Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Chính sách chống tham nhũng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.43 KB, 28 trang )

ĐHKT – ĐHQGHN
QUẢN LÝ KINH TẾ
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI

CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM
NHŨNG TẠI VIỆT NAM
GVHD: PGS-TS Phạm Văn Dũng
Thực hiện: Nhóm 6 – QLKT2K20


Nội dung
I. Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Bản chất của tham nhũng
2. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng
3. Các hình thức tham nhũng
4. Giải pháp chống tham nhũng
5. Kinh nghiệm chống tham nhũng trên thế giới
III. Chính sách chống tham nhũng tại Việt Nam
1. Mục tiêu, quan điểm của chính sách
2. Các công cụ của chính sách
3. Các hoạt động thực thi chính sách phòng chống tham nhũng
IV. Đánh giá chính sách
1. Các thành tựu đã đạt được
2. Những bất cập còn tồn tại
V. Đề xuất giải pháp cho chính sách


I. Lý do chọn đề tài
Tính cấp thiết của đề tài: Tham nhũng là một căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.vào những năm
50 cảnh sát Cam-pu-chia đã nói không úp mở rằng “làm ruộng ăn lúa, làm làng ăn hối lộ”. Ở Việt Nam từ


thời Hồng Đức đã có các bộ luật để chống tham nhũng. Ngày nay tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là một
trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ

Tham nhũng làm thay đổi mọi lĩnh vực trong xã hội như kinh tế, luật pháp quốc gia, dân chủ, luân lý, giáo
dục vv... Tham nhũng được cho là một vấn đề nhức nhối gây nhiều tổn thất cho xã hội

Tổn thất thuộc về vật chât:
Cản trở đầu tư nước ngoài
Thất thoát vốn đầu tư trong nước
Giảm tốc độ làm việc, sản xuất
Giá sản phẩm đắt hơn thực tế, lương tăng theo nhịp độ giá hàng hóa, sức cạnh tranh với nước ngoài yếu hơn
Phá hủy chỗ làm, thất nghiệp cao
Nợ quốc gia tăng qúa mức thực tế
Hạn chế phát triển kinh tế

Tổn thất về tinh thần:
Nhân tài không được trọng dụng dẫn đến tình trạng thất thoát ra nước ngoài (chảy máu chất xám)
Gia tăng tệ nạn xã hội
Luật pháp quốc gia bị lũng đoạn
Nền tảng xã hội bị hủy hoại, đạo đức bị suy đồi
Phản giáo dục, làm gương xấu cho những thế hệ sau, gây mất niềm tin của quần chúng vào bộ máy công
quyền



I. Lý do chọn đề tài


II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.

2.
3.
4.
5.

Bản chất của tham nhũng
Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng
Các hình thức tham nhũng
Giải pháp chống tham nhũng
Kinh nghiệm chống tham nhũng trên thế
giới


1. Bản chất của tham nhũng










Quan niệm về tham nhũng
Đức: tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường
xảy ra đối với công chức có quyền hành (từ điển bách khoa của Đức)
Thụy Sỹ: tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của
tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước . Đó là hành vi phạm
pháp để phục vụ lợi ích cá nhân (từ điển bách khoa của Thụy Sỹ)

Pháp: tham nhũng bao gồm những hành vi lạm dụng quyền hạn để
thu vén lợi ích vật chất
Theo từ điển tiếng việt “tham nhũng là lợi dụng quyền lực để nhũng
nhiễu dân và lấy của”
Theo điều 1 pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998 “tham
nhũng là hành vi của những người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ và quyền hạn đó để tham ô hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp
luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, tập thể và
cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức”
Theo tổ chức Minh bạch thế giới “tham nhũng hay tham ô là hành vi
"của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp
luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân"


1. Bản chất của tham nhũng
Các yếu tố cấu thành: tham nhũng = quyền lực + tùy ý
định đoạt – trách nhiệm
 Hành vi tham nhũng = lợi ích của người có quyền + sự
sơ hở, yếu kém trong quản lý nhà nước
 Công cụ Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin Trách nhiệm giải trình
Từ các công thức trên, cho thấy bản chất của tham
nhũng chính là biểu hiện của các yếu tố: thừa độc
quyền, thừa bưng bít thông tin, nhưng thiếu trách nhiệm
giải trình và 2 nhân tố chính để làm được điều này là
quyền lực nhà nước và tư lợi



2. Nguyên nhân dẫn đến tham
nhũng







Tùy theo đặc điểm cụ thể của mỗi nước, có nhiều nguyên nhân khác nhau làm phát sinh và tồn
tại tham nhũng, nhưng có chung một số nguyên nhân sâu xa phổ biến là:
Do chế độ người bóc lột người sinh ra: chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Tham ô, lãng phí, quan
liêu là những xấu xa của xã hội cũ. Nó do lòng tự tư tự lợi ích kỷ hại nhân mà ra, nó do chế độ
người bóc lột người mà ra”. Mọi hành vi tham nhũng đều là nhằm thực hiện một mục đích tư lợi
ích kỷ nào đó. Bởi vậy chế độ tư hữu chính là cơ sở tư tưởng của các hành vi tham nhũng.
Không có tư tưởng tư lợi ích kỷ sẽ không có hành vi tham nhũng thiệt người lợi mình.
Do thu nhập của cán bộ công chức thấp làm giảm sự chính trực của cán bộ, tạo ra tư tưởng
tư lợi cá nhân
Hệ thống pháp luật về không rõ ràng, thiếu minh bạch và Quản lý xã hội yếu kém: Phần
lớn là do chủ thể của sở hữu không được định rõ làm cho người có quyền lợi dễ biến của công
thành của tư. Sự yếu kém trong quản lý pháp luật xã hội làm cho các vấn đề kinh tế trở thành
khuất tất, không rõ ràng, tạo kẽ hở cho kẻ xấu tham nhũng. Ví dụ một cán bộ hải quan phát
hiện một vụ buôn hàng lậu nhưng chấp nhận giao kèo nhận tiền của đối tượng vi phạm để làm
giàu cho bản thân… chính hệ thông pháp luật không chuẩn xác của nhiều nước do xử phạt
về tham nhũng quá nhẹ, kẻ giàu sẵn sàng phạm tội để đi tù vài năm rồi ra tù để cả đời được
hưởng thụ số tài sản bất minh kiếm được.


2. Nguyên nhân dẫn đến tham
nhũng







Sự hư hỏng và kéo bè kéo cánh của các giới nắm giữ guồng máy quyền lực,
họ bao che ủng hộ và chạy tội cho nhau. Đây là một thực tế có thể thấy ở nhiều
nước trên thế giới. Điều này có thể thấy ở các quan chức thanh tra, cảnh sát cấp
cao, thuế vụ, ngân hàng …ở các nước lớn như Trung Quốc, Nga, các Nước Asean
đã được công luận biết đến từ những năm cuối thế kỷ 20
Sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của tự do hóa cạnh tranh.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vai trò của đồng tiền được đặt lên rất cao.
Có không ít tổ chức, cá nhân vì những mục tiêu riêng để tồn tại trong sự cạnh
tranh khốc liệt sẵn sang chi trả những khoản chi phí bôi trơn cho các công chức
công quyền
Trình độ dân trí và sự tê liệt ý chí của công dân: nhìn chung trình độ học vấn
của phần lớn bộ phận dân chúng thấp, quen với sự đối xử không công bằng của
quan chức nhà nước, quen với sự phục tùng người có quyền lực. Họ không biết
các quyền lợi của mình và làm thế nào để có được quyền lợi đó, nên để đạt được
mục đích của mình họ chỉ biết cách duy nhất là hối lộ. Hơn thế nữa, một bộ phận
quần chúng do mất lòng tin vào bộ máy nhà nước, do không có điều kiện, không
có thông tin và không được bảo vệ quyền lợi nên không tham gia tố cáo tham
nhũng và trừng phạt chúng


3. Các hình thức tham nhũng


Dưới giác độ kinh tế




Tham nhũng gắn với những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến những hoạt động kinh tế, tài
chính công như mua sắm công (đặt hàng trang thiết bị công sở, trường học, bệnh viện), xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội sử dụng vốn ngân sách (hệ thống đường
giao thông, cầu, cảng, hạ tầng viễn thông, điện, nước, trường học, bệnh viện… Ở những lĩnh
vực này, tham nhũng thường là việc lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý, điều hành,
nhưng cũng có liên quan đến sự chi phối của yếu tố quyền lực, tạo nên nhiều cách “bòn rút”
công quỹ
Tham nhũng là hệ quả tất yếu của hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tiếp của các cơ quan
công quyền, chẳng hạn như cơ quan thuế, hải quan, an ninh, quy hoạch đất đai, thậm chí cả
trong các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế  tham nhũng dưới hình thức này, chủ
yếu tập trung ở việc “đưa và nhận hối lộ” giữa người cần sử dụng dịch vụ công và người được
trao quyền cung cấp dịch vụ công hay nói cách khác thường là cách thức tham nhũng của
những công chức của bộ máy công quyền thông qua việc “nhũng nhiễu” người dân khi họ phải
tiếp cận tới các dịch vụ công nêu trên, ví dụ để có thể được hưởng mức thuế thấp hoặc kéo dài
thời hạn nộp thuế các công ty, doanh nghiệp thường hối lộ – phong bì cho công chức ngành
thuế trực tiếp thụ lý hồ sơ, hoặc để hoàn tất thủ tục hải quan nhanh chóng với mức thuế có lợi,
các chủ thể của hoạt động này chắc chắn sẽ phải “lót tay” cán bộ hải quan; …
Tham nhũng xuất hiện dưới dạng lợi dụng sức mạnh “quyền lực” để mưu toan lợi ích kinh tế
cho cá nhân hoặc cho một nhóm người nhất định. Hành vi này thường xảy ra ở những cơ quan
công quyền và được thực hiện bởi những người nắm quyền lãnh đạo, điều hành các cơ quan
công quyền, hoặc có ảnh hưởng quyết định đến các thiết chế vận hành của hệ thống. Chẳng
hạn, một vị lãnh đạo ở một ngành, hoặc một địa phương có thể có những quyết định như quy
hoạch đất đai, hoặc đề xuất một chủ trương phát triển nào đó mà theo đó họ có lợi hoặc những
thân hữu của họ có lợi, nhưng quyết định đó lại đem lại tác động rất hạn chế đối với phát triển
chung, hình thức lợi dụng quyền lực chính trị để mưu lợi cho cá nhân, cho nhóm nhỏ.






10


3. Các hình thức tham nhũng


Dưới giác độ chính trị - xã hội



Tham nhũng qua việc bổ nhiệm hay bầu chọn quan chức công thường
được thực hiện dưới dạng thức người có quyền lực chính trị cao hơn, tạo
ra các cơ hội, các ưu tiên riêng cho các đối tượng họ muốn được lựa chọn,
để có được những đặc ân này, các đối tượng được lựa chọn phải “chăm
lo” cho các quan chức cấp trên dưới nhiều hình thức quà biếu, quà tặng
hay những cơ hội có tiền, có lợi khác nhau và hứa hẹn tiếp tục duy trì
nguồn lợi này cho người tiến cử khi đã được đắc cử
Tham nhũng trong bổ nhiệm, tuyển chọn còn thể hiện ở việc bổ nhiệm các
thành viên gia đình, những người trong họ hàng, bạn bè, vào những cơ
quan công cộng có vị thế độc quyền, có thể thu lợi nhuận, trong một lĩnh
vực hoạt động nào đó ở khu vực tư nhân hoặc công cộng. Như vậy, thông
qua quyền lực chính trị mà mình có được các quan chức “cài, cắm” người
của mình vào những vị trí trọng yếu để nhằm tiếp cận, hoặc thực hiện các
hành vi tham nhũng từ các hoạt động của các tổ chức tư nhân hay chính
phủ chịu tác động từ họ hoặc quyền lực của họ có thể chi phối được




4. Giải pháp chống tham nhũng







Nhiều quốc gia họp tại liên hợp quốc về chống tham nhũng đều
thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham
nhũng hữu hiệu nhất.
Công cụ chiến đấu tham nhũng = Minh bạch khiếu nại của dân
chúng + Minh bạch ngân sách, tài chính + Minh bạch mua sắm
Hiến chương Liên hiệp quốc về tham nhũng có hiệu lực từ tháng 12
năm 2005, sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế trong việc
chống lại tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền bị tham nhũng,
thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính có những hành động
chống rửa tiền, cho phép các quốc gia thanh tra các công ty nước
ngoài và cá nhân mà có dính dáng tới tham nhũng tại nước của
mình, cấm việc đưa hối lộ của các quan chức nước ngoài.


5. Kinh nghiệm chống tham
nhũng trên thế giới




Một là, các cơ quan chính phủ phải bảo đảm quyền của
nhân dân được biết ở mức độ cao nhất các hoạt động của
chính phủ cũng như chính sách của nhà nước.
Hai là, tăng quyền và lợi ích cho các cơ quan điều tra

chống tham nhũng, trừng phạt nặng những hành vi hối lộ,
tham nhũng
+ Singapo: Chính phủ đã dần từng bước hoàn thiện hệ
thống pháp lý, cải thiện hành chính, tạo điều kiện cho các
cơ quan chính quyền làm việc hiệu quả; Công nghệ thông
tin được áp dụng sâu rộng nhằm giảm thiểu tối đa việc tiếp
xúc trực tiếp với công chúng; Tăng cường quyền lực cho
Cơ quan điều tra chống tham nhũng, trừng phạt nặng
những hành vi hối lộ, tham nhũng.
13


5. Kinh nghiệm chống tham
nhũng trên thế giới
+ Một số nước như Trung Quốc, Malaixia, Singapo, Thái Lan...
đều coi trọng giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tức là làm
công chức “không cần tham nhũng, không thể tham
nhũng và không dám tham nhũng” bằng việc giáo dục đạo
đức, hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa trả lương phù hợp
vừa kiểm soát thu nhập của công chức, coi trọng kiểm toán,
thanh tra...
+ Nhiều nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ... quy định
mọi người dân đều có quyền tiếp cận với những thông tin, tài
liệu chính thức của cơ quan nhà nước; tài liệu của các cơ
quan và nhà nước đều phải được đăng tải công khai; thiết
lập đường dây nóng để thu nhập tin tức về tham nhũng...


III. Chính sách chống tham
nhũng tại Việt Nam

1. Mục tiêu, quan điểm của chính sách
2. Các công cụ của chính sách
3. Các hoạt động thực thi chính sách phòng
chống tham nhũng


1. Mục tiêu và quan điểm của
chính sách
Mục tiêu: Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển
biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin
của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ,
công chức kỷ cương, liêm chính
 Quan điểm:
 Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các
biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự.
 Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và
khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,
trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham nhũng lãng phí với xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá
nhân, chống quan liêu.
 Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải tiến
hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng
tâm, trọng điểm.
 Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.




2. Các công cụ của chính
sách
Quốc hội Việt Nam đã ban hành:
 Luật phòng, chống tham nhũng (Luật số 55/2005/QH11) đã được Quốc hội
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có
hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.
 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Luật số 48/2005/QH11) đã được
Quốc hội Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.
 Nghị định 107/2006/NĐ-CP, được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 22
tháng 9 năm 2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan
khi để xảy ra tham nhũng trong tổ chức mà mình quản lý áp dụng cho cả
cấp bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc
chính phủ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
 Nghị quyết hội nghị lần III của BCH TW Đảng Khoá X về "Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác Phòng, chống tham nhũng, lãng phí“
 Dự thảo tăng lương cơ bản cho cán bộ công chức


3. Các hoạt động thực thi chính
sách phòng chống tham nhũng











tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, pháp luật về quản lý kinh tế nhằm
xây dựng đồng bộ các thể chế của nền kinh tế thị trượng được đặc biệt chú trọng. Tốc
độ, quy mô và chất lượng xây dựng pháp luật ngày càng được nâng cao cùng với tiến
trình phát triển kinh tế và hội nhập;
ban hành các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan
nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức – Pháp lệnh chống
tham nhũng và các Nghị định hướng dẫn thi hành;
quy định quy tắc ứng xử của công chức thông qua nghĩa vụ của cán bộ, công chức,
những điều cán bộ, công chức không được làm, khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức (Pháp lệnh Cán bộ, công chức);
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công khai tài chính, giám sát đầu tư, tạo
cơ sở pháp lý ban đầu cho việc công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà
nước…
ban hành Nghị định riêng về chống rửa tiền, bước đầu tạo khung pháp lý về chống
các hành vi hợp pháp hoá những tài sản có được từ các hành vi vi phạm pháp luật,
trong đó có hành vi tham nhũng (Nghị định số 74/2005/NĐ-CP).


IV. Đánh giá chính sách
1.
2.

Các thành tựu đã đạt được
Những bất cập còn tồn tại



1. Các thành tựu đã đạt được




Trong 5 năm, toàn ngành thanh tra và các cấp, ngành đã triển khai
hơn 62.990 cuộc thanh tra, kiểm tra, đã kết thúc hơn 52.670 cuộc.
Qua thanh tra, đã phát hiện, kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với
gần 1.620 tập thể, hơn 11.970 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý
hơn 460 vụ việc; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 20.740
tỷ đồng và gần 993.980 USD.
Cùng thời gian này, cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố gần 1.460 vụ
án tham nhũng với hơn 3.150 bị can; truy tố hơn 1.600 vụ, gần 3.890
bị can; xét xử 1.455 vụ, gần 3.390 bị cáo. Công tác điều tra, truy tố,
xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các vụ án tham
nhũng trong 5 năm qua có tiến bộ so với trước. Nhiều vụ án tham
nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh
như vụ Mai Văn Dâu, Huỳnh Ngọc Sỹ …


1. Các thành tựu đã đạt được
Một số vụ tham nhũng nổi tiếng gần đây tại Việt Nam

Vụ PMU18 đây là điển hình của việc lợi dụng chức vụ quyền hạn
để tham nhũng trong Bộ GTVT đầu năm 2006 gây thất thoát
hàng trăm tỷ đồng và làm tha hóa hàng loạt cán bộ lãnh đạo cấp
cao: Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ
trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến, Cao Ngọc Oánh Tổng cục
phó Tổng cục cảnh sát nhân dân, Nguyễn Văn Lâm phó chủ
nhiệm văn phòng chính phủ. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại

Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát
triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Vụ tham nhũng PCI liên quan đến việc hối lộ quan chức Việt Nam
của công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương PCI gây thất thoát
nguồn vốn ODA và làm mất niềm tin của các nhà tài trợ dành cho
Việt Nam. Các khoản tiền mà PCI hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sỹ phó giám đốc Sở giao thông công chính HCM, kiêm ban quản lý
dự án Đông – Tây ước tính gần 2 triệu đô -> tuyên phạt ông Sỹ 3
năm tù

Vụ Vinashin: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng với thất thoát năm 2009 là 5000 tỉ
đông

Trong quý I/2012, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra tại Tập đoàn
Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Viễn
thông Quân đội và phát hiện thất thoat, tham nhũng 3000 tỉ đồng


2. Những bất cập còn tồn tại




-

Chưa có cơ chế đảm bảo được lợi ích cho các công chức trong bộ
máy công quyền để họ có thể đảm bảo đời sống và mất ý tưởng
“muốn tham nhũng” do mức lương còn thấp trong thời buổi lạm phát
gia tăng. Mức tăng lương chỉ đủ bù trượt giá. Thêm vào đó các chính

sách mới mang tính chất hô hào cổ vũ, chưa có cơ chế bảo vệ quyền
và lợi ích cho người tham gia PCTN, tố cáo tham nhũng
Bộ máy thực thi chính sách cồng kềnh, thiếu công khai minh bạch tạo
ra nhiều kẽ hở cho vấn nạn tham nhũng hoành hành, không đáp ứng
được tiêu chí “không thể tham nhũng”
Việc quy định chủ tịch UBND là người đứng đầu Ban chỉ đạo PCTN 
bất hợp lý
Các văn bản pháp luật về chính sách chống tham nhũng đề nhắc tới
sự công khai nhưng chưa làm rõ cần công khai cái gì, mức độ như thế
nào và không công khai thì xử lý ra sao. Chẳng hạn, rất ít khi người
dân được đọc một báo cáo công khai nào về việc mua sắm công và
xây dựng cơ bản của các cơ quan công quyền hoặc báo cáo về việc
sử dụng đất, về quản lý dự án đầu tư xây dựng.


2. Những bất cập còn tồn tại
Hệ thống pháp luật chưa có chế tài xử lý nghiêm minh khi phát hiện tham nhũng
- Mới dừng lại ở việc xử lý người trực tiếp tham nhũng (dân đen) còn thế lực
đứng sau thì chưa có chế tài  vụ đất Tiên Lãng là một điển hình
Mang tính chất “nhẹ trên, nặng dưới”, “ quan xử theo lễ, dân xử theo luật”, “bảo
vệ uy tín cán bộ, đảng viên”
+ sai phạm của Thứ trưởng Cao Minh Quang: vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là
lãnh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách; phát ngôn, phản ánh không
chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc tại Bộ Y tế. Vi phạm Quy chế làm
việc của cơ quan Bộ Y tế, Khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn
bằng được cấp
+ Ông Lữ Ngọc Cư, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk mắc các sai phạm: thiếu gương
mẫu trong việc đứng tên vay ngân hàng với số tiền lớn trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, để vợ mua đi bán lại nhiều nhà đất, tự quyết việc tách Quỹ Đầu tư và bổ
nhiệm Giám đốc Quỹ trái nguyên tắc; lập Quỹ Tình thương tự nguyện không

đúng nguyên tắc thủ tục nhằm mục đích kêu gọi đóng góp mà không có hoạt
động gì

Các cơ quan chống tham nhũng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa có sự
thống nhất xuyên suốt và tương hỗ nhau cho thấy sự yếu kém trong việc cơ cấu
tổ chức, công tác quản lý, giám sát của nhà nước



V. Đề xuất giải pháp cho chính
sách
 Tăng cường lợi ích cho các công viên chức trong bộ máy chính quyền
để đảm bảo đời sống kinh tế, yên tâm làm việc. Tăng lương cho công
chức kết hợp với tuyên truyền giáo dục đạo đức để họ thấy rằng tham
nhũng không có lợi cho chính bản thân và gia đình họ, một mặt vừa mất đi
công việc có thu nhập cao, mặt khác lại ảnh hưởng đến lòng tự trọng và
danh dự. Tuy vậy, việc tăng lương cần được xem xét trong bối cảnh có các
nhân tố răn đe, trừng phạt. Một trong những biện pháp trừng phạt tham
nhũng là đuổi việc những công chức được hưởng mức lương cao hơn mức
lương trên thị trường lao động, tức là lương trong khu vực tư nhân. Với ý
nghĩa đó, dành mức lương cao (cao hơn so với khu vực tư nhân) cho công
chức chỉ có thể là động lực thúc đẩy họ không chấp nhận hối lộ khi và chỉ
khi nguy cơ bị bắt giữ và trừng phạt là rất lớn, trong đó có biện pháp giảm
thu nhập trong tương lai của họ. Vì vậy, việc sử dụng lương với tư cách là
một nội dung của chiến lược chống tham nhũng phải luôn được xem xét
cùng với khả năng bắt giữ và trừng phạt. Hơn nữa, mức lương quá cao
trong khu vực công cũng có thể có tác động tiêu cực tới việc phân bổ lực
lượng lao động vì những tài năng sẽ bị thu hút khỏi khu vực tư nhân vốn
thường tạo thêm nhiều giá trị và việc trả lương từ nguồn ngân sách nên sẽ
phải tính thêm tới việc tăng nguồn thu cho ngân sách.



V. Đề xuất giải pháp cho
chính sách
 Đẩy mạnh việc thực thi tính công khai minh bạch

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cần có chế định về bảo đảm quyền cung cấp thông
tin. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có quyền khiếu nại khi
không được cung cấp thông tin. Đồng thời, cũng cần quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân
yêu cầu cung cấp thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin
nếu có hành vi vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng thì phải bị xử lý kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Quy định về thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin. Trong thời hạn 10 ngày theo quy định của
Luật phòng, chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp
thông tin cần tiến hành đối chiếu nội dung thông tin được yêu cầu; trả lời bằng văn bản và
hướng dẫn cách tiếp cận thông tin nếu thông tin đã được công khai; cung cấp thông tin theo
yêu cầu  nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp
thông tin, đảm bảo thực hiện đúng thời hạn giải quyết công việc theo quy định của Luật.

Cần hướng dẫn về hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Các hình thức yêu cầu ngoài việc phải tuân theo quy định của pháp luật, còn phải đảm bảo
thuận tiện cho các chủ thể thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin. Có thể áp dụng các
hình thức: gửi trực tiếp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu; qua đường
bưu điện hoặc giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.


×