Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiep vu quan ly bao ve rung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.42 KB, 48 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH THUẬN
NAM
CHI CỤC KIỂM LÂM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc Lập - Tự do - Hạnh Phúc

TÀI LIỆU
ÔN THI NÂNG NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN 2015
(Phần nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng)
I. Nghị định số 23/ 2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính
phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Điều 19. Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng
Việc giao rừng, cho thuê rừng căn cứ vào các quy định sau:
1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
2. Quỹ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của địa phương.
3. Nhu cầu sử dụng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư thôn phải được thể hiện trong các văn bản sau:
a) Đối với tổ chức phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; dự án và văn
bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức
không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có đơn được
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng xác nhận.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng thì hộ gia đình, cá nhân
phải có dự án đầu tư và văn bản thẩm định của Phòng chức năng thuộc cấp
huyện.
4. Phương án giao rừng, cho thuê rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập có
sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã


và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Điều 22. Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao cho mỗi gia đình, cá nhân
không quá 30 (ba mươi) ha đối với mỗi loại rừng.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất trồng cây hàng năm, đất
nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối lại được giao thêm rừng phòng hộ, rừng sản
1


xuất thì diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao thêm cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân không quá hai mươi lăm (25) ha.
2. Trường hợp diện tích giao rừng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân vượt quá
hạn mức quy định tại khoản 1 Điều này thì số diện tích vượt quá hạn mức phải
chuyển sang thuê rừng theo quy định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao trước ngày 01
tháng 01 năm 1999 nếu có diện tích vượt hạn mức thì diện tích vượt hạn mức đó
được tiếp tục sử dụng với thời hạn bằng một phần hai (1/2) thời hạn được ghi
trong quyết định giao rừng, sau thời hạn đó hộ gia đình, cá nhân phải chuyển
sang thuê rừng theo Điều 25 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng đối với diện tích
vượt hạn mức.
b) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao từ ngày 01 tháng
01 năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà có diện tích vượt hạn mức
mà đã chuyển sang thuê rừng thì được tiếp tục thuê rừng theo thời hạn còn lại
trong hợp đồng thuê rừng; trường hợp chưa chuyển sang thuê rừng thì phải
chuyển sang thuê rừng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 (ngày Luật Bảo vệ và
phát triển rừng có hiệu lực) thời hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của thời hạn đã
ghi trong quyết định giao rừng đó.
c) Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sau ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà
có diện tích vượt hạn mức, thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê
rừng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005, thời hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của

thời hạn ghi trong quyết định giao rừng đó.
3. Hạn mức giao đất trống thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân để sản xuất lâm nghiệp không quá 30 (ba mươi) ha và không tính
vào hạn mức nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 29. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn (Luật BV&PTR)
1. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:
a) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống
gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả
năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng;
b) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả
năng quỹ rừng của địa phương.
Điều 29. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải
lâm nghiệp
Các loại rừng được chuyển mục đích sử dụng khác không phải là lâm
nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo
2


vệ và phát triển rừng và phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo các quy định sau:
1. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 28 Nghị định này.
2. Có dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc chuyển mục đích sử
dụng rừng.
4. Có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng và được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang
mục đích sử dụng khác.
Điều 32. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng
cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử
dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các loại rừng và
trong các trường hợp sau đây:
1. Về chuyển đổi.
a) Được chuyển đổi quyền sử dụng rừng phòng hộ nhà nước giao.
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho,
nhận thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng hợp
pháp từ chủ rừng khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng đó; trường hợp nhận chuyển đổi thì chỉ được chuyển đổi cho
hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn.
2. Về chuyển nhượng:
a) Được chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng do nhà nước giao và
rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho
thuê để trồng rừng nhưng phải hoàn trả giá trị Nhà nước đã đầu tư.
b) Được chuyển nhượng rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trên đất
được Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng.
3. Về tặng cho:
3


Được tặng cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn rừng sản xuất là rừng
trồng Nhà nước giao hoặc rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước giao
đất hoặc cho thuê.
4. Về cho thuê, cho thuê lại rừng: được cho thuê rừng sản xuất là rừng
trồng Nhà nước giao hoặc Nhà nước cho thuê nhưng thời gian cho thuê, cho
thuê lại rừng không vượt quá thời hạn quy định trong quyết định Nhà nước giao

đất, cho thuê đất, thuê rừng.
5. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn:
a) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng
trồng được Nhà nước giao.
b) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị tăng thêm của rừng sản
xuất là rừng trồng Nhà nước cho thuê do chủ rừng đầu tư.
c) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng
trồng do chủ rừng tự đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê.
d) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên Nhà nước giao hoặc cho thuê thì
chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do
chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm
được giao rừng, cho thuê rừng.
đ) Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam; được góp vốn với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
6. Về thừa kế:
a) Được để thừa kế quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất Nhà nước
giao theo quy định của pháp luật về thừa kế.
b) Được để thừa kế rừng trồng do cá nhân tự đầu tư trên đất được Nhà nước
giao, cho thuê theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Điều 38. Hồ sơ quản lý rừng
1. Hồ sơ quản lý rừng bao gồm những số liệu về diện tích rừng và tình
trạng rừng, về tình hình quản lý rừng và bản đồ kèm theo thể hiện đến lô rừng.
Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ, đảm bảo chính xác và được chỉnh lý cập nhật
thường xuyên, kịp thời; hồ sơ phải được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu
trên giấy và chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính.
4


2. Hồ sơ quản lý rừng được lập cho từng cấp xã, trong đó đơn vị nhỏ nhất

là lô, đơn vị thống kê là tiểu khu, đơn vị tập hợp là cấp xã.
3. Hồ sơ quản lý rừng được lập thành một (1) bản gốc lưu tại Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và hai (2) bản sao lưu, một (1) bản lưu tại phòng
chức năng của cấp huyện và một (1) bản sao lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy
định về nội dung, biểu mẫu và phương pháp lập hồ sơ quản lý rừng; quy phạm,
tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế đối với việc lập hồ sơ quản lý rừng; chế độ
quản lý, sử dụng hồ sơ quản lý rừng đảm bảo thống nhất trong cả nước.
Điều 40. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
1. Nội dung theo dõi diễn biến tài nguyên rừng bao gồm: thay đổi về diện
tích rừng, trữ lượng rừng, chất lượng rừng, số lượng và thành phần các loài thực
vật rừng, động vật rừng. Sự thay đổi của rừng trong mối quan hệ với những yếu
tố kinh tế, xã hội, môi trường, phát hiện những quy luật diễn biến tài nguyên
rừng.
2. Việc đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường
xuyên và được công bố năm (5) năm một lần:
a) Chủ rừng có trách nhiệm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên diện
tích rừng được giao, được thuê.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng có trách nhiệm báo cáo diễn biến tài
nguyên rừng của địa phương lên Ủy ban nhân dân cấp huyện; kiểm lâm cơ sở
tham mưu, tổng hợp diễn biến tài nguyên rừng cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo diễn biến tài nguyên
rừng lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo diễn biến tài nguyên
rừng về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ diễn biến tài nguyên rừng của cả nước.
Công bố diễn biến tài nguyên rừng của cả nước và của từng địa phường
chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm đầu tiên của chu kỳ năm (5) năm về theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng tiếp theo.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Chương trình điều tra, theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng trên
phạm vi toàn quốc và từng tỉnh, phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn của nhà nước.
5


Điều 43. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
1. Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ 5.000 ha trở
lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trọng về chức năng
phòng hộ: chắn gió, chắn cát bay; khu rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, liền
vùng, tập trung, được thành lập Ban quản lý.
2. Ban quản lý khu rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế tài chính của đơn
vị sự nghiệp.
3. Tổ chức bộ máy quản lý và biên chế của Ban quản lý khu rừng phòng hộ
thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban quản lý khu rừng phòng hộ được khoán các công việc về bảo vệ rừng,
gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư thôn, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp tại chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng.
5. Những khu rừng phòng hộ khác với quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao, cho thuê cho các tổ chức khác; Ủy ban nhân dân cấp
huyện giao, cho thuê cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng.
6. Những diện tích rừng phòng hộ chưa giao, chưa cho thuê, căn cứ quy
hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm đ khoản 3
Điều 38 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập phương án bảo vệ; lập phương
án và kế hoạch giao, cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để từng

bước đưa rừng vào sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng.
Điều 44. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng
1. Những khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên tập
trung, là khu bảo vệ cảnh quan gắn với di tích lịch sử đã được xếp hạng được
thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng.
6


Những khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được
phân ra các khu chức năng để quản lý, gồm: một hoặc nhiều phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính.
2. Những khu rừng đặc dụng là rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
được Nhà nước giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp, thì những tổ chức đó có trách nhiệm quản lý,
bảo vệ, sử dụng và phát triển diện tích rừng được giao theo quy chế quản lý
rừng.
3. Những khu rừng đặc dụng không thuộc diện quy định tại khoản 1
và 2 Điều này; những khu rừng đặc dụng có diện tích nhỏ, phân tán Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh cho các tổ chức kinh tế thuê rừng để quản lý, bảo vệ, kết hợp kinh
doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
4. Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoạt động theo cơ chế tài chính của đơn
vị sự nghiệp.
5. Tổ chức bộ máy quản lý và biên chế của Ban quản lý khu rừng đặc dụng
thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được khoán các công việc về bảo vệ
rừng, gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư thôn, lực lượng vũ trang tại chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát
triển rừng. Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chưa có điều kiện chuyển dân
ra khỏi phân khu thì chỉ được khoán ngắn hạn công việc bảo vệ rừng, phát triển

rừng cho hộ gia đình, cá nhân trong khu vực đó.
Điều 45. Tổ chức quản lý rừng sản xuất
1. Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung, có trữ lượng giàu, trung
bình nhưng phải đóng cửa, không khai thác, thì thực hiện tổ chức quản lý theo quy
định tại quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Những khu rừng sản xuất tập trung, liền vùng, liền khoảnh thì ưu tiên
giao, cho thuê cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế để sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp.
3. Những khu rừng sản xuất có diện tích nhỏ dưới một ngàn (1.000) ha,
phân tán, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao, cho thuê cho các tổ chức,
cho hộ gia đình, cá nhân hoặc giao cho cộng đồng dân cư thôn để quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng theo quy chế quản lý rừng.
4. Đối với những diện tích rừng sản xuất chưa giao, chưa cho thuê:
a) Căn cứ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo
quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
7


b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập phương án bảo vệ; lập
phương án và kế hoạch giao, cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, để
từng bước giao rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
Điều 47. Phòng cháy, chữa cháy rừng
Việc phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của Luật phòng
cháy, chữa cháy; theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng
và theo các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 53. Sản xuất nông lâm kết hợp
1. Việc sản xuất nông lâm kết hợp chỉ được áp dụng trong rừng phòng hộ
và rừng sản xuất nhưng phải tuân theo quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đối với rừng phòng hộ: được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu
và sản xuất ngư nghiệp trên đất rừng nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả
năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với rừng sản xuất:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được trồng xen cây nông nghiệp, cây
dược liệu dưới tán rừng nhưng không làm suy giảm rừng tự nhiên và không ảnh
hưởng đến mục đích kinh doanh lâm sản của khu rừng.
b) Rừng sản xuất là rừng trồng: được sử dụng không quá 30% diện tích đất
chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây
nông nghiệp, cây dược liệu trên đất rừng nhưng không làm ảnh hưởng đến mục
đích kinh doanh lâm sản của khu rừng.
4. Việc chọn giống cây trồng xen phải tuân theo các quy định của pháp luật
về giống cây trồng, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thuỷ
sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 49. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng (Luật
BV&PTR)
1. Việc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát triển tự
nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng.
2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải được xác định rõ phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành
chính và vùng đệm.
3. Mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và
phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

8


Điều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu
dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (Luật

BV&PTR)
Việc khai thác lâm sản phải tuân theo quy chế quản lý rừng, không được
gây hại đến mục tiêu bảo tồn và cảnh quan của khu rừng và phải tuân theo các
quy định sau đây:
1. Được khai thác những cây gỗ đã chết, gãy đổ; thực vật rừng ngoài gỗ,
trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định
của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm;
2. Không được săn, bắt, bẫy các loài động vật rừng.

II. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc ban hành Quy chế quản lý rừng
Điều 6. Phân cấp về mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm
nghiệp
1. Rừng và đất không có rừng đã quy hoạch cho lâm nghiệp được phân ra
3 cấp về mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm nghiệp: rất xung yếu,
xung yếu và ít xung yếu. Phân cấp mức độ phòng hộ xung yếu của rừng nhằm
xác định loại rừng và đề xuất các biện pháp tác động đối với từng loại rừng
Điều 14. Phân khu chức năng đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên
1. Trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được chia thành các
phân khu chức năng sau đây
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
- Là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự
nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo
dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái.
- Đối với rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước, phạm vi và quy mô của
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định theo mục tiêu, đối tượng, tiêu chí
bảo tồn và điều kiện thuỷ văn.

b) Phân khu phục hồi sinh thái
Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng
thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết.
c) Phân khu dịch vụ - hành chính: là khu vực để xây dựng các công trình
làm việc và sinh hoạt của ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch
vụ du lịch, vui chơi giải trí.
2. Các phân khu chức năng trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
được điều chỉnh về phạm vi ranh giới của từng phân khu dựa trên đặc điểm, thực
trạng diễn biến của rừng và mục đích quản lý, sử dụng rừng; việc điều chỉnh
9


ranh giới của các phân khu được thực hiện sau mỗi kỳ quy hoạch hoặc sau mỗi
lần rà soát diện tích các loại rừng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 30. Bảo vệ rừng phòng hộ
b) Khu rừng phòng hộ có tổ chức lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng được
quy định như sau:
- Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha trở lên và có
nguy cơ bị xâm hại cao.
Điều 37. Phát triển rừng sản xuất
1. Việc phát triển rừng sản xuất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng.
2. Các biện pháp lâm sinh được áp dụng để phát triển rừng sản xuất gồm:
a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung.
b) Trồng rừng (gồm trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng...).
c) Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.
d) Nuôi dưỡng rừng.
đ) Làm giầu rừng.
3. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện các biện pháp lâm sinh
để phát triển rừng sản xuất

a) Đầu tư phát triển rừng sản xuất bằng vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng
hoặc chủ dự án phải lập thiết kế, dự toán; thẩm quyền phê duyệt thiết kế dự toán
phát triển rừng sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư
và xây dựng.
b) Đầu tư phát triển rừng sản xuất bằng vốn không phải là ngân sách nhà
nước thì chủ rừng được quyền quyết định về thiết kế, dự toán.
c) Đối với việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt phải thực hiện theo quy
định tại Điều 10 Quy chế này.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện các biện pháp lâm sinh để phát triển rừng sản
xuất.
III. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của chính phủ Quy
định về phòng cháy và chữa cháy rừng
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của chủ rừng
1. Chủ rừng có các quyền sau:
a) Ngăn chặn các hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy rừng;
10


b) Huy động lực lượng và phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để
tham gia chữa cháy rừng;
c) Được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, ưu tiên vay vốn
để đầu tư cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Chủ rừng có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về
phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy
và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy
và chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy

rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý
và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất
xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng
và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng
cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
e) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo
quy định;
g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
theo quy định hiện hành của Nhà nước;
h) Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng,
thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi lớn có liên quan đến
bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;
i) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức
xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia
đình lân cận;
k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền;
l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm
thủ phạm gây cháy rừng.

11


Điều 5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đóng, hoạt
động ở trong rừng, ven rừng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đóng, hoạt động ở trong rừng, ven rừng
ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 3 Nghị định số 35/2003/NĐCP còn có trách nhiệm thường xuyên giáo dục, đôn đốc các thành viên trong

phạm vi quản lý của mình thực hiện những quy định về phòng cháy và chữa
cháy rừng; tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
Điều 6. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình sinh sống ở trong rừng, ven
rừng
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng
cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội
quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng.
4. Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc
bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy
đối với các khu rừng.
5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy rừng
1. Người tham gia chữa cháy rừng mà không phải là lực lượng của chủ
rừng được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng tiền tương ứng với ngày công lao động
nghề rừng phổ biến ở địa phương mình.
2. Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy rừng mà hy sinh, bị
thương, bị tổn hại sức khỏe thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của
pháp luật.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể chế độ bồi
dưỡng cho người tham gia chữa cháy rừng.
Điều 10. Các biện pháp phòng cháy rừng
1. Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy
rừng trong toàn xã hội.
2. Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.
3. Quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh
lửa, sinh nhiệt ở trong rừng và ven rừng.

12


4. Áp dụng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô nỏ
của vật liệu cháy trong rừng.
5. Áp dụng các biện pháp phòng chống cháy lan.
6. Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
7. Xây dựng các công trình và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa
cháy rừng.
8. Các biện pháp phòng cháy khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
1. Điều kiện chung:
a) Có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí
quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
b) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định, phù hợp
với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
c) Có các quy trình, giải pháp phòng chống cháy lan phù hợp với điều kiện
an toàn phòng cháy và chữa cháy của từng loại rừng;
d) Có trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù
hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo quy định;
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp
ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo
quy định.
2. Đối với các khu rừng dễ cháy, ngoài việc thực hiện các quy định tại
khoản 1 Điều này còn phải áp dụng biện pháp tu bổ công trình phòng cháy và
chữa cháy rừng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy
rừng xong trước mùa khô hàng năm, có tổ chức tuần tra canh gác vào thời gian
cao điểm có nguy cơ cháy cao.

Đối với các khu rừng tràm, ở những nơi có điều kiện, thì cần duy trì nguồn
nước để đảm bảo độ ẩm cho nguồn vật liệu cháy và tầng than bùn.
3. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống
dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua phải có đường băng cản lửa,
hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật
và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.

13


Điều 13. Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án trồng rừng, dự án xây
dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Khi lập dự án trồng rừng phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy, bảo đảm các nội dung sau:
a) Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu
rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng;
b) Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan đến đường sắt, hệ thống đường dây
điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công
trình hiện có;
c) Hệ thống quan sát, thông tin phát hiện và báo cháy rừng;
d) Hệ thống đường giao thông, bãi đỗ cho các phương tiện chữa cháy cơ
giới phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng, đảm bảo đủ kích thước, tải trọng
để vừa kết hợp sử dụng đường vận chuyển sản xuất và cho các phương tiện chữa
cháy cơ giới;
đ) Nguồn nước, hệ thống cấp nước chữa cháy và các phương tiện chữa cháy
khác đảm bảo yêu cầu phục vụ chữa cháy, phù hợp với đặc điểm của từng loại
rừng;
e) Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng
mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Đối với dự án trồng rừng tập trung, rừng quy mô lớn và thuộc loại rừng

dễ cháy, trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có ý kiến chấp
thuận về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan Kiểm lâm và
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền.
3. Đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa
cháy rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng
công trình.
Điều 16. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo
các nội dung sau đây:
a) Việc thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
phù hợp với từng đối tượng quy định tại Điều 11 của Nghị định này và các điều
có liên quan của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các quy định khác của pháp
luật;
b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với
từng đối tượng quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7 và các điều có liên quan của Nghị
định này và các quy định hiện hành khác về phòng cháy và chữa cháy;
14


c) Việc chấp hành các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về phòng cháy và
chữa cháy rừng và các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng của người hoặc
cơ quan có thẩm quyền.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo
chế độ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
3. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và
trong mùa khô được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của
mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
theo chế độ kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn
phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
c) Lực lượng Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và
chữa cháy rừng thường xuyên, định kỳ đối với các khu rừng dễ cháy và các khu
rừng có khả năng cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng
hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu
bảo vệ đặc biệt;
d) Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an
toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với rừng dễ cháy và kiểm tra
đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng
cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
Điều 19. Các biện pháp chữa cháy rừng
Trong công tác chữa cháy rừng trước hết phải được thực hiện và giải quyết
theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại
chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các biện pháp chữa cháy rừng gồm có:
1. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa
cháy.
a) Đối với rừng có thể đưa phương tiện cơ giới vào chữa cháy thì phải huy
động tối đa phương tiện cơ giới để chữa cháy;
b) Đối với rừng mà phương tiện cơ giới chữa cháy không thể tiếp cận được
thì phải huy động tối đa lực lượng và các phương tiện khác để chữa cháy.
2. Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.
3. Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm soát" để chữa cháy khi có đủ điều
kiện cho phép.
4. Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy.
15


5. Các biện pháp chữa cháy khác.
Điều 20. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải đảm bảo các yêu cầu và
nội dung cơ bản sau:
a) Đề ra chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp, điều kiện
phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định
này;
b) Đề ra các tình huống cháy cụ thể có thể xảy ra, khả năng cháy lan, phát
triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau và tình huống cháy lớn phức tạp
nhất;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ
huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và công việc phục vụ chữa cháy
phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
2. Chủ rừng chịu trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy và chữa
cháy rừng.
Trường hợp phương án phòng cháy và chữa cháy cần huy động lực lượng
phương tiện chữa cháy của lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy
rừng, của các chủ rừng và lực lượng, phương tiện khác do cơ quan Kiểm lâm
quản lý thì chủ rừng đề nghị cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn xây dựng phương án.
Trường hợp phương án phòng cháy và chữa cháy cần huy động nhiều lực
lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc địa phương tham gia thì chủ
rừng đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn xây dựng
phương án.
Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp
thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều
kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
4. Trách nhiệm thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
a) Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và
chữa cháy rừng. Phương án phòng cháy và chữa cháy phải được thực tập định
kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần vào trước mùa hanh khô và thực tập đột xuất khi có yêu
cầu;
b) Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập

phải tham gia đầy đủ;
c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy hướng dẫn, kiểm tra việc thực tập phương án phòng cháy và
chữa cháy rừng.
16


5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công
an quy định mẫu "Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng" và thời hạn phê
duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 25. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Những chủ rừng là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thành lập và trực tiếp
quản lý, duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng và ban hành
Quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều
kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì
hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý
của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng đối với lực lượng chuyên ngành phòng
cháy và chữa cháy rừng.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn
chỉ đạo và phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thực hiện những quy định tại khoản 2
Điều này.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an
quy định cụ thể về tổ chức tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng; chế độ quản lý,
duy trì hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của
mình chịu trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng và có trách nhiệm cụ
thể sau:

1. Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương.
2. Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng cháy,
chữa cháy rừng.
3. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
phòng cháy và chữa cháy rừng; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định
về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng
cháy và chữa cháy rừng cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng tham
gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
5. Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; trang bị
phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
6. Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy
rừng cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
7. Chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng, điều tra nguyên nhân gây cháy rừng và
khắc phục hậu quả vụ cháy rừng.
17


8. Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực
lượng phòng cháy và chữa cháy rừng.
9. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
báo cáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng.
IV. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành môt số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Điều 18. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khu dân cư,
hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Luật Phòng

cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối
tượng quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy
định của pháp luật có liên quan.
c) Việc chấp hành các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị
định này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật có liên
quan và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành thường
xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương
tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm
tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong
phạm vi quản lý của mình.
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng
cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về
cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn
về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn
lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy
18


và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi
có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
3. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy
và chữa cháy.
Điều 21. Phương án chữa cháy

1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau
đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều
kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc
trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ
khác nhau.
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ
huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa
cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn,
chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an
toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án
chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản Iý của
mình (sau đây gọi là phương án chữa cháy của cơ sở).
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo xây dựng và
phê duyệt phương án chữa cháy để huy động, tổ chức lực lượng, phương tiện
tham gia chữa cháy khi có cháy lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng
về người, tài sản xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
e) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có
những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều
kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
4. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2
Điều này được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi
có yêu cầu.
19



b) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b, c
và d Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập khi có yêu cầu.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định
tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này trước khi tổ chức thực tập phải có sự
trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để huy động
lực lượng, phương tiện tham gia.
d) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy
động thực tập phải tham gia đầy đủ.
5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.
Điều 24. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để
chữa cháy
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy
được quy định như sau:
a) Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người
đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên được
quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực
lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cho
người có thẩm quyền huy động để quyết định.
b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương
được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân trong phạm vi địa bàn quản lý. Sau khi huy động thì thông
báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho

người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết.
2. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng lệnh huy động lực
lượng, phương tiện, tài sản để chữa cháy và thủ tục huy động.
Điều 28. Người chỉ huy chữa cháy
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy
chữa cháy phải là người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
20


2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy
lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở
và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của
cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến
thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với
người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
4. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều
37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa
cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy.
Điều 29. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa
cháy để chữa cháy.
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp
kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy.
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự.

d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế.
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy.
h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lực
lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu chữa cháy
để chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự,
thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong
chữa cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có
trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
21


Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ
huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy
và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 32. Tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng và lực lượng phòng
cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
1. Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây viết
gọn là thôn) có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động
của đội dân phòng tại thôn. Đối với thôn có địa bàn rộng thì đội dân phòng có
thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị
phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.
2. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập

đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ
chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ sở quy định tại
Khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy, có trách nhiệm thành lập hoặc
đề xuất thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành hoạt
động theo chế độ chuyên trách. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì
hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên
trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm
quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị
phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy
và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng
dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối
với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành
1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa
cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế
độ như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền
bằng 0,5 ngày lương cơ sở.
22


b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một
khoản tiền bằng 0,75 ngày lương cơ sở.
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày
thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 01 ngày lương cơ sở. Nếu

tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2
lần theo cách tính trên.
d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa
bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng
giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao
động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản
chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy
định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân
sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách
thương binh hoặc như thương binh.
e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định mức hỗ trợ thường xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội
dân phòng nhưng không thấp hơn 25% lương cơ sở.
Điều 36. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và
chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và
chữa cháy
1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và
chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa
cháy được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức
được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên
ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.
b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương
được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.


23


c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
2. Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy và
chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng
phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.
3. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng quyết định điều
động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên
ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy và thủ tục điều động.

V. Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-LN ngày 11/12/2000 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn về biện pháp tổ chức thực hiện
PCCCR theo cấp dự báo cháy rừng.
Cấp báo động và ban bố lệnh báo động phòng cháy, chữa cháy rừng được
quy định cụ thể như sau:
- Báo động cấp I: Khả năng cháy rừng thấp.
+ Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Ban chỉ huy PCCCR và các chủ rừng phối
hợp với Kiểm lâm triển khai Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quy vùng sản xuất nương rẫy, tuyên
truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng và phát đốt nương rẫy đúng kỹ
thuật;
- Báo động cấp II: Khả năng cháy rừng ở mức trung bình.
Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Ban chỉ huy PCCCR và các chủ rừng phối
hợp với Kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc bố trí người canh
phòng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn
kỹ thuật canh tác nương rẩy.

- Báo động cấp III: Khả năng cháy lan trên diện rộng.
+ Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng, chú trọng phòng cháy
các loại rừng: Thông, Bạch đàn Khộp, Tre nức, Tràm…
+ Chủ tịch UBND các huyện, thị chỉ đạo Ban chỉ huy PCCCR, Hạt Kiểm
lâm đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng, cấm đốt nương
rẫy;
+ Các chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra lực lượng canh phòng và lực
lượng khoán bảo vệ rừng, nhất là trồng rừng;
+ Lực lượng canh phòng trực 10/24 giờ trong ngày (từ 10 giờ đến 20
giờ). Đặc biệt chú trọng các giờ cao điểm.
24


+ Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch UBND xã được quyền huy động mọi
lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.
- Báo động cấp IV: Nguy cơ cháy rừng lớn.
+ Thời tiết khô hanh, kéo dài có nguy cơ cháy rừng lớn, tốc độ lửa lan
tràn nhanh;
+ Chủ tịch UBND các huyện, thị và Ban chỉ huy PCCCR trực tiếp chỉ đạo
việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương;
+ Các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm
ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy;
+ Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh và ngoài hiện
trường rừng, đảm bảo trực 12/24 giờ trong ngày (từ 9 giờ đến 21 giờ) nhất là
các giờ cao điểm; phát hiện kịp thời đám cháy, báo động và huy động lực lượng,
phương tiện dập tắt ngay.
+ Huyện đề nghị tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng
khi cần thiết;
+ Dự báo viên nắm chắc tình hình khí tượng, thủy văn để dự báo, thông
báo kịp thời trên mạng vi tính và trên các phương tiện thông tin đại chúng về

cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.
- Dự báo cháy rừng cấp V: Rất nghuy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo
dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh.
+ Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy PCCCR tỉnh, huyện, xã, chủ rừng;
+ Lực lượng Công an PCCC phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng
cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo 24/24 giờ
trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng.
+ Thông báo thường xuyên nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng.
+ Khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay,
tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm, xử lý nghiêm minh.
+ Khi cần thiết đề nghị Trung ương chi viện lực lượng và phương tiện
chữa cháy.
+ Trong mùa cháy rừng dự báo viên phải nắm chắc tình hình thời tiết, khí
tượng thủy văn để dự báo và thông tin thường xuyên, liên tục hàng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Đặc biệt khi dự báo đến cấp IV, cấp V dự báo viên phải dự báo và đảm
bảo thông tin thông suốt trong thời gian cao điểm dễ cháy rừng và báo cáo kịp
thời việc phòng cháy, chữa cháy rừng lên cấp trên.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×