Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trong công ty xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.3 KB, 75 trang )

Chuyờn thc tp

B mụn kinh t u T

Mục lục
Lời mở đầu..........................................................................................
4
phần I. Tình hình đầu t nâng cao khả năng
cạnh tranh trong công ty...............................................
6
I. Giới thiệu tổng quan về công ty và khả
năng cạnh tranh trong công ty..................................
6
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................
6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................
6
1.2. Giới thiệu về công ty.....................................................................
7
2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty..............................
8
2.1. Lĩnh vực hoạt động ......................................................................
8
2.2. Năng lực sản xuất .........................................................................
8
3. Khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trờng xuất nhập khẩu.....
8
3.1. Tình hình xuất khẩu......................................................................
9
3.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty...................................
10


3.2.1. Tình hình chung.........................................................................
10

SV: Cao Vn i

1

Lp: Kinh T u T 45B


Chuyờn thc tp

B mụn kinh t u T

3.2.2. Một số thuận lợi.........................................................................
10
3.2.3. Những mặt hạn chế....................................................................
12
II. Tình hình đầu t nâng cao khả năng cạnh
tranh các năm gần đây (từ năm 2002-2006).................
15
1. Hoạt động đầu t cho cơ sở vật chất..................................................
16
2. Hoạt động đầu t cho nguồn nhân lực...............................................
17
3. Hoạt động đầu t cho hng hoa dự trữ ..............................................
20
4. Hoạt động đầu t vào nghiên cứu thị trờng........................................
22
5. Hoạt động đầu t vào dịch vụ và sản phẩm........................................

24
III. Đánh giá kết quả hoạt động đầu t và khả
năng cạnh tranh của công ty .......................................
28
1.Đánh giá chung.................................................................................
28
2. Thuận lợi và khó khăn của công ty..................................................
32
2.1. Một số thuận lợi của công ty.........................................................
32
2.2. Những mặt hạn chế của công ty....................................................
33
Phần II. Một số giải pháp đầu t nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh trong công ty xuất
SV: Cao Vn i

2

Lp: Kinh T u T 45B


Chuyờn thc tp

B mụn kinh t u T

nhập khẩu lơng thực thực phẩm Hà Nội..................
35
I.Chiến lợc phát triển của công ty những năm
tiếp theo.......................................................................................
35

1. Phơng hớng hoạt động của công ty trong thời gian tới....................
35
2. Mục tiêu chủ yếu của công ty trong thời gian tới............................
36
II. Một số giải pháp đầu t nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh trong công ty..................................
37
1. giải pháp chung................................................................................
37
1.1. Tiếp tục tổ chức và hoàn thiện tốt việc lập kế hoạch.....................
37
1.2. giải pháp về quản lý......................................................................
38
1.3. Giải pháp triệt để các nguyên tắc hạch toán kinh doanh...............
39
1.4. Giải pháp đối với việc quản lý bảo dỡng tài sản cố định..............
40
2. Tiếp tục đầu t vào nguồn nhân lực...................................................
40
3. Đầu t nâng cao hiệu quả Marketing nhằm phát triển thị trờng .......
41
4. Đầu t đa dạng hoá sản phẩm xuất nhập khẩu...................................
43
5. Một số giải pháp về nguồn vốn........................................................
44
SV: Cao Vn i

3

Lp: Kinh T u T 45B



Chuyờn thc tp

B mụn kinh t u T

5.1. Về huy động vốn...........................................................................
44
5.2. Về sử dụng vốn.............................................................................
46
6. Đầu t vào hàng tồn kho và quản lý hàng nhập kho .........................
48
7. Một số giải pháp khác......................................................................
49
III. Một số kiến nghị................................................................
51
1. Về phía công ty................................................................................
51
2. Về phía Nhà nớc..............................................................................
52
Kết luận.........................................................................................
56
Tài liệu tham khảo.................................................................
58

SV: Cao Vn i

4

Lp: Kinh T u T 45B



Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

Lời nói đầu
Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực,
vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với
sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của
nước ta,.nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam đã là thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập của nước
ta. Mỗi chủ thể kinh tế phải tự vận hành, tự quyết định tất cả mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ hoạt động thăm dò thị
trường, quyết định đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ,
đầu tư cho lực lượng lao động, đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm
gì và làm như thế nào để có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh
của mình, tận dụng có hiệu quả các cơ hội, giảm thiểu những thách
thức do cạnh tranh mang lại chính là vấn đề đặt ra để các doanh
nghiệp tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển của doanh
nghiệp mình, khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Trong xu thế chung đó, Công ty Xuất nhập khẩu LTTP thuộc
Tổng Công ty LTMB là một doanh nghiệp Nhà nước mới tách ra
thành công ty cổ phần hóa, đã hoà nhịp cùng với sự phát triển của
đất nước khi mà xu thế hội nhập đã trở thành tất yếu. Nhu cầu nhập
khẩu các mặt hàng lương thực phẩm ngay càng tăng lên, cùng với
SV: Cao Văn Đại


5

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

nhu cầu xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh của nước ta sang
nước ngoài để cạnh tranh và thu lợi nhuận, Công ty đã đáp ứng
dịch vụ vận chuyển, các dịch vụ có liên quan đến vấn đề xuất nhập
khẩu (XNK). Cùng với sự ra đời của nhiều Công ty xuất nhập khẩu
trong nước, Công ty đã mở rộng mô hình hoạt động của mình và
nghiên cứu mở rộng thị trường cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất
khẩu sang nhiều nước trên thế giới với quy mô lớn. Trong thời
gian thực tập tại Công ty XNK LTTP tôi đã tập trung nghiên cứu
thực trạng hoạt động đầu tư và khả năng cạnh tranh của Công ty, vì
vậy tôi đã lựa chọn chuyên đề với đề tài: “Đầu tư nâng cao khả
năng cạnh tranh trong Công ty Xuất nhập khẩu LTTP HN”.
Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần:
Phần 1. Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trong
công ty
Phần 2: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh trong công ty XNK LTTP Hà Nội.
Đề tài tập chung vào nghiên cứu về tình hình đầu tư nâng cao
khả năng cạnh tranh của Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh. Tôi xin cảm ơn thầy giáo Từ Quang
Phương đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thiện chuyên đề này. Tôi
xin cảm ơn tập thể cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu LTTP HN đã

giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Công ty. Vì thời gian và
trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu

SV: Cao Văn Đại

6

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

xót và khuyết điểm, mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài
được hoàn thiện và có tính thiết thực hơn.

Phần 1. Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trong
công ty.
I. Giới thiệu tổng quan về công ty và năng lực cạnh tranh trong
công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. lich sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực –
Thực phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp thành viên của Tổng

SV: Cao Văn Đại

7


Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

Công ty Lương thực Miền Bắc được cổ phần hóa và đi vào hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2005.
Hoạt động của Công ty chuyên về sản xuất kinh doanh, chế biến
hàng lương thực, nông sản, các lĩnh vực dịch vụ phục vụ đời sóng
nhân dân thủ đô.
Với chiến lược mở rộng và không ngừng phát triển, Công ty CP
XNK Lương thực – Thực phẩm Hà Nội sẵn sàng hợp tác, liên
doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Mục tiêu của Công ty là đem lại sự thịnh vượng, an khang cho
khách hàng của mình. Cung cấp cho quý khách hàng những sản
phẩm, dịch vụ, giải pháp tốt nhất; với một khát khao mang lại niềm
vui, lợi ích và sự hài lòng của khách hàng. Niềm vui và sự hài lòng
của công ty đó là khi khách hàng có niềm vui và sự hài lòng mang
lại cho quý khách hàng.
Phương châm hoạt động; Phương thức kinh doanh linh hoạt trên
tinh thần hợp tác và quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng,
các

đối

tác

kinh


doanh.

Công ty là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp nhu cầu
lương thực trên địa bàn thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
1.2.Giới thiệu về Công ty
 Tên tổ chức:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP

KHẨU LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI
 Tên viết tắt:

SV: Cao Văn Đại

VIHAFOODCO

8

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

 Trụ sở chính:

84 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội


 Điện thoại:

84 – 4 7150371 / 7150321

 Fax:

84 – 4 7150328

 Email:



 Website:

www.namdo.com.vn

 Vốn điều lệ hiện tại:

50 tỷ VND

 Giấy CNĐKKD: : Số 0103003628 do Sở Kế hoạch đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 06/02/2005, thay đổi lần 3 ngày
16/11/2006.
 Nganh nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty : các mặt hàng
gạo Thương hiệu Nam Đô và các loại gạo chất lượng cao, các
mặt hàng gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam, dịch vụ du
lịch và các hoạt động hỗ trợ du lịch, các mặt hàng lương thực –
thực phẩm, phân phối sản phẩm, các dịch vụ cho thuê văn
phòng…..
 Chứng nhận chất lượng

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các sản
phẩm gạo Tám Xoan Hải Hậu, Thai’s King, Bắc Thơm, Tám
Điện Biên, Nếp cái Hoa vàng, Thạch Sanh, Cô Tấm.
 Bằng khen
Các giấy khen của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc...

SV: Cao Văn Đại

9

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

- Cúp vàng doanh nghiệp tiêu biểu năm 2003 tại Hội chợ Doanh
nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long (do Hội tiêu
chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức).
- Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho doanh
nghiệp tiêu biểu góp phần vào sự thành công của Hội chợ Thương
mại quốc tế Hà Nội EXPO 2005.
- Huy chương vàng Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam
EXPO 2006 cho các sản phẩm Tám Xoan, Tám Điện Biên, Thai’s
King.
2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
2.1. Lĩnh vực hoạt động
- Kinh doanh lương thực, nông lâm sản; các sản phẩm chế biến từ

lương thực.
- Kinh doanh, chế biến các mặt hàng gạo chất lượng cao.
- Đầu tư và kinh doanh bất động sản. Thuê và cho thuê văn phòng,
kho bãi....
- Dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống.
2.2. Năng lực sản xuất
- Nhà máy Chế biến Gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại Châu Đốc,
An Giang với năng lực chế biến khoảng 60.000 - 75.000tấn/năm.
- Chi nhánh Kinh doanh Lương thực – Thực phẩm và Chi nhánh
Kinh doanh Gạo Chất lượng cao với khả năng cung cấp khoảng
5.000- 7.000 tấn/năm các loại gạo chất lượng cao

SV: Cao Văn Đại

10

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

3. khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường XNK
Ngay từ khi mới thành lập Công ty XNK Lương Thực Phẩm
Hà Nội đã đảm nhiệm hai chức năng: thương mại và dịch vụ, tuy
nhiên trong suốt quá trình phát triển của Công ty, hoạt động XNK
vẫn là hoạt động chính chiếm 92% tổng doanh thu. Các hoạt động
kinh doanh khác của Công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
toàn bộ hoạt động của Công ty và cũng chưa phải là mặt mạnh để

Công ty có thể cạnh tranh nhờ các hoạt động này. Do vậy, để đánh
giá khả năng cạnh tranh của Công ty XNK lt với các đối thủ khác
thì ta chỉ tập trung vào nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Công
ty trong lĩnh vực XNK.
3.1. Tình hình xuất nhập khẩu
Thế mạnh trong hoạt động XNK của Công ty là lĩnh vực xuất
khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là lương thực
thưc phẩm ,các mặt hàng gạo Thương hiệu Nam Đô và các loại gạo
chất lượng cao, các mặt hàng gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu,nông
lâm sản. . .
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.811.770 USD tăng
165,7% so với năm 2002, năm 2004 doanh thu xuất khẩu đạt
8.067.707 USD tăng hơn 47% so với năm 2003, năm 2005 doanh
thu xuất khẩu đạt 4.630.207 USD bằng 61,3% năm 2004 và năm
2006 doanh thu xuất khẩu đạt 18.495.549 USD tăng 214,3% so với
năm 2005. Tuy nhiên, Công ty vẫn bị động trong việc lựa chọn mặt

SV: Cao Văn Đại

11

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

hàng xuất khẩu, nghĩa là khi khách hàng yêu cầu thì Công ty đáp
ứng, không có một kế hoạch cụ thể chủ động tìm nguồn hàng và

nơi tiêu thụ cho từng lĩnh vực hàng hoá. Việc phát triển xuất khẩu
những mặt hàng ngoài ngành (bao gồm những mặt hàng thuộc lĩnh
vực tiêu dùng dân dụng . . .) đã giúp Công ty bù đắp sự giảm sút
thị phần của các mặt hàng trong chủ lực. Đó là một định hướng rất
có ý nghĩa trong chiến lược đẩy mạnh hoạt động XNK của Công
ty.
So với hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng như
sản xuất và dịch vụ của Công ty có quy mô nhỏ hơn nhiều. Hoạt
động nhập khẩu của Công ty chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt
động XNK của Công ty. Công ty chủ yếu nhập khẩu hàng tiêu
dùng (trái cây, mây sơ chế, chỉ sơ dừa...), hàng nông, lâm, thuỷ
sản.

3.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty
3.2.1. Tình hình chung
Ngay từ khi mới thành lập Công ty XNK lương thực thực
phẩm Hà Nội đã đảm nhiệm hai chức năng: thương mại và dịch
vụ. Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển của Công ty, hoạt
động XNK vẫn là hoạt động chính chiếm 92% tổng doanh thu. Thế
mạnh trong hoạt động XNK của Công ty là lĩnh vực xuất khẩu.
Hiện nay, tổng số vốn điều lệ trong đăng ký kinh doanh của
Công ty đã được bổ sung thêm hơn 10 tỷ VNĐ, tổng số vốn kinh
doanh của Công ty đã lên tới 50 tỷ.
SV: Cao Văn Đại

12

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B



Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

Với số vốn hiện nay của Công ty không thể đáp ứng tất cả
các thương vụ kinh doanh XNK, do vậy ngoài nguồn vốn tự có và
nguồn vay từ ngân hàng, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thì Công ty
cần có các chính sách sử dụng vốn hợp lý bằng cách ưu tiên vốn
cho các mặt hàng kinh doanh có lãi suất cao, tăng vòng quay vốn
lưu động kết hợp với việc khai thác nguồn vốn bên ngoài như: khai
thác nguồn vốn từ liên doanh liên kết; huy động nguồn vốn từ công
nhân viên trong Công ty và sử dụng các phương thức thanh toán
hợp lý.
Đặc biệt, Công ty đã tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, bảo lãnh của
Tổng Công ty trong việc vay vốn để xây dựng các hệ thống bồn
chứa, kho nổi, mua sắm phương tiện vận tải nhằm thực hiện có
hiệu quả hơn công việc nhập khẩu
3.2.2. Một số thuận lợi
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới không
mấy sáng sủa, tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 1,6% trong khi đó
nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng
7%, cùng với một hệ thống chính trị xã hội luôn luôn ổn định và
chắc chắn sẽ tạo ra những thuận lợi nhất định khi Công ty XNK
Lương Thực Phẩm Hà Nội tham gia cạnh tranh trên thị trường.
Trong tiến trình hội nhập vào khối ASEAN, và gia nhập tổ
chức thương mại WTO khi mà thời điểm bãi bỏ hàng rào thuế quan
đã đến, hàng hoá của các nước trong khu vực được đưa vào thị
trường nước ta dễ dàng hơn. Vốn là một đơn vị chuyên kinh doanh
thương mại, Công ty sẽ có cơ hội thuận lợi để thực hiện công việc
kinh doanh của mình, bởi hàng rào thuế quan được bãi bỏ, thủ tục

xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khối ASEAN sẽ
được tiến hành đơn giản hơn . . .
SV: Cao Văn Đại

13

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

Bên cạnh đó, hiệp định thương mại Việt - Mỹ đang có hiệu
lực đối với cả hai bên. Đây là cơ hội cho chúng ta tiếp cận tìm hiểu
và tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán với các đối tác
Mỹ - nguồn cung cấp có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu đa dạng
và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong nước.
Năm 2005, Tổng Công ty Lương Thực Phẩm Miền Bắc đã
vượt qua khó khăn, thách thức của cơ chế thị trường và trên đường
hội nhập thị trường thế giới, với tổng doanh thu năm 2005 tăng lên
652.698 triệu VNĐ (tăng 152% so với năm 2004), lợi nhuận gộp
tăng lên 16.117 triệu (tăng 161%), lợi nhuận thuần tăng lên 2.952
triệu (tăng 516% so với năm 2004). Với những kết quả này thì
Công ty XNK Lương Thực Phẩm Hà Nội có doanh thu cao nhất và
sẽ có cơ hội nhận được nguồn vốn đầu tư từ Tổng Công ty để nâng
cao sức cạnh tranh.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực XNK, Công ty đã
tạo được uy tín với bạn hàng bằng chính sự nỗ lực, sự cố gắng của
bản thân Công ty, Công ty cũng duy trì tốt và phát huy được vai trò

của mình trong việc cung cấp hàng thực phẩm, dịch vụ phục vụ
cho nhu cầu trong nước và phục vụ cho xuất khẩu ra các nước.
Công ty luôn duy trì các bạn hàng ở một số nước truyền
thống có kim ngạch nhập khẩu cao như: Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan, Mỹ, Philippines… Nguyên nhân do từ năm 1994 Nhà
nước cấm xuất khẩu sắt vụn. Phát triển thị trường xuất khẩu là một

SV: Cao Văn Đại

14

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, việc chiếm
lĩnh thị phần xuất khẩu khó hơn nhập khẩu nhiều. Mặt hàng xuất
khẩu phải có tính cạnh tranh về giá, chất lượng . . . Năm 1998, bổ
sung thêm 2 thị trường Hồng Kông và Philippines. Từ năm 2000
trở lại đây, cơ cấu thị trường xuất khẩu của đơn vị ngày càng đa
dạng và có xu hướng dịch chuyển về khu vực Đông Âu. Cũng
giống như thị trường nhập khẩu, các nước Châu Á vẫn là thị
trường nhập khẩu lớn nhất.
Về phía công ty thì đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ vững vàng,
năng động trong công việc và luôn đặt lợi ích của Công ty lên hàng
đầu và luôn được bồi dưỡng, đào tạo về các nghiệp vụ XNK để
đáp ứng với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong công cuộc cạnh

tranh để giành giật thị trường.
3.2.3. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi mà Công ty có được, Công ty sẽ
phải đương đầu với những khó khăn lớn. Khi hàng rào thuế quan
được bãi bỏ, hàng hoá tràn ngập vào thị trường nội địa với giá cả
hợp lý, chất lượng tốt sẽ cạnh tranh với hàng hoá trong nước dẫn
đến hàng hoá của từng cơ sở trong nước khó có thể cạnh tranh với
hàng ngoại nhập, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, các dịch vụ
về XNK cũng xuất hiện ở nhiều Công ty mới và do đó sự cạnh
tranh là tất yếu. Khi đó, là một đơn vị kinh doanh XNK cung ứng

SV: Cao Văn Đại

15

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

nhu cầu lương thực sẽ không tránh khỏi những cản trở trong mở
rộng kinh doanh.
Ngành nông nghiệp nước ta còn kém phát triển, nên đã gây ra
nhiều khó khăn, bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
khi tham gia ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế mà Công ty
không là một ngoại lệ. Trong các hợp đồng mua bán của mình,
Công ty luôn phải lựa chọn các điều mà các chặng vận tải chính là
do phía đối tác đảm nhận làm cho giá cả các mặt hàng nhập khẩu

của Công ty luôn ở mức cao, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh
của Công ty mà cụ thể là ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của
Công ty so với các đối thủ khác.
Các chính sách của Nhà nước chưa được kiện toàn như thủ
tục hành chính (đặc biệt là hải quan), quy định về thuế nhập khẩu,
chính sách hỗ trợ về vốn, nghiệp vụ. Mặt khác, Nhà nước luôn
khuyến khích sản xuất trong nước làm ảnh hưởng tới hoạt động
nhập khẩu và hạn chế khả năng cạnh tranh của Công ty.
Nhà nước chưa chú trọng đầu tư giúp các doanh nghiệp trong
việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và am hiểu về
kinh doanh thương mại quốc tế cũng như tạo điều kiện cho Công
ty thu thập các thông tin về thị trường, đối tác. Do vậy, Công ty
còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác cả trong nước và
ngoài nước do thiếu sự hiểu biết cũng như thiếu các điều kiện về
vật chất.

SV: Cao Văn Đại

16

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

Công ty XNK Lương Thực Phẩm Hà Nội là một đơn vị trực
thuộc Tổng Công ty Lương Thực Việt Nam với mục tiêu chính là
kinh doanh XNK cung cấp nhu cầu lương thực, hàng tiêu dùng. . .

cho các đơn vị trong nước. Kinh doanh các loại lương thực, vật tư
nông nghiệp và cung cấp dich vụ văn phong…. dịch vụ vận chuyển
giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, chế biến nông sản thực
phẩm . Nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh và cung ứng hàng tiêu
dùng . . . Mặc dù sản lượng cũng như doanh thu không lớn nhưng
đã góp phần giải quyết cho số lao động dôi dư tại cơ sở. Tuy nhiên,
do công nghệ sản xuất có hàm lượng kỹ thuật chưa cao cùng với
đội ngũ lao động vốn được chuyển từ kinh doanh sang, mặc dù đã
được đào tạo song trình độ kỹ thuật, tay nghề cũng như khả năng
làm việc lành nghề bị hạn chế. Do vậy, năng suất lao động còn
thấp, sản phẩm có sức cạnh tranh chưa cao so với các sản phẩm
cùng loại khác trên thị trường, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của đơn vị.
Trong nhiều năm trở lại đây, do hoạt động sản xuất và kinh
doanh XNK của Công ty luôn ổn định và tăng trưởng cho nên tình
hình tài chính của đơn vị tương đối ổn định. Nguồn vốn của Công
ty không những được đảm bảo mà ngày càng được bổ sung. Tuy
nhiên, lượng bổ sung này không đáng kể, do đó hiện tại và tương
lai gần, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong thương trương quốc
tế.

SV: Cao Văn Đại

17

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập


Bộ môn kinh tế Đầu Tư

Công ty chưa có đội ngũ chuyên về lĩnh vực Marketing của
Công ty mà hiện nay đều do phòng Thương mại - Dịch vụ đảm
nhiệm việc nghiên cứu thị trường, gặp gỡ các bạn hàng . . . làm cho
hiệu quả hoạt động của phòng Thương mại - Dịch vụ bị hạn chế,
nhiều cơ hội lớn bị bỏ qua và do đó việc mở rộng thị trường diễn ra
chậm chạp, chủng loại các mặt hàng mới trong lượng hàng hoá
nhập khẩu hàng năm là rất ít, đặc biệt là quan hệ của Công ty với
các nước có thị trường phát triển như Nhật và Đông Âu chưa được
mở rộng. Trong đó Công ty cũng bỏ qua thị trường trong khu vực
giàu tiềm năng là Đài Loan, SNG

II. Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công
ty các năm gần đây (từ năm 2002 đến năm 2006)

SV: Cao Văn Đại

18

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

Trong thời gian qua, Công ty đã có nhiều hoạt động đầu tư
thiết thực cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tình hình phân bổ vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh và lĩnh vực nghiên cứu phát triển của Công ty được thể hiện
qua bảng cơ cấu đầu tư sau:
Bảng phân bổ vốn đầu tư
Đơn vị: triệu VNĐ.
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Chỉ tiêu
Tổng vốn 5.650

6.761

9.361

15.406

22.613

đầu tư
Trong đó:
Đầu tư cho 1.359


1.405

1.936

2.572

3.795

CSVCKT
Đầu tư cho 505

689

1.143

2.156

3.506

lực
Đầu tư vào 876

938

1.726

2.431

3.653


hàng dự trữ
Đầu
tư 857

1.142

1.574

3.273

5.534

2.587

2.982

4.974

6.125

nguồn nhân

nghiên

cứu

thị trường
Đầu tư vào 2.053
dịch vụ và

sản phẩm

SV: Cao Văn Đại

19

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

nguồn: phòng tài chính công ty XNK lương thực thực phẩm
Hà Nội
Qua bảng trên đây, ta có thể phân tích kỹ thực trạng các hoạt
động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong Công ty
trong thời gian qua.
1. Hoạt động đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhà cửa và vật kiến trúc là những yếu tố không thể thiếu
được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vai trò của nó rất lớn
trong việc sản xuất kinh doanh của đơn vị, góp phần nâng cao năng
suất hoạt động cho công ty, do đó là yếu tố không thể thiếu được
trong việc tạo ra lợi nhuận của Công ty. Vì lý do đó, thời gian qua
Công ty đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ bản để không ngừng
nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị.
Hoạt động đầu tư của Công ty cho cơ sở vật chất kỹ thuật
phần lớn tập trung xây dựng và cải tạo các kho bãi bởi Công ty
luôn nhận thức được rằng kho bãi luôn đóng một vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là những nơi chứa

hàng hoá khi hàng về, và chứa hàng hóa dự trữ để phục vụ cho
xuất khẩu từ đó giảm được chi phí đáng kể khi phải đi thuê kho bãi
từ đó hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, với một hệ thống kho bãi rộng
lớn được bố trí tại các cảng lớn thuộc trung tâm kinh tế quan trọng
như: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, An Giang, ngoài việc

SV: Cao Văn Đại

20

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

dự trữ hàng hoá thì những lúc hàng chưa về Công ty có thể cho
thuê từ đó cũng thu được một phần lợi nhuận không nhỏ góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Và điều này sẽ tạo điều kiện cho
việc nâng cao khả năng đầu tư cho các năm sau đó.
Do nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện đại, đồng thời để đáp
ứng được yêu cầu mở rộng kinh doanh trong tương lai, phù hợp
với sự phát triển đổi mới của đất nước, sự phát triển của doanh
nghiệp thì một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao
động là đầu tư vào máy móc thiết bị, nâng cao trình độ công
nghệ,để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Đặc biệt là đối
với nước ta, trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, công nghệ của
nước ta còn rất lạc hậu so với các nước phát triển. Để hội nhập

được thì điều đầu tiên mang tính quan trọng là đầu tư vào máy móc
thiết bị để từng bước nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng suất
lao động, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Công ty đã từng bước đầu tư nhằm hiện đại hoá các trang thiết bị
của mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tuy nhiên mức độ
đầu tư còn khá mỏng, chiếm một tỷ lệ thấp so với đầu tư xây dựng
cơ bản trong tổng mức đầu tư của Công ty. Các Công ty bây giờ
không chỉ cạnh tranh với nhau dựa vào lợi thế sẵn có của mình mà
còn bằng việc nhanh nhạy trong nắm bắt và xử lý thông tin trên thị
trường, do đó trong thời gian tới chắc chắn Công ty sẽ phải chú
trọng hơn cho việc đầu tư máy móc thiết bị, không chỉ nâng cao

SV: Cao Văn Đại

21

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động mà còn để nắm
bắt và xử lý kịp thời những thông tin trên thị trường cạnh tranh.
2. Hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực
Lao động là yếu tố quan trọng bảo đảm cho quá trình sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, là yếu tố đầu vào cho mỗi quá trình
sản xuất kinh doanh. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, Công ty có
75 người, phân bố trong ba xí nghiệp và 4 phòng ban nghiệp vụ.

Về trình độ chỉ có 17 người tốt nghiệp Đại học. Nhưng những năm
gần đây, Công ty XNK Lương Thực Phẩm Hà Nội đã có một đội
ngũ lao động mạnh cả về chất lượng và số lượng. Tổng số cán bộ
công nhân viên đến năm 2005 lên tới 183 người. Trong đó, trên
Đại học có 6 người và 89 người có trình độ đại học, cao đẳng. Để
làm chủ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh, ban lãnh đạo đã chú
trọng chỉ đạo tốt công tác nhân sự, đào tạo, xây dựng quy chế đào
tạo lao động. Trong hơn hai năm qua, Công ty đã tuyển dụng thêm
được trên 30 kỹ sư, cử nhân thuộc các ngành kinh doanh, tin học . .
.
Sau đây là cơ cấu lao động của Công ty XNK Lương Thực
Phẩm HN:
Bảng 4: Cơ cấu lao động của Công ty XNK Lương Thực
Phẩm Hà Nội.

SV: Cao Văn Đại

22

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Năm
Chỉ

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

2001

2002
2003
2004
Số LĐ TL(%)Số LĐ TL(%)Số LĐ TL(%)Số LĐ TL(%

Tiêu
Tổng số lao

)
146

166

183

102 69,86
44 30,14

121 72,89
45 27,11

129 70,49
54 29,51

0,75
30,6

1 0,68
58 39,73


2
1,2
75 45,18

3 1,64
89 48,63

53 39,55
39 29,1

37 25,34
50 34,25

36 21,69
53 31,93

36 19,67
55 30,06

lao động
Lao động

34 22,84

39 23,56

51 46,75

65 30,98


trực tiếp
Lao động

100 77,16

107 56,44

115 73,25

118 69,02

động
Trong đó:
Nam
Nữ
Trình độ
Trên đại học
Đại học, cao
đẳng
Trung cấp
Công nhân

134

83 61,94
51 38,06
1
41

kỹ thuật

Hình thức

gián tiếp
Nguồn: Phòng tổng hợp.
Như vậy, qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng qua
các năm do yêu cầu của kinh doanh. Cơ cấu lao động của Công
ty có hợp lý hơn, lực lượng lao động gián tiếp có tỷ lệ tương đối
lớn vì tính chất đặc thù trong ngành nghề kinh doanh, lao động

SV: Cao Văn Đại

23

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

nam chiếm đa số trong tổng số lao động của Công ty. Đây là
một thuận lợi về phân công công việc của công tác quản trị nhân
lực vì với đặc thù công việc hay phải đi công tác xa, các tỉnh
biên giới và các cảng biển trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn vào
bảng biểu ta thấy tỷ lệ người lao động có trình độ Đại học và
trên Đại học tuy cao nhưng trong thực tế thì chưa phù hợp với
tốc độ phát triển như ngày nay, đây cũng là cơ sở để Công ty có
kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong toàn bộ
máy của Công ty.
Để có thể phòng ngừa hạn chế các tranh chấp trong quá trình

ký kết và thực hiện hợp đồng XNK thì cần phải nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ pháp lý của đội ngũ cán
bộ làm công tác XNK, đặc biệt của những người trực tiếp tham gia
đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng XNK hàng hoá. Thực
tế cho thấy không ít trường hợp Công ty XNK Lương Thực Phẩm
Hà Nội tham gia đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu với thương
nhân người nước ngoài mà người trực tiếp đàm phán ký kết thì lại
vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ vừa yếu về trình độ pháp lý.
Nhiều hợp đồng nhập khẩu sau khi ký kết vừa không chặt chẽ về
mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương vừa quá sở hở về pháp lý.
Đối với những hợp đồng như thế tranh chấp xảy ra là điều khó
tránh khỏi. Vì thế, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và trình độ pháp lý của các cán bộ trong Công ty trước tiên nhằm

SV: Cao Văn Đại

24

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


Chuyên đề thực tập

Bộ môn kinh tế Đầu Tư

khắc phục các tranh chấp phát sinh gây thiệt hại cho Công ty xuất
phát từ sự yếu kém về trình độ kinh doanh.
Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ
pháp lý thì phải học tập ở trường lớp và học tập trong thực tiễn. Do
vậy, Công ty cần quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, có kế hoạch

cho cán bộ tham gia các lớp học về nghiệp vụ XNK, về pháp luật
kinh doanh XNK thông qua các lớp ngắn hạn, tại chức, chuyên đề,
hội thảo, các khoá học nâng cao. Học hỏi để nâng cao trình độ qua
thực tiễn cũng hết sức quan trọng, cho nên những cán bộ có
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý và kinh nghiệm cần hướng
dẫn các cán bộ mới vào nghề, các cán bộ còn chưa chuyên sâu. Cắt
giảm bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả, giảm thiểu chi phí quản lý,
trẻ hoá đội ngũ cán bộ thông qua tuyển dụng và đào tạo cán bộ trẻ
có trình độ và năng lực.
Năm 2002, Công ty đầu tư 505 triệu VNĐ cho công tác
nguồn nhân lực và năm 2003 là 689 triệu VNĐ, tăng 136,44% so
với năm 2002. Năm 2004, nguồn nhân lực của Công ty tăng nhanh
nên tổng đầu tư cũng tăng lên 1.143 triệu VNĐ, tăng 165,89% so
với năm 2003. Đến năm 2005, đầu tư 2.156 triệu VNĐ cho việc
đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trẻ và nghiệp vụ thị trường
mới cho đội ngũ cán bộ cũ có năng lực, tổng đầu tư tăng 188,63%
so với năm 2004. Năm 2006, tổng đầu tư đạt 3.506 triệu VNĐ,
tăng 162,62% so với năm 2005 do nhu cầu đào tạo thêm về hội

SV: Cao Văn Đại

25

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 45B


×