Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN QUANG SÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.42 KB, 15 trang )

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN QUANG SÁNG
ThS. Lê Thị Phương
Khoa PR & C – Trường Đại học Hòa Bình
NGUYEN QUANG SANG’S WRITING STYLE
Abstract: This article describes the style of the writer Nguyen Quang Sang. The
article begins with specific reasons as well as scientific and practical values. Next,
the methodology is explained. Then, the literature review of the article is
presented. Finally, important findings are summarized.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Phong cách là một thuật ngữ được nói đến từ lâu. Thời cổ đại, vấn đề phong
cách đã được rất nhiều triết gia, nhà lý luận, nhà nghiên cứu phê bình nổi tiếng bàn
luận. Giới nghiên cứu Việt Nam rất quen thuộc với câu nói nổi tiếng của
Buffon: “Văn là người”. Như vậy, trước đây người ta nghiên cứu phong cách trong
mối quan hệ giữa văn bản với cá tính sáng tạo của nhà văn và những đặc trưng của
nhà văn in hằn lên trang viết của anh ta.
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, khái niệm phong cách được giới nghiên cứu
Xô viết nói đến rất nhiều và những quan điểm của giới học thuật Xô viết đã ảnh
hưởng tới các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung ở thời kỳ này người
ta vẫn cố gắng tìm thấy mối thống nhất giữa nhà văn và tác phẩm. Trong số những
nghiên cứu về phong cách thì ý kiến tác giả Viện sĩ M.B.Khrapchenko được giới
nghiên cứu chú ý hơn cả. Ông cho rằng phong cách là sự phù hợp, sự thống nhất
giữa các thủ pháp nghệ thuật với một cái nhìn độc đáo về đời sống: “Với một ý
nghĩa nhất định, hình thức ấy có tính chất nội dung ngay cả khi nó không truyền
đạt một phức hợp tư tưởng và hình tượng nào cả, bởi vì sự coi thường tư tưởng…
Phong cách cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh
hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả”.
M.B. Khrapchenko cũng đặc biệt chú ý đến cá tính sáng tạo của nhà văn, coi cá
tính sáng tạo của nhà văn là một trong những nhân tố quy định phong cách nhà
văn.
Giai đoạn tiếp sau, khi nghiên cứu phong cách, người ta chú ý đến phong cách thời
đại và phong cách cá nhân. Phong cách thời đại là những đặc trưng riêng có của


thời đại. Phong cách cá nhân là sự độc đáo của nhà văn trong đời sống văn học và
sự độc đáo ấy được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau từ nội dung đến


hình thức. Một nhà văn khi xây dựng phong cách của mình, có những yếu tố vay
mượn và có những yếu tố sáng tạo. Phong cách một nhà văn, dù có vĩ đại đến đâu,
cũng phải phản ánh phong cách thời đại.
Trong cái nhìn của chủ nghĩa hậu hiện đại, vấn đề phong cách không còn được quá
chú trọng, thậm chí có người còn đề cập đến việc xóa nhòa các phong cách. Nhưng
vấn đề lại không đơn giản như thế, bởi một khi nhà văn mất đi sự độc đáo, mất đi
bản sắc, nghĩa là mất đi phong cách, thì anh ta khó lòng tồn tại như một giá trị
trong thực tiễn sáng tạo văn học. Vì thế, nghiên cứu phong cách vẫn phải được tiếp
tục trên một tinh thần mới. Có thể nghiên cứu phong cách từ nhiều hướng: phong
cách từ góc nhìn ngôn ngữ, phong cách qua lối viết, phong cách như biểu hiện của
cá tính sáng tạo… Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các
văn bản nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng quá trình mỗi người viết tạo nên
được cho mình một phong cách là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực trong sáng tạo, là
cuộc hành trình để khẳng định cái bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm
bút. Phấn đấu để có được một phong cách nghệ thuật cá nhân, đó là sự đóng góp
đích thực của mỗi người viết cho sự phát triển chung của cả nền văn học. Bởi vì,
một nền văn học càng có nhiều phong cách cá nhân thì càng có nhiều khả năng trở
thành một nền văn học lớn.
Cho đến nay, ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về phong
cách. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về bản chất của phong cách là gì, tầm quan trọng
của phong cách trong sáng tạo nghệ thuật và những phương diện biểu hiện chủ yếu
của phong cách như thế nào… hiện vẫn luôn sôi nổi, luôn nóng hổi trên diễn đàn
văn học nghệ thuật. Vì vậy, việc hệ thống lại các quan niệm nhằm xác lập nội hàm
khái niệm phong cách nghệ thuật, đặc trưng bản chất và hướng nghiên cứu phong
cách nghệ thuật để áp dụng vào nghiên cứu một hiện tượng phong cách cụ thể là
một việc làm cần thiết.

1.2. Phong cách là một thuật ngữ không chỉ dùng trong lĩnh vực văn học nghệ
thuật, mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội. Phạm trù
phong cách bao gồm nhiều mặt, nhiều biểu hiện. Nghiên cứu phong cách, ngoài
phong cách tác giả, người ta còn nghiên cứu phong cách tác phẩm, phong cách thể
lọai, phong cách thời đại, phong cách trào lưu… Về phong cách nghệ thuật tác giả,
tuy hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, nhưng xét đến cùng, trong dòng
chảy của lịch sử văn học, càng lùi xa quá khứ thì nhìn lại chỉ còn thấy những đỉnh
cao, những dấu ấn đậm nét, mà đỉnh cao này được định hình bởi phong cách.
Phong cách được xem như là chất lượng nghệ thuật đặc trưng cá nhân của các tác
giả lớn, chi phối hàng loạt sáng tác của họ. Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh


giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại một cái gì mới mẻ, riêng biệt hay nói
chính xác, là một phong cách độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không? Việc
nghiên cứu phong cách nghệ thuật của các nghệ sĩ lớn sẽ giúp cho người nghiên
cứu thấy được tài năng của nghệ sĩ, cũng như những nét độc đáo trong sáng tác của
họ. Mặt khác, nghiên cứu phong cách tác giả sẽ góp phần khái quát được phong
cách được phong cách dân tộc, phong cách thời đại, phong cách trào lưu. Vì vậy,
nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả là một vấn đề lý luận cần được quan tâm.
1.3. Chúng tôi chọn một tác giả của vùng Nam Bộ để làm minh chứng cụ thể cho
hướng đi nghiên cứu phong cách tác giả vì cùng với Bắc Bộ và Trung Bộ, Nam Bộ
– vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, ruộng đồng xanh ngắt, thẳng
cánh cò bay, vườn trái cây trĩu nặng quả ngọt nhờ phù sa cuồn cuộn được sông
Tiền, sông Hậu bồi đắp – là một vùng đất có lịch sử định hình và phát triển lâu đời,
kết tinh những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo tạo
thành bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác. Đội ngũ các nhà văn Nam Bộ
ngày càng phát triển và làm giàu đẹp hơn cho nền văn học Việt Nam. Trong bối
cảnh chung của nền văn học nước nhà, việc khám phá kho tàng văn học miền Nam,
cả về quy mô lẫn thành tựu, là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tế.
1.4. Nói đến văn học Nam Bộ hiện đại, người ta thường nhắc đến những nhà văn

tiêu biểu như Bình Nguyên Lộc, Phan Tứ, Anh Đức, Đoàn Giỏi, Nguyễn Thi,
Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam… và gần đây là nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Trong đó, Nguyễn Quang Sáng là cây bút văn xuôi xuất sắc của nền học Cách
mạng miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Ông là nhà văn viết về
Nam Bộ rất xuất sắc, là “nhà văn của đồng bằng Nam Bộ”, “văn chương của ông
hồn hậu, mang được hơi thở, phong cách lẫn khẩu khí, phong độ của người dân
Nam Bộ rất rõ”. Với hơn 80 năm tuổi đời và hơn 50 năm tuổi nghề, kể từ tập
truyện ngắn đầu tayCon chim vàng ra mắt bạn đọc năm 1957 cho đến nay, bền bỉ
đi cùng đất nước qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với cây súng và
cây bút, Nguyễn Quang Sáng đã thử sức ngòi bút trong nhiều thể loại: truyện ngắn,
tiểu thuyết, kịch bản phim… Ở mỗi thể loại, ông đều có những thành công nhất
định. Một số kịch bản phim truyện của ông đã được dựng thành phim và có tiếng
vang lớn như phim Cánh đồng hoang đạt giải Bông sen vàng – Liên hoan phim
toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Moskva (1981), Mùa gió
chướng đạt giải Bông sen bạc – Liên hoan phim toàn quốc (1980). Tác phẩm Dòng
sông thơ ấu (1984) được tặng Giải A văn học thiếu nhi năm 1985 của Hội Nhà văn
Việt Nam. Truyện dài Mùa gió chướng (1976) được Nhà xuất bản Cầu Vồng –
Liên Xô ấn hành với số lượng lớn trong danh mục Tủ sách Việt Nam (1985). Với


sức sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ và những cống hiến to lớn cho văn
nghiệp nước nhà, năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
Nghệ thuật. Số lượng tác phẩm như trên chưa phải đồ sộ, song cái “chất văn” nổi
bật, tiêu biểu của một phong cách, phong cách Nguyễn Quang Sáng, thì đã được
thừa nhận.
Mặc dù vị trí của Nguyễn Quang Sáng trong tiến trình phát triền văn học nước nhà
đã được khẳng định và mặc dù đã cónhiều nhà nghiên cứu có những nhận định sâu
sắc về sự nghiệp văn học Nguyễn Quang Sáng nhưng chưa có một công trình nào
chú trọng coi phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng là đối tượng nghiên cứu,
chưa có cái nhìn hệ thống toàn diện về phong cách nghệ thuật nhà văn này, một

phương diện quan trọng tạo cơ sở xác lập vị trí của ông trong dòng văn học Nam
Bộ nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Cho đến nay, đây vẫn là một khoảng
trống. Chúng tôi nghĩ rằng,Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn lớn, ông rất xứng
đáng dành một đề tài chuyên biệt nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả. Trong
đội ngũ các nhà văn hiện đại, cũng đang thiếu những công trình có sự so sánh đối
chiếu một cách đầy đủ phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng với các nhà văn
Việt Nam cùng thời. Không hoàn toàn là những vấn đề mới mẻ tuyệt đối nhưng tìm
hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng, những giá trị độc đáo, mới mẻ
của ông trong sáng tạo nghệ thuật để phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu giảng
dạy, học tập là ý nghĩa của đề tài luận án này.
Coi Nguyễn Quang Sáng như một trong những gương mặt độc đáo của văn học
Việt Nam hiện đại, một nhà văn đã góp vốn cho văn học và điện ảnh Việt Nam
những tác phẩm thật sự có giá trị, nghiên cứu về ông, chỉ ra những nét độc đáo
trong phong cách nghệ thuật của ông đó là mục đích của chúng tôi.
1.5. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần tích cực vào việc làm
phong phú thêm nguồn tư liệu về Nguyễn Quang Sáng cho nền văn học Việt
Nam.Đặc biệt là quá trình vận dụng vào thực tiễn giáo dục các bậc học như Phổ
thông, Cao đẳng, Đại học…
Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng là một công việc lý
thú nhưng để đạt được mục đích nghiên cứu quả thật là không đơn giản. Đề tài yêu
cầu người nghiên cứu làm rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang
Sáng. Để đạt được mục tiêu này, luận án cần xác định được cấu trúc của phong
cách nghệ thuật nhà văn thể hiện qua cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Quang
Sáng; những đặc điểm của thế giới nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật
của nhà văn.


Nói đến phong cách nghệ thuật một tác giả văn học là nói đến sự độc đáo toàn vẹn
có tính hệ thống của sự nghiệp sáng tạo của nhà văn ấy. Đã có nhiều người nghiên
cứu về Nguyễn Quang Sáng nhưng chưa có công trình nào đề cập toàn diện đến

phong cách nghệ thuật nhà văn thể hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản
phim của ông. Nhưng lại ít ai nêu lên mối quan hệ thống nhất của chúng như một
dấu hiệu phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng.
Để làm rõ phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng trong dòng văn học yêu
nước, tiến bộ, cách mạng trước 1975 và sau 1975, chúng tôi nghiên cứu sâu vào
các văn bản tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim… của ông để hiểu sâu hơn cái
nhìn nghệ thuật của tác giả.
Thêm vào đó, các yếu tố cuộc đời, con người, quá trình hoạt động cách mạng, quan
niệm nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề
tài vì nó lý giải những nguyên nhân chính làm nên phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Quang Sáng.
Nội dung đề tài được đặt trong dòng chảy của dòngvăn học miền Nam trước
1975và văn học miền Nam sau 1975; trong không gian văn hóa của đồng bằng
Nam bộ.Chúng tôi cũng đối sánh với phong cách viết văn của các nhà văn Nam Bộ
cùng thời như Sơn Nam, Anh Đức, Đoàn Giỏi, Trang Thế Hy, Bình Nguyên Lộc…;
các nhà văn Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975. Từ đó làm nổi bật những nét
riêng tạo phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng.
Chúng tôi nghĩ rằng kết quả của đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học và
thực tiễn nghiên cứu văn học. Về ý nghĩa khoa học, việc tìm hiểu phong cách nghệ
thuật Nguyễn Quang Sáng là cơ sở nhìn nhận vị trí nhà văn Nguyễn Quang Sáng
trước và sau 1975 trong dòng văn học miền Nam và dòng văn học dân tộc với tư
cách phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học, mặt khác, khẳng định những
nét đặc sắc riêng của tác phẩm văn chương Nguyễn Quang Sáng, đồng thời khẳng
định những đóng góp nhất định về nền văn hóa, văn nghệ Nam Bộ nói riêng và nền
văn học Việt Nam nói chung tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả.
Về ý nghĩa thực tiễn, thực hiện đề tài góp phần tích cực cho các nhà nghiên cứu,
các giáo viên, sinh viên khi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng,
giúp cho việc nghiên cứu giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng, Trung
học có thêm tài liệu tham khảo, góp phần đóng góp vào quá trình tìm hiểu Nguyễn
Quang Sáng – một nhà văn “Quanh năm suốt tháng chỉ có một mốt duy nhất là áo

bộ đội, bốn túi và những ngón tay vàng khè vì đốt thuốc lá, ông có dáng vẻ cục
mịch của một lão nông dân Nam Bộ thật thà, chất phác. Thế nhưng, những tác


phẩm của ông lại luôn thu hút độc giả bởi những nhân vật rất đặc biệt, đáng yêu và
nồng ấm tình người”.
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề Phong cách
nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ sử
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
2.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhằm tìm ra sự khu biệt giữa đối
tượng nghiên cứu của luận án với các đối tượng văn học khác nhằm thấy được
những nét đặc trưng riêng biệt của đề tài nghiên cứu.
2.2. Phương pháp khảo sát, phân tích hệ thống
Vấn đề phong cách nghệ thuật nhà văn là một vấn đề không mới nhưng chưa được
hệ thống hóa một cách khoa học và hợp lý. Phương pháp nghiên cứu này giúp
chúng tôi nhận diện những biểu hiện thành hệ thống trong các đối tượng riêng lẻ,
để xác định những biểu hiện ấy thành quy luật chung, thành đặc điểm chung phổ
biến của toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng phương pháp này cũng
tạo khả năng triển khai đề tài mạch lạc logic và hợp lý khi phân loại những quy
luật, đặc điểm ấy thành từng bình diện biểu hiện khác nhau của vấn đề nghiên cứu.
2.3. Phương pháp tổng hợp, khái quát
Phương pháp nghiên cứu này là mặt đối lập không tách rời với phương pháp bên
trên. Khi xác định những dấu hiệu thành quy luật xuyên suốt tác phẩm, cần có tư
duy khái quát để hướng tới một cái nhìn toàn diện, và cũng để đánh giá những kế
thừa và những cách tân so với một chỉnh thể đối chiếu khác.
2.4. Phương pháp liên ngành
Văn học nghệ thuật được sinh ra từ hiện thực đời sống và lại quay trở về phục vụ

đời sống. Chúng tôi nghiên cứu đề tài trong mối liên hệ với các vấn đề về con
người và những yếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý thời đại… nhằm làm rõ và hướng tới
lý giải một cách chính xác, khách quan nhất các vấn đề đề tài đặt ra.
3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Thực tế nghiên cứu phạm trù phong cách
Thuật ngữ phong cách (tiếng Anh: Style, tiếng Pháp: Style) bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp cổ (Stylos) và tiếng Latinh(Stylus) – chỉ dụng cụ để viết. Dần dần, nó phát
triển nghĩa, chỉ nét chữ, cách viết rồi đến chỉ bút pháp, văn phong, phong cách.


Mặc dù “không nên thần thánh hóa bản thân những thuật ngữ và những định nghĩa,
không nên cho rằng chúng là chiếc chìa khóa duy nhất để khám phá tất cả những bí
mật của nghệ thuật… chúng chỉ là phương tiện nhận thức những hiện tượng, những
quá trình”; nhưng cho đến ngày nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong
cách. Những định nghĩa này “xòe ra như một cái quạt giữa sự thừa nhận phong
cách là một phạm trù lịch sử – thẩm mỹ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó
như những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ” .
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, với các đại biểu xuất sắc như Platon, Aristote,
khái niệm phong cách đã được nghiên cứu vận dụng. Bước sang thế kỷ XIX, đặc
biệt là thế kỷ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc. Chỉ
ngay ở Liên Xô, Viện sỹ M.B. Khrapchenko trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà
văn và sự phát triển văn học đã thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong
cách. Ngoài ra, còn phải kể đến công trình Phong cách học - lý thuyết về lời nói có
tính chất thơ – Thi học của V.V.Vinôgrađôp; công trình Thi pháp văn học Nga
cổ của D.X.Likhatsep; các công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
văn học,Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực và con người, tập I, II của M.B.
Khrapchenko…
Ở nước ta, tuy muộn màng hơn, nhưng những năm gần đây, các nhà lý luận nghiên
cứu văn học đã dành nhiều công sức tìm hiểu vấn đề phong cách. Từ những sách
công cụ như: Từ điển văn học tập II do Đỗ Đức Hiểu chủ biên; Từ điển thuật ngữ

văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi chủ biên; 150 thuật ngữ
văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn; Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ
biên; Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như
Phương; Lý luận văn học của Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê
Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình; Các công trình khoa học: Dẫn luận
phong cách học, Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, Dẫn
luận thi pháp học của Trần Đình Sử, Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng
dụng của Nguyễn Văn Dân… đến các công trình đi sâu nghiên cứu phong cách tác
giả cụ thể: Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ, Thơ và mấy vấn đề trong thơ
Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức, Nhà văn tư tưởng và phong cách của
Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến, Văn học Việt
Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong Truyện Kiều của Phan Ngọc…
Có thể nhận thấy, qua các công trình nghiên cứu trên, có hai cách nhìn nhận về
phong cách: một từ góc độ ngôn ngữ học, một từ góc độ văn học. Trong đó, mỗi
phạm trù có con đường tiếp cận riêng. Nhận thấy vai trò của việc nghiên cứu


phong cách văn học, DX Likhatsep viết: “Cái gọi là phong cách học văn học” là
kiểu nghiên cứu phong cách duy nhất, thích ứng, phù hợp với những đặc điềm về
chất của đối tượng của nó của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ”.
Nhìn chung, các nhà lý luận và nghiên cứu văn học đều nhấn mạnh cá tính sáng
tạo, độc đáo mang tính thẩm mỹ của nhà văn. Nghiên cứu phong cách, ngoài phong
cách tác giả, người ta còn nghiên cứu phong cách thời đại, phong cách trào lưu,
nghĩa là cái chung, cái tạo nên sự gần gũi nhau của những phong cách cá nhân.
Trở lại khái niệm phong cách, chúng tôi nhất trí với quan niệm cho rằng: “Nói đến
phong cách là nói đến những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có
tính thống nhất và tương đối ổn định, được “lặp đi lặp lại” trong nhiều tác phẩm
của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối
với thế giới và con người“.

3.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Quang Sáng
Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Quang Sáng có một số lượng tác phẩm khá lớn,
nếu chỉ so về số chữ ông không thua các nhà văn nổi tiếng cùng thời như Nguyễn
Khải, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức… Là người miệt mài lao động nghệ thuật,
cộng với năng khiếu văn chương bẩm sinh, Nguyễn Quang Sáng đạt được những
thành công đáng kể trên bước đường văn học của mình và ông luôn “hiện diện
trước dư luận văn học như người của thời sự”.
“Cuộc đời ông giống như một lực điền, hết truyện ngắn, tiểu thuyết lại khai phá
điện ảnh, mảnh đất nào cũng có những vụ mùa tốt tươi”. Nguyễn Quang Sáng sáng
tác ở nhiều thể loại và ở thể loại nào, ông cũng có những thành công riêng, để lại
dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Nguyễn Quang Sáng đã từng có tới bốn tiểu
thuyết, hai truyện vừa, hơn mười tập truyện ngắn và hàng chục kịch bản phim,
trong đó truyện ngắn được xem là phần đặc sắc nhất. Truyện ngắn, tiểu thuyết của
ông luôn rất lôi cuốn bởi thực tế đời sống cuồn cuộn trong từng trang viết, nhiều
chi tiết đắt, giàu kịch tính nhưng vẫn đậm chất trữ tình. Cùng với tiểu thuyết và
truyện ngắn, những kịch bản phim của ông đã góp phần vẽ nên bức tranh sinh động
về Nam Bộ với những con người tràn đầy nhiệt huyết cách mạng của những năm
kháng chiến. Ở thể loại nào, ông cũng nhận được nhiều ý kiến phê bình, đánh giá,
nghiên cứu.
3.2.1. Những nghiên cứu, đánh giá chung về Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng là một tác giả văn học đạt được nhiều thành tựu. Thế nhưng,
lịch sử nghiên cứu về ông còn chưa xứng đáng với những đóng góp của nhà văn.
Cho đến nay, đã có một số tác giả cho xuất bản một số sách chuyên khảo, sách bình


luận nghiên cứu chung về nhà văn Nam Bộ này như Văn học giải phóng miền
Nam của tác giả Phạm Văn Sỹ (1979); Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Sơn
Nam do tác giả Vũ Tiến Quỳnh biên soạn (NXb Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh, TP HCM, 1994); Chân dung và đối thoại của tác giả Trần Đăng Khoa (NXb
Thanh niên, Hà Nội, 1998); Lời ngỏ, Nguyễn Quang Sáng tuyển tập của tác giả

Phan Đắc Lập (Nxb Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, TP HCM, 2000); và gần
đây là trong Nguyễn Quang Sáng tuyển tập của tác giả Phan Đắc Lập (NXb Văn
nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002)… Các tác giả đã bình luận làm rõ những
đóng góp của Nguyễn Quang Sáng đối với nền văn học Nam Bộ nói riêng và văn
học hiện đại Việt Nam nói chung, mà chưa hoặc chỉ mới đề cập sơ lược đến khía
cạnh phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng.
Bên cạnh các sách chuyên khảo, bình luận trên, nghiên cứu về văn nghiệp Nguyễn
Quang Sáng, còn phải kể đến các bài viết đăng tạp chí. Cho đến nay, đã có nhiều
bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng với
những góc độ tiếp cận khác nhau như: Đất nước và con người miền Nam trong
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng của tác giả Nguyễn Nghiệp (Tạp chí Văn
học, số 07, 1969); Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng của tác giả Vân Thanh (Tạp
chí Văn học, số 02, 1975); Nguyễn Quang Sáng – Đường đời đường văn của tác
giả Bùi Việt Thắng (Tạp chí Văn nghệ quân đội, 2000); Những dấu ấn trên bước
đường văn học của tác giả Phan Hoàng; Vài phút với Nguyễn Quang Sáng của
Trần Đăng Khoa (2000); Còn lại tình yêu của tác giả Bùi Việt Thắng (2000).
Năm 1968, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt nhất, tập
truyện ngắn Chiếc lược ngàra đời. Ngay sau đó, Nguyễn Nghiệp đã có một bài viết
đăng trên Tạp chí văn học với nhan đề Đất nước và con người miền Nam
trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Sáng. Trong đó, tác giả đã nêu bật được những
nét đặc sắc của truyện: “Toàn truyện là một bài thơ, trong đó chất hùng ca quyện
chặt với chất trữ tình làm một, cái trữ tình riêng của tác giả lẩn kín trong không khí
tình cảm khách quan của câu chuyện. Có thể nói, Chiếc lược ngàlà một tác phẩm
trong đó có bản lĩnh riêng của Nguyễn Quang Sáng được bộc lộ trên khá nhiều mặt
đặc sắc”.
Cũng với tác phẩm Chiếc lược ngà, bốn năm sau (1972), nhà văn, nhà nghiên cứu
phê bình văn học Ngọc Trai trong bài Đọc Chiếc lược ngà, bên cạnh việc đưa ra
nhận xét, đánh giá, tác giả đã nêu bật thành công của truyện: “Chiếc lược ngà làm
xúc động người đọc, có tác dụng cổ vũ và nâng cao tâm hồn con người. Nguyễn
Quang Sáng là nhà văn ngợi ca, anh ngợi ca không chỉ bằng niềm tin Cách mạng



mà bằng cả sự hiểu biết, bằng những suy nghĩ về con người miền Nam quật cường,
anh dũng”.
Sau thành công của tập truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã cho ra đời
hàng loạt truyện ngắn khác. Và cũng từ đó xuất hiện nhiều ý kiến phê bình khác
nhau. Năm 1976, Phạm Văn Sĩ trong cuốn Văn học giải phóng miền Nam 19541970 đã có cái nhìn khá chính xác về một số vấn đề cơ bản làm nên một phong
cách truyện ngắn khá độc đáo của Nguyễn Quang Sáng: “… Nguyễn Quang Sáng
có thể là người được chú ý hơn hết với những truyện ngắn của anh về cuộc sống
của người Nam Bộ trong chiến tranh. Đó là những bức tranh khác nhau thể hiện
những vẻ đẹp khác nhau của người dân thường, người cán bộ cơ sở, người chiến sĩ
giải phóng. Anh tỏ ra có tài, có tìm tòi trong thể loại truyện ngắn”. Đồng thời, ông
cũng khẳng định giá trị của tập truyện: “Do tính trữ tình trong sáng, nhẹ nhàng của
nghệ thuật diễn tả, do sự đa dạng của tính cách nhân vật và với cả kỹ thuật xây
dựng cốt truyện vừa có tính kịch, vừa có tính thơ, nhất là do cách đề cập và thể
hiện những tư tưởng của thời đại chúng ta mà Chiếc lược ngà đã làm xúc động
người đọc, có tác dụng cổ vũ và nâng cao tâm hồn con người”.
3.2.2. Những nghiên cứu, đánh giá về phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng
Bên cạnh những nghiên cứu, đánh giá chung về các tác phẩm, về sự nghiệp viết
văn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn nhận được rất nhiều những nghiên cứu,
đánh giá về phong cách nghệ thuật nói riêng.
Trong cuốn Phê bình và bình luận văn học, tác giả Trần Hữu Tá song song với việc
có những nhận định khái quát về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: “Nguyễn
Quang Sáng có một phong cách viết truyện ngắn độc đáo. Truyện thường lắm
những tình huống bất ngờ tự nhiên, giàu chi tiết sống động và kì diệu, nhưng hợp
lí, tính kịch rất nổi nhưng cũng đậm chất trữ tình”; còn có những đánh giá cụ thể về
một số nhân vật trong truyện: “Ông ghi lại hình ảnh những người dân Sài Gòn
đánh địch ngoan cường theo kiểu Sài Gòn (Chị Nhung, Sài Gòn dưới những tầng
khói). Ông hào hùng khắc họa hình ảnh những người nông dân đồng bằng sông
Cửu Long như anh Bảy Ngàn quần nhau với giặc, sau mấy lần hụt chết, vẫn ung

dung ngồi bên cạnh một cây tràm bị tên lửa bắn còn nghi ngút khói, hút thuốc, thở
khói phì phào (Một chuyện vui)”.
Năm 1983, Giáo sư Hoàng Như Mai đã có một bài viết cụ thể về Nguyễn Quang
Sáng trên báo Văn nghệ thành phố với tựa đề Nguyễn Quang Sáng, nhà văn của
B2. Trên cơ sở phân tích những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật trong sáng tác của
Nguyễn Quang Sáng, ông nhận định: “Chỗ đặc sắc nhất của Nguyễn Quang Sáng


là tính cách nhân vật… Tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng về
thời chống Mỹ và cả thời chống Pháp, đến nay độc giả vẫn thích chính là giá trị
nhân bản của nó. Qua những nhân vật “một thuở” của Nguyễn Quang Sáng, độc
giả thấy được tính cách muôn thở của người miền Nam, người Nam Bộ”. Cũng
trên tuần báo này, Phùng Quý Nhâm trong bài viết Điều thấy thêm ở truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng đưa ra kết luận: “Khi xây dựng nhân vật, anh ít chú ý khắc
họa nội tâm mà chủ yếu là phân tích tâm lý nhân vật, kiến giải hành động nhân vật
trước các biến cố có tính kịch, tăng tiến theo trôn ốc để quy tụ về điểm cơ bản của
tính cách”.
Điểm chung nhất mà các nhà phê bình, nghiên cứu khẳng định trong phong cách
nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng là chất Nam Bộ được thể hiện qua hệ thống sáng
tác của nhà văn. Không phải kiểu Nam Bộ quê rặt, địa phương tính, văn chương
của Nguyễn Quang Sáng có cái hơi thở đồng bằng, phù sa dòng sông, cái khoáng
đạt, giản đơn của con người miền sông nước. Và quan trọng hơn hết là ông thâu
tóm vào tác phẩm cái hồn cốt Nam Bộ. Có lẽ chính vì lẽ đó mà bạn đọc biết đén
Nguyễn Quang Sáng với tư cách nhà văn đậm sâu một phong cách Nam Bộ. Nhà
văn Nguyễn Kiêm nói: “Tôi rất thích đọc truyện anh Sáng bởi vì trong truyện của
anh Sáng rất giàu hương sắc và phong vị miền Nam với những con người chân
chất, phóng khoáng mà rất nghị lực. Ở một cái nơi mà đất trời rộng, sông nước
mênh mang, những ý tưởng của truyện được toát ra từ đó, vì vậy cho nên là nó tự
nhiên và sinh động ” (Nguyễn Quang Sáng – Nhà văn của đồng bằng Nam Bộ,
Diễn đàn văn học).

Khi viết lời tựa 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, (1989), Trịnh Công Sơn
viết: “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một thực tế có thể chạm đến được và từ đó
có quyền yêu thích hoặc không. Tôi quen anh từ sau ngày đất nước thống nhất,
người ta có thể yêu văn phong người này và khước từ một lối hành văn khác. Tôi là
kẻ yêu loại văn chương tráng lệ. Ở Nguyễn Quang Sáng khó tìm ra cái thủ pháp
đầy quyến rũ của chữ nghĩa. Người ta nói và nhắc lại nhiều lần trên sách báo văn là
người. Trường hợp nay rơi xuống đúng đời văn – đời người Nguyễn Quang Sáng.
Nói như thế nào, nghĩ như thế nào và sống như thế nào thì viết như thế ấy. Mặc dù,
phải xa đến nhiều năm dòng sông Cửu Long mạnh mẽ, đỏ rực phù sa, nhưng trong
văn chương của anh vẫn là văn chương của kẻ tha thẩn trên những dòng sông Nam
Bộ”.
Về đặc điểm Nam Bộ trong văn chương Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Hữu Thỉnh
nhận xét: “Văn chương của Nguyễn Quang Sáng là một thứ văn chương hồn hậu
mang được hơi thở, phong cách, khẩu khí, phong độ của người dân Nam Bộ rất rõ,


và dường như tất cả cái không khí, cuộc sống của người Nam Bộ, cái quang cảnh
của vùng đất Nam Bộ thấm vào Nguyễn Quang Sáng từ rất nhỏ, do đó tôi cảm thấy
anh làm văn không hề có cái cầu kì không hề khó đọc. Đọc văn của anh, ta cảm
thấy như là tiếp xúc với cuộc đời thật, với hơi thở cuộc sống thật, với từng con
người mà mình đã gặp ở đâu đó, theo tôi, đây là một nét đặc sắc của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng” (Nguyễn Quang Sáng – Nhà văn của đồng bằng Nam Bộ,
Diễn đàn văn học).
Nhà văn Xuân Thiều nhận xét: “Nguyễn Quang Sáng có cái chất giản dị mà cái
giản dị đó tôi nghĩ chính nó tạo ra cái nguồn văn của anh ấy. Cái sự giản dị, sống
chan hòa với mọi người, cũng các tập truyện của anh ấy tôi bắt gặp những câu
chuyện bình thường không phải là những chuyện ghê gớm… Đó chính là chất khác
thường trong Nguyễn Quang Sáng” (Nguyễn Quang Sáng – Nhà văn của đồng
bằng Nam Bộ, Diễn đàn văn học).
Trong bài viết Còn lại tình yêu, (2000), tác giả Bùi Việt Thắng nhận định về truyện

ngắn Nguyễn Quang Sáng: “Cái chất Nam Bộ thể hiện rõ trong văn của ông, nó
được thể hiện bằng một lối viết phóng khoáng thể hiện qua từng lời nói nhân vật,
chất Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng còn là cái tình của nhà văn
đối với quê hương” [ ].
Khi trình bày những suy nghĩ của mình trong bài Vài phút với Nguyễn Quang
Sáng, (2000), nhà văn Trần Đăng Khoa kết luận: “Trong hơi văn của Nguyễn
Quang Sáng nó sục lên mùi vị của sông nước Tháp Mười, cả cái chất đậm đặc
không thể trộn lẫn”.
Vân Thanh viết bài Truyện ngắn Nguyễn Sáng, cho rằng “… Nguyễn Sáng vốn là
cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên có thể xảy ra, đóng vai trò chất xúc tác
thực sự, đẩy các tình huống phát triển, truyện ngắn Nguyễn Sáng tuy đậm tính kịch
nhưng vẫn mang nhiều chất trữ tình. Truyện ngắn của anh đi vào từng mảng nhỏ
của đời sống, làm cho ta thấy sự kết hợp của chất anh hùng cao cả và chất thơ
trong trẻo, đơn giản…”.
Đặc biệt năm 2001, để ghi nhận những đóng góp của nhà văn, Nhà xuất bản Văn
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản Nguyễn Quang Sáng tuyển tập. Cuốn sách
là công trình tập hợp khá đầy đủ các truyện ngắn đặc sắc và tiểu thuyết của nhà
văn. Khi viết lời tựa cho tập sách, Phan Đắc Lập nhận xét: “Dù viết về đề tài chiến
tranh hay chuyện đời thường, phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đều
hấp dẫn. Sự hấp dẫn do nhiều yếu tố: chủ đề, bố cục, chi tiết… nhưng trước hết tác
phẩm của anh là giàu kịch tính”.


Có thể nói, lâu nay các nhà nghiên cứu văn học đã dành nhiều tâm huyết cho
những sáng tác có giá trị của Nguyễn Quang Sáng, nhưng những công trình coi
phong cách Nguyễn Quang Sáng là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt lại
chưa được chú trọng. Về phong cách nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đã có một số
khóa luận, luận văn đề cập đến thế giới nhân vật hoặc xung đột nghệ thuật, hoặc
đặc điểm thi pháp, hoặc phong cách truyện ngắn của ông. Chẳng hạn: Khóa
luận Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng của tác giả Lê Thị

Hiền (2007); Luận vănXung đột nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng của tác giả Nguyễn Văn Lịch (2008); Luận văn Phong cách truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng của tác giả Trần Thị Thuý Kiều (2008), Luận vănĐặc điểm
thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sángcủa tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2010);
Luận vănPhong cách truyện ngắn Nguyễn Quang Sángcủa tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Châu (2011).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Quang Sáng khá phong phú,
những nhận xét, đánh giá đã nêu lên những nét ổn định trong sáng tác Nguyễn
Quang Sáng. Trên phương diện nghiên cứu phong cách tác giả, chúng tôi nhận thấy
các nhà nghiên cứu phê bình văn học đều ít nhiều nhận thấy nét nổi trội thể hiện
phong cách nghệ thuật nhà văn. Bên cạnh đó, các tác giả đều đánh gái được những
thành tựu cũng như đưa ra nhiều ý kiến gợimở có tác dụng đối với bất cứ ai quan
tâm đến vấn đề này. Đa số những bài nghiên cứu, phê bình đều khẳng định vai trò,
vị trí, cũng như những đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong tiến
trình phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong nền văn học
cách mạng miền Nam giai đoạn 1945-1975. Trong đó có nhiều bài viết, bài phê
bình đã tập trung đi sâu tìm hiểu một số đặc điểm phong cách nổi bật của Nguyễn
Quang Sáng như giàu chất trữ tình, xung đột tình huống bất ngờ, ngôn ngữ tự
nhiên, đặc sắc trong lựa chọn chi tiết, linh hoạt trong kiến tạo cốt truyện, nhiều rẽ
ngoặt bất ngờ, lôi cuốn, kịch tính cao nhưng cũng đậm maù sắc trữ tình… Tuy
được đánh giá cao song vẫn chưa có một công trình dài hơi nào về Nguyễn Quang
Sáng để tìm hiểu cũng như đánh giá thỏa đáng về văn nghiệp của ông. Nguyễn
Quang Sáng vẫn chỉ mới được xem như là một tác giả, một người cầm bút có
những tác phẩm gây được sự chú ý và được đánh giá cao.
Thêm nưa, hầu hết những bài phê bình, nghiên cứu chưa đi vào khảo sát phân loại
và tìm hiểu thấu đáo cặn kẽ phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng như một
hệ thống hoàn chỉnh thống nhất. Đa số những tác giả ấy mới đi vào đánh giá bề
mặt, bề nổi các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, hoặc mới chỉ là những nhận xét
lẻ tẻ, ở dạng khái quát, chưa thành hệ thống với những lý giải đem đến độ tin cậy



cao, chưa có một bài viết, phê bình, nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống đặc
điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng. Chúng tôi coi đây như là một
điều lý thú còn bỏ ngỏ và nghĩ rằng, Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn lớn, sừng
sững đứng trên cánh đồng văn chương hiện đại nước nhà, rất xứng đáng được dành
một đề tài chuyên biệt để nghiên cứu phong cách nghệ thuật của ông.Luận án của
chúng tôi là một công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu phong cách nghệ thuật
Nguyễn Quang Sáng. Từ những nhận định có tính khái quát của các công trình
nghiên cứu về ông, chúng tôi tiếp tục phát hiện, lựa chọn những phương diện cơ
bản, nhìn nhận có hệ thống, nghiên cứu tìm hiểu khẳng định phong cách nghệ thuật
Nguyễn Quang Sáng.
4. KẾT LUẬN
4.1. Với hơn 50 năm cầm bút lao động sáng tạo nghệ thuật miệt mài, Nguyễn
Quang Sáng đã để lại cho nền văn học Việt Nam một “món quà tinh thần” to lớn.
Vượt lên chết chóc, khắc nghiệt của chiến tranh để tìm được ý nghĩa tồn tại bằng
sự cao quý của văn chương, Nguyễn Quang Sáng đã trở thành tấm gương sáng về
nhân cách sống và nghị lực sống. Đóng góp lớn của Nguyễn Quang Sáng cho văn
học Việt Nam là nhà văn đã ca ngợi những con người bình dị và anh hùng mang
đậm tính sử thi cũng như cảm thông cho những phận người nhỏ nhoi cả trong và
sau cuộc chiến. Nhà văn viết về những điều đó bằng tất cả sự ngưỡng mộ và cảm
thông sâu sắc. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng không nằm ngoài
“quỹ đạo” của đặc điểm nghệ thuật đó. Cái tâm trong sáng, nhân cách cao đẹp hòa
với niềm đam mê sáng tác là cội nguồn cho thành công trong văn nghiệp của
Nguyễn Quang Sáng.
4.2.Phong cách là chỗ độc đáo của nhà văn cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Không
phải nhà văn nào cũng có phong cách mà chỉ những nhà văn ưu tú mới tạo cho
mình một lối đi riêng và vững vàng trên lối đi ấy. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật
của mỗi nhà văn là giúp cho người tiếp nhận, khám phá đặc trưng thẩm mĩ của văn
học nghệ thuật. Bởi nghệ thuật là sáng tạo và là lĩnh vực không có sự lặp lại mang
tính nguyên bản. Nguyễn Quang Sáng đã có những “bước” tiên phong và đồng

hành cùng với bao nhà văn tên tuổi khác là nhờ sự phấn đấu đó.Dẫu biết rằng tên
tuổi Nguyễn Quang Sáng đã được khẳng định từ lâu: nhà văn đậm chất Nam Bộ.
Bây giờ chúng ta có điều kiện để hiểu rõ hơn về toàn bộ văn nghiệp của ông. Trong
văn nghiệp đó, chắc chắn truyện ngắn là phần đóng góp quan trọng nhất, có giá trị
nhất của Nguyễn Quang Sáng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Và tuyển
tập Văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể thiếu Nguyễn Quang Sáng bên cạnh
các cây bút của dòng văn học sử thi như Anh Đức, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hoài Anh, Lý luận – Phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975,
NXB Hội nhà văn, 2009.
2. Vũ Tuấn Anh, Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
3. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, những vấn đề lịch sử
và lý luận, NXB Giáo dục, 1998.
4. Cao Huy Khanh, Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam (1955 – 1969); Tuần báo
Khởi hành , số 74, năm 1970.
5. Phan Đắc Lập (2000), Lời ngỏ, Nguyễn Quang Sáng tuyển tập, Nxb Văn nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
6. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội,
1983.
7. Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1985.
8. Nguyễn Nghiệp (1969), “Đất nước và con người miền Nam trong “Chiếc lược
ngà” của Nguyễn Quang Sáng”,Tạp chí Văn học.



×