Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH dễ tổn THƯƠNG và NĂNG lực THÍCH ỨNG tại xã TRUNG BÌNH HUYỆN TRẦN đề và xã AN THẠNH NAM HUYỆN cù LAO DUNG, sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.5 KB, 60 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH
ỨNG TẠI XÃ TRUNG BÌNH HUYỆN TRẦN ĐỀ VÀ XÃ AN THẠNH NAM
HUYỆN CÙ LAO DUNG, SÓC TRĂNG

Bản thảo, Tháng 05 năm 2012


Mục lục
Từ Viết Tắt ---------------------------------------------------------------------------------------------------- v
Danh mục hình ---------------------------------------------------------------------------------------------- vi
Danh mục bảng ---------------------------------------------------------------------------------------------vii
I. Giới thiệu ----------------------------------------------------------------------------------------------------1
II. Phương pháp----------------------------------------------------------------------------------------------3
III. Kết quả -----------------------------------------------------------------------------------------------------4
1. Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (05/05/2012)----------------------------------------4
1.1 Phân tích ma trận tổn thương ấp Mỏ Ó ---------------------------------------------------- 6
1.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên ---------------------------------------------- 7
1.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ------------------------------------------------------------- 7
1.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế -------------------------------------------------------------- 8
1.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên ----------------------------------------- 8
1.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ------------------------------------------------------- 9
Nhận xét chung về ma trận tổn thương của ấp Mỏ Ó ------------------------------------- 10
1.2 Bản đồ rủi ro ấp Mỏ Ó---------------------------------------------------------------------------- 10
1.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm
SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
1.3.1 Yếu tố khí hậu:-------------------------------------------------------------------------------- 11
1.3.2 Yếu tố phi khí hậu---------------------------------------------------------------------------- 11
1.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (kết quả thảo luận
nhóm SWOT) -------------------------------------------------------------------------------------------- 13


1.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 13
1.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 13
1.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp
Mỏ Ó ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14
1.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó --------------------------------------------- 15
1.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Mỏ Ó---------------------------------------------- 16
2. Ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (06/05/2012) --------------------------------------- 16
2.1 Phân tích ma trận tổn thương ấp Chợ ------------------------------------------------------- 18
2.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ----------------------------------------------------------------- 18
2.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên -------------------------------------------- 19
2.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ----------------------------------------------------------- 19
2.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế ------------------------------------------------------------ 20
ii


2.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên --------------------------------------- 21
2.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ----------------------------------------------------- 21
2.2 Bản đồ rủi ro ấp Chợ ----------------------------------------------------------------------------- 22
2.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm
SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 23
2.3.1 Yếu tố tự nhiên ------------------------------------------------------------------------------- 23
2.3.2 Yếu tố phi tự nhiên -------------------------------------------------------------------------- 23
2.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Chợ với BĐKH (kết quả thảo luận
nhóm SWOT) -------------------------------------------------------------------------------------------- 24
2.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 24
2.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 24
2.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp
Chợ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 24
2.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Chợ ---------------------------------------------- 25
2.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Chợ ------------------------------------------------ 26

3. Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (ngày 07/05/2012)--------------- 26
3.1 Ma trận tổn thương ấp Vàm Hồ --------------------------------------------------------------- 28
3.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ----------------------------------------------------------------- 28
3.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên -------------------------------------------- 29
3.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ----------------------------------------------------------- 30
3.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế ------------------------------------------------------------ 30
3.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên --------------------------------------- 31
3.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ----------------------------------------------------- 32
3.2 Bản đồ rủi ro ---------------------------------------------------------------------------------------- 33
3.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm
SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 33
3.3.1 Yếu tố khí hậu -------------------------------------------------------------------------------- 33
3.3.2 Yếu tố phi khí hậu---------------------------------------------------------------------------- 34
3.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Vàm Hồ với BĐKH (kết quả thảo
luận nhóm SWOT) ------------------------------------------------------------------------------------- 34
3.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 34
3.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 35
3.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp
Vàm Hồ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 36
3.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Vàm Hồ ----------------------------------------- 37
iii


3.7 Các mối quan tâm, nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Vàm Hồ ---------------- 37
4. Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (08/05/2012)-------------- 38
4.1 Ma trận tổn thương ấp Võ Thành Văn ------------------------------------------------------- 41
4.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ----------------------------------------------------------------- 41
4.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên -------------------------------------------- 41
4.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ----------------------------------------------------------- 42
4.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế ------------------------------------------------------------ 43

4.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên --------------------------------------- 43
4.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ----------------------------------------------------- 44
4.2 Bản đồ rủi ro ---------------------------------------------------------------------------------------- 45
4.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm
SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 45
4.3.1 Yếu tố khí hậu -------------------------------------------------------------------------------- 45
4.3.2 Yếu tố phi khí hậu---------------------------------------------------------------------------- 46
4.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (kết quả thảo luận
nhóm SWOT) -------------------------------------------------------------------------------------------- 46
4.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 46
4.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 46
4.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp
Võ Thành Văn ------------------------------------------------------------------------------------------- 47
4.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Võ Thành Văn --------------------------------- 48
4.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Võ Thành Văn ---------------------------------- 48
IV Các sáng kiến, mô hình và đề xuất cho hai xã------------------------------------------------- 49
V. Nhận xét chung về các ấp nghiên cứu (cho cả 4 ấp) ---------------------------------------- 50
1 Tính tổn thương ----------------------------------------------------------------------------------------- 50
Độ nhạy cảm--------------------------------------------------------------------------------------------- 50
Độ tiếp xúc ----------------------------------------------------------------------------------------------- 50
2 Về tầm quan trọng của các tổ chức tại địa phương (Sơ đồ VENN) ----------------------- 50
3 Các đề xuất chính--------------------------------------------------------------------------------------- 51
3.1 Phát triển sinh kế, nâng cao nhận thức ----------------------------------------------------- 51
3.2 Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên----------------------------------------------------------------- 51

iv


Từ Viết Tắt
















BCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam
BĐKH: Biến đổi khí hậu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
EU: Liên minh châu Âu
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
GIZ: Tổ chức hợp tác quốc tế Đức
IUCN: Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế
KHKT: Khoa học – Kĩ thuật
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
NGO: Tổ chức phi chính phủ
NN & PTNT: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
UBND: Ủy ban nhân dân
VCA: Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu


v


Danh mục hình
Hình 1: Vị trí ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình,huyện Trần Đề, Sóc Trăng -----------------------------4
Hình 2: Bản đồ rủi ro Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng--------------- 11
Hình 3: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng
đồng ấp Mỏ Ó ---------------------------------------------------------------------------------------------- 14
Hình 4: Vị trí ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng---------------------------- 16
Hình 5: Bản đồ rủi ro ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng----------------- 22
Hình 6: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng
đồng ấp Chợ ------------------------------------------------------------------------------------------------ 25
Hình 7: Vị trí ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ---------- 27
Hình 8: Bản đồ rủi ro ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng33
Hình 9: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng
đồng ấp Vàm Hồ ------------------------------------------------------------------------------------------- 36
Hình 10: Vị trí ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng 39
Hình 11: Bản đồ rủi ro ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc
Trăng---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 45
Hình 12: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng
đồng ấp Võ Thành Văn ---------------------------------------------------------------------------------- 47

vi


Danh mục bảng
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010. ............................................2
Bảng 2: Lịch mùa vụ ấp Mỏ Ó .........................................................................................5
Bảng 3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp Mỏ Ó..........................5
Bảng 4: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy

cảm của các sinh kế ........................................................................................................6
Bảng 5: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên .....................................................................7
Bảng 6: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của vấn đề sử dụng đất ...........................................................................................7
Bảng 7: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các sinh kế ...............................................................................................8
Bảng 8: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.............................................................8
Bảng 9: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ..................................................................................9
Bảng 10: Lịch mùa vụ ấp Chợ .......................................................................................17
Bảng 11: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp Chợ .......................18
Bảng 12: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các sinh kế ......................................................................................................18
Bảng 13: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................19
Bảng 14: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của vấn đề sử dụng đất .........................................................................................19
Bảng 15: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các sinh kế .............................................................................................20
Bảng 16: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên......................................................................21
Bảng 17: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ................................................................................21
Bảng 18: Hiện trạng sử dụng đất Ấp Vàm Hồ ...............................................................27
Bảng 19: Lịch mùa vụ ấp Vàm Hồ .................................................................................28
Bảng 20: Các hiện tượng thời tiết cực đoạn thường xảy ra tại ấp Vàm Hồ...................28
Bảng 21: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các sinh kế ......................................................................................................28


vii


Bảng 22: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................29
Bảng 23: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của vấn đề sử dụng đất .........................................................................................30
Bảng 24: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các sinh kế .............................................................................................30
Bảng 25: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên......................................................................31
Bảng 26: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ................................................................................32
Bảng 27: Hiện trạng sử dụng đất ấp Võ Thành Văn......................................................39
Bảng 28: Lịch mùa vụ ấp Võ Thành Văn .......................................................................40
Bảng 29: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xảy ra tại ấp Võ Thành Văn.........40
Bảng 30: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các sinh kế ......................................................................................................41
Bảng 31: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................41
Bảng 32: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của vấn đề sử dụng đất .........................................................................................42
Bảng 33: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các sinh kế .............................................................................................43
Bảng 34: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên......................................................................43
Bảng 35: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ................................................................................44


viii


I. Giới thiệu
Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu tuy nhiên ở cấp độ địa phương, có rất
nhiều việc có thể làm để giảm thiểu tác động và nắm bắt những cơ hội mà biến đổi khí
hậu mang đến.Việc thích ứng sẽ làm mức độ tác động mà BĐKH tạo ra có sự thay đổi
rõ rệt.Thích ứng bao gồm hai mặt (i) giảm thiểu tính dễ bị tổn thương (tăng sức chịu
đựng) thông qua việc giảm nguy cơ phải đối mặt với các hiểm họa, giảm mức độ nhạy
cảm đối với các hiểm họa, hoặc(ii) tăng sức chống chịu hay khả năng giải quyết hiểm
họa. Việc bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và các hành động vì cộng đồng
hoặc do cộng đồng thực hiện ngày càng được nhìn nhận như nền tảng quan trọng cho
đáp ứng hiệu quả. Các cách tiếp cận dựa trên cộng đồng cũng rất quan trọng.
Xuất phát từ nhu cầu đó, IUCN với sự hỗ trợ tài chính của EU đã khởi động dự án Tăng
cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái Lan, Campuchia
và Việt Nam. Dự án sẽ tăng cường khả năng của chính quyền và người dân địa
phương trong việc lập kế hoạch và thích ứng với các hiểm họa khí hậu trong tương lại
tại tám tỉnh ven biển từ Tp HCM đến Bangkok bao gồm: Tp Hồ Chí Minh (Cần Giờ),
Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang ở Việt Nam; Kampot và Koh Kong ở Campuchia;
Trat và Chanthaburi ở Thái Lan. Trong đó, Bến Tre và Sóc Trăng nằm ở Đồng bằng
Sông Cửu Long, là khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng.
Khởi động từ giữa năm 2011, dự án đã thực hiện một số nghiên cứu nền về BĐKH ở
vùng dự án, nghiên cứu đánh giá hiện trạng tại các tỉnh dự án và bắt đầu triển khai việc
đánh giá rủi ro, xác định các hoạt động thử nghiệm nhằm phòng chống các rủi ro do
BĐKH mang đến. Hoạt động này nhằm giúp cho việc thiết kế, thực hiện và giám sát kết
quả của các hoạt động thử nghiệm; và tiến hành phân tích chi phí-lợi ích và đánh giá
tính khả thi cho việc nhân rộng các hoạt động thử nghiệm ra khu vực lớn hơn.
Tiếp theo khóa đào tạo tại Cần Giờ vào tháng Tư năm 2012, Nhóm Dự án của IUCN
bắt đầu thực hiện việc đánh giá tính dễ bị tổn thương (VCA) tại các tỉnh. Tỉnh Sóc
Trăng là tỉnh đầu tiên được lựa chọn để thực hiện hoạt động này.

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở ven cửa Nam của sông Hậu thuộc khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long với tọa độ địa lý9°12’ đến 9°56’ vĩ Bắc và 105°33’ đến 106°23’ kinh Đông,
cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km. Sóc Trăng có địa giới hành chính như sau:





Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông

1


Theo số liệu tống kê năm 20121, dânsố toàn tỉnh Sóc Trăng là 1.289.441 người với 11
đơn vị hành chính gồm thành phố Sóc Trăng và 10 huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ
Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.311,7629 km2 (chiếm 8.3% diện tích Đồng Bằng
Sông Cửu Long và sắp xỉ gần 1% diện tích cả nước) với đường bờ biển dài 72 km trải
dài trên 3 huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và Vĩnh Châu.
Về khí hậu, Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa
nắng rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.864 mm, với độ ẩm
83%, thuận lợi cho sự phát triển của lúa và các loại hoa màu.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010.
STT
1
1.1

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
3
4
5

Mục đích sử dụng
Tổng số(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
331.117,97
100.00
Đất nông nghiệp
276.918,35
82,94

Đất sản xuất nông nghiệp
205.748
62,13
Trong đó
Đất lúa nước
144.590,90
43,67
Đất trồng cây lâu năm
43.074,96
13,01
Đất rừng phòng hộ
5.433,38
1,64
Đất rừng đặc dụng
264,55
0,08
Đất rừng sản xuất
54.519,70
1,51
Đất nuôi trồng thủy sản
5.013,99
16,47
Đất nuôi trồng thủy sản tập trung
48.000,00
14,50
Đất phi nông nghiệp
53.261,82
16,09
Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp
169,31

0,05
Đất quốc phòng
482,58
0,15
Đất an ninh
164,09
0,05
Đất khu công nghiệp
443,38
0,13
Đất cho hoạt động khoáng sản
0,00
Đất di tích, danh thắng
6,03
0,00
Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
58,62
0,02
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
395,69
0,12
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
611,14
0,18
Đất phát triển hạ tầng
21.403,10
6,46
Đất đô thị
28.360,29
8,57

Đất khu bảo tồn thiên nhiên
0.00
Đất khu du lịch
0.00
Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Về chế độ thủy triều, Sóc Trăng chịu tác động của chế độ bán nhật triều ngày lên xuống
2 lần với mức dao động 0,4-1m. Điều kiện tự nhiên ở Sóc Trăng nhìn chung thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế xã hội địa phương.
1


2


II. Phương pháp
Phương pháp và các công cụ được sử dụng trongquá trình Đánh giá tính dễ tổn
thương và Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu (VCA) tại 4 tỉnh của dự án BCR
được tổ chức Phát triển Bền vững SDF Thái Lan đề xuất thông qua việc sử dụng một
khung phương pháp luận chung bao gồm các công cụ và phương pháp đánh giá tổng
hợp từ CARE và UNDP. Bên cạnh đó, kết quả phân tích hiện trạng cùng kinh nghiệm
thực tế của các cán bộ địa phương cũng được sử dụng trong quá trình đánh giá.
Quá trình đánh giágồm 2 phần chính:
-

Tập huấn trên lớp cho các thành viên sẽ tham gia đánh giá VCA về các khái
niệm chung, phương pháp và các công cụ đánh giá;
Khảo sát, đánh giá thực địa sử dụng các công cụ đã được tập huấn với sự tham
gia của cộng đồng. Địa bàn khảo sát là các ấp được lựa chọn dựa trên kết quả
phân tích hiện trạng và qua tư vấn với các ban ngành của tỉnh Sóc Trăng.


Phương pháp và các công cụ đánh giá được sử dụng bao gồm:










Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách Thức) là công cụ
được sử dụng để phân tích nội lực của địa phương thông qua các ưu điểm và
nhược điểmnhư khả năng, nguồn lực và cơ chế. Các tác động từ môi trường
bên ngoài đến cộng đồng như các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên thông qua các
cơ hội và thách thức trong bối cảnh thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong đó, các ưu điểm và cơ hội được xác định là các yếu tố tích cực cần được
phát huy trong khi các nhược điểm và thách thức là các yếu tố cần phải được
kiểm soát và giảm thiểu.
Công cụ 6W2H, Lịch mùa vụ được sử dụng để thu thập các thông tin về hoạt
động sinh kế, các thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại địa
phương.
Ma trận tổn thương dùng phân tích mối liên hệ giữa mức độ tiếp xúc của các yếu
tố tự nhiên, phi tự nhiên với độ nhạy cảm của các vấn đề sinh kế, tài nguyên
thiên nhiên và việc sử dụng đấttại địa phương. Tùy thuộc vào mức độ quan
trọng, tính cấp thiếtcủa các yếu tố và vấn đề mà chúng sẽ được cộng đồngđịa
phương đánh giá và xếp loại theo mức độ ưu tiên.
Bản đồ rủi ro thể hiện các tác động, ảnh hưởng của các rủi ro do con người,
thiên tai đến sinh kế, môi trường sinh thái trong khu vực được người dân địa

phương phát họa bằng các nét vẽ cơ bản thông qua việc sử dụng kinh nghiệm
và các quan sát thực tế tại địa phương.
Sơ đồ VENN thể hiện mối liên hệ, tương tác giữa các cơ quan, tổ chức trong
cộng đồng trong bối cảnh thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu)

3


III. Kết quả
Kết quả VCA được trình bày trong báo cáo này nhằm cung cấp các thông tin về tính dễ
tổn thương và năng lực thích ứng của người dân xã Trung Bình thuộc huyện Trần Đề
và xã An Thạnh Nam thuộc huyện Cù Lao Dung dưới ảnh hưởng của thiên tai và biến
đổi khí hậu.

1. Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (05/05/2012)
Ấp Mỏ Ó là một ấp ven biển thuộc xã Trung Bình nằm ở phía đông bắc của huyện Trần
Đề - là huyện nằm cuối dòng sông Hậu. Ấp Mỏ Ócó 680 hộ dân khoảng 2.972 người,
trong đó người Kinh là 2.436 người (chiếm 82.8%),người Khmer có 497 người (chiếm
16.72%), còn lại là người Hoa với 39 người (chiếm 0.48% dân số của cả ấp). Tỷ lệ hộ
nghèo của ấp chiếm 20.74% với 141 hộ trên toàn ấp.

Hình 1: Vị trí ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng
Vị trí địa lý của ấp Mỏ Ó:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Cù Lao Dung và biển Đông
- Phía Tây giáp xã Lịch Hội Thượng
- Phía Phía Nam giáp xã Vĩnh Hải thuộc huyện Vĩnh Châu
Ấp Mỏ Ó nằm trên trục quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền với thành phố Cần Thơ, Hậu
Giang, Bạc Liêu và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 270km.
Hiện trạng sử dụng đất Ấp Mỏ Ó như sau:


4


Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất Ấp Mỏ Ó
STT
1
2

Mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất trồng màu
Đất Nuôi Trồng Thủy Sản
Đất Rừng Phòng Hộ
Đất phi nông nghiệp

Tổng số (ha)
1.191,87
80
587
250
148,43

Các sinh kế chính ghi nhận tại ấp Mỏ Ó bao gồm:
 Đánh bắt thủy sản
 Nuôi trồng thủy sản
 Trồng hoa màu (dưa hấu, hành, đậu phộng, đậu xanh, khoai lang…)
 Chăn nuôi (heo); và
 Các nghề dịch vụ khác: đan và vá lưới, buôn bán nhỏ, làm mộc, làm thuê.
Trong đó, nghề đánh bắt thủy sản thu hút khoảng 298 lao động địa phương, chiếm
10.03% và số lao động còn lại phân bố ở các ngành nghề khác như mua bán, nuôi

trồng thủy sản, trồng hoa màu, chăn nuôi và các nghề dịch vụ và một số lượng không
nhỏ người lao động địa phương là thất nghiệp.
Bảng 2: Lịch mùa vụ ấp Mỏ Ó
Sinh kế
T1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đánh bắt thủy sản
XX
XX
XX
XX
XX
X
X
X
X
XX
XX
XX
XX
XX
XX

XX
XX
XX
Nuôi tôm sú
Nuôi tôm thẻ
XX
XX
XX
XX
X
X
X
X
Trồng dưa hấu
XX
XX
XX
XX
XX
XX
XX
XX
Trồng hành tím
XX
XX
XX
XX
Trồng đậu phộng
Ghi chú: xx = mùa chính; x = mùa phụ (sản lượng thấp), và ô trống = không canh tác


11

12

XX

X

XX

XX

XX

XX

Các hiện tượng thời tiết cực đoan theo ghi nhận của người dân bao gồm nước biển
dâng và triều cường, mưa kéo dài và bão, gió chướng, và nắng nóng kéo dài (xem
bảng bên dưới).
Bảng 3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp Mỏ Ó
Hiện tượng thời tiết
Nước biển dângTriều cường
Mưa bão
Gió chướng
Nắng nóng kéo dài

T1

2


x

x

x
x

x
x
x

3

4

x
x
x

x
x

5

5

x
x

6


x
x

7

x
x

8

x
x

9

10

11

12

x

x

x

x


x
x

x
x

x


1.1 Phân tích ma trận tổn thương ấp Mỏ Ó
1.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế
Bảng 4: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các sinh kế

Mức độ nhạy cảm của
các sinh kế

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên











Mức Ưu tiên

Nuôi tôm sú
Làm thuê
Đánh bắt ven bờ
Trồng dưa hấu, củ
hành
Buôn bán nhỏ
Đan lưới

Triều
cường
3
2
3
3

Nhiệt độ
nóng
3
2
1
1

Bão

Lốc
xoáy
1
2
1
1


Tổng

3
3
3
3

Sóng
lớn
3
3
3
3

2
0

1
1

3
3

3
2

1
0


10
6

13
12
11
11

Triều cường ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh kế của người dân,
vì gây ngập bờ, nhất là vào khoảng tháng 8, 9 hàng năm. Khi nước lên, việc
đánh bắt ven bờ, đặc biệt là dưới tán rừng ngập mặn không thực hiện được.
Ngoài ra, triều cường thường xuyên gây ngập úng hoa màu. Do những tác động
trên, công việc của người làm thuê sẽ không ổn định, và thu nhập người dân sẽ
bấp bênh nên việc chi tiêu mua sắm sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến buôn bán.
Nhiệt độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi tôm, dễ làm tôm sú bị sốc,
dễ gây bệnh chết, môi trường nóng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làm
thuê vì đa số phải làm ngoài trời. Tuy nhiên, việc đánh bắt cá, trồng hoa màu và
đan lưới thì ít bị ảnh hưởng hơn vì hoa màu vẫn có thể phát triển được dù bị
thiếu nước nên không tốt lắm, buôn bán có phần ít lại, người đan lưới có thể sẽ
bị mệt mỏi và nhu cầu sử dụng điện tăng.
Bão: Tác động tiêu cực và nghiêm trọng lên tất cả cá hoạt động sinh kế của
người dân. Khi có bão, ngư dân sẽ không ra khơi được do có thể nguy hiểm đến
tính mạng, kéo theo người làm thuê cho các tàu khai thác thủy sản cũng thất
nghiệp. Đồng thời, bão sẽ làm môi trường trong ao tôm xáo trộn, nhà cửa hư
hại, sụp đổ, người dân cũng không mua bán được. Hoa màu thì dập nát, úng hư.
Sóng lớn (bao gồm đợt sóng năm 1997) ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều
hoạt động ven biển, làm lở bờ, tàu không ra khơi được, người làm thuê thiếu
việc, nước tràn vào bờ gây hại đến nuôi trồng, hoa màu bị ngập úng. Mua bán,
nghề đan lưới gặp khó khăn vì sóng to ngư dân không ra biển đánh cá được,
nên nhu cầu mua bán ngư cụ cũng ít.

Lốc xoáy: thường xảy ra cục bộ và không thường xuyên nên tác hại không lớn
đến hoạt động sinh kế của người dân.

6


1.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên
Bảng 5: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Mức độ nhạy
cảm của TNTN

Mức ưu tiên









Đất (xói mòn)
Nước
(thiếu
nước
ngọt)
Thủy sản nước ngọt
Thủy sản ven bờ


Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên
Nhiệt độ
Triều
Bão
Sóng to
nóng
cường
1
3
3
3

Lốc
xoáy
3

Tổng
13

3

3

3

3

0


12

3
2

3
2

3
1

3
1

0
0

12
6

Nguồn thủy sản ven bờ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố tự nhiên.
Triều cường, bão, sónglớn gây sạt lở, xói mòn các tuyến đê (do đất vùng này
chủ yếu là đất cát nên xói mòn diễn ra mạnh), ảnh hưởng cả đến đất sản xuất,
triều cường gây lở đất diễn ra hàng năm.
Nắng nóng làm nước bốc hơi mạnh và mặt đất khô,nhà máy nước không đủ
nguồn nước để cung cấp cho dân.
Triều cường làm nước ngập và đất nhiễm mặn, nhưng người dân cho biết chưa
thấy ảnh hưởng của triều cường đến nước ngầm!
Lốc xoáy chỉ xảy ra cục bộ ở một số khu vực, không ảnh hưởng đến toàn vùng.
Nguồn thủy sản nước ngọt trước đây có nhiều, nhưng hiện nay còn rất ít do

nhiều yếu tố như mở rộng nuôi tôm, trồng màu… nên không còn môi trường
thuận lợi cho các loài tôm cá, số lượng giảm rõ rệt.

1.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất

Mức độ nhạy
cảm của SDĐ

Bảng 6: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy
cảm của vấn đề sử dụng đất
Mức ưu tiên

Không có giấy tờ đất
Thiếu đất sản xuất

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên
Triều
Nhiệt độ Sóng to Lốc
cường
xoáy,
bão
0
0
1
0
0

0

0


0

Bão

Tổng

1

2

0

0

Quá trình đánh giá cho thấy không có nhiều mối tương quan giữa mức độ nhạy cảm
của sử dụng đất và các yếu tố tự nhiên. Nguyên nhân có thể là do có sự nhầm lẫn về
phương pháp khi thực hiện khảo sát. (Có thể sẽ cần điều chỉnh về vấn đề này ở các
đánh giá tiếp theo).
Vấn đề chủ quyền đất liên quan đến việc người dân đã sinh sống, canh tác lâu ở địa
phương, nhưng vẫn chưa có sổ chủ quyền sử dụng đất vì người dân không có tiền làm

7


giấy tờ, đóng thuế và nhiều chi phí khác…Ngoài ra, có nhiều người nghèo không có đất
sản xuất nên chủ yếu chỉ đi làm thuê, đây là những vấn đề địa phương đang mắc phải
và người dân không hài lòng nên phản ánh.
Ngược lại, vấn đề cấp sổ chủ quyền sử dụng đất được cán bộ địa chính địa phương
xác định là một vấn đề khá khó khăn tại ấp. Trong khi công tác đo đạc đất và tư vấn về

quy trình cấp sổ chủ quyền sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, miễn phí cho dân. Tuy
nhiên, có thể vì người dân không đủ khả năng tài chính để đóng thuế lấy sổ dẫn đến
tình trạng định cư nhưng không có sổ chủ quyền như hiện tại.
1.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế
Bảng 7: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các sinh kế

Mức độ nhạy
cảm của sinh kế

Mức tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên








Ưu tiên
Trồng màu
Đánh bắt ven bờ
Nuôi trồng thủy
sản
Buôn bán nhỏ
Làm thuê

Thiếu vốn

An ninh trật

tự (trộm cắp)
2
1
2

Giá cả bấp
bênh
2
2
2

Tổng

3
3
3

Chính sách
hỗ trợ
3
3
2

2
1

3
1

1

0

2
2

8
4

10
9
9

Thiếu vốn (nghèo): người dân cần vốn để sản xuất như trang bị lưới, ngư cụ,
nhưng thủ tục vay vốn còn khó khăn. Trong trồng trọt và nuôi trồng, vốn để đầu
tư cho cây con giống, phân bón, thức ăn rất quan trọng, nhất là đối với các hộ
nghèo, kể cả người buôn bán nhỏ cũng thiếu vốn kinh doanh.
Người dân chưa nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước, bao gồm từ
vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật… trong các hoạt động tạo và nâng cao sinh kế.
Giá cả bấp bên nên chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá cả đầu ra của sản
phẩm lại không ổn định, do đó cuộc sống của bà con cũng bấp bênh theo giá cả.
Các sản phẩm làm ra để bán khi cao khi thấp, nông dân luôn bị thiệt.
Tệ nạn xã hội: thiết bị chiếu sáng công cộng không có, nên nhiều đối tượng lợi
dụng bóng tối quậy phá, trộm cắp, người dân từ các địa phương khác lợi dụng
vào trộm thiết bị nuôi trồng thủy sản, ngư cụ của người dân

1.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên
Bảng 8: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Mức

độ

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên
Mức ưu tiên

Vốn

Chính
sách hỗ
trợ

8

An ninh trật
tự (trộm
cắp)

Giá cả bấp
bênh

Tổng


Nguồn thủy sản ven
bờ
Đất (bị xói mòn)
Nước (thiếu nước
ngọt)
Thủy sản nước ngọt










3

3

1

2

9

3
1

3
1

0
0

0
1


6
3

3

3

0

0

6

Vốn: do nghèo, không có vốn, thiếu ngư cụnên người dân địa phương vì mưu
sinh phải đánh bắt tận diệt nguồn tài nguyên thủy sản. Việc đánh bắt không chọn
lọc và không bền vững đã làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng ít đi. Các
nguồn cua, cá giống bị khai thác đến kiệt quệ. Đối với đất bị lở, xói mòn cũng
thiếu giải pháp để hạn chế thiệt hại vì không có vốn đầu tư làm công trình ngăn
lở. Cũng giống như nguồn thủy sản ven biển, do nghèo nên người dân khai thác
triệt để những loài thủy sinh nước ngọt như cua, tôm.
Về chính sách: còn thiếu sự hỗ trợ do nhà nuớc chưa đầu tư cho ngư dân để
giúp thay đổi ngư cụ đánh bắt. Nhà nước chưa đủ tiền để làm các tuyến đê chắc
chắn hay bờ kè, hoặc trồng thêm rừng một cách hiệu quả để chống xói mòn.
Nạn khai thác bằng các phương thức hủy diệt do người dân từ cácđịa phương
khác đến ấp Mỏ Ó diễn ra khá phổ biến, và họ đánh bắt tất cả các loài thủy sản
lớn nhỏ.
Giá cả bấp bênh làm người dân thêm nghèo, do đó, họ càng khai thác tận diệt
các nguồn tài nguyên ven biển.

1.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất

Bảng 9: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ
nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Mức độ nhạy
cảm của SDĐ

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên





Mức ưu tiên

Thiếu vốn

Chính
sách hỗ
trợ

An ninh trật tự
(trộm cắp)

Giá cả bấp
bênh

Tổng

Thiếu đất sản xuất


3

3

0

1

7

Thiếu giấy QSD đất

2

1

0

2

5

Vấn đề nghiêm trọng nhất của vùng là thiếu đất sản xuất, gần như đa số dân nơi
đây chỉ có nền nhà để ở, còn lại phải đi làm thuê vì không có đất sản xuất. Do
đó, nghèo đói và thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước ảnh hưởng nhiều lên sinh
kế người dân.
Do thiếu tiền làm giấy tờ nhà đất nên có nhiều hộ dân chưa có giấy tờ đất. Ngoài
ra, thu nhập không ổn định làm cho người dân chỉ lo miếng ăn trước mắt, chưa
quan tâm nhiều đến giấy tờ đất đai.


9


Nhận xét chung về ma trận tổn thương của ấp Mỏ Ó
Về mức độ nhạy cảm:
 Đối với sinh kế: có 4 sinh kế của người dân nơi đây dễ bị tổn thương nhất dưới
tác động của BĐKH gồm: nghề đánh bắt ven bờ, nuôi tôm, trồng màu và làm
thuê (tỉ lệ thất nghiệp cao).
 Đối với tài nguyên thiên nhiên: áp lực của phát triển dân số và thất nghiệp lên
nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ và rừng ngập mặn là rất lớn, do vậy hai loại
tài nguyên thiên nhiên quan trọng này đang bị tổn thương nhiều nhất.
 Đối với sử dụng đất: có 3 vấn đề nổi cộm đang tồn tại ở ấp Mỏ Ó chính là thiếu
đất sản xuất, chưa có giấy tờ chủ quyền đất và người dân định cư ngoài quy
hoạch để phù hợp với sinh kế.
Về mức độ tiếp xúc:
 Yếu tố tự nhiên: triều cường, giông gió, thời tiết mưa nắng thất thường, bão là
những yếu tố tự nhiên tác động nghiêm trọng nhất đến địa phương.
 Về yếu tố phi tự nhiên: thiếu vốn sản xuất, quy hoạch tái định cư không đi kèm
tạo sinh kế phù hợp cho người dân, thiếu chính sách hỗ trợ ngư dân, và thiếu
đào tạo nghề là những vấn đề bức thiết đang cần sự hỗ trợ của các bên.
1.2 Bản đồ rủi ro ấp Mỏ Ó

10


Hình 2: Bản đồ rủi ro Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng
Bản đồ rủi ro ấp Mỏ Ó cho thấy phần lớn đất trên địa bàn là vùng quy hoạch nuôi tôm
công nghiệp, ao tôm có bờ bao cao, và đa phần các vuông tôm nằm bên trong đê bao
đường Nam Sông Hậu, do đó ít bị ảnh hưởng của triều cường, tuy nhiên sự tác động
của yếu tố mưa bảo cũng gây thiệt hại ít nhiều lên việc nuôi trồng.Bên cạnh đó, một ít

đất hoa màu giáp xã Lịch Hội Thượng bị ảnh hưởng của triều cường ở mức độ trung
bình, riêng các ao nuôi tôm thì bị ít ảnh hưởng hơn vì có bờ bao cao.
Bên ngoài đê bao là khu vực trồng hoa màu-nguồn sinh kế chính của người dân
(khoảng 69ha) và rừng ngập mặn (khoảng 200 ha), và đây cũng là nơi có nhiều dân cư
sinh sống.Khu vực này thường xuyên bị tác động bởitriều cường gây ngập úng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và đời sống bà con.Năm nào cũng có hiện tượng vỡ
bờ, nước biển tràn vào làm thiệt hại hoa màu.Đồng thời, trước hiện tượng nước biển
dâng cao thì hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khu
vực này bị rủi ro rất cao trước các tác động của BĐKH. Vì lý do này, đây cũng là khu
vực quan trọng mà chính quyền địa phương tha thiết đề xuất Dự án BCR tập trung đầu
tư hỗ trợ cho cộng đồng.
1.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm
SWOT)
1.3.1 Yếu tố khí hậu:
 Gió chướng và mưa bão với tần suất và cường độ ngày càng tăng đã tác động
đến sản lượng đánh bắt của các hộ khai thác thủy sản gần bờ. Hầu hết người
dân địa phương không đủ kinh nghiệm và vốn để trang bị tàu lớn để đánh bắt xa
bờ trong khi nguồn thủy sản khai thác gần bờ ngày càng giảm dần (thất mùa).
 Nhiệt độ tăng dần theo từng năm, nắng nóng kéo dài,hoa màu cần được tưới
nhiều nước hơn trong khi nguồn nước giếng đang cạn kiệt dần cùng với tình
trạng nhiễm mặn và phèn, người dân địa phương phải đào giếng sâu hơn mới
có nước ngọt tưới hoa màu.
 Nước biển dâng caotạo thành triều cường kết hợp mưa gây ngập úng một số
khu vực trồng hoa màu ven tuyến đê biển của ấp vào các tháng 7,8,9 hàng năm.
Do đó, người dân ấp Mỏ Ó không thể trồng trọt trong giai đoạn ngập úng này.
1.3.2 Yếu tố phi khí hậu
 Chính quyền địa phương có chính sách hạn chế khoan giếng tự phát tuy nhiên,
trước tình trạng nắng nóng và thiếu nước tưới tiêu nên người dân địa phương
phải khoan giếng bất hợp pháp (khoan lén).
 Nhận thức của người dân địa phương về biến đổi khí hậu, nguyên nhân và tác

động của biến đổi khí hậu còn kém do chưa tiếp cận được các nguồn thông tin,
mạng lưới giáo dục và truyền thông của ấp còn yếu và thiếu.
 Cơ sở hạ tầng: đường, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng cũ và xuống cấp
nghiêm trọng. Đường giao thông nhỏ, các thương lái khó tiếp cận dẫn đến tình
trạng ép giá hoa màu của nông dân. Ngoài ra, ấp Mỏ Ó chưa được đầu tư xây

11

















dựng bãi rác tập trung, rác thải được thải bỏ vô tội vạ gây ô nhiễm sông, kênh
rạch và đất.
Rừng phòng hộ thưa, một số đoạn đê biển không có rừng phòng hộ (diện tích do
quốc phòng quản lý) che chắn do vậy khu vực này bị sạt lở và bị ảnh hưởng
nhiều nhất bởi triều cường và gió chướng.
Trình độ dân trí thấp, trẻ em bỏ học rất nhiều.

Tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 20,7% (141/680 hộ nghèo). Tuy nhiên, điều kiện tiếp
cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách là rất thấp, thủ tục vay được người
dân địa phương cho rằng rất rườm rà, khó khăn, phức tạp và hầu hết họ không
thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu mà ngân hàng đề ra, trong đónguyên nhân
chính là do người dân của ấp không có giấy tờ “chủ quyền sử dụng đất” để thế
chấp vay vốn.
Một bộ phận người dân địa phương chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm cho thấy, hầu hết người dân địa
phương rất ngại tiếp xúc cán bộ chính quyền và ngại làm các thủ tục hành chính
do tính phức tạp của các quy trình và thủ tục. Trong đó, trình độ học vấn thấp và
thiếu tiền “chung chi” là yếu tốảnh hưởng không nhỏ đến việc người dân có
được cấp giấy chủ quyền đất hay không.
Theo chia sẻ của các cán bộ ấp Mỏ Ó và cán bộ môi trường huyện Vĩnh Châu,
chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ người dân đo đạc đất miễn phí,
khuyến khích người dân làm giấy tờ chủ quyền nhưng nguyên nhân chính là do
người dân không đủ tiền chi trả cho các dịch vụ làm hồ sơ, giấy tờ (chi phí do
nhà nước quy định)
Nguồn lao động trẻ tại chỗ di cư về các thành phố lớn (Tp.HCM, Cần Thơ…) làm
thuê.
Người dân trồng hoa màu chưa tiếp cận được các kỹ thuật gieo trồng mà chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân cũng như học hỏi từ các nông dân khác. Cán
bộ kỹ thuật địa phương chưa có chương trình hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật kịp thời.
Người dân địa phương sử dụng các ngư lưới cụ sai quy định pháp luật, đánh bắt
tận diệt. Nguồn lợi thủy sản đang giảm và có nguy cơ biến mất do tác động này.
Hầu hết những người tham gia đánh bắt thủy sản của nhóm cho rằng, sản lượng
thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt và biến mất tại khu vực mà họ thường đánh
bắt. Nguyên nhân mà họ nghĩ đến đó là thời tiết thay đổi làm cho môi trường
nước không còn phù hợp để các loài này sinh sống nên chúng phải di chuyển
đến vùng nước khác. Tiếp đến là do số lượng ngư dân tham gia đánh bắt thủy
sản (bao gồm tàu thuyền khai thác thủy sản của các tỉnh khác) ngày càng tăng

trong khi nguồn lợi thủy sản lại đang giảm. Nguyên nhân thứ ba, người dân địa
phương sử dụng các ngư lưới cụ tận diệt, lưới cả cá lớn và cá nhỏ nên nguồn
lợi thủy sản không có thời gian phục hồi. Chính quyền địa phương chưa thật sự
kiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng các dụng cụ khai thác.

12


1.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (kết quả thảo luận
nhóm SWOT)
1.4.1 Điểm mạnh
 Về cơ sở hạ tầng cơ bản, ấp Mỏ Ó nằm gần quốc lộ Nam Sông Hậu, đây chính
là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa ấp với
các địa phương lân cận.
 Ấp có nguồn lao động trẻ, dồi dào tạo nền tảng cho các hoạt động sản xuất và
phát triển của địa phương.
 Người dân ấp Mỏ Ó có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ rất lâu
đời do vậy họ có kinh nghiệm và dễ dàng phát triển nghề này.
 Diện tích rừng phòng hộ ngoài tuyến đê biển chính là bức tường tự nhiên giúp
người dân ấp Mỏ Ó giảm bớt tác động của gió, bão, lốc xoáy đồng thời cũng
chính là môi trường cư trú cho các loài thủy sinh.
1.4.2 Cơ hội
 Dự án GIZ hỗ trợ trồng rừng, theo chia sẻ của người dân địa phương, GIZ đã tổ
chức các chương trình giúp ấp tăng cường diện tích rừng ngập mặn thông qua
hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
 Theo quy hoạch của Sở NN&PTNT (được các cán bộ Sở NN&PTNT chia sẻ),
trong tường lai gần, ấp Mỏ Ó sẽ được đầu tư để xây dựng cảng cá, các hoạt
động giao thương, trao đổi hàng hóa và buôn bán sẽ phát triển, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
 Nhà máy chế biến thủy sản hoạt động trên địa bàn xã Trung Bình đã hỗ trợ tạo

việc làm cho người dân địa phương, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.

13


1.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp Mỏ
Ó

Hình 3:Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong
cộng đồng ấp Mỏ Ó
 Chủ tàu đánh cá: quan hệ mật thiết với bà con vì cung cấp việc làm
 Hội cựu chiến binh: mật thiết với người dân vì hỗ trợ vay vốn, hùn vốn trong sinh
kế làm ăn
 Tổ hùn vốn của Hội Phụ Nữ ấp: ít vốn, ít thành viên, nhưng cũng khá quan trọng
với một bộ phận người dân
 Tổ hợp tác trồng màu: rất gần gũi với dân, hỗ trợ KHKT và hùn vốn với nhau
trong làm ăn
 Thương lái thu mua thủy sản: quan hệ mật thiết với dân, nhưng luôn ép giá ngư
dân
 Trạm cấp nước sạch nông thôn: quan trọng với dân, nhưng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của người dân
 Các tổ chức phi chính phủ: có chương trình rừng ngập mặn đầu tư vào địa
phương
 Biên phòng: hỗ trợ, giữ gìn an ninh trong địa phương, nhất là bà con ngư dân

14










Công ty chế biến thủy sản: cũng giúp được dân, nhưng không nhiều, cơ sở chế
biến xa, làm khá cực nhưng lương ít.
Trường học: bất cập lớn nhất là chưa có trường mầm non cho trẻ đi học, các lớp
học thì xuống cấp
Điện lực: trên 90% dân có điện, tuy nhiên giá điện cho những hộ được đấu nối
điện gián tiếp còn quá cao
Tổ y tế nhiệm vụ là các hoạt động y tế dự phòng và Vệ sinh môi trường, nhưng
tổ này hoạt động yếu, lõng lẽo trong kết nối với cộng đồng
Trạm y tế: chưa nhiệt tình trong công tác khám chữa bệnh cho dân, nhiều người
dân đến khám còn bị thủ tục rườm rà
Hội nghề cá: chưa thấy có hoạt động nào trên địa bàn

Nhận xét:
 Vai trò của Hội Phụ nữ rất quan trọng, và còn nhiều tiềm năng có thể khai thác
trong vấn đề hỗ trợ, phát triển sinh kế cho người dân cũng như nâng cao nhận
thức về giới, môi trường.
 Các tổ chức đoàn thể, cơ quan chính quyền hoạt động tương đối tốt, nhưng một
số bộ phận như Hội Thanh niên, Hội nghề cá… hoạt động còn rất yếu, không để
lại ấn tượng trong dân
 Các bên liên quan có thể tác động vào để giúp đỡ, phát triển sinh kế cộng đồng
là: tổ trồng màu, tổ hùn vốn, HTX Nghêu, các chủ ghe tàu.
1.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó






Đào hố cát, phủ tấm nilong ở đáy hố để trữ nước ngọt tưới hoa màu
Trồng hoa màu trong các nhà lưới để giảm lượng nước tưới tiêu
Chuyển đổi nghề đánh bắt thủy sản gần bờ sang các nghề khác như thợ mộc,
chăn nuôi gia súc
Đắp đê ngăn mặn và triều cường

Nhận xét:
Đa số các hoạt động gọi là thích ứng của người dân nơi đây chưa có nhiều nổi bật,
chỉ thực hiện đơn lẻ ở vài hộ và hiệu quả cũng chưa được cao. Vấn đề chính là
người dân thiếu vốn canh tác và biện pháp hạn chế tác động tiêu cực bởi ảnh
hưởng của thiên tai. Trong đó, công việc đắp đê ngăn triều cường tác động vào khu
vực trồng màu theo người dân là biện pháp hữu hiệu nhất giúp họ ổn định cuộc
sống. Tuy nhiên vì đa số các hộ nơi đây đều nghèo nên việc này khó thực
hiện.Trong khi vốn nhà nước thì chưa có, do đó cộng đồng địa phương càng dễ bị
tổn thương bởi ảnh hưởng từ nước biển dâng.Riêng các việc dự trữ nước ngọt tưới
hoa màu thì chưa phổ biến, hiệu quả thấp.Việc trồng hoa màu trong nhà lưới cũng
khó áp dụng cho người dân vì cần có vốn và kỹ thuật. Việc chuyển đổi nghề cá sang
thợ mộc cũng chưa phải là một hình thức bền vững.Tóm lại, chỉ cần ngăn được
triều cường vào khu vực khoảng 60 ha màu của người dân thì sẽ đảm bảo phần lớn
sinh kế cho cộng đồng địa phương nơi này.
15


1.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Mỏ Ó










Nâng cấp và xây dựng đê ngăn triều cường
Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và nước tưới hoa màu
Hỗ trợ hội nông dân ấp về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật trồng hoa màu,
nguồn giống, vốn đồng thời người dân rất cần đầu ra (cơ sở thu mua) ổn định và
không bị ép giá.
Đầu tư xây dựng bãi thu gom rác thải tập trung nhằm giảm tình trạng rác gây ô
nhiễm các thủy vực.
Nâng cấp trường học và trạm y tế
Mở lớp dạy và đào tạo nghề cho phụ nữ
Chính quyền cần có những quy định và khoanh vùng khu vực nào được phép
khai thác, khu vực nào không được phép đánh bắt để nguồn lợi thủy sản có thời
gian phục hồi, thành lập khu bảo tồn có thể là một giải pháp. Bên cạnh đó, các
luật khai thác và đánh bắt thủy sản nên được phổ biến rộng rãi đến người dân,
chính quyền địa phương nên có các biện pháp theo dõi và kiểm soát trong quá
trình thực thi.

2. Ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề(06/05/2012)
Ấp Chợ thuộc xã Trung Bình nằm ở phía tây củathành phố Sóc Trăng. Ấp Chợ là một
khu dân cư có 646 hộ dân gồm 2.789 nhân khẩu. Trong đó, người Kinh có khoảng
1.965 người chiếm 70,46%, kế tiếp là người Khmer với 706 người, chiếm 25,31%, sau
cùng là người Hoa với 118 người chiếm 6,39%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn ấp là 24,46% với
khoảng 158 hộ dân. Ấp Chợ tọa lạc liền kề với ấp Mỏ Ó, do vậy ấp có các đặc điểm về
vị trí địa lý tương tự như ấp Mỏ Ó.

Hình 4: Vị trí ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng

16


Hiện trạng sử dụng đất ấp Chợ, xã Trung Bình
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất ấp Chợ
STT
1
2
3
4

Mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng khác

Tổng số (ha)
459,87
331,20
39,05
16,37
73,25

Tỷ lệ (%)
100,00
72,02
8,49
3,56

15,93

Ấp Chợ có tổng diện tích đất tự nhiên là 459,87ha trong đó, đất sản xuất nông nghiệp
mà chiếm diện tích nhiều nhất với 331,20ha (chiếm 72,02%) trong đó chủ yếu là đất
trồng lúa; kế tiếp là đất chuyên dùng, đất lâm nghiệp và đất ở nông thôn.
Các sinh kế chính của người dân ấp Chợ bao gồm:






Đánh bắt thủy sản (đánh bắt gần bờ)
Nuôi trồng thủy sản: tôm sú, tôm thẻ
Trồng hoa màu: hành tím, đậu phộng, dưa hấu
Trồng lúa
Các nghề dịch vụ khác: đan và vá lưới, buôn bán nhỏ

Trong đó, nghề đánh bắt thủy sản thu hút khoảng 176 lao động địa phương, chiếm
6,3% dân số của cả ấp, còn lại bao gồm các ngành nghề khác như trồng lúa, nuôi trồng
thủy sản, trồng hoa màu và các nghề dịch vụ khác.
Bảng 10: Lịch mùa vụ ấp Chợ
Sinh kế
Đánh bắt thủy sản
Nuôi tôm sú
Nuôi tôm thẻ
Trồng dưa hấu
Trồng hành tím
Trồng đậu phộng
Trồng lúa

Các nghề dịch vụ khác

T1
xx

2
xx
o

o

o

o
o
o

o
o
o

3
xx
o

o
o
o

4

xx
o

o
o
o

5
xx
o

o
o
o

6
x
o

o
o
o

7
x
o

o
o


8
x
o

o
o

9

10
x

11
xx

12
xx

o

o
o
o

o
o
o

o
o

o

o
o

o
o

o
o

o
o

x
o

Ghi chú: xx = mùa chính; x = mùa phụ (sản lượng thấp); o = chính vụ của các sinh kế
khác, [ô trống]: không canh tác (phơi đất/ao trống)
Các hiện tượng thời tiết cực đoan theo ý kiến của người dân ấp Chợ bao gồm nước
biển dâng dẫn đến triều cường, mưa lớn, nắng nóng kèo dài và bão (xem bảng bên
dưới).

17


×