i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGƠ THỊ N
TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Chun ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 62720131
TP.Hồ Chí Minh– Năm 2016
ii
iii
Cơng trình được hồn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Võ Minh Tuấn
2. TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phản biện 1: …………………………………
Phản biện 2: …………………………………
Phản biện 3:…………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vào hồi ………giờ..…..ngày………tháng…….năm 2016.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM
- Thư viện Đại học Y dược TPHCM
iv
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1. Ngô Thị Yên, Võ Minh Tuấn (2014). Tỉ lệ rối loạn
tình dục và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh sản
tại TP Hồ Chí Minh 2013. Tạp chí phụ sản,12 (4),
2014, tr. 48-51.
2. Ngô Thị Yên, Võ Minh Tuấn (2015). Vai trò của tư
vấn đối với các hình thái rối loạn tình dục của phụ nữ
tuổi sinh sản TPHCM. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19,
phụ bản số 1, 2015, tr.163-167.
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Chăm sóc sức khỏe sinh sản không thể bỏ qua sức khỏe tình
dục vì sức khỏe tình dục là một bộ phận của sức khỏe sinh sản. Rối
loạn tình dục (RLTD) nữ là một vấn đề sức khoẻ, kết hợp nhiều yếu
tố như sinh học, y học, tâm lý, văn hoá xã hội, chính trị và kinh tế.
RLTD nữ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người phụ
nữ và hạnh phúc gia đình.
Một số nước có nền kinh tế phát triển đã quan tâm nghiên
cứu lĩnh vực tình dục nữ từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX.
Theo các nghiên cứu đã công bố, tỉ lệ RLTD nữ dao động từ 20%
đến 80%. Việt nam chưa có số liệu về RLTD nữ. Đề tài này được
thực hiện với hai mục tiêu nghiên cứu là:
1. Xác định tỉ lệ rối loạn tình dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn tình dục của
phụ nữ tuổi sinh đẻ.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu về chất lượng cuộc sống của phụ nữ hiện đại ngày
càng cao. Số lượng khách hàng đến Đơn vị Tư vấn Tình dục Bệnh
viện Từ Dũ tăng dần từ tháng 10/2008 đến nay, với hơn 90% khách
hàng độ tuổi sinh đẻ. Tỉ lệ RLTD nữ trong cộng đồng có thể là một
con số không nhỏ. Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là trung tâm
kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Phụ nữ 18-49
tuổi, cư ngụ tại TPHCM theo thống kê năm 2011 là gần một triệu hai
trăm người. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cuộc
2
sống tình dục của phụ nữ TP.HCM qua tỉ lệ RLTD ở phụ nữ tuổi sinh
đẻ và bước đầu xác định các yếu tố có liên quan với RLTD nữ.
3. Những đóng góp mới của luận án
Đây là nghiên cứu đầu tiên qui mô lớn về một lĩnh vực nhạy
cảm nhưng rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS).
Nghiên cứu cho thấy 34,2% phụ nữ tuổi sinh đẻ tại thành phố
Hồ Chí Minh bị RLTD chung. Cần có một chiến lược hành động
thống nhất và đồng bộ trong hệ thống chăm sóc SKSS.
Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm thông tin về SKTD cho
các chuyên gia chăm sóc SKSS, là cơ sở để xem xét bổ sung phần
Tình dục nữ trong Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc
SKSS. Các nội dung tư vấn cho từng hình thái RLTD đã được biên
soạn chi tiết và áp dụng trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả cao.
Nên xem xét phổ biến rộng rãi nội dung tư vấn, và tiếp tục nghiên
cứu đánh giá hiệu quả trên các đối tượng phụ nữ khác.
Số liệu nghiên cứu có thể công bố trên các tạp chí hoặc hội
thảo khoa học chuyên ngành, để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ
các chuyên gia thuộc lĩnh vực SKSS/SKTD trong và ngoài nước. Từ
đó, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho
người phụ nữ Việt nam.
4. Bố cục luận án
Luận án gồm 4 chương, 20 bảng, 3 biểu đồ, 1 sơ đồ, 137 tài liệu
tham khảo và phần phụ lục có danh sách đối tượng nghiên cứu với
biến số, thư ngỏ mời tham gia nghiên cứu, bảng đồng thuận tham gia
nghiên cứu và hình ảnh các buổi đi thực tế thu thập số liệu trong
cộng đồng.
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC TÌNH DỤC NỮ
Vấn đề tình dục của con người được quan tâm từ thế kỷ XVIII.
Hamilton tìm hiểu về khía cạnh tâm lý của hành vi tình dục. Davis
khảo sát cuộc sống tình dục của 2.200 phụ nữ sống tại New York.
Alfred Kinsey đã nghiên cứu trên hơn 10.000 người (5.300 người
nam và hơn 6.000 người nữ) từ 16 tuổi trở lên để tìm hiểu về lĩnh vực
tình dục từ cuối những năm 1930s. Hai nhà nghiên cứu Masters và
Johnson tại Mỹ tiến hành các khảo sát về đáp ứng tình dục ở người từ
năm 1957. Kaplan chắt lọc, bổ sung những lý thuyết của Master &
Johnson và thống nhất chu kỳ đáp ứng tình dục gồm 4 giai đoạn: ham
muốn, phấn khích, cực khoái và thư giãn.
Năm 1997, các nhà niệu khoa là người đầu tiên sử dụng từ
“rối loạn tình dục nữ” để nói về sinh lý bệnh của cơ quan sinh dục
nữ. Từ năm 2006, RLTD nữ đã trở thành vấn đề sức khỏe thực sự.
1.2 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI RLTD NỮ
1.2.1. Chu kỳ đáp ứng tình dục nữ: 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn ham muốn
b. Giai đoạn phấn khích
c. Giai đoạn cực khoái
d. Giai đoạn thư giãn
1.2.2. Định nghĩa RLTD nữ
RLTD nữ là những trục trặc lặp đi lặp lại trong đáp ứng tình
dục, ảnh hưởng đến tâm lý và quan hệ với bạn tình.
1.2.3. Phân loại RLTD nữ
Phân loại được sử dụng nhiều là của Hội Tâm thần học Mỹ,
được công bố trong Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán Rối loạn Tâm
thần - lần IV (DSM-IV) với tiêu chuẩn chẩn đoán cho 4 nhóm chính:
4
a. Giảm ham muốn tình dục
b. Giảm phấn khích tình dục
c. Khó đạt cực khoái
d. Giao hợp đau
Năm 2004, Hội nghị Quốc tế lần II về Y học giới tính đã
chấp nhận định nghĩa các nhóm RLTD nữ và FDA bổ sung yếu tố
chất nhờn âm đạo và thỏa mãn cuộc sống tình dục vào chẩn đoán
RLTD nữ.
1.3 CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ
1.3.1 Phương pháp đánh giá chức năng tình dục nữ : Có 4 nhóm:
-
Phương pháp lâm sàng: bệnh sử kết hợp thăm khám lâm sàng.
-
Phương pháp đánh giá khách quan hay phương pháp sinh lý học.
-
Phương pháp tự trả lời/ tự trình bày
-
Phương pháp phỏng vấn theo bộ câu hỏi: bộ FSFI (Female Sexual
Function Index) đang được sử dụng nhiều nhất.
1.3.2 Tính ưu việt của bộ câu hỏi FSFI:
- Bộ FSFI đánh giá toàn diện hoạt động tình dục nữ với 19 câu hỏi.
Bảng 1.2
5
- Bộ FSFI đã được khẳng định giá trị và độ tin cậy qua nhiều nghiên
cứu trên các quần thể phụ nữ khác nhau.
- Ứng dụng của bộ câu hỏi FSFI: Nhiều nghiên cứu về RLTD nữ và
yếu tố liên quan đã dùng FSFI làm công cụ đánh giá biến số chính.
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA RLTD NỮ LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG VÀ SỨC KHỎE PHỤ NỮ
Khi chức năng tình dục bị rối loạn, ảnh hưởng xấu đầu tiên
sẽ biểu hiện ở tâm sinh lý (như buồn bực, chán nản), và các biểu hiện
tâm thần (như bồn chồn, nghi ngờ, trầm cảm). RLTD nữ còn ảnh
hưởng tiêu cực đến không khí gia đình, năng suất làm việc và các
mối quan hệ xã hội khác.
1.5. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ RLTD NỮ
1.5.1 Nguyên nhân và điều trị các nhóm RLTD nữ
1.5.1.1 Giảm ham muốn
1.5.1.2 Giảm phấn khích
1.5.1.3 Giảm hay thiếu chất nhờn âm đạo
1.5.1.4 Rối loạn về khoái cảm
1.5.1.5 Giao hợp đau
1.5.1.6 Co thắt âm đạo
1.6.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ
1.6.1 NGHIÊN CỨU VỀ RLTD NỮ TRÊN THẾ GIỚI
Năm 1999, Laumann và cộng sự tiến hành nghiên cứu tại Mỹ
trên 1.749 phụ nữ 18-59 tuổi dựa theo tiêu chuẩn của Hội tâm thần
học Mỹ. Từ năm 2000, bảng FSFI được nhiều quốc gia chấp nhận. Tỉ
lệ RLTD thay đổi nhiều trong các nghiên cứu phụ nữ tuổi sinh đẻ; từ
29,6% ở phụ nữ Malaysia 18-70 tuổi, đến 43,1% ở phụ nữ Hàn quốc,
46,9% ở phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc 49,5% ở phụ nữ Columbia và
6
55,7% ở phụ nữ Ecuador. Nghiên cứu phụ nữ Ấn độ có tỉ lệ RLTD là
73,2% trong số 149 phụ nữ từ 17-75 tuổi.
Đông Nam Á đã có những nghiên cứu đầu tiên của Malaysia,
Thái Lan, Ấn độ, Hàn quốc. Các nghiên cứu này cũng đã xác định
được tỉ lệ RLTD nữ trong nhiều quần thể phụ nữ khác nhau và đã
khảo sát các yếu tố liên quan đến RLTD nữ, tương tự như nhiều
nghiên cứu trước đó tại những quốc gia khác.
1.6.2 NGHIÊN CỨU VỀ RLTD NỮ TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, chưa có số liệu chính thức về tỉ lệ RLTD ở
phụ nữ tuổi sinh đẻ. Các số liệu công bố là những khảo sát riêng lẻ.
Khuất Thu Hồng năm 1997 tìm hiểu về cuộc sống tình dục
của phụ nữ Việt nam từ thời phong kiến đến giữa thế kỷ XX.
Tháng 10/2008, Nguyễn Thành Như báo cáo về một số đặc
điểm của 27 trường hợp bị RLTD nữ- là vợ của các bệnh nhân nam
đến khám tại khoa Nam học bệnh viện Bình Dân TPHCM.
Từ tháng 10/2010, đề tài nghiên cứu «Bước đầu tìm hiểu
RLTD ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Trung tâm SKSS TPHCM”
được triển khai; số liệu chưa thấy công bố.
1.6.3 YẾU TỐ LIÊN QUAN RLTD NỮ ĐÃ NGHIÊN CỨU
RLTD nữ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các nghiên cứu đã
khảo sát sự liên quan của các yếu tố này đến RLTD nữ: Tuổi, Trình
độ học vấn, Nghề nghiệp, Số con, Tình trạng sức khỏe, Mãn kinh,
Biện pháp ngừa thai, RLTD của bạn tình, Kiến thức về sức khỏe tình
dục, Tiền căn bị quấy rối tình dục, Bạo hành gia đình, Quan hệ gia
đình trục trặc, Kinh tế gia đình khó khăn.
7
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 THIẾT KẾ: Nghiên cứu cắt ngang trong cộng đồng.
2.1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phụ nữ Việt nam từ 18 đến 49 tuổi, cư trú tại TPHCM.
2.1.3 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU:
Tiêu chí nhận vào: Phụ nữ Việt nam 18-49 tuổi, đã lập gia đình, cư
trú tại TPHCM và có trong danh sách quản lý của địa phương. Hoạt
động tình dục khác giới. Có hoạt động tình dục ít nhất trong 1 tháng
nay. Tự trả lời bảng câu hỏi tự điền. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ: Mãn kinh tự nhiên. Đang mang thai.Phụ nữ không
tham gia phỏng vấn được: câm, điếc, tâm thần. Có sở thích tình dục
dị biệt như bạo dâm, khổ dâm. Cường năng hoạt động tình dục.
2.1.4 CỠ MẪU:
2.1.4.1 Cỡ mẫu: công thức ước lượng cỡ mẫu cho một tỉ lệ trong
cộng đồng:
Z: trị số từ phân phối chuẩn; = 0,05; P: tỉ lệ ước tính. Để đảm bảo
năng lực mẫu tốt nhất, chọn P = 0,50; d = 0,05.Ta tính được n= 384.
Để giảm hiệu ứng thiết kế, nhân 3 cho cỡ mẫu. Vậy, cỡ mẫu là:
N=1.152 phụ nữ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:
2.2.1 KỸ THUẬT CHỌN MẪU:
- Kỹ thuật chọn mẫu: chọn cụm ngẫu nhiên hai bước với xác suất
chọn tỉ lệ theo cỡ dân số (PPS). Cụm: là phường (ở nội thành) hoặc
xã (ở ngoại thành). Bước 1: chọn cụm. Bước 2: chọn đối tượng
nghiên cứu từ cụm đã chọn.
8
2.2.2 CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU:
Bảng câu hỏi soạn sẵn: thu thập các biến số độc lập.
Phiếu ghi kết quả khám phụ khoa.
Bộ câu hỏi Chỉ Số Chức Năng Tình Dục Nữ FSFI đã được
chuyển ngữ tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh và thực hiện một
nghiên cứu dẫn đường để thẩm định tính giá trị và độ tin cậy.
2.2.5 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THU THẬP SỐ LIỆU:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Bước 4:
Bước 5:
Bước 6:
Bước 7:
Thông báo đến đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn thử
Bắt đầu thu thập số liệu
Phỏng vấn bộ câu hỏi
Khám phụ khoa
Bộ câu hỏi FSFI
Thu thập số liệu về bộ câu hỏi FSFI
Xác định hình thái RLTD
Tư vấn can thiệp cho đối tượng có RLTD
Kiếm tra dữ liệu Bộ hồ sơ và lưu trữ
Thu nhập số liệu sau tư vấn
Bước 8:
Kết thúc thu thập số liệu
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt các bước thu thập số liệu
9
2.3.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Tạo tập tin dữ liệu:Nhập dữ liệu trên vi tính bằng phần mềm
Epidata 10.
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được mô tả và phân tích trên máy vi tính bằng phần mềm xử
lý thống kê Stata 10.0. Các bảng và biểu đồ được thực hiện bằng
phần mềm Excel 5.0.
2.4. Y ĐỨC
-
Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu chi tiết về nội dung
nghiên cứu, có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia nghiên
cứu.
-
Đối tượng nghiên cứu được khám phụ khoa và được tư vấn
điều trị.
-
Đối tượng nghiên cứu được cung cấp kiến thức về một quá
trình giao hợp bình thường, được phát một tờ rơi thông tin về
RLTD nữ và một số hướng dẫn thiết thực cho cuộc sống tình
dục.
-
Thông tin về đối tượng nghiên cứu được mã hóa và bảo mật.
-
Nếu có RLTD, đối tượng được tư vấn biện pháp can thiệp cụ
thể.
-
Đối tượng không trả bất kỳ một chi phí nào.
10
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013, có 1.160 phụ nữ thỏa
tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi thu thập biến số
về đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm sản phụ khoa và đặc điểm
người chồng. Các biến số này được khảo sát sự liên quan với RLTD
nữ qua phân tích hồi qui đơn biến và đa biến.
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2. ĐẶC ĐIỂM RLTD CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Tỷ lệ RLTD chung của mẫu nghiên cứu:
Có397 phụ nữ RLTD chung, chiếm 34,2%; KTC 95% [31,5 – 37,1].
3.2.2. Tỷ lệ các hình thái RLTD chuyên biệt.
Bảng 3.4 ( n=1.160)
Loại RLTD
Tần số
Tỷ lệ %
KTC 95%
Giảm ham muốn
470
40,5
37,6-43,4
Giảm phấn khích
450
38,8
35,9-41,6
Không đủ chất nhờn
426
36,7
33,9-39,5
Khó đạt khoái cảm
373
32,2
29,5-34,9
Không thỏa mãn
399
34,4
31,6-37,2
Đau khi giao hợp
348
30,0
27,4-32,7
RLTD chung
397
34,2
31,5-37,1
11
Hình thái “Giảm ham muốn” có tỉ lệ cao nhất (40,5%), KTC
95% [37,6-43,4]; kế đến là “Giảm phấn khích”, “Không đủ chất
nhờn”, “Không thỏa mãn”, “Khó đạt khoái cảm“ và cuối cùng là
“Đau khi giao hợp”, chiếm tỷ lệ 30,0 %, KTC 95% [27,4-32,7].
3.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI RLTD NỮ
3.3.1 Phân tích hồi quy đơn biến liên quan các yếu tố với RLTD:
Bảng 3.7: Mối liên quan yếu tố nhân khẩu học với RLTD chung
Yếu tố liên quan
Nhóm tuổi vợ
18-25
26- 30
31-35
35- 40
41-49
BMI
Bình thường
Gầy ốm
Dư cân
Mập phì
Nghề nghiệp
Công nhân viên
Buôn bán– D.vụ
Lao động PT
Nội trợ
Học sinh – SV
Học vấn
≤ Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng trở lên
Kinh tế
Đủ sống
Khá giả
Khó khăn
Có con ngủ chung
Không
Có
RLTD
N = 397 (%)
KRLTD
N = 763 (%)
PR
KTC
95%
P*
28 (23.1)
73 (33.3)
117 (37,9)
104 (36,7)
75 (32,8)
93 (76.9)
146 (66,7)
191 (62,1)
179 (63,3)
151 (67,2)
1
1,66
2,03
1,93
1,62
1,00-2,76
1,26-3,29
1,19-3,14
0,98-2,68
0,050
0,004
0,008
0,062
255 (30,6)
11 (22,5)
120 (46,3)
11 (57,9)
578 (69,4)
38 (77,7)
139 (43,7)
8 (42,1)
1
0,66
1,96
3,12
0,33-1,30
1,47-2,60
1,24-7,84
0,229
0,000
0,016
141 (35,9)
92 (33,5)
82 (37,1)
75 (30,4)
7 (26,9)
252 (64,1)
183 (66,6)
137 (62,9)
172 (69,1)
19 (73,1)
1
0,90
1,07
0,78
0,66
0,65-1,24
0,76-1,51
0,55-1,10
0,27-1,60
0,518
0,700
0,151
0,358
20 (31,3)
112 (28,8)
231 (38,7)
34 (30,9)
44 (68,7)
277 (71,2)
366 (61,3)
76 (69,1)
1
0,89
1,39
0,98
0,50-1,58
0,80-2,42
0,51-1,91
0,689
0,254
0,963
341 (33,9)
23 (31,9)
33 (39,3)
663 (66,1)
49 (68,1)
51 (60,7)
1
0,91
1,26
0,55-1,52
0,80-1,99
0,726
0,325
216 (30,8)
118 (39,4)
485 (69,2)
278 (60,6)
1
1,46
1,14-1,87
0,003
Nhận xét: Có 4 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê, với P < 0,05:Tuổi,
BMI, Tình trạng nhà ở, Có con ngủ chung với bố mẹ.
12
Bảng 3.8: Mối liên quan yếu tố sản phụ khoa với RLTD chung:
Yếu tố liên quan
Tiền sử mổ lấy thai
Chưa
1 lần
≥ 2 lần
Tiền sử mổ phụ khoa
Không
Có
Tiền căn sẩy, phá thai
Chưa
Có
Số con hiện tại
Chưa từng
1 con
2 con
≥ 3 con
Kinh nguyệt
Đều
Không đều
Ngừa thai
Không
Có
Bao cao su
Không
Có
DCTC
Không
Có
Thuốc ngừa thai
Không
Có
Bệnh lý nội khoa
Không
Có
Hệ thống lông tóc
Bình thường
Bất thường
RLTD
N = 397 (%)
KRLTD
N = 763 (%)
PR
KTC
95%
P*
299 (33,6)
68 (35,2)
30 (38,9)
591 (66,4)
125 (64,8)
47 (61,1)
1
1,08
1,26
0,78-1,49
0,78-2,04
0,663
0,341
383 (34,4)
14 (30,4)
731 (65,6)
32 (69,6)
1
0,84
0,44-1,58
0,581
229 (35,5)
168 (32,6)
416 (64,5)
347 (67,4)
1
0,88
0,69-1,12
0,304
7 (26,9)
102 (29,2)
250 (39,4)
38 (24,4)
19 (73,1)
242 (70,8)
384 (60,6)
118 (75,6)
1
1,14
1,77
0,87
0,47-2,81
0,73-4,27
0,34-2,24
0,769
0,253
0,779
289 (31,9)
108 (42,4)
616 (68,1)
147 (57,6)
1
1,57
1,18-2,08
0,002
94 (33,8)
303 (34,4)
184 (66,2)
579 (65,6)
1
1,02
0,77-1,36
0,868
308 (33,8)
89 (35,9)
604 (66,2)
159 (64,1)
1
1,10
0,82-1,47
0,534
310 (34,9)
87 (31,9)
578 (65,1)
185 (68,1)
1
0,88
0,66-1,17
0,374
350 (35,1)
47 (29,1)
648 (64,9)
115 (70,9)
1
0,76
0,53-1,09
0,133
363 (33,8)
34 (39,1)
710 (66,2)
53 (60,9)
1
1,25
0,80-1,97
0,322
391 (34,2)
6 (37,5)
753 (65,8)
10 (62,5)
1
1,16
0,42-3,20
0,781
13
Bất thường SD ngoài
Không
Có
Sẹo xấu TSM
Không
Có
Khí hư âm đạo
Bình thường
Nấm
Trùng roi
Nhiễm khuẩn
VIA
Bình thường
Bất thường
Tâm sự với chồng
Không
Có
Số lần QHTD/ tháng
≥ 5 lần
≤ 4 lần
Bạn tình khác
Không
Có
390(34,2)
7 (35,0)
750 (65,8)
13 (65,0)
1
1,04
0,41-2,62
0,941
308(30,7)
89 (57,1)
696 (69,3)
67 (42,9)
1
3,00
2,13-4,24
0,001
189(24,9)
96 (63,2)
26 (74,3)
86 (40,0)
569 (75,1)
56 (36,8)
9 (25,7)
129 (60,0)
1
5,16
8,70
2,01
3,57-7,46
4,01-8,89
1,46-2,76
0,001
0,001
0,001
387(34,6)
10 (25,0)
733 (65,4)
30 (75,0)
1
0,63
0,31-1,31
0,254
299(45,1)
98 (19,8)
365 (54,9)
398 (80,2)
1
0,30
0,23-0,39
0,001
144(21,8)
253(50,6)
516 (78,2)
247 (49,4)
1
3,67
2,85-4,73
0,001
384(34,1)
13 (39,4)
743 (65,9)
20 (60,6)
1
1,26
0,62-2,56
0,526
Nhận xét: Có 5/18 yếu tố sản phụ khoa liên quan RLTD nữ(P<0,05).
Bảng 3.9: Mối liên quan đặc điểm chồng với RLTD chung
Yếu tố liên quan
Tuổi của chồng
≤ 30
31-40
41-50
≥51
Tuổi chồng so với vợ
Bằng hoặc nhỏ hơn
≥ 1 đến 5 tuổi
≥ 6 đến 9 tuổi
≥ 10 tuổi
RLTD
N = 397 (%)
KRLTD
N = 763 (%)
PR
KTC
95%
P*
51 (31,7)
199 (34,7)
131 (34,8)
16 (32,0)
110 (68,3)
374 (65,3)
245 (65,2)
34 (68,0)
1
1,15
1,15
1.01
0,79-1,67
0,78-1,71
0,51-2,00
0,470
0,478
0,966
46 (35,4)
269 (34,2)
66 (33,0)
16 (37,2)
84 (64,6)
518 (65,8)
134 (67,0)
27 (62,8)
1
0,95
0,90
1,08
0,64-1,40
0,57-1,43
0,53-2,21
0,789
0,655
0,829
14
Yếu tố liên quan
Nghề của chồng
Công nhân viên
Buôn bán – DV
Lao động PT
Khác
Học vấn của chồng
≤ Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
CĐ, đại học trở lên
Khả năng TD chồng
Bình thường
Kém hơn
Chồng bạo hành TD
Không
Có
Số năm chung sống
<1 năm
1 đến < 5 năm
5 đến < 10 năm
≥ 10 năm
RLTD
N = 397 (%)
KRLTD
N = 763 (%)
PR
KTC
95%
P*
170 (34,3)
76 (32,6)
146 (35,5)
5 (23,8)
325 (65,7)
157 (67,4)
265 (64,5)
16 (76,2)
1
0,93
1,05
0,60
0,66-1,29
0,80-1,39
0,22-1,66
0,646
0,711
0,323
26 (44,1)
148 (34,9)
161 (31,4)
62 (37,6)
33 (55,9)
275 (65,1)
352 (68,6)
103 (62,4)
1
0,68
0,58
0,76
0,39-1,19
0,34-1,00
0,42-1,40
0,176
0,051
0,381
251 (26,4)
146 (69,5)
699 (73,6)
64 (30,5)
1
6,35
4,58-8,81
0,001
338 (34,0)
59 (35,5)
656 (66,0)
107 (64,5)
1
1,07
0,76-1,51
20 (24,7)
109 (32,1)
101 (37,3)
167 (35,7)
61 (75,3)
231 (67,9)
170 (62,7)
301 (64,3)
1
1,44
1,81
1,69
0,83-2,50
1,03-3,18
0,99-2,90
0,699
0,198
0,038
0,046
Nhận xét: Có 2/7 yếu tố người chồng liên quan với RLTD nữ (p<0,05).
3.3.2 Hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với RLTD:
Chúng tôi đưa 11 biến số có ý nghĩa thống kê (P<0,05) trong
phân tích đơn biến vào hồi quy đa biến. Việc đưa 11 biến số này vào
phương trình với cỡ mẫu 1.160, là đủ năng lực mẫu cho hồi quy đa biến.
Bảng 3.10: Phân tích hồi qui đa biến liên quan các yếu tố với RLTD.
Yếu tố liên quan
RLTD
N = 397
(%)
KRLTD
N = 763 (%)
PR
PR*
P**
Nhóm tuổi vợ
18-25
26-30
31-35
36-40
≥41
BMI
28(23,1)
73 (33,3)
117(37,9)
104(36,7)
75 (32,8)
93 (76,9)
146 (66,7)
191(62,1)
179(63,3)
151(67,2)
1
1,66
2,03
1,93
1,62
1
1,91
1,36
1,19
1,06
0,052
0,354
0,613
0,876
15
Yếu tố liên quan
Bình thường
Gầy ốm
Dư cân ít
Mập phì
Tình trạng nhà ở
Nhà riêng
Sống chung
Có con ngủ chung
Không
Có
Kinh nguyệt
Đều
Không đều
Sẹo xấu TSM
Không
Có
Khí hư âm đạo:
Bình thường
Nấm
Trùng roi
Nhiễm khuẩn
Tâm sự với chồng
Không
Có
Số lần QH/ tháng
≥ 5 lần
≤ 4 lần
Khả năng chồng
Bình thường
Kém hơn
Số năm chung sống
<1 năm
1 đến <5 năm
5 đến <10 năm
≥ 10 năm
RLTD
N = 397
(%)
KRLTD
N = 763 (%)
PR
PR*
P**
255 (30,6)
11 (22,5)
120 (46,3)
11 (57,9)
578 (69,4)
38 (77,7)
139 (43,7)
8 (42,1)
1
0,66
1,96
3,12
1
0,55
1,30
2,01
0,149
0,139
0,196
222 (31,6)
175 (38,2)
480 (68,4)
283 (61,8)
1
1,34
1
0,97
0,843
216 (30,8)
118 (39,4)
485 (69,2)
278 (60,6)
1
1,46
1
1,56
0,01
289 (31,9)
108 (42,4)
616 (68,1)
147 (57,6)
1
1,57
1
1,24
0,221
308 (30,7)
89 (57,1)
696 (69,3)
67 (42,9)
1
3,00
1
1,87
0,003
189 (24,9)
96 (63,2)
26 (74,3)
86 (40,0)
569 (75,1)
56 (36,8)
9 (25,7)
129 (60,0)
1
5,16
8,70
2,01
1
2,45
5,03
1,34
0,001
0,001
0,115
299 (45,1)
98 (19,8)
365 (54,9)
398 (80,2)
1
0,30
1
0,52
0,001
144 (21,8)
253 (50,6)
516 (78,2)
247 (49,4)
1
3,67
1
2,05
0,001
251 (26,4)
146 (69,5)
699 (73,6)
64 (30,5)
1
6,35
1
4,22
0,001
20 (24,7)
109 (32,1)
101 (37,3)
167 (35,7)
61 (75,3)
231 (67,9)
170 (62,7)
301 (64,3)
1
1,44
1,81
1,69
1
1,45
2,18
2,10
0,267
0,026
0,035
(PR) Hồi qui đơn biến. (PR*) Hồi qui đa biến. (**)P của hồi
qui đa biến
16
Nhận xét:
Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với RLTD trong
phân tích đơn biến nhưng không có ý nghĩa (P>0,05) khi phân tích đa
biến : tuổi của đối tượng nghiên cứu, BMI, tình trạng nhà ở và tình
trạng kinh nguyệt.
Bảng 3.11. Bảy yếu tố liên quan với RLTD nữ- hồi qui đa biến
Yếu tố
PR
PR* KTC 95%
P**
Con ngủ chung
1,46 1,56 1,25-1,79
0,01
Sẹo xấu TSM
3,0
1,87 2,11-4,20
0,003
Viêm sinh dục
Nhiễm nấm âm đạo
5,16 2,45 2,97-6,46
0,001
Nhiễm trùng roi âm đạo
8,70 5,03 4,25-18,16
0,001
Tâm sự về TD với chồng
0,30 0,52 0,25-0,36
0,001
QHTD trong tháng ≤ 4 lần 3,67 2,05 2,05-4,51
0,001
Khả năng TD chồng kém
6,35 4,22 4,42-7,79
0,001
Chung sống ≥ 5 năm
1,81 2,1
1,10-3,25
0,026
(PR) Hồi qui đơn biến. (PR*) Hồi qui đa biến. (P**) P hồi qui
đa biến
Nhận xét:
Qua khảo sát tổng cộng 32 yếu tố của đối tượng nghiên cứu
với phân tích đơn biến và hồi qui đa biến, chúng tôi ghi nhận có 7
yếu tố liên quan thực sự với RLTD nữ với giá trị P< 0,03.
17
Chương 4: BÀN LUẬN
1.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu khá trẻ (tuổi trung bình:34,2 ± 6,7 và 51% ở
lứa 30-40 tuổi và trình độ nhận thức tương đối cao (hơn 60% cấp 3
trở lên). Đặc điểm văn hóa truyền thống của người Á đông thể hiện
khá rõ nét khi có 39% phụ nữ ngủ chung với con cái. Có đến 77,8%
cho rằng QHTD với chồng chỉ là nghĩa vụ.
4.1.2 Đặc điểm sản phụ khoa của mẫu nghiên cứu
Số phụ nữ đã từng mổ lấy thai chiếm 23,8%. Tỉ lệ này phù
hợp với xu hướng sinh con bằng phương pháp mổ đang ngày càng
phổ biến. Tỉ lệ sử dụng biện pháp ngừa thai của mẫu nghiên cứu là
76,1%, tương đương với số liệu toàn quốc năm 2011 (78,2%).
Có 156 trường hợp (13,5%) có sẹo xấu TSM. Viêm âm đạo
do tạp khuẩn chiếm ưu thế với 18,5% mẫu nghiên cứu, kế đến là nấm
(13,1%) và sau cùng là trùng roi (3,1%).
Có đến 43,1% phụ nữ QHTD trong tháng từ 4 lần trở xuống
và 33 phụ nữ (3,8%) xác nhận có bạn tình ngoài chồng. Hai biến số
nhạy cảm này được thu thập bằng cách cho đối tượng tự điền vào tờ
thông tin in sẵn và bỏ vào thùng dán kín.
4.1.3 Đặc điểm người chồng của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của chồng là 37,7± 6,8 - lớn hơn tuổi trung
bình của người vợ 3,5 tuổi, chứng tỏ không có sự chênh lệch nhiều
về tuổi. Có 63,7% mẫu nghiên cứu đã chung sống với chồng từ 5
năm trở lên. Có đến 18,1% phụ nữ trong mẫu nghiên cứu nhận xét
khả năng tình dục của chồng trong tháng qua là kém hơn bình
thường.
18
4.2. TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ
4.2.1 Tỉ lệ RLTD nữ chung
Bảng 4.1 Tỉ lệ RLTD nữ ở một số nghiên cứu dùng bảng câu
hỏi FSFI
Tác giả
Quốc gia
Cayan 2004
Sidi 2007
Song 2008
Garcia 2008
Chedraui 2009
Singh 2009
Chúng tôi 2013
Thổ Nhĩ Kỳ
Malaysia
Hàn quốc
Colombia
Ecuador
Ấn độ
Việt nam
Số lượng
phụ nữ
179
230
504
101
409
149
1.160
Độ tuổi
18-66
18-70
18-52
18-54
40-59
17-75
18-49
Tỉ lệ
RLTD
46,9%
29,6%
43,1%
49,5%
55,7%
73,2%
34,2%
Độ tuổi của các quần thể phụ nữ được khảo sát trong các
nghiên cứu là khác nhau. Do đó, sự so sánh chỉ mang tính tương đối.
Tỉ lệ RLTD thay đổi còn do địa điểm nghiên cứu (phòng
khám/bệnh viện hay cộng đồng) và cách thu thập số liệu: phỏng vấn
trực tiếp (Cayan, Sidi, Garcia, Chedraui, Singh) hay qua mạng thư
điện tử (Song- Hàn quốc).
4.2.2 Tỉ lệ các hình thái RLTD của mẫu nghiên cứu
Theo cách tính điểm của bộ câu hỏi FSFI, điểm số FSFI xác
định RLTD chung là tổng điểm số của 6 hình thái RLTD chuyên biệt.
Nếu hình thái RLTD chuyên biệt ở mức độ nhẹ và tổng điểm của 6
hình thái RLTD khảo sát nằm dưới ngưỡng qui định (26,55 điểm) thì
đối tượng không có RLTD chung. Do đó, tỉ lệ của sáu hình thái
RLTD chuyên biệt và tỉ lệ RLTD chung không phải luôn luôn liên
quan thuận với nhau.
Một đối tượng có thể cùng lúc bị nhiều loại RLTD nên tổng
số lượt bị RLTD của cả 6 hình thái sẽ nhiều hơn tổng số 1.160 phụ
nữ tham gia nghiên cứu (bảng 3.4).
19
Các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi FSFI đều khảo sát sáu
hình thái RLTD chuyên biệt. Điều này một lần nữa cho thấy sự đo
lường toàn diện về hoạt động tình dục nữ của bộ công cụ FSFI.
Trong cùng một nghiên cứu, không có sự chênh lệch nhiều
về tỉ lệ các hình thái RLTD. Đây là nhận định của các tác giả Mỹ
năm 2004, sau khi tổng hợp hơn 40 nghiên cứu về tình dục nữ tại các
vùng miền văn hóa khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng không có khác biệt nhiều giữa tỉ lệ các hình thái RLTD; và hình
thái RLTD Giảm ham muốn có tỉ lệ cao nhất. Kết quả này phù hợp
với nhận định của các tác giả Mỹ và tương đồng với một số nghiên
cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ
Phân tích hồi quy đơn biến 32 yếu tố (7 yếu tố nhân khẩu học,
18 yếu tố sản phụ khoa và 7 yếu tố đặc điểm người chồng), tìm thấy 11
yếu tố có mối liên quan ý nghĩa thống kê, với P < 0,05. Sử dụng mô
hình đa biến để phân tích 11 yếu tố này, xác định có 7 yếu tố liên
quan thực sự đến RLTD nữ (bảng 3.13).
4.3.1 Có con ngủ chung với bố mẹ
Hoạt động tình dục nói chung cần có không gian riêng tư để
cảm xúc của người nam và người nữ được diễn tiến tự nhiên theo
chiều hướng thay đổi tích cực. Theo chu kỳ đáp ứng tình dục nữ, một
lần hoạt động tình dục cần có thời gian đủ dài để các thay đổi sinh lý,
giải phẫu được hoàn thành nhằm giúp người nữ dễ dàng đạt khoái
cảm và thỏa mãn sau khi giao hợp. Việc có con ngủ chung gây tâm lý
e ngại cho các cặp vợ chồng hoặc tâm lý phải gấp gáp trong mỗi lần
quan hệ tình dục khiến người phụ nữ không thể thoải mái.
4.3.2 Sẹo xấu tầng sinh môn
20
Được mệnh danh là phái đẹp, người phụ nữ chắc chắn sẽ cảm
thấy ngại ngùng khi phải phô bày phần cơ thể chưa được hoàn hảo.
Ngoài nguy cơ mất tự tin khi hoạt động tình dục, người phụ nữ còn
có thể phải chịu đựng sự khó chịu, thậm chí là đau đớn mỗi khi quan
hệ tình dục do sẹo xấu TSM gây hạn chế sự mở rộng lỗ âm đạo ở giai
đoạn giao hợp thực sự. Phụ nữ có sẹo xấu TSM cần được bác sĩ sản
phụ khoa tư vấn đầy đủ để không ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục.
4.3.3 Viêm sinh dục
Cơ thể đang mắc bệnh thì không thể có hứng thú tình dục,
nhất là khi bị bệnh ở những vùng nhạy cảm trong hoạt động tình dục.
Bệnh lý nội khoa mạn tính không có liên quan đến RLTD trong
nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) nhưng viêm sinh dục với nhiễm
nấm âm đạo hoặc nhiễm trùng trùng roi liên quan có ý nghĩa với
RLTD nữ. Hai tình trạng viêm sinh dục này hầu như luôn luôn gây
khí hư bất thường; chính triệu chứng khó chịu này tác động trực tiếp
đến hoạt động tình dục của người nữ.
4.3.4 Tâm sự với chồng về sở thích tình dục
Sự cởi mở của vợ khi tâm sự với chồng về lĩnh vực tình dục,
cũng là một yếu tố khác biệt so với các nước phương Tây. Đối với
phụ nữ Á đông, do truyền thống văn hóa, những qui định về giới và
một phần ảnh hưởng của tôn giáo, tình dục luôn là vấn đề khó nói,
ngay cả với chồng của mình. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối
quan hệ tốt đẹp và tâm sự thẳng thắn với bạn tình làm giảm nguy cơ
RLTD ở người nữ.
4.3.5 Quan hệ tình dục trong tháng từ 4 lần trở xuống
Ngưỡng về số lần QHTD trong tháng được chúng tôi tham
khảo từ hai nghiên cứu trên quần thể phụ nữ tuổi sinh đẻ tại châu Á.
Nghiên cứu của Sidi tại Maylaysia trên 230 phụ nữ từ 18 - 70 tuổi,
21
trong đó hơn 80% ở độ tuổi dưới 50 tuổi. Sidi tìm thấy mối liên quan
có ý nghĩa thống kê của RLTD với số lần QHTD dưới 1-2 lần mỗi
tuần. Nghiên cứu tại Hàn quốc cũng cho thấy 85,4% nhóm phụ nữ
18-52 tuổi có QHTD trung bình 4-5 lần mỗi tháng. Nghiên cứu
chúng tôi nếu chọn điểm cắt là 4 lần QHTD/ tháng thì số liệu gần
như 50% trên và 50% dưới (56% bình thường và 44% ít QHTD).
4.3.6 Khả năng tình dục của người chồng kém
Tình dục được cho là thước đo sự hòa hợp và là cầu nối bền
chặt của cuộc sống hôn nhân. Sự đáp ứng hiệu quả của người chồng
ở các phụ nữ có hoạt động tình dục bình thường sẽ mang lại sự thỏa
mãn trong QHTD cũng như sự ổn định trong cuộc sống hàng ngày
cho người vợ.
4.3.7 Thời gian chung sống từ 5 năm trở lên
Nghiên cứu của Sidi trên 230 phụ nữ từ 28-70 tuổi tại
Malaysia khẳng định việc chung sống trên 14 năm làm tăng nguy cơ
RLTD nữ. Thực tế, sống chung với chồng càng lâu nhưng thiếu tâm
sự để thông hiểu hoặc không thể hòa hợp tình dục thì sự chịu đựng
sẽ càng tăng thêm. Ngay ở những quốc gia phát triển như Mỹ, nhiều
phụ nữ cũng phàn nàn về việc không thỏa mãn cuộc sống tình dục
với chồng do thiếu kỹ năng trao đổi cởi mở về những vấn đề thuộc
lĩnh vực riêng tư này; rất nhiều phụ nữ trong số này đã từng chung
sống với chồng trên 5 năm. Không phải là số năm tháng ở cùng nhau
mà chính sự hòa hợp mới quyết định cuộc sống tình dục thỏa mãn.
4.4 ĐIỂM MẠNH CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu áp dụng phương pháp PPS giúp mẫu nghiên cứu
mang tính đại diện cao và giảm đáng kể chi phí thực tế cho việc thu
thập số liệu từ một cộng đồng trải rộng trên 2.000 ki-lô-mét vuông,