Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.12 KB, 46 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đối với nước ta, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu, trong đó sản
xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Sản xuất nông nghiệp đã và đang có ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh
tế. Nó cung cấp lương thực cho toàn bộ dân cư, đồng thời cung cấp thức ăn cho
ngành chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm. Sản phẩm của ngành nông nghiệp là sản phẩm không thể thay thế. Trong đó
cây trồng và vật nuôi là hai đối tượng chủ yếu của ngành, gắn liền với điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và chịu tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh (con người, đất
đai, khí hậu …)
Trước những áp lực về dân số ngày càng tăng, diện tích canh tác lúa ngày
càng thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, nhu cầu về lương thực ngày
càng tăng cao, nhất là các nước châu Á có tập quán sử dụng gạo trong cơ cấu bữa
ăn còn cao. Hiện nay các nước trên thế giới xem an ninh lương thực là vấn cấp
thiết để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh Quốc phòng.
Phù Mỹ là một huyện đồng bằng của tỉnh Bình Định và sản xuất nông
nghiệp chiếm 70% cơ cấu kinh tế của huyện. Sản xuất lúa của huyện trong những
năm gần đây có những bước phát triển đáng kể, nhiều giống lúa mới, lúa lai được
đưa vào sản xuất, năng suất lúa của huyện tăng, năm 2004 năng suất đạt 44,9
tạ/ha, đến năm 2007 năng suất tăng lên 48,68 tạ/ha.
Là một xã đồng bằng của huyện Phù Mỹ, với diện tích đất nông nghiệp
thấp, dân số đông, sản xuất lúa xã Mỹ Thắng đứng trước những khó khăn và áp
lực lớn. Diện tích đất lúa trên đầu người thấp nhất huyện, đất sản xuất lúa gồm
nhiều chân đất, địa hình khác nhau, mức đầu tư của nông dân còn thấp nên hiệu
quả sản xuất lúa thấp. Bên cạnh đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các giống
mới vào đồng ruộng gặp nhiều khó khăn. Trước những khó khăn nêu trên, để sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng nói riêng được bền
vững, mang lại hiệu quả cao, cần phải điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến sản
1


xuất lúa như điều kiện tự nhiên, thời vụ, cơ cấu giống lúa… trên cơ sở đó, có sự
định hướng và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn. Xuất phát từ những vấn
đề trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình sản xuất lúa
tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu các vấn đề, yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất đến sản xuất lúa
của xã Mỹ Thắng.
- Điều tra thực trạng và tiềm năng để phát triển sản xuất lúa của xã Mỹ
Thắng.
- Phân tích và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những ưu khuyết điểm
trong quá trình sản xuất lúa, làm cơ sở cho chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đề xuất những giải pháp cụ thể.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp điều kiện địa phương để áp dụng
vào sản xuất, nâng cao năng suât, chất lượng, hiệu quả trồng lúa.
- Là một trong những căn cứ giúp lãnh đạo địa phương có định hướng phát
cây lúa trong thời gian tới.
1.2.2. Yêu cầu
- Phản ánh đúng thực trạng sản xuất lúa của xã. Đồng thời đánh giá được
tiềm năng, những hạn chế cần khắc phục và đề xuất các giải pháp để phát triển
trong thời gian tới.
- Thu thập số liệu chính xác từ nhiều nguồn, phương pháp thu thập số liệu
phù hợp.
- Phân tích và đánh giá các số liệu thu thập một cách khoa học và nhận xét
khách quan và đề xuất các giải pháp có tính khả thi.
2
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa

Nông nghiệp là một ngành sản xuất chiếm vị trí hết sức quan trọng trong
nền kinh tế của hầu hết các nước, trong đó cây lúa là một trong những cây lương
thực chính của nhiều nước và tạo tiền đề cho mọi ngành sản xuất khác. sản xuất
lúa cung cấp cho con người những sản phẩm cần thiết như: Lương thực, thực
phẩm, cung cấp thức ăn cho gia súc, đặc biệt cây lúa còn là một mặt hàng xuất
khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Vì vậy sản phẩm
của cây lúa là những sản phẩm không thể thay thế được.
Cây lúa (Oryza Sativa) thuộc họ (Poaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á,
từ 40 vĩ độ Nam đến 50 vĩ độ Bắc. Lúa là cây lương thực chủ yếu của hơn một
nữa nhân loại, đặc biệt ở châu Á (diện tích trồng lúa chiếm gần 95% diện tích của
thế giới), năng suất lúa đạt cao nhất ở châu Đại Dương (87 tạ/ha), sản xuất lúa là
một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân nước ta. Trên thế giới có hơn
73% tổng số nước trên thế giới có nghề trồng lúa. Theo dự báo đến năm 2025 thế
giới sẽ cần tới 765 triệu tấn gạo, tăng 65% so với mục tiêu hiện nay.
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời. Hiện nay có gần 80% dân
số ở nông thôn. Vì vậy nông nghiệp ngày càng trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn rất quan trọng, quyết định nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới
nói chung. Cây lúa cung cấp 35% – 39% nguồn năng lượng nuôi sống con người
trên thế giới. Ở châu Á và châu Phi có hơn 2 tỷ người sử dụng gạo để cung cấp
năng lượng (Theo FAO 1994).
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của lúa
Gạo (sản phẩm chế biến của cây lúa) đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày cho con người. Trong gạo ngoài những chất
Gluxit, Protein, Lipit còn có các loại Vitamin, các chất khoáng cần thiết cho con
người. Thành phần các chất dinh dưỡng trong một số các loại hạt được thể hiện ở
bảng sau:
3
Bảng 1: Thành phần hoá học của các loại cây lương thực có hạt.
(ĐVT: %)
TT Loại cây lương thực gluxit Protein Lipit Xơ Tro Nước

01 Lúa 63.24 7.9 2.1 9.9 5.7 11.9
02 Lúa mì 63.8 16.8 2.0 2.0 1.8 13.6
03 Lúa mì đen 69.1 12.2 1.8 2.0 1.6 12.3
04 Ngô 69.2 10.6 4.3 2.0 1.4 12.5
05 Cao lương 71.1 12.7 3.2 1.5 1.6 9.9
06 Kê 59.0 11.3 3.8 8.9 3.6 13.0
(Nguồn: giáo trình cây lúa ĐHNN I – NXB NN 1997)
Qua số liệu bảng 1 cho chúng ta thấy trong thành phần của lúa gạo có chứa
hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao.
Thành phần cơ bản của gạo là tinh bột, đường khá cao đó chính là nguồn
cung cấp Calo chủ yếu cho con người. Protein chiếm khoản 6% - 8%, Lipit trung
bình ở gạo xay là 2,02%. Ngoài ra còn chứa Vitamin và chất khoáng. Từ những
đặc điểm dinh dưỡng đó mà từ lâu đời nay gạo đã được coi là nguồn lương thực,
thực phẩm có giá trị cao chủ yếu cung cấp cho con người.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học rất quan tâm đến việc đẩy mạnh
sản xuất lương thực và đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 1960 cuộc cách
mạng xanh đã tạo được những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt có
khả năng thích ứng rộng chống chịu sâu bệnh hại tốt, bên cạnh đó còn áp dụng các
biện pháp kỹ thuật thâm canh. Vì vậy mà năng suất lúa tăng lên rất đáng kể. Ngày
nay, có nhiều thành tựu mới trong chọn giống lúa và áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật nên sản xuất lúa ngày càng phát triển cả về diện tích cũng như năng suất
và sản lượng.Tình hình sản xuất lúa của thế giới được thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2: Diện tích, sản lượng lúa thế giới qua một số năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Sản lượng

(triệu tấn)
4
2001 152,0 590,2
2002 148,0 584,2
2003 149,8 591,0
2004 152,0 610,6
2005 156,6 622,5
2006 155,0 620,4
(Nguồn: FAO. Org/giew/english/fo/index.htm)
Qua số liệu bảng 2 cho thấy: Diện tích lúa của thế giới không ổn định qua
các năm, từ năm 2001 - 2006, diện tích lúa thế giới cao nhất vào năm 2005 (156,6
triệu ha) và thấp nhất vào năm 2002 (148,0 triệu ha). sản lượng lúa phụ thuộc vào
diện tích canh tác lúa, vào năm diện tích cao thì sản lượng cũng cao, sản lượng lúa
cao nhất vào 2005 và thấp nhất vào năm 2002. Trong những năm qua những tiến
bộ của khoa học công nghệ đã áp dụng mạnh mẽ trong sản xuất lúa nên năng suất
lúa tăng đáng kể, đặc biệt trong công tác chọn lọc giống lúa mới, giống lúa lai, áp
dụng các biện pháp kỹ thuật mới, cơ sở hạ tầng phục vụ canh tác lúa được đầu tư
xây dựng, đó là yếu tố để tăng sản lượng lúa trên thế giới.
Sản xuất lúa phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, đất đai, tập quán canh tác của
các vùng khác nhau trên thế giới, nên diện tích và sản lượng của các châu lục trên
thế giới có sự khác nhau, thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Sản lượng lúa của các châu lục qua các năm
Đơn vị tính: triệu tấn
Năm
Vùng
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Châu Á 536,7 530,8 538,4 552,8 562,3 560,3
Châu Phi 17,2 17,6 18,2 18,5 20,2 20,1
Trung Mỹ 2,2 2,1 2,4 2,4 2,4 2,2
5

Nam Mỹ 19,7 19,5 19,6 22,6 23,8 23,9
Bắc Mỹ 9,5 9,6 8,9 10,3 10,0 10,1
Châu Âu 3,1 3,3 3,0 3,4 3,4 3,4
Châu Đại dương 1,8 1,3 0,4 0,6 0,3 0,4
Thế giới 590,2 584,2 591,0 610,6 622,5 620,4
(Nguồn: FAO. Org/giew/english/fo/index.htm, 2007)
Qua bảng 3 ta thấy, sản lượng lúa của các vùng trên thế giới biến động qua
các năm, trong đó sản lượng lúa của châu Á chiếm trên 90% sản lượng lúa trên thế
giới, sản lượng lúa châu Đại Dương chỉ chiếm 0,06% sản lượng lúa trên thế giới.
Châu Á chiếm diện tích và sản lượng lúa lớn nguyên nhân là điều kiện khí hậu, đất
đai ở khu vực này thích hợp cho sinh trưởng phát triển cây lúa và đây cũng là
nguồn gốc của cây lúa. Hơn nữa, ngưòi dân các nước châu Á, gạo là lương thực
chính trong cơ cấu bữa ăn. Nhiều nước ở châu Á đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật
trong canh tác lúa, nên năng suất rất cao như: Nhật Bản 59 tạ/ha, Trung Quốc 57
tạ/ha, Triều Tiên 62 tạ/ha. Sản lưọng lúa của các nước châu Á thể hiện bảng 4.
Bảng 4: Sản lượng lúa của các nước trồng lúa tại châu Á.
Đơn vị tính: triệu tấn
Năm
Tên nước
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Trung Quốc 179,3 176,3 162,3 180,5 124,8 126,2
Đài Loan - - - - 1,1 1,1
Ấn Độ 137,4 109,0 130,5 128,0 91,0 92,8
Indonesia 51,9 51,5 52,1 54,1 34,1 34,3
Banglades 37,8 37,8 38,8 38,0 26,6 26,9
Iran 2,0 2,9 3,3 3,4 2,1 2,1
Iraq - - - - 0,2 0,2
Pakistan 7,2 6,7 7,3 7,4 5,5 5,4
6
Việt Nam 32,0 34,4 34,5 35,5 23,9 23,9

Thái lan 26,5 26,1 27,2 22,2 19,9 20,1
Mianma 21,3 22,8 22,9 22,0 15,8 19,3
Nhật Bản 11,3 11,1 9,7 1,9 8,2 7,8
Philipine 13,1 13,0 14,2 14,4 9,9 10,2
Hàn Quốc 2,1 2,2 2,2 2,4 1,7 1,6
Triều Tiên 7,5 6,7 6,0 6,8 4,8 4,7
Kazaxtan 0,2 0,2 0,2 0,2 - -
Srilanca - - - - 2,3 2,3
(Nguồn: FAO. Org/giew/english/fo/index.htm)
Sản lượng lúa của các nước châu Á biến động lớn qua các năm, sản lượng
lúa các nước này có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh trong 2 năm 2005, 2006
đây là ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đã làm giảm diện tích canh tác lúa của
các nước. Đặc biệt nước Kazaxtan đến năm 2005 không còn canh tác lúa. Ngược
lại các nước Iraq, Srilanca và lãnh thổ Đài Loan đến năm 2005 đã canh tác lúa.
Trong các nước châu Á, sản lượng lúa nhiều nhất là Trung Quốc, tiếp đến
Ấn Độ, Indonesia, Bănglades, Việt Nam ...Tuy nhiên các nước này cũng không
tránh khỏi xu thế sản lượng ngày càng giảm..
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước
Nghề trồng lúa nước ở Việt Nam có từ lâu đời (cách đây khoảng 4.000
năm), nước ta luôn tự hào có một nền văn minh lúa nước. Trong những năm qua,
đặc biệt những năm đầu của thế kỷ 21, nước ta đã không ngừng mở rộng diện tích,
áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa nên từ một nước thiếu lương thực
đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan).
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên 33.111.300 ha. Trong đó đất sử dụng cho
nông nghiệp năm 1994 là 7.348.400 ha chiếm khoảng 22,2% diện tích đất tự nhiên
của cả nước (Theo NXB thống kê Hà Nội năm 1995). Cây lúa là một trong những
cây có diện tích canh tác nhiều nhất trong các loại cây lương thực và còn cho ra
những sản phẩm nhiều nhất để cung cấp một nguồn năng lượng sống hàng ngày
cho trên 80 triệu dân trên cả nước.
Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua một số năm gần đây thể hiện ở

bảng sau:
7
Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam từ năm
1999 đến năm 2005
Năm
Diện tích
(1.000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
2000 7.666,3 42,4 32.529,5
2001 7.492,7 42,9 32.108,4
2002 7.504,3 45,9 34.447,2
2003 7.452,2 46,4 34.568,8
2004 7.445,3 48,6 36.148,9
2005 7.329,2 48,9 35.832,9
2006 7.324,4 48,9 35.826,8
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007 của Tổng cục Thống kê)
Qua số liệu bảng 5 cho chúng ta thấy: Từ năm 2000- 2006 tổng diện tích
đất trồng lúa của nước ta giảm dần từ 7.666,3 nghìn ha còn 7.324,4 nghìn ha,
nhưng ngược lại năng suất tăng khá nhanh từ 42,4 tạ/ha năm 2000 đến năm 2006
đạt 48,9 tạ/ha, tăng 6,5 tạ/ha. Nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng lúa đang có xu
hướng thu hẹp là do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Dân số tăng nhanh
kéo theo việc phát triển nhà ở, giao thông, xây dựng các công trình công cộng,
chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác
có giá trị kinh tế cao hơn hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Đây chính là thách thức lớn đối
với các nhà khoa học phải nghiên cứu các giống mới, các biện pháp kỹ thuật tiên
tiến, để nâng cao năng suất và chất lượng lúa. Nhận thức được những thách thức
đó, trong những năm qua các nhà khoa học trong nước đã không ngừng tuyển

chọn, lai tạo và nhập những giống lúa mới, lúa lai cùng với sự phát triển của hạ
tầng nông thôn, hệ thống thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, áp dụng cơ giới hoá trong
canh tác lúa nên năng suất lúa tăng đáng kể.
Nước ta nằm trên kinh tuyến 15
0
và giữa vĩ tuyến 8
0
- 27
0
ở Bắc bán cầu, cả
nước chia thành 8 vùng sinh thái: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, Cao nguyên Trung Bộ, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ và
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khí hậu nước ta là vùng nhiệt đới và chịu ảnh hưởng
của gió mùa nên cây lúa đều trồng được ở tất cả các vùng sinh thái. Tuy nhiên, do
điều kiện địa hình, đất đai, lúa được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long,
đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung.
8
Ở Miền Nam từ Đèo Hải Vân (16
0
29’N) đến mũi Cà Mau có khí hậu hai
mùa nắng và mưa, đồng bằng Sông Cửu Long thường hay xảy ra lũ lụt lớn trong
những năm gần đây. Trong khi ở Miền Bắc từ Đèo Hải Vân trở ra có khí hậu khác
nhau vào mùa hè và mùa thu. Miền Trung và Miền Bắc có nhiều thiên tai bão lũ,
hạn hán, mùa đông lạnh hơn và có độ ẩm cao, có khi nhiệt độ xuống dưới 10
0
C,
lượng mưa thay đổi từ nơi này đến nơi khác, từ năm này đến năm khác thấp trung
bình 1.133mm ở Phan Thiết và cao nhất trung bình 2.956mm, ở A Lưới Thừa
Thiên Huế. Lượng mưa trung bình hàng năm của các vùng giảm 1.700 đến 2.000
mm (Vũ Tuyến Hồng 1976) cho nên ở hai miền Nam, Bắc có những vụ mùa và

phương pháp canh tác khác nhau rõ rệt.
Khu vực duyên hải miền Trung không có điều kiện ưu đãi về đất đai như
vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, nhưng nông dân khu vực này có
truyền thống canh tác lúa lâu đời, các tỉnh trong khu vực đều có diện tích canh tác
lúa, thể hiện bảng 6.
Bảng 6: Diễn biến diện tích trồng lúa của khu vực Trung bộ
Năm
Chỉ tiêu
Tỉnh
2004 2005 2006
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Thanh Hoá 254,6 52,1 252,2 49,1 254,3 55,0
Nghệ An 182,5 48,3 180,2 45,6 182,1 50,1
Hà Tĩnh 102,2 47,5 98,5 46,1 101,8 46,7
Quảng Bình 48,3 46,6 48,2 46,0 49,2 47,1
Quảng Trị 46,6 46,0 44,9 44,5 45,9 46,6
Thừa Thiên Huế 51,3 48,1 50,0 46,5 50,3 50,3
Đà Nẵng 9,0 53,1 8,0 52,3 8,1 57,0
Quảng Nam 86,4 44,4 84,4 43,5 83,6 45,9

Quảng Ngãi 75,2 48,2 74,3 49,4 75,1 50,2
Bình Định 125,4 45,5 111,7 47,2 121,0 50,2
Phú Yên 59,5 54,5 58,3 54,1 57,9 53,9
Khánh Hoà 45,6 43,3 34,8 40,3 46,7 43,1
Trung bình 48,6 47,2 50,3
(Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2007)
Qua bảng 6 ta thấy: năng suất lúa của các tỉnh khu vực Trung bộ có sự khác
nhau, điều này phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khả năng tưới tiêu, trình độ thâm
9
canh... của các tỉnh. Năng suất lúa bình quân của các tỉnh năm 2006 tăng 2,5% so
với năng 2004 và năm 2006 năng suất lúa khu vực này cao hơn so với bình quân
cả nước (50,3 tạ/ha so với 48,9 tạ/ha). Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khí hậu khu
vực này thường diễn biến phức tạp (vụ đông xuân lúa trỗ thười gặp rét, vụ hè thu
gặp gió Tây nam nắng nóng và vụ mùa thường bị ngập úng cuối vụ) nên năng suất
thường thường không ổn định qua các năm. Nhìn chung năng suất lúa các tỉnh này
có xu hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Các tỉnh có năng suất
cao ở khu vực này như: Thanh Hoá, Đà Nẵng, Phú Yên...
2.2.3. Tình hình thị trường xuất khẩu gạo trong nước
Hiện nay tình hình xuất khẩu gạo trong nước không có nhiều biến động.
Lệnh cấm ký kết hợp đồng xuất khẩu mới do Chính phủ ban hành từ đầu tháng
7/2008 vẫn còn hiệu lực nên thị trường xuất khẩu trầm lắng. mặtdù vậy, hoạt động
mua bán trên thị trường nội địa sôi động bởi các doanh nghiệp có hợp đồng xuất
khẩu đã ký. tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa bình quân đạt khoảng
3.000 – 3.200 đồng/kg, với mức giá này bà con nông dân vẫn có lời, mặc dù sản
lượng không cao cao hơn nhiều so với vụ trước. Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT,
năm nay nông dân trồng lúa ở các tỉnh phía Nam sản xuất được khoảng 20,6 triệu
tấn lúa, trong khi cả nước khoảng 36 triệu tấn.
Trong 10 tháng đầu năm 2008, đã xuất khẩu được 4,4 triệu tấn gạo trong
tổng số 4,5 triệu tấn đã ký, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,42 tỉ USD, so với
cùng kỳ năm trước xấp xỉ về lượng về lượng và 17,5% về giá trị

2.2.4. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh thuộc đồng bằng ven biển Miền Trung, địa hình dốc
từ Tây sang Đông,vùng đồng bằng ven biển theo chiều dài của tỉnh, chủ yếu đất
cát pha và đất phù sa không được bồi hàng năm thích hợp cho canh tác lúa. Điều
kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa.Các yếu tố thời tiết năm 2007 thể hiện bảng 7.
10
Bảng 7: Yếu tố khí hậu các tháng trong năm 2007
Tháng
Yếu tố khí hậu qua các tháng
Nhiệt độ (
0
C)
Cao
nhất
Thấp
nhất
Trung
bình
ẩm độ
(%)
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(giờ)
1 25,5 21,5 23,5 80 68,4 94,5
2 27,0 22,0 24,5 79 0,9 223,5
3 29,5 23,3 26,4 83 92,9 243,3
4 30,2 24,0 27,1 81 22,8 239,5

5 32,4 25,5 28,9 78 78,2 259,9
6 32,4 27,0 29,7 77 28,4 275,6
7 35,2 26,3 29,7 72 4,7 277,7
8 35,6 28,5 29,3 71 331,4 208,5
9 34,5 25,6 28,9 77 134,5 212,1
10 32,6 24,5 27,1 83 672,9 139,1
11 30,2 19,5 24,5 82 807,9 85,3
12 32,6 20,8 24,8 80 18,3 150
TB năm 32,6 24,04 27,0 79 186,7 200,75
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bình Định)
Qua bảng trên ta nhận xét:
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối qua các tháng trong năm 2007 là 19,5
0
C
(tháng 11), nhiệt độ cao nhất tuyệt đối qua các tháng trong năm 2007 là 35,6
o
C
(tháng 8).
Do điều kiện khí hậu thời tiết và lượng mưa như vậy nên đã được sự giúp
đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cùng với sự cố gắng của
11
cán bộ và nhân dân trong toàn Tỉnh đến nay cơ bản về cơ sở vật chất cũng như
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nông nghiệp ngày càng
tăng thế nhưng diện tích lúa từ năm 2004 đến năm 2007 có giảm song năng suất
thì tăng dần.
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Bình Định qua những năm gần
đây được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: Tình hình sản xuất lúa tỉnh Bình Định
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2004 112.584 44,4 499.873
2005 111.723 47,2 527.361
2006 112.962 50,2 607.782
2007 111.938 51,2 579.190
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2007)
Trong những năm qua, tỉnh Bình Định có chính sách khuyến khích chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một số diện tích lúa kém hiệu quả sang các loại cây
trồng cạn hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình
Định đang triển khai thực hiện đề án “chuyển từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm”.
Qua 4 năm triển khai đã giảm diện tích lúa từ 112.584 ha năm 2004 xuống còn
111.938 ha năm 2008 và trong thời gian tới diện tích canh tác lúa có xu hướng
giảm.
Giảm diện tích canh tác lúa kém hiệu quả là một chủ trương lớn của tỉnh,
tuy nhiên vẫn đảm bảo sản lượng lương thực, nên trong thời gian qua, Trung tâm
giống cây trồng của tỉnh đã tích cực đưa các giống lúa mới, lúa lai để thay thế dần
các giống lúa cũ đã thoái hóa, điều này thể hiện năm suất đều tăng qua các năm,
năng suất lúa tăng từ 44,4 tạ/ha năm 2004 lên 51,2 tạ/ha năm 2007.
2.2.5. Tình hình sản xuất lúa của huyện Phù Mỹ
Huyện Phù Mỹ nằm phía Đông Bắc tỉnh Bình Định. Có toạ độ địa lý : từ
14
0
5’01” đến 14
0
24’27” vĩ độ bắc; từ 108

0
58’19” đến 109
0
15’51” kinh độ đông.
Phía Bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía Nam giáp huyện Phù Cát, phía Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp huyện Hoài Ân và huyện Phù Cát. Từ Bắc đến Nam
huyện có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua với chiều dài 35 km,
đây là trục đường giao thông huyết mạch của cả nước, nối liền Phù Mỹ với các
12
huyện trong tỉnh và cả 2 đầu đất nước. Ngoài ra, còn có trục đường DT 631 nối
Phù Mỹ với huyện trung du miền núi Hoài Ân dài 10 km đã góp phần mở mang
kinh tế xã hội cho huyện nhà.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu đất huyện Phù Mỹ theo phương pháp Quốc
tế FAO- UNESCO của Hội khoa học đất tháng 6/1996, diện tích đất nông nghiệp
của huyện là 18.504,75 ha chiếm 33,62% so với diện tích tự nhiên của huyện.
Trong cơ cấu đất nông nghiệp, cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao (70,6%). Cây lâu
năm tỷ lệ rất thấp (<30%).
Bảng 9: Tình hình sản xuất lúa huyện Phù Mỹ
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2004 18.061,5 44,9 81.061
2005 16.898 47,2 79.799
2006 18.309,5 48,8 89.313
2007 16.780 48,69 81.702

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Mỹ năm 2007)
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trông của tỉnh, UBND huyện
Phù Mỹ đã xây dựng và triển khai thực hiện “Đề án chuyển đổi cơ cấu và nông
cao năng suất cây trồng huyện Phù Mỹ giai đoạn 2006 - 2010” và tích cực tuyên
truyền vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất sản xuất lúa kém hiệu quả
sang trồng các loại cây trồng cạn như ngô, lạc, rau dưa các loại .. Tuy nhiên do đặc
thù của huyện là không có các công trình thủy lợi lớn, diện tích tưới chỉ đảm bảo
khoảng 60% diện tích, nên công tác chuyển đổi gặp nhiều khó khăn, diện tích lúa
có giảm nhưng không ổn định. Tuy nhiên năng suất lúa tăng đáng kể từ 44,9 tạ/ha
năm 2004 lên 48,69 tạ/ha năm 2007.
13
PHẦN THỨ BA
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
*Cơ cấu các giống lúa phổ biến tại xã Mỹ Thắng.
*Một số thôn trồng lúa điển hình tại xã Mỹ Thắng.
*Các nhóm hộ sản xuất lúa trong xã.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
3.2.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý.
* Điều kiện khí hậu, thời tiết.
* Đất đai, địa hình sử dụng đất đai.
* Nguồn nước, thuỷ văn.
3.2.2. Điều kiện xã hội:
* Dân số.
* Tình hình sử dụng lao động.
3.2.3. Tình hình sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng
3.2.4. Tình hình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật
* Mùa vụ gieo sạ
* Cơ cấu giống lúa

* Mức đầu tư phân bón
* Cơ giới hoá trong sản xuất lúa
* Năng suất lúa
* Tình hình sâu bệnh
* Thuận lợi
* Khó khăn
* Đề ra các giải pháp
* Hoạch toán hiệu quả kinh tế
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Địa điểm nghiên cứu:
Xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
14
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thu thập các thông tin thứ cấp từ các cơ quan liên quan cấp xã, huyện.
* Điều tra ngẫu nhiên theo phương pháp có sự tham gia của người dân
(PRA), với số lượng mẫu điều tra 90 hộ thuộc các nhóm hộ khác nhau: nhóm hộ
khá; nhóm hộ trung bình; nhóm hộ nghèo (mỗi nhóm điều tra 30 hộ).
* Quan sát thực tế ngoài đồng: theo dõi một số giống lúa và tình hình sâu
bệnh trên đồng ruộng.
15
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên xã Mỹ Thắng
4.1.1. Vị trí địa lý:
Xã Mỹ Thắng nằm ở khu vực phái bắc huyện Phù Mỹ, có toạ độ địa lý từ
14
o
39

23

’’
- 14
o
41

53
’’
vĩ độ Bắc; từ 108
o
37

47
’’
- 108
o
41

23
’’
kinh độ Đông. Phía
bắc giáp xã Mỹ Đức, phía nam giáp xã Mỹ An, phía đông giáp biển Đông, phía tây
giáp xã Mỹ Lợi và xã Mỹ Châu. Cách trung tâm huyện lỵ về phía bắc, cách Thành
phố Quy Nhơn khoảng 80 Km.
Tuyến đường tỉnh lộ (ĐT 639) chạy qua xã có chiều dài 7,3 km, nối với xã
Mỹ Đức và xã Mỹ An. Ngoài ra, 4 thôn của xã giáp đầm nước ngọt Trà Ổ (là một
trong 3 đầm lớn nhất tỉnh Bình Định, với diện tích 1.600 ha). Với vị trí địa lý như
vậy xã Mỹ Thắng có điều kiện liên kết, giao lưu hàng hoá với các địa phương
trong và ngoài huyện. Có tiềm năng để phát triển ngành trồng trọt, nuôi trồng thủy
sản, đánh bắt và khai thác thủy sản nước ngọt, nước mặn.
4.1.2. Thời tiết khí hậu

Xã Mỹ Thắng mang đặc điểm chung của vùng chịu ảnh hưởng của chế độ
nhiệt đới mưa mùa, khí hậu được chi thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
Các yếu tố khí hậu thể hiện bảng 10.
16
Bảng 10: Các yếu tố khí hậu của xã Mỹ Thắng
Các yếu tố đơn vị tính Giá trị
Nhiệt độ bình quân năm
o
C 26,9
Nhiệt độ trung bình cao nhất
o
C 34,6
Nhiệt độ trung bình thấp nhất
o
C 26,6
Số giờ nắng giờ/năm 2.600-2.700
Tổng tích ôn
o
C 9.000
Tổng lượng bức xạ Kcal/cm
2
140-150
Biên độ nhiệt độ ngày đêm
o
C 5-8
Lượng mưa bình quâm mm/năm 1.600 – 2.000
Đôk ẩm trung bình năm % 80
Độ ẩm trung bình mùa mưa % 85
Độ ẩm trung bình mùa khô % 76
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Bình Định)

Qua bảng 10 ta thấy: Nhìn chung các yếu tố khí hậu của xã Mỹ Thắng thích
hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. Tuy nhiên vẫn chưa đựng những
yếu tố bất lợi cho cây lúa như: Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 8 (34,6
o
C),
kèm theo năng nóng gây hạn hán nghiêm trọng, một số diện tích canh tác lúa của
xã sẽ bị mặn vào thời điểm này; Lượng mưa tương đối cao, tuy nhiên phân bố
không đều, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12
chiếm 75% tổng lượng mưa năm, đây cũng là mùa thường xảy ra lũ lụt nhất là
tháng 10, 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa này chỉ chiếm 25%
tổng lượng mưa năm, thời kỳ này thường xảy ra hạn hán; vào tháng 9 đến tháng 11
hàng năm thường có gió mùa Đông Bắc thịnh hành. Vào mùa mưa bão thường có
2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài
ra, từ tháng 3 đến tháng 8 có gió mùa Đông Nam và Tây Nam thịnh hành, trùng
với thời điểm lúa hè thu trỗ nên ảnh hưởng lớn đến năng suất .
4.1.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Đất của xã Mỹ Thắng được hình thành do lắng đọng phù sa sông không
được bồi hàng năm. Đất được hình thành trên nền biển Đông, nguồn nước ngầm
nhiễm mặn vào những tháng mùa khô. Đất diễn ra quá trình glây, loang lổ đỏ
vàng, tích luỹ hóa chua, nhiễm mặn. Đất sản xuất nông nghiệp của xã Mỹ Thắng
gồm các loại đất:
17
- Đất nhiễm mặn (M): thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, hàm
lượng chất hữu cơ cao, lân tổng số trung bình hoặc nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo,
kali tổng số và kali trao đổi ở mức giàu. Tầng mặt có phản ứng trung tính hoặc ít
chua, nhưng chứa nhiều muối tan và trong đất chứa một số độc tố sinh ra trong
điều kiện khử Fe
2+
ở những nơi bị glây. Tập trung ở vùng địa hình cao, được sử
dụng sản xuất 1 vụ lúa và 1 vụ màu.

- Đất phèn ít, nhiễm mặn ít (SiMi): loại đất đang sử dụng sản xuất 1 vụ lúa
hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất phù sa nâu vàng nhạt không được bồi hàng năm: Đất có thành phần
cơ giới từ trung bình đến nặng, có phản ứng chua, hàm lượng đạm trung bình (0,1
– 0,15%), lân dể tiêu nghèo, kali dể tiêu nghèo. Diện tích này sử dụng trồng lúa 2
vụ/năm.
Bảng 11: Tình hình sử dụng của đất xã Mỹ Thắng qua các năm
Loại đất ĐVT năm năm năm
18

×