Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC BÀ MẸ MANG THAI VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI HAI HUYỆN A LƯỚI VÀ PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.29 KB, 61 trang )

1

SỞ Y TẾ THỪA THIÊN HUẾ
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

----------oo0oo----------

Đề tài nghiên cứu khoa học:

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ CHĂM SÓC BÀ MẸ MANG THAI VÀ TRẺ SƠ SINH
TẠI HAI HUYỆN A LƯỚI VÀ PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chủ nhiệm đề tài
Bs CK II NGUYỄN MINH DŨNG

Người phối hợp nghiên cứu
Bs CK II HẦU VĂN NAM
Bs CK I TÔN THẤT HIỀN
Bs LÊ TRUNG QUÂN
CN NGUYỄN HOÀNG ANH
CN THÁI VĂN KHOA
CN NGUYỄN PHƯƠNG HUY
Ths PHẠM TRUNG HIẾU
CN. NGUYỄN VĂN CƯƠNG

HUẾ, 2010


2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.

Thay mặt nhóm tác giả
Chủ nhiệm đề tài
BS CK II NGUYỄN MINH DŨNG


3

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi xin chân thành
cám ơn:
-Ban Giám Đốc Sở Y Tế Thừa Thiên Huế.
-Cán bộ Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khoẻ Thừa Thiên
Huế.
-Ban Giám Đốc Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khoẻ
Thừa Thiên Huế.
-Ban Giám Đốc Trung Tâm Y tế A Lưới và Phong Điền.
-Các cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản thuộc hai huyện A
Lưới và Phong Điền đã giúp chúng tôi tiến hành khảo sát và thu thập số
liệu.
-Xin chân thành cám ơn các bà mẹ mang thai và cho con bú ≤ 42
ngày tuổi trong hai huyện A Lưới và Phong Điền đã nhiệt tình tham gia
và ủng hộ cho chúng tôi tiến hành đề tài này.
Tác giả đề tài

Bs CK II NGUYỄN MINH DŨNG


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................2
LỜI CÁM ƠN...............................................................................................................3
MỤC LỤC....................................................................................................................4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................7
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
1.1. Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.............................3
1.1.1. Đối với bà mẹ.....................................................................................3
1.1.2. Đối với trẻ sơ sinh..............................................................................3
1.2. Những chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.....................................................4
1.2.1. Chăm sóc bà mẹ.................................................................................4
1.2.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh...........................................................................6
1.2.3. Theo dõi, phòng và xử trí một số trường hợp bất thường ở trẻ sơ sinh8
1.3. Thực trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam...............................10
1.4. Thông tin cơ bản và thực trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Thừa Thiên
Huế......................................................................................................................10
1.5. Thiếu hụt về CSSKBMTSS tại tuyến tỉnh và hai huyện Phong Điền và A Lưới
.............................................................................................................................12
1.6. Thiếu hụt về thực hành CSSKBMTSS tại cộng đồng và hộ gia đình hai huyện
Phong Điền và A Lưới.........................................................................................14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................16
Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú ≤ 42
ngày tuổi tại hai huyện A Lưới và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế...............16

2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................16
Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang.................................16
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu....................................................................16
-Bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn................................................................................16
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................16
Trong nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát được 197 người..................................16
2.2.3. Loại mẫu sử dụng.............................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................17
2.4. Xử lý số liệu.................................................................................................20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................21
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu....................................................21
3.1.1. Nhóm tuổi.........................................................................................21
3.1.2. Trình độ văn hóa..............................................................................21
3.1.3. Nghề nghiệp.....................................................................................22
3.1.4. Số con hiện có..................................................................................22
3.2. Kiến thức và thực hành về CSSK khi mang thai..........................................23
3.2.1. Số lần khám thai...............................................................................23
3.2.2. Tiêm uốn ván sơ sinh.......................................................................23


5

3.2.3. Uống viên sắt....................................................................................23
3.2.4. Lựa chọn nơi sinh.............................................................................24
3.3. Kiến thức và thực hành về CSSK trẻ sơ sinh...............................................24
3.3.1. Bú ngay trong giờ đầu......................................................................24
3.3.2. Vắt bỏ sữa non..................................................................................24
3.3.3. Bú mẹ hoàn toàn/ bú mẹ chủ yếu.....................................................25
3.3.4. Tháng bắt đầu cho ăn dặm................................................................25
Tỷ lệ cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 ở cả hai nhóm không có sự khác biệt. 8,6% bà

mẹ cho con ăn dặm dưới 5 tháng tuổi..................................................................25
3.4. Kiến thức và thực hành về các dấu hiệu nguy hiểm.....................................26
3.4.1. Dấu hiệu nguy hiểm của thời kỳ mang thai......................................26
3.4.2. Dấu hiệu nguy hiểm của thời kỳ chuyển dạ.....................................26
3.4.3. Dấu hiệu nguy hiểm của thời kỳ sau sinh.........................................27
3.4.4. Dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh.................................................28
3.4.5. Tỷ lệ bà mẹ biết 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên đối với thời kỳ mang thai,
khi sinh, sau sinh và đối với trẻ sơ sinh.......................................................28
Chương 4. BÀN LUẬN..............................................................................................30
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu....................................................30
4.1.1. Nhóm tuổi.........................................................................................30
4.1.2. Trình độ văn hóa...............................................................................31
4.1.3. Nghề nghiệp.....................................................................................31
4.1.4. Số con hiện có..................................................................................33
4.2. Kiến thức và thực hành về CSSK khi mang thai..........................................34
4.2.1. Số lần khám thai...............................................................................34
4.2.2. Tiêm uốn ván sơ sinh.......................................................................36
4.2.3. Uống viên sắt....................................................................................36
4.2.4. Lựa chọn nơi sinh.............................................................................38
4.3. Kiến thức và thực hành về CSSK trẻ sơ sinh...............................................39
4.3.1. Bú ngay trong giờ đầu......................................................................39
4.3.2. Vắt bỏ sữa non..................................................................................40
4.3.3. Bú mẹ hoàn toàn/ bú mẹ chủ yếu.....................................................41
4.3.4. Tháng bắt đầu cho ăn dặm................................................................44
Tỷ lệ cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 ở cả hai nhóm không có sự khác biệt. 8,6%
bà mẹ cho con ăn dặm dưới 5 tháng tuổi.............................................................44
4.4. Kiến thức và thực hành về các dấu hiệu nguy hiểm.....................................47
4.4.1. Dấu hiệu nguy hiểm của thời kỳ mang thai......................................47
4.4.2. Dấu hiệu nguy hiểm của thời kỳ chuyển dạ.....................................48
4.4.3. Dấu hiệu nguy hiểm của thời kỳ sau sinh.........................................48

4.4.4. Dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh.................................................48
4.4.5. Tỷ lệ bà mẹ biết 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên đối với thời kỳ mang thai,
khi sinh, sau sinh và đối với trẻ sơ sinh.......................................................49
KẾT LUẬN................................................................................................................51
1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.......................................................51
2. Kiến thức và thực hành về CSSK khi mang thai............................................51
4. Kiến thức và thực hành về các dấu hiệu nguy hiểm.......................................51


6

Đối với các dấu hiệu nguy hiểm của thời kỳ sau sinh, các bà mẹ rất quan tâm
đến việc ra máu tăng dần (66,5%) và sốt (67%). .......................................51
68,0% bà mẹ biết 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên đối với thời kỳ mang thai,
49,2% đối với khi sinh, 53,3% sau sinh và 69,0% đối với trẻ sơ sinh........52
KIẾN NGHỊ................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................54


7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSSKBMTSS

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh là một ưu tiên hàng đầu của
nước ta. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế xã
hội, Việt Nam đã có những cố gắng vượt bậc nhằm cải thiện tình trạng sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tỉ suất tử vong mẹ ở Việt Nam ước tính là
165/100.000 ca đẻ sống đã giảm so với 223/100.000 trong năm 1990, hiện
đang ở nhóm giữa trong số 191 quốc gia thành viên của WHO. Tỉ lệ tử vong
trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể trong vòng 20 năm qua, từ 55/1000 ca đẻ
sống năm 1982 xuống còn 30/1000 vào năm 2002.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trên, một cuộc điều tra
mới đây về Làm mẹ An toàn ở 7 tỉnh đại diện cho các vùng miền khác nhau
của Việt Nam đã cho thấy tiến độ giảm tử vong mẹ còn hạn chế, còn tồn tại
nhiều mối lo ngại liên quan đến tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Các mối lo ngại
này thể hiện ở chỗ tỉ suất tử vong mẹ ở các tỉnh miền núi còn rất cao
(411/100.000 tại Cao Bằng), tử vong chu sinh cao (vào khoảng 22/1000); tử
vong ở trẻ dưới 1 tuổi (27/1000) và tử vong sơ sinh (15/1000) đều tăng.
Về tổng thể, đáng chú ý là tử vong mẹ và sơ sinh tại Việt Nam vẫn còn
cao trong bối cảnh hệ thống y tế tại Việt Nam đã được phát triển rộng khắp
đến tận thôn bản, và thực tế là tử vong mẹ và sơ sinh có thể ngăn cản được
bằng những can thiệp đơn giản, không tốn kém. Trên thực tế, hệ thống y tế
Việt Nam tuy đã có sẵn nhưng khả năng tiếp cận và chất lượng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh hãy còn chưa đạt được ở mức độ

mong đợi, trong khi nhận thức, kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà còn rất hạn chế đã dẫn tới thực trạng các dịch vụ
chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh còn được sử dụng ít, đặc biệt tại những vùng
sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.


2

Nghiên cứu của tổ chức Save The Children năm 2007 cho thấy kiến
thức, thực hành chăm sóc bà mẹ trẻ sơ sinh tại cộng đồng và hộ gia đình tại
Thừa Thiên Huế hãy còn cần phải cải thiện, trong đó vùng núi cần được ưu
tiên. Vẫn còn nhiều trường hợp đẻ tại nhà hoặc ngoài đường (A Lưới: 9,7%;
Phong Điền: 10,7%). Số phụ nữ có thai không uống viên sắt vẫn còn cao
17,8%. Các bà mẹ mang thai chưa được CBYT tư vấn đầy đủ và sâu, chế độ
ăn uống của phụ nữ mang thai còn chưa được quan tâm đầy đủ, đa phần ăn
uống giống như khi chưa có thai, không có chế độ chăm sóc đặc biệt cho bà
mẹ mang thai. Các bà mẹ mang thai vẫn phải làm việc vất vả đến tận ngày
sinh. Chỉ có 1,6% số bà mẹ biết được cách giữ ấm bằng da kề da cho trẻ;
9,4% số bà mẹ biết được cần phải chăm sóc mắt cho trẻ và chỉ có 6,7% số bà
mẹ biết được sau 6 tháng mới cho trẻ ăn sam [7].
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ,
thực hành về chăm sóc bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh tại hai huyện A Lưới
và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng bà mẹ mang thai và cho con bú ≤ 42 ngày tuổi
ở hai huyện A Lưới và Phong Điền.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ mang thai
và cho con bú ≤ 42 ngày tuổi ở hai huyện này.


3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh
1.1.1. Đối với bà mẹ
- Trên thế giới hàng năm có trên nửa triệu phụ nữ chết do mang thai và
sinh đẻ. Khoảng 90% chết mẹ là ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tỷ
lệ phụ nữ tử vong, tai biến do thai nghén và sinh đẻ vẫn cao.
- Nguyên nhân gây tử vong mẹ chủ yếu là do tai biến sản khoa như
băng huyết, sản giật, vỡ tử cung hoặc do nạo phá thai không an toàn.
- Phần lớn các tai biến sản khoa là không tiên đoán được nhưng có thể
phòng ngừa được tử vong nếu bà mẹ nhận được các dịch vụ cấp cứu sản khoa
cần thiết và kịp thời. Các bà mẹ không nhận được các dịch vụ cấp cứu sản
khoa cần thiết và kịp thời là do có 3 chậm trễ:
o

Chậm 1: Chậm nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và chậm đi

khám tại cơ sở y tế.
o

Chậm 2: Chậm đi đến cơ sở y tế.

o

Chậm 3: Chậm nhận được chăm sóc y tế thích hợp.

Vì vậy muốn phòng được tử vong của bà mẹ chúng ta cần giải quyết
được 3 chậm trễ này.
1.1.2. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là trẻ từ khi mới sinh ra cho đến khi được 28 ngày tuổi.
-Trẻ sơ sinh còn yếu ớt dễ bị mắc bệnh, nếu mắc thì bệnh thường nặng,
tỷ lệ tử vong cao.
- Người ta đã thấy số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi tử vong nhiều nhất khi
chưa đến một tuổi. Trong số trẻ tử vong dưới 1 tuổi nhiều nhất là trẻ trong


4

tháng đầu. Ở nước ta hiện nay mỗi ngày có khoảng 70 trẻ sơ sinh tử vong,
trong số tử vong đó gần một nửa là trẻ mới sinh trong ngày đầu.
- Ba nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là: Đẻ non, khi
đẻ ra bị ngạt, nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn do sự chăm sóc trẻ sơ sinh chưa
đúng.
- Những nguyên nhân tử vong ở trẻ phần lớn có thể phòng tránh được
nếu cán bộ y tế, các bà mẹ và mọi người trong gia đình có kiến thức tốt, chăm
sóc trẻ sơ sinh chu đáo và đúng cách.
- Trẻ được chăm sóc đúng cách ngay từ khi mới sinh sẽ cứu sống trẻ và
giúp trẻ có sức khoẻ tốt ngay từ nhỏ, khi lớn lên sẽ phát triển tốt, mang lại
hạnh phúc cho gia đình.
1.2. Những chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
1.2.1. Chăm sóc bà mẹ
Chăm sóc phụ nữ khi mang thai
Để mẹ khoẻ, con khoẻ, khi mang thai bà mẹ cần:
- Đăng ký thai nghén. Khám thai ít nhất 3 lần để được theo dõi sức khoẻ
và tư vấn.
- Theo dõi cân nặng, trong thời gian mang thai bà mẹ tăng từ 10 đến 12
Kg là bình thường.
- Tiêm phòng uốn ván đầy đủ theo hướng dẫn của y tế để phòng bệnh
uốn ván sơ sinh.

- Uống viên sắt axit folic đều đặn từ khi có thai đến sau sinh 1 tháng để
phòng chống thiếu máu thiếu sắt.
- Ăn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá trứng sữa, rau quả tươi…
và ăn nhiều hơn bình thường.
- Dùng muối Iốt hàng ngày
- Làm việc nhẹ nhàng và nghỉ ngơi nhiều hơn
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái


5

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh phụ nữ hàng ngày.
- Không dùng các chất kích thích
- Không tiếp xúc với thuốc trừ sâu và hoá chất độc
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ dẫn của cán bộ y tế
- Sinh đẻ tại cơ sở y tế
- Theo dõi, phát hiện và xử trí khi có dấu hiệu nguy hiểm; Trong khi có
thai nếu có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau thì cần đến ngay cơ sở y tế.
Các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ có thai là:
+

Ra máu từ cửa mình hoặc đau bụng

+

Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều

+

Sốt


+

Thấy xanh xao, mệt mởi, đánh trống ngực, khó thở

+

Ra nước ối mà không có cơn đau đẻ

+

Có cơn ngất hoặc co giật

+

Thấy cử động của thai yếu hơn và ít đi so với mọi ngày

+

Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ

Chăm sóc phụ nữ trong khi sinh
- Tất cả mọi sản phụ cần được sinh tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn
cho mẹ và con. Nếu đẻ tại nhà thì cần dùng gói đẻ sạch
- Cần động viên tinh thần cho sản phụ và cần theo dõi sát sản phụ trong
suốt cuộc đẻ. Khi phát hiện thấy 1 trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần
chuyển ngay sản phụ đến bệnh viện huyện hoặc bệnh viện tỉnh. Các dấu hiệu
nguy hiểm trong khi chuyển dạ là:
+


Đau qúa 8 giờ mà chưa đẻ.

+

Đau qúa mức chịu đựng của bà mẹ

+

Khi đẻ đầu thai nhi không ra trước mà tay hoặc chân lại ra trước.

+

Dây rau ( dây rốn) ra mà thai nhi chưa ra.


6

+

Ra máu khoảng 50 ml ( khoảng 1 tách trà)

+

Nước ối màu xanh hoặc nâu bẩn

+

Sau khi sinh 30 phút mà rau thai (nhau) chưa ra

+


Khi rau thai (nhau ) chưa ra mà chảy máu nhiều

+

Đau đầu, mắt mờ hoặc ngất xỉu

+

Sốt

Chăm sóc phụ nữ sau sinh
-

Bà mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, ăn nhiều loại thức

ăn, uống nhiều nước, khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
-

Tiếp tục uống viên sắt đến hết tháng đầu sau sinh.

-

Vệ sinh sạch sẽ.

-

Cần theo dõi nếu phát hiện thấy 1 trong các dấu hiệu nguy hiệu

nguy hiểm cần báo ngay cho cán bộ y tế. Các dấu hiệu nguy hiểm trong thời

kỳ sau sinh là:
+

Ra máu tăng dần hoặc có máu cục

+

Sốt

+

Đau bụng âm ỉ kéo dài hoặc dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi.

+

Phù mặt, chân , tay hoặc nhìn mờ, đau đầu nhiều

+

Ngất hoặc co giật

1.2.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh
Những chăm sóc cần thiết cho trẻ trong ngày đầu sau sinh
Trong ngày đầu tiên khi trẻ mới sinh ra, trẻ còn yếu ớt. Số trẻ tử vong
trong ngày đầu là cao nhất, vì vậy gia đình và cán bộ y tế cần chăm sóc trẻ
mới sinh ngày đầu cẩn thận. Việc chăm sóc trẻ ngày đầu bao gồm:
+

Giữ ấm cho trẻ bằng cách:
Sử dụng nhiệt của mẹ để ủ ấm cho con bằng cách Da con kề da mẹ



7

+

Mẹ và trẻ nằm trong phòng ấm đủ ánh sáng, tránh gió lùa. Không

để trẻ bị lạnh hoặc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
+
-

Chỉ nên tắm hoặc lau rửa cho trẻ sau 6 giờ sau sinh.
Cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và cho bú bất

cứ lúc nào trẻ cần.
-

Trẻ được cán bộ y tế chăm sóc: rốn, mắt, tiêm vitamin K1, tiêm

phòng Lao và viêm gan B.
-

Theo dõi: xem trẻ thở có bình thường không? Da có hồng

không? Có chảy máu rốn không? bàn chân có bị lạnh không? có đi đái, đi ỉa
không?
+

Nếu thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu: không bú, thở khó hay không


thở, tím tái, chảy máu ở rốn cần báo ngay cho cán bộ y tế.
+

Kiểm tra tã lót để theo dõi phân su, nước tiểu của trẻ. Nếu sau 1

ngày không thấy trẻ ỉa hay đái thì cần báo ngay cho cán bộ y tế.
-

Trẻ nên được theo dõi tại cơ sở y tế trong vòng 3 ngày sau sinh.

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn nước uống tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không
có thứ gì thay thế được. Vì vậy bà mẹ cần:
- Cần cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, càng sớm
càng tốt.
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 6 tháng tuổi mà không cần cho
ăn uống thêm bất cứ thứ gì khác, kể cả nước tráng miệng.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm. Mẹ có thể nằm hoặc ngồi
cho bú.
- Trẻ bị ốm, đau càng cần cho bú nhiều hơn.


8

- Trẻ không bú được thì vắt sữa mẹ và cho uống bằng cốc hoặc thìa.
Không cho trẻ bú bình hoặc ngậm đầu vú giả vì trẻ sẽ không thích bú mẹ do
quen với vú cao su và dễ bị tiêu chảy.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Bình thường rốn rụng tự nhiên sau đẻ 5 đến 10 ngày liền sẹo. Rốn là

nơi dễ nhiễm khuẩn, là đường xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy cần chăm sóc
rốn cho tốt để không bị nhiễm khuẩn.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi thấy một trong các dấu hiệu sau:
- Chảy máu rốn.
- Sưng đỏ vùng xung quanh rốn.
- Rốn có mùi hôi, chảy nước vàng.
- Rốn có mủ.
- Rốn có u hạt to, rỉ máu.
- Quá 10 ngày rốn chưa rụng.
1.2.3. Theo dõi, phòng và xử trí một số trường hợp bất thường ở trẻ sơ sinh
Những việc cần theo dõi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rất yếu ớt, dễ mắc bệnh, khi mắc bệnh diễn biến rất nhanh.
Bà mẹ và gia đình cần biết những dấu hiệu bình thường của trẻ sơ sinh
và theo dõi cẩn thận.
Các dấu hiệu bình thường ở trẻ là:
-

Màu da: Trẻ mới lọt lòng da màu đỏ sau chuyển sang hồng hào.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 trẻ có thể có vàng da nhẹ.
-

Nhịp thở: Trẻ thở bình thường từ 40 đến 60 lần trong 1 phút.

Nhịp thở êm, nhẹ, không co rút lồng ngực.
-

Thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể bình thường từ 36,5 đến 37,4 độ C.

-


Bú mẹ: Trẻ thường bú mẹ từ 10 đến 12 lần trong một ngày.


9

-

Đại tiện: Trẻ đi ngoài phân su trong 24 giờ đầu, sau đó phân

vàng và từ 3 đến 4 lần trong 1 ngày.
-

Tiểu tiện: Bình thường trong ngày đầu sau sinh trẻ đi tiểu từ 7

đến 8 lần.
-

Rốn: Khô, không hôi. Bình thường rốn rụng tự nhiên sau đẻ 5

đến 10 ngày và liền sẹo.
Nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh là những dấu hiệu đe dọa
nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong do không được phát
hiện sớm và cấp cứu kịp thời .
Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần đưa trẻ
đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu:
- Bú ít hoặc bỏ bú
- Ngủ li bì khó đánh thức

- Thở khác thường (thở chậm dưới 40 lần hoặc thở nhanh trên 60 lần
trong 1 phút, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng, khò khè)
- Co cứng hoặc co giật
- Sốt cao (trên 38,5 độ C) hoặc hạ nhiệt độ (dưới 36 độ C)
- Mắt sưng đỏ hoặc có mủ.
- Rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ.
- Da vàng sớm trong 24 giờ sau khi sinh hoặc kéo dài hơn 10 ngày
hoặc vàng da lan nhanh tới lòng bàn tay, bàn chân.
- Nôn liên tục.
- Bụng chướng to.
- Đi ỉa nhiều nước, nhiều lần hơn bình thường
- Trẻ không đái hoặc ỉa sau 24 giờ từ khi sinh.


10

1.3. Thực trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam
Giải quyết vấn đề về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh là một ưu tiên hàng
đầu của Chính phủ Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển
nhanh về kinh tế xã hội, Việt Nam đã có những cố gắng vượt bậc nhằm cải
thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tỉ suất tử vong mẹ ở Việt Nam
ước tính là 165/100.000 ca đẻ sống đã giảm so với 223/100.000 trong năm
1990, hiện đang ở nhóm giữa trong số 191 quốc gia thành viên của WHO. Tỉ
lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể trong vòng 20 năm qua, từ 55/1000
ca đẻ sống năm 1982 xuống còn 30/1000 vào năm 2002 [1], [2], [11].
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trên, một cuộc điều tra
mới đây về Làm mẹ An toàn ở 7 tỉnh đại diện cho các vùng miền khác nhau
của Việt Nam đã cho thấy tiến độ giảm tử vong mẹ còn hạn chế, còn tồn tại
nhiều mối lo ngại liên quan đến tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Các mối lo ngại
này thể hiện ở chỗ tỉ suất tử vong mẹ ở các tỉnh miền núi còn rất cao

(411/100.000 tại Cao Bằng), tử vong chu sinh cao (vào khoảng 22/1000); tử
vong ở trẻ dưới 1 tuổi (27/1000) và tử vong sơ sinh (15/1000) đều tăng [1].
Về tổng thể, đáng chú ý là tử vong mẹ và sơ sinh tại Việt Nam vẫn còn
cao trong bối cảnh hệ thống y tế tại Việt Nam đã được phát triển rộng khắp
đến tận thôn bản, và thực tế là tử vong mẹ và sơ sinh có thể ngăn cản được
bằng những can thiệp đơn giản, không tốn kém. Trên thực tế, hệ thống y tế
Việt Nam tuy đã có sẵn nhưng khả năng tiếp cận và chất lượng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh hãy còn chưa đạt được ở mức độ
mong đợi, trong khi nhận thức, kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà còn rất hạn chế đã dẫn tới thực trạng các dịch vụ
chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh còn được sử dụng ít, đặc biệt tại những vùng
sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn [1].
1.4. Thông tin cơ bản và thực trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại
Thừa Thiên Huế


11

Với diện tích 5.053,99 km2, Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở
miền bắc trung bộ của Việt Nam. Thừa Thiên Huế bao gồm 1 thành phố, 8
huyện, 152 xã (41 xã miền núi và vùng xa), và khoảng 1256 thôn bản. Dân
tộc chiếm số đông ở Thừa Thiên Huế là người Kinh. Các dân tộc thiểu số
(Hoa, Tày, Bru Vân Kiều, Katu, Pahy...) chiếm khoảng 3,71% dân số. Tổng
dân số của Thừa Thiên Huế là 1.139.739 người (năm 2007), trong đó 68,57%
sống ở nông thôn. Tỉ lệ người biết chữ tương đối cao tại Thừa Thiên Huế
(khoảng 98,8%). Thu nhập bình quân đầu người của Thừa Thiên Huế khoảng
560 đô-la Mỹ/năm.
Về hệ thống y tế, Thừa Thiên Huế có 1 bệnh viện tuyến trung ương
(Bệnh viện Trung ương Huế), không có bệnh viện tỉnh, có 1 bệnh viện thành
phố, 8 trung tâm y tế huyện, 17 phòng khám đa khoa, 150 trạm y tế xã (cho

152 xã), và 3 bệnh viện tư (2 bệnh viện ngoại khoa và 1 bệnh viện đa khoa).
100% trạm y tế xã có bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Thừa Thiên Huế có 5.186 cán bộ
y tế, trong đó có 415 bác sĩ, 457 điều dưỡng và 360 nữ hộ sinh.
Một số chỉ số chính, theo số liệu của hệ thống thống kê y tế tỉnh (năm 2007):
Tỉ lệ sinh thô

16,6 ‰

Tỉ lệ tử vong thô

4,0‰

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên

12,6‰

Tỉ lệ đẻ tại nhà

10,3% (9,7% tại A Lưới, 10,7% tại Phong

Điền)
Tỉ suất tử vong mẹ (MMR)

17/100,000 đẻ sống.

Tỉ lệ tử vong sơ sinh (NMR)

21/1000 đẻ sống

Nguyên nhân gây tử vong mẹ chính: vỡ tử cung, băng huyết sau đẻ

Nguyên nhân gây tử vong sơ sinh chính: sinh non phối hợp với nhẹ cân
Số liệu trên cho thấy tình hình CSSKBMTSS tại Thừa Thiên Huế
tương đối tốt so với mức trung bình quốc gia. Tuy nhiên những số liệu này có
thể chưa chính xác do thu thập hoặc báo cáo thiếu.


12

1.5. Thiếu hụt về CSSKBMTSS tại tuyến tỉnh và hai huyện Phong Điền
và A Lưới
A Lưới là huyện miền núi, có nhiều khó khăn về cả khả năng tiếp cận
và sự sẵn có của dịch vụ CSSKBMTSS. Huyện Phong Điền là huyện đồng
bằng, không có nhiều khó khăn về khả năng tiếp cận dịch vụ nhưng sự sẵn có
của dịch vụ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
TTYT huyện A Lưới và Phong Điền đều có khả năng cung cấp dịch vụ
cứu sản khoa toàn diện. Tuy nhiên, cả hai bệnh viện này không có nguồn
cung cấp máu ổn định, không có khả năng xét nghiệm sàng lọc giang mai và
xét nghiệm khẳng định về HIV. Về chăm sóc sơ sinh, cả hai bệnh viện không
có đơn nguyên sơ sinh, vì vậy việc chăm sóc sơ sinh chủ yếu thực hiện tại
khoa sản và cũng chỉ chủ yếu là chăm sóc sơ sinh thiết yếu sau đẻ và hồi sức
sơ sinh. Cả hai bệnh viện không áp dụng phương pháp Kangaroo. Các trạm y
tế xã đảm nhiệm được chức năng xử trí các ca đẻ thường, tuy nhiên chưa thực
hiện được hồi sức sơ sinh bằng am-bu và mặt nạ, chưa thực hiện ủ ấm trẻ sơ
sinh theo phương pháp da kề da.
Tại các bệnh viện trên, chỉ có một góc hồi sức sơ sinh tại khoa sản,
không có phòng cho đơn nguyên sơ sinh. Tại bệnh viện Phong Điền, phòng
bệnh và nhà vệ sinh xuống cấp. Trong số 37 trạm y tế xã của 2 huyện A Lưới
và Phong Điền, 19 TYT xã không có đầy đủ hệ thống xử lý chất thải, 9 TYT
xã không có máy sưởi cho trẻ sơ sinh, 35 TYT xã không có tã lót sạch cho trẻ
sơ sinh.

Các bệnh viện trên tuy có đủ các trang thiết bị sản khoa thiết yếu nhưng
còn thiếu bộ bơm hút thai 2 van, thiếu phương tiện xét nghiệm nhanh nước
tiểu phát hiện thai và bộ truyền máu. Không có bệnh viện nào có đủ các trang
thiết bị chăm sóc sơ sinh cần thiết. Riêng bệnh viện thành phố không có đồ
vải sạch dùng cho trẻ sơ sinh. Trong số 37 trạm y tế xã của 2 huyện A Lưới và
Phong Điền, không có TYT xã nào có đủ 8 bộ trang thiết bị sản khoa, các


13

TYT xã đều thiếu bộ kiểm soát tử cung, bộ bơm hút thai hai van, bộ cắt khâu
tầng sinh môn. Trang thiết bị chăm sóc sơ sinh tại các TYT xã thiếu trầm
trọng. Không có hệ thống cung cấp ô xy, bộ hồi sức sơ sinh như mặt nạ sơ
sinh, bóp bóng sơ sinh, ống hút sơ sinh, ông thông dạ dày, hậu môn sơ sinh.
Trung bình một TYT xã thiếu đến 23 dụng cụ (trong 32 danh mục cần có theo
chuẩn quốc gia).
Các TYT xã đều thiếu rất nhiều các loại thuốc cần thiết cho chăm sóc
bà mẹ và trẻ sơ sinh. Không có TYT xã nào có đủ kháng sinh, dịch truyền,
thuốc sát khuẩn, an thần, vitamin K... Các cơ sở y tế đều thiếu các hướng dẫn
về CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt ở các TYT xã (hướng dẫn HSSS,
phương pháp Kangaroo, phòng hạ nhiệt độ...)
Thiếu nguồn nhân lực phục vụ công tác CSSKBMTSS tại tất cả các
tuyến. Bệnh viện huyện A lưới chỉ có 1 bác sĩ chuyên khoa sản, bệnh viện
huyện Phong Điền có 2. Mỗi bệnh viện trong ba bệnh viện trên chỉ có nhiều
nhất là 1 bác sĩ gây mê hồi sức. Thừa Thiên Huế là tỉnh có tỉ lệ nhân lực tại
trạm y tế xã ở mức trung bình (4-5 cán bộ/trạm) và tỉ lệ trạm y tế xã có bác sĩ
rất cao (100%). Tuy nhiên mỗi trạm y tế xã cũng chỉ có 1-2 cán bộ có khả
năng đỡ đẻ.
Vấn đề lớn nhất ở các vùng miền núi là khó khăn trong việc tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ở các vùng này, nhiều phụ nữ không đi khám

thai vì cơ sở y tế quá xa và không được cán bộ y tế có kinh nghiệm đỡ đẻ. Với
vùng đồng bằng, nhiều phụ nữ không đến đẻ tại trạm y tế xã. Thay vào đó họ
lại đến đẻ tại tuyến cao hơn có chất lượng dịch vụ tốt hơn. Việc này làm hạn
chế sự phát triển của y tế xã và tăng gánh nặng bệnh nhân cho tuyến huyện và
tỉnh. Với các tai biến sản khoa tại trạm y tế xã, hầu hết đều phải chuyển tuyến
trên. Trong khi đó, liên lạc và hệ thống chuyển tuyến tại các vùng miền núi
thường không đầy đủ. Giao thông và vận chuyển, yếu tố rất cần thiết cho
chuyển tuyến, lại rất khó khăn tại các thôn bản vùng núi.


14

1.6. Thiếu hụt về thực hành CSSKBMTSS tại cộng đồng và hộ gia đình
hai huyện Phong Điền và A Lưới
Thực hành CSSKBMTSS tại cộng đồng và hộ gia đình tại Thừa Thiên
Huế hãy còn cần phải cải thiện, trong đó vùng núi cần được ưu tiên. Vẫn còn
nhiều trường hợp đẻ tại nhà hoặc ngoài đường (A Lưới: 9,7%; Phong Điền:
10,7%).
Thiếu hụt liên quan đến thực hành về chăm sóc trước, trong và sau đẻ,
chăm sóc sơ sinh và kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm là lớn nhất tại cả 2
vùng địa lý (đồng bằng và miền núi). Trước đẻ: Số phụ nữ có thai không uống
viên sắt vẫn còn cao 17,8% (A lưới: 23,9%; Phong Điền: 11,4%); trong số
những phụ nữ có uống viên sắt, có đến 31% uống dưới 3 tháng. Các bà mẹ
mang thai chưa được CBYT tư vấn đầy đủ và sâu, chế độ ăn uống của phụ nữ
mang thai còn chưa được quan tâm đầy đủ, đa phần ăn uống giống như khi
chưa có thai, không có chế độ chăm sóc đặc biệt cho bà mẹ mang thai. Các bà
mẹ mang thai vẫn phải làm việc vất vả đến tận ngày sinh. Sau đẻ: 98,4% phụ
nữ không áp dụng phương pháp ủ ấm da kề da; 19,0% phụ nữ không cho con
bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ; vẫn còn 7,9% số bà mẹ vắt bỏ sữa non; chỉ có
24,8% số trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nhất là tại Phong

Điền, chỉ có 8,5%). 25,1% phụ nữ không được thăm khám trong vòng 7 ngày
sau đẻ. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được khám ngay sau sinh và khám trong vòng 7 ngày
sau sinh chiếm tỷ lệ lần lượt là 39,2% và 47,3%. Lý do của việc không khám
mẹ và con trong vòng 7 ngày sau sinh là không thấy có vấn đề gì hoặc không
biết là cần phải khám (chiếm trên 81%).
Số bà mẹ biết được từ 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên khi mang thai,
trong khi đẻ và sau đẻ lần lượt là 28,5%; 3,4% và 21,0%. Số bà mẹ biết được
từ 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên đối với trẻ sơ sinh ngay sau đẻ và trong vòng
7 ngày sau đẻ lần lượt là 21,0% và 31,4%. Chỉ có 1,6% số bà mẹ biết được
cách giữ ấm bằng da kề da cho trẻ; 9,4% số bà mẹ biết được cần phải chăm


15

sóc mắt cho trẻ và chỉ có 6,7% số bà mẹ biết được sau 6 tháng mới cho trẻ ăn
sam.


16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ mang thai và các bà mẹ đang cho con
bú ≤ 42 ngày tuổi tại hai huyện A Lưới và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu
-Bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Đây là cỡ mẫu dùng cho việc xác định tỷ lệ của một quần thể.
Tính theo công thức thống kê:
n = Z 2α x
2

p (1 - p)
∆2

Trong đó:
-n

:

-Zα/2 =

cỡ mẫu.
1,96, tương ứng với mức ý nghĩa thống kê α được chọn là

0,05.
-p là tỷ lệ ở một cộng đồng tương ứng đã nghiên cứu trước đó.
Vì chưa có nghiên cứu nào trước nên chúng tôi chọn p = 50%.


:

là sai số chọn (mức chính xác mà ta nghiên cứu) = 0,3p.

Tính được n = 43 người. (n = 1,962.50%.(100%-50%) /(0,3.50%)2)
Vì đây là mẫu chùm nên cỡ mẫu được tăng gấp đôi để an toàn, tính
được khoảng 86 người.

Trong nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát được 197 người.
2.2.3. Loại mẫu sử dụng
Dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn.


17

Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu ngẫu nhiên theo danh sách các bà
mẹ mang thai hoặc cho con bú ≤ 42 ngày tuổi do các xã gửi lên. Mỗi xã
chúng tôi chọn khoảng 20 bà mẹ mang thai hoặc cho con bú. Đảm bảo tất cả
các xã đều có khả năng được chọn ngang nhau. Tất cả số người được chọn
ngẫu nhiên đó tạo thành mẫu nghiên cứu.
-Bảng câu hỏi: Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi tự điền
câu trả lời.
-Sau khi đã có bộ câu hỏi, chúng tôi tiến hành khảo sát thử và điều
chỉnh bộ câu hỏi. Sau đó tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật hỏi và trả lời câu
hỏi cho các cán bộ trực tiếp điều tra.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đối tượng: mang thai, cho con bú ≤ 42 ngày tuổi.
- Tuổi : < 20, 20-29, ≥30. Yếu tố tuổi được tính tròn năm. Ví dụ các bà
mẹ 20 năm 11 tháng được tính là 20 tuổi.
-Trình độ văn hóa : cấp I, cấp II, cấp III trở lên.
-Nghề nghiệp: nông dân, cán bộ công chức, thợ thuyền và buôn bán,
các nghề khác.
-Số con hiện có: 0, 1, 2, ≥ 3 con.
-Số lần khám thai: < 3 lần, ≥3 lần. Đối với các bà mẹ mang thai, hỏi bà
mẹ xem trong thời kỳ mang thai nên đi khám ít nhất bao nhiêu lần. Đối với
các bà mẹ đã sinh con, hỏi các bà mẹ trong khi mang thai bà mẹ đã đi khám
bao nhiêu lần.
-Tiêm đủ liều UVSS: Khảo sát bà mẹ đã tiêm đủ liều UVSS như sau

1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì tiêm 2 mũi
cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.
2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi
trước đây thì tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.


18

3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu,
ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm
cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêm bổ sung, vì
với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì
nên tiêm nhắc lại.
-Uống viên sắt: Uống viên sắt đầy đủ là từ khi mang thai cho đến sau
sinh 1 tháng. Bà mẹ uống viên sắt 1 ngày 1 viên.
-Nơi sinh: sinh tại nhà, sinh tại cơ sở y tế.
-Bú ngay trong giờ đầu sau sinh: có hoặc không
-Vắt bỏ sữa non: có hoặc không.
-Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh hoặc bú mẹ chủ yếu: bú
mẹ hoàn toàn nghĩa là trẻ chỉ bú mẹ, không cho trẻ ăn thêm bất cứ thứ gì, kể
cả nước. Nếu có thêm nước hoặc thức uống pha bằng nước gọi là bú mẹ chủ
yếu.
-Tháng bắt đầu cho ăn dặm: tháng bắt đầu cho trẻ ăn thêm các loại
thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột...
*Các dấu hiệu nguy hiểm: bà mẹ kể được các dấu hiệu nào thì xác
nhận dấu hiệu đó.
-Các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ có thai là:
1. Ra máu từ cửa mình hoặc đau bụng

2. Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều
3. Sốt
4. Thấy xanh xao, mệt mởi, đánh trống ngực, khó thở
5. Ra nước ối mà không có cơn đau đẻ
6. Có cơn ngất hoặc co giật
7. Thấy cử động của thai yếu hơn và ít đi so với mọi ngày
8. Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ


×