Website: Email :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TỐN
--------***--------
TẠ QUANG THOAN
HỒN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI -10/2010
Website: Email :
Website: Email :
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phân tích tài chính doanh nghệp là một công cụ quản lý quan trọng giúp
các nhà quản trị nhận thức được thực trạng, chất lượng hoạt động tài chính
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ khoa học và thực tiễn
cho các quyết định tài chính trong tương lai. Vì vậy cơng tác phân tích hoạt
động tài chính doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa
học về mặt lý luận và thực tiễn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phân
tích tài chính trong các doanh nghiệp đã được các nhà quản lý quan tâm và đã
đem đến những hiệu quả nhất định. Mặc dù vậy công tác phân tích tài chính
vẫn cịn vướng mắc về nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp làm
hạn chế tác động tích cực. Vì vậy địi hỏi phải có sự thay đổi về chất Trong
quá trình nghiên cứu với việc chọn đề tài “Hoàn thiện nội dung và phương
pháp phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần Xây dựng Dầu khí
Nghệ An” hy vọng sẽ cung cấp cho các nhà quản lý thuộc ngành xây lắp nói
chung và c Cơng ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An và các đối tượng
quan tâm nói riêng những phương pháp , nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ sự cần thiết trên, mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về cơng tác phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp nói chung và tại Cơng ty cổ phần Xây dựng Dầu
khí Nghệ An nói riêng.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp
phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An.
Vận dung những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ
Website: Email :
Website: Email :
tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần Xây
dựng Dầu khí Nghệ An. góp phần nâng cao chất lượng cơng tác phân tích
tình hình tài chính tại cơng ty.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề cơ bản về lý luận và
thực tiễn của công tác phân tích tài chính, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp
phân tích tình hình tài chính tai Cơng ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu lý luận về phân tích hiệu
quả kinh doanh một cách chuyên sâu. Số liệu thực tế chỉ nghiên cứu tại Công
ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An.
4. Phưong pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
chủ nghĩa Mác-Lê nin làm phương pháp luận, đồng thời kết hợp các phương
pháp tư duy trìu tượng, phân tích, tổng hợp...để làm rõ vấn đề đặt ra cần giải
quyết nhằm đề xuất được những giải pháp khả thi.
Đề tài cũng sử dụng lý thuyết hệ thống, mơ hình hố và phương pháp
thống kê so sánh bằng các số liệu minh hoạ, các bài viết đăng trên các báo và
tạp chí để phân tích và làm sáng tỏ vấn đề.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Góp phần tổng kết lại về mặt lý luận nội dung và
phương pháp phân tích tình hình tài chính. Làm tiền đề áp dụng lý thuyết vào
thực tiễn.
Về mặt thực tiễn: Khảo sát thực trạng về nơi dung và phương pháp
phân tích tình hình tài chính tại cơng ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An,
đánh giá cơng tác phân tích tài chính tại cơng ty, từ đó kiến nghị những giải
pháp nhằm góp phần hồn thiện nơi dung và phương pháp phân tích tài chính
tại cơng ty.
Website: Email :
Website: Email :
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm những nội dung chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích tình
hình tài chính các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài
chính tại cơng ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An.
Chương 3: Hồn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại
cơng ty Cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ An.
Website: Email :
Website: Email :
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. TÀI CHÍNH DOANH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Tài chính doanh nghiệp
Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của
doanh nghiệp. Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động
kinh tế khác. Mối quan hệ này phản ánh và thể hiện sự tác động gắn bó,
thường xuyên giữa phân phối với sản xuất và trao đổi có thể tiến hành bình
thường và liên tục.
Trong doanh nghiệp thương mại, để thực hiện việc mua bán, trao đổi
hàng hoá được vận động luân chuyển không ngừng qua các giai đoạn mua
hàng, dự trữ hàng, bán hàng và thanh toán tiền hàng. Doanh thu từ hoạt động
kinh doanh phải bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp từ đó hình thành nên các nguồn tài chính.
Trong doanh nghiệp thương mại nguồn tài chính đựơc hình thành từ kết
quả q trình sản xuất kinh doanh tạo nên các mối quan hệ tài chính tiền tệ
khác nhau, song chúng đều mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn
tài chính nảy sinh và gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
- Sự vận động chuyển hoá các nguồn lực trong kinh doanh được điều
chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối thông qua việc tạo lập hoặc sử
dụng các quỹ tiền tệ, các loại vốn kinh doanh nhất định trong hoạt động của
doanh nghiệp.
Website: Email :
Website: Email :
- Động lực của sự vận và chuyển hoá các nguồn lực nhằm mục tiêu thu
được các khoản doanh lợi trong khuôn khổ cho phép của Luật kinh doanh.
Như vậy có thể nói tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ tiền tệ gắn
liền với việc hình thành vốn, phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bản chất bên trong của tài chính là những mối quan hệ kinh tế đa dạng.
Xét trong phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp thì có các quan hệ tài chủ
yếu sau:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước : Thể hiện trong
việc doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển kinh
tế- xã hội của Nhà nước hoặc Nhà nước giao chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện.
Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước và ngược
lại trong một số trường hợp cần thiết Nhà nước có thể can thiệp và bảo hộ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó thể hiện mối quan
hệ tác động qua lại và tương hỗ lẫn nhau trong hành lang pháp lý cho phép.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường: Bao gồm thị
trường hàng hoá, thị trường sức lao động, thị trường tài chính….Đây là những
quan hệ mua bán, trao đổi các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và những quan hệ cung
ứng giao lưu vốn.
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Là những quan hệ về
phân phối, điều hoà cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập
giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; các quan hệ về thanh toán hợp
đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp với người lao động.
Các mối quan hệ này đều thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ của doanh nghiệp như: Vốn pháp định, vốn lưu động, quỹ tiền lương,
quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính…nhằm phuc vụ các mục tiêu kinh doanh
Website: Email :
Website: Email :
của doanh nghiệp. Các mối quan hệ này phát sinh một cách thường xuyên,
liên tục, đan xen nhau và hình thành nên các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính của doanh nghiệp có vai trị rất
quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài
chính của doanh nghiệp ổn định và phát triển cho phép doanh nghiệp thực
hiện chế độ hạch toán một cách đầy đủ. Nếu trong quá trình vận động của
vốn, sau một chu kỳ kinh doanh, lượng vốn thu về lớn hơn số vốn đã bỏ ra.
Ngồi ra tình hình tài chính tốt cho phép doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh
của mình trên thị trường.
Vì vậy Tài chính doanh nghiệp là một nội dung cần được xem xét và
đánh giá kỹ lưỡng để giúp doanh nghiệp và các đối tác có khả năng nắm bắt
tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Phân tích tình hình tài chính là tổng thể các phưong pháp được sử dụng để
nghiên cứu các mối quan hệ nói trên nhằm nhận thức đánh giá một cách đúng
đắn, tồn diện tình hình tài chính doanh nghiệp, qua đó giúp cho những người
sử dụng thông tin đưa ra được những quyết định đúng đắn trong qun lý kinh
tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
1.1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh
giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay. Giúp cho nhà quản lý đưa ra được
những quyết định quản lý chuẩn xác, đánh giá chính xác tình trạng của doanh
nghiệp. Nói cách khác phân tích tài chính doanh nghiệp là q trình xem xét,
đối chiếu , kiểm tra, so sánh số liệu giữa hiện tại và quá khứ để đánh giá tình
hình tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó dự
đốn tiềm năng, hiệu quả kinh doanh và các rủi ro tài chính cũng như triển
Website: Email :
Website: Email :
vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra
được những quyết định quản lý sản xuất kinh doanh đúng đắn, chính xác để
phát triển doanh nghiệp, giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự
đốn chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những
quyết định sáng suốt, phù hợp với những mục tiêu mà doanh nghiệp phấn đấu
để hương tới.
1.1.2.2. Vai trò phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
* Đối với nhà quản lý: Là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, phân tích tài
chính doanh nghiệp nhằm hướng tới các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý
trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện nguyên tắc cân bàng tài chính, khả
năng sinh lời, khả năng thanh tốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích tài chính là cơ sở cho những dự đốn tài chính của
doanh nghiệp trong tương lai.
Thứ ba, hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù
hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như các quyết định về đầu tư, tài
trợ, phân phối lợi nhuận.
Thứ tư, phân tích tài chính nhằm kiểm tra, kiểm sốt hoạt động quản lý
trong doanh nghiệp.
* Đối với các nhà đầu tư (cá nhân, cổ đông, các đơn vị khác …): là
những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và sử dung trong
qua trình sản xuất kinh doanh để hưởng lãi. Thu nhập của họ là tiền lời được
chia và thặng dư vốn cổ phần. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi
nhuận thu được của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tài chính giúp cho các
nhà đầu tư đánh giá chính xác thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và ước
đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính của
Website: Email :
Website: Email :
doanh nghiệp qua đó phân tích được khả năng sinh lời, các tiềm ẩn rủi ro tài
chính của doanh nghiệp trong q trình sản xuất kinh doanh.
* Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hố dịch vụ: Phân tích tài
chính doanh nghiệp nhằm mục đích xác định khả năng thanh tốn của doanh
nghiệp tại thời điểm hiện tại và trong tương lai qua đó để đưa ra quyết đinh có
nên giao dịch với doanh nghiệp hay không, mức độ bán chịu vật tư hàng hoá
dịch vụ như thế nao?
* Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Là những người cho các
doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu tài chính trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Khi quyết định cho doanh nghiệp vay họ phải biết chắc chắn khả
năng hoàn trả các khoản. Thu nhập của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đó
là lãi vay mà doanh nghiệp phải trả. Do đó phân tích tài chính doanh nghiệp
đối với ngân hàng và các tổ chức tín dung nhằm mục đích xác đinh khả năng
thanh tốn các khoản nợ mà doanh nghiệp vay của ngân hàng và xác định
mức lãi thu được như thế nào.
* Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: là những
người có thu nhập duy nhất là tiền lương được trả hàng tháng. Ngoại trừ trong
các công ty cổ phần, thu nhập của họ cịn có thêm khoản tiền lãi được chia
tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ đóng góp. Các khoản thu nhập này nhận
được còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do
vậy phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định
của mình, trên cơ sở đó họ n tâm cống hiến hết mình cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
* Đối với cơ quan quản lý nhà nước ( Cơ quan thuế, kiểm toán, thanh
tra nhà nước…) Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá đúng thực
trạng tài chính, trách nhiệm nộp thuế cho ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó
Website: Email :
Website: Email :
các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách về quản lý tài chính như
chống độc quyền và chống phá giá …
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là một cơng cụ hữu ích được
dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá tình hình tình hình tài chính doanh
nghiệp giúp cho những đối tượng quan tâm lựa chọn và đưa ra những quyết
định phù hợp nhất để thực hiện mục tiêu mà mình theo đuổi.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật
phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật
này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng
làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết
định là mục đích chủ yếu của phân tích BCTC.
1.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích để
đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
Để áp dụng phương pháp này cần chú ý những vấn đề sau:
- Các chỉ tiêu phải đảm bảo các điều kiện:
+ Các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh;
+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán;
+ Phải thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường;
Nếu không đảm bảo các điều kiện trên thì việc so sánh sẽ mất giá trị, có
khi còn phản ánh sai lệch thông tin.
- Cần phải có gốc để so sánh; việc xác định gốc so sánh tùy thuộc vào
mục đích cụ thể của phân tích.
Website: Email :
Website: Email :
+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ
tiêu (về mặt thời gian): có thể lựa chọn gốc để so sánh là trị số của các chỉ tiêu
kỳ kế hoạch, kỳ trước, số liệu dự toán, cùng kỳ này năm trước…
+ Khi đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị
khác (về mặt không gian): có thể lựa chọn số liệu của các đơn vị có điều kiện
tương đương, chọn tổng thể hay bộ phận của cùng tổng thể hoặc số liệu trung
bình ngành…, để làm gốc so sánh.
Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch, dự toán, cùng kỳ năm trước
gọi chung là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh đó, gọi chung là kỳ
gốc. Còn kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích.
Với mục đích cụ thể của phân tích có thể chọn phương pháp so sánh
bằng số tuyệt đối; so sánh bằng số tương đối (tương đối giản đơn, tương đối
liên hệ, tương đối kết cấu…); so sánh bằng số bình quân.
1.2.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Bằng
cách, khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của
các nhân tố còn lại.
Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới hai điều kiện sau:
- Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới
dạng một tích số (hoặc một thương số).
- Việc sắp xếp và trình tự xác định ảnh hưởng lần lượt trong từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích dựa trên quan điểm tích lũy về lượng sẽ dẫn đến biến
đổi về chất (nhân tố số lượng sắp xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau).
Có hai phương pháp được sử dụng, đó là:
+ Phương pháp thay thế liên hoàn;
+ Phương pháp số chênh lệch
Website: Email :
Website: Email :
Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân
tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt (mỗi
nhân tố một lần) các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị
số của chỉ tiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay đổi; rồi so sánh trị số
của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước
khi thay thế nhân tố. Từ đó rút ra được nhận xét về ảnh hưởng của nhân tố
thay thế đến chỉ tiêu nghiên cứu.
Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp này như sau:
Giả sử có đối tượng phân tích (đối tượng nghiên cứu) là Q và Q chịu
ảnh hưởng của các nhân tố a,b,c,d và các nhân tố này có quan hệ tích số với
chỉ tiêu cần phân tích Q => Q = a.b.c.d
Ta có:
Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: Q1 = a1. b1. c1. d1
Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc
: Q0 = a0. b0. c0. d0
- Số tuyệt đối : ∆Q = Q1 – Q0
Q1
- Số tương đối: Q x 100
0
∆Q là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích
và kỳ gốc.
Các nhân tố ảnh hưởng
∆Qa = a1. b0. c0. d0 - a0.b0.c0.d0
∆Qb = a1.b1. c0. d0 - a1. b0. c0. d0
∆Qc = a1. b1. c1. d0 - a1.b1. c0. d0
∆Qd = a1.b1.c1.d1 - a1. b1. c1. d0
Cuôi cùng là tổng hợp.
∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd
Website: Email :
Website: Email :
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố cần rút ra nhật xét, kết luận và kiến nghị giải pháp thiết thực nhằm không
ngừng nâng cao kết quả của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp số chênh lệch
Với những điều kiện, trình tự vận dụng và giả sử như trên phương pháp
chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng
số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định.
Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp số chênh lệch như sau:
∆Q = Q1 – Q0 = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd
Trong đó :
∆Qa = (a1 – a0). b0. c0. d0
∆Qb = (b1 – b0). a1. c0. d0
∆Qc = (c1 – c0). a1. b1. d0
∆Qd = (d1 – d0). a1.b1.c1
1.2.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phân tích theo bộ phận cấu thành,
theo thời gian và theo địa điểm. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức
độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và mức độ ảnh
hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và
kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận
vào kết quả chung. Từ đó, tìm cách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện
vận dụng từng giải pháp một cách phù hợp, hiệu quả.
1.2.4. Các phương pháp phân tích khác
Phương pháp liên hệ cân đới
Cơ sở của phương pháp này là dựa trên mối quan hệ của các nhân tố
liên hệ cân đối doanh thu và chi phí, mua sắm và sử dụng vật tư… Có thể xây
dựng phương pháp phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu, nhân tố có quan hệ với
Website: Email :
Website: Email :
chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số (mối quan
hệ lỏng lẻo). Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập tách
biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản
ánh đối tượng nghiên cứu.
Mỗi một sự biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với
kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng
tương ứng và không cần phải đặt nguyên tố đó trong các điều kiện giả định.
Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp này như sau:
Với những giả sử như trên, có đối tượng phân tích (đối tượng nghiên
cứu) là Q và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d và mối quan hệ giữa
các nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số kết hợp
với hiệu số, như sau:
Q=a+b+c–d
Kỳ kế hoạch: Q0 = a0 + b0 + c0 – d0
Kỳ thực hiện: Q1 =a1 + b1 + c1 – d1
Đối tượng phân tích:
- Số tuyệt đối: ∆Q = Q1 – Q0 = (a1 + b1 + c1 – d1) – (a0 + b0 + c0 – d0)
Q1
- Số tương đối: Q x 100
0
Các nhân tố ảnh hưởng: Qa = a1 – a0
Qb = b1 – b0
Qc = c1 – c0
Qd = d1 – d0
Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ∆Q = Qa + Qb + Qc + Qd
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những
Website: Email :
Website: Email :
giải pháp nhằm đưa các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ
tiếp theo đạt được những kết quả cao hơn.
Phương pháp phân tích xu hướng
Là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của cơng ty
qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài
chính. Thực ra, đây chỉ là bước tiếp theo của phân tích tỷ lệ. Sau khi tính tốn
các tỷ số, thay vì so sánh các tỷ số này với bình qn ngành chúng ta cịn có
thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm bằng
cách vẽ đồ thị để thấy xu hướng chung. Phương pháp này bào gồm hai bước
như sau:
+ Thứ nhất, chọn một năm làm gốc;
+ Thứ hai, tính tốn các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau
theo phần trăm của khoản mục tương ứng ở năm gốc.
Có thể sử dụng kết hợp giữa phương pháp tỷ lệ và đồ thị: Người ta
thường nhận thấy rằng “trăm nghe không bằng mắt thấy” và việc mơ tả các
kết quả phân tích dưới dạng đồ thị thường rất hữu ích và xúc tích. Nếu ta chọn
phương pháp này để trình bày các kết quả thì tốt nhất là nên trình bày cả tiêu
chuẩn ngành và xu thế trên cùng một biểu đồ. Các tỷ lệ tài chính then chốt
thường được nhóm lại thành bốn loại chính (khả năng sinh lời, tính thanh
khoản, hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn), tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình
tài chính của cơng ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ.
Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình phân tích BCTC các nhà
phân tích còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp xác định
giá trị theo thời gian của tiền, phương pháp Dupont, phân tích xu hướng.
•
Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền: Cơ sở của
phương pháp này là đồng tiền có giá trị theo thời gian (đồng tiền hôm nay có
giá trị hơn đồng tiền thu được trong trương lai) do ảnh hưởng của các nhân tố
Website: Email :
Website: Email :
lạm phát, chính sách kinh tế, thiên tai…. Do đó, để đánh giá chính xác hiệu
quả vốn đầu tư, nhất thiết phải tính đổi tiền về một thời điểm nhất định.
Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các dự án đầu tư.
•
Phương pháp Dupont: Đây là phương pháp lần đầu tiên được
công ty Dupont sử dụng nên gọi là phương pháp Dupont. Phương pháp này
phân tích các chỉ tiêu suất sinh lời dựa vào mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.
Theo phương pháp này, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu (ROE)
Hệ số tài sản trên
vốn chủ sở hữu
Suất sinh lời của
tổng tài sản (ROA)
Số vòng quay của
tài sản
Doanh thu
Suất sinh lời của
doanh thu (ROS)
Tổng tài sản
bình quân
Lợi nhuận
sau thuế
Doanh thu
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo
phương pháp Dupont
Website: Email :
Website: Email :
* Các bước trong phương pháp Dupont
- Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính);
- Tính tốn (sử dụng bảng tính);
- Đưa ra kết luận;
- Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính
tốn lại.
* Thế mạnh của Mơ hình Dupont
- Tính đơn giản: Đây là một cơng cụ rất tốt để cung cấp cho mọi
người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của
cơng ty.
- Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân
viên.
- Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một
vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi
khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của cơng ty. Thay vì
tìm cách thơn tính cơng ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế
nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.
* Hạn chế của Mơ hình phân tích Dupont
- Dựa vào số liệu kế tốn cơ bản nhưng có thể khơng đáng tin cậy;
- Khơng bao gồm chi phí vốn;
- Mức độ tin cậy của mơ hình phụ thuộc hồn tồn vào giả thuyết
và số liệu đầu vào.
* Điều kiện áp dụng phương pháp Dupont: Số liệu kế toán đáng tin cậy.
Trên đây là một số phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong
phân tích báo cáo tài chính. Vì một nội dung cần phân tích có thể được phản
ánh qua nhiều chỉ tiêu nên các nhà phân tích có thể vận dụng phương pháp
phân tích phù hợp với nội dung và chỉ tiêu cần phân tích. Hoặc có thể kết hợp
Website: Email :
Website: Email :
các phương pháp phân tích để đưa ra những kết luận chính xác và từ đó có
những quyết định đúng đắn và chuẩn xác cho quá trình kinh doanh.
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu tài sản
Là việc so sánh sự biến động của tổng tài sản cũng như của từng loại tài
sản cuối kỳ so với đầu năm và tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng
tài sản và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của
việc phân bổ.
Tỷ trọng của từng
Giá trị của từng bộ phận tài sản
bộ phận tài sản chiếm =
x 100
trong tổng tài sản
Tổng tài sản
Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động
của từng bộ phận, ngành nghề sản xuất kinh doanh, tính thời vụ hoặc chính
sách đầu tư của doanh nghiệp. Có thể lập bảng phân tích như sau:
Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
A.
I.
1
Tài sản ngắn hạn
Đầu năm
Cuối kỳ
Cuối kỳ so
với đầu năm
Số
tiền
(đ)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(đ)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(đ)
Tỷ
trọng
(%)
2
3
4
5
6
7
Tiền và tương
đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
Website: Email :
Website: Email :
III.Phải thu ngắn hạn
IV.Hàng tồn kho
V.Tài sản ngắn hạn khác
B.Tài sản dài hạn
I. Phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III.Bất động sản đầu tư
IV.Đầu tư tài chính dài hạn
V.Tài sản dài hạn khác
- Về tiền và tương đương tiền.
Do tính thời điểm của chỉ tiêu này, nên khi xem xét cần liên hệ với tính
biến động của chỉ tiêu hệ số khă năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các
khoản tương đương tiền. Ngoài ra cũng phải căn cứ vào nhu cầu thực tế về
tiền của doanh nghiệp trong từng giai đoạn và kế hoạch của doanh nghiệp
trong việc sử dụng tiền để nhận xét.
- Về đầu tư tài chính.
Đây là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp nhằm phát huy hết
mọi tiềm năng sẵn có và lợi thế của doanh nghiệp để sử dụng nguồn vốn dôi
thừa đồng thời tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi
được kinh nghiệm từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi xem xét chỉ tiêu
này cần liên hệ với chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng như mơi trường
đầu tư trong từng thời kỳ vì mơi trường đầu tư ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng
của khoản đầu tư.
- Về các khoản phải thu.
Tỷ trọng của loại tài sản này phụ thuộc vào phương thức bán hàng,
chính sách bán hàng, khả năng quản lý của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
bán lẻ, bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu thấp và ngược lại
Website: Email :
Website: Email :
đối với doanh nghiệp bán buôn thì cịn tùy thuộc vào chính sách tín dụng bán
hàng của doanh nghiệp ngắn hạn hay dài hạn mà tỷ trọng này cao hay thấp.
Tuy nhiên, tín dụng bán hàng lại ảnh hưởng đến doanh số bán hàng nên khi
đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu
tiêu thụ của doanh nghiệp.
- Về hàng tồn kho.
Lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được
nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gia tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng
vốn. Tỷ trọng loại tài sản này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh của từng loại hình doanh nghiệp, vào quy mơ sản xuất, tiêu thu, vào
mức độ chun mơn hóa, vào hệ thống cung cấp và tình hình tài chính của
doanh nghiệp… Ngoài ra khi xem xét chỉ tiêu này cũng cần liên hệ với ngành
nghề, chính sách dự trữ, tính thời vụ, chu kỳ sống của sản phẩm. Trong các
doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài như xây lắp, đóng tàu hay
các doanh nghiệp thương mại mà hàng hóa là đối tượng kinh doanh của doanh
nghiệp thì tỷ trọng hàng tồn kho thường lớn; ngược lại, đối với doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng hàng tồn kho thường thấp. Bên cạnh đó khi
phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăng
trưởng doanh nghiệp.
- Về tài sản cố định.
Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản phụ thục vào ngành
nghề và lĩnh vực kinh doanh. Tỷ trọng này thường cao đối với các doanh
nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có
hàm lượng kỹ thuật cao: Như cơng nghiệp thăm dị khai thác dầu khí (90%),
ngành luyện kim (70%); trong khi đó ngành cơng nghiệp thực phẩm chỉ
chiếm khoảng (10%), hay ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ tỷ trọng này
lại thấp, ngoại trừ trong kinh doanh khách sạn và hoạt động vui chơi giả trí.
Website: Email :
Website: Email :
Ngoài ra khi xem xét tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản các nhà
phân tích cần liên hệ với tình hình đầu tư, phương pháp khấu hao mà doanh
nghiệp áp dụng và số liệu trung bình ngành để rút ra nhận xét thích hợp.
Trong trường hợp thu thập đầy đủ số liệu, nên phân tích sự biến động
về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh
nghiệp qua nhiều thời kỳ, nhiều năm khác nhau, đồng thời có thể so sánh với
cơ cấu chung của ngành để việc đánh giá được toàn diện và hợp lý hơn.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ
cấu tài sản. Ngoài việc so sánh tổng số vốn cuối kỳ so với đầu năm, cần phải
xem xét từng khoản vốn của doanh nghiệp chiếm trong tổng số tài sản, để
thấy được mức độ đảm bảo và xu hướng biến động của chúng nhằm đánh giá
được khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ
chủ động trong kinh doanh. Việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn phải dựa trên
chính sách huy động vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ gắn với điều
kiện kinh doanh cụ thể, tính chất và ngành nghề kinh doanh. Kết hợp với việc
xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả
kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý
về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ
phận nguồn vốn chiếm
trong tổng số nguồn vốn
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
=
x 100
Tổng số nguồn vốn
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì
điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là
cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại.
Website: Email :
Website: Email :
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để thấy rõ hơn khả năng tự chủ về
tài chính của doanh nghiệp là:
- Hệ số tài trợ (Ratio of finance): Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả
năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này cho biết, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu trong tổng số nguồn
vốn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo
đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
- Hệ số tự tài trợ (Ratio of equity to non – current assets): Còn gọi là hệ
số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư
vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là bao nhiêu. Trị số của trỉ tiêu này càng
cao, chứng tỏ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn. Điều
này tuy giúp cho doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả
kinh doanh sẽ khơng cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng
vào kinh doanh quay vòng để sinh lời.
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ =
Tài sản dài hạn
- Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu cho biết mức độ tài trợ tài sản của
doanh nghiệp bằng các khản nợ. Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ
thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn điều đó sẽ dẫn đến doanh nghiệp
hạn chế tính tự chủ về mặt tài chính.
Nợ phải trả
Hệ số nợ so với tài sản =
Tài sản
Website: Email :
Website: Email :
Hệ số nợ so với tài sản= 1 – Hệ số tài trợ
( vì Nợ phải trả = Nguồn vốn – Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Vốn chủ sở hữu)
Do đó để giảm hệ số nợ so với tài sản, doanh nghiệp phải tìm mọi biện
pháp để tăng hệ số tài trợ.
- Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm
bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ mức độ
đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ càng lớn, tính tự chủ của
doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Nợ phải trả
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ
đầu tư tài sản của DN bằng vốn chủ sở hữu. Trị số này càng > 1, chứng tỏ
mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp.
Tài sản
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = 1 + Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Như vậy các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp để giảm hệ số nợ so
với vốn chủ sở hữu. Như vậy sẽ tăng mức độ độc lập về tài chính.
1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay phân
tích cân bằng tài chính của DN chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối
giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN. Nhằm đáp ứng nhu cầu về
tài sản (vốn) cho hoạt động sản xuất kinh doanh, DN cần phải có các biện
Website: Email :
Website: Email :
pháp tài chính cần thiết để huy động và hình thành nguồn vốn, từ nguồn vốn
chủ sở hữu đến nguồn vốn vay hay chiếm dụng trong q trình thanh tốn…
Dưới góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của
doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ
tạm thời.
Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
Tài sản NH + Tài sản DH = Nguồn tài trợ TX + Nguồn tài trợ tạm thời
Phân tích dưới góc độ này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự ổn
định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh
nghiệp cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
Khi phân tích cân bằng tài chính, cần so sánh tổng nhu cầu về tài sản với
nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng
đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử
dụng phù hợp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được ổn định và liên tục.
Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn nhu cầu về tài
sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý để tránh tình
trạng bị chiếm dụng vốn. Đồng thời, đối với từng nguồn tài trợ, cần phải phân
tích sự biến động về tổng số cũng như từng loại giữa cuối kỳ so với đầu năm
và dựa vào sự biến động của bản thân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét
hợp lý.
Có thể khái quát cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp
này qua bảng sau:
Website: Email :
Website: Email :
Bảng 1.2: Nguồn tài trợ tài sản.
-Tài sản cố định
Tổng
Tài
số
Sản
Tài
Dài
Sản
Hạn
- BĐS đầu tư
Nguồn
Tổng
- Phải thu dài hạn -Vay dài hạn
Tài
Số
- Đầu tư tài chính -Nợ dài hạn
Trợ
Nguồn
Thường
Tài
Xuyên
Trợ
dài hạn
-Nguồn vốn CSH
-Vay trung hạn
-Tài sản dài hạn -Nợ trung hạn
khác
-Tiền và tương
đương tiền
Tài
Sản
Ngắn
Hạn
-Đầu tư tài chính
ngắn hạn
-Phải thu ngắn
hạn
-Hàng tồn kho
-Tài
sản
-Vay ngắn hạn
-Nợ ngắn hạn
-Chiếm dụng bất
hợp pháp
Nguồn
Tài
Trợ
Tạm
Thời
ngắn
hạn khác
Từ đẳng thức trên ta có thể biến đổi như sau:
TSNH – Nguồn Tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ TX – TSDH (1)
Thực chất, nguồn tài trợ tạm thời cũng chính là số nợ ngắn hạn phải trả.
Như vậy vế trái của đẳng thức phản ánh số vốn của doanh nghiệp được sử
dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh
nghiệp - Vốn hoạt động thuần. Nó bảo đảm khả năng chi trả cho các hoạt
động diễn ra mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản
nào khác.
Như vậy, vốn hoạt động thuần có thể tính theo hai cách.
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (1a)
Website: Email :