Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu sử dụng nhiệt khói thải của các nhà máy công nghiệp bằng thiết bị nhiệt kiểu mới ống nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học và viết luận văn này, tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Điện lực, các bạn bè đồng nghiệp,
đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trương Nam Hưng đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong nhận được những đóng góp quí báu của các thầy cô và các bạn.
Tác giả

Lê Duy Anh Huy

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Trương Nam Hưng. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Lê Duy Anh Huy

2


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NHIỆT THẢI
1.1 Đặc trưng về tiêu thụ năng lượng tại các nhà máy công nghiệp
1.2 Phân loại các nguồn nhiệt thải
1.3 Thực trạng và tiềm năng thu hồi nhiệt thải tại một số nhà máy công
nghiệp
1.4.Khái quát các giải pháp thu hồi nhiệt thải.
1.5. Tổng quan các thiết bị thu hồi nhiệt thải.
1.5.1. Thiết bị thu hồi nhiệt

1
2
3
5
7
1
3
3
3
5
7
7
7

1.5.2. Tuabin nhiệt


11

1.5.3. Máy thu phát nhiệt

13

1.5.4. Thiết bị trao đổi nhiệt gia nhiệt nước cấp

13

1.5.5. Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống lồng ống

14

1.5.6. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm

15

1.5.7. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn vòng

16

1.5.8. Nồi hơi thu hồi nhiệt thải

16

1.5.9. Bơm nhiệt

18


1.5.10. Máy nén nhiệt

19

1.5.11. Ống nhiệt

20

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ THIẾT BỊ TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG KIỂU MỚI - ỐNG NHIỆT
2.1. Tổng quan về ống nhiệt
2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ống nhiệt
2.2.1 Cấu tạo của ống nhiệt
2.2.2. Nguyên lý hoạt động của ống nhiệt
2.3. Phân loại ống nhiệt
2.3.1. Theo lực tác dụng để đưa chất lỏng ngưng quay về phần sôi

22
22
22
22
22
23
24
24

2.3.2.Theo phạm vi nhiệt độ sử dụng

27


2.3.3. Theo môi chất nạp

27
3


2.3.4. Theo mục đích sử dụng ống nhiệt

27

2.3.5. Theo hình dạng ống

28

2.4. Ưu điểm của ống nhiệt
2.4.1. Ứng dụng của ống nhiệt

28
29

2.5. Tính toán ống nhiệt trọng trường có bề mặt trong nhẵn.
CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA THIẾT BỊ
THU HỒI NHIỆT KIỂU ỐNG NHIỆT
3.1. Khảo sát thực trạng tại nhà máy tinh bột sắn Bá Thước
3.2. Tổng quan chung về lò dầu đốt than
3.3. Tính toán thiết kế thiết bị tận dụng nhiệt khói thải sử dụng ống nhiệt
trọng trường
3.3.1. Xác định công suất nhiệt của ống nhiệt trọng trường


33
42
42
42
43
44

3.3.2. Tiến hành chọn các kích thước và thông số cơ bản của ống nhiệt 45
3.3.3.Tính kiểm tra an toàn công suất của ống nhiệt

56

3.3.4. Tính kiểm tra chiều dài phần ngưng và phần sôi của ống nhiệt

57

3.3.5. Xác định lượng môi chất nạp vào ống

58

3.3.6. Xây dựng sơ đồ nguyên lý mô hình thiết bị

59

3.3.7. Tính toán kích thước của thiết bị tận dụng nhiệt khói thải sử dụng
ống nhiệt trọng trường

59

3.3.8. Tính cách nhiệt thiết bị gia nhiệt không khí tận dụng nhiệt khói thải

sử dụng ống nhiệt trọng trường

60

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

62
64

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Pg

- Độ chênh lệch áp suất do lực trọng trường gây nên,

P1

- Tổn thất áp suất do chuyển động của chất lỏng từ vùng ngưng tới

vùng bốc hơi,
Ph

- Tổn thất áp suất do chuyển động của hơi từ vùng bốc hơi tới vùng

ngưng.
tz – Nhiệt độ trung bình của nguồn đốt nóng (khói …) khi chuyển động qua
phần sôi của ống, 0C

tw – Nhiệt độ trung bình của nguồn làm mát ( không khí …) khi chuyển động
qua phần ngưng của ống, 0C
Rz – Nhiệt trở của nguồn đốt nóng với vách ngoài của ống ở phần sôi (K/W)
Rw – Nhiệt trở của nguồn làm mát với vách ngoài của ống ở phần ngưng,
K/W
Rvs – Nhiệt trở dẫn nhiệt qua vách ống phần sôi, K/W
Rvn – Nhiệt trở dẫn nhiệt qua vách ống phần ngưng, K/W
Rs – Nhiệt trở chất lỏng sôi trong ống phần sôi, K/W
Rn – Nhiệt trở hơi ngưng tụ trong ống phần ngưng, K/W
Rh – Nhiệt trở hơi chuyển động từ phần sôi đến phần ngưng, K/W
R – Tổng nhiệt trở, K/W

αz

- Hệ số tỏa nhiệt giữa chất lỏng (khí) nóng và bề mặt ngoài của ống ở

phần sôi, W/m2.K

αw

- Hệ số tỏa nhiệt giữa chất lỏng (khí) làm mát và bề mặt ngoài của ống
ở phần ngưng, W/m2.K

α s , α n - Hệ số tỏa nhiệt khi sôi và ngưng trong ống, W/m2.K

Fes

- Diện tích mặt ngoài ống phần sôi, m2

Fen


- Diện tích mặt ngoài ống phần ngưng, m2

Fis

- Diện tích mặt trong ống phần sôi, m2
5


Fin

- Diện tích mặt trong ống phần ngưng, m2

de, di - Đường kính ngoài và đường kính trong của ống, m
Ls

- Chiều dài ống phần sôi, m

Ln

- Chiều

λ

- Hệ số dẫn nhiệt của vách ống, W/m.K

Ph,s

- Áp suất hơi trong phần sôi của ống, N/m2


Ph,n

- Áp suất hơi trong phần ngưng của ống, N/m2

Th

- Nhiệt độ trung bình của hơi trong ống, K

ρh

- Khối lượng riêng của hơi, kg/m3

r

- Nhiệt hóa hơi của môi chất nạp, J/kg

Qi

- Công suất nhiệt bên trong của ống nhiệt, W

dài ống phần ngưng, m

 - là hệ số được xác định bằng thực nghiệm

6


DANH MỤC HÌNH VẼ
Bảng 1.1:Nguồn nhiệt thải và khả năng thu hồi nhiệt
Bảng 1.2:Nhiệt độ nhiệt thải điển hình trong vùng nhiệt độ cao

từ các ngành công nghiệp khác nhau
Bảng 1.3:Nhiệt độ nhiệt thải điển hình trong vùng nhiệt độ trung bình
từ các nguồn khác nhau
Bảng 1.4:Nhiệt độ nhiệt thải điển hình trong vùng nhiệt độ thấp
từ các nguồn khác nhau
Hình 1.5: Thiết bị thu hồi nhiệt (sấy không khí)
Hình 1.6: Thiết bị thu hồi nhiệt bức xạ kim loại
Hình 1.7: Thiết bị thu hồi nhiệt đối lưu
Hình 1.8: Thiết bị thu hồi nhiệt kiểu kết hợp
Hình 1.9: Tua bin nhiệt
Hình 1.10: Thiết bị thu hồi nhiệt kiểu kết hợp
Hình 1.11: Bộ hâm nóng nước
Hình 1.12: Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống lồng ống
Hình 1.13: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm
Hình 1.14: Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn vòng
Hình 1.15: Nồi hơi thu hồi nhiệt thải dạng ống nước hai đường
Hình 1.16: Sơ đồ cấu tạo của bơm nhiệt
Hình 1.17: Máy nén nhiệt
Hình 1.18: Ống nhiệt và một số thiết bị sử dụng ống nhiệt
Hình 2.1: Ống nhiệt
Hình 2.2. Quá trình hoạt động của ống nhiệt trên biển đồ T-s
Hình 2.3:Ống nhiệt trọng trường
Hình 2.4:Ống nhiệt mao dẫn
Hình 2.5:Ống nhiệt ly tâm làm mát động cơ điện
Hình 2.6:Sử dụng ống nhiệt làm mát các thiết bị điện tử
Hình 2.7:Hệ thống chân đỡ bằng ống nhiệt để làm mát đường ống.
Hình2.8:Sử dụng ống nhiệt làm bộ thu năng lượng mặt trời cho bình nước
nóng
Hình 2.9:Sử dụng ống nhiệt trong ngành công nghiệp ô tô dùng để làm mát
động cơ, làm mát đèn pha chiếu sáng, sưởi ấm ca bin…

Hình 2.10:Ứng dụng của ống nhiệt cho việc tiết kiệm năng lượng
trong hệ thống điều hoà không khí trung tâm
Hình 2.11. Nhiệt trở của ống nhiệt trọng trường
Hình 2.12.Giá trị của một số môi chất theo nhiệt độ
Hình 3.1. Lò dầu truyền nhiệt đốt dầu và đốt than
Hình 3.2. Thiết bị tận dụng nhiệt khói thải sử dụng ống nhiệt trọng trường

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: Sử dụng nhiệt thải bằng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu
mới gọi là ống nhiệt (Heat pipe) đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng
vào thực tế và mang lại hiệu quả kinh tế cao, như ở Nhật, Mỹ, Nga,
Trung Quốc, Hàn Quốc đã chế tạo được các bộ tiết kiệm năng lượng
dùng ống nhiệt và đã được sử dụng để thu hồi nhiệt từ nhiệt của khói
thải trong các nhà máy hóa chất, xi măng, luyện kim… Một số công
trình này đã được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Sử
dụng nhiệt thải (khói thải) để tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu
quả năng lượng của các thiết bị nhiệt như lò hơi, lò công nghiệp,… đã
được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Tuy nhiên, cho tới nay
chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu với mục đích tiết kiệm năng lượng –
Tận dụng lượng nhiệt thải của các nhà máy công nghiệp tại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế thiết bị thu hồi
nhiệt thải (như khói thải…) sử dụng cho các nhà máy công nghiệp (như
lò hơi, lò thủy tinh, lò xi măng…) với mục đích tiết kiệm năng lượng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng trong các nhà máy công nghiệp thông qua tăng cường
hiệu quả của việc thu hồi, tái sử dụng nhiệt thải từ các nhà máy này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Thiết bị

trao đổi nhiệt kiểu mới – kiểu ống nhiệt , được sử dụng nhằm nâng cao
hiệu quả việc thu hồi nhiệt thải tại các nhà máy công nghiệp. Phạm vi
nghiên cứu: Nghiên cứu, tính toán lý thuyết cho thiết bị trao đổi nhiệt
kiểu ống nhiệt, áp dụng kết quả tính toán lý thuyết vào một nhà máy cụ
thể, đánh giá khái quát hiệu quả tiết kiệm năng lượng và khả năng ứng
dụng của thiết bị trong thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết, tham khảo kết quả
của các công trình khoa học đã công bố, đo đạc, khảo sát thực tế tại các

1


nhà máy công nghiệp, thống kê, tổng hợp, tính toán lý thuyết, phân tích
số liệu, xử lý hiệu chỉnh kết quả.
6. Dự kiến đóng góp mới: Giới thiệu phương pháp tính toán, thiết kế,
khả năng sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu mới – Thiết bị trao đổi
nhiệt kiểu ống nhiệt sử dụng trong việc tiết kiệm năng lượng.

2


CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NHIỆT THẢI

1.1 Đặc trưng về tiêu thụ năng lượng tại các nhà máy công nghiệp
Các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, xi măng, hóa chất, gạch, gốm sứ, dệt,
nhuộm, ép nhựa, chế biến thực phẩm, đường, cà phê, chè… đều có các lò đốt
sử dụng than, dầu, gas hoặc điện năng để tạo ra nhiệt độ cao trong quá trình
sản xuất. Lượng nhiên liệu thực sự hữu ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ
trong tổng số nhiện liệu bị đốt cháy. Điều này không những gây lãng phí tài
nguyên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và khí quyển trái đất.

Phần nhiệt lượng thực sự góp phần tạo thành sản phẩm thường chỉ từ 5 % tới
30% . Hầu hết phần nhiệt còn lại đi theo khí thải, nước thải … và thoát ra môi
trường góp phần làm cho trái đất nóng lên. Khi các lò hơi, lò nung và các lò
nhiệt luyện hoạt động thường phát sinh ra một lượng lớn khí thải ở nhiệt độ
rất cao, do đó mang theo một năng lượng rất lớn. Nếu lượng nhiệt thải này
được thu hồi thì có thể sử dụng cho mục đích tiết kiệm năng lượng. Trên thực
tế, không thể thu hồi được toàn bộ năng lượng nhưng có thể thu hồi được
phần lớn năng lượng trong khí thải từ các nguồn nhiệt thải.
1.2
TT
1

Phân loại các nguồn nhiệt thải
Nguồn nhiệt thải
Nhiệt tại khói lò

Khả năng thu hồi nhiệt
và tiềm năng sử dụng nguồn nhiệt thu hồi
Nhiệt độ càng cao, khả năng thu hồi nhiệt
càng lớn

2

Nhiệt trong dòng hơi

Nhiệt độ càng cao, khả năng thu hồi nhiệt
càng lớn, thêm vào đó khi ngưng tụ lại có thể
thu hồi nhiệt ẩn

3


Nhiệt bức xạ và đối Khả năng thu hồi nhiệt không nhiều, nếu
lưu thất thoát do toả được thu hồi có thể dùng để sưởi không khí
nhiệt từ bề mặt ngoài phục vụ sinh hoạt hoặc gia nhiệt sơ bộ không

3


TT

Nguồn nhiệt thải
của thiết bị

4

và tiềm năng sử dụng nguồn nhiệt thu hồi
khí sử dụng trong công nghiệp.

Thất thoát nhiệt do Khả năng thu hồi nhiệt không cao.Sẽ hữu ích
nước làm mát

5

Khả năng thu hồi nhiệt

nếu trao đổi nhiệt với nước tự nhiên đi vào

Thất thoát nhiệt trong Khả năng thu hồi nhiệt cao nếu có thể tận
quá trình cung cấp dụng để giảm nhu cầu làm lạnh
nước làm mát hoặc thải Khả năng thu hồi nhiệt thấp, nếu bộ phận làm

nước làm mát

6

Nhiệt trong các sản Khả năng thu hồi nhiệt phụ thuộc vào nhiệt
phẩm ra khỏi quy trình

7

lạnh được sử dụng như một bơm nhiệt
độ của các sản phẩm ra khỏi quy trình.

Nhiệt trong các chất Khả năng thu hồi nhiệt kém, nếu bị ô nhiễm
thải dạng khí và dạng nặng và do vậy cần có thiết bị trao đổi nhiệt
lỏng ra khỏi quy trình

hợp kim

Bảng 1.1:Nguồn nhiệt thải và khả năng thu hồi nhiệt
Khi thu hồi nhiệt thải, cần xem xét trước hết là chất lượng nhiệt
thải.Dựa vào loại quy trình, có thể sử dụng nhiệt thải tại bất kỳ nhiệt độ nào từ
nhiệt độ thấp của nước làm mát đến nhiệt độ cao của khí thải trong lò luyện
hay lò nung công nghiệp. Thông thường, nhiệt độ cao hơn tương ứng với khả
năng thu hồi nhiệt cao hơn , và lợi nhuận so với chi phí cao hơn. Trong việc
thu hồi nhiệt thải, bên cạnh việc chú ý đến khả năng thu hồi nhiệt thì mục đích
sử dụng của năng lượng được thu hồi là hết sức quan trọng. Trong thực tế,
nhiệt lượng được thu hồi từ các nguồn nhiệt thải được sử dụng cho một số
ứng dụng điển hình sau: gia nhiệt sơ bộ không khí đốt, sưởi hoặc gia nhiệt sơ
bộ nước cấp nồi hơi, gia nhiệt cho nước công nghệ trong các quy trình sản
xuất công nghiệp.

Với các nguồn nhiệt thải có nhiệt độ cao, việc thu hồi nhiệt có thể được
tiến hành theo “hệ thống tầng bậc”, với cách thức này sẽ đảm bảo hiệu quả
cao của việc thu hồi nhiệt thải, mở rộng phạm vi sử dụng nguồn nhiệt thu hồi
4


được. Một ví dụ về kỹ thuật thu hồi nhiệt thải là sử dụng nguồn khí thải ở
nhiệt độ cao để gia nhiệt sơ bộ không khí, sau đó, ở giai đoạn nguồn khí thải
có nhiệt độ thấp, sử dụng nhiệt thu hồi để gia nhiệt nước cấp cho quy trình sản
xuất hay để sản sinh hơi.
1.3 Thực trạng và tiềm năng thu hồi nhiệt thải tại một số nhà máy công
nghiệp
Có thể thu hồi nhiệt thải từ các quy trình công nghiệp khác nhau. Có sự
phân biệt rất rõ giữa nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cao của
nhiệt thải.Bảng 1.2 mô tả nhiệt độ của khí thải từ các thiết bị xử lý công
nghiệp trong vùng nhiệt độ cao,tất cả các kết quả này đều từ quy trình đốt
nhiên liệu trực tiếp.
Nhiệt độ (0C)

Loại thiết bị
Lò tinh luyện Niken

1370 – 1650

Lò tinh luyện nhôm

650 – 760

Lò tinh luyện kẽm


760 – 1100

Lò tinh luyện đồng

760 – 815

Lò nung thép

925 – 1050

Lò phản xạ đồng

900 – 1100

Lò đáy bằng ngoài trời

650 – 700

Lò nung xi măng

620 – 730

Lò nung chảy thuỷ tinh

1000 – 1550

Nhà máy hydro

650 – 1000


Lò thiêu kết chất thải rắn

650 – 1000

Lò thiêu kết hút khói

650 - 1450

Bảng 1.2:Nhiệt độ nhiệt thải điển hình trong vùng nhiệt độ cao
từ các ngành công nghiệp khác nhau
Bảng 1.3 cho biết nhiệt độ của khí thải từ các thiết bị xử lý công nghiệp
trong vùng nhiệt độ trung bình. Hầu hết nhiệt thải trong vùng nhiệt độ này đều
5


là sản phẩm khí xả của các bộ phận trong quy trình đốt trực tiếp.
Nhiệt độ (0C)

Loại thiết bị
Xả nồi hơi

230 – 480

Xả tuabin khí

370 – 540

Xả động cơ pít tông

315 – 600


Xả động cơ pít tông (tuabin chịu tải)

230 - 370

Lò xử lý nhiệt

425 - 650

Lò nướng và sấy

230 - 600

Máy cán nghiền xúc tác

425 – 650

Hệ thống làm mát lò ủ

425 – 650

Bảng 1.3:Nhiệt độ nhiệt thải điển hình trong vùng nhiệt độ trung bình
từ các nguồn khác nhau
Bảng 1.4 liệt kê một số nguồn nhiệt trong vùng nhiệt độ thấp. Nhiệt
thải nhiệt độ thấp có thể có ích trong trường hợp bổ sung cho mục đích gia
nhiệt sơ bộ.
Nhiệt độ (0C)

Nguồn
Ngưng hơi từ quy trình


55 – 88

Nước làm mát từ:
Cửa lò luyện

32 – 55

Giá đỡ

32 – 88

Máy hàn

32 – 88

Máy đúc áp lực

32 – 88

Lò ủ

66 – 230

Khuôn định hình

27 – 88

Máy nén khí


27 – 50

Bơm

27 – 88

Động cơ đốt trong

66 - 120

Thiết bị ngưng tụ làm lạnh và điều

32 - 43

6


Nhiệt độ (0C)

Nguồn
hoà không khí
Thiết bị ngưng tụ lắng chất lỏng

32 – 88

Lò sấy khô, sấy và nướng

93 – 230

Chất lỏng xử lý nóng


32 – 232

Chất rắn xử lý nóng

93 - 232

Bảng 1.4:Nhiệt độ nhiệt thải điển hình trong vùng nhiệt độ thấp
từ các nguồn khác nhau
1.4.Khái quát các giải pháp thu hồi nhiệt thải.
Các giải pháp tối đa hóa mức sử dụng năng lượng hiệu quả quan trọng nhất
khi ứng dụng thu hồi nhiệt thải là
- Thu hồi nhiệt từ khói lò, nước làm mát động cơ, khí xả động cơ, hơi
nước áp suất thấp, khí xả lò sấy, xả đáy nồi hơi, vv
- Thu hồi nhiệt từ khí thải lò thiêu
- Sử dụng nhiệt thải để đốt dầu nhiên liệu, gia nhiệt nước cấp nồi hơi,
gia nhiệt khí bên ngoài, vv
- Sử dụng nhiệt thải thiết bị làm mát để gia nhiệt nước nóng
- Sử dụng bơm nhiệt
- Sử dụng làm lạnh hấp thu
- Sử dụng tuabin nhiệt, hệ thống ống xoắn, hệ thống đường ống nhiệt
và thiết bị trao đổi khí tới khí.
1.5. Tổng quan các thiết bị thu hồi nhiệt thải.
1.5.1. Thiết bị thu hồi nhiệt
Thiết bị thu hồi nhiệt hay còn gọi là thiết bị gia nhiệt cho không khí,
trong thiết bị thu hồi nhiệt quá trình trao đổi nhiệt diễn ra giữa khí thải và
không khí qua các tấm kim loại hoặc gốm. Không khí cho quá trình cháy đi
trong ống sẽ được gia nhiệt khi tiếp xúc với khí thải nóng đi bên ngoài ống
(hình 1.5)
7



Hình 1.5: Thiết bị thu hồi nhiệt (sấy không khí)
1. Thiết bị thu hồi nhiệt bức xạ kim loại
Thiết bị thu hồi nhiệt đơn giản nhất là thiết bị thu hồi nhiệt bức xạ bao
gồm hai ống kim loại đồng tâm. Ống kim loại bên trong chứa khí thải nóng
còn không khí cháy (có nhiệt độ thấp) cung cấp cho mỏ đốt của lò nung được
đi bên ngoài ống. Lượng không khí này sẽ lấy bớt nhiệt của khí thải làm nhiệt
độ của khí thải giảm xuống và đồng thời nhiệt độ của không khí cháy tăng lên
trước khi đi vào buồng đốt. Đây chính là năng lượng thu được mà không cần
phải đốt cháy nhiên liệu. Do đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiên liệu sử dụng
cho lò nung. Nhiên liệu giảm sẽ giúp giảm không khí đốt cháy và như vậy,
thất thoát khói lò giảm không chỉ vì do giảm nhiệt độ khí thải mà còn do giảm
thải lượng khí thải.

8


Hình 1.6: Thiết bị thu hồi nhiệt bức xạ kim loại
Tên gọi thiết bị thu hồi nhiệt bức xạ có được xuất phát từ thực tế rằng
một phần truyền nhiệt đáng kể từ khí nóng tới bề mặt của ống kim loại bên
trong là truyền nhiệt bức xạ. Tuy nhiên, vì khí lạnh trong ống gần như là trong
suốt đối với bức xạ hồng ngoại nên chỉ xảy ra truyền nhiệt đối lưu đối với khí
đi vào. Như minh hoạt trong hình vẽ hai dòng khí thường song song mặc dù
cấu hình của máy sẽ đơn giản hơn và truyền nhiệt sẽ hiệu quả hơn nếu hai
dòng khí ngược chiều nhau (đối lưu). Sử dụng dòng song song vì thiết bị thu
hồi nhiệt thường phải đáp ứng một chức năng nữa là làm mátđường ống dẫn
khí thải và nhờ vậy có thể làm tăng tuổi thọ thiết bị.
2. Thiết bị thu hồi nhiệt đối lưu
Một dạng cấu hình quen thuộc thứ hai của thiết bị thu hồi nhiệt là thiết

bị thu hồi kiểu ống hay còn gọi là thiết bị thu hồi nhiệt đối lưu. Như có thể
thấy trong hình vẽ dưới đây, khí nóng được đưa qua một số các ống song song
đường kính nhỏ, trong khi đó khí sẽ được gia nhiệt đi vào một vỏ bao quanh
các ống và đi qua các ống nóng một hoặc vài lần theo hướng vuông góc với
trục. Nếu các ống được lái dòng để khí đi qua hai lần, thiết bị trao đổi nhiệt
9


này được gọi là thiết bị thu hồi nhiệt hai dòng; nếu sử dụng hai van bướm, thì
thiết bị có tên gọi là thiết bị thu hồi nhiệt ba dòng, vv. Mặc dù lắp van bướm
có thể vừa làm tăng chi phí thiết bị trao đổi nhiệt vừa làm tăng hiện tượng sụt
giảm áp suất thì đồng thời lắp van bướm cũng làm tăng hiệu suất làm việc của
thiết bị.

Hình 1.7: Thiết bị thu hồi nhiệt đối lưu
3. Thiết bị thu hồi nhiệt kiểu kết hợp
Để hiệu suất truyền nhiệt đạt mức tối đa, người ta sử dụng thiết bị thu
hồi nhiệt kết hợp. Thiết bị này là sự kết hợp giữa thiết bị bức xạ và đối lưu,
theo đó khu vực bức xạ nhiệt cao được thiết kế trước và tiếp theo sau là khu
vực đối lưu (hình 1.8).
Thiết bị thu hồi nhiệt kiểu kết hợp có ưu điểm về kích thước nhỏ gọn
do có hiệu suất cao, tuy nhiên giá thành lại đắt tiền hơn loại thiết bị thu hồi
nhiệt bức xạ kim loại.

10


Hình 1.8: Thiết bị thu hồi nhiệt kiểu kết hợp
4. Thiết bị thu hồi nhiệt gốm
Hạn chế chính trong vấn đề truyền nhiệt của thiết bị thu hồi nhiệt kim

loại là tuổi thọ lớp đệm giảm do nhiệt độ đầu vào vượt quá 11000C. Đề khắc
phục những hạn chế về nhiệt độ của thiết bị thu hồi nhiệt kim loại người ta đã
thiết kế ra thiết bị thu hồi nhiệt dạng ống gốm với chất liệu cho phép vận hành
phía khí ở mức 1550 0C và phía khí được gia nhiệt sơ bộ ở mức 815 0C dựa
trên cơ sở thực tiễn. Những thiết bị thu hồi nhiệt gốm ban đầu được xây bằng
gạch và được nối bằng xi măng lò nung và thường vòng tuần hoàn nhiệt khiến
các khớp nối bị rạn nứt dẫn đến ống bị phá hủy nhanh chóng. Các thiết bị sau
này sử dụng các ống cacbua silicon nối với nhau bằng các khớp nối linh hoạt
nằm tại các đầu khí. Những thiết bị ban đầu có tỉ lệ rò rỉ từ 8 đến 60%. Theo
báo cáo, những thiết kế mới có tuổi thọ hai năm với nhiệt độ gia nhiệt sơ bộ
không khí ở mức 7000C và tỷ lệ rò rỉ thấp hơn nhiều.
1.5.2. Tuabin nhiệt
Tuabin nhiệt hiện đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong các hệ
thống thu hồi nhiệt thải nhiệt độ từ thấp đến trung bình.
11


Hình 1.9: Tua bin nhiệt
Thiết bị này là một đĩa xốp lớn được làm bằng chất liệu có năng suất
nhiệt khá cao và quay giữa hai ống đặt sát nhau: một ống khí lạnh và một ống
khí nóng. Trục của đĩa được đặt sát nhau và nằm trên phần giữa hai ống. Khi
đĩa quay chậm, nhiệt cảm biến (hơi ẩm có chứa nhiệt ẩn) được truyền tới đĩa
bằng khí nóng và khi đĩa quay nhiệt cảm biến truyền từ đĩa tới khí lạnh. Hiệu
suất truyền nhiệt tổng thể của nhiệt cảm biến đối với loại máy thu phát nhiệt
này có thể lên tới 85 %. Tuabin nhiệt được chế tạo với đường kính lên tới 21
mét và năng suất khí lên tới 1130 m3/phút.
Một kiểu tuabin nhiệt khác là máy thu hồi nhiệt quay trong đó khung
chính nằm trong một ống hình trụ quay qua các dòng không khí và khí thải.
Tuabin thu hồi năng lượng hay nhiệt là một máy thu hồi nhiệt khí quay có thể
truyền nhiệt từ khí xả tới khí đi vào.

12


Máy này được sử dụng chủ yếu ở những nơi nhiệt được trao đổi giữa các
khối khí lớn có chênh lệch nhiệt nhỏ. Những ứng dụng phổ biến là các hệ
thống sưởi và thông gió và tận thu nhiệt từ khí xả máy sấy
1.5.3. Máy thu phát nhiệt
Máy thu phát nhiệt phù hợp với công suất lớn và được sử dụng rộng rãi
trong các lò nấu chảy thép và thủy tinh. Kích thước của máy thu hồi nhiệt,
thời gian giữa các lần đảo chiều, độ dày của gạch, độ truyền…( hình 1.5)

Hình 1.10: Thiết bị thu hồi nhiệt kiểu kết hợp
1.5.4. Thiết bị trao đổi nhiệt gia nhiệt nước cấp
Trong các hệ thống nồi hơi, có thể sử dụng bộ trao đổi nhiệt hâm nóng
nhiệt để tận dụng nhiệt khói lò cho gia nhiệt sơ bộ nước cấp. Mặt khác, trong
thiết bị gia nhiệt sơ bộ không khí, nhiệt thải có thể được sử dụng để đốt nóng
không khí cháy. Trong cả hai trường hợp này nhiên liệu yêu cầu cho nồi hơi
giảm tương ứng. Cứ giảm 220 0C nhiệt độ khói lò bằng cách đi qua bộ hâm
nóng nhiệt hay thiết bị gia nhiệt sơ bộ thì tiết kiệm được 1% nhiên liệu trong
nồi hơi.

13


Hình 1.11: Bộ hâm nóng nước
Nói cách khác, cứ tăng nhiệt độ nước cấp thêm 60 0C nhờ bộ hâm nóng
nhiệt, hay tăng nhiệt độ không khí cháy lên 200 0C nhờ thiết bị sấy không khí
sơ bộ thì tiết kiệm được 1% nhiên liệu trong nồi hơi.
1.5.5. Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống lồng ống
Khi vật chứa nhiệt thải là chất lỏng hay hơi dùng để đốt nóng chất lỏng

khác thì cần sử dụng bộ trao đổi nhiệt kiểu vỏ bọc trùm ống vì cả hai đường
dẫn đều phải đóng kín để giữ áp suất của chất lỏng tương ứng. Vỏ bọc có
chứa bó ống và thường là các van bướm bên trong để dẫn hướng dòng chất
lỏng trong vỏ bọc trên các ống theo nhiều đường. Vỏ bọc vốn đã yếu hơn ống
nên chất lỏng áp suất cao được lưu thông trong ống còn chất lỏng áp suất thấp
hơn lưu thông trong vỏ. Khi hơi chứa nhiệt thải, hơi thường ngưng tụ chuyển
nhiệt ẩn tới chất lỏng được gia nhiệt. Trong ứng dụng này, hơi hầu như luôn
luôn được chứa trong vỏ bọc. Nếu thực hiện quy trình đảo ngược, ngưng tụ
hơi trong các ống song song đường kính nhỏ sẽ gây nên hiện tượng bất ổn
định dòng. Bộ trao đổi nhiệt kiểu vỏ bọc trùm ống hiện có nhiều kích cỡ
chuẩn khác nhau với các kết hợp chất liệu cho ống và vỏ bọc khác nhau. Hình
2.7 minh họa một bộ trao đổi nhiệt kiểu vỏ bọc trùm ống.

14


Hình 1.12: Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống lồng ống
Những ứng dụng chính của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vỏ bọc trùm ống
gồm có chất lỏng nhiệt với nhiệt có trong hơi ngưng từ hệ thống làm lạnh và
điều hoà không khí; nước ngưng từ hơi trong quy trình; chất làm mát từ cửa lò
luyện, ghi lò và giá đỡ ống; chất làm mát từ động cơ, thiết bị nén khí, giá đỡ
và chất bôi trơn; và nước ngưng từ quy trình chưng cất.
1.5.6. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm

Hình 1.13: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm
Chi phí cho bề mặt trao đổi nhiệt là một yếu tố quan trọng về mặt giá cả
khi chênh lệch về nhiệt độ không lớn lắm. Một giải pháp cho vấn đề này là
thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm, gồm có một dãy các tấm song song tạo thành
một đường chảy nhỏ. Các tấm cách nhau bằng các miếng đệm và dòng khí
nóng đi theo đường song song qua các tấm đảo chiều trong khi đó chất lỏng

15


cần gia nhiệt đi theo đường song song giữa các tấm nóng. Để tăng hiệu quả
truyền nhiệt các tấm được uốn hình sóng.
Chất lỏng nóng đi qua đáy phần trên đầu khí đuợc phép đi lên phía trên
giữa các tấm chẵn còn chất lỏng lạnh phần đỉnh đầu được phép đi xuống dưới
giữa các tấm lẻ. Khi các hướng của dòng nóng và lạnh ngược chiều nhau
người ta gọi là thiết kế dòng ngược.
Hình 2.8 minh họa thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm. Những ứng dụng
công nghiệp phổ biến là: Thiết bị phận khử trùng tại nhà máy đóng gói sữa.
Các nhà máy bay hơi trong ngành thực phẩm.
1.5.7. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn vòng
Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn vòng về mặt nguyên lý hoàn toàn giống
với thiết bị trao đổi ống nhiệt. Nhiệt từ chất lỏng nóng được truyền tới chất
lỏng lạnh hơn qua một chất trung gian gọi là Chất lỏng Truyền nhiệt. Một ống
xoắn của vòng kín được lắp tại dòng nóng, ống xoắn còn lại được lắp đặt tại
dòng lạnh. Chất lỏng này được lưu thông bằng một bơm tuần hoàn.
Sẽ hữu ích hơn nếu các dòng lạnh vùng nóng ở vị trí cách xa nhau và
không thể gặp nhau. Những ứng dụng công nghiệp chính là thu hồi nhiệt từ
thông gió, điều hòa không khí và thu hồi nhiệt ở nhiệt độ thấp.

Hình 1.14: Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn vòng
1.5.8. Nồi hơi thu hồi nhiệt thải
16


Nồi hơi nhiệt thải là các nồi hơi dạng ống nước loại thường trong đó
khí xả nóng từ tuabin khí, máy thiêu kết, vv…đi qua một số các ống song
song có chứa nước. Nước được ngưng hơi vào ống và được thu hồi trong ống

góp hơi, từ đây hơi được đưa ra ngoài để sử dụng làm hơi gia nhiệt hoặc tham
gia vào quy trình.
Do khí xả thường ở mức nhiệt độ trung bình và để tiết kiệm diện tích,
có thể sản xuất ra loại nồi hơi nhỏ gọn hơn nếu như các ống nước có cánh tản
nhiệt để tăng diện tích truyền nhiệt hiệu quả bên khí. Hình 2.10 minh hoạ một
thùng lắng bùn bao gồm một bộ các ống mà qua đó khí nóng đi theo đường
kép và một ống góp hơi để thu hơi sản sinh trên bề mặt nước. Áp suất tại vị trí
sản sinh hơi và tốc độ sản sinh hơi phụ thuộc vào nhiệt độ nhiệt thải.

Hình 1.15: Nồi hơi thu hồi nhiệt thải dạng ống nước hai đường
Áp suất của hơi tinh khiết với sự có mặt của chất lỏng là một hàm của
nhiệt độ chất lỏng từ nơi chất lỏng bay hơi. Bảng hơi cho thấy mối quan hệ
giữa hơi bão hòa và nhiệt độ. Nếu nhiệt thải tại khí xả không đủ để sản sinh
ra lượng hơi cần thiết thì có thể bổ sung thêm mỏ đốt phụ để đốt nhiên liệu
tại nồi hơi nhiệt thải hoặc mỏ đốt sau để khí xả thải ra. Nồi hơi nhiệt thải

17


được thiết kế với công suất từ 25 m3 tương đương với gần 30.000 m3/phút
của khí xả.
1.5.9. Bơm nhiệt
Trong số các thiết bị thương mại đã đề cập ở trên, chúng ta thấy rằng
nhiệt thải được truyền từ chất lỏng nóng tới chất lỏng có nhiệt độ thấp hơn.
Theo lẽ tự nhiên nhiệt “đi xuống dưới” nghĩa là từ hệ thống có nhiệt độ cao
tới hệ thống nhiệt độ thấp hơn. Khi năng lượng được truyền hoặc chuyển đổi
liên tục, sẽ không thể lúc nào cũng sẵn có năng lượng để sử dụng. Cuối cùng
năng lượng có ứng suất thấp đến mức (năng lượng nằm tại nơi có nhiệt độ
thấp) không còn có thể tạo hàm được nữa.


Hình 1.16: Sơ đồ cấu tạo của bơm nhiệt
Thực tế cho thấy trong các hoạt động công nghiệp chất lỏng có nhiệt độ
ít hơn 120oC (hay tốt hơn cả là 150oC để có biên độ an toàn) được đặt làm
mức hạn chế để thu hồi nhiệt thải do nguy cơ ngưng tụ các chất lỏng mài
mòn. Tuy nhiên, do giá nhiên liệu liên tục tăng nên kể cả những nhiệt thải như
vậy vẫn có thể sử dụng tiết kiệm để sưởi nhà và cho các ứng dụng khác cần
nhiệt độ thấp hơn. Có thể đảo chiều dòng năng lượng tức thời bằng cách sử
dụng một hệ thống nhiệt động lực học gọi là bơm nhiệt.
18


×