Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn ĐLCM của ĐCSVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.5 KB, 116 trang )

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
Câu 1: Trong các cuộc tổ chức sau, tổ chức nào Nguyễn Ái Quốc không
tham gia sáng lập?
a. Hội đồng quản trị liên hiệp các dân tộc thuộc địa
b. Quốc tế Cộng sản
c. Hội đồng quản trị liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông
d. Đảng Cộng sản Pháp
Câu 2: Câu nói của Nguyễn Ái Quốc : “ Dựa vào Nhật để đánh Pháp
khác nào như đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau” là nói về ai trong các
nhân sỹ sau?
a. Phan Bội Châu
b. Phan Chu Trinh

c. Nguyễn Thái Học
d. Bùi Quang Chiêu

Câu 3: Nguyễn Ái Quốc khẳng định : Muốn đưa cách mạng đến thắng
lợi “trước hết phải có Đảng cách mệnh. Đảng có vững cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn
vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt...” trong:
a. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân” (1925)
b. Tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927)
c. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (2/1930)
d. Tất cả đáp án a, b, c

1



Câu 4: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản
(Quốc tế III) tại:
a. Hội nghị thành lập Quốc tế Cộng sản (3/1919)
b. Đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12/1920)
c. Đại hội lần thứ nhất Đảng xã hội Pháp họp ở Mác Xây (1921)
d. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)
Câu 5: Câu nói của Nguyễn Ái Quốc: “Dựa vào Pháp để cải cách đất
nước khác nào như xin giặc rủ lòng thương” là nói về ai trong các nhân sỹ
sau:
a. Phan Bội Châu
b. Phan Chu Trinh

c. Nguyễn Thái Học
d. Bùi Quang Chiêu

Câu 6: Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: Cách mạng Việt Nam là cách
mạng giải phóng dân tộc, lực lượng cách mạng bao gồm “sỹ, nông, công,
thương”, trong đó công nông là “chủ cách mệnh” là “gốc cách mệnh”, còn
học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là”bầu bạn cách mệnh của công nông”
tại:
a. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)
b. Tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927)
c. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2/1930)
d. Tuyên ngôn độc lập (9/1945)
Câu 7: Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn sống phải làm cách mệnh,
cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc của một hai
người” tại:
a. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)
b. Tác phẩm “ Đường kách mệnh” (1927)
2



c. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2/1930)
d. Luận cương chính trị (10/1930)
Câu 8: Nội dung chính phong trào “ Đông Kinh nghĩa thục” ở Bắc kỳ
(1907) :
a. Tập hợp lực lượng bạo động chống Pháp
b. Tuyên truyền cải cách văn hóa, xã hội, vận động học chữ Quốc ngữ, đả phá tư
tưởng lề thói phong kiến
c. Phát triển kinh tế trong nước, cổ vũ dùng hàng nội hóa, bài xích tư bản nước
ngoài
d. Phát động phong trào học tập, đấu tranh vì cách mạng
Câu 9: Tờ báo “Chuông rạn”, “Người nhà quê”, “An Nam trẻ” ở nước
ta được xuất bản vào thời kỳ nào?
a. Thời kỳ 1919 – 1923

c. Thời kỳ 1932 – 1935

b. Thời kỳ 1925 – 1926

d. Thời kỳ 1936 – 1939

Câu 10: Nội dung nào không đúng với đặc điểm của phong trào công
nhân Việt Nam từ năm 1926 – 1929 :
a. Số lượng các cuộc đấu tranh diễn ra ngày càng nhiều
b. Kết hợp những khẩu hiệu kinh tế với khẩu hiệu chính trị
c. Đấu tranh tự phát
d. Tất cả đáp án a, b, c
Câu 11: Phương thức bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp đối với
nhân dân ta?

a. Phương thức bóc lột phong kiến
b. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa
3


c. Kết hợp phương thức bóc lột phong kiến và tư bản chủ nghĩa
d. Tất cả đáp án a, b, c
Câu 12: Nội dung nào không đúng với mục đích của thực dân Pháp
khi tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta?
a. Cướp đoạt tài nguyên
b. Bóc lột nhân công rẻ mạt
c. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp để thu lợi nhuận
d. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
Câu 13. Yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam dưới
ách thống trị của thực dân Pháp:
a. Ruộng đất
c. Tự do dân chủ

b. Độc lập dân tộc
d. Cơm áo, tự do

Câu 14: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa
cộng sản:
a. Tháng 10/1917: Bắt gặp cách mạng tháng 10 Nga
b. Tháng 7/1920: Đọc sơ thảo lần thứ nhất “ Luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa” của Lê Nin
c. Tháng 12/1920: Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp.
d. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)


Câu 15: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam dưới ách thống trị
của thực dân Pháp:
4


a. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp
b. Mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
c. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản
d. Mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam
Câu 16: Kết luận sau đây của Nguyễn Ái Quốc: “Những lời tuyên bố
dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm…” được rút ra từ sự
kiện nào?
a. Cách mạng Tháng 10 Nga
b. Gửi đến hội nghị Véc Xây bản yêu sách đòi quyền dân tộc tự quyết cho nhân
dân Việt Nam không được chấp nhận (1919)
c. Đọc bản “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê nin (7/1920)
d. Gia nhập quốc tế Cộng sản (Quốc tế III 12/1920)
Câu 17: Tờ báo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của:
a. An Nam Cộng sản Đảng

c. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

b. Đông Dương Cộng sản Đảng

d. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn

Câu 18: Quy luật ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp của
những nhân tố nào?
a. Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân

b. Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào nông dân
d. Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào đấu tranh phong kiến + phong trào đấu
tranh dân chủ tư sản
Câu 19: Tờ báo “Thanh niên” (xuất bản 1925) là cơ quan ngôn luận
của:
5


a. Hội liên hiệp thuộc địa
b. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
c. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
d. Việt Nam quang phục hội
Câu 20: Ai là người giữ chức Bí thư chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam (3/1929)?
a. Trần Văn Cung

b.Nguyễn Đức Cảnh

c. Ngô Gia Tự

d. Trịnh Đình Cửu

Câu 21: Con đường cách mạng Việt Nam được thể hiện trong Cương
lĩnh thành lập Đảng (3/2/1930):
a. Tư sản dân quyền cách mạng bỏ qua tư bản tiến thẳng lên CNXH
b. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS
c. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN
d. Làm cách mạng XHCN, giải quyết vấn đề tự do cho nhân dân
Câu 22: Tìm nội dung sai khi nói về nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái

Quốc sang các nước tư bản phương Tây để tìm đường cứu nước:
a. Tìm sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây
b. Tìm hiểu tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng ở phương Tây
c. Tìm hiểu đế quốc Pháp – kẻ thù của dân tộc ta
d. Tìm hiểu bản chất của CNTB ẩn đằng sau những từ “khai hoá văn minh”
Câu 23. Nguyễn Ái Quốc xác định lực lượng nào là “chủ cách mệnh”,
“gốc cách mệnh”:
a. Công nhân, nông dân
b. Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ
6


c. Sỹ, trí, thương
d. Tư sản, tiểu tư sản
Câu 24: Sự phân hóa của “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” đã
hình thành các tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam vào năm 1929?
a. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản Đảng
b. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
c. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
d. Quốc dân Đảng, Đảng lập hiến
Câu 25: Tại Cương lĩnh đầu tiên (2/1930), Đảng chủ trương: “Lợi
dụng ít nhất cũng tập trung nhưng nếu ra mặt phản cách mạng thì đánh
đổ, không cải lương thỏa hiệp” đối với lực lượng nào?
a. Công nhân, nông dân
b. Tiểu tư sản, trí thức, trung nông
c. Phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam
d. Nông dân, trung nông
Câu 26: Trong quá trình bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước (1911 1920) Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại:
a. Anh


c. Liên Xô

b. Pháp

d. Trung Quốc

Câu 27: Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu (thành lập ở Sài Gòn
1923) là Đảng của:
a. Tư sản và địa chủ lớp trên
b. Tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới
c. Phú nông, trung, tiểu địa chủ
7


d. Công nhân, nông dân
Câu 28: Nội dung nào không đúng với nội dung phong trào Duy Tân
(1906 - 1908) của Phan Chu Trinh?
a. Mở mang dân trí
b. Chấn hưng dân khí
c. Phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa
d. Ủng hộ đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài
Câu 29: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào thời
gian nào?
a. Tháng 6 năm 1925

c. Tháng 6 năm 1929

b. Tháng 3 năm 1929

d. Tháng 7 năm 1929


Câu 30: Chỉ ra nội dung sai khi nói về đặc điểm của giai cấp công nhân
Việt Nam:
a. Chịu nhiều tầng áp bức bóc lột
b. Phần lớn xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ mật thiết với nông dân
c. Ra đời sau giai cấp tư sản dân tộc
d. Được kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc
Câu 31: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giái phóng cho chúng ta”, Nguyễn Ái Quốc nói
vào thời gian nào?
a. Năm 1917: Khi Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công
b. Năm 1919: Khi gửi đến hội nghị Vec Xây bản yêu sách đòi quyền dân tộc tự
quyết cho nhân dân Việt Nam

8


c. Năm 1920: Khi bắt gặp “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của Lê nin
d. Năm 1925: Khi viết tác phẩm “ Đường kách mệnh”
Câu 32: Lực lượng nòng cốt của cách mạng tư sản dân quyền được xác
định trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930):
a. Tư sản Việt Nam

c. Tiểu tư sản, tri thức, trung nông

b. Phú nông, trung, tiểu địa chủ

d. Công nhân, nông dân


Câu 33: Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) đã quyết định lấy tên Đảng:
a. An Nam Cộng sản Đảng

c. Đông Dương Cộng sản Đảng

b. Đảng Cộng sản Việt Nam

d. Đảng Lao động Việt Nam

Câu 34: Tổ chức tiền thân của “ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”:
a. Việt Nam Quang phục hội

c. Tâm tâm xã

b. Tân Việt cách mạng Đảng

d. Thanh niên cao vọng Đảng

Câu 35: Nguyễn Ái Quốc phê phán hành động ám sát cá nhân và
những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa khác chỉ “xúi dân bạo động mà
không biết cách tổ chức, làm cho dân quen thói ỷ lại mà quên tính tự
cường” tại:
a. Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Pháp (1921)
b. Tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927)
c. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)
d. Hội nghị BCHTW Đảng (10/1930)
Câu 36: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) do tổ chức nào lãnh đạo?
a. Thanh niên cao vọng Đảng

c. Việt Nam cách mạng thanh niên


b. Việt Nam quốc dân Đảng

d. Việt Nam nghĩa hòa đoàn
9


Câu 37: Thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam vào
thời gian nào?
a. Năm 1858: Đổ bộ binh lính xâm lược tại Đà Nẵng
b. Năm 1862: Nhà Nguyễn ký với Pháp Hòa ước Nhâm Tuất
c. Năm 1884: Nhà Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt
d. Năm 1896: Khai thác thuộc địa lần I (1896 - 1914)
Câu 38: Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Mác Lênin” tại:
a. Tác phẩm “ Đường kách mệnh”
b. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”
c. Bài phát biểu tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản (1920)
d. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)
Câu 39: Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất “Luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin” vào thời gian nào?
a. Tháng 7/1920

c. Tháng 12/1920

b. Tháng 10/1920

d. Tháng 7/1921


Câu 40: Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái
Quốc lần đầu tiên được xuất bản ở đâu, thời gian nào?
a. Tại Pháp, năm 1925

c. Tại Xiêm, năm 1928

b. Tại Trung Quốc, năm 1927

d. Tại Việt Nam, năm 1930

Câu 41: Sắp xếp theo thứ tự các tổ chức Cộng sản ra đời từ năm 1929
đến đầu năm 1930: 1. Đông Dương Cộng sản liên đoàn; 2. Đông Dương
Cộng sản Đảng; 3. An Nam Cộng sản Đảng; 4. Đảng Cộng sản Việt Nam
10


a. 1 – 2 – 3 – 4

c. 2 – 1- 3 – 4

b. 3 – 4 – 2 – 1

d. 2 – 3 – 1 – 4

Câu 42: Câu nói : “Lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ
là trò bịp bợm, các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập tự do thực sự,
trước hết phải dựa vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải
phóng mình” là của ai?
a. Các Mác


b. Lê nin

c. Nguyễn Ái Quốc

d. Huỳnh Thúc Kháng

Câu 43: Hình ảnh nào được Nguyễn Ái Quốc ví “ Như mặt trời mới
mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước
tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong”
a. Màu cờ đỏ của Đảng (3/2/1930)
b. Màu cờ Tổ quốc tại vườn hoa Ba Đình (2/9/1945)
c. Hình ảnh lá cờ Tổ quốc trên nóc hầm tướng Đe Castries (7/5/1954)
d. Hình ảnh lá cờ trên nóc Dinh độc lập (30/4/1975)

Câu 44: Với sự kiện nào, Chủ nghĩa xã hội khoa học trở thành hiện
thực và được truyền bá rộng rãi trên thế giới?
a. Cách mạng năm 1905 ở Nga
b. Cách mạng Tháng 10 Nga thành công năm 1917
c. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3/1919)
d. Sơ thảo lần thứ I Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê
nin được công bố (7/1920)

11


Câu 45: Ai đã nêu ra câu nói: “ Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hopự với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập
Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”
a. Hồ Chí Minh


b. Trần Phú

c. Nguyễn Văn Cừ

d. Lê Duẩn

CHƯƠNG II:
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
Câu 1: Đảng chủ trương đổi tên “ Đảng Cộng sản Việt Nam” thành
“ Đảng Cộng sản Đông Dương” tại:
a. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng (3/1930)
b. Hội nghị BCHTW Đảng tháng 10 năm 1930
c. Hội nghị BCHTW Đảng tháng 7 năm 1936
12


d. Hội nghị BCHTW Đảng tháng 11 năm 1939
Câu 2: Đảng xác định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản
dân quyền” tại:
a. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2/1930)
b. Luận cương chính trị (10/1930)
c. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)
d. Tất cả đáp án a, b, c
Câu 3: Đảng xác định: “Sau khi cách mạng tư sản dân quyền giành
được thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu
thẳng lên con đường XHCN” tại:
a. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2/1930)
b. Luận cương chính trị (10/1930)
c. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)
d. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (6/1991)


Câu 4: Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền của ai?
a. Giai cấp địa chủ

b. Giai cấp tư sản

c. Của dân, do dân và vì dân

d. Tầng lớp trí thức

Câu 5: Hình thức đấu tranh nào không diễn ra trong cao trào cách
mạng 1930 – 1931?
a. Bãi công

c. Biểu tình thị uy có vũ trang

b. Mít tinh

d. Đấu tranh trên báo chí công khai

Câu 6: Nội dung nào không đúng với nguyên nhân thúc đẩy sự phát
triển của cao trào cách mạng 1930 – 1931?
13


a. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới thời kỳ 1929 – 1933
b. Sự áp bức bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp
c. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Đường lối cách mạng đúng
đắn
d. Có sự lãnh đạo trực tiếp của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III)

Câu 7: Chủ trương thanh Đảng: “ Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc
tận rễ” thời kỳ 1930 – 1931 là:
a. Xứ ủy Bắc Kỳ

c. Xứ ủy Nam Kỳ

b. Xứ ủy Trung Kỳ

d. BCHTW Đảng

Câu 8: Chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân lần
đầu tiên ra đời ở nước ta vào thời kỳ nào?
a. Thời kỳ 1930 – 1931

b. Thời kỳ 1945 – 1946

c. Thời kỳ 1975 – 1976

d. Thời kỳ 1976 - 1986

Câu 9: Đội tự vệ đỏ - mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân
dân do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo được thành lập vào:
a. Thời kỳ 1930 – 1931

b. Thời kỳ 1932 – 1935

c. Thời kỳ 1936 – 1939

d. Thời kỳ 1939 – 1945


Câu 10: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930)
xác định lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền là:
a. Toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo...
b. Công nhân, nông dân, các phần tử lao khổ ở đô thị
c. Công nhân, nông dân, tri thức
d. Công nhân, nông dân, tri thức, tư sản dân tộc, các thân sỹ yêu nước
14


Câu 11: Đảng ra chỉ thị thành lập “ Hội phản đế đồng minh” vào thời
kỳ nào?
a. Thời kỳ 1930 – 1931
c. Thời kỳ 1936 – 1939

b. Thời kỳ 1932 – 1935
d. Thời kỳ 1939 – 1945

Câu 12: Ngày Quốc tế Lao động (1/5) được tổ chức kỷ niệm lần đầu
tiên ở Việt Nam vào thời gian nào?
a. Năm 1930

c. Năm 1938

b. Năm 1936

d. Năm 1945

Câu 13: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
(10/1930) xác định mâu thuẫn đang diễn ra gay gắt ở các xã hội Đông
Dương là:

a. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp
b. Mâu thuẫn giữa thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao khổ với địa chủ, tư bản
và đế quốc
c. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
d. Mâu thuẫn giữa trí thức với địa chủ
Câu 14: Đảng khẳng định “Cách mạng Đông Dương là một bộ phận
của cách mạng vô sản thế giới, vì vậy phải đoàn kết với giai cấp vô sản toàn
thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp”:
a. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2/1930)
b. Luận cương chính trị (10/1930)
c. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)
d. Hiến pháp năm 1959

15


Câu 15: Đảng khẳng định: Nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong
kiến có mối quan hệ khăng khít với nhau “ có đánh đổ được đế quốc chủ
nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng
lợi, có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”
tại:
a. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2/1930)
b. Luận cương chính trị (10/1930)
c. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)
d. Hiến pháp năm 1959
Câu 16: Nội dung nào không đúng với nhiệm vụ trước mắt của cách mạng
nước ta được đề ra tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng (3/1935)?
a. Củng cố và phát triển Đảng
b. Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng nhân dân
c. Đẩy mạnh đấu tranh chống phát xít, đòi tự do dân chủ cơm áo và hòa bình

d. Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và
cách mạng Trung Quốc
Câu 17: Kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Đảng: “ Con đường
giải phóng độc nhất chỉ là con đường võ trang tranh đấu của quần chúng”
được khẳng định tại:
a. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930)
b. Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6/1932)
c. Hội nghị BCHTW Đảng (7/1936)
d. Hội nghị BCHTW Đảng (11/1939)
Câu 18: Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương đi dự Đại hội
Quốc tế Cộng sản tại Mạc Tư Khoa (7/1935) do ai dẫn đầu?
16


a. Lê Hồng Phong

c. Hoàng Đình Phong

b. Nguyễn Thị Minh Khai

d. Nguyễn Ái Quốc

Câu 19: Đảng chỉ rõ: “Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân
Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ
tay sai của chúng” tại:
a. Luận cương chính trị (10/1930)
b. Hội nghị BCHTW lần thứ 2 (7/1936)
c. Hội nghị BCHTW lần 6 (11/1939)
d. Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (11/1940)


Câu 20: Đảng khẳng định: “ Cách mạng Đông Dương vẫn là “ cách
mạng tư sản dân quyền – phản đế và điền địa – lập chính quyền công nông
bằng hình thức Xô Viết để dự bị điều kiện đi tới cách mạng XHCN. Song
hiện tại “ chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính
quyền công nông, giai quyết vấn đề điền địa” tại
a. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2/1930)
b. Luận cương chính trị (10/1930)
c. Hội nghị BCHTW (7/1936)
d. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)
Câu 21: Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta trong thời kỳ
1936 – 1939:
a. Độc lập dân tộc

b. Ruộng đất dân cày

c. Tự do dân chủ, cải thiện đời sống

17

d. Tất cả đáp án a, b, c


Câu 22: Đảng ta chủ trương: “Chuyển hình thức tổ chức bí mật,
không hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp, nửa hợp
pháp...” tại:
a. Hội nghị BCHTW (7/1936)
c. Hội nghị BCHTW (11/1940)
b. Hội nghị BCHTW (11/1939)
d. Hội nghị BCHTW (5/1941)
Câu 23: Phong trào đấu tranh tiêu biểu được phát động trong cao trào

vận động dân chủ 1936 – 1939:
a. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, ruộng đất cho dân cày
b. Phong trào Đông Dương đại hội, phong trào sách báo công khai, mít tinh,
biểu tình, đấu tranh trên nghị trường
c. Phong trào đấu tranh vũ trang
d. Tất cả đáp án a, b, c
Câu 24: Tổ chức “Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương” được
thành lập vào thời kỳ nào?
a. Thời kỳ 1930 – 1931

b. Thời kỳ 1932 – 1935

c. Thời kỳ 1936 – 1939

d. Thời kỳ 1939 – 1945

Câu 25: Thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939) Đảng ta nêu khẩu
hiệu: “ Ủng hộ Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp” nhằm mục đích gì?
a. Hợp tác lâu dài với chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp
b. Tạo thế hợp pháp cho nhân dân ta đấu tranh đòi quyền dân chủ
c. Tranh thủ sự ủng hộ của thực dân Pháp
d. Tất cả đáp án a, b, c
18


Câu 26: Hội nghị BCHTW Đảng tháng 7 năm 1936 xác định khẩu hiệu
đấu tranh của nhân dân Đông Dương:
a. Đánh đổ thực đân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc
b. Chống phản động thuộc địa, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ cơm áo và
hòa bình

c. Đánh đổ đế quốc, phong kiến, lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông
Dương
d. Đánh đổ phong kiến và bọn phát xít

Câu 27: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) chỉ rõ kẻ
thù trước mắt của nhân dân thế giới là:
a. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc nói chung
b. Chủ nghĩa phát xít
c. Chủ nghĩa thực dân mới
d. Phong kiến địa chủ
Câu 28: Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11/1939) xác định nhiệm vụ hàng
đầu và cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương là:
a. Đấu tranh đòi tự do dân chủ

b. Đấu tranh giải phóng dân tộc

c. Đánh đổ chế độ phong kiến

d. Đánh đổ thực dân Pháp

Câu 29: Khẩu hiệu đấu tranh được đề ra tại Hội nghị BCHTW lần thứ
6 của Đảng (11/1939):
a. Tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân
b. Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết

19


c. Chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân
đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày nghèo

d. Chống phản động thuộc địa, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và
hòa bình
Câu 30: Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất
thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, tịch thu
ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân
tộc chia cho dân cày nghèo” được đề ra lần đầu tiên tại:
a. Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11/1939)
b. Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (11/1940)
c. Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (5/1941)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 31: Đảng nhận định: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông
Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đuổi đế quốc
Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để đấu
tranh lấy tự do độc lập” tại:
a. Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11/1939)
b. Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (11/1940)
c. Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (5/1941)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 32: Hội nghị có ý nghĩa mở đầu cho quá trình chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược cách mạng của Đảng trong thời kỳ vận động giải phóng dân
tộc 1939 – 1945:
a. Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11/1939)
b. Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (11/1940)
20


c. Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (5/1941)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 33: Hồ Chí Minh kêu gọi: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và

bọn Việt gian cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng” vào thời gian nào?
a. Tháng 2 năm 1930: Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng
b. Tháng 5 năm 1941: Lời kêu gọi sau Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8
c. Tháng 8 năm 1945: Lời kêu gọi tổng khởi nghĩa giành chính quyền
d. Tháng 12 năm 1946: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Câu 34: Thời kỳ nào nhân dân ta chịu “một cổ hai tròng” nô lệ?
a. Thời kỳ 1930 – 1931

c. Thời kỳ 1940 – 1945

b. Thời kỳ 1936 – 1939

d. Thời kỳ 1945 – 1946

Câu 35: Đảng quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt
trận riêng tại :
a. Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11/1939)
b. Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (11/1940)
c. Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (5/1941)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 36: “Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam” ra đời vào thời kỳ nào?
a. Thời kỳ 1930 – 1931

c. Thời kỳ 1936 – 1939

b. Thời kỳ 1932 – 1935

d. Thời kỳ 1939 – 1945

Câu 37: Chủ trương khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa

được Đảng đề ra lần đầu tiên tại:
a. Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11/1939)
21


b. Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (11/1940)
c. Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (5/1941)
d. Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng (9/3/1945)

Câu 38: Chính sách ngoại giao của Đảng: “Bình đẳng, hợp tác, thêm
bạn bớt thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh – Pháp, Mỹ - Tưởng,
tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù trong một lúc”
được đề ra lần đầu tiên tại:
a. Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (11/1939)
b. Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (5/1941)
c. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 39: Chủ trương thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành
“Việt Nam giải phóng quân” được đề ra tại:
a. Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (5/1941)
b. Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng (9/3/1945)
c. Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (15/4/1945)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 40: Các tổ chức Mặt trận: “Việt Nam độc lập đồng minh”, “Ai
Lao độc lập đồng minh”, “Cao Miên độc lập đồng minh” được thành lập
vào:
a. Thời kỳ 1930 – 1931
c. Thời kỳ 1936 – 1939

b. Thời kỳ 1932 – 1935

d. Thời kỳ 1939 – 1945

22


Câu 41: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
phản ánh nội dung của Hội nghị nào?
a. Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (5/1941)
b. Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng (9/3/1945)
c. Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (15/5/1945)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 42: Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền
cách mạng của nhân dân Đông Dương” được đề ra tại:
a. Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 6 (11/1939)
b. Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (5/1941)
c. Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng (12/3/1945)
d. Hội nghị toàn Đảng (8/1945)
Câu 43: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
(12/3/1945) xác định phương pháp đấu tranh:
a. Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy
b. Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ
địa
c. Tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa
d. Đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
Câu 44: Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh: “Giờ quyết định cho vận mệnh
dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải
phóng cho ta” vào thời gian nào?
a. Tháng 2/1930: Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng
b. Tháng 8/1945: Lời kêu gọi toàn quốc đứng lên khởi nghĩa
23



c. Tháng 12/1946: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
d. Tháng 7/1966: Kêu gọi nhân dân ta đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ
Câu 45: Cách mạng Tháng tám năm 1945 là kết quả tổng hopự của 15
năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đuwocj rèn luyện qua các cao trào cách mạng:
a. Cao trào cách mạng 1930 – 1931
b. Cao trào cách mạng 1936 – 1939
c. Cao trào cách mạng 1939 – 1945
d. Tất cả đáp án a, b, c

24


CHƯƠNG III.
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ
QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 - 1975)
Câu 1. Quốc hội thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa vào:
a. Tháng 8 năm 1945.

b. Tháng 5 năm 1946.

c. Tháng 11 năm 1946.

d. Tháng 12 năm 1946

Câu 2. Ở thời kì nào vận mệnh dân tộc ta như “Ngàn cân treo sợi

tóc”?
a. Thời kỳ 1932 - 1935.

c. Thời kỳ 1945 - 1946.

b. Thời kỳ 1939 - 1945.

d. Thời kỳ 1946 - 1954.

Câu 3. Âm mưu “Diệt cộng, cầm Hồ, phá tan Việt Minh” là của:
a. Đế quốc Pháp.

c. Phát xít Nhật

b. Quân Tàu, Tưởng.

d. Đế quốc Anh.

Câu 4. Ban thường vụ TW Đảng xác định “Cuộc cách mạng Đông
Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng cuộc cách mạng
ấy chưa hoàn thành, vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập”. Tại:
a. “Chủ trương kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945).
b. “Chỉ thị toàn dân kháng chiến” (22/12/1946).
c. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947).
d. Tất cả đáp án a, b, c
25


×