Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Về lối thơ trong bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.19 KB, 4 trang )

Về lối thơ trong bài "Hoàng hạc lâu" của
Thôi Hiệu
Người biên soạn sách Ngữ Văn 10, Tập một (NXB Giáo dục, 2003) nhận định, Hoàng
Hạc lâu “là bài thơ Đường luật”, đồng thời lại thấy trong bài có những chỗ phá cách, từ
đó đề ra câu hỏi: “Hoàng Hạc lâu được xem là một trong vài bài thơ Đường luật hay nhất
ở đời Đường. Tại sao ở bốn câu thơ đầu lại có nhiều chỗ không đúng luật?”....
Lâu nay bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, đời Đường (Trung Quốc) đã được
chọn vào chương trình môn Văn ở trường phổ thông. Nguyên tác viết bằng chữ Hán,
phiên âm như sau:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
(câu 1)
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
(câu 2)
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
(câu 3)
Bạch vân thiên tải không du du.
(câu 4)
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Người biên soạn sách Ngữ Văn 10, Tập một (NXB Giáo dục, 2003) nhận định, Hoàng
Hạc lâu “là bài thơ Đường luật”, đồng thời lại thấy trong bài có những chỗ phá cách, từ
đó đề ra câu hỏi: “Hoàng Hạc lâu được xem là một trong vài bài thơ Đường luật hay nhất
ở đời Đường. Tại sao ở bốn câu thơ đầu lại có nhiều chỗ không đúng luật?”. Trước câu
hỏi này, học sinh phải giải thích mấy hiện tượng:
1. Chữ cuối câu 1 phải gieo vần, ở đây lại không gieo vần.
2. Hai câu thơ đầu theo Đường luật không cần đối ngẫu, ở đây lại đối ngẫu, mặc dầu đối
ngẫu có chỗ không chỉnh.
3. Thơ bát cú Đường luật kiêng lặp chữ (trùng tự), trừ trường hợp lặp trong câu, ở đây
chữ hoàng hạc được dùng đến ba lần, chữ khứ được dùng hai lần.


4. Sử dụng Bằng - Trắc trong cả bốn câu đều có những chỗ không đúng luật:
Câu 1: Chữ thứ hai và chữ thứ tư, theo luật phải ngược thanh; ở đây lại cùng thanh
(nhân - thừa). Như vậy là thất đối Bằng - Trắc trong câu. Thất có nghĩa: không hợp cách
luật.
Câu 2: Chữ thứ 4 của câu 2 và câu 1 cùng thanh (dư - thừa). Như vậy là thất đối trong cặp
câu 1-2.
Câu 3: Chữ thứ tư đáng lẽ phải ngược thanh với chữ thứ hai, ở đây lại cùng thanh (khứ hạc). Như vậy là thất đối trong câu. Cũng chữ thứ tư trong câu 3, theo luật phải là tiếng
thanh bằng để “niêm”với chữ thứ tư câu 2. Ở đây hai chữ này lại ngược thanh (khứ - dư),
như vậy là thất niêm. Mặt khác, ba chữ cuối câu đều là tiếng thanh trắc (bất - phục phản), không hợp cách luật về ba chữ cuối của câu thơ thất ngôn luật. Theo Đường luật,


nếu chữ thứ bảy trong câu thơ thất ngôn là tiếng thanh trắc, thì ba chữ cuối câu phải có
dạng là BBT hoặc BTT, tức là ít nhất cũng phải có một chữ là tiếng thanh bằng.
Câu thơ thất ngôn luật có trường hợp ba chữ cuối đều là tiếng thanh trắc như câu 5 ở
bài Dạ bạc thuỷ thôn (Đêm đậu thuyền ở xóm sông) của Lục Du:
Nhất thân báo quốc hữu vạn tử
(Một thân mong đền ơn nước dù có muôn lần chết cũng cam)
nhưng với điều kiện chữ thứ hai là tiếng thanh bằng, chữ thứ năm và chữ thứ sáu (hữu,
vạn) coi là “ảo” và phải được “cứu” ở câu thứ 6:
Song mấn hướng nhân vô tái thanh
(Hai món tóc mai hướng về con người không thể xanh lại)
Chữ thứ năm đáng lẽ là thanh trắc, chuyển thành tiếng thanh bằng (vô) để “cứu” hai
chữ vạn, tửđáng lẽ phải là tiếng thanh bằng. Câu 3 bài Hoàng Hạc lâu do chữ thứ hai đã
là tiếng thanh trắc, nên “vô khả cứu”. Rõ ràng Thôi Hiệu đã cố tình viết một câu thơ,
trong đó sáu chữ liền nhau đều là tiếng thanh trắc.
Câu 4: Chữ thứ tư đáng lẽ phải ngược thanh với chữ thứ tư câu 3, ở đây lại cùng thanh
(tải - khứ), tức là thất đối. Mặt khác ba chữ cuối câu đều là tiếng thanh bằng (không - du du), gọi là “tam bình điệu”, càng không hợp cách dùng Bằng - Trắc ở ba chữ cuối câu thơ
thất ngôn luật. Nếu chữ thứ bảy ở câu thất ngôn luật là tiếng thanh bằng, thì ba chữ cuối
câu phải có dạng là TBB hoặc TTB, tức là ít nhất cũng phải có một chữ là tiếng thanh
trắc.

Thật ra nếu coi Hoàng Hạc lâu “là bài thơ Đường luật”, thì các hiện tượng 1, 2, 3 cũng
không phải là “những chỗ không đúng luật”.
Hiện tượng 1: Thơ bát cú Đường luật thường có năm vần chân, nhưng cũng có bài chỉ có
bốn vần, tức là chữ cuối câu 1 không gieo vần và vẫn được coi là hợp luật. Như bài Văn
quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc (Được tin quan quân lấy lại Hà Nam, Hà Bắc) của Đỗ
Phủ:
Câu 1. Kiếm ngoại hốt truyền thu Kế Bắc,
Câu 2. Sơ văn thế lệ mãn y thường.
(Kiếm ngoại được tin thu Kế Bắc,
Thoạt nghe nước mắt ứa hai hàng).
(Doãn Kế Thiện dịch)
Hoặc bài Ký Lý Đam Nguyên Tích (Gửi cho Lý Đam Nguyên Tích) của Vi Ứng Vật:
Câu 1. Khứ niên hoa lý phùng quân biệt,
Câu 2. Kim nhật hoa gian hựu nhất niên.
(Năm ngoái trong hoa vừa từ biệt,
Hôm nay hoa nở hết một năm).
(Trần Trọng Kim dịch)
Hiện tượng 2: Thơ bát cú Đường luật, hai cặp câu giữa bài thường đối ngẫu. Đó là chính
lệ. Nhưng cũng có bài đối ngẫu được dùng ở hai câu cuối, như trường hợp bài Văn quan
quân thu Hà Nam, Hà Bắc của Đỗ Phủ:
Câu 7. Tức tòng Ba Giáp xuyên Vu Giáp,
Câu 8. Tiện há Tương Dương hướng Lạc Dương.
(Ngay từ Ba Giáp qua Vu Giáp,
Rồi xuống Tương Dương tới Lạc Dương).
(Doãn Kế Thiện dịch)


Lại có khi đối ngẫu được dùng ở hai câu mở bài, như Vịnh hoài cổ tích (Vịnh nhớ cổ
tích) của Đỗ Phủ:
Câu 1: Chi li đông bắc phong trần tế,

Câu 2: Phiêu bạt tây nam thiên địa gian.
(Chia tan đông bắc cơn gió bụi,
Phiêu bạt tây nam cõi đất trời)
Hiện tượng 3: Thơ Đường luật thường tránh lặp chữ. Tuy nhiên đối với một số thi sĩ đời
Đường, tránh lặp chữ là thuộc về kĩ xảo, chứ không phải để tránh phạm luật. Vì thế thơ
Đường luật có một số bài, khi cần tác giả vẫn không tránh lặp chữ. Thí dụ bài Ký Lý
Đam Nguyên Tích của Vi Ứng Vật đã dẫn ở trên, chữ Hoa đã có trong câu 1, đến câu 2
lại được dùng. Hoặc bài Thính bách thiệt điểu (Nghe chim hót trăm giọng) của Vương
Duy: chữ Môn (= cửa) được dùng ở câu 1, chữ Thiên(= nghìn) dùng ở câu 6, đến câu 7
lại thấy xuất hiện hai chữ Thiên Môn (= nghìn cửa).
Tóm lại từ hiện tượng1, 2, 3 người ta không thấy những chỗ “không đúng luật”. Nhưng
hiện tượng thứ tư thì khác. Cả bốn câu thơ đầu đều có những chỗ viết không theo luật
Bằng – Trắc, luật trọng yếu của thơ Đường luật. Chỉ với bốn câu đã có:
- 1 lần thất niêm;
- 2 lần thất đối trong câu;
- 2 lần thất đối trong cặp câu 1 – 2 và cặp câu 3 – 4;
- Hai câu thất ngôn có ba chữ cuối câu đều là những tiếng cùng thanh TTT hoặc BBB.
Trong thực tế sáng tác thơ luật ở đời Đường người ta có thể tìm thấy những trường hợp
thất niêm trong thơ Vương Duy, Đỗ Phủ... nhưng dẫn chứng về thất thất đối thì cực hiếm.
Riêng hiện tượng ba chữ cuối câu đều là tiếng thanh bằng, tìm cũng không thấy xuất hiện
ở bài thơ thất ngôn Đường luật nào. Trong khi đó thơ cổ thể thì đó lại là hiện tượng phổ
biến. Những điều nêu trên chứng tỏ bốn câu phần trên của bài thơ không phải là những
câu thơ Đường luật. Tác giả đã viết các câu này bằng thơ cổ thể.
Câu thất ngôn Đường luật có bốn dạng chính:
BB TT BBT
(1)
TT BB TTB
(2)
TT BB BTT
(3)

BB TT TBB
(4)
Câu thơ thất ngôn cổ thể do không bị luật Bằng – Trắc gò bó, nên có tới 29 dạng chính.
Trong bốn câu thơ đầu bài Hoàng Hạc lâu, chỉ có câu 2 là giống dạng 2 câu thơ Đường
luật, nếu vận dụng lệ“nhất tam ngũ bất luận”. Nhưng do chữ thứ tư câu đó là tiếng thanh
bằng, nên thất đối với chữ thứ tư câu 1 cũng là tiếng thanh bằng. Nếu đối chiếu luật Bằng
- Trắc để xem xét mối quan hệ về thanh điệu trong một cặp câu thì câu 2 cũng không phải
là câu thơ Đường luật. Câu 1, 3, 4 đều thuộc dạng cổ thể.
Câu 1 giống dạng câu Đoạn hà bán không ngư vĩ xích (Từng đám ráng trên lưng trời đỏ
như đuôi cá) trong bài thơ thất ngôn cổ thể Du Kim Sơn tự (lên chơi chùa Kim Sơn) của
Tô Thức.
Câu 3 dạng hoàn toàn giống câu Cầm thú dĩ tế thập bát cửu (Cầm thú mười phần chết tám
chín) trong bài thơ thất ngôn cổ thể Đông thú hành (Bài hành đi săn vào mùa đông) của
Đỗ Phủ.
Câu 4 có dạng y hệt câu Sở vương đài tạ không sơn khâu (Lâu đài vua Sở chỉ còn là núi
gò trơ trụi) trong bài thất ngôn cổ thể Giang thượng ngâm (Khúc ngâm trên sông) của Lý
Bạch.


Trong sách giáo khoa, khi nói về một số chỗ “không đúng luật”,- thực ra là những chỗ tác
giả vận dụng ưu thế khác biệt của thơ cổ thể so với thơ Đường luật -, người biên soạn đã
có những nhận xét tinh tế: “Theo lệ thường, “khứ” (động từ) không thể đối với “lâu”
(danh từ) song nhà thơ thiên tài Thôi Hiệu vẫn cứ làm thế, bởi vì diễn đạt cái đi xa, đi mãi
, không gì bằng động từ và diễn đạt cái còn ở lại, không gì bằng danh từ”; “Sự đối lập
giữa ba thanh trắc liên tiếp (bất phục phản) với ba thanh bằng liên tiếp (không du du) có
tác dụng làm nổi bật sự đối lập cái đã đi mất và cái còn lại mãi mãi (dĩ nhiên chỉ là cái
cảm giác chứ có đám mây nào tồn tại vĩnh viễn). Việc dùng ba thanh phù bình (không
dấu) liên tiếp cũng có thể gợi lên hình ảnh những đám mây lơ lửng trên tầng cao”... Rõ
ràng cái hay trong bốn câu phần trên của bài thơ là do được viết bằng thơ cổ thể. Đây
không phải là hiện tượng phá cách, phá cách luật, mà thực là tác giả đã dùng một thể thơ

khác – thơ cổ thể, còn có tên là cổ phong –, để diễn ý tứ bốn câu thơ đầu. Trong sáng tác
thơ, có những ý tứ nếu được diễn bằng cổ thể thì lại đạt hiệu quả hơn. Do vậy nhiều thi
gia đời Đường, trong cùng một bài thơ tám câu đã dùng cả hai thể, cổ thể và cận thể, “cổ”
xen với “luật” như bàiĐăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài (Lên đài Phượng Hoàng ở Kim
Lăng) của Lý Bạch, bài Vũ bất tuyệt (Mưa không dứt) của Đỗ Phủ... Bài Hoàng Hạc
lâu của Thôi Hiệu cũng nằm trong một kiểu thức trên. Những bài như thế đã thành một
lối thơ mà từ lâu có học giả như Trần Trọng Kim ở ta, Vương Lực ở Trung Quốc gọi là
“lối thơ nửa cổ nửa luật”1



×