Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHIA sẻ KINH NGHIỆM đi lâm SÀNG CHO y3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.93 KB, 8 trang )

CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐI LÂM
SÀNG CHO Y3.
Học lâm sàng là 1 hình thức học tập đặc biệt mà chỉ có sv Y mới
có, “ Lâm sàng “ là đến giường bệnh, học lâm sàng có nghĩa là pp
học mà ở đó, các bạn sinh viên thu thập kiến thức, trau dồi và đúc
rút kinh nghiệm về nghề nghiệp mà chúng ta theo học và những
kiến thức đó, kinh nghiệm đó, k phải một anh chàng cô cậu mọt
sách nào đó suốt ngày cắm đầu vào những cuốn sách, những giáo
trình thôi là có thể có được, mà nó chỉ có thể có được khi chúng ta
tiếp cận với giường bệnh, với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân,
và cả những nhân viên y tế mà thôi. Trong chuyên mục Học tập
kỳ này, chúng mình xin được trích lại một bài viết chia sẻ kinh
nghiệm từ anh Trương Ngọc Thái.

Thân gửi các em Y3 sắp đi lâm sàng
Cũng tầm này năm ngoái , nghỉ tết dương xong là bắt đầu đi lâm
sàng. Trong cái guồng quay thi cử kinh hoảng của kì 1 Y3,mọi sự
chuẩn bị dường như là không đủ. Háo hức cực, vẽ ra trong đầu


bao nhiêu viễn cảnh và … dù đã hỏi han các anh chị đi trước để
chuẩn bị tâm sinh lý nhưng không sao thoát được cảnh lơ ngơ mà
văn vẻ gọi là bỡ ngỡ J). TRong mắt anh lúc ấy: “ Sao các anh chị
Y4 giỏi thế, cái gì cũng biết?” “ tổ này toàn giáo sư hay sao ấy”.
Phải mất 2-3 tuần đầu bám đuôi các a c rồi sau đấy mới tự cùng
các bạn đi hỏi bệnh được. Lâm sàng gốc của nó là “ bên giường
bệnh”, đi lâm sàng là các em sẽ tới bệnh viện , tiếp xúc với bệnh
nhân – hỏi bệnh, thăm khám để chẩn đoán và hướng tới điều trị
bệnh. Có thể coi đó là bước ngoặt với cuộc dời SV Y khi thay đổi
môi trường học tập, ở đó các em sẽ cụ thể hóa những gì đã học
trên sách vở. Ai mà thích lâm sàng chắc sẽ cực thích, hứng học


thay đổi hẳn so với mấy môn đại cương nhưng cũng có bạn sẽ
chưa kịp thích nghi sinh ra chán nản ( tất nhiên đấy là 2 thấy cực
và vẫn có những cảm xúc ở lưng chừng) :D.Nếu ai làm BS lâm
sàng ( mà đa phần SV đa khoa đều thích thế) thì kể từ đây bệnh
viện sẽ trở thành ngôi nhà thứ 2 của các e, những công việc tuần
hoàn đến hết đời BS. Vậy nên, những gì thu nhận được ở những
bước khởi đầu là thực sự quý giá để ra hành nghề sau này. Bệnh
viện chính là 1 XH thu nhỏ, là nơi để các em quan sát, tổ chức,

làm việc , mở rộng mối quan hệ…
Cần chuẩn bị những gì :
I/ CHUNG NHẤT :

KIẾN THỨC ( từ những môn cơ sở như giải phẫu, sinh lý,
sinh lý bệnh … rồi đến triệu chứng học, bệnh học… ) – đấy là cái
vốn bên trong.





Những vật ngoài thân :
Áo blouse ( nếu bạn nào vẫn dung áo mỏng manh xuyên
thấu từ năm nhất thì nên sắm 1 cái mới J. Vẻ ngoài cũng quan
trọng, trang phục gọn gàng chuyên nghiệp sẽ dễ tiếp cận BN
hơn).
Sổ lâm sàng , sách giáo trình.





Ống nghe : Giữa 2 loại ALPK2 và Microlife chỉ hơn nhau mấy
chục thoai nhưng a thấy ALPK2 nghe thích hơn hẳn . Được nữa

thì dung Littman 1 thể

Bộ đo HA : cũng k thực sự cần lắm nhưng cũng thể dung
“Huyết áp kế” để tiếp cận BN. Có thể mua về đo cho người
thân hoặc mang đi trực vì nhiều lúc đo HA ở khoa k đủ nhu cầu
dung và dung lâu nên đơ .

Búa phản xạ, đèn soi đồng tử : cũng k đắt đâu – 1 số khoa
cần dùng.
II/ CHUYÊN MÔN : 2 vấn đề chính là học và trực.
1.
Học :
* Học ở đâu ?
– Nội : chủ yếu học trong khuôn viên viện Bạch Mai
Y3 học 8 khoa : Nhà Việt Nhật ( Khoa Cơ Xương khớp –T2, Tiêu
hóa và Thận tiết niệu –t5, Nội tiết và Hô hấp – T6), Viện Tim mạch
Quốc Gia (khoa Tim mạch), Viện lão khoa Quốc gia ( Lão khoa),
Viện HH truyền máu trung ương ( khoa Huyết học ). Các em học
11 tuần : khoa đầu khoa cuối học 2 tuần , tuần 11 thi
– Ngoại ( những nơi mà SV trường mình đã từng học )
+ Viện Hữu nghị Việt Đức: học 4 khoa ( bốc thăm ), khi thi thì bốc
thăm có thể thi khoa mình k học.
+ khoa Ngoại BV Bạch Mai: K phân khoa , mặt bệnh chủ yếu về
tiêu hóa và sọ não.
+ Khoa Ngoại BV Saint Paul: có 4 khoa .
+ Khoa ngoại BV ĐH Y: mặt bệnh cũng k đa dạng lắm.

+ BV Thanh Nhàn ( nghe nói đã bỏ )


Hỏi bệnh :


– Đối với SV thì lý thuyết bao giờ cũng đi trước lâm sàng 1 bước.
Đọc lý thuyết trước khi đến viện : chắc về triệu chứng học .
Đọc gì :
Nội : Nội khoa cơ sở (2 tập ), 200 triệu chứng học Nội khoa ( nhóm
SV ĐH Y HN biên soạn) , triệu chứng học Nội khoa của Y Dược TP
HCM. Ngoại văn : Harrinson, Bate’s Guide to Physical Examination
and History Talking…, Bệnh học Nội khoa ( 2 tập- đọc thêm)
Ngoại : Triệu chứng học Ngoại Khoa , Bệnh học ngoại khoa ( sách
dung co SV Y4 )…
– Kĩ năng giới thiệu bản thân , tiếp cận BN : đã học môn Kĩ năng
giao tiếp .
– Khai thác tiền sử, bệnh sử : kĩ năng giao tiếp, sách triệu chứng

có viết
Kinh nghiệm :
– Nên đi sớm để biết BN mới vào khoa ( nhìn bảng BN mới vào
mỗi khoa hoặc hỏi bạn tối qua trực).
– Nghe giao ban các khoa
Khám bệnh : đã học ở môn Tiền lâm sàng

Làm Bệnh án : mục này rất quan trọng, sẽ có handout hướng
dẫn tỉ mẩn.
Lời khuyên :
– Đừng nên khám 1 mình : thứ nhất là bước đầu việc hỏi bệnh

chưa quen các em sẽ k nhớ hết được thông tin mình hỏi , mà vừa
hỏi vừa ghi thì k hay cho lắm . Nên có bạn đi cùng – tốt nhất là 23 người có đủ nam nữ – để người hỏi người ghi, bổ sung cho nhau,
mình bí bạn hỏi. Khám bệnh có bạn ở bên hẳn sẽ vững tin hơn J.
Yêu cầu của Y3 là khám và kết luận triệu chứng đúng.



– Những ngày đầu thì nên bám Y trên : các a c cũng đã từng trải
qua thời kì như các em nên biết thì sẽ nói thôi, truyền thống của
trường mình roài, nhất là việc sửa BA
– Học mỗi khoa thì đều có mục tiêu cjuar bộ môn rồi nhưng nên có
mục tiêu cá nhân mình nữa. Mỗi khoa đi có 1 tuần thôi, nhanh
lắm. Đi khoa nào cũng cố làm vài cái BA , sau lúc thi có cái form
mà dùng.
– Mặt bệnh các khoa đa dạng : có 2 hướng đi : học theo mục tiêu ,
cũng đủ mặt rồi, học hết các bệnh cho phong phú kiến thức nếu
đủ sức J.
– Chủ động trong việc tiếp cận BN, hỏi và khám bệnh. Trao đổi với
các bạn để mở mang kiến thức và kiểm định những gì mình vừa
tiếp xúc với BN.
– Cái cảnh đứng hành lang, nói thật là không ai muốn – mất hình
ảnh với BN chết đi được . Nhưng với cơ chế, kiểu tổ chức hiện tại
thì k thoát được cảnh ấy đâu . Dù các bạn chăm nhất cũng có lúc
phải đứng :). Tất nhiên là sẽ bị các thầy cô mắng , do 2 phía
nhưng có lỗi gì vẫn nên nhìn lại mình trước.
II/ TRỰC :

Phân nhóm :
+ Trực Nội : mỗi khoa 2 vị trí , 2 bạn trực cùng nhau tự chọn hay
bốc thăm với nhau. 17h00 có mặt , thứ 7, CN, ngày lễ : 8h0018h00 ( ca ngày ), (18h00 -8h00 ca tối).

+ Trực Ngoại Việt Đức : cả nhóm ( đơn vị nhóm có thể lớn hơn đơn
vị tổ, có tổ chia đôi và ghép vs tổ khác ). Trực các viện khác :
nhóm 6-8 tùy số lượng SV . Trực Ngoại đa số là tua 8 : 8 ngày trực
1 lần.
– Nhiệm vụ :
+ Nội :
1. làm BA BN mới vào viện.


2. Theo dõi BN nặng và ghi vào phần theo dõi trong BA.
3.Đưa XN : khi đã hoàn thành 2 phàn việc PHẢI LÀM trên hoặc có
thể cân đối thời gian thì đi đưa XN , cũng k vất vả lắm đâu .
4.Lĩnh máu cho BN cần truyền .
+ Ngoại : Tiếp nhận BN bước đầu, theo dõi DHST, sơ cứu cho BN
như : băng bó, nẹp, rửa vết thương…
BONUS :
Vấn đề liên hệ giảng : phần việc này thuộc về các bạn nhóm
trưởng. Nhiều khoa có lịch giảng cố định ghi trên lịch công tác
tuần, trước buổi giảng liên hệ với thầy cô là Ok. 1 số khao thì “
không cố định” lắm, nhóm trưởng nên liên hệ tất cả các thầy cô
có nhiệm vụ giảng SV của khoa ngay từ đầu tuần hỏi xem có thể
giảng vào hôm nào mấy giờ, hẹn lịch, hôm được giảng liên hệ lại
tiếp. Như thế sẽ k bị mất buổi giảng, lịch giảng cũng sắp xếp hợp
lý để k bị về quá trễ. Tránh tình trạng như nhóm anh có lần thầy
cô phải ngồi đợi SV liên hệ giảng mãi chả thấy, 11h hơn thương
SV tự tìm …:))
III/ Các vấn đề liên quan khác :
1.
Ăn uống :
– Trực Bạch Mai thì ăn cơm ở trường hay ở nhà trước luôn cũng

được. Ăn sớm sợ đói thì đến viện ra cổng Phương mai ăn, đồ ăn
cũng rẻ.
– Trực Việt Đức : Mặc áo blouse đi ăn nhà ăn – suất ăn cứ phải 2530K mới ngang bụng L. Nên là mang cơm từ nhà đi, hoặc bằng
cách nào đấy… nếu mún tiết kiệm. XÔI NHÀ THỜ, gần ngõ nhỏ
đối diện Nhà thờ lớn, chỉ bán buổi sáng, xôi rẻ và ngon lắm .
– Ngoại Bạch Mai : có khi có suất ăn các a BS k ăn cho SV đấy .
– Các viện khác : không học nên chưa rõ :).
2. Chỗ nghỉ khi đi trực :


– Trực Nội thì đa phần là xếp ghế ngủ. Hè trực dồn thành ra ngày
não cũng trực, ngủ viện nhiều hơn ngủ nhà nên có bạn sau 1 tuần
nằm giường không có quen =))
– TRực Ngoại : có phòng SV , cũng chật hẹp và ấm cũng thôi. Mùa

đông thế này vẫn nên mang chăn gối đi
3. Chỗ gửi xe :
– Bạch Mai : rất nhiều chỗ , Nhà gửi xe cho nhân viên 3 tầng có
cho SV làm vé tháng .
– Việt Đức : ĐI sớm tầm 7h10 có mặt là gửi chỗ Hiến máu Nhân
đạo 3K xe máy . Muộn hơn thì gửi loanh quanh đấy đều giá 5K.
4. Giao tiếp với mọi người :
Như đã nói ở trên , BV là 1 XH thu nhỏ, các em sẽ có cơ hội tiếp
xúc với rất nhiều tầng lớp khác nhau, đủ chuyện đời nên cần
khéo léo và linh hoạt trong giao tiếp, để ý những hình ảnh bản
thân khi đnga khoác áo blouse. Giao tiếp vs BN và người nhà của
họ cũng cần nhiều chú ý, đừng tự khẳng định những vấn đề
chuyên môn, chuyện hành chính thì nắm kĩ hãy nói không mất
công cho họ lắm.
P/s:

– Việt Đức có đặc sản là giao ban : đến sớm trước 7h45 nghe giao
ban Viện, nghe thầy Quyết nói, thầy Quyết đập bàn rất vui. Sau
giao ban viện là giao ban SV.
Ở trên là những chia sẻ cá nhân về việc chuẩn bị đi lâm sàng , hi
vọng sẽ giúp các em có cái nhìn khái quát nhất. Còn với các bạn,
các tiền bối, nếu có đọc thì xin góp ý. Với các em y3, sau 1 năm
qua 2 vòng LS Nội, Ngoại sẽ quen hết mọi thứ thôi,các e sẽ lại viết
được những dòng này.




×