Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.48 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

VŨ THÙY DƯƠNG

NGUYỄN THỊ MINH THÙY
MSSV: B1309334

Cần Thơ, 2016
1


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ v
1. GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................. 2
1.4 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.................................................................... 3
1.4.1 Thời tiết......................................................................................................... 3
1.4.2 Khí hậu.......................................................................................................... 3
1.4.3 Biến đổi khí hậu............................................................................................ 3
1.4.4 Hiệu ứng nhà kính......................................................................................... 4
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU........................................................ 4
2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU...................................................... 4
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................... 5
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU Ở AN GIANG...... 5
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 5
3.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết .......................................................................... 5
3.2 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG....................... 6
3.2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu............................................................................. 6
3.2.2 Kịch bản nước biển dâng.............................................................................. 8
3.3 BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG..............................11
3.3.1 Nhiệt độ.........................................................................................................11
3.3.2 Lượng mưa....................................................................................................11
2


3.3.3 Diễn biến mực nước......................................................................................12
3.4 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở AN GIANG..................................................................13
3.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội ở An Giang.................13
3.4.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên ở An Giang.........20
4. GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............................................27
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................28
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................28

5.2 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................28
5.2.1 Về phía Nhà nước.........................................................................................28
5.2.2 Về phía địa phương.......................................................................................29
5.2.3 Về phía người dân.........................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................30
PHỤ LỤC...............................................................................................................33

3


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Sự thay đổi nhiệt độ theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Nam Bộ qua
các năm so với thời kỳ 1980-1999........................................................................ 7
Bảng 3.2 Mức thay đổi lượng mưa theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Nam Bộ
qua các năm so với thời kỳ 1980-1999.................................................................. 7
Bảng 3.3 Mực nước biển dâng qua các năm so với thời kỳ 1980-1999............... 8
Bảng 3.4 Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng 100 cm ở An Giang........10
Bảng 3.5 Tốc độ thay đổi của mực nước...............................................................13
Bảng 3.6 Thay đổi dòng chảy trung bình năm so với kịch bản nền.....................20
Bảng 3.7 Thay đổi dòng chảy trung bình mùa lũ so với kịch bản nền.................21
Bảng 3.8 Thay đổi dòng chảy trung bình mùa cạn so với kịch bản nền...............22

4


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Phạm vi ngập ở ĐBSCL theo kịch bản nước biển dâng 100 cm........... 9
Hình 3.2 Phạm vi ngập ở An Giang theo kịch bản nước biển dâng 100 cm........ 9

Hình 3.3 Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Châu Đốc..............................11
Hình 3.4 Lượng mưa trung bình ở An Giang qua các năm..................................12
Hình 3.5 Mực nước trung bình tại các trạm ở An Giang......................................13
Hình 3.6 Diện tích và tỷ lệ diện tích có nguy cơ bị ngập của các huyện thuộc tỉnh
An Giang theo kịch bản phát thải B2 với điều kiện có lũ năm 2020....................24
Hình 3.7 Diễn biến xâm nhập mặn theo kịch bản B2 năm 2020 và năm 2050 ...25
Hình 3.8 Kịch bản ngập của các vùng đất ngập nước (km2) qua các năm...........26

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

LHQ

:

Liên hiệp quốc


IMHEN

:

Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường

XNM

:

Xâm nhập mặn

SXH

:

Sốt xuất huyết

6


1. GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Song song với sự phát triển của nhân loại thì chất lượng môi trường ngày
càng giảm sút theo thời gian. Xã hội càng tân tiến, cuộc sống càng hiện đại thì sự
tác động mà nó mang lại sẽ tăng lên. Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá
trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là cacbon dioxit và metan. Những
khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ nhốt hơi nóng của mặt trời bên trong
bầu khí quyển làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Trong đó khí CO 2 là nguyên
nhân chủ yếu.

“Biến đổi khí hậu sẽ là mối đe dọa tới toàn thể nhân loại. Nhưng những
người nghèo, một bộ phận không hề chịu trách nhiệm về món nợ sinh thái mà
chúng ta đang mắc phải lại là những người đang phải đối mặt với những thiệt hại
sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người” (Bộ Tài Nguyên Môi
Trường, 2008). Điển hình là các khu vực nửa khô hạn ở châu Phi cận Sahara, với
tỉ lệ nghèo đói vào loại cao nhất thế giới, sẽ phải đối mặt với nguy cơ năng suất
sụt giảm tới 26% vào năm 2060.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới các
hệ thống tự nhiên, nhân tạo và con người trên toàn thế giới. Sự thay đổi về nhiệt
độ, lượng mưa đã gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt…, gây tác hại cho tài nguyên
nước, tài nguyên đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với
công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Mực nước biển dâng cao đe dọa làm
ngập chìm các hòn đảo, các khu vực đất thấp, làm thay đổi toàn bộ đời sống, sinh
hoạt của con người. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, lũ
quét… cũng gây thiệt hại lớn cho các quốc gia. Theo ước tính của các nhà khoa
học, nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng từ 1,5 đến 2,5°C so với thời kỳ tiền
công nghiệp, khoảng 20% - 30% các loài sinh vật sẽ đứng bên bờ tuyệt chủng.
Nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng hơn 4°C thì sẽ chỉ còn rất ít các hệ sinh
thái có khả năng thích ứng được, hơn 40% hệ sinh thái sẽ chuyển đổi và rất nhiều
hệ sinh thái sẽ biến mất hoặc sụp đổ trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, nếu mực
nước biển dâng cao 1m, hàng triệu người có thể mất nhà cửa và hàng nghìn ha đất
canh tác bị ngập lụt, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Nhiều quốc đảo có độ cao
dưới 3m so với mặt nước biển như Kiribati, Tuvalu, Madivale... sẽ mất phần lớn
diện tích và một vài nước khác sẽ biến mất khi nước biển dâng cao 1m (Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2015).
7


Việt Nam cũng không thể tránh khỏi biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng

nề nhất. “Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH.
Trong 2 thập kỷ qua, ước tính mỗi năm, Việt Nam đã thiệt hại khoảng 1,5% GDP
do các thảm họa thiên nhiên. Dự báo đến năm 2030, nếu không có giải pháp ứng
phó quyết liệt, khoảng 45% diện tích của ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây
thiệt hại khoảng 17 tỉ USD trong nông nghiệp do lũ lụt và ngập úng” (Bảo Trân,
2014).
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm
2°C thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện
tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một
phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và
vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt. ĐBSCL được dự đoán là nơi bị tác
động nặng nề hơn cả bởi nước biển dâng lên và nguy cơ xâm nhập mặn, trong đó
An Giang được đánh giá là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu.
Vì thế để biết rõ tình hình biến đổi khí hậu ở An Giang, tôi đã chọn đề tài “Phân
tích tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội và môi trường tự
nhiên tỉnh An Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng và những yếu tố tác động của
biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên
tỉnh An Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang qua những kịch bản
biến đổi khí hậu nhằm nắm bắt sơ lược về tình hình biến đổi khí hậu nơi đây.
- Phân tích những tác động của biến đổi khí hậu về nhiều mặt đến tỉnh An
Giang để thấy được tầm quan trọng trong việc đưa ra các kế hoạch ứng phó với
biến đổi khí hậu.
- Đề xuất các biện pháp giảm tác động của biến đổi khí hậu đến nhiều mặt
ở tỉnh An Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU


8


Không gian nghiên cứu của đề tài là tỉnh An Giang, đối tượng nghiên cứu
là sự tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên ở
An Giang với số liệu từ năm 1977 đến năm 2016.

9


1.4 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.4.1 Thời tiết
“Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được
đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,…
hoặc các hiện tượng quan trắc được, như sương mù, dông, mưa, nắng,…” (Phan
Văn Tân, 2014)
1.4.2 Khí hậu
“Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung
bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được của các yếu tố và hiện
tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm”
(Phan Văn Tân, 2014)
1.4.3 Biến đổi khí hậu
“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái
tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội
hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Nguyễn Thị Huyền, 2015).
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có
thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc

tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ
hoặc dài hơn (Phan Văn Tân, 2014).
Nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết
trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì
BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của
hệ thống khí hậu.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
10


- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. (Thế Tôn, 2010)
1.4.4 Hiệu ứng nhà kính
“Hiệu ứng nhà kính (greenhouse effect) là sự trao đổi không cân bằng giữa
Trái đất và không gian chung quanh làm cho nhiệt độ của khí quyển Trái đất tăng
lên. Điều này tương tự như sự tăng nhiệt độ xảy ra tại các nhà kính trồng rau, quả

tại các nước ôn đới.
Năng lượng Mặt trời chiếu xuống Trái đất nhẽ ra sẽ phản xạ ra khoảng
không vũ trụ một phần năng lượng nhưng nay lại bị lưu giữ lại tại tầng đối lưu và
phát xạ trở lại Trái đất làm cho nhiệt độ của khí quyển tầng thấp và bề mặt Trái
đất tăng dần lên.
Hiện tượng giữ nhiệt này xảy ra do một số khí được gọi là khí nhà kính.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại),
chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3 (ôzôn), các khí CFC CF6, HFCs
và PFCs.” (Nguyễn Lân Dũng, 2012)
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Số liệu được sử dụng trong chuyên đề là số liệu thứ cấp có nguồn từ những
bài báo, tạp chí khoa học, bài nghiên cứu, luận án, luận văn được đăng tải trên
internet của các nhà nghiên cứu hoặc các tác giả có liên quan đến biến đổi khí hậu
và sự tác động của biến đổi khí hậu đến nhiều mặt tỉnh An Giang.
11


2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh:
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): nghiên cứu tổng hợp, số hóa, biểu
diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được từ các bài báo, luận văn, tạp chí khoa
học…liên quan đến biến đổi khí hậu sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho
tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai, tần suất, tỷ lệ... nhằm có cái nhìn
tổng quát và cụ thể về tình hình biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu
đến kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên tỉnh An Giang.
Phương pháp so sánh: Xác định mức độ, xu hướng biến động của các số
liệu về các yếu tố ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến An Giang qua các năm,
chủ yếu sử dụng hình thức so sánh các số tuyệt đối, số tương đối và so sánh số
bình quân. Kỹ thuật so sánh được sử dụng là so sánh theo chiều ngang và cả chiều

dọc nhằm xác định sự tác động của biến đổi khí hậu đến An Giang giữa các kỳ
cũng như mối tương quan của các nhân tố ảnh hưởng qua từng năm, từ đó có cách
nhìn tổng quát về biến đổi khí hậu để đề xuất các biện pháp thích hợp.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU Ở AN GIANG
3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh An Giang có toạ độ địa lý từ 10°10’30” đến 10°37’50” vĩ độ Bắc và
từ 104°47’20” đến 105°35’10” kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp Vương quốc
Campuchia, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và Tây Nam
giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.535 km2, bằng 1,07% diện tích cả nước và
đứng thứ 4 ở ĐBSCL.
3.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn
định. Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.
Về nhiệt độ: An Giang có nhiệt độ trung bình năm 28,7°C. Nhiệt độ cao
nhất 37,3°C (tháng 2) và nhiệt độ thấp nhất 26,5°C (tháng 1).
Về lượng mưa: Chế độ mưa ở An Giang phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và
lượng mưa tập trung từ tháng 7 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4
12


năm sau, lượng mưa không vượt quá 100 mm/năm. Tổng lượng mưa hàng năm
bình quân khoảng 1.200 mm/năm, giá trị cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất
900 mm/năm.
Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/ năm. Cả số ngày mưa và tổng số
lượng mưa đều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ
trọng khoảng 88%. Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng
tương đối đều nên cường độ mưa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo

lãnh thổ thì không đáng kể. Vào mùa mưa, nước sông Mê Kông đổ về gây mùa
nước nổi hàng năm ở vùng đồng bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói
mòn mạnh tại khu vực đồi núi. Vào 5 tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau, xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi.
Ở An Giang, lượng bốc hơi và độ ẩm không khí hàng năm lớn, từ 1.200 –
1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí
trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian
này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi
trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ
không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80 - 85%. Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,
tổng số giờ nắng thấp nhất là 123,8 giờ vào tháng 7 và tổng số giờ nắng cao nhất
là 234,2 giờ vào tháng 12. Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô
thường cao hơn khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.
Chế độ gió ở đây khá đồng nhất. Từ tháng 5 – 10 phổ biến gió mùa Tây
Nam mang hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió
mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng
3 m/giây.
Tóm lại, với nhiệt độ cao đều trong năm, nắng mưa theo mùa và không có
bão, điều kiện khí hậu ở An Giang khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp như thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
3.2 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
3.2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể nhận biết được
thông qua sự thay đổi giá trị trung bình hoặc sự biến thiên các đặc tính của nó,
duy trì trong các thời đoạn kéo dài, theo tiêu chuẩn thường là hàng thập niên hoặc
dài hơn. Vì thế Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (IMHEN,
13


2011) đã nghiên cứu và dự đoán về xu hướng BĐKH trong tương lai tại Việt Nam

từ các mô hình khí hậu toàn cầu. Mặc dù không thể chắc chắn chính xác về mức
độ sự thay đổi, các nhà mô hình khí hậu đã sử dụng một loạt các “kịch bản khí
hậu” giả định để mô tả những gì có thể xảy ra trong những thập niên tới (Ngô Thị
Nhịp, 2014).
IMHEN đã chọn ra ba (B1, B2 và A2) trong sáu kịch bản để xây dựng kịch
bản BĐKH ở Việt Nam. Ba kịch bản này bao gồm kịch bản phát thải thấp (B1),
kịch bản phát thải trung bình của nhóm kịch bản trung bình (B2), và kịch bản
phát thải trung bình của nhóm kịch bản cao (A2). Trong đó kịch bản phát thải môi
trường B2 được chính thức đề xuất là cơ sở chính để lên kế hoạch và quy hoạch
ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây
dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tuy nhiên trong đề
tài này chỉ đề cập đến kịch bản biến đổi khí hậu ở Nam Bộ.
Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh ở các kịch bản là từ năm 1980 đến năm
1999 với nhiệt độ 27,10C, lượng mưa 1331,4mm và mực nước 127,8cm.
Về nhiệt độ, theo kịch bản phát thải thấp (B1) vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
trung bình năm của Nam Bộ có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999, cụ
thể đạt 1,4°C vào năm 2100; theo đó ở kịch bản phát thải trung bình (B2) con số
này là 2°C và theo kịch bản phát thải cao (A2) sẽ là 2,6°C.
Bảng 3.1 Sự thay đổi nhiệt độ (°C) theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Nam Bộ
qua các năm so với thời kỳ 1980-1999
Kịch
bản

2020

2030

2040


2050

2060

2070

2080

2090

2100

B1

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,3

1,3

1,4


1,4

B2

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8

1,9

2,0

A2

0,4

0,6

0,8


1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,6

Về lượng mưa, vào năm 2100 theo kịch bản phát thải thấp (B1) lượng mưa
ở Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1%, con số này ở kịch bản phát thải trung bình (B2) là
1,5% và kịch bản phát thải cao (A2) là 1,9%.
Bảng 3.2 Mức thay đổi lượng mưa (%) theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở
Nam Bộ qua các năm so với thời kỳ 1980-1999
14


Kịch
bản

2020

2030

2040


2050

2060

2070

2080

2090

2100

B1

0,3

0,4

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,0


1,0

B2

0,3

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,2

1,4

1,5

A2

0,3

0,4

0,6


0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,9

Với các kịch bản biến đổi khí hậu như trên, đến đầu thế kỷ 22, Nam Bộ sẽ
có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, trong trường hợp xấu nhất nhiệt độ có thể tăng đến
2,6°C trong khi lượng mưa chỉ tăng 1,9%. Vì thế người dân Nam Bộ nói chung
và An Giang nói riêng cần phải có những biện pháp tích cực để đối phó với biến
đổi khí hậu.
3.2.2 Kịch bản nước biển dâng
Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập hoàn toàn (Vũ Phương Thảo và cộng sự,
2009).
Sự nóng lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng với sự tăng lên nhiệt độ
không khí và đại dương, sự tan băng trên diện rộng và qua đó là mức tăng mực
nước biển trung bình toàn cầu. Theo đó, các kịch bản nước biển dâng cho Việt
Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải
trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1F1) đã được đưa ra.
Dựa vào các kịch bản trên chúng ta có thể thấy được vào giữa thế kỷ 21
mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước
biển lại dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 – 1999; đây là mức dâng
cực kì đáng báo động.

Bảng 3.3 Mực nước biển dâng (cm) qua các năm so với thời kỳ 1980-1999
Kịch
bản

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

B1

11

17

23


28

35

42

50

57

65

B2

12

17

23

30

37

46

54

64


75

A1F1

12

17

24

33

44

57

71

86

100

Nguồn: UBND tỉnh An Giang, 2012

Và nếu theo kịch bản phát thải cao nhất A1F1, đến năm 2100, khi mực
nước biển dâng lên 100 cm thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm trong nước

15



khoảng 37,8% tương đương 15.116 km 2, ảnh hưởng trực tiếp tới 55% dân số
vùng. Trong đó riêng ở An Giang cùng mức nước này thì sẽ diện tích ngập là
839,1 km2, điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân
nơi đây.

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2009

Hình 3.1 Phạm vi ngập ở ĐBSCL theo kịch bản nước biển dâng 100 cm

16


Nguồn: UBND tỉnh An Giang, 2012

Hình 3.2 Phạm vi ngập ở tỉnh An Giang theo kịch bản nước biển dâng 100 cm
Theo kịch bản này, huyện có diện tích và tỷ lệ ngập nhiều nhất là huyện
Thoại Sơn (221,677 km2) vì thế huyện Thoại Sơn chính là nơi chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở An Giang.
Bảng 3.4 Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng 100 cm ở An Giang
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

HUYỆN
Tân Châu
TX. Châu Đốc
Chợ Mới
An Phú
Tri Tôn
Châu Phú
Châu Thành
Phú Tân
Tịnh Biên
TP. Long Xuyên
Thoại Sơn
TOÀN TỈNH

Diện tích huyện
(km2)
171,007
105,072
370,728
219,074
602,605
452,622
356,457
328,976
356,771
115,741
470,572
3.549,625


Diện tích ngập
(km2)
0,000
14,039
49,684
0,000
161,513
169,322
152,999
13,653
51,404
4,826
221,677
839,116

Tỷ lệ ngập
(%)
0,00
13,36
13,40
0,00
26,80
37,41
42,92
4,15
14,41
4,17
47,11
23,64

17


Nguồn: UBND tỉnh An Giang, 2012

Tóm lại, qua các kịch bản biến đổi khí hậu và kịch bản nước biển dâng ở
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng, nếu sự phát thải
ngày càng tăng thì tác động của biến đổi khí hậu đến con người sẽ ngày càng lớn.
Điều này được thể hiện qua tình hình khí hậu hiện nay ngày càng khắc nghiệt và
số lượng thiên tai xảy ra ngày càng nhiều. Để bảo vệ chính cuộc sống của mình,
chúng ta không những phải có những biện pháp ứng phó tạm thời mà cần phải đề
xuất những biện pháp lâu dài về sử dụng tài nguyên, có như thế tài nguyên môi
trường mới có thể phát triển bền vững.

18


3.3 BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG
3.3.1 Nhiệt độ
An Giang là địa phương có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước.
Nhiệt độ trung bình của An Giang không những cao mà còn rất ổn định, từ 26°C
đến 28°C.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình năm của An Giang
đang ngày càng tăng. Trong 30 năm (từ năm 1979 đến 2008) nhiệt độ trung bình
năm ở đây tăng 0,80C, nhiệt độ cao nhất tăng 1,2 0C và nhiệt độ thấp nhất tăng
0,50C. Mức tăng về nhiệt độ thể hiện ở cả nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất
và thấp nhất từ 0,1 – 1,20C.
Hình 3.3 Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Châu Đốc (0C)
3.3.2 Lượng mưa
An Giang nằm trong khoảng vĩ tuyến 10 - 11° Bắc, gần với xích đạo nên

các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu
xích đạo, ngoài ra dưới sự tác động của biến đổi khí hậu lượng mưa trung bình
năm ở An Giang phổ biến 1.200 - 2.100mm và phân bố không đều. Số ngày mưa
bình quân là 132 ngày/năm. Tổng số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập
trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng rất cao tới gần
88%. Lượng mưa cao nhất là vào năm 1984 với 4112,5mm; thấp nhất là năm
1985 với 406,4mm.
Hình 3.4 Lượng mưa trung bình ở An Giang qua các năm (mm)
3.3.3 Diễn biến mực nước
Mực nước tại trạm Châu Đốc và Long Xuyên ở An Giang trong 34 năm
(1977-2010) cho thấy tốc độ thay đổi mực nước của các trạm Châu Đốc và Long
Xuyên có xu hướng tăng (Bảng 3.5); mức tối cao ở trạm Long Xuyên lên đến
0,954 cm/ năm. Sự dâng lên của các trạm này có thể do mưa lớn ở thượng nguồn,
do xả lũ tại các hồ thủy điện, do kiến tạo địa chất làm sụt lún nền gây nên hoặc
cũng có thể do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

19


Ngoài ra, theo kết quả tính toán và đo đạc, mực nước trung bình ở các trạm
quan trắc ở An Giang là 125 cm (Hình 3.5); mực nước thấp nhất quan trắc được
là 73,25 cm năm 1989 và mực nước cao nhất là 237,9 cm đo được vào năm 2000.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước dâng mỗi năm sẽ còn tiếp
tục tăng. Khi mực nước biển dâng cao như dự báo đến năm 2030, khoảng 45%
diện tích của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn.
Năng suất lúa giảm 9%. Hệ thống nước ngọt bị đảo lộn làm hệ thống sản xuất,
sản lượng lương thực, vườn cây ăn trái, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Đến
năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m và không có biện pháp phòng ngừa
hữu hiệu thì có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập sâu
trong nước (Thanh Sang, 2014). Sự thật có vẻ khắc nghiệt hơn rất nhiều khi trong

năm nay, ĐBSCL của chúng ta đã phải đối mặt với việc nước biển xâm nhập vào
đất liền gây ra ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của người dân mà
không phải đợi đến vài chục năm sau; bài toán biến đổi khí hậu vẫn là một vấn đề
khiến cộng đồng phải đau đầu.
Hình 3.5 Mực nước trung bình tại các trạm ở An Giang (cm)
Bảng 3.5 Tốc độ thay đổi (cm/ năm) của mực nước
Trạm

Tối cao

Trung

Tối thấp

Châu Đốc

0,177

0,126

0,466

Long Xuyên

0,954

0,390

0,546


Nguồn: Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự, 2014

3.4 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở AN GIANG
3.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội ở An Giang
3.4.1.1 Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong
vùng ĐBSCL. Vì thế tác động của BĐKH sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh
vực an ninh lương thực của tỉnh.
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), đến năm 2020 khoảng 43% diện
tích đất nông nghiệp của tỉnh An Giang sẽ bị ảnh huởng, tương ứng với 1531
km2, đến các năm 2050, 2070 và 2100 thì diện tích đất nông nghiệp gần như bị
ảnh huởng tới 80%. Nguy cơ thu hẹp diện tích nông nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn
20


đến sản lượng lương thực của tỉnh. Bên cạnh đó, xâm nhập mặn (XNM) cũng ảnh
hưởng rất lớn, theo kịch bản XNM thì năm 2020 XNM ở tỉnh An Giang chiếm
gần 1/3, đến năm 2050 gần 1/2 tỉnh. Điều này cũng đồng nghĩa với diện tích sản
xuất lương thực cũng bị giảm. Sự nhiễm mặn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự
sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều
cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và
quá trình khoáng hoá đạm trong đất. Tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới
20 - 25%, thậm chí tới 50% (Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự, 2014).
Biến đổi khí hậu gây đe dọa ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng
và Việt Nam sẽ đối mặt với bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ
dâng cao 33cm vào năm 2050 và 1m vào 2100. Với Đồng bằng sông Cửu Long
thấp trũng, trong đó có tỉnh An Giang, đây là một dự báo rất ảm đạm. Mực nước
biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% đất của đồng bằng
này có nguy cơ nhiễm mặn cục độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa

dự báo sẽ giảm 9% nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ
hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm (Phạm Tuyên, 2007).
BĐKH còn tác động đến sinh trưởng, phát triển, thời vụ gieo trồng, ảnh
hưởng tới khả năng thâm canh tăng vụ, thiếu nước cho cây trồng, tăng dịch bệnh,
dịch hại, làm giảm năng suất, sản lượng của cây trồng. Bên cạnh đó BĐKH có
khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện
tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ lụt, hạn hán,…làm giảm sản lượng năng
suất cây trồng và vật nuôi, tăng nguy cơ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh An Giang có khoảng 2,2 triệu dân, trong đó 75% dân cư ở nông thôn
sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp. Trong đó huyện Châu Thành có trên 34.690
ha đất thì diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm 84,3% (Trần Bảo Quốc, 2014). Vì
vậy, nguy cơ thu hẹp diện tích đất canh tác và những biến đổi bất thường của khí
hậu mà khu vực này này có thể phải đối mặt là rất lớn.
3.4.1.2 Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
An Giang là tỉnh đầu nguồn nước ĐBSCL, rất thuận lợi để phát triển
nhanh và mạnh ngành thuỷ sản. Ngành thủy sản tăng trưởng bình quân mỗi năm
là 1,2%. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở An Giang thường tăng hàng năm, theo
thống kê của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang năm 2002
sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 111.599 tấn và đến năm 2013 sản
lượng này là 327.200 tấn, tổng sản lượng nuôi trồng: 2002 - 2013 là 2.776.908
21


tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành hàng năm là 8,02% góp phần vào
tăng trưởng kinh tế xã hội chung của An Giang (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn An Giang, 2014). Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng trực
tiếp đến việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản mà ngành này lại được xem là
ngành có tăng trưởng quan trọng, có giá trị xuất khẩu cao; vì thế có thể nói ngành
nuôi trồng thủy sản chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như

áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc
phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi trong thời gian vừa
qua, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh phát triển, nguồn nước thay đổi nhanh làm
cho các đối tượng nuôi tại một số địa phương bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho
người dân.
Trong những năm gần đây do môi trường nuôi có dấu hiệu suy giảm kết
hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết
hàng loạt ở hầu hết các tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do
virus (MBV, HPV và BP). Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất
nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn. Thay đổi nhiệt độ là điều
kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng
cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại cho ngành thủy sản.
3.4.1.3 BĐKH làm hạn hán và lũ lụt gia tăng, giao thông và cơ sở hạ
tầng bị ảnh hưởng
Theo dự báo, trong vài chục năm tới, nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt
phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông
nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km 2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu
lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào
mùa lũ (Thế Đạt, 2013). Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Nước lũ tại tỉnh An Giang sẽ cao hơn; thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài
hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài
nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn và nước ngọt sẽ khan
hiếm.

22



Trong đó một nguy cơ đáng chú ý nữa là ở Tân Châu thuộc tỉnh An Giang,
khu vực đầu nguồn tiếp nhận sông Mê Kông của nước ta, mực nước cũng bị thấp
xuống gần 0,8m trong vòng 9 năm (2000 – 2008), mặt khác lưu lượng dòng chảy
sông Mê Kông đổ vào nước ta giảm đến 36% trong 30 năm qua, khi xây dựng quá
nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn. Nước trên nguồn đổ về ít, nước dưới biển
dâng lên lại nhiều, mạng lưới sông rạch chằng chịt sẽ không còn lưu thoát được
như trước. Vào mùa mưa, lũ lụt ngập nhà cửa, ruộng đồng. Còn mùa khô, nước
mặn lại xâm nhập sâu. Chế độ thủy văn trở nên bất thường sẽ tác động rất mạnh
đến môi trường.
Mực nước biển dâng cao, mưa bão lớn hơn cùng với triều cường có thể sẽ
gây ngập khoảng 6,63% diện tích toàn tỉnh. Điều này sẽ gây ngập lụt các tuyến
đường giao thông, nhất là ở vùng nông thôn (đặc biệt là ở huyện Thoại Sơn có
khoảng 17,7% diện tích bị ngập) (Hải, 2011) phá huỷ cầu cống và hệ thống ống
dẫn. Tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông,
đê ngăn mặn… được xây dựng căn cứ vào các dữ liệu thời tiết lịch sử sẽ không
còn phù hợp trong điều kiện khí hậu biến đổi, vì vậy nguy cơ tổn thất về cơ sở hạ
tầng là rất lớn.
3.4.1.4 Tăng tình trạng sạt lở đất ở bờ sông
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu ở nước ta, trong đó sạt lở đất bờ sông là một trong những tác động
nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông có hệ thống sông ngòi, kênh,
rạch dày đặc. Cùng với những lợi ích mà hệ thống sông ngòi mang lại trong phát
triển sản xuất, tỉnh phải ứng phó với quá trình sạt lở đất, gây thiệt hại hàng chục
héc-ta đất mỗi năm.
Với đặc điểm và diễn biến dòng chảy ngày càng phức tạp, sạt lở tập trung
vào 2 mùa trong năm. Đó là thời điểm đỉnh lũ của những năm có mực nước lũ lớn
(từ tháng 9 đến tháng 10), do đất bị ngập nước trầm thủy nên bị bão hòa và ở
trạng thái bở rời, kết hợp với lưu tốc dòng chảy lớn nên dễ bị xói mòn gây sạt lở
(Ngọc Giang, 2015).

Với đỉnh nước thấp nhất trong vòng 70 năm, năm 2015 gần như Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không có lũ, thế nhưng nạn sạt lở vẫn dồn dập tấn
23


công ĐBSCL. Không chỉ liên tiếp ngoạm sâu vào bờ cả 2 dòng chính lẫn dòng
phụ từ đầu nguồn đến hạ nguồn sông Tiền, sông Hậu, dồn đẩy hàng ngàn người
dân vào cảnh mất nhà, mất đất…, sạt lở còn khoét sâu, tàn phá bờ biển nơi đây
với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Những diễn biến này cho thấy ĐBSCL
đang đứng trong vòng vây sạt lở ngày càng khắc nghiệt (Lục Tùng, 2015).
Tại An Giang, tuy chưa xảy ra những vụ sạt lở lớn như trận sạt lở làm đứt
quốc lộ 91 tại huyện Châu Phú vào năm 2010, nhưng bờ các nhánh sông chính và
phụ vẫn đón nhận những vụ sạt lở đất xảy ra liên tục. Trên sông Hậu, sạt lở tuy
chỉ diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, mỗi lần khoét sâu vào bờ vài tấc đến nửa mét,
nhưng do xảy ra liên tiếp và dồn dập nên thiệt hại có phần lớn hơn cả những năm
lũ lớn. Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 2.200 hộ dân có nhà trong hành lang
khu vực cảnh báo sạt lở. Đa số các hộ dân có cuộc sống rất khó khăn và không có
đất để di dời. Trên địa bàn An Giang có 48 đoạn sông được đưa vào danh mục
cảnh báo sạt lở, với tổng chiều dài 156.960 mét. Trong đó, 10 đoạn được cảnh
báo ở mức độ rất nguy hiểm, 31 đoạn ở mức độ nguy hiểm, 6 đoạn ở mức độ
trung bình và 1 đoạn ở mức độ nhẹ (Ngọc Giang, 2015).
3.4.1.5 Đẩy mạnh tình trạng di cư của người dân
Trong các yếu tố quyết định di cư, BĐKH có thể đóng vai trò thứ yếu hoặc
gián tiếp, hoặc tác động trực tiếp dưới hình thức ảnh hưởng đến sinh kế tùy theo
khu vực bị ảnh hưởng bởi BĐKH. Ngay cả khi BĐKH không trực tiếp buộc
người dân phải di dời nơi ở, nó có thể là nguyên nhân làm cho người dân khó mà
có thể trụ lại tại nơi mà họ đang sống (Lương Ngọc Thúy và cộng sự, 2015).
Động lực di cư phụ thuộc vào những khó khăn hoặc cơ hội kinh tế, mạng
lưới xã hội, tình hình chính trị và áp lực môi trường trong đó có các áp lực do khí
hậu. Khi những áp lực quá lớn, di cư là giải pháp tiềm năng để đối phó và giảm

nhẹ tác động của các hiểm họa khí hậu và mang lại lợi ích cho những đối tượng
dễ bị tổn thương. Tuy vậy theo thời gian, bản chất và quy mô di cư do tác động
của môi trường đã bắt đầu có những thay đổi. Nguyên nhân của những thay đổi
này là do biến đổi khí hậu làm cho các cú sốc khí hậu và các áp lực khác về môi
trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, điều này làm cho con người khó mà
tồn tại được ở nơi mà họ đang sinh sống. Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ làm
cho trái đất nóng lên, lượng mưa trở nên thất thường hơn, biến đổi khí hậu làm
gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão tố, lũ lụt. Biến đổi khí

24


hậu được cho là một trong những động lực dẫn đến di cư không những ở An
Giang hay ĐBSCL mà tầm ảnh hưởng của nó có thể trong quy mô toàn cầu.
BĐKH cũng tương tác với các động lực khác của di cư như động lực xã
hội (giáo dục, gia đình/ họ hàng), động lực chính trị (chính sách khuyến khích, ép
buộc trực tiếp), động lực kinh tế (cơ hội việc làm, thu nhập), động lực nhân khẩu
(quy mô, mật độ, cấu trúc dân số, các đặc điểm cá nhân/ gia đình (tuổi, tình trạng
hôn nhân…). Trong đó BĐKH và di cư thông qua yếu tố cư trú là hai yếu tố có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ những ảnh hưởng gây ra bởi lũ lụt là một
tác nhân góp phần dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư khỏi khu vực nông thôn
ở ĐBSCL tại Việt Nam.
Ngoài ra, một trong những nhân tố chính của tình trạng di cư là sự sụp đổ
của các dạng sinh kế phụ thuộc vào hệ sinh thái. Khi nơi sống của người dân bị
suy giảm diện tích canh tác, thiếu lương thực, nước sạch… những yếu tố bị tác
động bởi BĐKH. Nhiều người nghèo vùng nông thôn, vùng ven biển, vùng sâu
vùng xa sẽ đổ xô lên các vùng đô thị để bán sức lao động và làm các dịch vụ nhỏ.
Một số người di cư do không thích nghi với cuộc sống đô thị sẽ quay trở lại khai
thác các nguồn tài nguyên còn sót lại khiến nguồn tài nguyên ngày càng suy kiệt
và làm trầm trọng thêm tình hình BĐKH.

Nhiều nhà khoa học và hoạch định chính sách nhất trí rằng, BĐKH đóng
vai trò gây ra di cư của người nông dân, nhưng còn có các yếu tố khác là nhân tố
tác động đến việc di cư như việc làm phi nông nghiệp và bảo hiểm mùa vụ, thủy
lợi, phân bón, hạt giống, chính sách hỗ trợ hạn hán, chương trình bảo vệ xã hội
không hiệu quả; cách thức quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên và phân bố
cơ hội kém, nợ nần và sức khỏe thiếu tính khả thi.
Nhìn chung, BĐKH luôn là động lực dẫn đến di cư, con người phải di dời
để sinh tồn trước thảm họa tự nhiên hoặc đối mặt với điều kiện môi trường khắc
nghiệt và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, di dời để tìm kiếm cơ hội ở những
miền đất khác. BĐKH sẽ dẫn đến nhiều cuộc di cư khác tiếp tục diễn ra (Lương
Ngọc Thúy và cộng sự, 2015).
“Lao động ở ĐBSCL được đánh giá là dồi dào, là nhân tố quan trọng đóng
góp phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, ĐBSCL có sự di chuyển dân số đáng kể” (Văn Vĩnh và
cộng sự, 2015). Đây là thực trạng ở ĐBSCL, với dân số vào khoảng 17,5 triệu
người (2015), lực lượng lao động tính từ 15 tuổi trở lên khoảng 10,4 triệu người
25


×