Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành cấp thoát nước đề XUẤT PHƯƠNG án THOÁT nước DẠNG NÔNG CHO các KHU đô THỊ cũ VIỆT NAM hồ văn kiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC DẠNG NÔNG
CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ CŨ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH Trần Hữu Uyển
Học viên thực hiện : Hồ Văn Kiên
Lớp
: CH T2-CTN2009

HN, 12/2010


NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI










MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ
CŨ VIỆT NAM.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI THU GOM NƯỚC THẢI CHO
PHƯỜNG KIM LIÊN-TRUNG TỰ THÀNH PHỐ HÀ NỘI.


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI




Chúng ta đang sống trong thế kỷ của môi trường. Vấn đề bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững đang là vấn đề mà toàn thế giới
quan tâm.
Cùng với sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nhu cầu sử dụng
nước ngày càng tăng. Nước cấp sau khi sử dụng vào mục đích
sinh hoạt, sản xuất, nước mưa chảy tràn trên các mái nhà, mặt
đường, sân vườn … trở thành nước thải chứa nhiều hợp chất vô
cơ, hữu cơ dễ bị phân hủy, thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây và
truyền nhiễm bệnh nguy hiểm. Nếu những loại nước thải này xả
một cách bừa bãi, sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không
khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mặt khác nếu không thu
gom, vận chuyển đi thì có thể gây nên tình trạng ngập lụt trong
các điểm dân cư, xí nghiệp công nghiệp, làm hạn chế đất đai xây
dựng, ảnh hưởng đến nền móng công trình, gây trở ngại giao
thông và tác hại tới một số ngành kinh tế khác…


1.1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (tiếp theo)





Trong các hệ thống hạ tầng đô thị thì hệ thống mạng lưới thoát
nước là một phần không thể thiếu. Đây là bộ phận quan trọng
quyết định đến vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị. Nếu hệ
thống mạng lưới cấp nước, hệ thống điện sinh hoạt, hệ thống
thông tin liên lạc… Nhằm phục vụ cho điều kiện sinh hoạt ban
đầu của con người thì ngược lại hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bền
vững của con người và xã hội.
Trong hệ thống cấp nước sinh hoạt sự khó khăn trong việc cấp
nước đến các hộ gia đình thì mạng lưới thu gom nước thải từ
các hộ gia đình về cũng đang là bài toán nan giải cho thoát
nươc và xử lý nước thải. Cho dù công nghệ xử lý nước thải
hiện đại đến mức độ nào nhưng nếu không thu gom được nước
thải thì mọi công nghệ hiện đại chỉ xây dựng trên lý thuyết.
Chi phí đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải nằm phần lớn
vào chi phi mạng lưới. Chi phí tuyến cống và các công trình
trên mạng chiếm 60% đến 70% chi phí đầu tư xây dựng toàn
hệ thống.


1.1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (tiếp theo)


Thực tế là hệ thống thoát nước ở Việt Nam mới chỉ được chú
trọng ở các đô thị lớn, các khu vực đô thị mới phát triển còn ở các
đô thị nhỏ thì chưa làm được bao nhiêu, nhất là các đô thị cũ
hiện chưa có biện pháp xử lý triệt để cho vấn đề này. Theo

định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam (Ban hành kèm
theo Quyết định số 1930/2009/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ) “Phê duyệt định hướng thoát nước đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn tới năm
2050” là: Giải quyết cơ bản yêu cầu về thoát nước nhằm bảo vệ và
nâng cao môi trường đô thị, phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc
đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững. (1) Xóa
bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô
thị; từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý
phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường. Mở rộng phạm vi phục vụ
các hệ thống thoát nước đô thị từ 50-60% lên 80- 90%; đối với
Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại II, các
đô thị nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, phát triển du
lịch, các khu công nghiệp, khu chế xuất, đạt 90-100%.


1.1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (tiếp theo)


(2) Thiết lập cơ chế tài chính bảo đảm sự phát triển bền vững cho
các hệ thống thoát nước đô thị. (3) Phát triển khoa học kỹ thuật:
ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, hiện
đại hoá hệ thống thoát nước đô thị để đạt trình độ quốc tế hoặc
tương đương các nước trong khu vực. (4) Áp dụng các tiêu chuẩn,
quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam hội
nhập với các nước trong khu vực và thế giới… Đối với các đô thị
mới phải tiến hành đầu tư đồng bộ các công trình liên quan đến
thoát nước và môi trường ngay từ giai đoạn đầu. Lựa chọn và áp
dụng các giải pháp công nghệ khác nhau, từ đơn giản đến hiện đại,
phù hợp với từng vùng và từng đô thị, chú ý tới các đô thị vùng

đồng bằng sông Cửu Long, vùng trũng, vùng núi và các vùng đặc
trưng khác.


1.1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (tiếp theo)


Hiện nay chính phủ và nhà nước đang xây dựng chủ trương
gìn giử các khu vực phố cổ, các khu đô thị cũ. Nhằm gìn giử
những di sãn Văn hóa mà cha ông để lại. Vì vậy việc thoát
nước cho các khu vực này rất cấp thiết và giữ mỹ quan cho đô
thị.



Xuất phát từ thực trạng và cơ sở khoa học nêu trên, vấn đề lựa
chọn mô hình thoát nước phù hợp cho các đô thị Cũ là cần
thiết. Trên cơ sở đó em lựa chọn đề tài “Đề xuất phương án
thoát nước nông cho các đô thị Cũ Việt Nam”.



Để phát huy tính kế thừa và tăng cường hiệu quả cho mô hình
đề xuất, tiến hành nghiên cứu, đánh giá các mô hình thoát
nước cho các đô thị đã được ứng dụng tại khu vực và trên thế
giới. Từ đó, lựa chọn mô hình phù hợp cho khu vực đang
nghiên cứu đề xuất.


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:



Nghiên cứu, tìm hiểu mô hình thoát nước và xử lý nước thải cho
các đô thị trên thế giới.



Đề xuất mô hình thoát nước phù hợp cho các đô thị cũ ở Việt
Nam.


1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:


Tìm hiểu mô hình thoát nước cho các đô thị cũ trên thế giới



Nghiên cứu hiện trạng thoát nước các khu đô thị cũ ở nước ta



Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và định
hướng quy hoạch



Đưa ra mô hình thoát nước phù hợp cho các khu đô thị Cũ ở
Việt Nam.




Đề xuất phương án thoát nước cho khu Kim Liên – Trung Tự
thành phố Hà Nội.


1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp nghiên cứu tài liệu



Phương pháp khảo sát thực địa


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM

1.1. Tình hình thoát nước và xử lý nước thải các đô thị trên
thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dạng hệ thống thoát nước
thải:
- Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
- Hệ thống thoát nước chung.
- Hệ thống thoát nước hổn hợp
- Hệ thống thoát nước nữa riêng
Các hệ thống thoát nước được phát triển qua các thời kỳ của

nó. Phụ thuộc vào thời kỳ phát triển kinh tế xã hội để xây
dựng các hệ thống thoát nước khác nhau.


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (tiếp theo)

1.1.1 Thoát nước liên bang Nga
Hệ thống thoát nước chung chiếm 65% còn lại là hệ thống
thoát nước riêng và nữa riêng:
1.1.2 Thoát nước Đức
Hệ thống thoát nước riêng là chủ yếu. Đức được đánh giá là
một trong những nước có hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải tương đối hoàn chỉnh.
1.1.2 Thoát nước Nhật
Hệ thống thoát nước chung, nguyên nhân sử dụng hệ thống
thoát nước chung do lịch sử để lại và quỷ đất ít. Hệ thống
cống thoát nước ở Nhật có độ sâu lớn và đường kính tương
đối lớn. Nó giống như những con sông ngầm dưới lòng đất.


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (tiếp theo)

1.2. Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải các đô thị ở Việt
Nam.

Có thể nói hệ thống thoát nước Việt Nam là khâu yếu kém
nhất trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hầu hết hệ thống
thoát nước của Việt Nam là cống chung, nhiều nơi đã xây
dựng gần 100 năm, với công nghệ kỹ thuật lạc hậu, ít được
duy tu bảo dưỡng. Nên xuống cấp 1 cách nghiêm trọng.
Có thể chia ra 3 giai đoạn để nói về hiện trạng thoát nước ở
Việt Nam


CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (tiếp theo)

1.2.1. Thời kỳ trước những năm 1945

Hệ thống thoát nước trong giai đoạng này là hệ thống thoát
nước chung- vừa thoát nước mưa vừa thoát nước thải. Đối
với thoát nước thải thì có sự khác nhau.

- Trong khu vực người Châu Âu thì loại nước thải sinh hoạt
cho xã trực tiếp vào cống còn lại nước phân trước khi xã vào
cống được xử lý bằng bể tự hoại rất hoàn chỉnh ( bể tự
hoại có ngăn lọc bằng than xỉ hoặc than Cũi).

- Trong khu vực người Việt Nam thì chỉ có nước thải sinh
hoạt ( nước xám) không có nước phân vì nói chung trong
khu vực này hầu như sử dụng hố xí thùng( miền Bắc) và xí
thấm( Miền Nam) hoặc không có hố xí.



CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (tiếp theo)

1.2.1. Thời kỳ những năm 1945-1975











- Chủ trương chung là áp dụng kiểu hệ thống thoát nước

cống riêng hoàn toàn
- Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu là áp dụng theo tiêu chuẩn
của Liên Xô nhưng bổ sung những nét đặc thù của Việt
Nam.
- Đào hồ điều hòa và xây dựng trạm bơm nước mưa.
- Tôn cao nền đường
- Làm lại tuyến cống chính thoát nước thải và trạm bơm
nước thải
- Xây cao giếng thăm của cống nước thải trên mức nước có
thể bị ngập

- Bổ sung các bể tự hoại cho từng ngôi nhà hay từng đơn


CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (tiếp theo)

1.2.1. Thời kỳ sau những 1975 đến nay
Hiện nay có trên 32 thành phố và các thị xã trên cả nước đã
đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Chi phí đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải với tổng
mức đầu tư lớn nên nguồn vốn dành cho hệ thống này chủ
yếu là vốn vay ODA hoặc vốn cho vay không hoàn lại của
các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Các thành phố trực
thuộc trung ương đã được xây dựng tương đối. Như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,
Nha Trang, Quảng Ninh.......


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM

2.1. Hệ thống thoát nước đô thị







Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình thiết bị và
các giải pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ
thoát nước. Để đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động được
hiệu quả thì phải tiến hành tổ chức thoát nước.
Hiện nay, tồn tại các hình thức sơ đồ thoát nước như sau:
Thoát nước và xử lý nước thải tập trung.
Thoát nước và xử lý nước thải phân tán.
Thoát nước và xử lý nước thải tại chỗ.
Thoát nước và xử lý nước thải kết hợp.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM

(Tiếp)

2.1. Hệ thống thoát nước đô thị

Hiện nay, tùy thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn
nước thải, nhu cầu kỹ thuật vệ sinh và việc xả các loại nước
thải vào mạng lưới thoát nước mà người ta phân biệt các loại
hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước riêng, hệ thống
thoát nước chung, hệ thống thoát nước nửa riêng và hệ thống
thoát nước hỗn hợp.
- Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn
- Hệ thống thoát nước chung
- Hệ thống thoát nước nữa riêng
- Hệ thống thoát nước hổn hợp
- Hệ thống thoát nước chân không



CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM

2.1. Hệ thống thoát nước đô thị
Mô hình thoát nước riêng hoàn toàn:

(Tiếp)


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM

2.1. Hệ thống thoát nước đô thị
Mô hình thoát nước chung:

(Tiếp)


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM
2.1. Hệ thống thoát nước đô thị
Mô hình thoát nước nữa riêng:

(Tiếp)


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM (Tiếp)


2.2. Hệ thống thoát nước thải dạng nông
2.2.1. Miêu tả hệ thống.
- Hệ thống thoát nước nông được thiết kế để phù hợp với
toàn bộ nước thải sinh hoạt và vệ sinh hộ gia đình đã qua
xử lý sở bộ bằng các bể tự hoại có ngăn lọc hoặc bể lắng
hai vỏ.
- Hệ thống này bao gồm một mạng lưới các ống nước
nhỏ, được lắp đặt ở các vị trí bằng phẳng, chịu được các
tải trọng thấp.
- Đối với các các phương tiện chuyên chở trọng tải nặng
cần phải có lớp bê tông bảo vệ trên thành ống, vì thế hệ
thống này thường được đặt ở trong các khuôn viên hoặc
các ngõ nhỏ của các khu dân cư đã hoặc chưa được quy
hoạch.
- Hệ thống này cũng được đặt trên vĩa hè của các khu đô
thị có mật độ lưu lượng xe cộ đi lại thấp hay những xe tải
trọng lớn không hoạt động.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM (Tiếp)

2.2.1. Miêu tả hệ thống.
Hệ thống thoát nước nông cho khu vực chưa quy hoạch


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM (Tiếp)

2.2.1. Miêu tả hệ thống.

Hệ thống thoát nước nông cho khu vực quy hoạch


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC CHO
CÁC ĐÔ THỊ CŨ Ở VIỆT NAM (Tiếp)



2.2.2. Ưu điểm hệ thống thoát nước nông
- Tiết kiệm đường cống
- Giảm chi phí đào đắp
- Giảm chi phí bảo trì
- Kết nối sử dụng cao
2.2.3. Kết luận
Từ những ưu điểm trên Hệ thống thoát nước nông mang lại
hiệu quả kinh tế cao đối với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thoát
nước hiện hành so với hệ thống thoát nước truyền thống. Nhờ
giảm thiểu nhiều hơn về các chi phí xây dựng, bảo dưỡng và
công suất vận hành với những khu vực có lưu lượng nước nhỏ.


×