Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tái thẩm trong tố tụng hình sự việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.9 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HẢI NINH

TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HẢI NINH

TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 62 38 40 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ
2. TS. LÊ HỮU THỂ

HÀ NỘI – 2016




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề tập trung nghiên
cứu trong luận án
1.4. Giả thuyết khoa học, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1. Khái niệm tái thẩm trong tố tụng hình sự
2.2. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng hình sự
2.3. Mô hình tái thẩm trong các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế và tố
tụng hình sự một số nước trên thế giới

3

9
9
14
23
26

29

29
45
49

Chương 3
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI THẨM
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
3.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm

62

3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm

90

Chương 4
YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÁI THẨM Ở VIỆT NAM

62

110

4.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng tái thẩm ở Việt Nam

110

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm ở Việt Nam

113


KẾT LUẬN

139

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

141

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, tái thẩm được áp
dụng đối với bản án hoặc quyết định có HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những
tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết
định đã có HLPL. Đây là thủ tục cần thiết, một mắt xích quan trọng để bảo đảm
khắc phục những sai lầm của bản án, quyết định có HLPL, bảo đảm sự thật của vụ
án được khôi phục, bảo đảm công lý, sự công bằng trong các phán quyết của Toà án
về tội phạm và người thực hiện tội phạm. Việc lựa chọn đề tài “Tái thẩm trong tố
tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu ở cấp độ
tiến sĩ là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:
Thứ nhất, yêu cầu thể chế hoá đường lối của Đảng về chiến lược cải cách tư
pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm phù hợp với nhiệm vụ đề ra trong Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, đó là: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm

của người ra kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ”.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định: “Pháp luật về tố tụng tư pháp còn
nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung… vẫn còn tình trạng oan sai trong điều tra,
bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử…”. Vì vậy, Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ cải cách
tư pháp trong đó có nhiệm vụ về hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp. Việc hoàn
thiện thủ tục tố tụng nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện
chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Các trường hợp oan sai nếu
có, cần được phát hiện và giải quyết nhanh nhất nhằm khôi phục lại danh dự, bồi

4


thường vật chất thỏa đáng. Các nghiên cứu hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của
các cơ quan tiến hành tố tụng, nghiên cứu về mô hình tố tụng, trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án hình sự, thủ tục giải quyết sai lầm trong bản án có HLPL đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế là những vấn đề chủ yếu đặt ra trong giai
đoạn hiện nay.
Thứ hai, yêu cầu cụ thể hoá quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và sự phù hợp với Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Luật tổ
chức VKSND năm 2014.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá
XIII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 theo
Nghị quyết số 64/2013/QH13. Hiến pháp quy định Toà án là cơ quan xét xử, thực
hiện quyền tư pháp; bản án, quyết định của Toà án phải được cơ quan, tổ chức, cá
nhân tôn trọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành
(Điều 106). Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Một trong những thủ tục được Toà án tiến hành
để thực hiện các nhiệm vụ trên là tái thẩm đối với các bản án, quyết định có
HLPL. Điều 6, Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định của
Toà án đã có HLPL mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo
quy định của luật TTHS thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm”. Vì vậy, việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp trong BLTTHS trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra, những thay đổi trong Luật tổ chức TAND và
Luật tổ chức VKSND về tổ chức, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cũng đặt ra
yêu cầu sửa đổi BLTTHS năm 2003 để thống nhất áp dụng. BLTTHS với nhiệm
vụ xây dựng trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự cần những nghiên cứu khoa
học làm cơ sở, nền tảng lý luận cũng như có đánh giá thực tiễn để xây dựng các
quy phạm phù hợp. Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm góp phần xây dựng và hoàn
thiện pháp luật TTHS nói chung trong đó có thủ tục tái thẩm là cần thiết, phù hợp
với giai đoạn hiện nay.

5


Thứ ba, ý nghĩa về pháp lí, chính trị và xã hội của tái thẩm trong TTHS.
Thủ tục tái thẩm bảo đảm loại bỏ oan sai trong bản án, quyết định có
HLPL của Toà án. Thông qua thủ tục tái thẩm, bản án, quyết định có HLPL của
Toà án nhưng có sai lầm trong nhận định sự kiện thực tế dẫn đến phán quyết
không khách quan, chính xác về tội phạm mới có thể bị hủy bỏ. Các nguyên tắc
cơ bản của TTHS như nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của
công dân, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án... được bảo đảm. Tái thẩm góp
phần bảo đảm quyền con người trong TTHS, khắc phục oan sai, bảo đảm các chủ
thể bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do phán quyết sai được bồi thường
thiệt hại, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, bảo đảm xử lý đúng
người thực hiện hành vi phạm tội. Khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định có
HLPL của Toà án thông qua thủ tục tái thẩm bảo đảm yêu cầu xây dựng Nhà nước

pháp quyền, tạo lập và củng cố lòng tin của xã hội đối với Toà án nói riêng và cơ
quan tư pháp nói chung.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm trong TTHS góp phần làm rõ đồng thời tăng
cường ý nghĩa pháp lý, chính trị, xã hội của thủ tục tái thẩm trong TTHS.
Thứ tư, sự cần thiết phải làm rõ lý luận khoa học luật TTHS về tái thẩm.
Là một thủ tục có tính chất đặc biệt trong TTHS, tái thẩm được các nhà khoa
học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi
khác nhau. Tuy nhiên trong khoa học pháp lý, chưa có một công trình nào dưới cấp
độ tiến sĩ nghiên cứu toàn diện lý luận về thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học về tái thẩm chưa hoàn toàn thống nhất
về các nội dung: 1) Về tính chất, tái thẩm là một thủ tục hay là một giai đoạn trong
TTHS; 2) Sự cần thiết phải quy định hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm để xem
xét lại bản án, quyết định có HLPL; 3) Chưa làm rõ về mặt lý luận sự khác nhau cơ
bản về tính chất, căn cứ, thẩm quyền, hậu quả của thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm để xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về thủ tục tái thẩm.
Nghiên cứu về thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam sẽ góp phần bổ sung,
phát triển các tri thức khoa học pháp lý về thủ tục này.

6


Thứ năm, sự cần thiết nâng cao chất lượng tái thẩm trong thực tiễn thi hành
pháp luật TTHS tại Việt Nam.
Thực tế giải quyết án hình sự cho thấy, số lượng các đơn đề nghị xem xét lại
các bản án, quyết định đã có HLPL theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm
với lý do oan sai không hề nhỏ. Việc giải quyết triệt để các đơn đề nghị này từ đó
nhanh chóng phát hiện sai lầm trong các bản án quyết định của Toà án đã có HLPL
để đưa ra phương án khắc phục, sửa chữa tiến hành chậm trễ. Có bản án chỉ được
làm rõ sai lầm khi người bị oan đã chấp hành hình phạt tuyên trong bản án với thời
gian tính bằng năm thậm chí chục năm. Quyền con người trong những trường hợp

này không được bảo đảm, sai lầm không được phát hiện kịp thời gây mất lòng tin
của nhân dân đối với Nhà nước và pháp luật. Chất lượng kháng nghị tái thẩm chưa
cao, nhiều kháng nghị không được Toà án chấp nhận, có kháng nghị còn gây tranh
cãi trong các nhà nghiên cứu khoa học cũng như những người làm thực tiễn về việc
lựa chọn thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Về chất lượng tái thẩm tại Toà án:
thực tế vẫn còn quyết định của Hội đồng tái thẩm tiếp tục bị kháng nghị tái thẩm;
nhiều quyết định khó thi hành; không khắc phục triệt để sai lầm; chưa bảo đảm khôi
phục quyền lợi, danh dự của người bị oan sai.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm góp phần nâng cao chất lượng tái thẩm trong
thực tiễn thi hành pháp luật TTHS Việt Nam.
Thứ sáu, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm.
Quy định của BLTTHS năm 2003 về tái thẩm là sự kế thừa có hoàn thiện quy
định của BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên, quy định hiện nay vẫn chưa thể hiện rõ
bản chất của tái thẩm dẫn đến việc áp dụng thủ tục này còn gây tranh cãi. Căn cứ
kháng nghị tái thẩm quy định trong BLTTHS còn gây nhầm lẫn với căn cứ kháng
nghị giám đốc thẩm; quy định về phạm vi tái thẩm, thẩm quyền của Hội đồng tái
thẩm chưa rõ ràng, cụ thể, không có hướng dẫn giải thích nên áp dụng không có
tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nhiều quy định không làm rõ trách nhiệm
của cơ quan cũng như người có thẩm quyền trong việc kiểm tra, xác minh các tình
tiết do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp dẫn đến việc quyết định kháng nghị tái

7


thẩm chậm trễ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người bị oan sai. Trình
tự, thủ tục kiểm tra, xác minh mới dừng lại ở các quy định chung, mang tính nguyên
tắc, chưa xây dựng thành một thủ tục hoàn chỉnh với sự tham gia của các bộ phận
có chuyên môn nghiệp vụ.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm trong TTHS ở cấp độ luận án tiến sĩ góp phần
hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục tái thẩm.

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án: xây dựng hệ thống lý luận, nghiên cứu
pháp luật và thực tiễn thi hành, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm
trong TTHS.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Về phương diện lý luận, làm rõ khái niệm tái thẩm, đặc điểm, ý nghĩa của
tái thẩm trong TTHS;
- Về phương diện pháp luật, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là phân tích,
đánh giá quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm;
- Về phương diện thực tiễn, nhiệm vụ của luận án là làm rõ thực tiễn thi hành
các quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành
các quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm ở Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là thủ tục tái thẩm trong TTHS phát sinh khi
có kháng nghị của VKS có thẩm quyền với căn cứ kháng nghị là tình tiết mới phát
hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định có HLPL.
Về phương diện lý luận, phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý
luận trong khoa học luật TTHS Việt Nam và khoa học luật TTHS trên thế giới về
thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL khi phát hiện các tình tiết
làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đó.

8


Về phương diện pháp luật, phạm vi nghiên cứu của luận án là quy định của
pháp luật TTHS hiện hành về tái thẩm (có so sánh với quy định của pháp luật TTHS

trước khi ban hành BLTTHS năm 2003 để đánh giá sự phát triển của pháp luật về
tái thẩm).
Về phương diện thực tiễn, phạm vi nghiên cứu của luận án là thực tiễn thi
hành pháp luật TTHS Việt Nam về tái thẩm từ khi BLTTHS năm 2003 có HLPL
đến nay.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, trực tiếp, toàn diện và có hệ thống
về tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học về khái
niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tái thẩm góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa
học luật TTHS Việt Nam nói riêng, khoa học luật TTHS trên thế giới nói chung về
tái thẩm trong TTHS.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học trong
việc phân tích pháp luật, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tái thẩm đóng
góp về mặt thực tiễn, giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng, thi
hành pháp luật TTHS Việt Nam, trong chiến lược cải cách tư pháp, cụ thể hoá quy
định của Hiến pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp
luật TTHS Việt Nam nói chung, pháp luật TTHS về tái thẩm nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu lý luận, những vấn đề thực tiễn được phân tích,
đánh giá trong luận án sẽ là những đóng góp cho khoa học luật TTHS và kết quả
nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu tại các cơ
sở đào tạo luật.

9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thủ tục tái thẩm trong TTHS là đối tượng nghiên cứu trong nhiều công trình
ở các cấp độ khác nhau như sách tham khảo, đề tài luận án, giáo trình, các bài viết
nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên chưa có công trình nào
nghiên cứu toàn diện, đầy đủ cả về phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thi
hành về tái thẩm trong TTHS. Các công trình nghiên cứu trong nước chỉ làm sáng
tỏ một phần những vấn đề lý luận và đánh giá phần nào thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Một số công trình có tính chất định hướng cho việc nghiên cứu lý luận của
đề tài cũng như chỉ ra những nguyên tắc chung liên quan đến việc bảo đảm Nhà
nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, tạo nền tảng cho việc xây dựng và hoàn
thiện thủ tục tái thẩm như: “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp
đổi mới” của tác giả Đào Trí Úc, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1997; “Hệ thống tư
pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do tác giả Đào Trí Úc chủ biên,
Nxb. Khoa học xã hội năm 2003; đề tài KX.04.06 “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn
thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án
trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do tác giả
Uông Chu Lưu chủ nhiệm đề tài năm 2006; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” do các tác giả Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị đồng chủ biên, Nxb. Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, năm 2009; “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền” do các tác giả Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb.
Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2004.
Giáo trình của các cơ sở đào tạo về luật TTHS Việt Nam trong đó đề cập đến
thủ tục tái thẩm như: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. A. Ia Vư-sin-xky (1967), Lý luận về chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xô Viết,
bản dịch tiếng Việt, Phòng tuyên truyền tập san, Toà án nhân dân tối cao.
2. Phạm Văn An (2012), “Những khó khăn, vướng mắc trong việc thụ lý, giải
quyết các trường hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình
sự ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao”, Tạp chí Kiểm sát (3), tr. 34-38.
3. Dương Thanh Biểu (2010), Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
các vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
4. William Burnham (2012), “Mô hình tố tụng hình sự Cộng hoà liên bang Nga”
trong cuốn Những mô hình tố tụng hình sự điển hình tố tụng điển hình trên thế
giới, Tô Văn Hoà (chủ biên), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 138-201.
5. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2012), Giáo trình luật hình sự quốc tế, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
7. S.Đà (2013), “Vụ 10 năm oan sai - kháng nghị, xét xử tái thẩm là sai”,
/>8. Vũ Cao Đàm, (2008), “Giả thuyết và giả thiết trong nghiên cứu khoa học”, Tạp
chí Hoạt động khoa học, (2).
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, năm 1956, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Trần Văn Độ (1995), “Một số vấn đề về tái thẩm”, Tạp chí Luật học (3), tr. 3-7.
11. Trần Văn Độ (2001), “Một số ý kiến về hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Toà
án các cấp”, Tạp chí Toà án nhân dân (6), tr. 2-6.
12. Trần Văn Độ, Nguyễn Mai Bộ (2010), “Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm
trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân (15), tr. 10-15.

11



13. Jay M.Feiman (2014), Luật 101, mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, do
Nguyễn Hồng Tâm, Trần Quang Hồng, Nguyễn Thị Thanh dịch, Nguyễn Đăng
Dung, Vũ Công Giao hiệu đính, Nxb. Hồng Đức.
14. Nguyễn Văn Hiện (1997), “Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn thiện
thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Toà án các cấp”, Tạp
chí Toà án nhân dân (4), tr. 3-6.
15. Nguyễn Văn Hiện (1997), “Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật
của Việt nam quy định thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật từ 1945 đến nay”, Tạp chí Toà án nhân dân (6), tr. 14-20.
16. Nguyễn Văn Hiện (1998), “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm
và tái thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án”, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật (4), tr. 2, 3, 4, 5, 12.
17. Nguyễn Văn Hiện (1998), “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm
và tái thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án”, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật (5), tr. 2, 3, 4, 5, 10.
18. Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công (2008), Luật tố tụng hình sự trong thực tế
giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án nhân dân tối cao, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội.
19. Phan Trung Hoài (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc thực thi
các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền của luật sư trong quá trình
tham gia tố tụng hình sự, dân sự”, Tạp chí Kiểm sát (4), tr. 7-14.
20. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số
11/2006/HS-TT ngày 07/6/2006.
21. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số
03/2009/HS-TT ngày 09/3/2009.
22. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số
05/2009/HS-TT ngày 11/5/2009.
23. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số
18/2013/HS-TT ngày 06/11/2013.


12


24. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Thẩm quyền xét xử của Toà án”, thuộc Đề tài cấp
cơ sở Giai đoạn xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), “Cần một cái nhìn mới về thủ tục giám đốc thẩm
trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát (20), tr. 20-26.
26. Vũ Gia Lâm (2006), “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Luật học (10), tr. 18-26.
27. Liling Yue (2011), Mô hình tố tụng hình sự của Trung Quốc, trong sách Những
mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, Tô Văn Hoà (chủ biên), Nxb
Hồng Đức, Hà Nội, tr. 70-136.
28. Nguyễn Đức Mai (1994), “Thẩm quyền của Toà án giám đốc thẩm”, Tạp chí
Toà án nhân dân (2), tr. 19-22.
29. Phan Thị Thanh Mai (2007), Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Nam (2012), Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp
luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà
Pháp, bản dịch tiếng Việt, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Nhà pháp luật Việt – Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt,
Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
33. Đinh Văn Quế (1997), Giám đốc thẩm và tái thẩm về hình sự - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đinh Văn Quế (2004), “Những quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm”, Tạp chí Toà án (13), tr. 18-22.
35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng dân sự
(2004), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13


37. Richard S. Shine (2012), “Mô hình tố tụng của Liên bang Hoa Kỳ” trong sách
Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, Tô Văn Hoà (chủ biên),
Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 359-458.
38. Toà án nhân dân tối cao (1964), Luật lệ về tư pháp (1945-1961), in lần thứ 2,
Hà Nội.
39. Toà án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hoá luật lệ về tố tụng hình sự, tập 1,
Hà Nội.
40. Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về tố tụng hình sự (19751978), tập 2, Hà Nội.
41. Toà án nhân dân tối cao (1990), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố
tụng, Hà Nội.
42. Toà án nhân dân tối cao (2005), Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét
xử các vụ án hình sự, Đề tài cấp Bộ.
43. Toà án nhân dân tối cao (2012), Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm tại Toà án nhân dân tối cao - Những vướng mắc và kiến nghị,
Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Huy Du, Đề tài cấp Bộ.
44. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định giám đốc thẩm số
07/2006/HS-GĐT ngày 16/3/2006.
45. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số 38/2004/HS-TT
ngày 23/11/2004.
46. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số 03/2005/HS-TT
ngày 07/6/2005.
47. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số 29/2005/HS-TT
ngày 30/11/2005.
48. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số 04/2006/HS-TT

ngày 14/02/2006.
49. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số 05/2007/HS-TT
ngày 11/4/2007.
50. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số 07/2008/HS-TT
ngày 16/5/2008.
51. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Quyết định tái thẩm số 12/2009/HS-TT
ngày 27/5/2009.

14


52. Lê Xuân Thân (1999), “Bàn về hiệu lực của bản án hình sự”, Tạp chí Toà án
nhân dân (10), tr. 17-19.
53. Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (2013), Những vấn đề lý luận
và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Thuận (2007), Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
55. Trần Quang Tiệp (2009), “Một số vấn đề về chân lý trong tố tụng hình sự”, Tạp
chí Toà án nhân dân (14), tr. 1-9.
56. Hoàng Trung Tiếu (1998), Tìm hiểu Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh.
57. Vũ Ngọc Tiếu (1999), “Thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án sơ thẩm”,
Tạp chí Toà án nhân dân (12), tr. 11-14.
58. Lê Tài Triển (1971), Nhiệm vụ của Công tố viện, Nhóm nghiên cứu và dự
hoạch, Sài Gòn.
59. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện ngôn ngữ học (2001),
Từ điển Pháp - Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
60. Trung tâm nghiên cứu quyền công dân- quyền con người, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Khoa Luật (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người,
Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

61. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
62. Nguyễn Văn Trượng (2010), “Thực trạng thi hành các quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự về những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm và
hướng hoàn thiện”, Tạp chí Toà án nhân dân (20), tr. 1-5.
63. Trần Mạnh Tường (2013), Từ điển Anh – Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
64. Đào Trí Úc (chủ biên) (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt
Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
65. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện thông tin khoa học (1982), Những vấn
đề lý luận về luật tố tụng hình sự và tội phạm học, Hà Nội.

15


66. Ủy ban Tư pháp Quốc hội , Báo cáo số 896/BC- UBTP13 ngày 11/10/2012 về
Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều
tra, truy tố, xét xử, từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/7/2012.
67. Đặng Thị Thùy Vân (2011), Thủ tục tái thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
68. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), “Quy chế công tác thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự”, Ban hành kèm theo Quyết định số
960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
69. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003, số 11/BC-VKSTC ngày 19/01/2015.
70. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị giám đốc thẩm số 01/QĐ-VKSTCV4 ngày 14/12/2005.
71. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 02/QĐ-VKSTC-V3
ngày 19/02/2004.
72. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 03/QĐ-VKSTC-V3
ngày 21/4/2004.
73. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 07/QĐ-VKSTC-V3

ngày 06/10/2004.
74. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 07/QĐ-VKSTC-V4
ngày 09/11/2005.
75. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3
ngày 21/4/2006.
76. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 01/KN-VKSTC-V4
ngày 05/02/2007.
77. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 04/QĐ-VKSTC-V4
ngày 17/9/2007.
78. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3
ngày 28/01/2008.
79. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 02/QĐ-VKSTC-V3
ngày 25/3/2008.
80. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 03/QĐ-VKSTC-V3
ngày 27/3/2008.

16


81. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 04/QĐ-VKSTC-V3
ngày 03/10/2008.
82. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 05/QĐ-VKSTC-V3
ngày 08/10/2008.
83. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 06/QĐ-VKSTC-V3
ngày 13/11/2008.
84. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3
ngày 14/5/2010.
85. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3
ngày 04/11/2013.
86. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thống kê công tác thực hành quyền công tố và

kiểm sát lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật (năm 2005-2014).
87. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện khoa học kiểm sát (1998), Bộ luật Tố tụng
hình sự Hàn Quốc, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội.
88. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện khoa học kiểm sát (2002), Bộ luật Tố tụng
hình sự Liên bang Nga, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội.
89. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), “Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự”, Ban
hành kèm theo Tờ trình về Dự án Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi số 23/TTrVKSTC-V8 ngày 20/4/2015.
90. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
hình sự (2006), Nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, công
tác kiểm tra giám đốc thẩm hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay,
Đề tài cấp cơ sở.
91. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb. Đà Nẵng.
92. Việt Nam Cộng hoà (1962), Bản tổ chức tư pháp Việt Nam, Bộ Tư pháp xuất
bản, Sài Gòn.
93. Việt Nam Cộng hoà (1973), Bộ luật hình sự tố tụng, Thần Chung xuất bản, Sài Gòn.
94. Nguyễn Thị Hồng Ý (2011), Hủy bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩluật học, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh.

17


95. X.X.A-lếch-xây-ép (1986), Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta, bản dịch
tiếng Việt của Đồng Ánh Quang, TS. Nguyễn Đình Lộc hiệu đính, Nxb. Pháp
lý, Hà Nội.
Tiếng Anh
96. Mary Ellen Brennan (2008), “Interpreting the phrase “Newly discovered
evidence”: May previous unavailable exculpatory testimony serve as the basis
for a motion for a new trial under rule 33?”, Fordham Law review, Volume 77,
Issue 3, Article 4, pp. 1095-1145.

97. Rolando V. Del Carmen (2007), Criminal Procedure Law and Practice,
7th Edition, Wadsworth, Belmont, CA.
98. Charter of the International Military Tribunal, />imtconst.asp
99. John N. Fedico, Henry F. Fradella, Christopher D. Totten (2008), Criminal Procedure
for the Criminal Justice Professional, 10th Edition, Wadsworth Publishing.
100. David Graham (1855), A treatise on the law of New Trials, in case Civil and
Criminal, 2nd Edition, New York Banks, Gould & Co.
101. Van- Hoa To (2006), Judicial Independence, Juristforlaget i Lund.
102. International Military Tribunal for the far East Charter />english/services/library/treaties/04/4-06/military-tribunal-far-east.xml
103. W.R.LaFave, J.H.Israel, N.J.Kinh (2009), Criminal procedure, 5th Edition,
West Academic Publishing.
104. Renee B. Lettow (1999), “New trial for verdict against law: Judge – Jury relationsin
early Nineteenth - Century America”, Notre Dame Law review, Volume 71, Issue
3, Article 4, pp. 505-553.
105. James H. McCord, Sandra I. McCord (2005), Criminal Law and Procedure for
the Paralegal – A systems approach, 3rd Edition, Cengage Learning.
106. Joseph Raz (2009), The Authority of Law: Essays on Law and Morality, 2nd
Edition, Oxford University Press.
107. William Renwick Riddel (1918), New trial in Present Practice, The Yale Law
Journal, Volume 27, No.3, pp. 353-361.

18


108. Joel Samaha (2011), Criminal Procedure, 8th Edition, Wadsworth Publishing.
109. Statute of the Special Court For Sierra Leone, />scsl-statute.pdf
110. Statute of the Special Tribunal for Lebanon, />stl-documents/statute-of-the-tribunal/statute-of-the-special-tribunal-for-lebanon
111. The Law on the Establishment of the Extraordinary Chambers as amended
/>112. The Statute of the Iraqi Special Tribunal, />pdfs/1210iraqistatute.pdf
Tiếng Pháp

113. Bernard Bouloc (2013), Procédure pénale, Dalloz, Paris.
114. Jacques Buisson & Serge Guinchard (2014), Procédure pénale, LexisNexis, Paris.
115. Étienne Daures (2012), “Révision”, Répertoire de droit pénal et de procédure
pénale, Editions Dalloz, />famille-id=ENCYCLOPEDIES
116. Paul Laguerre (1931), L'effet dévolutif en matière répressive des voies de
recours exercées par l'inculpé seul, Thèse de doctorat, Droit, Toulouse.
117. Maud Orillard Léna (2007), Les voies de recours en matière pénale – Essai
d’une théorie générale, Thèse de doctorat, Université Paris II.
118. Etienne Vergès (2007), Procédure pénale, 2e éd., Litec, Paris.
119. Etienne Vergès (2014), Procédure pénale, LexisNexis, Paris.
Tiếng Nga
120. Лебедев В.М (2013), Уголовно-процессуальное право, Мoсква – Юрайт.
121. Уголовно-процессуальный кодекс Российской Федерации (с изменениeм и
дополнениeм в 2014 году), />doc;base=LAW;n=144720;div=LAW;diff=162663;dst=102814;rnd=0.17915
754440859044

19



×