Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tieu luan QLNN chuyen vien “Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa ở tỉnh Tiền Giang”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.45 KB, 23 trang )

Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu hiện nay, cơng ty cổ phần là một

hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ trong nền kinh tế thị trường ở nhiều
quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, việc sắp xếp
chuyển đổi một số DNNN thành cơng ty cổ phần là biện pháp hữu hiệu
nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần đẩy
mạnh nền kinh tế nước nhà và tạo bước đường vững chắc trên con đường
hội nhập.
Việc chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần được thực hiện bằng cổ
phần hóa hoặc giao, bán doanh nghiệp nhà nước (DNNN), từ DNNN
chuyển sang cơng ty cổ phần là sự thay đổi về mọi mặt bao gồm cả quyền
sở hữu và phương pháp quản lý điều hành.
Khi còn là DNNN, thì mọi hoạt động phải tn thủ theo luật DNNN,
bản thân DNNN là một pháp nhân nhưng khơng có quyền sở hữu đối với
tài sản đang nắm giữ mà chỉ có quyền sử dụng tài sản, và mọi hoạt động
của DNNN đều tn thủ theo sự chỉ đạo của chủ sở hữu nhà nước thơng
qua cơ quan chủ quản, từ việc ra quyết định thành lập, bổ nhiệm các chức
danh quản lý đến việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, các hợp đồng vay
mượn, thế chấp…
Khi chuyển sang cơng ty cổ phần thì bản thân là một pháp nhân đầy
đủ, có quyền làm chủ sở hữu đối với tài sản đang nắm giữ, được quyền tự
do hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự điều tiết của luật doanh nghiệp,
điều lệ cơng ty, và sự điều hành được biểu quyết thống nhất của Đại hội cổ
đơng - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của cơng ty cổ phần - mà khơng cần phải
thơng qua cơ quan chủ quản như DNNN.


Cần phải khẳng định rằng chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần là
một cải cách lớn làm cho các cơng ty này hoạt động có hiệu quả hơn.
Ngun nhân cơ bản của thắng lợi này là khi thực hiện cổ phần hóa, giao
bán DNNN đã thực sự tạo ra xã hội hóa đầu tư.
Xã hội hóa đầu tư là một cơng cụ để khai thác tiềm năng sáng tạo
của nhân dân và xã hội. Tiềm năng chất xám của tồn xã hội sẽ được huy
động một cách triệt để trong nền kinh tế. Cơng ty cổ phần có khả năng tự
quyết định, thay đổi phương thức đầu tư mà khơng phải xin bất cứ cơ quan

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 1


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

nhà nước nào (trừ kinh doanh một số ngành nghề phải có giấy phép). Từ
đó tạo nên độ linh hoạt cao trong thương trường.
Việc xã hội hóa đầu tư tạo nên cơ hội huy động vốn phong phú, đa
dạng có khả năng sử dụng nguồn lực xã hội một cách linh hoạt và hiệu
quả. Nó cho phép tìm ra người quản lý tốt nhất, hiệu quả nhất thơng qua cơ
chế quản lý bằng quyết định của Đại hội cổ đơng, Hội đồng quản trị. Thực
tế cho thấy, cũng con người ấy nhưng khi làm DNNN thì thua lỗ, nhưng
khi chuyển sang cơng ty cổ phần thì làm ăn có lãi.
Việc xã hội hóa đầu tư góp phần phát huy hiệu quả kinh tế nhà nước
vì các hộ phận cấu thành kinh tế nhà nước khơng chỉ bao gồm tiềm năng
khống sản, tiềm năng hạ tầng cơ sở, vốn nhà nước ở các doanh nghiệp,
DNNN mà còn bao gồm tồn bộ tiềm lực của tồn dân đưa vào kinh

doanh.
Vì vậy cổ phần hóa là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, nó
cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của chương trình cải cách
DNNN. Cổ phần hóa sẽ thực hiện được việc đa dạng hóa chủ sở hữu đối
với DNNN nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất
kinh doanh từ các nhà đầu tư, người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới
các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm tạo động lực mới, phát huy
quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung vốn nhằm hiện đại hóa nền
kinh tế.
Thực hiện chủ trương này Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định,
Quyết định, Chỉ thị và nhiều Thơng tư của Bộ Tài chính, nhằm hướng dẫn
xác định các bước đi, phương thức tiến hành cổ phần hóa, các chế độ giải
quyết cho người lao động, các chế độ ưu đãi của người lao động và lành
mạnh tình hình tài chính của DNNN khi chuyển đổi sang cơng ty cổ phần.
Cụ thể như :
Nghị định 63/2001/NĐCP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển
đổi DNNN, doanh nghiệp của tổ chức Chính trị, tổ chức Chính trị xã hội
thành Cơng ty TNHH một thành viên và kèm theo các thơng tư hướng dẫn
nghị định này.
Nghị định số 64/2002/NĐCP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về
chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần. Kèm theo là các thơng tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính bao gồm :
+ Thơng tư 76/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 9/9/2002 hướng
dẫn Nghị định 64 về chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần;

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 2



Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

+ Thơng tư 79/2002/TT-BTC hướng dẫn xác định giá trị doanh
nghiệp khi chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần;
+ Thơng tư 80/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 hướng dẫn bán đấu giá
và bảo lãnh phát hành bán cổ phần.
Quyết định 69/2001/QĐ-TTg ngày 3/5/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp cơng nghiệp chế biến
cho người trồng và bán ngun liệu; và những văn bản khác…
Nhưng cho đến nay việc cổ phẩn hóa còn gặp nhiều khó khăn trong
q trình thực hiện từ nhiều ngun nhân khác nhau dẫn đến tiến độ sắp
xếp các DNNN tại một số nơi trong nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói
riêng còn chậm.
Xuất phát từ thực tế của nền kinh tế tỉnh nhà đồng thời với sự trao
đổi kinh nghiệm của các tỉnh bạn, tìm ra những khó khăn trong q trình
thực hiện sắp xếp DNNN và những biện pháp cần thiết, có tính khả thi cao
nhằm đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa DNNN, nâng cao hiệu quả kinh doanh
trong khối DNNN, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế chung
của Tỉnh và của Quốc gia.

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 3


Tiểu luận quản lý nhà nước


Ngạch chuyên viên chính

PHẦN NỘI DUNG

A. TĨM TẮT SỰ VIỆC VÀ NỘI DUNG TÌNH HUỐNG :
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng ta chủ trương xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong đó kinh tế nhà nước
đóng vai trò chủ đạo. Trong bất kỳ nền kinh tế nào, khu vực kinh tế nhà nước
cũng tồn tại như một nhu cầu khách quan bảo đảm cho nền kinh tế tăng
trưởng ổn định. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, thành phần
kinh tế nhà nước là hạt nhân của qhan hệ sản xuất mới. Kinh tế nhà nước là
một lực lượng kinh tế, một cơng cụ có sức mạnh vất chất để nhà nước điều
tiết hướng dẫn nền kinh tế nhiều thành phần phát triển đúng hướng.
Vai trò chủ đạo và then chốt của kinh tế quốc doanh được thể hiện ở
tính chi phối và khơng chế đối với nền kinh tế quốc doanh. Tính chi phối
và khơng chế đó được thể hiện trong việc nắm giữ có trọng điểm những
ngành kinh tế huyết mạch chi phối tồn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc
doanh, đòi hỏi sự chỉ huy thống nhất xun suốt của nhà nước. Ngồi ra
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cũng như của DNNN còn được xác
định bởi lợi ích xã hội của nó. Kinh tế nhà nước còn nắm giữ các ngành tạo
ra lợi nhuận chủ yếu, đòi hỏi phảo có sự hỗ trợ với các cơ chế chính sách
ưu đãi của nhà nước. Đó là các ngành có cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, tỷ
suất lợi nhuận thấp và thời gian thu hồi vốn dài mà các thành phần kinh tế
khác khơng muốn làm hoặc khơng thể làm.
Đối với các DNNN có qui mơ nhỏ, hay hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các ngành nghề lãnh vực mà nhà nước khơng cần nắm giữ
phần lớn vốn chủ sở hữu, sẽ khơng đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam gia
nhập các tổ chức thương mại trong khu vực và thế giới. Vì vậy, để tạo
được chỗ đứng trên thương trường cho các doanh nghiệp này, Việt Nam đã

và đang thực hiện q trình cải cách sâu rộng, tìm ra con đường mới cho
sự phát triển. Nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó Cổ phần hóa là một
trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Cổ phần hóa ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới có điểm
chung là đa dạng hóa chủ sở hữu đối với DNNN nhằm huy động thêm
nguồn vốn nhàn rỗi và kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư, người lao
động, thể nhân, pháp nhân ngồi doanh nghiệp…, nhằm tạo động lực mới
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 4


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

và phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cổ phần hóa ở Việt Nam có những nét độc đáo riêng, đó là
mục tiêu và cách thức tiến hành cổ phần hóa :Ở Việt Nam khơng nhằm
mục tiêu tư nhân hóa, tức là khơng biến cơng ty cổ phần thành cơng ty của
một số ít cổ đơng hay một số cá nhân, mà làm sao cho mọi người lao động
đều có cổ phần, trở thành những người chủ thực sự của cơng ty, gắn bó với
cơng ty, đồng thời thu hút cổ đơng bên ngồi vào cơng ty.
Những biện pháp để tiến hành cổ phần hóa DNNN đã được Chính
phủ tiến hành từ đầu những năm 1990 đến nay. Tuy nhiên tiến trình cổ
phần hóa ở Việt Nam chưa được như mong muốn. Việc cổ phần hóa diễn
ra trên một số Tỉnh và ở tỉnh Tiển Giang còn chậm. Quan điểm chủ trương
của Tỉnh Ủy và UBND Tỉnh về cổ phần hóa là phải đề ra chỉ tiêu kế hoạch
và phải thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, nhưng thực tế quan điểm của một

số ngành, lãnh đạo của doanh nghiệp chưa quan tâm, chưa thơng suốt và
chưa thấy được sự quan trọng việc cổ phần hóa và lợi ích của nó, nên tư
tưởng chưa mặn mòi và khẩn trương.
B. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ VIỆC :
I. Tình hình xây dựng và phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp DNNN cả nước :
Theo báo cáo đẩy mạnh thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN giai đoạn
(2003 – 2005), tính đến tháng 5/2003 cả nước cơ bản đã hồn thành việc
xây dựng và phê duyệt các đề án tổng thể sắp xếp DNNN.
Nhìn chung các đề án đã xây dựng dưới tinh thần nghiêm túc và thận
trọng, bám sát tinh thần Nghị quyết Trung Ương III, tiêu chí danh mục
phân loại DNNN và Tổng cơng ty, ban hành theo Quyết định số
58/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các đề án được xây dựng từ
cơ sở, có ý kiến chỉ đạo và thống nhất của cấp Ủy Đảng, đã kết hợp được
giữa tiêu chí ngành nghề và qui mơ theo quyết định của Thủ tướng với đặc
thù kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều đề án đã thể hiện rõ tính tích
cực, quyết liệt trong thực hiện chủ trương sắp xếp cổ phần hóa, kiên quyết
giải thể những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, cho phá sản một số
doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm những doanh nghiệp khơng thuộc diện
doanh nghiệp Nghị định 388 còn tồn đọng đến nay của một số tỉnh thành.
Tuy nhiên có đề án khi xây dựng chưa qn triệt đầy đủ tinh thần
Nghị quyết Trung Ương III, còn giữ lại nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước hoặc nhiều doanh nghiệp khơng đạt tiêu chí qui định. Một số đề án
lại thiếu các phụ lục đánh giá thực trạng của doanh nghiệp hoặc thiếu ý
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 5


Tiểu luận quản lý nhà nước


Ngạch chuyên viên chính

kiến bằng văn bản của cấp Ủy Đảng. Do vậy phải điều chỉnh, bổ sung, kéo
dài thời gian xây dựng và phê duyệt đề án. Có đề án khi xây dựng chưa
gắn với chiến lược phát triển của đầu tư, chưa xem xét đầy đủ tính đặc thù
và thế mạnh kinh tế xã hội của ngành, địa phương, nên việc sắp xếp cổ
phần khiên cưỡng, chưa gắn được việc sắp xếp tổng thể các doanh nghiệp
trung ương và địa phương trên cùng địa bàn. Nhiều đề án cũng chưa đưa ra
được những giải pháp đồng bộ và cụ thể như phương án xử lý lao động dơi
dư và giải quyết cơng nợ cho doanh nghiệp khi sắp xếp lại.
1. Qua tổng hợp 90 đơn vị đã được phê duyệt lộ trình sắp xếp DNNN
của cả nước giai đoạn 2003 – 2005 như sau :
% số Năm Năm Năm
hiện có 2003 2004 2005
2.620
61,30 1.515 767
338

Tổng số
Tổng số
Trong đó :
1. Cổ phần hóa
2. Sáp nhập
3. Giao bán
4. Chuyển thành SN có thu
5. Chuyển cơ quan quản lý
6. Giải thể
7. Phá sản

1.929

323
167
47
35
91
28

45,13
7,55
3,90
1,10
0,82
2,15
0,65

927
260
137
45
34
85
27

676
55
26
2
1
6
1


326
8
4
0
0
0
0

2. Tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN ở 5 tháng đầu năm 2003:
* Về chuyển đổi sở hữu sắp xếp lại DNNN :
Tính đến 15 tháng 3 năm 2003 số doanh nghiệp nhà nước đã được
sắp xếp lại là : 165 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa : 101 doanh nghiệp;
giao : 8 doanh nghiệp; bán : 13 doanh nghiệp; khốn kinh doanh : 3 doanh
nghiệp; sáp nhập, hợp nhất : 23 doanh nghiệp; chuyển sang đơn vị sự
nghiệp : 3 doanh nghiệp, giải thể : 10 doanh nghiệp, phá sản : 1 doanh
nghiệp; chuyển thành cơng ty TNHH 1 thành viên : 3 doanh nghiệp.
Nhìn chung tiến độ sắp xếp các DNNN còn chậm, chỉ đạt hơn 10%
kế hoạch năm 2003; trong đó 24 Bộ, Ngành chỉ thực hiện chuyển đổi sở
hữu và giải thể, phá sản được 25 doanh nghiệp; 18 Tổng cơng ty 91chỉ thực
hiện chuyển đổi sở hữu và giải thể, phá sản 07 doanh nghiệp; 61 đĩa
phương thực hiện chuyển đổi sở hữu và giải thể, phá sản được 132 doanh
nghiệp. Một số đơn vị thực hiện chuyển đổi được nhiều doanh nghiệp so
với kế hoạch năm như Tỉnh Hải Dương 69%, Lai Châu 43%, Ninh Bình
42%, Hà Nam 38%, Bắc Giang 38%, Tây Ninh 33%, Trà Vinh 33%, Gia
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 6



Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

Lai 33%, Khánh Hòa 31%, Đắc Lắc 29%, Bộ Xây dựng 23%, Lào Cai
22%, Nam Định 21%, Bến Tre 20%,…trong khi còn nhiều Bộ, địa phương,
Tổng cơng ty 91 chưa thực hiện chuyển đổi được doanh nghiệp nào như :
+ Tổng cơng ty : Thép, Than, Hàng hải, Giấy, Cao su, Hàng khơng,
Dầu khí, Cà phê, Thuốc lá, Lương thực miền Nam
+ Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ : Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài
chính, Bộ Thủy sản, Bộ Văn hóa Thơng tin, Tổng cục Du lịch
+ Các địa phương : An Giang, Bắc Kạn, Bình Dương, Bình Phước,
Cao Bằng, Cần Thơ, Hà Giang, Hưng n, Kom Tum, Long An, Lạng
Sơn, Phú n, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bà
rịa-Vũng tàu, n Bái.
* Chuyển DNNN thành cơng ty TNHH 1 thành viên :
Thực tế các bộ, ngành, địa phương, tổng cơng ty và các doanh nghiệp
chưa thực sự quan tâm đến mơ hình này và khi triển khai thực hiện còn
nhiều lúng túng vì các cơ chế chính sách có liên quan chưa đồng bộ, trong
đó cơ chế tài chính chưa thực sự cải thiện nhiều so với DNNN. Thời gian
tới cần tập trung chỉ đạo điểm, hướng dẫn, rút kinh nghiệm, đánh giá mặt
được và chưa được của mơ hình này.
II. Tình hình phê duyệt và thực hiện đề án sắp xếp DNNN của tỉnh Tiền Giang :
1. Lộ trình sắp xếp DNNN của Tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án tổng thể sắp xếp đổi mới DNNN giai đoạn 2003 – 2005 như
sau :
a. Năm 2003 :
* Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa , trong đó nhà nước
giữ trên 50% vốn điều lệ : 01 doanh nghiệp
- Cơng ty vật tư nơng nghiệp Tiền Giang.

* Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa khi bán cổ phần lần
đầu nhà nước giữ cổ phần thấp nhất là 51% vốn điều lệ : 01 doanh nghiệp.
- Cơng ty Xây dựng thủy lợi.
* Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước
giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc khơng nắm giữ cổ phần : 3 doanh nghiệp.
- Cơng ty tư vấn và thiết kế xây dựng
- Cơng ty Tư vấn và khảo sát thiết kế giao thơng thủy lợi.
- Cơng ty vật liệu xây dựng
* Doanh nghiệp thực hiện giải thể : 01 doanh nghiệp
- Cơng ty Phát hành phim và chiếu bóng
* Doanh nghiệp thực hiện phá sản : 1 doanh nghiệp
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 7


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

- Cơng ty Thủy sản
* Doanh nghiệp chuyển sang sự nghiệp có thu :
- Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 6301S.
- Cơng ty Sách và Vật phẩm văn hóa
- Xí nghiệp Bến xe tiền Giang.
b. Năm 2004 :
* Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa khi bán cổ phần lần
đầu Nhà nước giữ cổ phần thấp nhất là 51% vốn điều lệ : 3 doanh nghiệp
- Cơng ty Cơng trình giao thơng
- Cơng ty Dược và Vật tư y tế

- Xí nghiệp Cơ khí 1/5
* Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước
giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc khơng nắm giữ cổ phần : 1 doanh nghiệp
- Cơng ty Sách và Thiết bị trường học
c. Năm 2005 :
* Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước
giữ trên 50% vốn điều lệ : 3 doanh nghiệp
- Cơng ty Du lịch
- Cơng ty Dầu thực vật
- Xí nghiệp May Mỹ Tho
2. Kết quả thực hiện sắp xếp DNNN 7 tháng đầu năm 20003 :
Với lộ trình sắp xếp DNNN được Thủ tướng Chính phủ quyết định
riêng cho tỉnh Tiền Giang như trên, cụ thể kế hoạch sắp xếp DNNN tiến độ
năm 2003. Thực tế 7 tháng đầu năm 2003 thực hiện được kết quả như sau :
* Về cổ phần hóa :
- Cơng ty Vật tư nơng nghiệp Tiền Giang :
Đã xác định giá trị doanh nghiệp, lên phương án cổ phần, đã trình
phương án, dự kiến trong tháng 7 UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định
chuyển doanh nghiệp này thành cơng ty cổ phần.
- Cơng ty Vật liệu xây dựng :
Đang xây dựng phương án cổ phần hóa : Dự kiến tháng 8 sẽ thẩm
định phương án cổ phần hóa và UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định chuyển
cơng ty Vật liệu xây dựng thành cơng ty cổ phần vào đầu tháng 9/2003.
* Về sáp nhập :
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 8


Tiểu luận quản lý nhà nước


Ngạch chuyên viên chính

Đã sáp nhập cơng ty Xây dựng và Phát triển Mỹ Tho vào Cơng ty
Kinh doanh nhà (vốn nhà nước của DN)
* Chuyển thành sự nghiệp có thu : (3 doanh nghiệp)
- Cơng ty Sách và Vật phẩm văn hóa
- Xí nghiệp Bến xe
- Trạm Đăng Kiểm
* Giải thể :
- Cơng ty Phát hành phim và chiếu bóng
* Phá sản :
Tòa án đã mở thủ tục giải quyết u cầu phá sản và làm các bước
theo luật phá sản trong giai đoạn mở thủ tục giải quyết u cầu phá sản của
Cơng ty Thủy sản Tiền Giang.
3. Những việc còn tiếp tục làm trong 5 tháng của năm 2003 về sắp
xếp đổi mới DNNN :
* Về cổ phần hóa DNNN :
Theo kế hoạch sắp xếp thì trong năm 2003, sẽ cổ phần hóa 5 DNNN :
- Cơng ty Vật tư nơng nghiệp
- Cơng ty Xây dựng thủy lợi
- Cơng ty Tư vấn và Thiết kế xây dựng
- Cơng ty Tư vấn và Khảo sát thiết kế giao thơng thủy lợi
- Cơng ty Vật liệu xây dựng
Thực tế thực hiện cổ phần hóa đến 31/7/2003 như sau :
Có 2 doanh nghiệp đang tiến hành các bước cổ phần hóa :
- 01 doanh nghiệp chờ quyết định chuyển sang cơng ty cổ phần
- 01 doanh nghiệp đang xây dựng phương án
Trong 5 tháng cuối năm cần cố gắng hồn chỉnh cổ phần hóa 2 doanh
nghiệp Cơng ty Vật tư nơng nghiệp và Cơng ty Vật liệu xây dựng và tích

cực tiến hành cổ phần hóa 03 doanh nghiệp còn lại để hồn thành kế hoạch
cổ phần hóa năm 2003
* Về chuyển DNNN thành đơn vị sự nghiệp có thu :
Đã hồn thành 03 doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch.
* Giải thể :
Kết quả thực hiện sắp xếp chuyển đổi DNNN 7 tháng đầu năm 2003
như trên cho ta thấy được đối với hình thức sắp xếp chuyển sang sự nghiệp
có thu, làm thủ tục giải thể, phá sản Tỉnh đã thực hiện tốt theo kế hoạch đề
ra. Nhưng đối với việc chuyển đổi DNNN sang cơng ty cổ phần còn rất
chậm so với kế hoạch đề ra.

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 9


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

4. Nhìn chung tình hình sắp xếp DNNN của Tỉnh Tiền Giang từ năm
1997 đến nay :
a. Cổ phần hóa :
STT

Năm hồn thành

Tên doanh nghiệp

Ghi chú


2000 2001 2002 2003

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Cơng ty TN Cái Bè
Cơng ty vận tải Ơtơ
Cơng ty TM Mỹ Tho
Cơng ty DP dược liệu CLTG
Cơng ty TN Chợ Gạo
Cty TM, DV & XD GCT
Cty chăn ci thú y Cai Lậy
Cty vật tư nơng nghiệp
Cty vật liệu xây dựng

x
x
x
x

từ năm 1997 đến năm
2000 hồn thành do

chậm trễ khâu x/đ giá
trị DN

x
x
x
x
x

lên phương án chưa
có QĐ chuyển cty CP

b. Hợp nhất :
STT

Năm hồn thành

Tên doanh nghiệp

Ghi chú

2000 2001 2002 2003

1 Cơng ty tư vấn khảo sát thiết
kế giao thơng và Cơng ty tư
vấn thiết kế thủy lợi thành:
Cơng ty Tư vấn khảo sát
thiết kế giao thơng thủy lợi
Tiền Giang.


x

c. Sáp nhập :
STT

Năm hồn thành

Tên doanh nghiệp

Ghi chú

2000 2001 2002 2003

1 XN gỗ vào XN cơ khí 1/5
2 Cty DV nơng nghiệp vào Cty
vật tư nơng nghiệp
3 Cty thuốc trừ sâu vào Cty vật
tư nơng nghiệp
4 XN nước mắm vào Cty Thủy
sản Tiền Giang
5 Cty TN Gò Cơng Đơng vào
Cty TN Tổng hợp TG
6 Cty phát triển nhà Mỹ Tho
vào Cty kinh doanh nhà TG
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

x
x
x
x

x
x
Trang : 10


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

d. Chuyển sự nghiệp có thu :
STT

Tên doanh nghiệp

Năm hồn thành

Ghi chú

2000 2001 2002 2003

1 Cty sách vật phẩm văn hóa
2 Xí nghiệp Bến xe
3 Trạm đăng kiểm cơ giới
đường bộ

x
x
x

e. Giải thể :

STT

Tên doanh nghiệp

Năm hồn thành

Ghi chú

2000 2001 2002 2003

1 Cơng ty TM Cai Lậy
2 Cơng ty DV THS Mỹ Tho
3 Cơng ty TM-DV & XD Gò
Cơng
4 Cơng ty PH phim & chiếu
bóng

x
x
x
x

Cty đang thực hiện
phương án giải thể

f. Phá sản :
Có 01 doanh nghiệp là cơng ty Thủy sản Tiền Giang theo đơn u
cầu của Giám đốc cơng ty Thủy sản. Tòa án đã ra Quyết định mở thủ tục
giải quyết u cầu tun bố phá sản cơng ty Thủy sản Tiền Giang do cơng
ty này mất khả năng thanh tốn nợ kéo dài trong thời gian lâu.

III. Đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của các cơng
ty cổ phần sau khi chuyển đổi so với DNNN trước khi chuyển đổi :
1. Đối với các cơng ty cổ phần :
Hơn 3 năm qua thực hiệc sắp xếp DNNN, các DNNN sau khi sắp xếp
hoạt động có hiệu quả hơn.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002 của các cơng ty cổ phần như
sau :

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 11


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

Đvt : triệu đồng
STT

1
2
3
4
5
6

Tên doanh nghiệp

Doanh

thu

Cty CP TM DV Cái Bè
129.70
Cty CP VT Ơtơ
0
Cty CP DP Calapharco
3.624
Cty CP TM Chợ gạo
144.60
Cty CP TM Mỹ Tho
0
Cty CP TM DV XD Gò 119.773
Cơng Tây
165.00
0
29.167
Tổng cộng

Vốn
Lợi
kinh
nhuận
doanh

Tỷ suất
lợi
nhuận /
vốn


Nộp
Tiền
ngân lương bp
sách /tháng

5.344
915
3.624
501
6.330 3.530
3.000
520
2.700
754
2.300
400

17,12%
547
13,82% 1.308
55,76% 2.590
17,33%
205
27,92%
695
17,39%
436

591.864 23.298 5.618


5.781

0,930
1,4
1,3
1,35
1,45
0,68

Kết quả sản xuất kinh doanh của các cơng ty cổ phần 6 tháng đầu
năm 2003 như sau :
Đvt : triệu đồng
STT

Doanh
thu

Tên doanh nghiệp

1
2
3
4
5
6

Cty CP TM DV Cái Bè
Cty CP VT Ơtơ
Cty CP DP Calapharco
Cty CP TM Chợ gạo

Cty CP TM Mỹ Tho
Cty CP TM DV XD Gò
Cơng Tây
7 Cty CP Dược thú y Cai
Lậy
Tổng cộng

60.000
1.927
73.000
65.000
82.000
8.000
13.500

Vốn
Tỷ suất Nộp
Tiền
Lợi
kinh
lợi nhuận ngân lương bp
nhuận
doanh
/ vốn
sách /tháng
5.344
600 11,23%
500
0,90
15.580

364
2,34%
291
1,50
5.945 1.670 28,09% 1.922
1,30
3.000
380 12,67%
200
1,40
2.700
390 14,44%
265
1,30
2.300
220
9,57%
35
1,10
5.000

620

303.427 39.869 4.244

12,40%

700

1,00


3.902

Hiện nay ở tỉnh Tiền Giang tổng số DNNN còn chiếm tỷ trọng lớn so
với cơng ty cổ phần (25 DNNN, 7 Cty CP). DNNN còn nắm giữ một số
lượng lớn tài sản của Tỉnh nhưng chưa phát huy được hiệu quả trong sản
kinh doanh. Một số DNNN sản xuất kinh doanh lỗ nhưn Cơng ty Thủy sản,
Cảng Mỹ Tho, Cơng ty Phát hành phim và Chiếu bóng.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận/vốn là mục
tiếu cuối cùng mà doanh nghiệp phải phấn đấu để tồn tại và phát triển.
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 12


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

Nhưng trong năm 2002, tỷ suất lợi nhuận/vốn của các DNNN đạt mức bình
qn # 6% năm (thấp hơn lãi suất tiết kiệm), thậm chí một số doanh nghiệp
có tỷ suất lợi nhuận/vốn chỉ đạt mức 1-2% năm. Đây là vấn đề cần xem xét.
Còn các cơng ty cổ phần hoạt động theo phương châm “Mở rộng sản
xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh”, các
cơng ty đã chuyển dần cơ cấu mặt hàng, tìm kiếm những mặt hàng chiến
lược có tỷ suất lợi nhuận cao.
+ Doanh thu 6 tháng của cơng ty cổ phần đạt 102,57%, trong khi đó
lợi nhuận đạt 152,22% so với thực hiện năm 2002.
+ Cũng qua bảng số liệu cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của các DNNN
đạt 117,21%/doanh thu thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của các cơng ty cổ phần

là 152,22%/doanh thu.
2. Đối với doanh nghiệp hợp nhất và sát nhập :
- Cơng ty Tư vấn và khảo sát thiết kế Giao thơng - Thủy lợi sau khi
hợp nhất từ 02 cơng ty (Cơng ty Tư vấn khảo sát thiết kế Giao thơng và
Cơng ty Tư vấn khảo sát thiết kế Thủy lợi) tiếp tục hoạt động sản xuất kinh
doanh thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Xí nghiệp cơ khí 1/5 nhận sáp nhập lần lượt 02 doanh nghiệp là Xí
nghiệp cơ khí tàu thuyền Vàm Láng và Xí nghiệp gỗ Bình Đức, cả 2 xí
nghiệp này trước khi sáp nhập đều đang gặp khó khăn, hiệu quả sản xuất
kinh doanh kém. Do vậy tình hình xí nghiệp cơ khí 1/5 lúc mới sáp nhập
gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau một năm củng cố, sắp xếp bộ máy tổ chức
nhân sự, chấn chỉnh trong quản lý. Xí nghiệp cơ khí 1/5 đã có nhiều chuyển
biến tích cực, kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp từ năm 2001 đến
nay tăng trưởng nhanh.
- Cơng ty Thương nghiệp tỉnh sau khi nhận sáp nhập cơng ty TN Gò
Cơng Đơng hoạt động tương đối thuận lợi.
- Cơng ty kinh doanh nhà sau khi nhận sáp nhập cơng ty xây dựng và
phát triển nhà Mỹ Tho hoạt động kinh doanh khả quan hơn năm trước.
IV. Những ngun nhân và tác hại của việc tiến hành sắp xếp
DNNN chậm hoặc khơng thành cơng:
1. Ngun nhân :
1.1. Các chế độ chính sách về chuyển đổi chưa kịp thời chưa tạo
sự hấp dẫn khi chuyển đổi.

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 13


Tiểu luận quản lý nhà nước


Ngạch chuyên viên chính

1.2.Chưa tun truyền rộng rãi đến các ngành, các doanh nghiệp
về lợi ích của việc chuyển đổi này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.3. Do chưa nhận thức được lợi ích của việc chuyển đổi DNNN sang
cơng ty cổ phần. Trong tư tưởng CB-CNV trong doanh nghiệp sợ chuyển
sang cổ phần hóa sẽ mất việc làm thu nhập bị kém đi, dẫn đến người lao
động và lãnh đạo một số doanh nghiệp kéo dài chậm trễ việc chuyển đổi
DNNN sang cơng ty cổ phần.
2. Tác hại :
- Các DNNN hiện nay ở các tỉnh đa số là các doanh nghiệp nhỏ vốn ít
dưới 1 tỷ đồng máy móc thiết bị lạc hậu, sản xuất kinh doanh khơng hiệu
quả khơng đủ sức cạnh tranh hàng hóa với các nước khu vực và quốc tế.
Khi gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và thế giới, cần phải tiến
hành sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hóa, bán , khốn các DNNN khơng
cần nắm giữ vốn 100% và các doanh nghiệp nhỏ vốn ít máy móc thiết bị
lạc hậu để tập trung vốn đầu tư có trọng điểm cho các doanh nghiệp đủ
mạnh để cạnh tranh.
- Xu thế hòa nhập này tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng cho các tất cả
các doanh nghiệp, xong nó cũng đặt các doanh nghiệp vào cuộc chơi khắc
nghiệt với quy luật “mạnh thắng, yếu thua”. Hàng rào thuế quan mà chính
phủ các nước sử dụng để bảo vệ các sản phẩm do các doanh nghiệp trong
nước sản xuất sẽ mất tác dụng. Vì vậy biện pháp duy nhất để doanh nghiệp
khơng bị loại bỏ cuộc chơi là đủ mạnh để tăng cường cạnh tranh tạo cho
mình một thế đứng vững trên thị trường.
- Nếu khơng sắp xếp lại doanh nghiệp, khơng xã hội hóa đầu tư để
tồn tại và kéo dài những doanh nghiệp có vốn ít , kém hiệu quả sẽ dẫn đến
nền kinh tế nước nhà bị trì trệ kém phát triển.

- Nếu khơng sắp xếp, cổ phần hóa, bán, khốn các doanh nghiệp nhỏ
vốn ít sẽ mất đi cơ hội huy dộng vốn phong phú, đa dạng ở nhiều thành
phần kinh tế và trong nhân dân.
Làm chậm đi một phần hiệu quả nền kinh tế nhà nước vì các bộ phận
kinh tế cấu thành kinh tế nhà nước khơng chỉ bao gồm tiềm năng khống
sản, vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà còn bao gồm tồn bộ tiềm lực
của tồn dân đưa vào kinh doanh.
V. Các vấn đề còn tồn tại và khó khăn trong q trình sắp xếp
chuyển đổi DNNN :
1. Một số ngun nhân làm chậm tiến trình cổ phần hóa của cả nước :
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 14


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

Vì sao một chủ trương đúng đắn khi áp dụng vào cuộc sống lại chậm
chưa được như mong muốn. Điều này còn một số ngun nhân như sau :
1.1.Các cấp Ủy Đảng, Chính quyền chưa qn triệt đầy đủ chủ
trương cổ phần hóa DNNN nên chưa chủ động triển khai, cho rằng doanh
nghiệp đang sản xuất kinh doanh bình thường, thu nhập khơng ổn định nên
khơng muốn thay đổi.
1.2. Một số qui định của nhà nước về cổ phần hóa thiếu cụ thể, các
văn bản pháp quy ban hành còn chậm nên chưa tạo được mơi trường pháp
lý, mơi trường kinh tế thuận lợi cho cổ phần hóa.
1.3. Khi chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần việc kế thừa các
quyền của DNNN theo qui định tại Nghị định 64/CP chưa được các cơ

quan nhà nước quan tâm thích đáng.
1.4. Việc chuyển quyền th đất sang cơng ty cổ phần ở các thành
phố thường rất chậm trễ, gặp nhiều khó khăn vì giá trị đất ở thành phố rất
cao nên các cơ quan địa chính hầu như khơng mặn mà thực hiện qui định
này nên đã gây khó khăn cho cơng ty cổ phần trong việc thế chấp quyền sử
dụng đất để vay vốn từ Ngân hàng..
Cũng vì biến động giá đất nên giá cổ phiếu của những cơng ty cổ
phần kinh doanh khách sạn thêm tăng đột biến từ 100.000 đến 1.000.000
(10 lần). Khi cổ phần hóa, nhà nước khơng tính giá trị quyền sử dụng đất
vào giá trị doanh nghiệp nên lợi thế về đất đai làm tăng giá cơ3 phần của
cơng ty cổ phần ở những nơi có lợi thế. Điều đó phát sinh những tranh chấp
về chuyển nhượng cổ phần của các cổ đơng. Vụ tranh chấp trong cơng ty
cổ phần Hữu nghị, cơng ty cổ phần Tràng Tiền Hà Nội thực chất là do giá
đất tăng đột biến.
Khó khăn trong việc được hưởng các ưu đãi đầu tư theo luật khuyến
khích đầu tư trong nước như qui định tại điều 26 Nghị định 64/2002/NĐCP ngày 19/6/2002 của Chính phủ.
Bị phân biệt đối xử : khi là Giám đốc DNNN đi cơng tác nước ngồi
thì được cấp hộ chiếu cơng vụ vì được coi là cơng chức, nhưng khi chuyển
thành cơng ty cổ phần thì cũng con người đó nhưng là Giám đốc cơng ty cổ
phần thì chỉ được cấp hộ chiếu phổ thơng điều đó gây khó khăn khi đi cơng
tác ở nước ngồi và làm cho Giám Đốc doanh nghiệp có suy nghĩ khi
chuyển sang cơng ty cổ phần.
Người lao động chưa ai hiểu được quyền lợi của mình khi chuyển
sang hoạt động hình thức cổ phần hóa. Khi chuyển DNNN thành cơng ty cổ
phần thì hầu hết người lao động trở thành cổ đơng của cơng ty là người chủ
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 15



Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

thật sự của cơng ty cổ phần, đồng thời họ vẫn làm việc tại cơng ty nên họ
vẫn là người lao động chính trong cơng ty. Người lao động đóng hai vai trò
: vừa làm chủ, vừa là người làm th, nhưng người lao động chưa được
chuẩn bị kiến thức pháp lý về quyền và nghĩa vụ của cổ đơng, khơng đủ
khả năng để phân tích, đưa ra các qui định trong điều lệ để bảo vệ lợi ích
cho mình. Điều lệ cơng ty hết sức quan trọng là sự thỏa thuận dân sự giữa
các cổ đơng, là cương lĩnh của cơng ty, nên điều lệ phải qui định thật cụ thể
các qui tắc ứng sử mà luật khơng qui định rõ. Khi khơng có khả năng tham
gia xây dựng điều lệ cơng ty thì vai trò người chủ đã giảm sút.
Quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt được qui
định tại khoản 2 điều 53 luật doanh nghiệp, người lao động khơng hiểu qui
định này, nên đã khơng liên kết vối nhau để có được nhóm cổ đơng sở hữu
10% cổ phần phổ thơng liên tục ít nhất 6 tháng để cử người vào Hội đồng
quản trị, Ban kiểm sốt. Nên có cơng ty cổ phần nhà nước chỉ chiếm 15%
cổ phẩn mà 4/5 thành viên Hội đổng quản trị là người do nhà nước đề cử,
vì người lao động chỉ sở hữu nhỏ hơn 1%. Trường hợp này thực chất đã chi
phối hồn tồn cơng ty thơng qua Hội đồng quản trị. Như vậy ý nghĩa xã
hội của việc cổ phần hóa khơng còn, người lao động mất quyền dân chủ
kinh tế khơng có cơ hội phát huy sáng kiến trong kinh doanh.
Sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước trong quản trị
cơng ty cổ phần. Tình trạng hiện nay là cơ quan Đảng, Nhà nước vẫn coi
cơng ty cổ phần sau cổ phẩn hóa như là DNNN nên vẫn can thiệp hành
chính vào các hoạt động của cơng ty cổ phần bằng việc chỉ đạo bầu Hội
đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Giám đốc, can thiệp vào việc tự chủ kinh
doanh, mua sắm tài sản. Trong ý thức của các cơ quan nhà nước họ coi
cơng ty cổ phần do thực hiện cổ phần hóa hơn các cơng ty cổ phần khác,

hơn doanh nghiệp tư nhân mặc dù các doanh nghiệp này theo luật doanh
nghiệp là hồn tồn bình đẳng.
Mặt khác một số cơng ty cổ phần vẫn quan niệm mình vẫn như là
DNNN nên tự mình coi cơ quan nhà nước là cơ quan chủ quản, đòi hỏi nhà
nước phải đối xử với mình như khi còn là DNNN. Vì coi mình như DNNN
nên họ khơng chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành, áp dụng cứng
nhắc các qui định của DNNN trong quản lý như chế độ lương, thưởng, chế
độ báo cáo và mối quan hệ giữa các chức danh quản lý điều hành trong
cơng ty.
Để xử lý mối quan hệ này cần làm rõ các cơ quan chủ quản trước đây
nếu còn đóng vai trò là đại diện chủ sở hữu nhà nước trong cơng ty cổ phần
mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần thì chỉ được thực hiện sự chỉ sđạo thơng
qua vai trò là cổ đơng đại diện sỡ hữu của nhà nước tại cơng ty, khơng thể
áp đặt các mệnh lệnh hành chính.
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 16


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

2. Những ngun nhân tồn tại khi sắp xếp chuyển đổi DNNN sang
cơng ty cổ phần trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang :
* Các vấn đề trong việc sắp xếp chuyển đổi DNNN sang cơng ty cổ
phần còn tồn tại so với lộ trình sắp xếp chuyển đổi giai đoạn 2003 – 2005
được Chính phủ phê duyệt.
- Theo lộ trình sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp của tỉnh năm 2003,
việc sắp xếp các loại hình chuyển sang sự nghiệp có thu, giải thể…đã tiến

hành theo kế hoạch đề ra.
- Riêng phần chuyển đổi doanh nghiệp sang cơng ty cổ phần trong
năm 2003, kế hoạch được duyệt chuyển đổi 05 doanh nghiệp nhưng thực tế
chỉ chuyển đổi được 02 doanh nghiệp là Cơng ty Vật liệu xây dựng và
Cơng ty Vật tư nơng nghiệp. Các doanh nghiệp khách chưa thực hiện được
do :
+ Cơng ty Tư vấn khảo sát thiết kế Giao thơng - Thủy lợi và Cơng ty
tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng, 02 doanh nghiệp này có văn bản đề nghị
UBND Tỉnh cho chậm thực hiện theo kế hoạch cổ phần hóa.
+ Cơng ty Xây dựng thủy lợi chưa thực hiện cổ phần hóa được do
cơng ty đang làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp, do
đầu ra tiền thu từ cho th đất theo nhà nước qui định (với giá thu hút đầu
tư) nên việc kinh doanh này khơng có hiệu quả, do đó chưa thể tiến hành cổ
phần hóa doanh nghiệp.
- Việc phá sản doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn do luật
phá sản qui định chỉ một trong 03 đối tượng là : chủ nợ, Giám Đốc doanh
nghiệp hoặc đại diện người lao động mới có quyền đề nghị tào án cho phá
sản. Trên thực tế chủ nợ thường là các ngân hàng thương mại, lại khơng
muốn đề nghị phá sản vì sẽ mất vốn. Giám đốc doanh nghiệp khơng muốn
phá sản doanh nghiệp mình, người lao động khơng muốn doanh nghiệp vì
sợ mất việc, kết quả là trên thực tế nhiều doanh nghiệp thay vì đã phá sản
từ lâu nhưng khơng phá sản được.
Thực tế Cơng ty Thủy sản tỉnh Tiền Giang từ năm 2001 đã bị lỗ, mất
khả năng thanh tốn, tình hình tài chính đã báo động, sau khi đã dùng nhiều
biện pháp để khắc phục nhưng cơng ty khơng có tiến triển tốt trong sản
xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh ngày càng lỗ. Lẽ ra việc u cầu mở
thủ tục phá sản phải thực hiện từ đầu năm 2002 nhưng chủ nợ chính của
cơng ty là ngân hàng đầu tư qua nhiều cuộc họp với quan điểm khơng
muốn phá sản cơng ty này, mặt khác Giám đốc doanh nghiệp và các lãnh
đạo phòng ban của cơng ty cũng bằng nhiều cách xây dựng phương án kinh

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 17


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

doanh có hiệu quả để cơng ty khơng bị phá sản. Mãi đến tháng 4 năm 2003,
Giám đốc cơng ty mới đồng ý làm đơn xin mở thủ tục phá sản.
2.1. Việc kiểm tra quyết tốn tài chính, quyết tốn thuế để chuẩn bị
cho bước xác định giá trị doanh nghiệp ciòn bị động về thời gian. Do phải
sắp xếp thời gian phối hợp kiểm tra của ngành tài chính và thuế.
2.2. Khâu xác định giá trị doanh nghiệp cũng còn bị động do việc xác
định giá trị tài sản khơng phù hợp với giá trị thực tế, từ đó lên phươgn án
cổ phần hóa khơng khả thi, phải xác định lại do đó sẽ mất thời gian, tốn
kém như cơng ty Vận tải Ơtơ trước đây bắt đầu thực hiện cổ phần hóa từ
năm 1997 đến năm 2000 mới hồn thành, do việc xác định giá trị tài sản
khơng phù hợp với giá trị thực tế, phải xác định lại nhiều lần.
Khi xác định giá trị lợi thế doanh nghiệp trước đây chưa có văn bản
hướng dẫn, hiện nay đã có hướng dẫn nhưng cũng chưa phù hợp với tình
hình thực tế, việc xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp khơng
chính xác dẫn đến giá trị doanh nghiệp cũng khơng chính xác, nếu giá trị
tài sản xác định lại cao hơn thực tế dẫn đến khơng hấp dẫn người mua
khơng bán được cổ phần việc cổ phần hóa sẽ khơng thành cơng.
2.3. Khi tiến hành kiểm tra quyết tốn tình hình tài chính của doanh
nghiệp để thực hiện cổ phần hóa, thì phát sinh những khoản cơng nợ khó
đòi doanh nghiệp chưa đối chiếu và xác nhận nợ. Để xử lý phần cơng nợ
khó đòi này, phải chờ thời gian đối chiếu xác nhận nợ để làm lành mạnh tài

chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp đưa vào cổ phần hóa, điều
này cũng làm tiến trình cổ phần hóa bị chậm.
2.4. Việc xây dựng phương án cổ phần hóa và điều lệ cơng ty cổ phần
tại các doanh nghiệp chuyển đổi sang cơng ty cổ phần còn lúng túng. Do
các doanh nghiệp này chưa được triển khai tập huấn về xây dựng phương
án và điều lệ, nên việc xây dựng phương án khơng tránh khỏi phải sửa đổi
nhiều lần, dẫn đến việc thơng qua phương án khơng kịp thời gian theo tiến
độ.
2.5. Một số qui định nhà nước về cổ phần hóa thiếu cụ thể, các văn
bản pháp qui ban hành còn chậm nên chưa tạo được mội trường pháp lý
thuận lợi cho việc cổ phần hóa như Cơng ty Chăn ni thú y Cai Lậy đang
tiến hành các bước để cổ phần hóa. Trong đó còn vướng lại khâu xác định
giá trị doanh nghiệp. Cụ thể thực hiện cơng văn số 01/2002/QĐ-BTS ngày
22/01/2002 của Bộ Thủy sản về việc cấm sử dụng một số hóa chất kháng
sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản và Quyết định số 29/2002/QĐBNN ngày 24/04/2002 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn về việc
cấm một số hóa chất kháng sinh trong nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và
sử dụng thuốc thú y. Hiện nay, cơng ty đang tồn lượng thuốc ngun vật
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 18


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

liệu và bao bì đi kèm của những hàng hóa có chứa hóa chất cấm lên đến
gần 500 triệu đồng. Chính vì vậy, Ban đổi mới doanh nghiệp Tỉnh khơng
thể xác định giá trị hàng hóa tồn kho của cơng ty, nên khơng xác định giá
trị doanh nghiệp. Đề nghị các Bộ, ngành chức năng có hướng dẫn về việc

xử lý và hạch tốn hàng tồn kho của ngành thú y đối với những mặt hàng
có chứa hóa chất bị cấm sử dụng theo 02 quyết định trên.
2.6. Những tồn tại sau cổ phần hóa điều này cũng một phần làm cho
lãnh đạo cơng ty, CB-CNV còn suy nghĩ chần chừ trong việc cổ phần hóa
như chưa tạo được mội trường kinh doanh thật bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế, còn sự phân biệt trong các chính sách giữa doanh nghiệp nhà
nhước và cơng ty cổ phần như : về vay vốn ngân hàng, khoanh nợ, dãn nợ,
miễn giảm thuế, đầu tư xây dựng, giao đất, th đất, thủ tục xuất nhập
cảnh…
VI. Các giải pháp đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới DNNN theo
lộ trình đã được phê duyệt :
Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN và nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế của các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp cụ thể :
1. Đối với Trung Ương :
1.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý về pháp luật và chính sách kinh tế
tài chính nhằm tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng nhất là đối với chính
sách thuế, tín dụng, xuất nhập cảnh …đối với cơng ty cổ phần và DNNN.
1.2. Có định hướng phát triển ngành nghề cụ thể nhằm đảm bảo cho
việc đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp để đáp ứng u cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
1.3. Thành lập cơng ty tài chính để quản lý vốn của nhà nước tại các
cơng ty cổ phần.
Để quản lý vốn của nhà nước tại các cơng ty cổ phần có hiệu quả hơn
nên thiết lập các cơng ty tài chính nhà nước thì thích hợp hơn. Cơng ty tài
chính nhà nuớc là định chế tài chính trung gian có chức năng kinh doanh.
Bởi vậy khi được giao nhiệm vụ này cơng ty sẽ đại diện cho chủ siở hữu
đầu tư thêm vốn nhà nước cho những nơi cần vốn. Đồng thời rút bớt vốn
nhà nước cho những nơi khơng cần trên ngun tắc có hiệu quả.
1.4 Chính sách tài chính trước và sau khi cổ phần hóa :
Người thực hiện : Lê Mộng Vân


Trang : 19


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

Để q trình cổ phần hóa được thuận lợi, nhà nước cần ban hành một
số cơ chế chính sách thật sự thơng thống hỗ trộ doanh nghiệp để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp lành mạnh hóa tình thình tài chính trước cổ phần
hóa.
Thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý hàng hóa địa phương sản xuất
theo hướng tích cực, đồng thời gắn trách nhiệm của người sản xuất với
quyền lợi người tiêu dùng.
Tập trung đầu tư về tài chánh hỗ trợ các đề tài khoa học, nghiên cứu
giúp đỡ các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiếp cận thị trường.
2. Đối với Tỉnh :
2.1. Cần tun truyền những văn bản, những chế độ, chính sách ưu
đãi đối với người lao động, để người lao động thấy được quyền lợi khi
chuyển sang cơng ty cổ phần.
2.2. Cơ quan tài chánh và thuế cần phối hợp sắp xếp ưu tiên kiểm tra
các doanh nghiệp có danh sách chuẩn bị sắp xếp chuyển đổi.
2.3. Vấn đề về xác định giá trị doanh nghiệp :
Tổ chun viên xác định giá trị doanh nghiệp cần am hiểu về kỹ
thuật, giá cả thị trường để xác định giá trị tài sản tương đồi phù hợp giá trị
tài sản theo giá trị thực tế. Tạo thuận lợi cho người lao động tại cơng ty cua
cổ phần và việc tổ chức bán đấu giá ra ngồi.
2.4. Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước các bước như : kiểm kê hàng

hóa tồn kho, tài sản, phân loại các khoản cơng nợ phải thu, phải trả, trong
đó nợ ln chuyển bình thường và nợ khó đòi, đối chiếu với khách nợ và
chủ nợ số dư cơng nợ trên sổ sách để tạo thuận lợi cho việc xử lý làm lành
mạnh tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
2.5. Theo kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Ban đổi
mới doanh nghiệp có kế hoạch mới các doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp
phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp lập phương án cổ phần hóa và điều lệ
cơng ty.
2.6. Luật phá sản hiện nay chưa hướng dẫn cụ thể các vấn đề phát
sinh trong việc giải quyết các bước của thủ tục phá sản, đề nghị có sửa đổi
bổ sung luật phá sản cần qui định chi tiết các điều khoản và cụ thể để việc
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 20


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

thực hiện các bước trong q trình giải quyết phá sản được dễ dàng thuận
lợi hơn. Trong khi chờ sửa đổi luật phá sản đề nghị các cơ quan thành lập
doanh nghiệp u cầu Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện phá sản phải đề
nghị tòa án cho phá sản hoặc vận động cơng đồn đại diện cho người lao
động đề nghị tòa án tun bố phá sản doanh nghiệp.
2.7. Giải pháp để Cơng ty Xây dựng thủy lợi tiến hành cổ phần hóa là
phải tách phần xây dựng cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp hiện đang nằm
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty Xây dựng Thủy lợi cho
một đơn vị khác, để cơng ty Xây dựng Thủy lợi kinh doanh có hiệu quả từ
đó sẽ thuận lợi cho việc cổ phần hóa đơn vị này.

2.8 Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp phối hợp chặt chễ với các
ngành liên, theo dõi kiểm tra thường xun đơn đốc việc thực hiện đề án,
bám sát thực tiễn, rút kinh nghiệm, phát hiện những vấn đề nảy sinh để xử
lý hoặc trình Ban đổi mới doanh nghiệp có hướng xử lý. Tổ chức theo dõi
hoạt động của các doanh nghiệp sau chuyển đổi để có biện pháp tháo gỡ
những khó khăn cho các cơng ty này.
VII. Phương hướng hồn thiện việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước :
- Việc đầu tiên là cần hồn chỉnh các văn bản pháp qui hướng dẫn và
qui định việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thật thơng thống từ việc
giải quyết hậu quả tài chính, các thủ tục tiến hành chuyển đổi phải đúng qui
định, đủ gọn khơng khó khăn, rườm rà.
- Qua các phương tiện thơng tin đại chúng và các tổ chức xã hội …để
hướng dẫn, phổ biến các chính sách chế độ về sắp xếp đổi mới doanh
nghiệp đến các ngành, các doanh nghiệp và người lao động… để có thể
nắm bắt và thấy được lợi ích của xã hội, người lao động khi chuyển DNNN
sang cơng ty cổ phần, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa khơng bị
chậm trễ.

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 21


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

PHẦN KẾT LUẬN

Cổ phần hóa là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại hệ thống các

doanh nghiệp hiện giữ 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước, tức là chuyển một
bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành cơng ty cổ phần. Do đó bản thân
khái niệm cổ phần hóa đã bao hàm về chế độ sở hữu. Chuyển DNNN 100%
vốn sở hữu cơng cộng tồn dân, mà nhà nước là người đại diện chủ sở hữu
cơng cộng đó qua một loại doanh nghiệp có chế độ sở hữu khác, thuộc sở
hữu các cổ đơng. Vì vậy thật sự có lý do chính đáng khi lo lắng rằng cổ
phần hóa sẽ làm suy yếu chế độ sở hữu cơng cộng. Hơn nữa cổ phần hóa
rất gẩn với phạm trù tư nhân hóa. Trong điều kiện hiện tại trên thế giới từ
sau thế chiến thứ II và sau khi Liên Xơ và hệ thống các nước Đơng Âu xụp
đổ, vấn đề tư nhân hóa được hiểu theo phạm trù Tư bản chủ nghĩa có 02
loại : Tư nhân hóa tư bản nhà nước và Tư bản tư nhân hóa tồn bộ hệ
thống doanh nghiệp nhà nước đã hình thành trước đây qua nhiều năm phát
triển của chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Trước hết cần khẳng định mục tiêu cổ phần hóa ở nuớc ta hồn tồn
khác với mục tiêu của việc tư nhân hóa ở nhiều nước cơng nghiệp phát
triển. Mục tiêu tổng qt trong một số năm trước mắt là nhằm góp phần cơ
cấu lại lực lượng sản xuất của hệ thống DNNN, mà trước hết là doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh đang tồn tại và cạnh tranh ngày càng gay gắt
với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, khơng làm suy yếu mà ngược lại làm lành mạnh
lên sự chi phối, vai trò chủ đạo của sỡ hữu nhà nước trong các doanh
nghiệp và trong nền kinh tế.
Tuy nhiên cổ phần hóa DNNN khơng ở đâu và khơng bao giờ là dễ
dàng, bởi vì cổ phần hóa khơng phải là phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật
quản lý đơn thuẩn mà có liên quan đến chính trị, khi quan điểm chưa thống
nhất kiến thức thiếu và kinh nghiệm chưa có thì cổ phần hóa ắt sẽ gặp
nhiếu khó khăn và vơ cùng phức tạp nhưng cũng cực kỳ cần thiết để thúc
đầy nền kinh tế phát triển.
Cuối cùng cần khẳng định rằng, cổ phần hóa đang làm thay đổi bối

cảnh kinh tế của nhiều nước, và nhiều nước đang muốn tiến hành cổ phần
hóa thành cơng để đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế của mình. Các
Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 22


Tiểu luận quản lý nhà nước

Ngạch chuyên viên chính

phương pháp cổ phần hóa đúng đắn hợp lý và cần thiết, xong cũng chỉ là sự
bắt đầu của tiến trình cổ phần hóa.
Trong phạm vi tiểu luận này chỉ nêu ra “Một số giải pháp nhằm góp
phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa ở tỉnh Tiền Giang”. Vì thực sự đây
là chủ trương lớn và vơ cùng sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Qua việc
thực hiện cổ phần hóa các cơng ty sau khi chuyển đổi sở hữu việc sản xuất
kinh doanh của các cơng ty đạt hiệu quả cao hơn và phát triển mạnh mẽ,
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và tăng cường sức đóng góp vào sự
phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai.

Người thực hiện : Lê Mộng Vân

Trang : 23



×