Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Tín ngưỡng của cư dân huyện Vĩnh Tường cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VIỆT TUẤT

TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH
PHÚC (CUỐI THẾ KỶ XX – ĐẦU THẾ KỶ XXI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Thị Thu Thủy

Thái Nguyên, năm 2016


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bản sắc văn hóa Việt Nam là tài sản vô giá, là linh hồn núi sông được hun
đúc qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử. Bản sắc văn hóa Việt Nam biểu hiện sự
trường tồn của nòi giống, là gạch nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Trong
văn hóa Việt Nam có rất nhiều khía cạnh trong đó có tín ngưỡng. Tín ngưỡng đã
tồn tại lâu đời trong lịch sử của chúng ta, đã trở thành niềm tin, thành phong tục,
tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ.
Nằm ở vị trí hội tụ của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy,
đây là vùng chuyển tiếp từ vùng núi đến đồng bằng Bắc Bộ, địa hình huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có núi, đồi, gò, bãi xen kẽ những cánh đồng, ao, hồ tạo nên
một khung cảnh “sơn thủy hữu tình” và có địa thế thuận tiện cho giao lưu hàng hóa
và phát triển dịch vụ. Có lẽ do vị trí xung yếu cả về kinh tế, văn hóa, quân sự nên
đời sống vật chất của người dân trong những năm qua được nâng cao đáng kể, mà
“phú quý sinh lễ nghĩa”, sự tăng nhanh về đời sống vật chất đã kéo theo những nhu


cầu đời sống tinh thần của người dân, đã tạo nên sự thống nhất trong đa dạng các
sắc thái văn hóa mà nổi bật là đời sống tín ngưỡng của cư dân.
Việc nghiên cứu về tín ngưỡng con người Việt Nam nói chung và nghiên
cứu tín ngưỡng của cư dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, không chỉ
có ý nghĩa khoa học mà còn cung cấp tư liệu thực tế giúp cho những ai quan tâm
đến vấn đề này hiểu kĩ hơn, sâu hơn về khía cạnh sinh hoạt văn hóa tinh thần của
người dân nơi đây. Đồng thời cung cấp thêm tư liệu thực tế, sinh động để tìm hiểu
các lĩnh vực khoa học khác như: Văn hóa học, Xã hội học văn hóa, Dân tộc học,
Nhân học… Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc ở chỗ
góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và vào việc xóa bỏ mê tín dị đoan, xây dựng
cuộc sống mới, con người mới có thế giới quan, nhân sinh quan khoa học trong xã
hội hiện đại.
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tín ngưỡng của cư
dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI)” cho
khóa luận của mình.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về văn hóa tâm linh, trên thế giới có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu,
bàn luận về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung như:
Trong phần thứ nhất – “Triết học” của tác phẩm “Chống Đuyrinh” (1960)
của Ph.Ăngghen đã phê phán quan điểm siêu hình về vật chất, vận động, không
gian, thời gian, bày tỏ thái độ đối với học thuyết tiến hóa của Đác - uyn và hệ quả
của nó. Đồng thời, tác giả đã nhấn mạnh các nguyên lý khoa học không phải là
điểm khởi đầu của sự nghiên cứu, mà là kết quả cuối cùng của nó. Tác phẩm này
đóng vai trò là “kim chỉ nam”, là cơ sở của phương pháp luận khoa học chung.
Tác giả Phùng Thiên Sách với cuốn “Tín ngưỡng đạo luận”, Nxb Quảng
Tây, Trung Quốc (1992). Tác phẩm này mang hình thức lý luận chủ yếu, đề cập
đến vấn đề nhận thức và khái quát về văn hóa tâm linh, khái niệm tín ngưỡng và
phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo.

Cuốn “Bàn về tín ngưỡng tôn giáo và chủ nghĩa vô thần” (2011) của C.Mác,
Ăngghen, Lê nin. Cuốn sách tập hợp những tác phẩm và những ý kiến chủ yếu của
Mác, Ăngghen, Lê - nin và một số ý kiến của Xtalin về vấn đề lý luận tôn giáo,
chính sách đối với tôn giáo, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, quan hệ giữa
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Bên cạnh đó, tác phẩm còn có trích một số luận
điểm có tính chất nền tảng: Bản chất và nguyên nhân tồn tại của tôn giáo, ảnh
hưởng xã hội và mất đi của tôn giáo, lý luận chủ nghĩa duy vật mác xít và chủ
nghĩa vô thần, thái độ và chính sách của Đảng vô sản đối với tôn giáo…
Ở Việt Nam, vấn đề tâm linh, đặc biệt là tín ngưỡng được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, các bài viết được
công bố trên sách báo và tạp chí nghiên cứu về vấn đề này như:
Cuốn “Việt điện u linh tập” (Tập truyện về cõi u linh của nước Việt) của Lý
Tế Xuyên (bản dịch Trịnh Văn Dư, 1960) là một tập hợp các truyền thuyết về các
vị thần linh Việt Nam ở vào thời xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do
điều kiện lịch sử... Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần
linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ
tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những
lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa. Đây là tác


phẩm có giá trị không nhỏ. Ngoài giá trị lịch sử, giá trị chủ yếu của sách còn ở chỗ,
nó chứa đựng được những tâm tư tình cảm, thể hiện được những truyền thống tốt
đẹp và sức mạnh của dân tộc Việt…
Cuốn “Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam” (1996) của Nguyễn Duy Hinh đã
đưa ra các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, thành hoàng…và đưa ra những nhận
thức về tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam thông qua việc phân tích, đối chiếu với
thần phả, thần tích, sắc phong ở các làng xã, cũng như với các công trình nghiên
cứu của các tác giả khác. Cuốn sách này đã cung cấp những kiến thức lý luận cơ
bản giúp cho người thực hiện đề tài có cơ sở lý thuyết rõ ràng.
Cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” (1998) của Đào Duy Anh đã cho phép

người đọc tự tìm tòi được những tư liệu sinh động về kinh tế, môi trường văn hoá xã hội, các mối quan hệ trong xã hội, những tri thức về tín ngưỡng, tôn giáo, giáo
dục, phong tục tập quán…, mở ra hướng tiếp cận mới cho các hoạt động nghiên
cứu triển khai về văn hoá học nói chung như nghiên cứu về văn hoá làng, nghiên
cứu về lễ hội, phong tục tập quán, các nghiên cứu về văn hoá dân gian đặc biệt là
những triết lý dân gian đã và đang được lưu truyền tại các làng quê Việt Nam từ
nhiều thế hệ nay, nghiên cứu ảnh hưởng của các giá trị văn hoá văn minh phương
Tây trong quá trình hội nhập và tiếp biến của văn hoá Việt Nam với khu vực và thế
giới.
Cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” (2001) của Nguyễn
Đăng Duy đã đưa ra một quan điển nhất quán về các hình thái tín ngưỡng tôn giáo
của các tộc người ở Việt Nam. Đồng thời tác giả còn chỉ rõ các hình thái tôn giáo
ngoại nhập vào Việt Nam như thế nào… Các công trình nghiên cứu này chủ yếu
làm rõ về đặc điểm văn hóa, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và các
công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng cư dân làng xã Việt Nam.
Cuốn “Nếp cũ. Tín ngưỡng Việt Nam” (2005) của Toan Ánh đã phản ánh về
những phong tục, tập quán, lễ nghĩa của con người Việt Nam thuở trước qua 4.000
năm lịch sử. Qua đó, chúng ta có dịp ôn lại lai lịch và sự tiến hóa của tổ tiên, ông
bà ta trên con đường dựng nước và giữ nước, khởi nguồn từ cá nhân từng con
người riêng biệt lúc sinh đến khi vào mộ, từ cuộc sống mỗi gia đình đến tộc họ,
mới mở rộng đến làng, xóm, và xa hơn là huyện, tỉnh, rồi quốc gia, dân tộc. Tất
nhiên ta ôn lại điều hay, học lẽ phải, gạn lọc cái dở, những tệ tục dị mê tín, dị đoan,


hủ lậu... đã tạo thói vị kỷ, xấu xa của con người nhằm vươn tới chân thiện mỹ, ứng
xử linh hoạt, nhân hòa, khoan dung của con người Việt Nam hiện đại.
Cuốn “Việt Nam phong tục” (2011) của Phan Kế Bính đã chỉ ra các phong
tục xưa trong xã hội Việt Nam theo từng chương, từng điều, theo thứ tự từ trong
gia tộc đến hương đảng rồi ra đến xã hội và nhận định của tác giả về những phong
tục ấy.
Tại địa phương, một số công trình nghiên cứu đề cập đến tín ngưỡng như:

Tác giả Lê Kim Thuyên với cuốn “Lễ hội Vĩnh Phúc” (2006) đã liệt kê gần
như đầy đủ các lễ hội lớn, nhỏ diễn ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc. Ông đã cho người
đọc thấy được sự phong phú và đa dạng của các lễ hội, mỗi lễ hội lại có những nét
đặc trưng riêng, thông qua lễ hội để thấy được lịch sử, văn hóa, kinh tế của từng
làng. Ở mỗi một lễ hội, tác giả đề cập tới tên gọi, địa điểm, các hoạt động diễn ra
trong lễ hội. Tuy nhiên, số lượng lễ hội ở trên địa bàn tỉnh rất nhiều vì vậy tác giả
chưa đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm các nghi lễ, nghi thức mà chỉ dừng lại ở mức
độ khảo sát.
Cuốn “Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc” (2007) của Bùi Đằng Sinh đã giới
thiệu về các loại hình văn hoá dân gian trên địa bàn Vĩnh Phúc, trong đó khái lược
lễ hội cổ truyền. Trong cuốn “Di tích - Danh thắng Vĩnh Phúc” (2007) của
Nguyễn Thị Diện giới thiệu những di tích, danh thắng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, trong đó đề cập đến tổ chức lễ hội tại di tích.
Luận án Tiến sĩ của Lê Thị Vân Anh: “Tín ngưỡng tôn giáo ở Vĩnh Phúc:
Thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra” (2013). Đây là công trình khoa học
đầu tiên trình bày một cách tương đối có hệ thống về quá trình hình thành, phát
triển và thực trạng của tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, luận án
bước đầu nêu lên các đặc điểm, những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị đối với
các cơ sở tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và các cấp chính quyền trong công tác
tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo ở Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở tìm hiểu nguồn tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề tín
ngưỡng ở huyện Vĩnh Tường nhất là thời gian sau Đổi mới còn là một khoảng
trống. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu vấn đề: Tín ngưỡng của cư
dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI) với hy


vọng đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu về tín ngưỡng của cư dân
ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.


Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng của cư dân huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Tường là một huyện
phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi giàu truyền thống văn hóa, nhân dân có
đời sống văn hóa tâm linh rất phong phú. Ngày nay, chính quyền và nhân dân Vĩnh
Tường đặc biệt chú trọng đến khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống của địa
phương, của dân tộc. Vì vậy, văn hóa tín ngưỡng có điều kiện phục hồi và phát
triển.
Thời gian: Tín ngưỡng là yếu tố đã được hình thành từ khi xuất hiện cộng
đồng làng xã ở địa phương và còn lưu giữ, phát triển cho tới ngày nay. Trong quá
trình phát triển, những yếu tố truyền thống có thể được bảo tồn nguyên vẹn nhưng
cũng có yếu tố bị mai một hoặc có những yếu tố mới nảy sinh. Chính vì vậy, chúng
tôi tập trung nghiên cứu tín ngưỡng của cư dân huyện Vĩnh Tường cuối thế kỉ XX
– đầu thể kỉ XXI.
3.3.

Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm tìm hiểu về lịch sử địa phương mình
đồng thời góp phần phản ánh một cách khoa học, chân thực về văn hóa tín ngưỡng
của người dân nơi đây và bổ sung thêm tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình
giảng dạy và nghiên cứu.
3.4.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, tìm hiểu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, lịch sử hành chính và đặc
điểm kinh tế, xã hội của huyện.


Hai là, làm rõ đặc trưng về các loại hình tín ngưỡng ở Vĩnh Tường như: Tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng liên quan
đến sản xuất nông nghiệp.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng hai nguồn tư liệu chủ yếu sau:
Tư liệu thành văn: Các tư liệu, bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước đã công bố, xuất bản.
Tư liệu điền dã: Chủ yếu được sưu tầm trong quá trình thực địa tại 29 xã, thị
trấn thuộc huyện Vĩnh Tường. Đó là những tư liệu dựa trên sự quan sát về địa hình,
cảnh quan, trực tiếp tham dự một số hoạt động tín ngưỡng, lễ hội trên địa bàn; tiếp
xúc, sinh hoạt, phỏng vấn các bậc chức sắc, ban quản lý di tích lịch sử và cán bộ
quản lí văn hóa để tìm hiểu quan niệm cộng đồng, các phong tục, nghi lễ trong tín
ngưỡng dân gian.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
logic, phương pháp điền dã dân tộc học.
Phương pháp lịch sử giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề theo tiến trình thời gian
như lịch sử phát triển của huyện, tên gọi của huyện qua các thời kỳ, hệ thống cơ sở
thờ tự, thời gian tổ chức lễ hội...
Phương pháp logic cho phép nghiên cứu về sự thay đổi, biến đổi của vấn đề
qua các giai đoạn như sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự biến đổi của tín ngưỡng
làng xã...

Phương pháp điền dã dân tộc học giúp chúng tôi thu thập tư liệu đề tái hiện
vấn đề tín ngưỡng của nhân dân huyện Vĩnh Tường một cách chân thực sinh động
và khoa học.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như: thống kê, phân
tích, so sánh, tổng hợp...


5. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu vấn đề cụ thể “Tín ngưỡng của cư dân ở huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI)” sau khi được nghiệm
thu, sẽ cung cấp một khối lượng tư liệu đáng tin cậy, có hệ thống về tín ngưỡng
làng xã ở địa phương. Đề tài bước đầu giúp bạn đọc hiểu thêm và bản sắc văn hóa,
đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương thông qua các hoạt động tín ngưỡng. Trên
cơ sở đó, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho quá trình học tập môn
Lịch sử Việt Nam, Lịch sử địa phương và các môn học bổ trợ khác như: Cơ sở văn
hóa Việt Nam, Nhân học đại cương…
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm có phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm các chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2: Các loại hình tín ngưỡng ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Ngoài ra, đề tài còn có các mục: Tài liệu tham khảo, bản đồ và phụ lục.


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Vĩnh Tường là huyện ở đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng về

phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên là 141,8 km 2 , gồm 26 xã
và 3 thị trấn với dân số gần 20 vạn người (theo số liệu điều tra năm 2010). Phía
Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ; phía Tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thủ đô Hà Nội); phía Đông
giáp huyện Yên Lạc. Trong Địa chí Vĩnh Phúc có ghi:
“Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh
tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây,
cận kề với thành phố tỉnh lị Vĩnh Yên… Huyện có 9km đường Quốc lộ 2A và
14km đường Quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có hai ga hàng hóa đường sắt
tuyến Hà Nội – Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại); về đường sông có hai
cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và Cao Đại; có hai khu công nghiệp
Chấn Hưng, Đồng Sóc và cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến đang được triển
khai; có Đầm Rưng rộng khoảng 80ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng
trong tương lai… Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện
thuận lợi cho nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận giao lưu, trao đổi hàng hóa,
phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với các vùng lân cận” [23, tr. 979].
“Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê trung ương (đê sông
Hồng và sông Phó Đáy với tổng chiều dài 30km) che chắn cả 3 bề Bắc –
Tây – Nam khiến cho địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt.
Vùng đồng bằng phù sa cổ ở các xã phía Bắc và một phần phía Tây Bắc của
huyện. Đây là vùng tiếp nối của đồng bằng trước núi với đồng bằng châu
thổ lớn, đất đai màu mỡ ở đây tương đối mỏng, đa số đã bạc màu. Địa hình
không bằng phẳng, ruộng cao xen ruộng thấp làm cho việc canh tác gặp
nhiều khó khăn; Vùng đất bãi ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy
chạy dọc suốt một dải phía Bắc, Tây Bắc và phía Tây của huyện. Đất ở đây


màu mỡ do hàng năm được phù sa của các con sông bồi bắp tạo nên một
vùng bãi rộng lớn và trù phú, rất thuận lợi cho các loại cây dâu, mía, cỏ voi,

ngô, đậu và các cây rau màu khác; Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê
nối liền miền đất phù sa cổ, kéo dài xuống phía Nam, giáp Yên Lạc. Địa
hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết thủy lợi tạo điều kiện để nhân
dân thâm canh cây lúa ở trình độ cao.
Chính sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng như vậy đã tạo cho mảnh đất Vĩnh
Tường ở vào địa thế sơn chầu, thủy tụ, phong cảnh hữu tình, đất đai màu
mỡ, phì nhiêu, dân cư đông đúc. Điều này có ý nghĩa thực tiễn trong việc
xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa phương theo
hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại
hóa nông thôn ở huyện Vĩnh Tường hiện nay” [23, tr. 979].
“Vĩnh Tường thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Nhưng
do nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi:
dãy Tam Đảo (phía Đông Bắc) và dãy Ba Vì (phía Tây) nên khí hậu ở Vĩnh
Tường không quá khắc nghiệt và ít bị bão lốc đe dọa. Nhiệt độ trung bình
trong năm là 23,6oC. Độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Lượng mưa trung
bình 1.526mm/năm với số ngày mưa trung bình là 133 ngày/năm. Mùa mưa
thường từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 189mm/tháng;
mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau với lượng mưa trung
bình là 55mm/tháng.
Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường là
sông Phó Đáy và sông Phan. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh
Tường với huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Sông
Hồng cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong
huyện. Mặt khác, sông bồi đắp phù sa, tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì
nhiêu. Một phần sông Phó Đáy (hay còn gọi là sông Đáy) chảy qua huyện
Vĩnh Tường và Lập Thạch. Sông Phó Đáy có lưu lượng nước bình quân
23m3/giây; lưu lượng nước cao nhất là 833m 3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng
nước chỉ 4m3/giây, có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Phan thuộc hệ thống sông Cà Lồ, chảy trong nội tỉnh. Sông Phan bắt
nguồn từ núi Tam Đảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một phần giao

thông trong huyện. Về mùa khô, mực nước sông rất thấp, nhưng về mùa


mưa, nước từ Tam Đảo đổ xuống nên mực nước khá cao, gây ngập úng
nhiều nơi. Nằm xen giữa những cánh đồng lúa, rau màu là những đầm, ao,
hồ khá rộng. Tiêu biểu là đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa, vực
Xanh, vực Quảng Cư… Ngoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ nuôi thả cá,
tôm. Đầm, ao, hồ còn là nơi điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu cho
vùng đất này” [23, tr. 979].
1.2. Vĩnh Tường qua các thời kỳ lịch sử
Địa danh Vĩnh Tường được hình thành và thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Những di chỉ khảo cổ: Lũng Hòa, Gò Mát (xã Lũng Hòa), Nghĩa Lập (xã Nghĩa
Hưng), Ma Cả, Đồng Hương (thị trấn Thổ Tang) trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
cho thấy vùng đất này từ xa xưa là địa bàn cư trú của người thượng cổ thuộc giai
đoạn văn hóa Phùng Nguyên (cách ngày nay khoảng 4000 năm). Cũng qua các di
chỉ khảo cổ này đã cho thấy các cư dân đầu tiên của Vĩnh Tường đã biết lợi dụng
lợi thế về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp, lấy trồng trọt và
chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính để duy trì cuộc sống. Dựa trên nền tảng từ
nền kinh tế sơ khai đó để hàng ngàn năm sau Vĩnh Tường vẫn là vựa lúa, là nơi có
sản lượng lương thực và thực phẩm cao của Vĩnh Phúc.
Thời kỳ Hùng Vương dựng nước, Vĩnh Tường thuộc bộ Văn Lang – kinh đô
của nhà nước Văn Lang. Thông qua các tài liệu lịch sử như Đại Việt sử ký toàn
thư, Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái, chúng ta biết rằng nhà nước Văn Lang
gồm 15 bộ, vùng đất này ngày nay bao gồm các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra. Với vị trí
địa lí thuận lợi và vị trí hành chính quan trọng như vậy có thể đoán định rằng vào
thời Hùng Vương, Vĩnh Tường là một trong các địa bàn sinh sống đông đúc của cư
dân Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc thì Vĩnh
Tường lại trở thành “ngoại ô”, là “phên dậu” ở phía Tây Bắc của kinh đô Cổ Loa.
Dưới thời thuộc Hán (từ 111TCN – 39 và từ 43 – 220) Vĩnh Tường thuộc
Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, năm 671, vua Đường Cao Tông đã chia đất

Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ thì Vĩnh
Tường là trung tâm của đất Giao Châu. Đến thời Lý (1009 – 1225), Vĩnh Tường
thuộc lộ Quốc Oai (Sơn Tây cũ và Vĩnh Phúc, Phú Thọ ngày nay). Sang thời Trần
(1225 – 1400) đất đai của Vĩnh Tường thuộc lộ Tam Đái (hay còn gọi là Tam Đới).
Đến cuối thời Trần đặt thành Tam Giang – lấy ngã ba sông Bạch Hạc mà đặt ra.


Đến thời thuộc Minh (1407 – 1427) nơi đây gọi là Châu Tam Đái. Những năm đầu
của nhà Lê sơ, Vĩnh Tường thuộc Tây Đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466)
thuộc thừa tuyên Quốc Oai, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thì định bản đồ cả
nước, đổi gọi thừa tuyên Sơn Tây, lúc này Vĩnh Tường được gọi là huyện Bạch
Hạc, một trong sáu huyện của phủ Tam Đái.
Đến đầu thế kỉ XIX, huyện Bạch Hạc thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây có 8
tổng, 61 xã, 2 thôn. Đến năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi phủ Tam Đái thành phủ
Tam Đa. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi gọi là phủ Vĩnh Tường. Năm Minh
Mệnh thứ 11 (1830), cắt huyện Phù Ninh về phủ Đoan Hùng và lấy huyện Tam
Dương của phủ Đoan Hùng về phủ Vĩnh Tường. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832),
lại tách huyện Yên Lạc và huyện Yên Lãng khỏi phủ Vĩnh Tường, phủ Vĩnh Tường
còn lại ba huyện là Bạch Hạc, Tam Dương và Lập Thạch. Phủ thành Vĩnh Tường
đặt ở địa phận xã Văn Trưng (nay là thị trấn Tứ Trưng). Đến năm Minh Mệnh thứ
12 (1831), chuyển lên đặt ở 2 xã Bồ Sao, Huy Ngạc (nay là thị trấn Vĩnh Tường).
Đến thời Pháp thuộc, ngày 6-1-1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định
thành lập tỉnh Vĩnh Yên, đến năm 1891 thì bị giải thể. Năm 1899, thực dân Pháp
lại cho tái lập tỉnh Vĩnh Yên gồm phủ Vĩnh Tường và các huyện Yên Lạc, Tam
Dương, Lập Thạch và Bình Xuyên. Lúc này, phủ Vĩnh Tường là một đơn vị độc
lập thuộc tỉnh Vĩnh Yên gồm có 8 tổng (Đồng Phú, Đồng Vệ, Hưng Lục, Kiên
Cường, Lương Điền, Tăng Đố, Thượng Trưng, Tuân Lộ) với 78 làng xã. Năm
1907, bỏ huyện Bạch Hạc (gồm 2 tổng Mộ Chu và Nghĩa Yên với 14 xã) nhập vào
phủ Vĩnh Tường. Năm 1927, phủ Vĩnh Tường gồm 10 tổng (Đồng Phú, Đồng Vệ,
Hưng Lục, Kiên Cương, Lương Điền, Mộ Chu, Nghĩa Yên, Tăng Đố, Thượng

Trưng và Tuân Lộ) với 85 làng xã. Trong đó, một số tổng và các làng xã ở Vĩnh
Tường có ít nhiều thay đổi.
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, phủ Vĩnh Tường đổi
thành huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1950, Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành
tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Vĩnh Tường được giữ nguyên. Thực hiện quyết định
178/CP ngày 5 – 7 -1977 của Chính phủ, huyện Vĩnh Tường hợp nhất với huyện
Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 7 – 10 – 1995, Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 63/CP chia huyện


Vĩnh Lạc thành hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Theo đó, huyện Vĩnh Tường
được tái lập từ tháng 1 – 1996.
Hiện nay, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, huyện Vĩnh Tường có
26 xã và 3 thị trấn. Đó là thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Tứ Trưng, thị trấn Thổ Tang
và 26 xã là: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ
Sao, Đại Đồng, Tân Tiến, Lũng Hòa, Cao Đại, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Tân Cương,
Phú Thịnh, Thượng Trưng, Vũ Di, Lý Nhân, Tuân Chính, Vân Xuân, Tam Phúc,
Ngũ Kiên, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa, Vĩnh Ninh. Huyện lỵ đóng ở thị trấn
Vĩnh Tường.
Trải qua nhiều biến động lịch sử và thay đổi về hành chính thì đến nay địa
danh Vĩnh Tường đã ghi sâu vào tiềm thức người dân Vĩnh Phúc như một vùng đất
cổ giàu truyền thống, văn hiến.
1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội thời kỳ Đổi mới
1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định thực hiện chính sách Đổi mới,
bắt đầu bằng việc đổi mới cơ chế kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy lợi ích vật chất là một công cụ thúc
đẩy khai thác triệt để mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. Cùng với sự chuyển
mình của đất nước, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Vĩnh Tường đã

đạt được nhiều thành tựu. “Trong đó, giai đoạn 2000 – 2010, được coi là thời kỳ
mang tính đột phá trong thực hiện mục tiêu kinh tế của huyện Vĩnh Tường. Giá trị
sản xuất năm 2010 ước tính đạt 2.300 tỷ đồng, tăng gấp 5,5 lần so với năm 2000.
Đặc biệt từ năm 2006, Vĩnh Tường khai thác tốt các tiềm năng nội lực, tạo mức
tăng trưởng kinh tế bình quân 23,7%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng từ
5,2 triệu đồng năm 2005 lên 15,6 triệu đồng năm 2010” [23, tr. 987].
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:
“Được xác định là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, Vĩnh
Tường tập trung thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên những năm
qua, diện tích cây trồng luôn duy trì sản xuất ổn định trên 20 nghìn ha.
Năng suất cây trồng không ngừng tăng. Đặc biệt cây lúa, năng suất từ 34,65
tạ/ha (1996) tăng lên 58,42 tạ/ha (2005).


Năm 2010, năng suất lúa đạt 60,46 tạ/ha tăng 25,8 tạ/ha so với năm 1996.
Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 96,820 tấn, tăng 35,861 so với
năm 1996. Đặc biệt nhờ việc quy hoạch lại đồng ruộng gắn với chuyển đổi
dồn ghép mà Vĩnh Tường đã xây dựng được các vùng trồng trọt sản xuất
hàng hóa cho giá trị sản xuất hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Chăn nuôi cũng
phát triển mạnh theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp; việc cải tạo
vùng trũng, hình thành các trang trại được triển khai có hiệu quả, cùng với
đó là sự áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong quá trình sản xuất.
Về phong trào hợp tác xã (HTX) nông nghiệp: trong giai đoạn 1986 – 1988,
thực hiện Nghị Quyết 10 của BCH TƯ Đảng (khóa VI), nhiều HTX nông
nghiệp đã chia tách từ quy mô toàn xã thành các HTX nông nghiệp theo quy
mô thôn, làng, khu vực. Từ 1997 đến nay, thực hiện luật HTX nông nghiệp
trên địa bàn huyện đã chuyển đổi về mô hình và phương thức để hoạt động
theo luật. Theo đó, hướng hoạt động chủ yếu là làm các dịch vụ theo yêu
cầu của hộ gia đình xã viên. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 38 HTX nông
nghiệp (trong đó có 11 HTX quy mô toàn xã và 27 HTX nông nghiệp quy mô

thôn)” [23, tr. 986].
Trong lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp – xây dựng:
“Hiện nay, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp toàn huyện
là 2.567 cơ sở trong đó tập thể có 19 cơ sở, tư nhân có 24 cơ sở, cá thể là
2.523 cơ sở và có 1 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Các mặt hàng chủ yếu
bao gồm: chế biến nông sản, thực phẩm, may mặc, vật liệu xây dựng, nông
cụ cầm tay, nông sản, sản phẩm của nghề mộc…
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) từ 133.365 triệu
đồng (2006) tăng lên 839.014 triệu đồng (năm 2010), tăng 705.649 triệu
đồng. Trong đó, công nghiệp khai mỏ (chủ yếu là khai thác cát, sỏi): từ 676
triệu đồng (năm 2006) tăng lên 8.452 triệu đồng (năm 2010); công nghiệp
chế biến (chế biến thực phẩm, đồ uống, sản xuất tơ tằm, chế biến và sản
xuất từ tre nứa, gạch ngói, phế liệu sắt thép, bao bì đựng hàng…) tăng từ
132.689 triệu đồng (năm 2006) lên 818.563 triệu đồng (năm 2010).
Huyện cũng ưu tiên đẩy mạnh các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ cơ
khí, công nghệ điện tử, tin học, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, chế


biến lâm sản, các nghành nghề thủ công… Một số khu cụm công nghiệp trên
địa bàn huyện đang được triển khai xây dựng và hoàn thiện như các khu
công nghiệp: Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Thịnh; các cụm công nghiệp:
Lý Nhân, Vĩnh Sơn, Tân Tiến, An Tường, Đồng Sóc, Thổ Tang, Lũng Hòa,
Việt Xuân, Bình Dương, Đại Đồng, Vân Giang – Vân Hà. Với mục tiêu duy
trì, đẩy mạnh và phát triên làng nghề nhằm khai thác mọi tiềm lực để phát
huy giá trị sản xuất, thức đẩy kinh tế phất triển, đồng thời tham gia vào quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện. Đến nay,
huyện có 7 làng nghề (làng nghề rèn Bàn Mạch, mộc Vân Giang, mộc Vân
Hà của xã Lý Nhân; làng nghề mộc Bích Chu, mộc Thủ Độ ở xã An Tường;
làng nghề rắn xã Vĩnh Sơn; làng cơ khí, vận tải Biệt An xã Việt Xuân) và có
7 nghệ nhân (trong đó có 2 nghệ nhân cấp quốc gia) và 41 thợ giỏi được

UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận” [23, tr. 987].
Vĩnh Tường cũng đã thu hút được 52 dự án đầu tư, trong đó có 2 dự án FDI
với tổng số vốn đăng kí 10 triệu USD và 50 dự án DDI có tổng số vốn 2.576 tỷ
đồng; nhiều danh nghiệp hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động địa phương.
Trong lĩnh vực thương mại và du lịch:
“Nhờ đẩy mạnh tiến độ quy hoạch các chợ, tập trung vào lĩnh vực lưu
thông, buôn bán, trong 5 năm (2005 – 2010), tốc độ tăng trưởng của cả hai
ngành đạt 32,7% đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu tỉ trọng các ngành kinh tế.
Điểm nhấn quan trọng nhất trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ là thị trấn
Thổ Tang, đây được coi là “điểm sáng” của cả nước về hoạt động buôn bán,
giao lưu trao đổi hàng hóa, nhất là về mặt hàng nông sản. Trong tương lai,
đây còn được coi là trung tâm thương mại lớn của tỉnh Vĩnh Phúc và khu
vực Miền Bắc. Đến nay, dự án xây dựng chợ đầu mối nông sản thực phẩm,
hệ thống kho vận Vĩnh Tường đã được quy hoạch. Năm 2010, Chi hội
Doanh nghiệp Vĩnh Tường được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ gắn kết
giữa các doanh nghiệp phát triển trong hợp tác kinh doanh, làm cầu lối
giữa Nhà nước – doanh nghiệp – nhà khoa học và người dân để có những
định hướng phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế chung của huyện” [23, tr.
987].


Về phát triển giao thông, theo Địa chí Vĩnh Phúc:
“Huyện có mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh, trong đó
có các tuyến như: quốc lộ 2A, quốc lộ 2C, tỉnh lộ 304, 309; đường sắt Hà
Nội – Lào Cai chạy qua. Điều này, thuận tiện cho lưu thông tiêu thụ nông
sản, hàng hóa của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống của các con sông: Sông
Hồng, sông Đáy, sông Lô cũng góp phần cho việc giao thông đường thủy
thêm thuận tiện.

Thực hiện công cuộc đổi mới, Vĩnh Tường luôn chú trọng xây dựng các
công trình hạ tầng quan trọng. Hệ thống đường bộ được phân bố tương đối
phù hợp, đường ôtô đến được tất cả các xã, thị trấn. Tổng số chiều dài
đường bộ là 1.209,44 km, đường giao thông nông thôn chiếm 88% với
1066,74 km, trong đó đường xã là 86,07 km; đường thôn là 192,5 km, đường
xóm là 287,97 km, đường giao thông nội đồng là 500,2 km.
Được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, phong trào làm đường giao thông
nông thôn được xây dựng cứng hóa, giai đoạn 2007 – 2010 là 174,84 km.
Trong đó, đường xã cứng hóa 100%, đường thôn cứng hóa 92%, đường
xóm, ngõ cứng hóa 96%, đường nội đồng cứng hóa 22%. Việc xây dựng
giao thông nông thôn đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, khắc phục được tình trạng chênh lệch về phát triển kinh tế xã hội, đời sống văn hóa ở nông thôn, từng bước nâng cao cuộc sống của
người dân.
Cùng với những thành tích đã đạt được trong phong trào xây dựng giao
thông nông thôn, từ năm 2006 đến nay, huyện Vĩnh Tường là đơn vị có
thành tích xuất sắc và được tặng Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2006 và
2008), Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (năm 2009), Bằng
khen của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2007), Cờ thi đua xuất sắc
của UBND tỉnh (năm 2010). Vĩnh Tường luôn được đánh giá là huyện dẫn
đầu về đầu tư xây dựng, phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh” [23, tr.
987].
Hiện nay, huyện đang tiếp tục triển khai việc quy hoạch cụm công nghiệp,
các cụm kinh tế – xã hội để góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng
hướng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm


2020, tầm nhìn 2030 định hướng: Cần không ngừng phát huy tiềm năng lợi thế của
huyện. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 giai đoạn 2016 – 2020 và 2020 –
2030 là 18,7% và 11,0%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch vững chắc theo hướng Công
nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ - Du lịch và Nông nghiệp thủy sản.

Tổng GDP đạt 6.249 tỷ đồng năm 2015; 14.681,6 tỷ đồng năm 2020 và 45.545,9 tỷ
đồng năm 2030. Thu nhập bình quân đầu người tương ứng là 31 triệu đồng; 69
triệu đồng và 191,5 triệu đồng/người/năm.
Để phát huy được tiềm năng của huyện, đáp ứng đước các mục tiêu chiến
lược thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Dự kiến, thời kỳ 2016 - 2020 là 28.686 tỷ đồng
và thời kỳ 2016 – 2030 là 105.437 tỷ đồng. Do đó, phải huy động từ nhiều nguồn
vốn như vốn nhà nước, vốn vay ODA, vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.3.2. Đặc điểm xã hội
Là một huyện đồng bằng nên mật độ dân số của Vĩnh Tường tương đối cao,
năm 2004 là 1.346 người/km2 (cao hơn mức trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc cùng
thời điểm với 874 người/km 2); đặc biệt ở khu vực nông thôn, năm 2010, mật độ
dân số 1388 người/km2. Vĩnh Tường là huyện có quy mô dân số lớn so với các
huyện khác trong tỉnh. Tốc độ tăng dân số trong huyện không cao, chỉ khoảng
1,142%.
Dân số của huyện Vĩnh Tường là 196.886 người trong đó dân tộc Kinh là
196,712 người, chiếm 99,91%; dân tộc Tày có 103 người, chiếm 0,05%; dân tộc
Thái có 71 người, chiếm 0,04% (theo Niêm giám thống kê năm 2010 của chi cục
Thống kê huyện Vĩnh Tường).
Qua số liệu thống kê ở trên cho thấy dân số chủ yếu của Vĩnh Tường là
người Kinh. Đây là cư dân bản địa của huyện Vĩnh Tường. Trên địa bàn huyện đã
tìm thấy các địa điểm khảo cổ: “Lũng Hòa, Gò Mát (xã Lũng Hòa), Nghĩa Lập (xã
Nghĩa Hưng), Ma Cả, Đồng Hương (thị trấn Thổ Tang); trong đó, di tích Nghĩa
Lập và di tích Lũng Hòa là di tích cư trú mộ tang, các di tích còn lại thuộc loại
hình di tích cư trú thuần túy. Từ kết quả của các khai quật và thám sát các di tích
này, các nhà khoa học bước đầu khẳng định, những lớp người cổ xưa xuất hiện
trên đất Vĩnh Tường ít nhất cũng cách ngày nay khoảng 3500 – 4000 năm” [25, tr.
74]. “Các di chỉ này thuộc giai đoạn cuối của thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên
chuyển tiếp sang thời kỳ văn hóa Đồng Đậu. Xét về niên đại, văn hóa Phùng



Nguyên là văn hóa của các bộ lạc thời Hùng Vương. Do đó ta có cơ sở khẳng định
rằng cư dân Vĩnh Tường thuộc dòng tộc gốc Việt cổ” [25, tr. 9]. Qua việc phân tích
các di chỉ khảo cổ ở đây cho thấy đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ
ở Vĩnh Tường khá phong phú và đa dạng. Họ đã tiến hành sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi và các nghề thủ công để đảm bảo cho cuộc sống của họ. Nhờ đó mà họ
có thể “an cư lạc nghiệp” lâu dài ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông
Phan cả ngàn năm. Những cư dân Việt cổ ở huyện Vĩnh Tường cùng với cư dân
Việt cổ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên thực sự là
những người khai phá đầu tiên ở châu thổ sông Hồng để cho các lớp người sau –
người Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn tiếp tục tiến lên đỉnh cao mới với việc
hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và nền văn minh sông Hồng.
Từ khi Đổi mới đến nay, đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Vĩnh Tường
phát triển phong phú và đa dạng. Có thể thấy qua phong trào văn nghệ trong huyện
được duy trì với 203 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao và các câu
lạc bộ hoạt động lồng ghép; 20 đội văn nghệ ở các thôn, làng. Các đội văn nghệ,
câu lạc bộ thường xuyên tổ chức biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ trong
những dịp lễ, tết. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 16 đài truyền thanh không dây
được xây dựng theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia và Quyết định số 1118/QĐCT ngày 21/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đầu tư trang thiết
bị và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện và
cấp cơ sở giai đoạn 2013- 2020.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân
hưởng ứng mạnh mẽ. Đến năm 2010, ở Vĩnh Tường đã có 136/189 thôn, tổ dân
phố được công nhận đạt danh hiệu Văn hóa. Trong đó: 50 thôn, làng, tổ dân phố
được công nhận là Làng văn hóa cấp tỉnh; 145 gia đình, 14 thôn, 4 đơn vị được
UBND tỉnh công nhận đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Đơn vị văn
hóa xuất sắc cấp tỉnh; 95 thôn, 5 đơn vị được huyện công nhận là Làng văn hóa,
Đơn vị văn hóa 3 năm liên tục; 179 gia đình được UBND huyện công nhận đạt Gia
đình văn hóa xuất sắc cấp huyện. Riêng năm 2010, toàn huyện có 88,2% số hộ đạt
danh hiệu Gia đình văn hóa, 72% số thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu Làng văn
hóa và 97% cơ quan đơn vị đạt danh hiệu Đơn vị văn hóa.

Công tác xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống được duy trì tốt. Nhiều mô hình


mới, nghi thức mới được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ đã đi vào nề nếp
như: không tổ chức ăn uống, cỗ bàn trong lễ mừng thọ, đám tang, đám cưới không
dùng thuốc lá, không mời khách tràn lan; tổ chức mừng thọ cho các cụ tập trung tại
nhà văn hóa thôn, xã, đảm bảo trang trọng tiết kiệm. Đặc biệt, trong 5 năm trở lại
đây đã có hơn 300 hộ gia đình, thực hiện hỏa tang khi người dân qua đời; các xã
làm tốt phong trào này là: Tuân Chính, Cao Đại, Tứ Trưng…
Bên cạnh các giá trị văn hóa hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống tiếp
tục được giữ gìn và phát huy. Huyện Vĩnh Tường có 239 di tích, trong đó có 72
ngôi đình, 80 ngôi chùa, 11 đền, 23 miếu, 25 điếm, 6 nhà thờ Công giáo, 4 nhà thờ
họ, 4 di chỉ khảo cổ; còn lại là lăng mộ, tượng đài, văn chỉ, di tích lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh và các bốt được xây từ thời Pháp. Trong đó, có 17 di tích được
xếp hạng cấp quốc gia và 44 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Về kiến trúc truyền thống,
tiêu biểu phải kể đến đình Thổ Tang và đền đá Phú Đa.
“Hiện nay, ở Vĩnh Tường, các di tích, lễ hội dân gian truyền thống đều được
bảo tồn; các di tích lịch sử văn hóa được tăng cường kiểm tra, hướng dẫn quản lý,
bảo quản chống xuống cấp kịp thời. Nhiều di tích được nhân dân đóng góp xây
dựng với lượng vốn lớn như chùa Tùng Vân (Thổ Tang) gần 5 tỷ đồng, chùa Vân Ô
(Vân Xuân) hơn 3 tỷ đồng, chùa Hòa Lạc (Tân Cương) hơn 20 tỷ đồng…” [23, tr.
991].
Về giáo dục:
“Những năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, quy mô giáo dục đã
được mở rộng, đa dạng ở tất cả các cấp học, ngành học. Đến năm 2010,
toàn huyện có trên 100 trường học các cấp, trong đó có 31 trường Mầm
non, 34 trường Tiểu học, 30 trường Trung học Cơ sở và 6 trường Trung học
Phổ thông, 1 Trung tâm dạy nghề tổng hợp và các xã đều có trung tâm học
tập cộng đồng. Như vậy, ngành giáo dục đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập

của con em nhân dân toàn huyện.
Bên cạnh sự phát triển về số lượng, chất lượng trong giáo dục đạo đức và
văn hóa cũng không ngừng nâng cao... Năm học 2009 – 2010 tính chung
các cấp phổ thông, số học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt chiếm khoảng 98%
tổng số học sinh. Chất lượng học tập văn hóa cũng được nâng cao. Số học
sinh khá, giỏi bậc Tiểu học chiếm 72,3%, bậc Trung học Cơ sở chiếm


67,9%, Trung học Phổ thông chiếm 42,2%. Công tác bồi dưỡng, phát hiện
học sinh giỏi được đặc biệt quan tâm, vì vậy, kết quả thi học sinh giỏi hằng
năm đều đứng ở vị trí nhất, nhì của tỉnh. Đến nay, toàn huyện đã có 69/101
trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 68,5%); các cấp, các ngành đều có sự
quan tâm thích đáng tới giáo dục toàn huyện” [23, tr. 992].
Về y tế:
“Sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của nghành y tế Vĩnh
Tường đã có những phát triển đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu,
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân. Trang thiết
bị phục vụ y tế được tăng cường đầu tư, nâng cấp. Phong trào xây dựng xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế đã và đang phát triển. Năm 2008, toàn huyện có
100% xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, trên 93% số xã có bác
sĩ.
Từ năm 2009 – 2010, Vĩnh Tường là một trong những huyện dẫn đầu tỉnh về
công tác y tế. Hiện Tại, huyện có một phòng y tế là cơ quan chuyên môn và
bệnh viện Đa khoa huyện. Ngoài ra, huyện cũng xây dựng thêm một số cơ sở
y tế, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em,
một trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình, một trung tâm vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Cơ sở vật chất của các cơ sở y tế được nâng cấp khang trang, trang thiết bị
được đầu tư. Tổng số cán bộ y tế trong toàn huyện hiện nay là 370 người,
trong đó có 55 bác sĩ (không tính bác sĩ nghỉ hưu và bác sĩ tư nhân); bình

quân 1 bác sĩ/3,5 nghìn dân (đạt tỉ lệ cao nhất trong toàn tỉnh và cả nước).
Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền từ huyện tới xã. Các
chính sách ưu đãi dành cho các cán bộ làm công tác y tế được quan tâm đầy
đủ. Do vậy, các nhân viên y tế luôn an tâm công tác, hết lòng phục vụ nhân
dân” [23, tr. 993].
Tiểu kết chương 1
Vĩnh Tường có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vì tiếp giáp
với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cận kề thành phố tỉnh


lị Vĩnh Yên… Thực hiện đường lối Đổi mới, Vĩnh Tường luôn chú trọng xây dựng
các công trình hạ tầng quan trọng. Chính điều kiện tự nhiên và thị trường cho phép
huyện Vĩnh Tường phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và tài
nguyên thiên nhiên là lợi thế về phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng, vật liệu
xây dựng, chế biến nông sản và các loại hình du lịch, văn hóa. Sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của huyện vững chắc theo hướng Công nghiệp – Xây dựng, Thương
mại – Dịch vụ - Du lịch và Nông nghiệp – Thủy sản. Những lợi thế ấy cộng với
những tiềm năng về nguồn nhân lực như là huyện có quy mô dân số lớn so với các
huyện khác trong tỉnh, người lao động có sức khỏe tốt và số lượng có trình độ học
vấn, chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao. Vĩnh Tường đang tạo ra nhiều cơ hội thu
hút đầu tư trong tương lai. Từ sự phát triển về kinh tế đã dẫn đến sự ổn định về xã
hội, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Trải qua những thăng
trầm lịch sử và thay đổi về địa giới hành chính, đến nay địa danh Vĩnh Tường đã
ghi sâu vào tiềm thức người dân Vĩnh Phúc như một vùng đất cổ giàu truyền
thống, văn hiến.


Chương 2
CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG Ở HUYỆN VĨNH TƯỜNG

TỈNH VĨNH PHÚC CUỐI THẾ KỈ XX ĐẦU THẾ KỈ XXI

2.1. Quan niệm về tín ngưỡng
Trước khi đi vào trình bày một số nét đại lược về tín ngưỡng của cư dân
Vĩnh Tường, chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày về khái niệm tín ngưỡng, đây
là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu ở các phần sau. Tuy nhiên, trong
việc nghiên cứu về thực thể này, việc dùng các khái niệm để chỉ nó thì còn có
nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu nổi tiếng cho rằng:
“Tín ngưỡng là một khái niệm không phải chỉ riêng cho một ngôn ngữ nào
mà chung cho khoa học xã hội. Tín ngưỡng là một từ kép chữ Hán, trong
tiếng Pháp có từ “Croyance”, trong tiếng Anh có từ “Belief” đồng nghĩa
với từ tín ngưỡng với tư cách phạm trù khoa học. Định nghĩa của các từ này
là định nghĩa khoa học mặc dù có cội nguồn ngữ nghĩa.
Đại Bách khoa toàn thư Anh định nghĩa Tín ngưỡng (Belief) là: Một trạng
thái tâm lí trong hoàn cảnh một mệnh đề nào đó không đủ nhận thức lý trí
để bảo đảm nó là chân thực mà vẫn tiếp thu hay đồng ý mệnh đề đó.
Frederick J. Streng trong cuốn “Tìm hiểu đời sống tôn giáo” đưa ra một
định nghĩa tín ngưỡng. Nhà tôn giáo học Mỹ đương đại này trong khi bàn
luận về các phương thức biểu hiện của cá nhân đối với thần thánh đã nêu ra
hai phương thức: Sùng bái (Worship) và tín ngưỡng (Faith). Ông không
dùng thuật ngữ Belief mà dùng Faith, nhưng nội dung trình bày chính tương
đồng với khái niệm tín ngưỡng. Ông viết: Đại đa số người trong hoàn cảnh
phức tạp nan giải hoặc lo sợ hoặc hoài nghi hoặc hưng phấn thông qua cảm
giác hưng phấn thông qua cảm thụ sức mạnh của thần thánh mà dần dần ý
thức được thần thánh phản ứng hay phản tác dụng do đó mà hình thành
thường được người ta gọi là tín ngưỡng. Loại thể nghiệm vừa yêu vừa sợ, dù
mang tính chất nước đôi cũng không làm tổn hại cho việc thúc đẩy tín đồ thể



nghiệm được, chỉ có dựa vào sức mạnh thế giới bên kia mới có sức mạnh
cứu rỗi. Tín ngưỡng thực chất là tin tưởng chắc chắn loại sức mạnh này có
thể đổi mới cuộc sống của mình”.
Rõ ràng định nghĩa của F.J.Streng là về Faith mà thông thường được dịch là
Đức Tin, cơ sở của tôn giáo, chỉ tin tưởng tuyệt đối vào Đấng Tối Cao của
một tôn giáo cụ thể” [13, tr. 320].
Còn ở Việt Nam, các học giả như: Toan Ánh với “Nếp cũ. Tín ngưỡng Việt
Nam”, Phan Kế Bính với “Việt Nam phong tục” đều xem tín ngưỡng dân gian với
các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân
tộc Việt Nam.
Trong cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” tác giả Nguyễn
Đăng Duy viết: “Tín ngưỡnglà niềm tin, đức tin, là một nhân tố góp vào tạo thành
tôn giáo” [9, tr. 20]. “Tín ngưỡng là một cách từ thực tế cuộc sống cộng đồng con
người ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con người ấy tin theo
tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội
theo niềm tin thiêng liêng ấy” [9, tr. 23].
Trong “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học”của Hội đồng Trung Ương
chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia có viết: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự
ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó và
thông thường để chỉ một niềm tin tôn giáo” [11, tr. 449].
Có ý kiến khác thì cho rằng tín ngưỡng là: “Lòng tin sự ngưỡng vọng của
con người vào một lực lượng siêu nhiên nào đó – một lực lượng siêu thực, hư ảo,
vô hình” [15, tr. 6]. Hay “Tín ngưỡng dân gian cũng có thể và cần được xem là
một yếu tố, một bộ phận văn hóa dân gian. Từ quan niệm đó, nếu văn hóa dân
gian được hiểu là loại hình văn hóa ra đời nhờ sự sáng tạo của chính nhân dân,
thì tín ngưỡng dân gian cũng có thể xem là loại hình tín ngưỡng tôn giáo do chính
nhân dân – trước hết là những người lao động – sáng tạo ra trên cơ sở những tri
thức phản ánh sai lạc dưới dạng kinh nghiệm cảm tính từ cuộc sống thường nhật
của bản thân mình” [15, tr. 8].



Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng: “Tín ngưỡng đồng nghĩa với tâm linh
(niềm tin thiêng liêng) cũng có nghĩa tâm linh không phải là tôn giáo, tâm linh chỉ
là khả năng dẫn tới tôn giáo” [21, tr. 97].
Hay trong “Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo” của Ban
Tôn giáo Chính phủ cũng đã đề cập đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo tại Chương
I, điều 3, cụ thể như sau: “Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ
tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ
cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân
gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội”
[5, tr. 3].
Trong các cuốn từ điển Tiếng Việt, cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau về
tín ngưỡng như: Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ, do Nxb Đà
Nẵng – Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2000 đã định nghĩa về tín ngưỡng:
“Tin theo một tôn giáo nào (ví dụ: Tôn trọng tự do tín ngưỡng)” [26, tr. 994]. Hoặc
như trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Nxb Từ điển Bách Khoa (2009) thì tín
ngưỡng chỉ đơn giản là: “Tin tưởng, ngưỡng mộ”. Còn cuốn “Từ điển tường giải
và liên tưởng Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Văn Đạm lại viết: “Tín ngưỡng: sự
tin tưởng vào sức mạnh của một đấng thiêng liêng và những giáo lí của một tôn
giáo” [10, tr. 823].
Còn có thể trích dẫn các quan điểm của các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong
và ngoài nước về vấn đề tín ngưỡng. Nhưng nói chung họ đều dùng khái niệm tín
ngưỡng để chỉ một trạng thái tâm lí có quan hệ đến một hiện tượng, một sức mạnh
thiên liêng do cảm thụ mà có chứ không do chứng thực mà có. Họ đều coi tín
ngưỡng là hiện tượng trước, dưới thành tố tôn giáo. Và để phân biệt giữa tín
ngưỡng và tôn giáo, thì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
tín ngưỡng đó là: Chưa có hệ thống giáo lí, mà chỉ có các huyền thoại, thần tích,
truyền thuyết; Chưa thành hệ thống thần điện còn mang tính chất đa thần; Sự hòa
hợp giữa thần linh và con người chưa mang tính cứu thế; Nơi thờ cúng và nghi lễ
còn phân tán, chưa có sự quy ước chặt chẽ; Mang tính chất dân gian, sinh hoạt của

dân gian, gắn với đời sống nhân dân.
Từ những nghiên cứu trên của các tác giả thấy rằng tín ngưỡng là một bộ
phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là hệ quả


của các mối quan hệ giữa con người – con người và con người – môi trường tự
nhiên, được hình thành bởi quá trình lịch sử - văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin có
hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và là biện pháp để trấn an tâm
lý của con người.
2.2. Tín ngưỡng của cư dân Vĩnh Tường
2.2.1. Tín ngưỡng phồn thực
Trong cuốn “Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống và loại
hình”, tác giả Trần Ngọc Thêm viết:
“Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống là nhu cầu thiết yếu nhất của con
người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ
trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự
sống cần cho con người sinh sôi. Ở loại hình văn hóa nông nghiệp, hai hình
thứ sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để kế tục
dòng giống này có bản chất giống nhau, đó là sự kết hợp của hai yếu tố
khác loại (đất và trời, mẹ và cha)” [19, tr. 234].
Từ thực tiễn này, con người đã nhìn thấy ở đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi
vậy mà sùng bái như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực – tín
ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều,
thực = nảy nở) với hai dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao
phối.
Thờ cơ quan sinh dục
“Việc thờ cơ quan sinh dục được gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực =
nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó
phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới” [19, tr. 234].
“Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên

hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền, miếu, chùa) và
các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong hang động, các kẽ nứt trên đá)” [15, tr. 235].
Tại đền Đức Ông (khu 5, thị trấn Tứ Trưng, Vĩnh Tường) có thờ 1 di vật đá hình
trụ cao khoảng 40cm giống hình “sinh thực khí nam – Linga”. Đây là vật thờ quan
trọng trong văn hóa Chăm Pa (vùng Nam Trung Bộ) chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ


×