chưa có
nghiên cứu nào được công bố.
Với mong muốn tìm hiểu về loại cây trồng có giá trị kinh tế này cùng với những
công nghệ nuôi cấy tế bào đã và đang được thực hiện nhằm mục đích nhân giống và
sản xuất các hợp chất có giá trị kinh tế, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Công
nghệ nuôi cấy tế bào Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) dưới sự
hướng dẫn của thầy Bùi Văn Thế Vinh.
1.2. Mục đích của đề tài:
-

Tổng quan về Sâm Ngọc Linh.

-

Tìm hiểu một số công nghệ nuôi cấy tế bào Sâm Ngọc Linh.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.1.1. Khái niệm
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật mô tả các phương pháp nuôi cấy các bộ

phận thực vật ( tế bào đơn, mô, cơ quan…) trong điều kiện vô trùng.
 Nuôi cấy mô tế bào thực vật dựa trên hai nguyên tắc:
-

Dựa vào tính toàn năng của tế bào:
Mỗi một tế bào bất kì của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng

để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Mỗi tế bào là
một hệ thống mở, tự duy trì và tự sản xuất để tiến hành các chức năng chuyên biệt và
sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết.
-

Dựa vào khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào:
Biệt hóa là sự biến đổi của tế bào từ trạng thái tế bào phôi cho đến khi thể hiện

một chức năng nào đó.
Các tế bào dùng trong môi trường cấy đều có khả năng biệt hóa về cấu trúc và
chức năng. Trong những điều kiện thích hợp, có thể làm cho những tế bào này trở lại
trạng thái của tế bào đầu tiên đã sinh ra chúng - tế bào phôi và quá trình đó gọi là quá
trình phản biệt hóa. Vì vậy những tế bào càng gần với trạng thái của tế bào phôi bao
nhiêu thì khả năng nuôi cấy thành công càng cao bấy nhiêu.
 Ý nghĩa:
-

Nhân nhanh giống cây trồng.

-

Bảo quản nguồn gen.


-

Tạo cây sạch bệnh.

-

Sản xuất các hoạt chất sinh học.

-

Mang tính công nghiệp

 Sơ lược lịch sử phát triển:

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

1665: Robert Hooke quan sát được tế bào sống dưới kính hiển vi và đưa ra khái

niệm tế bào.
-

1838: Matthias Schleiden và Theodore Schwann đề xướng học thuyết tế bào.


-

1904: Hannig nuôi cấy phôi đầu tiên ở các loài họ cải.

-

1934: Kogl xác định vai trò của IAA.

-

1951: Skoog nghiên cứu sử dụng các hoá chất điều hoà sinh trưởng và phát sinh

cơ quan.
-

1952: Morel và Martin thực hiện vi ghép invitro thành công.

-

1962: Murashige và Skoog phát minh môi trường nuôi cấy tế bào thực vật.

-

1964: Guha và Maheshwari lần đầu tiên thành công trong tạo được cây đơn bội

từ nuôi cấy bao phấn của cây cà rốt.
-

1969: Phân lập tế bào trần từ nuôi cấy tế bào dịch lỏng (huyền phù) của


Hapopappus gracilis.
-

1973: Phát hiện Cytokinin có khả năng phá ngủ ở Gerberas.

-

1978: Marton và cộng sự xây dựng quy trình chuyển gen vào tế bào trần.

-

1983: Công ty Mitsui Petrochemicals lần đầu tiên đã sản xuất chất trao đổi thứ

cấp trên quy mô công nghiệp bằng nuôi cấy tế bào dịch lỏng Lithospermum spp.
Mitsui .0Petrochemicals.
-

1988: Klein và cộng sự tái sinh cây chuyển gen bằng phương pháp bắn gen.

-

1994: Thương mại hóa giống cà chua chuyển gen FlavrSavr.

2.1.2. Các kỹ thuật nuôi cấy
2.1.2.1. Nuôi cấy phôi
Phôi phát triển qua hai giai đoạn dị dưỡng và tự dưỡng. Ở giai đoạn dị dưỡng
cần có các chất điều hòa sinh trưởng để phát triển.
Trong nuôi cấy phôi, đường đóng vai trò rất quan trọng, đường sucrose cho
nhiều kết quả tốt hơn. Ngoài ra một số chất tự nhiên như nước dừa, dịch chiết malt,
casein thủy phân là những chất rất cần trong nuôi cấy phôi. Đối với các chất điều hòa

sinh trưởng, auxin thường dùng ở nồng độ thấp, kinetin có vai trò đặc biệt cho sự phát
triển của phôi.
Nhiệt độ, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, thường phôi
nuôi cấy cần nhiệt độ, ánh sáng thấp hơn phôi phát triển tự nhiên. Nhiệt độ 25 ± 2oC
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

thích hợp cho sinh trưởng và nảy mầm của phôi. Các phôi thứ cấp rất khó sinh trưởng
đã hoạt động khi chúng được tách rời và nuôi ở điều kiện chiếu sáng 4.000 lux hoặc
hơn trong 4 giờ chiếu sáng suốt 4 ngày nuôi đầu tiên.
 Kỹ thuật nuôi cấy phôi mang lại nhiều hiệu quả như:
-

Nhân giống cây trồng.

-

Thử sức sống của phôi hạt.

-

Duy trì phôi yếu và cứu phôi lai xa.

-

Sản xuất hạt nhân tạo mà bản chất là tế bào phôi.


2.1.2.2. Nuôi cấy mô và cơ quan tách rời
Trong nuôi cấy mô và cơ quan tách rời, khâu chọn mẫu có tầm quan trọng đặc
biệt, mẫu phải ở tình trạng sinh lý tốt và đang phát triển.
Nhu cầu dinh dưỡng khi nuôi cấy các bộ phận khác nhau của cây là khác nhau
nhưng có một số yêu cầu chung như nguồn carbon, nguồn đường, nguyên tố đa lượng,
vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Muốn duy trì sinh trưởng và phát triển của
cơ quan nuôi cấy cần thường xuyên cấy chuyền qua môi trường mới.
Đối với nuôi cấy mô cần bổ sung thêm các chất hữu cơ chứa ít nitơ dưới dạng
acide amine, đường và inositol. Trong trường hợp nuôi cấy mô, các chất điều hòa sinh
trưởng có vai trò quan trọng hơn vì các mô tách rời không có khả năng tổng hợp các
chất này.
 Nuôi cấy mô và cơ quan tách rời được ứng dụng trong:
-

Nghiên cứu điều kiện sinh trưởng đối với một bộ phận hoặc một mô của cây.

-

Nhân cây invitro.

-

Tạo mô sẹo phục vụ cho các nghiên cứu như chọn dòng tế bào, đột biến

soma,…

2.1.2.3. Nuôi cấy mô phân sinh

SVTH: NGUYỄN THỊ THU



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

Đặc điểm của mô phân sinh là chứa các tế bào non trẻ, phân chia mạnh, không
bị virus xâm nhập, vì vậy mô phân sinh là mô duy nhất của cây sạch virus. Mô phân
sinh thường là các mô đỉnh chồi và cành. Các mô phân sinh dùng để nuôi cấy thường
tách từ các mầm non, các chồi mới hình thành hoặc các cành non.
Trong nuôi cấy sự cân bằng giữa các chất điều hòa sinh trưởng rất quan trọng.
Muốn tạo chồi cần bổ sung cytokinin hoặc tổ hợp cytokinin với auxin, muốn tạo rễ thì
bổ sung auxin.
 Nuôi cấy mô phân sinh được sử dụng trong:
-

Tạo cây sạch virus.

-

Nhân giống invitro.

-

Tạo cây đa bội qua xử lý colchicin.

-

Nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan.


2.1.2.4. Nuôi cấy bao phấn và hạt phấn
Ưu điểm của nuôi cấy bao phấn là đơn giản về thao tác kỹ thuật và môi trường
nuôi cấy, nhưng có thể tạo ra cả cây lưỡng bội từ soma của thành bao phấn, do vậy sẽ
khó phân biệt với cây tự lưỡng bội từ cây đơn bội.
Hạt phấn nuôi cấy có thể phát triển thành cây đơn bội hoàn chỉnh trong điều
kiện nuôi cấy invitro bằng con đường tạo phôi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tạo
mô sẹo và tạo cơ quan. Phương pháp tạo cây đơn bội kép và phương pháp chọn lọc tạo
giống có hiệu quả chọn lọc rất cao, đặc biệt nếu được kết hợp với các phương pháp tạo
ra các biến dị di truyền khác nhau như lai hữu tính hoặc gây đột biến nhân tạo.
Thành phần môi trường nuôi cấy thay đổi tùy thuộc vào kiểu gen và tuổi của
bao phấn cũng như các điều kiện mà ở đó cây cho bao phấn sinh trưởng. Quá trình
sinh trưởng về sau của phôi hạt phấn đòi hỏi bổ sung các muối khoáng vào môi
trường. Tần số phát sinh cây đơn bội và sinh trưởng của cây nói chung sẽ tốt hơn nếu
chúng được nuôi trong điều kiện chiếu sáng, mặc dù cây hạt phấn của một số kiểu gen
sinh trưởng trong cả hai điều kiện có chiếu sáng và trong tối.

 Nuôi cấy bao phấn và hạt phấn được dùng cho tạo các dòng thuần để:
-

Nghiên cứu gen lặn vì chúng không biểu hiện ở cơ thể dị hợp tử.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH


Chọn các dòng đột biến.

2.1.2.5. Nuôi cấy tế bào đơn
Tế bào đơn có thể nhận được bằng con đường nghiền mô, hoặc xử lý enzyme.
Sau đó chúng được nuôi cấy dịch lỏng, có khuấy hoặc lắc tạo điều kiện thuận lợi cho
sự trao đổi khí và tiếp xúc với môi trường dinh dưỡng. Tế bào đơn được lọc và nuôi
cấy trong môi trường đặc biệt và tăng sinh khối.
Mỗi loại cây, mỗi loại tế bào khác nhau đòi hỏi những kỹ thuật nuôi cấy khác
nhau. Yêu cầu dinh dưỡng cho nuôi cấy tế bào đơn khá phức tạp, do chúng bị mất
nhiều chất cần thiết cho sinh trưởng khi tách rời khỏi quần thể tế bào.
 Nuôi cấy tế bào đơn được sử dụng cho các mục đích:
-

Chọn dòng tế bào.

-

Nghiên cứu cấu trúc tế bào, phát triển và phân hóa tế bào trong những điều kiện

khác nhau.
-

Thu nhận các chất trao đổi thứ cấp.

2.1.2.6. Nuôi cấy protoplast
Tế bào trần là tế bào đã được tách bỏ thành tế bào bằng phương pháp cơ học
hay sử dụng enzyme. Trong điều kiện nuôi cấy phù hợp protoplast có thể tái sinh thành
tế bào mới, phân chia và tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Ưu thế của kỹ thuật tách và
nuôi cấy tế bào trần là tế bào không có màng cứng, ở trạng thái đơn bào, mật độ tế bào
thu được trên 1 đơn vị thể tích môi trường có thể rất cao (đạt 106 tế bào/1ml môi

trường).
 Ứng dụng nuôi cấy protopast:
-

Tạo ra cây lai soma.

-

Chuyển các bào quan và chuyển gen. Quá trình dung hợp protoplast có thể được

thực hiện trên hai đối tượng cùng loài hay khác loài.
-

Quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.

2.1.3. Môi trường nuôi cấy
 Thành phần môi trường nuôi cấy gồm năm thành phần cơ bản sau:
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

-

Muối khoáng đa lượng.

-


Muối khoáng vi lượng

-

Vitamin.

-

Nguồn carbon.

-

Chất điều hòa sinh trưởng.

-

Ngoài ra có thể bổ sung các thành phần không xác định (nước dừa, dịch chiết

nấm men,…) và agar.
 Môi trường nuôi cấy có thể chia thành ba loại:
-

Môi trường nghèo dinh dưỡng: White, Knop.

-

Môi trường có hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình: Gamborg.

-


Môi trường giàu dinh dưỡng: MS.
Cơ sở cho việc xây dựng các môi trường nuôi cấy là xem xét các thành phần

cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Thành phần môi trường nuôi cấy tế bào và mô thực vật thay đổi tùy theo loài và
bộ phận nuôi cấy. Đối với cùng một mẫu cấy nhưng tùy theo mục đích thí nghiệm thì
thành phần môi trường cũng sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn phân hóa của mẫu cấy.
Tế bào mô thực vật đòi hỏi pH tối ưu cho sinh trưởng và phát triển trong nuôi
cấy. Độ pH của môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thu nhận các
chất dinh dưỡng từ môi trường vào tế bào. Vì vậy cần điều chỉnh độ pH môi trường
thích hợp trước khi nuôi cấy. Thường sử dụng NaOH hay HCl loãng để điều chỉnh độ
pH.

2.1.4. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
2.1.4.1. Auxin
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

Auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy
mô thực vật. IAA là auxin tự nhiên có trong mô thực vật, còn NAA, IBA, 2,4-D là các
auxin nhân tạo, thường các auxin nhân tạo có hoạt tính mạnh hơn.
Chúng có mặt ở các bộ phận của cây như mô phân sinh đỉnh, các bộ phận non
khác của cây.
 Sự áp dụng loại và nồng độ auxin trong môi trường nuôi cấy phụ thuộc vào:
-


Kiểu tăng trưởng hoặc phát triển cần nghiên cứu.

-

Hàm lượng auxin nội sinh của mẫu cấy.

-

Khả năng tổng hợp auxin tự nhiên của mẫu cấy.

-

Sự tác động qua lại giữa auxin ngoại sinh và auxin nội sinh.

-

Đặc tính của auxin.
 Vai trò của các chất thuộc nhóm auxin:

-

Kích thích phân chia và kéo dài tế bào.

-

Chồi đỉnh cung cấp auxin gây ra ức chế sinh trưởng của chồi bên.

-

Kích thích sự phân hoá của các mô dẫn.


-

Ảnh hưởng khác nhau đối với sự rụng lá, quả, sự đậu quả, sự phát triển và chín

của quả, sự ra hoa trong mối quan hệ với điều kiện môi trường.
-

Tạo và nhân nhanh mô sẹo (callus).

-

Kích thích tạo chồi bất định (ở nồng độ thấp).

-

Tạo phôi soma (2,4-D).

2.1.4.2. Cytokinin
Các cytokinin là dẫn xuất của adenine. Các cytokinin được sử dụng thường
xuyên nhất là BAP, Zeatin và 2-iP là các cytokinin tự nhiên, còn BA và kinetin là các
cytokinin nhân tạo. Chúng được hòa tan trong NaOH hoặc HCl loãng.
Tỷ lệ auxin/cytokinin rất quan trọng đối với sự phát sinh hình thái trong các hệ
thống nuôi cấy. Đối với sự phát sinh phôi (embryogenesis), để tạo callus và rễ cần có
tỷ lệ auxin/ cytokinin cao, trong khi ở trường hợp ngược lại sẽ dẫn đến sự sinh sản
chồi và chồi nách.
Cytokinin có mặt trong mô phân sinh đỉnh rễ, quả non.
 Chức năng chủ yếu của các cytokinin:
-


Kích thích phân chia tế bào.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

-

Tạo và nhân callus.

-

Kích thích phát sinh chồi trong nuôi cấy mô.

-

Kích thích phát sinh chồi nách và kìm hãm ảnh hưởng ưu thế của chồi đỉnh .

-

Làm tăng diện tích phiến lá do kích thích sự lớn lên của tế bào.

-

Có thể làm tăng sự mở của khí khổng ở một số loài.

-


Tạo chồi bất định (ở nồng độ cao) .

-

Ức chế sự hình thành rễ.

-

Ức chế sự kéo dài chồi.

-

Ức chế quá trình già (hoá vàng và rụng) ở lá, kích thích tạo diệp lục.

2.1.4.3. Gibberellin
Trong số hơn 20 chất thuộc nhóm gibberellin, GA3 là chất được sử dụng nhiều
hơn cả trong thực tiễn. GA3 kích thích kéo dài chồi và nảy mầm của phôi vô tính..
GA3 có tính hoà tan trong nước.
Gibberellin được tạo ra trong đỉnh rễ, chồi, lá non, hạt.
 Gibberellin có các chức năng cơ bản sau:
-

Kích thích kéo dài chồi do tăng cường phân bào và kéo dài tế bào.

-

Phá ngủ hạt giống hoặc củ giống.

-


Kiểm soát sự ra hoa của các cây 2 năm tuổi.

-

Ức chế sự hình thành rễ bất định.

-

Kích thích sinh tổng hợp của α-amylase ở hạt cây ngũ cốc nảy mầm.

-

Các chất ức chế tổng hợp kích thích quá trình tạo củ (thân củ, thân hành và củ).

-

Kích thích sự nảy mầm của phấn hoa và sinh trưởng của ống phấn.

-

Có thể gây tạo quả không hạt hoặc làm tăng kích thước quả nho không hạt.

-

Có thể làm chậm sự hoá già ở lá và quả cây có múi.

2.1.4.4. Abscisic acid (ABA)
Abscisic acid là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật tự nhiên được tạo ra
trực tiếp từ acid mevalonic hoặc do sự phân giải carotenoid.

Chúng được tạo ra trong lá, quả, mũ rễ, hạt.
 Các tác dụng cơ bản của ABA là:
-

Kích thích sự rụng lá, hoa, quả ở hầu hết các cây trồng và gây ra sự nứt quả

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

-

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

ABA thường được sản sinh khi có các yếu tố ức chế cây trồng như mất nước và

nhiệt độ thấp đóng băng.
-

Kích thích sự ngủ nghỉ, kéo dài thời gian ngủ nghỉ và làm chậm sự nảy mầm

của hạt.
-

Ức chế sự kéo dài thân và được sử dụng để kiểm soát sự kéo dài thân cành.

-

Gây ra sự đóng khí khổng.


2.1.4.5. Ethylene
Ethylene là một loại khí hiện diện trong bầu khí quyển với một nồng độ rất
thấp. Ethylene được sinh ra bởi những mô thực vật còn sống và có vai trò điều hòa sự
phát triển ở thực vật. Chúng được tạo ra ở các bộ phận như mô phân sinh đỉnh rễ, chồi,
nốt lá, hoa hóa già, quả chín.
 Các chức năng cơ bản của ethylene:
-

Gây già hoá lá, kích thích sự rụng lá và quả.

-

Làm chín quả.

-

Sinh tổng hợp ethylene được tăng cường khi quả đang chín, cây đang bị úng,

lão hoá, tổn thương cơ giới và bị nhiễm bệnh.
-

Điều khiển sự chín của một số loại quả.

-

Ethylene kìm hãm sự ra hoa của đa số cây. Tuy vậy, sự ra hoa của xoài, dứa,

một số cây cảnh lại được kích thích bởi ethylene.
-


Kích thích nở hoa, kích thích sự lão hoá của hoa và lá.

2.1.5. Các nhân tố đảm bảo thành công trong nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.1.5.1. Đảm bảo điều kiện vô trùng
Môi trường nuôi cấy có chứa đường, muối khoáng,... rất thích hợp cho các loại
nấm và vi khuẩn phát triển và với tốc độ phát triển nhanh hơn rất nhiều lần so với tế
bào thực vật.
-

Dụng cụ thuỷ tinh: Rửa sạch, hấp trong nồi áp suất ở 121 oC/15 phút.

-

Nút đậy: Sử dụng nút cao su. Nút được nhét bông gòn không thấm nước để bụi

và không khí không được đi qua. Sau đó đem đi hấp trong nồi hấp 121 oC/15 phút.
-

Mẫu nuôi cấy: Các mẫu lấy ngoài tự nhiên như cây, lá, hoa, cành cần rửa sạch

bằng xà bông dưới vòi nước nhiều lần để hạn chế sự tạp nhiễm.
-

Sử dụng các chất có hoạt tính diệt khuẩn như cồn chlorua, nước javen,...

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

-

Vô trùng nơi thao tác và tủ cấy.

-

Môi trường: Môi trường thuờng được hấp khử trùng ở 121 oC, 1atm trong 30

phút.
Có một số chất trong môi trường nuôi cấy không bền nhiệt (vitamin, kháng
sinh,..), những chất này được lọc vô trùng sau đó được thêm vào môi trường sau khi đã
được hấp, làm nguội đến khi cầm trên tay được.
2.1.5.2. Chọn đúng môi trường và chuẩn bị môi trường đúng cách
Tuỳ vào mục đích nuôi cấy, thu nhận sản phẩm. Tuỳ thuộc vào từng loại nuôi
cấy sẽ có một môi trường tối ưu. Thông thường ta phải trải qua quá trình thực nghiệm,
từ đó mới tìm một loại môi trường thích hợp cho từng mục đích
Môi trường để nuôi cấy mô và tế bào thực vật có chứa đường, muối khoáng,
vitamin rất thích hợp cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển. Do tốc độ phân bào của
nấm và vi khuẩn lớn hơn nhiều so với các tế bào thực vật, nếu trong môi trường nuôi
cấy bị nhiễm bào tử nấm hoặc vi khuẩn thì sau vài ngày sẽ phủ đầy vi khuẩn hoặc
nấm, khi đó mô nuôi cấy sẽ chết dần thí nghiệm phải bỏ đi.
Mức độ vô trùng trong thí nghiệm nuôi cấy mô và tế bào thực vật đòi hỏi rất
nghiêm ngặt, đặc biệt quan trọng trong nuôi cấy tế bào đơn trong các bioreactor. Nhiều
loại protein, vitamin, amino axit, hormone,..không bền nhiệt vì vậy nên dùng phin lọc
micropore để khử trùng.
 Có 3 nguồn nhiễm tạp chính:
-


Dụng cụ thủy tinh, môi trường và nút đậy không được vô trùng tuyệt đối.

-

Trên bề mặt hoặc bên trong mô nuôi cấy.

-

Trong quá trình thao tác.

Bảng 2.1: Thời gian tối thiểu để hấp khử trùng môi trường nuôi cấy mô ở
1210C.
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

Thể tích môi trường (ml)

Thời gian tối thiểu (phút)

20-25

24

50


26

100

28.5

250

31.5

500

35

1000

40

2000

48

3000

55

4000

63


2.1.5.3. Chọn mô cấy và xử lý đúng cách
Tuỳ mục đích nuôi cấy để chọn loại mô cấy thích hợp. Thông thường các mô
trong cơ thể thực vật đều có thể dùng làm mô cấy, trừ những mô đã hoá gỗ. Khi bắt
đầu nghiên cứu nhân giống vô tính một cây nhất định thì trước tiên chú ý đến các chồi
nách và mô phân sinh ngọn.
Nguồn lấy mẫu, vị trí lấy mẫu cấy từ cây mẹ là những yếu tố quan trọng trong
việc thiết lập quá trình nuôi cấy sạch. Lấy mẫu vào mùa xuân khi cây đâm lộc, các
chồi mới nhú sạch hơn so với các chồi ngủ. Cây trồng ngoài ruộng dễ bị nhiễm hơn
cây trồng trong nhà kính hoặc chậu trong phòng. Các phần như rễ, củ hoặc gần như
nằm trên mặt đất như thân bò, dạng củ, protocom của lan thì khó làm sạch hơn các
nguyên liệu thực vật khác.
Có rất nhiều vi sinh vật bám trên bề mặt, trong các rảnh nhỏ hoặc giữa các lớp
vảy chồi, mầm. Để loại bỏ sự tạp nhiễm bề mặt, có thể rửa sơ bộ mô cấy với nước xà
phòng để loại bỏ bụi, đất và làm tăng sự tiếp xúc với các chất khử trùng. Để làm tăng
sự khử trùng có thể dùng chất hỗ trợ làm tăng sự tiếp xúc như Tween - 20, xà phòng.
Thường dùng 1 - 3 giọt Tween cho 100 ml dung dịch nước khử trùng là tốt nhất. Ngoài
ra để tăng sự tiếp xúc bằng cách lắc hoặc khuấy đều mẫu cấy trong lúc đang khử trùng.
 Qui trình khử trùng bề mặt:
-

Rửa mẫu bằng chất tẩy nhẹ trước khi thao tác với dung dịnh khử trùng.

-

Rửa mẫu dưới vòi nước chảy từ 10-30 phút.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


-

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

Nhúng ngập mẫu vào dung dịch khử trùng trong điều kiện vô trùng. Đậy nắp lọ

rồi lắc nhẹ trong thời gian khử trùng.
-

Bỏ dung dịch khử trùng đi rồi rửa vài lần bằng nước cất vô trùng.

Bảng 2.2: Nồng độ và thời gian sử dụng 1 số chất xử lí mô cấy thực vật:
Thời gian khử

Stt

Chất khử trùng

Nồng độ

1

Hypochlorite calcium

9-10%

5-30

Rất tốt


2

Hypochlorite sodium

0,5-5%

5-30

Rất tốt

3

Nước bromine

1-2%

2-10

Rất tốt

4

Oxy già

3-12%

5-15

Tốt


5

Chlorua thủy ngân

0,1-1%

2-10

Tốt

6

Nitrate bạc

1%

5-30

Tốt

7

Kháng sinh

4-50mg/l

30-60

khá


trùng (phút)

Hiệu quả

2.2. Giới thiệu cây Sâm Ngọc Linh
2.2.1. Phân loại
 Lịch sử phân loại:
Việt Nam có nhiều cây thuốc được gọi là Sâm. Nhưng chỉ có bốn loài Sâm
thuộc họ Nhân Sâm (Araliaceae). Chi Panax gần gũi với cây Nhân Sâm Panax
SVTH: NGUYỄN THỊ THU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: BÙI VĂN THẾ VINH

gingseng C. A. Meyer là Sâm Ngọc Linh, Sâm Tam Thất, Sâm Nam và Sâm Vũ Diệp,
đều là các cây thuốc quý.
Năm 1968, KS. Vũ Đức Minh đã tìm thấy cây Sâm Ngọc Linh tại vùng núi
Ngọc Linh và tạm đặt tên nó là Sâm Khu 5. Năm 1973, đoàn điều tra cây thuốc của
Ban dân y Khu 5 do DS. Đào Kim Long dẫn đầu đã phát hiện một loài Panax mọc
hoang thành quần thể ở độ cao 1.800 m trên vùng núi Ngọc Linh và tạm đặt tên là Sâm
Đốt Trúc với tên khoa học Panax articulatus, họ Nhân Sâm (Araliaceae) (Nguyễn
Minh Đức, 2003). Tên khoa học của cây được công nhận là Panax vietnamensis Ha et
Grush., họ Nhân Sâm Araliaceae, công bố tại Viện thực vật Kamarov (Liên Xô trước
đây) nǎm 1985 do Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky đặt tên (internet 4).

Hình 2.1: Sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên


 Phân loại:
-

Giới: Plantae

-

Ngành: Magnoliophyta

-

Bộ: Apiales

-

Họ: Cam Tùng (Araliaceae)

-

Chi: Panax

SVTH: NGUYỄN THỊ THU


×