Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống đo các thông số và điện năng tiêu thụ và vận hành hệ thống để đưa ra kết quả đo của mạng điện trong phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 51 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống nhân dân được
nâng cao thì nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. Điện năng được tiêu thụ nhiều
nhất và là một phần quan trọng trong công nghiệp. Trong tình hình kinh tế thị
trường hiện nay, các công ty, xí nghiệp lớn nhỏ, các khu công nghiệp hiện đại
đều phải phân tích, tính toán về mọi mặt với mục đích nâng cao chất lượng cũng
như giảm giá thành của sản phẩm. Việc quản lí, giám sát chất lượng điện và đo
lường điện năng tiêu thụ là một phần vô cùng quan trọng đối với mỗi xí nghiệp.
Vì vậy, việc thiết kế một hệ thống đo thông số và đo điện năng tiêu thụ
của mạng điện là rất cần thiết. Với các thông số thu được từ hệ thống sẽ giúp
nhà quản lí phân tích và đưa ra các phương án cải thiện làm tăng chất lượng điện
cũng như điều chỉnh mức độ sử dụng điện sao cho hợp lí nhất để đem lại hiệu
quả cho xí nghiệp.
2. Mục đích của đề tài
Thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống đo các thông số và điện năng tiêu
thụ và vận hành hệ thống để đưa ra kết quả đo của mạng điện trong phòng thí
nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mạng điện trong phòng thí nghiệm là nguồn lưới điện 3 pha 4 dây. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu là bộ tự động chuyển nguồn lưới điện chính – lưới
điện dự phòng, hệ thống đo thông số mạng điện và hệ thống đo điện năng tiêu
thụ điện trong phòng thí nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Dựa vào cơ sở lí thuyết của các môn khí cụ điện, cung cấp điện để đưa ra
các phương án tính toán, thiết kế hệ thống, lựa chọn thiết bị và đi dây để hoàn
thiện mô hình hệ thống.


Dựa vào tài liệu cài đặt và vận hành công tơ đo điện năng của hãng EMIC
để đưa ra kết quả đo điện năng tiêu thụ của mạng điện trong phòng thí nghiệm.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc thực hiện đề tài đã giúp em củng cố thêm kiến thức về các môn khí
cụ điện, cung cấp điện và đồng thời cũng giúp em hiểu thêm về mô hình thực tế.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Hoàng


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN NĂNG
BA PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.1. BÀI TOÁN ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.1.1. Bài toán đo điện năng 3 pha trong phòng thí nghiệm
Ngày nay, ngành công nghiệp điện lực giữ vai trò quan trọng trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Năng lượng điện được sử dụng phổ biến
như vậy vì nó có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng
lương khác ( cơ năng, nhiệt năng…..), dễ dàng truyền tải đi xa, hiệu suất mang
lại cao. Đặc biệt trong công nghiệp thì năng lượng điện là không thể thiếu. Cũng
do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên chi phí cho việc sử dụng nguồn năng
lượng này càng ngày càng tăng cao. Vì vậy việc quản lí nguồn năng lượng này
là rất cần thiết. Bài toán đặt ra là sao để biết được các thông số lưới điện cũng
như năng lượng đã tiêu thụ tại các nhà máy xí nghiệp. Dựa vào đó có thể giám
sát mạng điện và đưa ra các phương án tiết kiệm năng lượng ở mức tối đa, giảm
chi phí vận hành và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản suất.
Trong phạm vi đề tài này, ta cần xây dựng được hệ thống đo điện năng
của mạng điện trong phòng thí nghiệm.

1.1.2. Yêu cầu kĩ thuật
- Hệ thống phải hoạt động tin cậy, ổn định, có độ chính xác cao
- Tốc độ xử lí nhanh
- Chịu quá tải tốt
- Hệ thống có khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt và chịu
được bụi, nhiệt độ cao, rung lắc…
- Hệ thống có thể đo với nhiều chức năng khác nhau (đo dòng, đo áp, đo
công suất, đo tần số…..)
- Hệ thống có thể hoạt động ở các mạng điện khác nhau như: 3 pha 4
dây, 3 pha 3 dây, 1 pha 2 dây.
- Có khả năng kết nối với máy tính để giám sát
- Hệ thống phải đơn giản, gọn nhẹ và dễ dàng lắp đặt
- An toàn cho người sử dụng
1.1.3. Phương án đo điện năng

4


Trong phòng thí nghiệm sử dụng mạng điện 3 pha 4 dây với 1 nguồn lưới
chính và 1 nguồn dự phòng để cung cấp điện cho tải. Vì vậy, hệ thống cần đặt
1.2.

sau thiết bị đóng cắt của 2 nguồn để đo thông số của cả 2 nguồn trên.
CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN NĂNG CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM
Cấu trúc hệ thống đo điện năng 3 pha của mạng điện trong phòng thí
nghiệm được chia làm 2 mô hình nối tiếp nhau. Mô hình đầu tiên sử dụng công
tơ điện 3 pha để đo. Mô hình thứ 2 sử dụng đồng hồ đa năng MFM384 – C với
hệ thống chuyển nguồn tự động bằng PLC LOGO!.


5


Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống đo điện năng 3 pha trong phòng thí nghiệm
- Giải thích chức năng của hệ thống:
Hệ thống đo điện năng mạng điện trong phòng thí nghiệm sử dụng công
tơ điện và đồng hồ đa năng bao gồm có:
+ AT: là áp tô mát 3 pha cấp nguồn cho hệ thống
+ Công tơ 3 pha cơ: dùng để đo và hiển thị thông số điện năng 3 pha
+ Công tơ 1 pha điện tử: dùng để đo và hiển thị thông số điện năng 1 pha
+ Công tơ 1 pha cơ: dùng để đo và hiển thị thông số điện năng 1 pha
+ TBĐC nguồn 1: là thiết bị đóng cắt nguồn lưới chính. Thiết bị đóng cắt
nguồn lưới chính sử dụng một Aptomat 3 pha và một công tắc tơ. Aptomat 3 pha
để đóng cắt nguồn và bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho nguồn lưới chính, đồng thời
đưa tín hiệu xác nhận có điện ở lưới chính tới PLC. Công tắc tơ nhận tín hiệu
điều khiển từ PLC để thực hiện đóng cắt nguồn cấp cho tải hoạt động.
+ TBĐC nguồn 2: là thiết bị đóng cắt nguồn lưới dự phòng. Thiết bị đóng
cắt nguồn lưới chính sử dụng một Aptomat 3 pha và một công tắc tơ. Aptomat 3
pha để đóng cắt nguồn và bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho nguồn lưới dự phòng,
đồng thời đưa tín hiệu xác có điện ở lưới dự phòng tới PLC. Công tắc tơ nhận
tín hiệu điều khiển từ PLC để thực hiện đóng cắt nguồn cấp cho tải hoạt động.
+ Thiết bị ĐKCNTĐ: là thiết bị điều khiển chuyển nguồn tự động. Thiết
bị này là PLC LOGO! được cài đặt sẵn chương trình tự động chuyển nguồn với
tím hiệu đầu vào lấy từ nguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng. Tín hiệu ra
của thiết bị điều khiển chuyển nguồn tự động đưa đến các cơ cấu chấp hành để
điều khiển đóng cắt nguồn.
+ CCCH1, CCCH2: là cơ cấu chấp hành 1 và cơ cấu chấp hành 2. Các cơ
cấu chấp hành ở đây là các rơle điện từ nhận tín hiệu điều khiển từ PLC để diều
khiển các công tắc tơ ở thiết bị đóng cắt nguồn 1 và 2.
- Bộ phận đo thông số mạng điện:


6


+ Thiết bị đo: Thiết bị đo sử dụng ở mạng điện trong phòng thí nghiệm là
các biến dòng đo lường. Các biến dòng đo lường này lấy tín hiệu dòng điện đưa
về đồng hồ đo để thực hiện đo thông số mạng điện.
+ Đồng hồ đo: Đồng hồ đo sử dụng trong mạng điện này là loại đồng hồ
đo đa chức năng. Đồng hồ có thể đo các thông số điện áp, dòng điện, tần số,
công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ của mạng điện.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
Muốn cấp nguồn cho hệ thống hoạt động, ta phải đóng cả hai Aptomat cấp
nguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng. Tín hiệu từ Aptomat AT cấp nguồn
cho 3 công tơ ở mô hình đầu tiên: Công tơ 3 pha cơ, công tơ 1 pha điện tử, công
tơ 1 pha cơ hoạt động. Nguồn 3 pha nối tiếp từ công tơ 3 pha sẽ cấp nguồn cho
mô hình thứ 2 hoạt động. Tín hiệu từ hai Aptomat cấp nguồn được đưa về PLC.
PLC nhận được tín hiệu đầu vào ở cả hai nguồn lưới chính và nguồn lưới dự
phòng đều có điện. Với chương trình được cài đặt sẵn trong PLC sẽ đưa ra tín
hiệu điều khiển để đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 cấp nguồn cho
công tắc tơ 1. Khi công tắc tơ 1 có điện sẽ cấp nguồn lưới chính cho tải hoạt
động. Lúc này, các biến dòng đo lường sẽ đưa tín hiệu dòng điện của nguồn lưới
chính về đồng hồ đo. Đồng hồ đo là nhiệm vụ đo thông số dòng điện, điện áp,
tần số, công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ ở nguồn lưới chính.
- Khi nguồn lưới chính bị sự cố sẽ không có tín hiệu gửi về PLC. Khi đó,
PLC sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 2
cấp nguồn cho công tắc tơ 2, đồng thời đưa ra tín hiệu điều khiển mở tiếp điểm
của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 để chắc chắn rằng đã ngừng cấp nguồn từ nguồn
lưới chính.
Công tắc tơ 2 có điện sẽ cấp nguồn cho lưới dự phòng cho tải hoạt động.
Lúc này, các biến dòng đo lường sẽ đưa tín hiệu dòng điện của nguồn lưới dự

phòng về đồng hồ đo. Đồng hồ đo là nhiệm vụ đo thông số dòng điện, điện áp,
tần số, công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ ở nguồn lưới dự phòng.

7


- Khi nguồn lưới chính có điện trở lại thì tín hiệu được gửi về PLC. PLC sẽ
đưa ra tín hiệu điều khiển đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 cấp
nguồn cho công tắc tơ 1 và mở tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 2 để chắc
chắn rằng ngừng cấp nguồn từ nguồn lưới dự phòng.

8


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN
NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. BỘ THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG CHUYỂN NGUỒN LƯỚI ĐIỆN
2.1.1. Cấu trúc bộ tự động chuyển nguồn lưới điện

Hình 2.1: Cấu trúc bộ tự động chuyển nguồn lưới điện trong phòng thí nghiệm
Bộ thiết bị tự động chuyển nguồn trong phòng thí nghiệm gồm những
thiết bị sau:
+ Thiết bị đóng cắt: sử dụng 2 Aptomat 3 pha AT1, AT2 và 2 Công tắc tơ
CTT1, CTT2
+ Cơ cấu chấp hành: sử dụng 4 Role điện từ RL1, RL2, RL3, RL4
+ Thiết bị điều khiển: sử dụng PLC LOGO!
+ Cơ cấu chấp hành: sử dụng các rơle điện từ RL1, RL2, RL3, RL4

9



2.1.2. Aptomat 3 pha

Hình 2.2: Aptomat 3 pha
Aptomat là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện khi có sự cố: quá
tải, ngắn mạch, sụt áp,….
Trong bộ thiết bị tự động chuyển nguồn của PTN sử dụng 2 aptomat 3
pha do hang LS sản xuất tại Hàn Quốc:
- Mã hiệu: BKN-3P
- Số cực: 3
- Điện áp định mức :400 VAC
- Tần số: 50/60 Hz
- Dòng cắt định mức: 3A
- Dòng cắt: 6000 A

10


2.1.3. Công tắc tơ

Hình 2.3: Công tắc tơ LS GMC-32
Công tắc tơ là khí cụ điện dùng để đóng cắt thường xuyên các mạch điện
động lực từ xa bằng tay hoặc tự động. Việc đóng cắt công tắc tơ có thể thực hiện
bằng nam châm điện, thủy lực hay bằng khí nén. Thông thường sử dụng loại
bằng nam châm điện.
Trong bộ thiết bị tự động chuyển nguồn của PTN sử dụng 2 công tắc tơ 3
pha do hãng LS sản xuất tại Hàn Quốc:
- Mã hiệu: GMC-32
- Số cực: 3
- Số cặp tiếp điểm phụ: 2

- Điện áp định mức/ Công suất định mức/ Dòng điện định mức:
+ 240 VAC/ 7.5 KW/ 32 A
+ 440 VAC/ 15 KW/ 32 A
+ 550 VAC/ 18.5 KW/ 28 A
+ 690 VAC/ 18.5 KW/ 20 A
- Tần số: 50/60 Hz
11


2.1.4. Rơle

Hình 2.4: Rơle OMRON NY4NJ
Rơle là khí cụ điện mà đặc tính vào - ra có tính chất như sau: Tín hiệu đầu
ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt giá trị xác định.
Đại lượng cần để rơle hoạt động được gọi là đại lượng tác dụng. Các đại
lượng tác dụng được đặt vào các đầu vào khác nhau của rơle, chúng có thể là 1
hoặc nhiều đại lượng khác nhau. Rơle có đại lượng tác dụng là đại lượng điện
( dòng điện, điện áp, công suất,…) được gọi là rơle điện
Trong bộ thiết bị chuyển nguồn tự động của PTN sử dụng 4 rơle điện từ
do OMRON sản xuất.
- 2 rơle OMRON 220VAC:
+ Mã hiệu: NY4NJ
+ Điện áp định mức: 240 VAC
+ Dòng điện định mức: 5A
- 2 rơle OMRON 24 VDC
+ Mã hiệu: NY2NJ
+ Điện áp định mức: 28VDC
+ Dòng điện định mức: 5 A

12



2.1.5. Sơ đồ đi dây cho chương trình chuyển nguồn tự động dùng PLC
LOGO!
+ sơ đồ mạch động lực của hệ thống chuyển nguồn tự động

Hình 2.5 Sơ đồ mạch động lực của hệ thống chuyển nguồn
Nguyên lí của mạch động lực:
13


Giả sử có 2 nguồn là nguồn lưới 1 và nguồn lưới 2, nếu nguồn điện 1
đang sử dụng mà mất điện thì ngay lập tức R2 có điện, tín hiệu được gửi đến
PLC LOGO. Sau 5s PLC sẽ thực hiện chương trình để điều khiển cấp nguồn
cho rơ le R4, tiếp điểm rơ le R4 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho cuộn
hút K2, tiếp điểm K2 đóng lại nguồn lưới 2 được cấp đến phụ tải. Khi nguồn
lưới 1 có điện trở lại thì R1 có điện tiếp điểm R1 đóng lại cấp tín hiệu điều khiển
cho PLC LOGO. Sau 5s plc sẽ thực hiện chương trình cấp nguồn cho rơ le trung
gian R3, tiếp điểm R3 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho cuộn hút K1,
tiếp điểm K1 đóng lại, tải lại được cấp nguồn trở lại từ lưới 1. Và lúc này đồng
thời tiếp điểm K2 ở mạch động lực sẽ mở ra.
L+

+24VDC
N

M
RA1

L


N

INPUT

RA2

I2

I1

CTT2

I3

CTT1

I4

LOGO! 12/24RC
OUTPUT

Q2

Q1
1

R3

2


1

2

R4

Hình 2.6 Sơ đồ điều khiển cho PLC LOGO!
2.1.6. Viết chương trình điều khiển chuyển nguồn tự động dùng PLC
LOGO
Logo! là bộ điều khiển lập trình loại nhỏ đa chức năng của siemens có các
chức năng cơ bản được dùng để thiết lập một mạch điện đơn giản và được chế
tạo với nhiều loại khác nhau để phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Do đó nó

14


được sử dụng ở nhiều mức điện áp vào khác nhau như: 12VDC, 24VAC,
24VDC, 230VAC và có ngõ ra số và ngõ ra relay.
* Các đầu nối ra CO (CONECTORS)
- Các ngõ vào của logo ký hiệu từ I1 đến I6.
- Các ngõ ra của logo ký hiệu từ Q1 đến Q4.
- Các đầu nối có thể sử dụng trong Menu Co là:
+ Ngõ vào ( Inputs): I1 – I2 – I3 – I4 – I5 – I6 – I7 – I8.
+ Ngõ ra (Outputs): Q1 – Q2 – Q3 – Q4.
+ Mức thấp: lo (‘0’ hay OFF)
+ Mức cao: hi ( ‘1’ hay ON)
+ Ngõ không nối: ‘ X’
* Chương trình:


Hình 2.7 Chương trình điều khiển cho PLC LOGO
* Thực hiện lập trình bằng tay cho LOGO!
Sau khi nối dây và cấp nguồn cho Logo, nếu không có chương trình trong
Logo hay card nhớ thì logo hiển thị thông báo: No program.
Nhấn đồng thời 3 phím: ,và OK thì màn hình sẽ hiển thị menu chính
để vào phương thức lập trình.

15


Hình 2.8 Thiết lập chương trình mới cho LOGO!
- Để lập trình thời gian ta chọn Set Clock
Chọn các ngày DAY: SU- MO- TU- WE- TH- FR- SA bằng phím hay
 - OK.
Nhấn phím chọn giờ TIME: 00.00 bằng các phím hay  - OK
- Để xóa 1 chương trình ta chọn Clear Program → chọn NO hay YES
(chọn NO là không xóa, chọn YES là xóa hết chương trình cũ), xong OK để
thực hiện lệnh

Hình 2.9 Xóa chương trình LOGO!
- Để viết chương trình mới ta chọn Edit Program
Việc lập trình sẽ được thực hiện theo chiều từ phải sang trái.
Sau khi kết thúc cài đặt nhấn “start” để bắt đầu thực hiện chương trình

16


Hình 2.10. Chương trình bắt đầu chạy trên logo!
2.2. ĐỒNG HỒ ĐO ĐA NĂNG MFM384-C


Hình 2.11. Mặt trước của đồng hồ đo MFM384-C

17


2.2.1. Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo
Trong hệ thống giám sát điện năng trong PTN sử dụng 1 đồng hồ đo đa
năng do hãng SELECT sản xuất để lấy thông số mạng điện
Đồng hồ có kích thước 96 x 96 mm
Trọng lượng: 318 gms
Màn hình hiển thị:
- Hiển thị bằng màn hình LCD có đèn nền
- Hiển thị thông số mạng điện 4 hàng, mỗi hang có 4 số
- Hàng thứ 5 có 8 số để hiển thị thông số điện năng
- Thanh đồ thị hiển thị ở đầu mỗi hang
- Chuyển màn hình hiển thị tự động hoặc bằng tay (lập trình được)
- Thời gian cập nhật màn hình hiển thị cho tất cả các thông số là 1 giây
Điện áp tiêu chuẩn đầu vào:
11÷ 300 VAC( L – N)
19÷ 519 VAC( L – L)
Theo tiêu chuẩn UL:
11÷ 277 VAC(L – N)
19÷ 480 VAC(L – L)
Dòng điện đầu vào: danh định là 5A AC( giá trị nhỏ nhất là 11 mA, giá trị
lớn nhất là 6 A)
Phạm vi tần số: 45÷ 65 Hz
Tiêu hao năng lượng ở đầu vào: lớn nhất 0.5 VA/pha
Dòng sơ cấp chọn được từ 5÷ 10000 A
Dòng thứ cấp chọn được 1A và 5A
Điện áp sơ cấp chọn được từ 100÷ 500 kV

Điện áp thứ cấp chọn được từ 100÷ 500 V AC (L – L)
Công suất tiêu thụ nhỏ hơn 8VA
Xung đầu ra:
- Điện áp cho phép: giá trị lớn nhất là 24VDC
18


- Dòng điện cho phép: giá trị lớn nhất là 100 mA
- Độ rộng xung: 100ms± 5ms
Điều kiện môi trường xung quanh cho phép:
- Sử dụng trong nhà
- Độ cao cho phép lên đến 2000m
- Ô nhiễm môi trường mức độ 2
- Nhiệt độ cho phép hoạt động: -10oC÷ 55oC
- Nhiệt độ cho phép bảo quản: -20oC ÷ 75oC
- Độ ẩm cho phép lên đến 85%
2.2.2. Chức năng
Sử dụng để đo thông số trong các mạng điện như: 3 pha- 4 dây,3 pha – 3
dây, 2 pha – 3 dây và 1 pha – 2 dây
Đo điện áp 3 pha
Đo dòng điện 3 pha
Đo tần số trong phạm vi 45 ÷ 65Hz
Đo công suất tác dụng 3 pha ( đo từng pha)
Đo công suất phản kháng 3 pha ( đo từng pha)
Đo công suất biểu kiến 3 pha ( đo từng pha)
Đo điện năng tác dụng 3 pha
Đo điện năng phản kháng 3 pha
Đo điện năng biểu kiến 3 pha
Đo hệ số công suất 3 pha
Đồng hồ sử dụng truyền thông MODBUS RTU kết nối với máy tính

thông qua đường truyền vật lý RS485 – USB. Việc kết nối giữa đồng hồ và máy
tính để thực hiện giám sát mạng điện từ xa
Đầu ra xung (Pulse O/P) từ đồng hồ đo MFM384 – C có thể được đưa vào
một quá trình thông qua PLC cho việc kiểm soát nguồn điện năng tiêu dùng
trong quá trình.

19


Hình 2.12. Sơ đồ kết nối chân xung đầu ra với PLC.
Đầu ra xung (Pulse O/P) từ đồng hồ đo được sử dụng là máy phát báo
động hoặc bộ điều khiển tổng điện năng tiêu thụ bằng cách kết nối với bộ đếm
và mạch điều khiển. Bộ đếm được đặt giá trị ở mức tiêu thụ điện năng tối đa.
Khi bộ đếm đạt giá trị đặt sẽ phát tín hiệu tới mạch điều khiển để có thể điều
chỉnh phù hợp.

Hình 2.13. Sơ đồ kết nối chân xung đầu ra với bộ đếm và mạch điều khiển.

20


2.2.3. Lắp đặt và đấu nối cho đồng hồ đo
Đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo phải được thực hiện theo đúng quy định
bố trí đấu nối. Chắc chắn tất cả kết nối phải chính xác
Dây cáp sử dụng để đấu nối nguồn cấp cho đồng hồ đo phải có tiết diện
0.5mm2 ÷ 5mm2. Dây cáp cáp có khả năng chịu dòng tải là 6A
Dây cáp đấu nối thường sử dụng là dây cáp có lõi bằng đồng, có thể là cáp
xoắn hoặc cáp lõi đơn
Để tránh nguy cơ bị điện giật phải ngắt nguồn điện đến đồng hồ đo trong
khi đấu nối dây dẫn

Đồng hồ này thông thường được tích hợp trở thành một phần của tủ điều
khiển chính và trong trường hợp như vậy người dùng không thể tiếp cận trực
tiếp tới hệ thống dây điện bên trong sau khi đã được lắp đặt
Dây dẫn không được tiếp xúc với mạch bên trong của đồng hồ, nếu không
có thể dẫn đến mối nguy hiểm cho tính mạng người vận hành hoặc bị chập điện
khi vận hành.
Thiết bị đóng cắt phải được lắp đặt thuận tiện cho việc đóng, cắt cấp
nguồn cho đồng hồ đo. Tuy nhiên, thiết bị đóng cắt phải được đặt ở vị trí thuận
tiện dễ dàng có thể điều khiển.
Trước khi ngắt kết nối thứ cấp của biến dòng ra khỏi đồng hồ đo phải đảm
bảo chắc chắn rằng biến dòng đã bị ngắt mạch để tránh bị điện giật và bị thương.
Đồng hồ đo không được lắp đặt trong điều kiện môi trường khác với
những môi trường đã nêu ở phần thông số kỹ thuật.
Đồng hồ đo không được tích hợp cầu chì bảo vệ bên trong. Khi lắp đặt
đồng hồ đo cần lắp đặt thêm aptomat hoặc cầu chì có giá trị 275 VAC/0.5 A ở
bên ngoài để bảo vệ đồng hồ đo.

21


Hình 2.14. Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 3 pha 4 dây

Hình 2.15. Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 3 pha 3 dây

22


Hình 2.16. Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 2 pha 3 dây

Hình 2.17. Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 1 pha 2 dây

23


2.2.4. Cài đặt cấu hình cho đồng hồ đo
Để chuyển đổi giữa chế độ tự động và chế độ bằng tay ta ấn và giữ nút



trong vòng 5 giây. Thông thường, đồng hồ đo hoạt động mặc định ở chế độ điều
khiển tự động. Trong chế độ hoạt động tự động, các trang màn hình hiển thị
được chuyển một cách tự động với tốc độ 5 giây mỗi trang. Khi đồng hồ đang ở
chế độ hoạt động tự động mà các phím được ấn thì thiết bị tạm thời chuyển sang
chế độ diều khiển bằng tay và các trang đang hiển thị sẽ hiển thị trên màn hình,
nếu phím không bị ấn trong 5 giây thì đồng hồ đo tiếp tục hoạt động ở chế độ
điều khiển tự động.
Đồng hồ đo có 6 phím ấn chuyên dụng với biểu tượng như: ◄, ►, ▼, ▲,
←,



. Để cài đặt cấu hình cho đồng hồ, ta dùng 6 phím chuyên dụng này để

nhập vào danh sách cấu hình hoặc thay đổi cài đặt.
+ Ấn giữ đồng thời 2 nút ▲, ▼ trong 5 giây để đăng nhập vào hoặc thoát
khỏi cài đặt cấu hình.
+ Sau 5 giây người vận hành sẽ sử dụng 4 phím ◄, ►, ▼, ▲ để nhập
mật khẩu. Kết thúc bằng phím




+ Ấn nút ◄ hoặc ► để di chuyển sang trái hoặc sang phải mỗi con số để
thay đổi hoặc nhập vào cấu hình cần trọn.
+ Ấn nút ▲ hoặc ▼ để tăng dần hoặc giảm dần thông số cấu hình cho đến
khi phù hợp.
+ Ấn nút ← để quay lại trang cài đặt cấu hình trước.
+ Ấn nút



để lưu lại cài đặt cấu hình và di chuyển đến trang kế tiếp.

Bảng 2.1: Thông số cài đặt cấu hình cho đồng hồ đo
Tran
g cấu
hình
1

Chức năng

Phạm vi lựa chọn

Mật khẩu
Thay đổi mật khẩu

0000 đến 9998
Có / Không
24

Cấu hình
được chọn

1000
Không


1.1
2

Mật khẩu mới
Lựa chọn mạng điện

3
4

Biến dòng thứ cấp
Biến dòng sơ cấp

5
6
7
8

Biến áp thứ cấp
Biến áp sơ cấp
Slave ID
Tốc độ Baud

9
10
11
12


Parity
Dừng bit
Thời gian đèn nền màn hình sang
Yêu cầu kiểu khoảng thời gian giữa
hai sự kiện
Yêu cầu khoảng thời gian giữa hai sự
kiện
Yêu cầu độ dài khoảng thời gian
Số trang tự động hiển thị lớn nhất
Thay đổi trình tự trang hiển thị
Trình tự trang 1
Trình tự trang 2
Trình tự trang 3
Trình tự trang 4
Trình tự trang 5
Trình tự trang 6
Trình tự trang 7
Trình tự trang 8
Trình tự trang 9
Trình tự trang 10
Trình tự trang 11
Trình tự trang 12
Trình tự trang 13
Trình tự trang 14
Trình tự trang 15
Trình tự trang 16
Trình tự trang 17

13

14
15
16
16.1
16.2
16.3
16.4
16.5
16.6
16.7
16.8
16.9
16.10
16.11
16.12
16.13
16.14
16.15
16.16
16.17

25

0000 đến 9998
3P4W
3P3W
1P2W-P1
1P2W-P2
1P2W-P3
1A hoặc 5A

1A, 5A đến
10000A
100V đến 500kV
100V đén 500kV
1 đến 255
300, 600, 1200,
2400, 4800,
9600,19200 (bps)
Chẵn, lẻ, không
1 hoặc 2
0 đến 7200 giây
Thay đổi / Cố
định
1 đến 30 phút
1 đến 30 phút
1 đến 21
Có / Không
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21

1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21
1 đến 21

1000
3P4W
5
50
380
380
1
9600
Không
1
0000
Thay đổi
15
1
21
Không
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17


×