Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DIESEL SÔNG CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.51 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH
VIÊN DIESEL SÔNG CÔNG
Để đảm bảo thức hiện được mục tiêu và phương hướng đề ra thì việc thực
hiện công tác tổ chức quản lý một cách khoa học có vai trò rất quan trọng, do đó
hoàn thiện công tác tổ chức quản lý để thích ứng được với các điều kiện môi
trường, mục tiêu hoạt động của công ty là việc làm cần thiết giúp các nhà quản lý
nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý đối với tổ chức của mình. Sau thời gian thực
tập tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Diesel Sông Công em đã thấy
được một vài giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của
công ty.
1.Giải pháp về bộ máy tổ chức.
Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của tổ
chức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng một cơ cấu
tổ chức quản lý khoa học có ý nghĩa rất lớn tới hiệu lực quản lý của công ty. Vì
qua đó quá trình thông tin được thực hiện, đảm bảo cho triển khai, kiểm soát việc
thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả, phối hợp được sức mạnh của tập thể nâng cao
được hiệu quả kinh tế cho công ty. Vì vậy để hoàn thiện công tác tổ chức quản lý
công ty cần đảm bảo các yêu cầu:
Phải theo sát hơn nữa quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bám sát thị
trường, đối thủ cạnh tranh cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào
sản xuất để đưa ra được một kế hoạch sản xuất rõ ràng và chính xác cao.
Việc lập kế hoạch cần thực hiện tốt theo các bước: Nghiên cứu và dự báo
môi trường; Xác định các mục tiêu; Xây dựng các phương án để thực hiện; Đánh
Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr¬ng ThÞ Thanh - QLKT35
giá, lựa chọn phương án. Sau khi đã lựa chọn được phương án tối ưu các nhà
lãnh đạo cần có những quyết định phân bổ con người và các nguồn lực rõ ràng
để thực hiện kế hoạch có hiệu quả nhất
Ban lãnh đạo công ty cần luôn bám sát và thực hiện quản lý theo quá trình
quản lý. Cần xác định rõ hơn chức năng giữa các bộ phận, phòng ban, các cấp
lãnh đạo để tạo mối liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng chỉ đạo hoạt động sản xuất, để


không có sự chồng chéo trong công việc. Nên xác định rõ mục tiêu hoạt động
cho các phòng ban và giao cho các phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện các
mục tiêu đó. Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, cung cấp phương tiện thực hiện
và xây dựng hành lang pháp lý để các phòng ban hoàn thành mục tiêu được giao.
Đảm bảo các thông tin trong công ty phải kịp thời, chính xác, đầy đủ do đó
cần sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Tổ chức bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, đảm bảo tính linh hoạt trước những
biến động của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. Nên tăng cường công
tác cán bộ quản lý để loại bỏ những trì trệ trong công ty. Các yếu tố trong hệ
thống phải đảm bảo sự hài hoà cân xứng với nhau.
Từng bước hoàn thành cơ cấu lao động tối ưu, Sắp xếp phân công lao động
hợp lý. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ sâu để phù hợp với yêu cầu sản xuất, tránh đào tạo dàn trải, hình thức.Việc
nâng bậc nên dựa trên chính năng suất, chất lượng thực hiện của người lao động.
Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa con người với con người trong công việc,
thực chất là giải quyết thoả đáng các lợi ích vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu
2
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr¬ng ThÞ Thanh - QLKT35
quả làm việc của người lao động. Chú trọng tuyển dụng lao động không chỉ cho
nhu cầu trước mắt mà còn đảm bảo cho nhu cầu lâu dài của công ty.
Nên áp dụng các biện pháp kinh tế trong quản lý như tổ chức quản lý hành
chính, đề cao kỷ luật lao động trong khuôn khổ pháp luật nhưng phải linh hoạt.
Xây dựng một hệ thống các quy tắc, thực hiện chế độ phê bình, tự phê bình, đánh
giá năng lực của mỗi cán bộ công nhân viên trong mỗi vị trí mà họ đảm nhận.
2.Giải pháp về trình độ của của người lao động.
Người lao động là nhân tố cần thiết cho các quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của các tổ chức. Do đó công ty cần:
Việc truyền đạt thông tin cho các cán bộ công nhân viên về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của công ty phải được thực hiện thường

xuyên.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức, tạo bầu không
khí thoải mái, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong từng tổ đội, phân
xưởng sản xuất, giữa các phòng ban, giữa cấp trên và cấp dưới.
Đẩy mạnh việc đào tạo lại, đào tạo mới cho người lao động là rất cần thiết
để tiếp thu và bắt kịp những tiến bộ của khoa học. Hiện nay trong công ty số
người có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm có 12,9%, số lao động bậc cao
không nhiều. Điều này cho thấy công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên là rất cần thiết để đáp ứng được
yêu cầu và nhiệm vụ của từng khâu sản xuất. Thực trạng nước ta hiện nay, cũng
như trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo
3
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr¬ng ThÞ Thanh - QLKT35
khá nhiều nhưng số lao động lành nghề lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của các
công ty, doanh nghiệp, một số không nhỏ người lao động được đào tạo kiến thức
và trình độ nhưng không làm việc đúng chuyên môn. Trong xu thế hội nhập của
nền kinh tế đòi hỏi trình độ của các nhà quản lý cần phải được nâng cao hơn nữa,
đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, đội ngũ cán bộ của công ty cần phải được đào tạo
về ngoại ngữ, trình độ quản lý
3.Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Đây là một vấn đề quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
kinh tế. Vấn đề là công ty cần xác định cho mình cần sản xuất cái gì, cho ai, bao
nhiêu và khi nào, lựa chọn công nghệ nào phù hợp với điều kiện sản xuất, trình
độ tay nghề của người lao động thì mới kết hợp được mọi nguồn lực tăng năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đạt hiệu quả cao. Công nghệ được đổi mới
sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm của công ty, phát triển khả năng cạnh tranh
của sản phẩm.
Do vậy cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng cho các sáng kiến có
giá trị thực tiễn cao, các quy trình công nghệ phục vụ sản xuất hiệu quả. Đẩy

mạnh việc hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường học, tranh thủ tư vấn của các
chuyên gia về quản lý kỹ thuật, quản lý kinh tế để học hỏi những kiến thức cần
thiết phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
4. Giải pháp về quản lý sản xuất và tiêu thụ
4
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr¬ng ThÞ Thanh - QLKT35
Công tác điều hành sản xuất phải lấy tính chủ động của các phân xưởng sản
xuất và kế hoạch hợp lý làm trung tâm. Cải tiến hình thức hạch toán nhằm tạo sự
chủ động cho các bộ phận trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất.
Công tác tiêu thụ phải đi sâu vào nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới
bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm mới. Đa dạng hoá sản phẩm
trên cơ sở lựa chọn thị trường trọng điểm. Công ty cần xây dựng một kênh thông
tin vững chắc, đáng tin cậy để có thể nắm bắt được đối thủ cạnh tranh, tờ đó có
các quyết định kinh doanh cũng như phương hướng đưa ra sản phẩm mới vào lúc
nào cho hợp lý, theo kịp với xu thế của thời đại.
Công ty nên thay đổi phương thức bán hàng đại lý, bổ sung nhân lực để phát
huy hiệu quả của các chi nhánh.
5. Giải pháp về quản lý nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với các doanh
nghiệp sản xuất, trong chi phí cấu thành nên sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu
chiếm một tỉ trọng lớn từ 70-75% tổng giá thành, không có nguyên vật liệu thì
quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Hiện nay mặc dù nguồn cung cấp nguyên vật
liệu của công ty rất phong phú, nhưng công ty vẫn phải mua với giá cao, đôi lúc
vẫn không cung cấp đủ cho sản xuất, vẫn có sự lãng phí. Do vậy công tác quản
lý nguyên vật liệu cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa.
Phải cải tiến phương thức mua vật tư để có thể khuyến khích cạnh tranh
giữa các nguồn cung cấp. Đặc biệt áp dụng phương thức khoán trong việc thu
mua thép phế nhằm thực hiện mục tiêu tiêu hao thép phế là nhỏ nhất.
5

5

×